Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giải bài 1,2,3 trang 137 SGK Sinh 7: Chim bồ câu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.23 KB, 2 trang )

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3 trang 137 SGK Sinh 7: Chim bồ câu – Lớp chim.

A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Chim bồ câu
Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt, có cấu tạo ngoài thích nghi với đời sống bay, thể hiện ở những đặc
điểm sau: thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp; hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc; chi
trước biến đổi thành cánh; chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước, một ngón sau.
Tuyến phao câu tiết dịch nhờn. Chim bồ câu có kiểu bay vỗ cánh.
Bài trước:Giải bài 1,2 trang 133 SGK Sinh 7: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 137 Sinh Học lớp 7: Chim bồ câu
Bài 1: (trang 137 SGK Sinh 7)
Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Chim bồ câu trống có cơ quan giao cấu tạm thời (do xoang huyệt các lộn ra), thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/1
lứa, trứng có vỏ đá vôi. Trứng thì được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu, được nuôi bằng sữa
diều của chim bố mẹ.
Bài 2: (trang 137 SGK Sinh 7)
Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Thân hình thoi (giảm sức cản không khí khi bay), chi trước biến thành cánh (quạt gió, cản không khí khi
hạ cánh), lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng (giúp cho cánh chim khi dang ra tạo nên một
diện tích rộng), mỏ sừng (làm cho đầu nhẹ).
Bài 3: (trang 137 SGK Sinh 7)
So sánh kiểu bay vỗ cánh và kiểu bay lượn.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Kiểu bay vỗ cánh (bồ câu)

Kiểu bay lượn (hải âu)

Đập cánh liên tục


Cánh đập chậm rãi, không liên tục, cánh dang rộng mà không
đập

Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và
vỗ cánh
sự thay đổi luồng gió


Bài tiếp theo: Giải bài 1,2 trang 142 SGK Sinh 7: Cấu tạo trong của chim bồ câu



×