Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

TLBG de tu luyen 15 2016 moon vn học để khẳng định mình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.62 KB, 3 trang )

Khóa học Luyện thi quốc gia PEN-I: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Group Tài Liệu Ôn Thi Facebook: Chương Dương

ĐỀ SỐ 15
Giáo viên: PHẠM HỮU CƯỜNG
Đây là đề thi tự luyện số 15 thuộc khóa học Luyện thi quốc gia PEN-I: môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) tại
website Hocmai.vn. Để sử dụng hiệu quả, Bạn nên tự mình làm trước các câu hỏi trong đề, sau đó xem bài giảng để
đối chiếu đáp án.
Tài liệu và bài giảng này được copy và share bởi Group Tài Liệu Ôn Thi nghiêm cấm buôn bán dưới mọi hình thức.

PHẦN I: ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Một đảo nhỏ xa xôi ngoài biển rộng
Vẫn tiếng "làng” tiếng "nước” của riêng ta
Tiếng chẳng mất khi Loa thành đã mất
Nàng Mỵ Châu quỳ xuống lạy cha già.
Tiếng thao thức lòng trai ôm ngọc sáng
Dưới cát vùi sóng dập chẳng hề nguôi
Tiếng tủi cực kẻ ăn cầu ngủ quán
Thành Nguyễn Du vằng vặc nỗi thương đời.
Admin: Chương Dương

Group Tài Liệu Ôn Thi
Trái đất rộng giàu sang bao thứ tiếng
Cao quý thâm trầm rực rỡ vui tươi
Tiếng Việt rung rinh nhịp đập trái tim người
Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.
Buồm lộng sóng xô, mai về trúc nhớ
Phá cũi lồng vời vợi cánh chim bay
Tiếng nghẹn ngào như đời mẹ đắng cay
Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt.
Mỗi sớm dậy nghe bốn bề thân thiết


Người qua đường chung tiếng Việt cùng tôi

Như vị muối chung lòng biển mặn
Như dòng sông thương mến chảy muôn đời.
(“Tiếng Việt” – Lưu Quang Vũ)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Trong văn bản, tác giả chủ yếu sử dụng phương thức biểu
đạt nào? (0,50 điểm)
Câu 2. Nêu hiệu quả biểu đạt của biện pháp tu từ được sử dụng ở hai dòng thơ: “ Tiếng Việt rung rinh nhịp đập
trái tim người / Như tiếng sáo như dây đàn máu nhỏ.” (0,25 điểm)
Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 1-


Khóa học Luyện thi quốc gia PEN-I: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường)

Group Tài Liệu Ôn Thi Facebook: Chương Dương

Câu 3. Nêu nội dung chính của văn bản trên (0,50 điểm)
Câu 4. Anh/Chị hãy viết khoảng 5-7 dòng thể hiện suy nghĩ của mình về ý nghĩa của 4 dòng thơ cuối. (0,25
điểm)
Đọc văn bản sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Hàng loạt clip học trò đánh nhau tung lên mạng trong thời gian qua giúp "vỡ lẽ" phần nào thực trạng
bạo lực học đường đang diễn ra hiện nay. Qua các clip, không chỉ thấy hành vi ra đòn, đánh nhau của học trò
mà còn lộ ra một thực tế nhức nhối và đáng ngại đó là thái độ nhởn nhơ, vô cảm của những học trò khác.
Quanh các vụ đánh nhau, hỗn chiến tuổi học đường, không thiếu những cô cậu học trò trong "tà áo trắng tinh
khôi" đứng xung quanh hét hò, cổ vũ. Nhiều học trò còn tranh thủ làm duyên, tạo dáng khi những chiếc điện
thoại chĩa vào để chụp, quay lại hiện trường.

Y như các em đang dự một lễ hội hay tham gia một hoạt động ngoại khóa vui chơi, giải trí nào đó chứ không
phải đứng trước tình cảnh bạn bè mình đánh nhau.
Các em tưởng rằng mình đang đứng ngoài bạo lực nhưng thật ra đang hòa mình, đang đồng thuận và đang hả
hê với bạo lực!
Có thể nói hiện nay, bạo lực học đường là biểu hiện sự tụt dốc của đạo đức, của lòng nhân ái. Nhưng thái độ
vô cảm đến mức nhởn nhơ, cổ vũ bạo lực mới là sự tụt dốc về nhân cách đáng sợ nhất. Thái độ đó chính là
mầm mống nuôi dưỡng của bạo lực.
Theo một khảo sát của Bộ Giáo dục và Đào tạo, với gần 5000 học sinh (HS) bậc THCS và THPT cho thấy, khi
chứng kiến bạo lực học đường chỉ khoảng 17,8% số HS chọn cách can ngăn. Còn cách hành xử an toàn nhất là
bỏ đi nơi khác (gần 31%), các hành vi thờ ơ như đứng xem chiếm khoảng 22,6%, tiếp đó là đứng để quay phim,
chụp ảnh và cả hô hào, cỗ vũ…
Như vậy, điều nguy hiểm của nạn bạo lực học đường không chỉ là việc học trò lao vào đánh nhau mà đáng sợ
hơn là thái độ nhởn nhơ trước vấn đề này, xem đó là chuyện… bình thường. Các em gần như cho rằng bạo lực
ở trường là… bình thường, cho đó là điều hiển nhiên nên có thái độ rất dửng dưng.
Sự dửng dưng, thờ ơ của các em HS trước nạn bạo lực học đường âu cũng chỉ là biểu hiện của sự bàng quan
của gia đình, nhà trường và cả xã hội. Điều được “các bên” chú trọng nhiều nhất là chia phần “nguyên nhân”
cho nhau, trong khi mỗi bên chưa thật sự làm hết vai trò của mình. Bạo lực học đường - biểu hiển đạo đức
đáng ngại của học trò - lại đang ở trong thế “cha chung không ai khóc”.
“Tiên học lễ, hậu học văn” khẩu hiệu giăng khắp các trường học nhưng thực tế việc học làm người, đạo đức, lễ
nghi cho trẻ đang bị xem nhẹ. Mọi mục tiêu, hiệu quả giáo dục vẫn tập trung cho việc nhồi nhét kiến thức, cho
thi cử.
Năm này qua năm khác, phía trường học thay vì có những giải pháp mang tính giáo dục bền vững, vẫn chỉ
quanh quẩn chờ bạo lực xảy ra thì xử lý luật, đến mức HS đã “nhờn thuốc”. Nhà trường bận bịu với nhiều vấn
đề được xem là cần kíp như thành tích học sinh giỏi, tỷ lệ học sinh đỗ vào trường này trường nọ, kết quả thi
đua...
Phương án đối với vấn nạn bạo lực học đường hiện nay dường như vẫn chỉ là: tiếp tục cảnh báo! Và đây chẳng
khác nào đang nuôi dưỡng sự vô cảm trong giới trẻ - dường như các em sẽ ngày càng quen, càng tỉnh bơ và
thích thú với bạo lực.
Câu 5. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Trong văn bản, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác
lập luận nào? (0,50 điểm)

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt

Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 2-


Khóa học Luyện thi quốc gia PEN-I: Môn Ngữ văn (Thầy Phạm Hữu Cường) Group Tài Liệu Ôn Thi Facebook: Chương Dương

Câu 6. Theo tác giả, những nguyên nhân nào đã khiến học sinh dửng dưng, thờ ơ trước bạo lực học đường?
(0,25 điểm)
Câu 7. Nội dung chính của văn bản trên là gì?(0,50 điểm)
Câu 8. Anh/Chị hãy nêu ít nhất 02 biện pháp để hạn chế bạo lực học đường theo quan điểm riêng của mình. Trả
lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,25 điểm)
PHẦN 2: LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu II (3,0 điểm):
Nhà văn Nam Cao từng viết, đại ý: Khi có thể tìm bạn được, thì không nên gây kẻ thù. Nhưng Thủ
tướng Anh Winston Churchill thì khẳng định: “Không có bạn bè vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích
quốc gia mới là vĩnh viễn.”
Anh/ chị hãy viết bài văn khoảng 600 từ, trình bày suy nghĩ của mình về những ý kiến trên.
Câu III (4,0 điểm):
Về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi , có ý kiến cho
rằng: Vẻ đẹp nổi bật của nhân vật là tình cảm thắm thiết đối với gia đình. Lại có ý kiến nhấn mạnh: Nhân vật
Việt là hiện thân cho phẩm chất anh hùng cách mạng của con người Việt nam thời kỳ chống Mỹ cứu nước.
Từ cảm nhận về nhân vật trong đoạn trích tác phẩm, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

Giáo viên: Phạm Hữu Cường
Nguồn: Hocmai

Hocmai.vn– Ngôi trường chung của học trò Việt


Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12

- Trang | 3-



×