Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Quan hệ trung hàn từ 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.52 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- KHOA LỊCH SỬ-

Quan Hệ Trung – Hàn
Từ 1945 Đến Nay
GVHD: Nguyễn Minh Mẫn
Danh sách thành viên nhóm:
1. Phạm Thị Thùy Dung – K40.608.012
2. Nguyễn Thị Ngọc Diễm - K40.608.010
3. Trần Thảo Ngân - K40.608….
4 Đinh Phương Thùy - K40.608.099
5. Lê Thị Thùy Trang - K40.608.105

Nhóm 2 – Quốc Tế Học 2A| Quan Hệ Quốc Tế Ở Đông Bắc Á Từ Sau Chiến Tranh Thế
Giới Thứ Hai Đến Nay | April 9, 2016


I. Khái Quát về 2 quốc gia sau 1945.
1. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Sau khi đánh tan Phát Xít Nhật và dẹp tan nhiều cuộc nội chiến, năm 1949 thành
lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên
thế giới, với số dân trên 1,35 tỷ người và là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ nhì
trên thế giới.
Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung
ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh.
Từ sau năm 1945 cho đến nay, Trung Quốc chủ trương mở rộng quan hệ ngoại giao
với trên 150 quốc gia, nuôi nấng tham vọng làm bá chủ thế giới với nhiều cuộc bành
trướng xâm lăng trong đó có Việt Nam.

2. ĐẠI HÀN DÂN QUỐC ( HÀN QUỐC)


Năm 1945, bị chia cắt thành hai miền. Liên bang Xô viết chiếm đóng miền bắc cho
đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về nam.
Ngày 10 tháng 5 năm 1948, tiến hành tổng tuyển cử đầu tiên. Điều này dẫn tới việc
thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam, Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc và Đại Hàn Dân Quốc ở phía nam, mỗi bên đều
tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp.
Điều này dẫn tới việc thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam,
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc và Đại Hàn Dân Quốc ở phía
nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp.
Sau khi tự trị riêng biệt, Hàn Quốc tập trung vào phát triển kinh tế, ổn định tình
hình chính trị trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, mở rộng quan hệ ngoại giao với
nhiều quốc gia và có chiều hướng thân Mỹ.

II. Quan Hệ Trung – Hàn trên phương diện tổng quát.
Sáu mươi năm trước Hàn Quốc ở bên kia chiến tuyến với Trung Quốc: 137.899 binh
sĩ Hàn Quốc tử trận so với 114.000 người tử trận bên phía Trung Quốc. Ấy thế mà
ngày nay kim ngạch buôn bán giữa hai nước này đã lên đến 186,1 tỉ USD (năm 2008)

PAGE 1


(4), trong đó Hàn Quốc xuất siêu sang Trung Quốc đến 32,5 tỉ USD (Tân Hoa xã
ngày 14-1-2010).
Quan hệ quốc tế giữa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc và Hàn Quốc đã được
chính thức thành lập vào ngày 24 tháng 8, năm 1992. Trong suốt những năm 1950,
60, 70, và 80 của Trung Quốc chỉ được công nhận bởi Bắc Triều Tiên trong khi Hàn
Quốc ngược lại chỉ công nhận Cộng hòa của Trung Quốc tại Đài Loan. Trong những
năm gần đây Trung Quốc và Hàn Quốc đã nỗ lực để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến
lược và hợp tác của họ.
Theo BBC World Service Poll năm 2014, 40% người Trung Quốc xem ảnh hưởng

của Hàn Quốc tích cực, và với 32 % thấy ảnh hưởng của Hàn Quốc tiêu cực. Và
người Hàn Quốc xem ảnh hưởng của Trung Quốc với 32% tích cực, 56% tiêu cực.
Trong thời kỳ chiến tranh lạnh Hàn Quốc không có bất kỳ một quan hệ nào vơí
Trung Quốc vì sự khác biệt ý thức hệ và vấn đề ủng hộ Triều Tiên. Tuy nhiên, khi
nền kinh tế của Hàn Quốc lớn mạnh lên, Trung Quốc đã nhìn thấy những lợi thế
về các mối liên kết kinh tế với Hàn Quốc và đã đi tới gạt bỏ quan điểm ý thức hệ về
vấn đề bán đảo Hàn. Từ đó, Hàn Quốc đã có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
vào năm 1992, sau 2 năm khi Hàn Quốc chính thức có quan hệ ngoại giao với Nga.
Cả hai nước Trung Quốc và Liên xô (cũ) đã rút quyền phủ quyết để Hàn Quốc chính
thức gia nhập Liên hợp quốc vào năm 1991.
Ngày nay, Hàn Quốc và Trung Quốc chia sẻ quan điểm rằng hoà bình và sự ổn định
trên bán đảo Hàn là sự sống còn cho việc hiện thực hoá nền hoà bình và ổn định ở
khu vực Đông Bắc Á. Trung Quốc đã phản đối chương trình hạt nhân của Triều
Tiên và đóng một vai trò quan trọng trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cho cuộc
khủng hoảng ở bán đảo Hàn hiện nay.
Kinh tế là một trong những lý do chính thúc đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Hàn
Quốc. Theo số liệu của Seoul, trong sáu tháng đầu năm nay, trao đổi thương mại
của Trung Quốc với Hàn Quốc lớn gấp 50 lần so với tổng trao đổi mậu dịch của Bắc
Kinh với Bình Nhưỡng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc
và Seoul là đối tác thương mại đứng hàng thứ tư của Bắc Kinh.
Kể từ khi đạt được các quan hệ ngoại giao đầy đủ với Trung Quốc vào năm 1992,
các quan hệ kinh tế và mậu dịch giữa hai nước đã được phát triển nhanh. Sau 8
năm, từ 1992 với kim ngạch chính thức hầu như là con số 0 thì đến năm 2000, quan
hệ mậu dịch 2 chiều đạt 31,3 tỷ USD. Trung Quốc là bạn hàng song phương lớn thứ
3 của Hàn Quốc sau Mỹ và Nhật Bản. Các quan hệ đầu tư tiếp tục được tăng cường
ở các lĩnh vực khác nhau cả ở Hàn Quốc và Trung Quốc. Trên cơ sở của sự gia tăng

PAGE 2



các quan hệ kinh tế giữa Hàn Quốc và Trung Quốc, hai nước cũng có những tiến
bộ đáng kể trong các lĩnh vực khác của các quan hệ song phương bao gồm các vấn
đề chính trị, ngoại giao, văn hoá và trao đổi học thuật.
Trong “Báo cáo về triển vọng kinh tế năm 2011”, chính phủ Hàn Quốc đưa ra kết
luận rằng: Sự trỗi dậy của Trung Quốc mang lại nhiều cơ hội cho Hàn Quốc hơn là
các mối đe dọa. Chính vì thế, Hàn Quốc cần phải tận dụng lợi thế này để mang đến
các cơ hội mới cho đất nước.
Một trong những chính sách ngoại giao của Trung Quốc là “dùng kinh tế để nâng
cao địa vị chính trị”. Chính sách này nhằm phát triển quan hệ với các quốc gia khác
từ quan hệ thương mại. Chính sách này nhắm đến các quốc gia có thể nảy sinh mâu
thuẫn với Trung Quốc về mặt chính trị hoặc an ninh. Trước đây, trong thời kỳ chiến
tranh Lạnh, do ý thức hệ của Trung Quốc và Hàn Quốc có sự khác biệt nên đã có
một thời gian dài tự cô lập nhau. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, khi các nhà lãnh
đạo muốn lấy chính sách “dùng kinh tế để nâng cao địa vị chính trị” làm bàn đạp để
kiến thiết kinh tế trong nước thì chắc chắn phải giao lưu hợp tác với Hàn Quốc.
Về phía Hàn Quốc, với chính sách “Ngoại giao phương Bắc” dưới thời tổng thống
Roh Tae-woo, năm 1992, chính phủ Hàn Quốc buộc phải “cắt đứt” quan hệ ngoại
giao với Đài Loan và chuyển hướng sang Trung Quốc. Hiện nay, Hàn Quốc là đối
tác thương mại lớn thứ tư và là quốc gia nhập khẩu nhiều thứ 3 của Trung Quốc.
Còn Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất, quốc gia đầu tư nhiều nhất và là
nguồn nhập khẩu lớn nhất của Hàn Quốc. Theo số liệu của Bộ Kinh tế tri thức Hàn
Quốc, năm 1992, kim ngạch thương mại của hai nước đạt 6,38 tỷ USD, nhưng 20
năm sau đã lên đến 220,6 tỷ USD, tăng 34,6 lần (số liệu tháng 7 năm 2012). Kim
ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc lớn hơn kim ngạch xuất khẩu
sang Mỹ và Nhật Bản. Một thực tế không thế phủ nhận rằng, trong tình hình kinh
tế thế giới đang khủng hoảng, việc Trung Quốc vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trên
8%, đã mang lại nhiều lợi ích cho Hàn Quốc. Tuy nhiên, sự phụ thuộc của xuất khẩu
Hàn Quốc vào Trung Quốc quá cao, nước này cần phải mở rộng thị trường, nâng
cao khả năng cạnh tranh xuất khẩu.
Quan hệ thương mại song phương Trung – Hàn cần tiếp tục duy trì ổn định và phát

triển thêm các thị trường tiềm năng khác. Do sự phụ thuộc thương mại của Hàn
Quốc vào Trung Quốc khá cao, nền kinh tế Hàn Quốc sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp
từ các yếu tố của kinh tế Trung Quốc. Nói cách khác, sức mạnh của kinh tế Hàn
Quốc đang phụ thuộc vào “con dao hai lưỡi” Trung Quốc. Theo bài viết “Kỷ niệm
20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung – Hàn, xuất khấu của Hàn Quốc sang
Trung Quốc, kết quả và vấn đề”, năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang

PAGE 3


Trung Quốc đạt 24,2%, đứng thứ 2 sau Đài Loan (27,2%). Đặc biệt, kim ngạch xuất
khẩu các sản phẩm công nghệ cao như tivi LCD, linh kiện bán dẫn và máy tính
chiếm trên 30%. Nếu kinh tế Trung Quốc dừng tăng trưởng chắc chắn sẽ ảnh hưởng
lớn đến Hàn Quốc. Do đó, Hàn Quốc cần phải khai thác các thị trường mới nổi
khác có thể thay thế Trung Quốc. Bên cạnh đó, Hàn Quốc cũng cần phải điều chỉnh
chiến lược xuất khẩu, hướng đến nhu cầu thị trường nội địa rộng lớn của Trung
Quốc. Lý do là cho đến nay, 70% sản phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc là hàng hóa
trung gian giá trị gia tăng cao (sản phẩm ngành công nghiệp nặng, hóa chất, thiết
bị bán dẫn, sản phẩm công nghệ thông tin…), nhưng từ năm 2008, Bộ Giáo dục
Trung Quốc bắt đầu kế hoạch thu hút nhân tài hải ngoại nhằm phát triển các ngành
công nghệ cao. Chính vì vậy, sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Hàn Quốc trong
lĩnh vực này là không thế tránh khỏi. Tuy hiện tại Hàn Quốc có ưu thế hơn nhưng
tình hình có thể đảo ngược trong 10 năm tới. Vậy Hàn Quốc cần chuẩn bị thế nào
để đối phó với vấn đề này? Hàn Quốc cần phải chuyển hướng sang thị trường nội
địa rộng lớn của Trung Quốc. Phó Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc- Vu
Quảng Châu phát biểu tại “Diễn đàn phát triển Trung Quốc năm 2008”: “Thị trường
tiêu dùng Trung Quốc sẽ là một cơ hội lớn cho các nền kinh tế trên thế giới”.
Theo báo cáo “tác động của chính sách tăng trưởng Trung Quốc đến xuất khẩu của
Hàn Quốc” do Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc công bố, trong tháng 7,8 năm 2012,
kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung Quốc đã giảm 5% so với cùng kỳ

năm trước. Tương lai xuất khẩu sang Trung Quốc có chiều hướng giảm rõ rệt. Ngân
hàng Trung ương Hàn Quốc cho biết chính phủ Trung Quốc sẽ chuyển hướng
phương thức tăng trưởng kinh tế từ xuất khẩu sang thị trường nội địa. Vì vậy, Hàn
Quốc cũng nên điều chỉnh chính sách xuất khẩu cho phù hợp. Theo các chuyên gia
phân tích chứng khoán của Samsung, cùng với sự gia tăng mức độ đô thị hóa, sự
mở rộng của các tầng lớp trung lưu, chính phủ tích cực mở rộng nhu cầu trong
nước, tích lũy cao nên tiềm năng tiêu thụ cũng tăng cao, vì thế, Trung Quốc dần
trở thành một quốc gia tiêu thụ. 1
29/10/2015 - Quốc hội Hàn Quốc đã phê chuẩn một thỏa thuận tự do thương mại
với Trung Quốc, cho phép mở rộng quan hệ với các đối tác thương mại lớn nhất
của đất nước.
Các hiệp ước, ký kết giữa hai nước vào tháng sáu và thiết lập có hiệu lực vào đầu
năm 2016, sẽ giảm các rào cản thương mại. Hàn Quốc là một trong số ít các nước
phát triển mà có thặng dư với Trung Quốc – với khoảng 55.2 triệu đola Mỹ trong

1

SỰ TRỖI DẬY CỦA TRUNG QUỐC VÀ CHIẾN LƯỢC ỨNG PHÓ CỦA HÀN QUỐC
/>
PAGE 4


năm 2014, theo văn phòng tổng thống của nước
này - nhờ xuất khẩu của điện thoại thông minh, TV
màn hình phẳng, và chất bán dẫn.
Các dự luật phê chuẩn về hiệp định thương mại tự
do Trung Quốc-Hàn Quốc đã được thông qua bởi
Quốc hội 196-33 với 36 phiếu trắng.
Trung Quốc và Hàn Quốc đã ký FTA song phương
sau ba năm đàm phán. Một phần của thỏa thuận

này, hai bên sẽ loại bỏ thuế quan cho hơn 90 phần
trăm của hàng hóa được giao dịch mỗi trong vòng
20 năm thực hiện.
Hàn Quốc dự kiến các hiệp định thương mại tự do
với Trung Quốc sẽ tăng GDP của nước này lên 0,96
phần trăm và tạo ra khoảng 53.000 việc làm mới
trong 10 năm tới.
Seoul hy vọng FTA với Trung Quốc sẽ giúp thúc
đẩy xuất khẩu của nước này, vốn bị ảnh hưởng nặng từ suy thoái kinh tế toàn cầu.
Xuất khẩu của Hàn Quốc giảm 15,9 % trong tháng Mười so với một năm trước đó.6

Kể từ khi thiết lập quan hệ vào tháng 8 năm 1992, quan hệ Hàn – Trung đã đạt được
bước phát triển nhảy vọt trên nhiều lĩnh vực. Trong 21 năm kể từ năm 1992 đến năm
2013, quy mô mậu dịch thương mại giữa hai nước này đã tăng lên 36 lần từ 6,4 tỷ
$ lên đến 228 tỷ 800 triệu $. Thêm vào đó, để những vấn đề mang tính lịch sử như
vấn đề tội phạm chiến tranh hay những người Triều Tiên vượt biên không trở thành
trở ngại lớn cho sự phát triển quan hệ giữa hai nước, Trung Quốc và Hàn Quốc đã
tiến hành các cuộc đối thoại đa dạng cũng như đưa ra phương hướng giải quyết
nhanh chóng và phù hợp với tình hình. 2
Mặc dù trong những năm gần đây đã xảy ra những vấn đề làm ảnh hưởng tiêu cực
tới quan hệ ngoại giao của hai nước Hàn – Trung như: “Cuộc chiến tỏi” năm 2000;
2

NHỮNG TÍN HIỆU TỐT TRONG QUAN HỆ HÀN - TRUNG (Phần 1)
/>6

S Korea legislature okays free-trade pact with China

/>
PAGE 5



Công trình nghiên cứu lịch sử và hiện trạng vùng giáp ranh Đông Bắc của Viện Khoa
học Xã hội Trung Quốc năm 2004; Vụ việc nhà hoạt động về nhân quyền Bắc Hàn
của người Hàn Quốc là Kim Young–hwan bị bắt tại Trung Quốc; hay gần đây nhất
là sự kiện lực lượng bảo vệ biển Hàn Quốc bắn chết ngư dân Trung Quốc. Song,
hai nước vẫn nỗ lực phát triển mối quan hệ lên thành “Quan hệ đối tác hợp tác
chiến lược”.
Sau đây là những sự kiện quan trọng liên quan tới 20 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao của hai nước (năm 2012)
- Ngày 24 tháng 8 năm 1992, tại Bắc Kinh Trung Quốc, Hàn Quốc và Trung Quốc đã
ký Tuyên bố chung thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức.
- Tháng 9 năm 1992, Tổng thống Hàn Quốc Roh Tae-woo, vị nguyên thủ quốc gia
Hàn Quốc đầu tiên thăm chính thức Trung Quốc. Sau khi hội đàm với chủ tịch
nước Dương Thượng Côn, hai bên đã ra “Thông cáo báo chí Hàn-Trung”.
- Tháng 3 năm 1994, Tổng thống Hàn Quốc Kim Young–sang thăm Trung Quốc, hội
đàm với Chủ tịch nước Trung Quốc Giang Trạch Dân về việc giải quyết vấn đề hạt
nhân của Bắc Hàn và thảo luận về việc ký kết hiệp định chống đánh thuế hai lần,
hiệp định hợp tác văn hóa…
- Tháng 11 năm 1995, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân sang thăm Hàn Quốc,
hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Kim Young-sam, tái xác nhận nguyên tắc giải
quyết bốn bên về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Hàn.
- Tháng 11 năm 1998, Tổng thống Hàn Quốc Kim Dae-jung thăm Trung Quốc, sau
khi hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã đưa ra Tuyên bố “Quan
hệ đối tác hợp tác chiến lược Hàn –Trung”, tái xác nhận “một nước Trung Quốc”.
- Tháng 6 năm 2000, quan hệ Hàn –Trung căng thẳng do Hàn Quốc tăng thuế từ
30% lên 315% đối với hàng nông sản Trung Quốc nhập khẩu vào Hàn Quốc, cụ thể
là mặt hàng tỏi nhằm bảo vệ nông dân trồng loại nông sản trong nước. Trung Quốc
trả đũa bằng việc tạm ngừng nhập khẩu đối với hai mặt hàng Hàn Quốc là điện
thoại di động và polyethylene.

- Tháng 7 năm 2000, Hàn – Trung ký “Thỏa thuận giải quyết vấn đề tỏi”. Hàn Quốc
cam kết giảm thuế nhập khẩu hàng nông sản tỏi của Trung Quốc, Trung Quốc dỡ
bỏ lệnh cấm nhập khẩu điện thoại di động của Hàn Quốc.
- Tháng 6 năm 2001, Hiệp định ngư nghiệp Hàn – Trung có hiệu lực.

PAGE 6


- Tháng 10 năm 2001, Tổng thống Kim Dae –jung thăm Trung Quốc, sau khi hội
đàm với Chủ tịch Giang Trạch Dân, hai bên đã nhất trí xây dựng “Quan hệ hợp tác
toàn diện”. Chủ tịch Giang Trạch Dân bày tỏ quan điểm ủng hộ tích cực việc cải
thiện quan hệ Nam Bắc Hàn.
- Tháng 6 năm 2003, Nhật báo Quang Minh của Trung Quốc đăng bài “Goguryo (Cao
Cú Lệ)- chính quyền dân tộc thiểu số của Trung Quốc”.
- Tháng 7 năm 2003, Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun thăm Trung Quốc, sau
khi hội đàm với Tổng bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, hai nước đã ký Tuyên bố
“Quan hệ đối tác hợp tác toàn diện”.
- Tính đến cuối năm 2003, Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu lớn nhất của Hàn
Quốc.
- Tháng 2 năm 2004, Hàn – Trung thảo luận “Giải quyết vấn đề lịch sử Goguryo bằng
quan điểm học thuật của hai bên”.
- Cuối năm 2004, Trung Quốc là đối tác ngoại thương lớn nhất của Hàn Quốc.
- Tháng 11 năm 2005, Tổng bí thư Trung Quốc Hồ Cẩm Đào sang thăm thăm chính
thức Hàn Quốc. Sau khi hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun, Tổng
bí thư Trung Quốc một lần nữa bày tỏ quan điểm giải quyết một cách hòa bình vấn
đề hạt nhân của Bắc Hàn.
- Tháng 9 năm 2006, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc đăng trên trang web của
mình bản tóm tắt luận văn sát nhập lịch sử nước Balhae (Bột Hải) cổ đại của Hàn
Quốc vào lịch sử Trung Quốc.
- Tính đến cuối năm 2007, Trung Quốc trở thành nước nhập khẩu lớn nhất của Hàn

Quốc.
- Tháng 5 năm 2008, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak sang thăm Trung Quốc,
hội đàm với Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, hai bên nhất trí phát triển mối quan hệ của
hai nước lên thành “ Mối quan hệ đối tác hợp tác toàn diện”.
- Tháng 8 năm 2008, Tổng thống Lee Myung –bak tham dự Olimpic Bắc Kinh và hội
đàm với Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào, đại diện cho Chính phủ hai nước nhất trí thúc
đẩy toàn diện “Quan hệ đối tác hợp tác chiến lược” và tổ chức đối thoại chiến lược
cấp cao Hàn Trung định kỳ.
- Tháng 9 năm 2008, cảnh sát biển ở Mokpo thuộc tỉnh Jeollanam –do, Hàn Quốc
bị rơi xuống biển thiệt mạng khi đụng độ với ngư dân Trung Quốc.

PAGE 7


- Tháng 6 năm 2010, Hàn Quốc nới lỏng quy định cấp thị thực cho công dân Trung
Quốc.
- Tháng 10 năm 2010: Công dân Trung Quốc cư trú tại Hàn Quốc vượt mốc 600
nghìn người.
- Tính đến cuối năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu của Hàn Quốc sang Trung
Quốc đạt trên 100 triệu đô la Mỹ.
- Mối quan hệ Trung -Hàn bắt đầu cho thấy dấu hiệu của sự căng thẳng trong năm
2010. Hàn Quốc đã bị xúc phạm khi Trung Quốc đứng về phía Triều Tiên sau khi
miền Bắc đã đánh chìm tàu chiến Cheonan của Hải quân (Hàn Quốc) trong năm
2010. Kể từ khi Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố tại Diễn đàn Khu vực
ASEAN 2010 rằng, Washington sẽ can thiệp tích cực trong các tranh chấp ở Biển
Đông, ngoại giao của Mỹ đã tập trung chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình
Dương. Trong bối cảnh Mỹ di chuyển để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng tăng của
Trung Quốc ở Đông Bắc Á, Washington đã kêu gọi Seoul và Tokyo đóng một vai trò
lớn hơn trong khu vực và điều đó đã làm cho Bắc Kinh cảnh giác hơn.
- Tháng 12 năm 2011: cảnh sát bảo vệ vùng biển Incheon Hàn Quốc bắn chết ngư dân

Trung Quốc.
- Vào tháng 5 năm 2012, chinh phủ hai nước Hàn – Trung đã bắt đầu vòng đàm
phán chính thức giữa hai chính phủ về Hiệp định tự do thương mại ( tên tiếng Anh
viết tắt là FTA) và cho đến tháng 10/ 2012, cả hai bên đã tiến hành 4 vòng đàm phán.
- Tháng 7 năm 2012: Trung Quốc bắt giam và tra tấn nhà hoạt động nhân quyền Bắc
Hàn của Hàn Quốc vì cho đây là tội danh làm nguy hại đến an ninh quốc gia.
- Tháng 8 năm 2012: Bộ ngoại giao Trung Quốc lên tiếng phủ nhận sự cáo buộc cho
rằng Kim Young-hwan đã bị tra tấn bằng điện và Trung Quốc đã đối xử nhân đạo,
văn minh với ông Kim.
- Ngày 24 tháng 8 năm 2012, Hàn Quốc và Trung Quốc đã long trọng kỷ niệm 20
năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

PAGE 8


III. Quan hệ ngoại giao Trung – Hàn qua từng giai
đoạn:
1. GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1945
Cho đến cuối thế kỷ 19, Hàn Quốc mới chính thức mở của thông với thế giới bên
ngoài. Hàng thế kỷ nay, Hàn Quốc vẫn giữ mối quan hệ gần gũi với Trung Quốc và
chịu ảnh hưởng rất lớn cả về văn hoá và chính trị của Trung Quốc trong khi vẫn
duy trì nền độc lập với những bản sắc riêng.
Từ khi được thành lập 15/8/1948 với cái tên Đại Hàn Dân Quốc, chính phủ nước
này đã cam kết đi theo các quan niệm dân chủ và theo đuổi một nền kinh tế thị
trường tự do kiểu Phương Tây. Nhưng đối với lĩnh vực đối ngoại, các quan hệ quốc
tế của chính phủ Hàn Quốc đã trải qua nhưng thay đổi rất lớn kể từ khi nước này
ra đời.

2. GIAI ĐOẠN SAU NĂM 1945 ĐẾN 1961
Năm 1945, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền. Liên bang Xô viết chiếm đóng miền

bắc cho đến vĩ tuyến 38 và Hoa Kỳ chiếm đóng từ vĩ tuyến 38 về nam. Vĩ tuyến này
đã trở thành đường chia cắt bán đảo Triều Tiên thành hai miền nam và bắc Triều
Tiên.
Điều này dẫn tới việc thành lập các chính phủ riêng biệt ở miền bắc và miền nam,
Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên ở phía bắc và Đại Hàn Dân Quốc ở phía
nam, mỗi bên đều tuyên bố mình là chính phủ hợp pháp của toàn bộ lãnh thổ Triều
Tiên.
Căng thẳng tăng lên giữa hai chính phủ ở miền bắc và miền nam cuối cùng dẫn tới
chiến tranh Triều Tiên. Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn Đại Hàn Dân Quốc,
còn đứng đằng sau Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên là Liên Xô và Trung
Quốc.
Trong suốt Chiến tranh Lạnh, không có quan hệ chính thức giữa Trung Quốc Hàn
Quốc. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Bắc Triều
Tiên và Hàn Quốc duy trì quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa của Trung Quốc
đối với Đài Loan. Tuy nhiên, do nhu cầu kinh tế thứ và gần gũi về địa lý, Hàn Quốc
và Trung Quốc bắt đầu hoạt động thương mại .

PAGE 9


3. THỜI TỔNG THỐNG PARK CHUNG HEE VÀ CHUN DOOHWAN (1961-1988)
Lãnh đạo chính quyền Park Chung-hee bắt đầu và Tổng thống Chun Doo-hwan tiến
một chính sách thiết lập quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô. Trung Quốc và Liên
Xô đã có ảnh hưởng đáng kể trong việc xác định tương lai của bán đảo Triều Tiên.
Liên hệ chính thức của Seoul với Bắc Kinh bắt đầu bởi việc một chiếc máy bay dân
sự của Trung Quốc bị bắt cóc tháng năm 1983. Trung Quốc đã gửi một phái đoàn
gồm ba mươi ba quan chức đến Seoul để đàm phán. Điều này đánh dấu sự khởi đầu
của một loạt các trao đổi thường xuyên giữa hai bên.
Ví dụ, tháng 3 năm 1984, một đội tuyển quần vợt Hàn Quốc đã đến thăm Côn Minh
cho một trận đấu với đội tuyển Trung Quốc Davis Cup. Vào tháng 4/ 1984, một đội

bóng rổ Trung Quốc ba mươi bốn thành viên đã đến Seoul để tham gia vào giải vô
địch châu Á bóng rổ Junior lần thứ VIII. Một số quan chức Trung Quốc đã đến Hàn
Quốc để kiểm tra các ngành công nghiệp, trong khi các quan chức Hàn Quốc thăm
Trung Quốc để tham dự một loạt các hội nghị quốc tế. Kể từ khi Trung Quốc và
Hàn Quốc đã bắt đầu thương mại gián tiếp trong năm 1975, kim ngạch thương mại
đã tăng đều.

4. GIAI ĐOẠN CUỐI 1980
Hoạt động Hàn Quốc-Trung Quốc được khuyến khích. Các học giả, nhà báo, và đặc
biệt là các gia đình chia giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đã có thể trao đổi thăm tự
do vào cuối năm 1980. số lượng đáng kể của các công dân của mỗi quốc gia cư trú
ở khác. Tính đến năm 2009, hơn 600.000 người dân Trung Quốc cư trú tại Hàn
Quốc, trong đó 70% là người dân tộc Hàn Quốc từ các tỉnh tự trị Yanbian của Hàn
Quốc ở tỉnh của Trung Quốc Cát Lâm và các bộ phận khác của Trung Quốc, trong
khi khoảng 560.000 công dân Hàn Quốc sống ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, vẫn còn những rào cản lớn đối với thương mại và quan hệ ngoại giao,
như sự thiếu vắng các biện pháp bảo vệ, phòng vệ khi Bắc Kinh gần gũi hơn về
chính trị với Bình Nhưỡng, và quan hệ với Triều Tiên tiếp tục căng thẳng và không
tin tưởng.

5. GIAI ĐOẠN 1980 ĐẾN NAY.
Thương mại giữa hai nước tiếp tục tăng dù sao. Hơn nữa, Trung Quốc đã cố gắng
để hòa giải giữa Bắc Triều Tiên- Hoa Kỳ và giữa Bắc Triều Tiên - Nhật Bản và cũng
khởi xướng , thúc đẩy các cuộc hội đàm giữa ba bên, Bình Nhưỡng, Seoul và
Washington.

PAGE 10


Hàn Quốc từ lâu đã là một đồng minh của Trung Hoa Dân Quốc. quan hệ ngoại

giao giữa Seoul và Đài Bắc đều vẫn bị cắt đứt trong năm 1992. quan hệ ngoại giao
chính thức được thiết lập giữa Seoul và Bắc Kinh vào ngày 24 Tháng Tám 1992.
Sau khi KORUS FTA ( Hiệp định thương mại tự do Hoa Kì - HQ) đã được hoàn tất
vào ngày 30 tháng 6 năm 2007, công bố vào ngày 10 tháng 1 năm 2011
Hội nghị thượng đỉnh Park-Xi vào năm 2013 cho thấy lời hứa của các mối quan hệ
tăng lên, nhưng điều này nhanh chóng căng thẳng sau khi Trung Quốc mở rộng
Khu vực Air Defense Identification (Biển Đông Trung Quốc) trên lãnh thổ Hàn
Quốc.
Vào tháng 7/2014, điểm đến thăm đầu tiên của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
lại là Hàn Quốc chứ không phải Triều Tiên như truyền thống đã truyền đi thông
điệp mạnh mẽ về sự phát triển quan hệ Hàn – Trung và cho thấy ý chí xây dựng nên
một trật tự Đông Á mới của Trung Quốc. Ngoài ra, chuyến thăm này của Chủ tịch
Tập Cận Bình đã cho thấy Trung Quốc rất coi trọng quan hệ với Hàn Quốc và coi
đây như là một cuộc viếng thăm thân mật cũng như món quà đặc biệt từ phía Trung
Quốc. Đồng thời, thông qua các cuộc đối thoại, ông cũng nhấn mạnh các điểm
tương đồng và quan hệ mật thiết trong lịch sử giữa hai nước. Có thể nói, chuyến
thăm của ông Tập Cận Bình được đánh giá là thành công và đã góp phần thay đổi
quan niệm về Trung Quốc của người dân Hàn Quốc, làm tăng tỷ lệ ủng hộ nước
này ở Hàn Quốc cũng như góp phần tích cực thúc đẩy quan hệ Hàn – Trung.
Để đáp lại tấm thịnh tình này, ngày 3/1 /2015 vừa qua, Tổng thống Hàn Quốc Park
Geun-hye đã gửi video chúc mừng năm mới tới cư dân mạng Trung Quốc và nói
lời chúc mừng năm mới bằng tiếng Trung “ Shin Nyeon Kwai la, Wan Su LuY (nghĩa
là Năm mới vui vẻ, Vạn sự như ý) với mong muốn hai nước sẽ trở nên gần gũi và
thân thiết hơn nữa trong tương lai. Bà cũng cho biết, Hàn Quốc và Trung Quốc
đang duy trì mối quan hệ tốt đẹp hơn bao giờ hết.
Trước đó, trong đoạn video đăng tải trên trang chủ báo Nhân dân Trung Quốc vào
ngày 1/1/2015, bà Park Geun-hye cũng bày tỏ hy vọng sẽ tăng cuờng chuyến thăm
giữa hai nước nhằm phát triển hơn nữa sự tương đồng về văn hóa, đồng thời,
Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ cùng nhau chung tay góp sức cho hòa bình và ổn định
trong khu vực cũng như cho sự phát triển của thế giới.

Bà cũng cho hay: “ Tôi rất ấn tượng với video của các cư dân mạng Trung Quốc gửi
đến mình vào ngày 1/1/2015 vừa qua”. đồng thời, “Tôi cũng cảm nhận được tình cảm
sâu sắc và tình hữu nghị của những người trẻ tuổi, mong rằng sự quan tâm và tình
yêu của họ sẽ góp phần củng cố vững chắc hơn sự phát triển quan hệ Hàn- Trung”.

PAGE 11


Theo bà, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và việc ký kết FTA
Hàn- Trung thành công đã giúp mở ra thời kỳ giao dịch thương mại mới giữa hai
nước, đạt 300 tỷ $, đồng thời, giao lưu giữa hai nước Hàn Quốc và Trung Quốc đã
vượt 8 triệu người trong năm ngoái và hy vọng sẽ đạt con số 10 triệu người trong
tương lai. Thêm nữa, bà cũng cho biết, năm nay là năm du lịch Trung Quốc và năm
sau sẽ là năm du lịch Hàn Quốc. Đây cũng sẽ là cơ hội để nhân dân hai nước có thể
thăm viếng nhau, tăng cường thêm sự đồng cảm về văn hóa cũng như trở thành
người hàng xóm thân thiết hơn nữa của nhau.
Trang chủ báo Nhân dân mạng cùng ngày hôm đó đã đưa video truyền tải của tổng
thống Park lên hàng đầu và cũng đề cập rằng, từ sau khi tổng thống Hàn Quốc Park
Geun-hye nhận chức, quan hệ Hàn-Trung đang bước vào giai đọan tốt nhất trong
lịch sử.
Tiếp nối chuỗi sự kiện này, vào ngày 23/1/2015 vừa qua, bà đã gặp Phó Thủ tướng
Trung Quốc Uông Dương đang ở thăm Hàn Quốc để tham dự lễ khai mạc "Năm du
lịch Trung Quốc 2015" tại Seoul. Hai bên cũng đã có những trao đổi về quan hệ Hàn
-Trung, hợp tác về kinh tế giữa hai nước và tình hình bán đảo Hàn v.v.. Bà Park bày
tỏ kỳ vọng rằng chiến dịch "Năm du lịch Trung Quốc 2015" và chiến dịch "Năm du
lịch Hàn Quốc 2016" diễn ra tại hai nước sẽ giúp tăng cường lượng du khách của cả
hai bên và góp phần phát triển quan hệ Hàn-Trung. Hơn nữa, Phó Thủ tướng Uông
cũng chuyển thông điệp của chủ tịch Tập Cận Bình cho Tổng thống Park. Trong
thông điệp gửi đi, Chủ tịch Trung Quốc có chuyển lời thăm hỏi tới Tổng thống Park
và đánh giá ý nghĩa vô cùng quan trọng của việc tổ chức cuộc hội đàm cấp cao HànTrung nhân dịp hội nghị thượng đỉnh APEC và chiến dịch "Năm du lịch vào năm

2015 và 2016” của hai nước. Thêm vào đó, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng hy vọng sẽ
thắt chặt hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện Hàn-Trung thông qua việc duy trì sự
hiểu biết lẫn nhau và việc trao đổi ý kiến với nhau về sự quan tâm của cộng đồng
quốc tế cũng như về việc ủng hộ quan hệ Nam-Bắc Hàn. Trung Quốc sẽ nỗ lực cùng
Hàn Quốc tạo điều kiện để mở lại nhanh chóng cuộc hội đàm 6 bên cũng như thúc
đẩy cuộc đối thoại và tiếp xúc của các bên có liên quan.
Tổng thống Park cảm ơn thông điệp ấm áp của Chủ tịch Tập Cận bình và hy vọng
sẽ cùng hợp tác với Chủ tịch Tập Cận Bình để có thêm nhiều cuộc đối thọai nữa
trong tương lai. Bà cũng hy vọng Phó Thủ tướng sẽ gửi lời chúc mừng năm mới
của mình đến Chủ tịch Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường. Bà cũng cho
hay, Hiệp định thương mại FTA Hàn – Trung đã trở thành nền tảng chính để phát
triển quan hệ kinh tế của hai nước, đồng thời, hy vọng việc này sẽ trở thành giải
pháp cho việc cải cách với bối cảnh Trung Quốc và Hàn Quốc đang vấp phải khó

PAGE 12


khăn trong quá trình tăng trưởng kinh tế cũng như thúc đẩy việc hợp tác trong lĩnh
vực cải cách kinh tế của hai nước.
Phó Thủ tướng Uông cũng bày tỏ sự đồng cảm sâu sắc và ông cũng cho rằng, Hiệp
định FTA Hàn – Trung sẽ là cơ hội tốt để quan hệ giữa hai nước phát triển hơn về
chất, đồng thời, sự hợp tác giữa các doanh nghiệp và xa hơn nữa là sự hợp tác kinh
tế giữa hai nước sẽ được đẩy mạnh.
Tổng thống Park cũng hy vọng dựa trên quan điểm tương đồng của hai nước về
việc không sử dụng vũ khí hạt nhân của Triều Tiên, hai bên sẽ cùng nhau hợp tác
tìm kiếm các phương án đa dạng và đầy sáng tạo để nối lại cuộc đối thọai giữa các
bên có liên quan nhằm thúc đẩy quá trình phi hạt nhân hóa của Triều Tiên trở thành
hiện thực và việc cải thiện quan hệ Nam -Bắc Hàn sẽ tốt hơn.
Thủ tưóng Uông cũng cho biết, cộng đồng quốc tế cũng nhận biết khá đầy đủ về
vấn đề bán đảo Hàn, các quốc gia có liên quan đánh giá cao về vai trò của Tổng

thống Park trong việc xây dựng lòng tin của các bên có liên quan trên bán đảo Hàn
kể từ sau khi nhận chức, đồng thời, Trung Quốc sẽ tiếp tục cùng Hàn Quốc nỗ lực
phấn đấu vì hòa bình và ổn định trên bán đảo Hàn thông qua các cuộc đối thoại.
Tiếp đó, lễ khai mạc "Năm du lịch Trung Quốc 2015" đã được tổ chức tại hội trường
Đài Phát thanh Truyền hình Hàn Quốc (KBS) tại phường Yeouido, thủ đô Seoul,
với sự có mặt của Phó Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Uông Dương và Phó
Thủ tướng phụ trách các vấn đề xã hội Hàn Quốc Hwang Woo-yea. Tại đây, đại diện
hai nước đã lần lượt đọc diễn văn chúc mừng của Tổng thống Hàn Quốc Park Geunhye và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 3
Bắc Kinh đặt mục tiêu trong năm 2015 sẽ mở rộng quảng bá Trung Quốc qua nhiều
phương thức đa dạng như phối hợp với tư nhân trong ngành du lịch, tổ chức hơn
100 sự kiện giao lưu, tham quan.
Cũng nằm trong khuôn khổ các cuộc đối thoại cấp cao giữa hai nước, vào chiều
hôm thứ tư (tức ngày 4/2/2015) vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han
Min-gu đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Trung Quốc Thường Vạn Toàn tại
thủ đô Seoul. Tại cuộc gặp lần này, hai bên đã trao đổi ý kiến về tình hình an ninh
trên bán đảo Hàn nói riêng và khu vực Đông Bắc Á nói chung cũng như vấn đề hạt
nhân của Triều Tiên.

3

NHỮNG TÍN HIỆU TỐT TRONG QUAN HỆ HÀN - TRUNG (Phần 1)
/>
PAGE 13


Ngoài ra, hai Bộ trưởng cũng đã thống nhất về phương án giao lưu, hợp tác song
phương như nhất trí xây dựng sớm đường dây nóng để đẩy mạnh liên lạc giữa Bộ
Quốc phòng hai nước. Hai bên cũng dự định sẽ tổ chức một cuộc họp cấp chuyên
viên để trao đổi cụ thể về vấn đề này trong tuần sau.
Trong cuộc hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước tái khẳng định lập trường

của mình về vấn đề phi hạt nhân hóa và hòa bình, ổn định trên bán đảo Hàn . Phía
Seoul cũng nêu rõ quan điểm sẽ đối phó cứng rắn với các động thái khiêu khích
của Triều Tiên. Ngoài ra, Bộ trưởng Quốc phòng hai nước bày tỏ đồng thuận về sự
cần thiết đẩy mạnh hợp tác quốc phòng vì mục đích duy trì hòa bình như đẩy lùi
nạn hải tặc, gửi quân tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và
thảo luận về phương án hợp tác trong lĩnh vực mạng lưới quốc phòng.
Được biết, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã bày tỏ lo ngại
về khả năng Hàn Quốc lắp đặt hệ thống tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm trung cao
(THAAD) của Mỹ. Về vấn đề này, Bộ trưởng Han Min-gu cho biết, Mỹ vẫn chưa
quyết định có lắp đặt hệ thống này tại Hàn Quốc hay không và Washington chưa
yêu cầu hay thảo luận song phương với Seoul về điều này. Đây là lần đầu tiên Trung
Quốc thể hiện sự quan ngại một cách chính thức với Hàn Quốc về hệ thống
THAAD.
Cùng ngày hôm đó, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân sáu bên của Hàn Quốc và
Trung Quốc đã nhóm họp tại Bắc Kinh (Trung Quốc), cách ba tháng sau lần gặp
cuối vào ngày 31/10/2014.
Tại đây, đại diện Hàn Quốc Hwang Jun-kook đã cùng người đồng cấp Trung Quốc
Vũ Đại Vĩ trao đổi về thay đổi tình hình bán đảo Hàn gần đây, đặc biệt là thái độ
của Triều Tiên, đồng thời tập trung bàn phương án nối lại đàm phán phi hạt nhân
hóa của Triều Tiên.
Vào thứ năm 5/2/2015, Trưởng đoàn Hwang Jun-kook đã phát biểu rằng, ba nước
Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản mới đây đã thống nhất được nhận thức về vấn đề hạt
nhân của Triều Tiên và qua cuộc gặp lần này cũng đã tiến gần hơn đến quan điểm
của Trung Quốc.
Ông Hwang cũng nói, Bắc Kinh ủng hộ những nỗ lực cải thiện quan hệ hai miền
trên bán đảo Hàn và cũng chia sẻ quan điểm ngăn cản Bình Nhưỡng không tiếp tục
phạm sai lầm. Dù không đề cập cụ thể những nội dung mà theo trưởng đoàn Hwang
Jun-kook là "đến gần hơn với quan điểm của Trung Quốc" nhưng nhiều ý kiến nhận
định, đó có thể là sự nhất trí theo lập trường của ba nước đồng minh Hàn-Mỹ-Nhật


PAGE 14


rằng miền Bắc phải có hành động trước, thể hiện sự chân thành đối với vấn đề phi
hạt nhân hóa.
Bên cạnh đó, ông Hwang nhấn mạnh, khó có thể nói tình hình đã cải thiện vì Triều
Tiên vẫn tiếp tục thử nghiệm hạt nhân. Ông kêu gọi Hàn Quốc và cộng đồng quốc
tế cần sớm ngăn chặn Bình Nhưỡng do nước này hiện tại vẫn đang vận hành cơ sở
hạt nhân và sở hữu công nghệ hạt nhân và tên lửa, vi phạm trắng trợn các nghị
quyết của Liên hợp quốc. Ông Hwang cũng cho biết, đại diện Bắc Kinh đã nhấn
mạnh sẽ nghiêm chỉnh chấp hành các nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an.
Như vậy, thông qua các sự kiện này có thể thấy, cùng với việc Trung Quốc thay đổi
chính sách ngoại giao giúp quan hệ Hàn-Trung ấm dần lên và chính sách tái cân
bằng Châu Á còn mập mờ của Mỹ cũng như tình hình khu vực Đông Bắc Á đang
trong thời kỳ quá độ, Hàn Quốc có thể tận dụng cơ hội để tìm ra giải pháp tích cực
cho vấn đề Triều Tiên. Bằng cách nhờ Trung Quốc, một đại diện cho cộng đồng
quốc tế. tăng cường vai trò trung tâm trong việc giải quyết vấn đề trên bán đảo Hàn,
Hàn Quốc sẽ làm giảm tối thiểu sự cạnh tranh, mâu thuẫn trong quan hệ TrungMỹ cũng như tranh chấp trên bán đảo này. Tuy nhiên, nước này cũng cần phải tách
bạch các mối quan hệ riêng rẽ với những trò chơi quyền lực ở Đông Bắc Á bằng
cách duy trì quan điểm trung lập và thực dụng để tránh việc bị kéo vào "giấc mơ
Trung Hoa" của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. 4
Trung Quốc có đường biên giới với 14 quốc gia, tạo ra một tập hợp phức tạp các
mối quan hệ. Nó chiếm một phần lớn doanh thu xuất khẩu của Hàn Quốc, nhưng
Hàn Quốc chỉ là một trong các đối tác của Trung Quốc. Điều này có nghĩa là có
những giới hạn đối với những gì Seoul có thể thuyết phục Trung Quốc hành động.
Về mặt chiến lược, một số nhà phân tích cho rằng việc Bắc Kinh thúc đẩy bang giao
với Seoul là nhằm làm suy yếu liên minh tay ba trong khu vực, Hoa Kỳ-Nhật BảnHàn Quốc. Các quan chức Hàn Quốc bác bỏ nhận định này. Hiện vẫn có tới gần 30
000 lính Mỹ đồn trú tại Hàn Quốc để đối phó với mối đe dọa của Bắc Triều Tiên.
Seoul nhấn mạnh là Trung Quốc ngày càng hiểu rõ hơn lập trường của Hàn Quốc
trong hồ sơ Bắc Triều Tiên. Trong các cuộc gặp trước đây, nguyên thủ Trung-Hàn

đã thảo luận cả vấn đề thống nhất trên bán đảo Triều Tiên, một chủ đề vốn được
coi là kiêng kỵ đối với Bắc Kinh.
Theo ông Robert Kelly, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Quốc gia Pusan, Hàn
Quốc, được tờ The Wall Street Journal trích dẫn, thì Tổng thống Hàn Quốc đang

4

NHỮNG TÍN HIỆU TỐT TRONG QUAN HỆ HÀN - TRUNG (Phần 2)
/>
PAGE 15


tìm mọi cách vuốt ve, thuyết phục Trung Quốc từng bước buông Bắc Triều Tiên ra,
nhưng « điều này không thể xẩy ra trong một đêm. Nếu bị cắt quan hệ với Trung
Quốc, Bắc Triều Tiên không biết đi về đâu ».
Nhiều chuyên gia nhấn mạnh, chính Hàn Quốc là nước có thể giúp Trung Quốc giải
quyết vấn đề Bắc Triều Tiên : Sau khi đạt được thỏa thuận làm giảm căng thẳng ở
biên giới, Seoul tuyên bố sẵn sàng thảo luận việc bãi bỏ cấm vận kinh tế đối với Bình
Nhưỡng, được áp dụng từ năm 2010 sau vụ 46 thủy thủ bị thiệt mạng khi một tàu
của hải quân Hàn Quốc bị bắn chìm mà Bắc Triều Tiên bị nghi ngờ là thủ phạm.
Tuy vậy, ông Ken Gause, chuyên gia về Bắc Triều Tiên thuộc Trung tâm Phân tích
Hải quân CNA lưu ý, việc tan băng trong quan hệ liên Triều sẽ chỉ diễn ra chừng
nào Bình Nhưỡng đạt được điều họ muốn trong đàm phán vì « đến một lúc nào đó,
Bắc Triều Tiên có thể quay lại thủ đoạn gây căng thẳng, bên miệng hố chiến tranh
».
Ngày 7/2/2016, Bắc Triều Tiên, một đồng minh hiệp ước của Trung Quốc, phóng
một quả tên lửa. Và Hàn Quốc đã đón nhận điều mà Trung Quốc từ lâu đã cố gắng
ngăn chặn: Một hệ thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ sẽ được triển khai ngay
trên ngưỡng cửa của Trung Quốc.
Chính phủ của bà Park nói rằng họ đang bước vào cuộc đàm phán với chính quyền

của Tổng thống Mỹ Barack Obama về việc triển khai hệ thống này của Mỹ, và Lầu
Năm Góc nói rằng việc lắp đặt hệ thống này, vốn được chi trả bởi Mỹ, sẽ được tiến
hành một cách nhanh chóng nhất có thể.
Hàn Quốc hành động như vậy sau khi phản ứng của Trung Quốc đối với vụ thử
nghiệm hạt nhân mới đây của Bắc Hàn tỏ ra nhẹ nhàng hơn so với những gì bà Park
mong đợi - các nhà phân tích người Hàn Quốc nói.
Hệ thống này, được gọi là THAAD, (Terminal High-Altitude Area Defense – Hệ
thống phòng thủ tên lửa chiến trường tầm cao giai đoạn cuối), sẽ cung cấp cho Hàn
Quốc, và gần 30.000 binh sĩ Mỹ đóng quân ở đó, sự bảo vệ vượt trội chống lại thách
thức hạt nhân ngày càng lớn từ Bình Nhưỡng so với hệ thống phòng thủ tên lửa
chưa đầy đủ hiện tại của Seoul, các nhà phân tích này nói.
“Tổng thống Park đã rất thất vọng và chán nản với sự thiếu hành động và im lặng
của ông Tập đối với Bắc Triều Tiên khi bà cần sự giúp đỡ của ông Tập nhất,” Giáo
sư Kim Heung-kyu, Giám đốc Viện Chính sách Trung Quốc tại Đại học Ajou ở
Suwon, Hàn Quốc, nói.

PAGE 16


“Những nỗ lực của Tập Cận Bình để biến Tổng thống Park thành một người bạn đã
không diễn ra như ông hy vọng,” ông nói, “và chắc chắn bà ấy thất vọng với những
nỗ lực của ông Tập trong việc kiểm soát Kim Jong Un.”
Sau vụ phóng tên lửa vào ngày Chủ Nhật, Trung Quốc lấy “làm tiếc” và tranh luận
gay gắt tại Liên Hiệp Quốc chống lại các lệnh trừng phạt mới sâu rộng hơn đối với
Bắc Hàn.
Ngược lại, Trung Quốc nói nước này “quan ngại sâu sắc” về quyết định của Hàn
Quốc cho phép triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa. Bắc Kinh cảnh báo “mọi
quốc gia không được phép phá hoại lợi ích an ninh của các nước khác trong quá
trình theo đuổi lợi ích an ninh của riêng mình”, ngụ ý rõ ràng rằng hệ thống tên lửa
là nhằm củng cố mạng lưới các liên minh của Washington tại Đông Bắc Á, thay vì

cung cấp sự bảo vệ chống lại Bắc Hàn.
Sự tức giận của Trung Quốc về hệ thống tên lửa sắp được lắp đặt của Mỹ ngay sát
biên giới của mình bắt nguồn từ hai nguyên nhân, ông Chu Shulong, một giáo sư
về quan hệ quốc tế tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, nói.
Thứ nhất, nhiều người trong chính phủ Trung Quốc không tin Bắc Hàn sẽ sử dụng
vũ khí hạt nhân của mình. Thứ hai, niềm tin rằng việc triển khai hệ thống THAAD
chủ yếu là nhằm củng cố vị thế của Mỹ ở Đông Bắc Á tồn tại rộng rãi ở Bắc Kinh,
nơi giới chức lo ngại mục tiêu cuối cùng của nó là để ngăn chặn Trung Quốc
Đối với Trung Quốc, “sự ra đời của THAAD là một trở ngại vì nó kết nối Hàn Quốc
với một chiến lược khu vực của Mỹ”, ông Scott Snyder, chuyên gia cao cấp về nghiên
cứu Hàn Quốc tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, nói. “Vẫn chưa rõ liệu Trung Quốc
sẽ phản ứng với trở ngại này bằng cách hạn chế hợp tác với Mỹ về Bắc Triều Tiên,
hay Trung Quốc sẽ có thể trừng phạt Hàn Quốc vì quyết định này.”
20 năm tới, các mối quan hệ sẽ rất quan trọng đối với Hàn Quốc, mang lại những
thách thức mới như thống nhất đất nước Hàn Quốc. Quan hệ Hàn Quốc-Trung
Quốc di chuyển đồng thời cùng với các mối quan hệ Hàn Quốc - Triều Tiên, quan
hệ Hàn Quốc và Mỹ. Seoul sẽ có ít sự lựa chọn trong việc sử dụng mối quan hệ với
Bắc Kinh để đạt được mục tiêu của mình. Tuy nhiên, Hàn Quốc phải cố gắng để
định hướng quan hệ Seoul-Bắc Kinh theo hướng đáp ứng tốt nhất các lợi ích quốc
gia mình. Điều đó đòi hỏi tầm nhìn dài hạn và kiên quyết. Điều này nằm trong số

PAGE 17


những điều quan trọng nhất mà Hàn Quốc phải xem xét khi chọn nhà lãnh đạo tiếp
theo của mình.5

5

/>

PAGE 18


Mục Lục
I. Khái Quát về 2 quốc gia sau 1945. ............................................................................................................ 1
1. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) ................................................................................. 1
2. Đại Hàn Dân Quốc ( Hàn Quốc) ....................................................................................................... 1
II. Quan Hệ Trung – Hàn trên phương diện tổng quát. ........................................................................... 1
III. Quan hệ ngoại giao Trung – Hàn qua từng giai đoạn: ....................................................................... 9
1.

Giai đoạn trước năm 1945 .............................................................................................................. 9

2.

Giai đoạn sau năm 1945 đến 1961 ................................................................................................... 9

3.

Thời tổng thống Park Chung hee và Chun Doo-Hwan (1961-1988) .......................................... 10

4.

Giai đoạn cuối 1980 ........................................................................................................................ 10

5.

Giai đoạn 1980 đến nay. ................................................................................................................. 10

Mục Lục ........................................................................................................................................................ 19


PAGE 19



×