Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

phương pháp nghiên cứu khoa hoạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.08 KB, 5 trang )

BẢNG HỎI
1.

Khái niệm bảng hỏi

Bảng hỏi là hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên tắc: tâm lý,
logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện
được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và
người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu
của đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
Thông thường, lập một bảng hỏi phải tính đến 2 yêu cầu sau: Phải đáp ứng được
mục tiêu của cuộc điều tra và phải phù hợp với trình độ và tâm lý người được hỏi.
2.

Các dạng câu hỏi và cách sử dụng




Căn cứ vào hình thức trình bày câu hỏi, có thể phân thành 3 loại (đóng
– mở – kết hợp)
Câu hỏi đóng: là câu hỏi đã có sẵn phương án trả lời.
- Câu hỏi đóng lựa chọn: người được hỏi chỉ được chọn 1 phương án
khi trả lời.
Câu hỏi đóng tùy chọn: Người được hỏi có thể lựa chọn nhiều
phương án khi trả lời. Cách khác: câu hỏi đóng có thể chia thành
+Loại 1: Câu hỏi lưỡng cực (Có – Không)
+Loại 2: Câu hỏi cường độ (thứ bậc): để tránh thiên lệch, người ta
đặt ra nhiều khả năng theo cường độ của hiện tượng hoặc ý kiến,
người trả lời được lựa chọn theo những mức độ khác nhau. (Loại câu
hỏi này thường đưa ra số khả năng lựa chọn 3 hoặc 5 xoay quanh câu


trả lời trung bình)
Câu hỏi mở: là câu hỏi không có sẵn phương án trả lời, người trả lời có thể
tự đưa ra những ý kiến phù hợp nhất của bản thân để điền vào bảng hỏi.
Câu hỏi mở thường được dùng
- Lúc bắt đầu nghiên cứu để từ đó quyết định đưa ra loại câu hỏi nào
cho phù hợp cũng như xác định nội dung cần nghiên cứu.
- Dùng câu hỏi mở để tăng tính tích cực của người trả lời: Dùng để cho
cuộc phỏng vấn được tự nhiên, dùng để lái đến thông tin cần thu thập.
- Dùng để chuẩn đoán, kiểm tra nhận thức của người trả lời: Chuẩn
đoán động cơ, lý do xử xự, những lo lắng cá nhân, những vấn đề tồn
tại, mong muốn, nguyện vọng…
Ưu điểm của câu hỏi mở
- Thu được những thông tin có tính chất bề sâu như: tâm tư, nguyện
vọng, tình cảm, động cơ, quan điểm…


-

Thông tin thu được có độ tin cậy, chính xác, khách quan hơn so với
câu hỏi đóng.

Nhược điểm chính của câu hỏi mở:
Khó khăn về thu thông tin. Người trả lời buộc phải suy nghĩ mới trả
lời được.
- Khó khăn cho vấn đề xử lý thông tin: Như phân loại các thông tin,
người tổng hợp không nhất trí được với nhau. Khó khăn về thời gian
và kinh phí: không thể sử dụng nhiều người cùng tổng hợp được, nếu
nhiều người phải cùng nhau làm để thống nhất các mã.
Câu hỏi kết hợp: Kết hợp giữa câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Loại này được
sử dụng vì không tìm được hết phương án diễn đạt theo câu hỏi đóng, mà

cần người trả lời diễn đạt thêm.
-



Căn cứ theo công dụng của các câu hỏi, có thể chia làm 2 loại: Câu hỏi nội
dung và câu hỏi chức năng.



-

-

Câu hỏi nội dung: Tìm ra những vấn đề cần nghiên cứu (có 3 loại: Sự kiện
– tri thức – thái độ, quan điểm, động cơ)
Câu hỏi sự kiện: Là những câu hỏi về thân thế, nghề nghiệp, lứa tuổi,
giới tính, thành phần gia đình, địa vị xã hội, sụ việc… (Đây là những câu
hỏi sử dụng trong lúc bắt đầu để hỏi, để làm quen, hoặc tạm nghỉ giữa
các câu hỏi về ý kiến và động cơ. Thông tin thu được từ những câu hỏi
này có độ tin cậy cao, vì thế thường dùng để thực hiện chức năng bổ sung
và kiểm tra chất lượng)
Câu hỏi tri thức: nhằm xác định xem người được hỏi có nắm vững về
một vấn đề gì không? Hoặc đánh giá trình độ hiểu biết về vấn đề nêu ra.
Câu hỏi thái độ, quan điểm, động cơ: Nhằm thu thập thông tin về ý kiến,
thái độ cũng như cường độ các quan điểm của người trả lời về vấn đề nêu
ra.
Câu hỏi chức năng:
Câu hỏi tâm lý: (không nên dùng để hỏi về nhân khẩu học – là những câu
hỏi không có liên quan rõ ràng đến nội dung, gạt bỏ những nghi ngờ có thể

nảy sinh, giảm bớt sự căng thẳng, hoặc chuyển từ chủ đề này sang chủ đề
khác…
Câu hỏi kiểm tra: Kiểm tra lại độ tin cậy của các thông tin từ các câu hỏi
trả lời trước đó


3.

Câu hỏi lọc: Kiểm tra xem đối tượng có thuộc nhóm cần trả lời những câu
hỏi tiếp theo không? 8

Những yêu cầu khi thiết kế
a)

Có phần mở đầu và kết thúc

Một lá thư giới thiệu hay ít nhất là một lời giới thiệu ngắn gọn về mục đích
của cuộc khảo sát, tầm quan trọng của người trả lời hay thông tin đơn vị tiến
hành khảo sát sẽ tạo được sự hưởng ứng hơn từ phía đáp viên. Việc cảm ơn
đáp viên cũng là một việc rất quan trọng sau khi kết thúc cuộc điều tra. Nó
tăng cường khả năng hợp tác, hỗ trợ từ họ cho những lần khảo sát sau.
b) Sử dụng các câu văn ngắn gọn và đơn giản
Việc sử dụng các câu văn ngắn gọn, đơn giản sẽ tránh gây bối rối, mơ hồ cho
người trả lời. Theo quy tắc, các câu văn nên bao gồm một hoặc hai mệnh đề,
ba mệnh đề trở lên sẽ gây khó hiểu. Cũng đừng sử dụng tục ngữ, thành ngữ
hay từ ngữ chuyên môn.
c) Không hỏi những câu thừa
Khác với việc phỏng vấn trực tiếp, bảng câu hỏi khảo sát không cần mang
tính chất xã giao, làm quen. Câu hỏi với nội dung tương tự một vấn đề trước
đó đã được hỏi chỉ làm cho bảng câu hỏi dài thêm và làm giảm hứng thú trả

lời của người được khảo sát.
Nếu công ty bạn sản xuất loại nước ngọt A, đừng hỏi "Bạn thích uống loại
nước giải khát nào nhất?" mà hãy hỏi trực tiếp "Bạn thích uống loại nước
nào nhất trong 4 loại sau A, B, C,D?". Khảo sát thật kĩ về một việc nhỏ sẽ
làm cho vấn đề chủ chốt của cuộc khảo sát được rõ ràng hơn.
d)

Khéo léo với những câu hỏi nhạy cảm

Rất khó đạt được sự chính xác từ các câu trả lời đối với câu hỏi loại này. Vì
vậy phải thật khéo léo khi đưa ra câu hỏi.
Ví dụ, câu hỏi "Bạn có kì thị người đồng tính không?" sẽ rất khó thu được
câu trả lời chân thành. Vì vậy hãy tiếp cận đáp viên bằng một câu hỏi mang
tính gián tiếp hơn. Một là, cách tiếp cận ngẫu nhiên: "Nhân tiện, cho hỏi bạn
có kì thị người đồng tính không?" có thể dùng như một phần cuối của một


câu hỏi mồi khác. Hai là, sử dụng như một đáp án trong câu hỏi có nhiều
phươn án lựa chọn. Ba là, phương pháp cào bằng: "Có rất nhiều người tỏ
thái độ kì thị người đồng tính, bạn có phải là một trong số đó?". Bốn là,
phương pháp đánh giá thông qua người khác để biết thái độ đáp viên: "Một
số người kì thị người đồng tính, bạn đánh giá như thế nào về thái độ này?"
Vì vậy chỉ cần biến hóa một chút bạn có thể khiến đáp viên thoải mái hơn
khi trả lời cũng như làm tăng độ trung thực cho câu trả lời của họ.
e) Độ dài của bảng câu hỏi
Không có một thống nhất chung về độ dài tối ưu của bảng câu hỏi khảo sát.
Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mục tiêu nghiên cứu, đối tượng cần
nghiên cứu, thời gian nghiên cứu... nhưng đa phần người trả lời thường thiếu
tập trung đối với những bảng khảo sát quá dài. Cho nên hãy cố gắng không
hỏi những câu thừa hay diễn đạt dài dòng.

f)

Sắp xếp các câu hỏi hợp lý

Thứ tự các câu hỏi cũng rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến tính logic của
các câu trả lời và nó cũng thể hiện sự khéo léo của người thiết kế nhằm phát
hiện người trả lời có trung thực hay không. Chẳng hạn, câu hỏi "Bạn thích
uống loại café nào nhất trong các loại sau?" không thể được đặt trước câu:
"Bạn có uống café không?" được.
Thông thường bố cục một bảng câu hỏi thường bao gồm 5 phần như sau:
-Phần mở đầu: Giải thích lý do, có tác dụng gây thiện cảm để tạo nên sự hợp
tác của người trả lời lúc bắt đầu buổi phỏng vấn.
-Phần gạn lọc (Câu hỏi định tính): Có tác dụng xác định và gạn lọc đối
tượng được phỏng vấn.
-Phần khởi động (Hâm nóng): Có tác dụng gợi nhớ để tập trung vào chủ đề
mà bảng câu hỏi đang hướng tới.
-Phần chính (Câu hỏi đặc thù): Có tác dụng làm rõ nội dung cần nghiên cứu,
cần nhấn trọng tâm.


Phần kết thúc (Câu hỏi phụ): Có tác dụng thu thập thêm thông tin về đặc
điểm nhân khẩu học người trả lời (Tuổi tác, nghề nghiệp...)
Trong đó, cần lưu ý vài điểm như sau:
-Đi từ tổng quát đến chi tiết
-Đi từ dễ đến khó
-Đi từ hiện thực tới trừu tượng
-Bắt đầu với các câu hỏi đóng
-Bắt đầu với những câu hỏi liên quan đến chủ đề chính
-Không bắt đầu với những câu hỏi về nhân khẩu và cá nhân
4.


Ý nghĩa của bảng câu hỏi
-

-

-

Giúp chúng ta tổng hợp nội dung, thông tin một cách khách quan , đầy đủ ,
chính xác và logic nhất.
Bảng hỏi là công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm. Nó là sự thể
hiện bên ngoài của chương trình nghiên cứu.
Bảng hỏi được coi là phương tiện để lưu giữ thông tin: Thông tin cá biệt
được ghi nhận trên bảng hỏi, vì vậy bảng hỏi là cơ sở vật chất cho sự tồn
tại của thông tin. Thông tin được lưu giữ có thể được sử dụng cho những
lần khác trong các nghiên cứu sau này.
Bảng hỏi là chiếc cầu nối giữa người nghiên cứu và người trả lời. Một mặt,
chịu sự tác động của người nghiên cứu khi đưa các vấn đề, các mục tiêu
nghiên cứu vào. Mặt khác, nó cũng chịu ảnh hưởng của người trả lời (làm
sao để câu trả lời khách quan)
Việc thu thập thông tin, nếu không sử dụng bảng hỏi sẽ trở nên tùy tiện,
không có trật tự, thiếu nội dung thống nhất, hoặc sẽ làm thông tin thu được
không ăn khớp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu.



×