Mục Lục
Đề tài: Quá trình hình thành và cơ sở pháp lý chứng minh chủ
quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ , giai đoạn từ thế kỷ
XVII đến thế kỷ XX.
1
A.
MỞ ĐẦU.
Trước hết phải khẳng định rằng hiện nay vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối
với vùng đất Nam Bộ đã được luật pháp quốc gia và quốc tế thừa nhận, khẳng định
và trên thực tế, từ rất lâu, Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của đất
nước Việt Nam. Chính phủ, luật pháp Campuchia hiện này cũng hoàn toàn thừa
nhận điều này. Nhưng do tính chất phức tạp của lịch sử nên cho đến nay về vấn đề
chủ quyền lãnh thổ vẫn còn có những nhận thức chưa thật đầy đủ. Trên cơ sở trình
bày một cách hệ thống diễn biến lịch sử và phân tích những yếu tố khẳng định tính
chất chính đáng, phù hợp với thông lệ quốc tế của quá trình thụ đắc lãnh thổ phía
nam của dân tộc ta, bài luận này hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở khoa học
và nâng cao thêm hiểu biết về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.
Mặc dù những vướng mắc về biên giới giữa Việt Nam và Campuchia nhiều khi
là những vấn đề cụ thể liên quan tới đường biên giới hiện tại, nhưng cội nguồn của
những vướng mắc đó lại nảy sinh từ lịch sử, trong đó cơ bản nhất, sâu xa nhất là
vấn đề lãnh thổ vùng Nam Bộ. Có một quan niệm cho rằng vùng đất Nam Bộ từ
xưa vốn là lãnh thổ của Campuchia. Lập luận chủ yếu của quan niệm này là đồng
nhất nước Phù Nam ở trung tâm của vùng hạ lưu sông Mê Kông với nhà nước đầu
tiên của người Khmer. Và để giải quyết thoả đáng vấn đề này chúng em sẽ phân
tích về Quá trình hình thành vùng đất Nam Bộ trong tiến trình lịch sử Việt Nam
lịch sử từ thuở sơ khai mở đất cho tới khi Chúa Nguyễn tiến hành Quản lý, Thực
thi và bảo vệ chủ quyền cũng như trong thời kì Pháp thuộc. Những Cơ sở pháp lý
về chủ quyền của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ thể hiện ngay trong quá trình
thụ đắc lãnh thổ bắt đầu từ thế kỷ XVII thông qua hệ thống các văn bản Ngoại giao
như Hòa ước, Hiệp ước, Hiệp đinh,… được Việt Nam và kí với Campuchia cũng
với Việt Nam kí với Pháp, Campuchia với Pháp và các nước khác, được quốc tế
công nhận và những bản đồ lịch sử khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam
trên vùng đất Nam Bộ.
Trong bài luận này, chúng em có tham khảo và sử dụng Luận văn thạc sỹ lịch sử
của tác giả Trịnh Ngọc Thiện về “Chính quyền đại việt và quá trình xác lập chủ
quyền lãnh thổ phía Nam Thế kỉ XI-XVIII “(2013) ,” Quan hệ của Đại Việt với
Chân Lạp trước thế kỉ XX “của Lê Thị Mĩ Trinh (2009), “Nguyên nhân Việt Nam
mất nước vào tay thực dân Pháp” (1802-1884) của tác giả Nguyễn Kim Tường Vy
(2006) cũng như cuốn sách “Lược sử vùng đất Nam Bộ – Việt Nam” của Hội khoa
học Lịch sử Việt Nam, bài nghiên cứu Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam trên vùng
2
đất Nam Bộ của GS.TSKH Vũ Minh Giang và bài viết “Các hiệp định biên giới
Việt Nam – Campuchia thời Pháp thuộc và vấn đề cơ sở chính trị - pháp lý của
đường biên giới Việt Nam – Campuchia” của TS. Nguyễn Sỹ Tuấn, Viện nghiên
cứu Đông Nam Á để làm phong phú có cái nhìn và đánh giá toàn diện về những
vấn đề cần nghiên cứu ở trên. Cũng như khẳng đinh Chủ quyền lãnh thổ không thể
chối cãi của Việt Nam ở vùng đất Nam bộ.
3
B.
NỘI DUNG
Phần 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA NAM BỘ NÓI RIÊNG VÀ VIỆT
NAM NÓI CHUNG.
I.
Vị trí địa lý
“Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, khu vực Đông Nam
Á, ven biển Thái Bình Dương. Việt Nam có đường biên giới trên đất liền dài 4.550
km tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, với Lào và Căm-pu-chia ở phía Tây; phía
Đông giáp biển Đông. Trên bản đồ, dải đất liền Việt Nam mang hình chữ S, kéo dài
từ vĩ độ 23o23’ Bắc đến 8o27’ Bắc, dài 1.650 km theo hướng bắc nam, phần rộng
nhất trên đất liền khoảng 500 km; nơi hẹp nhất gần 50 km.”
Về đặc trưng khí hậu có thể chia ra làm hai vùng miền Bắc và miền Nam, lấy
ranh giới là đèo Hải Vân.
Về đặc trưng vị trí địa lý có thể chia ra thành 3 vùng: Bắc Bộ, Trung Bộ và
Nam Bộ. Riêng Trung Bộ thì được phân thành Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ.
Nam Bộ thì bao gồm Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
II.
Biên giới khu vực và lãnh thổ
Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, vịnh Bắc Bộ và biển
Đông ở phía đông, Trung Quốc ở phía bắc, Lào và Campuchia phía tây. Với tổng
chiều dài đường biên giới là 4.639 km trong đó biên giới với các nước: Trung Quốc
là 1.449,566 km, Campuchia là 1137 km, Lào 2067 km.
Khu vực Nam Bộ được tính từ ranh giới tỉnh Bình Phước xuống phía Nam bao
gồm 17 tỉnh và 2 thành phố. Biên giới phía Tây khu vực Nam Bộ giáp với
Campuchia, phía Đông và phía Nam giáp biển.
Phần 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÙNG ĐẤT NAM BỘ
TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ VIỆT NAM
I. Công cuộc di dân và khai thác vùng đất mới.
4
Căn cứ theo lịch sử để lại thì cuộc Nam tiến không ngừng của dân tộc Việt Nam
ta được tiến hành từ khá sớm. Từ ngày Lê Lợi đuổi được quân Minh, thế nước rất
mạnh, đất đai chật hẹp không đủ cho dân cày cấy, vua Lê Thánh Tôn đã thi hành
chính sách bành trướng vào Nam, lập kế đồn điền, vừa trấn an được biên thùy, vừa
mở rộng được bờ cõi một cách hòa bình. Theo đó, nhà nước sẽ chiêu tập lưu dân
bao gồm những người dân tình nguyện, những người phải lưu trú ngoài biên
cương, những người bỏ làng để trốn đi lính hoặc tránh sưu thuế,… Những người ấy
sẽ được đưa đi khai khẩn đất hoang.
Lúc bấy giờ, phần lãnh thổ miền Nam nước ta vẫn còn hoang sơ, dân thưa đất
rộng, tài nguyên trù phú, người dân mở đất lập chợ buôn bán làm ăn không gặp
nhiều trở ngại.
Từ thế kỷ XVII đã có nhiều người Việt đến hai xứ Đồng Nai và Mỗi Xuy củ
Chân Lạp, tức Biên Hòa, Bà Rịa ngày nay để khai khẩn đất hoang. Vua Chân Lạp
lúc này đang phải đối phó với thế lực Xiêm La nên muốn kết thân với ta, ngỏ ý
muốn cưới một công chúa. Năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên gả con gái là
công chúa Ngọc Vạn cho Quốc Vương Chân Lạp Chey Chettha II. Công chúa
Ngọc Vạn được Chey Chettha II phong làm Hoàng hậu. Với sự ảnh hưởng của
Hoàng hậu Chey Chettha II (sau này là Hoàng thái hậu), cư dân Việt từ Thuận –
Quảng và từ một số địa phương khác vào làm ăn sinh sống ở lưu vực sông Đồng
Nai ngày một đông thêm. Cũng cần phải nói thêm rằng, ngay sau khi gả con gái
Ngọc Vạn cho Chey Chettha II, thiết lập mối quan hệ với triều đình Chân Lạp, năm
1623 chúa Nguyễn đã cho lập thương điếm tại Bến Nghé (nay là Sài Gòn – Thành
phố Hồ Chí Minh) và khuyến khích người dân đến đây làm ăn.
Năm Kỷ Mùi 1679 một tập đoàn di dân lớn của Trung Quốc hơn 3000 người
đứng đầu là Tổng binh Long Môn Dương Ngạn Địch và Tổng binh Cao Lôi Liêm
Trần Thượng Xuyên xin tỵ nạn chính trị ở nước ta. Chúa Hiền cho phép họ xuống
vùng Đông Phố và Mỹ Tho để mở mang đất đai, cất phố lập chợ cho nhân dân sinh
sống và làm ăn.
II.
Quá trình khai phá Đồng Nai – Cửu Long
Vùng Đồng Nai – Đông Phố khi ấy thuộc lãnh thổ Khmer nhưng còn rất hoang
sơ, không được quan tâm chú ý đến.
5
Khi tướng Dương Ngạn Địch kéo xuống chiếm đóng vùng Mỹ Tho còn Trần
Thượng Xuyên ở vùng Đông Phố - Đồng Nai có chạm trán với người Khmer. Do
phong tục cũng như lối sống khác xa nhau nên hai dân tộc không hòa hợp và sinh
ra chán ghét tuy nhiên không một cuộc chiến tranh nào xảy ra mà dần dần người
Cam Bốt rút về miền Thượng Lục Chân Lạp, mặc cho người Hoa và người Việt
khai phá vùng đất này.
Năm 1698 chúa sai thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất Đông Phố,
lấy xứ Đồng Nai đặt huyện Phước Long, lập dinh Trấn Biên (Biên Hòa) còn xứ Sài
Gòn thì đặt huyện Tan Bình, dinh Phiên Trấn. Ngoài ra đặt phủ Gia Định để quản
lý hai dinh này.
Từ năm 1711, Mạc Cửu, một thương nhân người Hoa do không phục nhà Minh
đã tìm đường vào vùng đất Chân Lạp để làm ăn buôn bán, lập nên xứ Hà Tiên, sau
thấy Chân Lạp có biến, giặc ngoại xâm dòm ngó vừa thấy triều đình Nhà Nguyễn
địa vị vững chãi, người Việt thế lực phát triển đã dâng đất Hà Tiên và Phú Quốc
cho chúa Nguyễn, dâng biểu xưng thần mong được làm Hà Tiên trưởng và đã được
chấp nhận. Về sau khi Mạc Cửu mất (1735), Mạc Thiên Tứ (con Mạc Cửu) được
chúa Nguyễn ban cho tiếp quản vùng đất này đã mở ra thêm được 4 huyện: Long
Xuyên (Cà Mau), Kiên Giang (Rạch Giá), Trấn Giang (Cần Thơ) và Trấn Di (Bạc
Liêu) đều mang lên dâng chúa để tạ ơn.
Đến triều Võ Vương, các vua Miên lại nổi loạn.
Năm 1753 vua Chân Lạp tấn công người Côn Man ở trong Nam. Chính quyền
nhà Nguyễn cho Nguyễn Cư Trinh làm quan tham mưu lo việc đánh dẹp.
Năm Đinh Sửu 1757 Nặc Thuận ( chú của vua Miên là Nặc Nguyên) xin hiến
đất Trà Vang (Trà Vinh) và Ba Thắc (Sóc Trăng) để được chúa Võ Vương phong
làm vua. Nhưng không lâu thì bị giết. Cháu của Nặc Thuận là Nặc Tôn chạy sang
Hà Tiên nương nhờ Mạc Thiên Tứ, một lần nữa cầu cứu triều đình nhà Nguyễn.
Chúa Nguyễn bằng lòng giúp đỡ, Nặc Tôn được đưa về nước phong làm vua. Để
trả ơn Võ Vương, Nặc Tôn cắt đất Tầm Phong Long (Châu Đốc và Sa Đéc) tặng
chúa. Rồi cắt năm phủ Hương Úc, Cần Bột, Sài Mạt, Chưng Rừm, Linh Quỳnh để
tạ ơn Mạc Thiên Tứ nhưng Mạc cũng dân hết cho chúa Nguyễn. Võ Vương bèn
nhập vào đất Hà Tiên. Năm 1780 Mạc Thiên Tứ từ trần, không có con nối dõi.
Vùng đất Hà Tiên được sáp nhập vào cơ đồ chúa Nguyễn.
6
Trên vùng đất này chúa Nguyễn đã thực thi nhiều chính sách khuyến khích đặc
biệt đối với việc khai phá đất hoang, cho phép người dân biến ruộng đất khai
hoang được thành sở hữu tư nhân. Các chúa Nguyễn đã cho xây dựng hệ thống
giao thông thủy, bộ và các công trình thủy lợi nhằm phục vụ mục đích dân sinh
đồng thời cũng là để bảo vệ bờ cõi. Ví dụ, năm 1817, đào kênh Thoại Hà; từ năm
1819 đến năm 1824 đào kênh Vĩnh Tế, nối Châu Đốc với Vịnh Hà Tiên, dài 74 km.
Các chúa Nguyễn cũng đã bố trí lực lượng quân sự, thiết lập các đồn thủ “nơi yếu
hại” để chống giặc, giữ dân và bảo vệ chủ quyền. Đồng thời kết hợp chặt chẽ các
công trình xây dựng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên một tuyến phòng thủ
vững chắc ở vùng biên giới”. Có thể nói, vào cuối thế kỷ XVIII, về cơ bản, chính
quyền phong kiến triều Nguyễn và chính quyền phong kiến Campuchia đã xác lập
và thống nhất với chủ quyền đã được phân chia trong phạm vi chủ quyền của mình.
Tuy chưa có một sự đảm bảo bằng văn bản mang tính luật pháp nào nhưng trước
khi thực dân Pháp xuất hiện ở đây thì biên giới giữa Việt Nam và Campuchia đã
được hình thành và tương đối ổn định. Cố nhiên, đây chưa phải là một “đường biên
giới” theo đúng ý nghĩa đầy đủ của nó, nó chỉ có ý nghĩa tương đối, chưa được
phân vạch và cắm mốc. Nó đơn giản chỉ là ranh giới đất đai, rừng núi, sông suối do
cư dân hai bên giáp biên làm chủ. Dân cư thuộc quốc gia nào thì toàn bộ ruộng
nương, rừng núi mà họ sinh sống thuộc chủ quyền của quốc gia đó.
Hệ thống các văn bản ngoại giao chứng minh chủ quyền
của Việt Nam trên vùng đất Nam Bộ.
III.
Trước hết phải khẳng định rằng hiện nay vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối
với vùng đất Nam Bộ đã được luật pháp quốc gia và quốc tế thừa nhận, khẳng định
và trên thực tế, từ rất lâu, Nam Bộ đã là một bộ phận không thể tách rời của đất
nước Việt Nam. Chính phủ, luật pháp Campuchia hiện này cũng hoàn toàn thừa
nhận điều này. Song, lúc này hay lúc khác, người này hay người khác, không phải
không có những ý kiến ngược lại, cho dù họ là thiểu số hoặc ở trong môt thời điểm
nhất định. Mục đích của họ không chỉ là vấn đề đòi lãnh thổ mà qua đó phủ nhận
cơ sở pháp lý của đường biên giới được hình thành trong thời thuộc địa, đi xa hơn,
có người còn muốn trở thành “biên giới lịch sử”. Năm 1959, phái đoàn của
Campuchia ở Liên hiệp quốc đã cho lưu hành một tài liệu với tiêu đề “Nam Kỳ:
lãnh thổ của người Khmer”. Một trong những vấn đề được phía Campuchia nêu ra
là không có một văn bản mang tính pháp lý (cả quốc gia và quốc tế) công nhận chủ
7
quyền của Việt Nam đối với vùng đất Nam Bộ. Tài liệu có đoạn: “không có bất cứ
một vùng lãnh thổ Nam Kỳ nào là phần thưởng được trao cho người An Nam bởi
một quyết định mang tính quốc gia tối cao, cũng như không có cộng đồng các quốc
gia – community of states (Hội nghị, Hội quốc liên – League of Nationans, Tổ
chức Liên hiệp quốc) hoặc một tổ chức pháp lý quốc tế nào thực hiện hành động
như vậy”.
Đúng là, về văn bản pháp lý (không nói đến thực tiễn quản lý và thụ đắc lãnh
thổ), trước khi Thỏa ước ngày 9-7-1870 và Thỏa ước về việc xác định dứt điểm
đường biên giới giữa Vương quốc Campuchia và Nam Kỳ thuộc Pháp (ngày 15-71873) được ký kết thì chưa có một văn bản có tính quốc tế nào đề cập một cách
chính thức và trực tiếp về chủ quyền vùng đất này. Nhưng nói như thế không có
nghĩa là không có một bất kỳ một văn bản mang tính quốc tế nào đề cập, hoặc liên
quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam ở vùng đất Nam Bộ. Đã có khá nhiều tài
liệu liên quan đến chủ quyền ở vùng đất Nam Bộ, bao gồm các Hiệp ước, Hiệp
định, Thỏa ước song phương và đa phương mà giá trị khách quan của nó là gián
tiếp thừa nhận tính hợp pháp của hai Thỏa ước đã ký.
1. Hòa ước quốc tế giữa 3 quốc gia Việt Nam, Cao Miên và
Xiêm La năm 1845
Sau chiến tranh Việt – Xiêm (1841 -1845), Chiến tranh Việt- Xiêm (18411845) là cuộc chiến giữa nước Xiêm La dưới thời Rama III và Đại Nam thời Thiệu
Trị, diễn ra trên lãnh thổ Campuchia (vùng phía Đông Nam Biển Hồ) và Nam
Kỳ (Nam Bộ Việt Nam). Cuộc chiến được chia làm 2 phần chính diễn ra chủ yếu
vào các năm 1842 và 1845.
Phần đầu cuộc chiến xảy ra năm Nhâm Dần (1842) bao gồm nhiều trận lớn nhỏ,
phần lớn đã xảy ra ở Kiên Giang và An Giang thuộc miền Nam Việt Nam.
Theo Bản Triều Bạn Nghịch Liệt Truyện thì đây là cuộc chiến tranh giữ nước quan
trọng của người Việt, phải huy động đến năm ngàn quân và súng lớn do những
tướng giỏi chỉ huy ( Chép lại theo Sơn Nam, Lịch sử An Giang, tr. 12-13.)
Sau đó, cũng theo Việt Nam sử lược, thì ở Chân Lạp, quân Xiêm La lại giở trò
tàn bạo, khiến người Chân Lạp không phục, lại nổi lên và cử người sang cầu cứu
quân đội Việt. Vua Thiệu Trị bèn sai Võ Văn Giải sang kinh lý việc Chân Lạp.
Tháng 6 năm Ất Tỵ (1845), Võ Văn Giải vào đến Gia Định, cùng với Nguyễn Tri
8
Phương, Doãn Uẩn, Tôn Thất Nghị, tiến binh sang đánh Chân Lạp. Tiếp theo,
Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn đem binh truy đuổi liên quân Xiêm La - Chân
Lạp, vây vua Nặc Ông Đôn và tướng Xiêm là Phi Nhã Chất Tri (Chao Phraya
Bodin) ở Ô Đông (Oudon).
Tháng 9 âm lịch năm 1845, Chất Tri sai người sang xin hòa. Qua tháng 11 âm
lịch năm Ất Mùi (tức cuối tháng 11 đầu tháng 12 dương lịch năm 1845) thì Nguyễn
Tri Phương, Doãn Uẩn cùng Chất Tri (Bodindecha) và Ang Duong ký tờ hòa ước ở
nhà hội quán, hai nước đều giải binh. Nguyễn Tri Phương rút quân về đóng ở Trấn
Tây (Nam Vang), đợi quân Xiêm thi hành những điều ước đã định.
Hiệp định này trong đó thừa nhận về mặt pháp lý, Nam Kỳ thuộc về Việt Nam
Sau đó một năm, hiệp ước năm 1846 giữa An Nam và Xiêm đã tái xác nhận về vấn
đề này. Lưu ý là Campuchia cũng tham gia hiệp ước. Với sự kiện này, Raoul Marc
Jennar trong công trình “Các đường biên giới của nước Campuchia cận đại” đã
khẳng định “Về pháp lý, một quá trình bắt đầu từ hơn 200 năm trước đã được thừa
nhận dứt khoát trong một văn kiện pháp lý quốc tế năm 1864, diễn ra 12 năm trước
thời điểm khi các đơn vị quân đội Pháp đầu tiên đến”. Tác giả còn viết tiếp: “Chắc
chắn, với việc tuyên bố chiến tranh với An Nam năm 1859, Campuchia muốn từ bỏ
hiệp ước năm 1846 trong những điều quy định liên quan đến An Nam, nhưng tình
trạng pháp lý được tạo ra như thế không khôi phục được chủ quyền của Campuchia
trên lãnh thổ Nam Kỳ mà Campuchia đã phải từ bỏ qua hiệp ước năm 1846”.
Tháng chạp năm Bính Ngọ (1846), Nặc Ông Đôn dâng biểu tạ tội và sai sứ đem
đồ phẩm vật sang triều cống, nhìn nhận sự bảo hộ song phương của Xiêm và Việt
Nam. Tháng 2 âm lịch năm Đinh Mùi (1847), vua Thiệu Trị phong cho Ang Duong
làm Cao Miên quốc vương (ý trao cho làm chủ toàn cõi Cao Miên gồm cả Nam
Vang lẫn Oudong) và phong cho Ang Mey làm Cao Miên quận chúa (ý trao cho
làm chủ vùng Trấn Tây (Nam Vang) nhà Nguyễn kiểm soát). Thiệu Trị lệnh cho
quân nhà Nguyễn ở Trấn Tây (vùng Nam Vang đến biên giới với Nam Kỳ của Đại
Nam) rút về An Giang. Quân đội Xiêm La do Chất Tri chỉ huy cũng rút
về Battambang (vùng đất Thái Lan chiếm đóng của Campuchia trong suốt thế kỷ
19), Campuchia được độc lập trong vùng lãnh thổ nguyên là đất Trấn Tây giai đoạn
(1836-1840), bao gồm cả Nam Vang và Oudong.
Biên giới Nam Kỳ Lục tỉnh-Cao Miên, tuy chưa theo phong cách phương Tây
hoạch định bằng văn bản hiệp định, nhưng về cơ bản trở về với đường ranh giới
vào khoảng đầu năm 1841, khi Trương Minh Giảng rút quân Trấn Tây về An
9
Giang, và trước khi quân Xiêm-Lạp xâm phạm Hà Tiên, An Giang đầu cuộc chiến.
Biên giới này tồn tại cho đến sau khi Pháp xâm chiếm và ổn định xong Nam Kỳ,
chiếm đóng và bảo hộ Cao Miên, thì được thay thế bởi ranh giới hành chính (nội
bộ trong Liên bang Đông Dương) giữa Cao Miên và Nam Kỳ thuộc Pháp được
hoạch định bởi hiệp định giữa Pháp và triều đình Cao Miên.
Hòa ước quốc tế giữa ba quốc gia (mà đại diện cho Đại Nam (Việt Nam)
là Nguyễn Tri Phương và Doãn Uẩn, đại diện cho Cao Miên (Campuchia) là
vua Ang Duong, đại diện cho Xiêm La (Thái Lan) là vua Chất Tri quy định phần
lãnh thổ Nam Kỳ Lục tỉnh chính thức thuộc chủ quyền Việt Nam, và Campuchia
chịu sự bảo hộ song phương của cả Việt Nam lẫn Thái Lan. Sự bảo hộ song
phương Việt Nam và Thái Lan lên Campuchia chấm dứt, đối với Việt Nam
khi Pháp bắt đầu xâm chiếm Việt Nam từ các tỉnh Nam Kỳ năm 1862-1867 (và
chính thức trong Hòa ước Giáp Tuất (1874)), đối với Thái Lan khi Pháp ký hiệp
ước bảo bộ đối với Campuchia năm 1863.
2. Hiệp ước Việt – Xiêm năm 1847
Năm 1847, hai nước Việt và Xiêm đã ký một bản hiệp ước với sự chứng kiến
của vua Cao Miên là Ang Dương. Đây là một văn bản mang tính pháp lý quốc tế
cao (Hiệp ước) khẳng định vùng đất Nam Kỳ thuộc chủ quyền Việt Nam trước khi
Pháp sang xâm chiếm và đô hộ. Nội dung Hiệp ước, theo các sử gia thì Hiệp ước
đã công nhận Ang Dương là vua Cao Miên, nhưng Cao Miên nhận là chư hầu của
hai nước Việt và Xiêm; triều đình Huế phong vua Ang Dương làm Cao Miên Quốc
vương, trả lại Cao Miên các quận chúa và hoàng tộc hay đại thần đã bị đem sang
giữ ở Việt Nam và ngược lại, Cao Miên xác nhận các đất Nam Kỳ thuộc về Việt
Nam. Vấn đề quan trọng ở đây là Cao Miên đã chấp nhận là chư hầu của Việt
(cùng với Xiêm). Chính vì Cao Miên chấp nhận làm chư hầu của Việt mà nhiều
học giả cho rằng Việt Nam có “quyền bá chủ” đối với Campuchia . Nhờ quyền bá
chủ này mà về sau, khi đặt nền bảo hộ ở Campuchia (1863), Pháp đã sử dụng
quyền bá chủ đó với Campuchia và đổi quyền bá chủ thành quyền bảo hộ (Hiệp
ước bảo hộ Pháp – Campuchia ngày 11-8-1863 có ghi “… Hoàng đế của người
Pháp đã chỉ định đại diện của mình là Chuẩn Đô đốc De la Grandière, Thống đốc
và Tổng chỉ huy ở Nam Kỳ làm nhiệm vụ giải quyết với đức vua Campuchia các
điều kiện, theo đó Hoàng đế của người Pháp đồng ý chuyển các quyền bá chủ của
mình đối với vương quốc Campuchia thành một nước bảo hộ”). Cố nhiên, việc
Pháp sử dụng “quyền bá chủ” của Việt Nam chỉ là một cách tự hành xử, tự nhận
10
của người Pháp mà thôi chứ trong các văn bản chính thức (như Hiệp ước 1862)
không thấy có điều khoản nào thể hiện Việt Nam đã trao quyền đó cho người Pháp.
3. Hiệp ước Nhâm Tuất năm 1862
11
12
13
Hòa ước Nhâm Tuất hay Hiệp ước Nhâm Tuất, hay Hiệp ước Pháp – Tây Ban
Nha và Việt Nam được ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn và trao đổi văn
bản phê chuẩn tại Huế, ngày 14/4/1863 giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự
Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp (hay Thiếp) với đại
diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don
Carlos Palanca Guttiere.
Theo sử liệu thì nguyên nhân chính khiến triều đình Tự Đức phải ký kết hiệp
ước là vì lúc đó ở Bắc Kỳ có các cuộc nổi dậy đang đánh phá dữ dội (đáng kể nhất
là của: Tạ Văn Phụng và Cai Tổng Vàng, Nông Hùng Thạc)...mà trong Nam
Kỳ thì thực dân Pháp đã đánh chiếm được bốn tỉnh là: Gia Định, Định Tường, Biên
Hòa và Vĩnh Long.
Sau khi so sánh hai mối nguy, triều đình Tự Đức bèn sai Phan Thanh
Giản và Lâm Duy Hiệp vào Sài Gòn giảng hòa với thực dân, để có thể đưa đại
quân ra tiêu diệt các cuộc nổi dậy ở đất Bắc đang uy hiếp ngai vàng của dòng họ
Nguyễn.
Hiệp ước có 12 điều, trong đó có điều 3 đề cập đến vấn đề chủ quyền vùng đất
Nam Bộ. Điều 3 của bản hiệp ước quy định “chủ quyền đối với ba tỉnh Biên Hòa,
Gia Định và Định Tường cũng như Côn Đảo được chuyển nhượng hoàn toàn cho
hoàng đế nước Pháp. Đối với chúng ta, Hiệp ước 1862 và sau này còn có hiệp ước
1874 là một nỗi đau, vì với bản hiệp ước đó, đất nước chúng ta đã phải mất đi một
phần máu thịt thiêng liêng của mình. Song, mặt khác nó đã một lần nữa thừa nhận,
vùng đất này vốn là của Việt trước khi bị “chuyển nhượng” cho thực dân Pháp, vì
theo nguyên tắc, chỉ có chủ nhân của nó mới có quyền “chuyển nhượng” cho một
đối tượng khác Điều này đã được chính chính phủ Pháp khẳng định lại trong thư
gửi cho Quốc vương N.Sihanuk ngày 8-6-1949 rằng “Chính từ triều đình Huế mà
Pháp nhận được toàn bộ miền Nam Việt Nam (…). Về pháp lý, nước Pháp có cơ sở
để thỏa thuận với Hoàng đế Bảo Đại việc sửa đổi quy chế chính trị của Nam Kỳ và
chính là với Chính phủ Việt Nam ngày nay”.
4. Hiệp ước Giáp Tuất 1874
Hoà ước Giáp Tuất 1874 là bản hiệp định thứ hai giữa triều Nguyễn và Pháp,
được ký vào ngày 15 tháng 3 năm 1874 với đại diện của triều Nguyễn là Lê Tuấn Chánh sứ toàn quyền đại thần, Nguyễn Văn Tường - Phó sứ toàn quyền đại thần và
đại diện của Pháp là Dupré - Toàn quyền đại thần, Thống đốc Nam Kỳ. Hoà ước
gồm có 22 điều khoản với nội dung chính là thay thế bản Hòa ước Nhâm Tuất
14
1862, công nhận chủ quyền vĩnh viễn của Pháp ở Nam Kỳ, lệ thuộc về chủ quyền
ngoại giao, mở cửa cho Pháp tự do buôn bán tại các cảng biển và trên sông Hồng
cùng tự do truyền đạo.
Sau khi ký Hoà ước Nhâm Tuất 1862, Pháp chiếm đóng và cai trị 3 tỉnh miền
Đông Nam Kỳ. Pháp quyết định xâm chiếm và lấy nốt 3 tỉnh miền Tây còn lại của
Nam Kỳ, và đến năm 1867 họ đã lấy nốt thành công 3 tỉnh này sau khi Kinh lược
sứ Phan Thanh Giản quyết định giao các thành cho Pháp do biết không chống đỡ
nổi.Sau khi củng cố Nam Kỳ, nhân sự rối ren ở Bắc Kỳ, Pháp đã quyết định từng
bước tiến ra với mục đích chiếm lấy Bắc Kỳ. Để mục đích được thuận lợi, Pháp ra
những yêu sách rất ngang ngược với triều đình Huế về các quyền lợi ở Bắc Kỳ rồi
đưa quân ra và chiếm lần lượt các thành Hà Nội, Nam Định, Ninh Bình, Hải
Dương.
Tình hình diễn ra ở Bắc Kỳ cũng như sự chiếm đóng các tỉnh Tây Nam Kỳ dẫn
tới vi phạm vào bản Hòa ước Nhâm Tuất 1862 mà hai bên đã ký, và dẫn tới việc
Pháp thay thế hiệp ước mới bằng bản Hoà ước Giáp Tuất 1874 có lợi hơn cho
Pháp.
15
16
17
Hiệp ước có 22 điều khoản, trong đó có khoản V của văn bản Triều đình Huế và
điều 5 của văn bản của bộ ngoại giao Pariscó đề cập đến vấn đề chủ quyền của
vùng đất Nam Bộ:
Văn bản của Triều đình Huế
Khoản thứ V: Vua nước Đại Nam
biết rõ địa hạt nước Đại Pháp hiện
được cai trị, tức là 6 tỉnh: Gia Định,
Biên Hòa, Định Tường, Vĩnh Long,
An Giang, Hà Tiên, phía Đông Giáp
biển và địa đầu phía tây tỉnh Bình
Thuận nước Đại Nam, đều về quản
hạt của nước Đại Pháp, riêng giữ
quyền tự hữu. Duy nước Đại Nam có
phần mộ quê ngoại về họ Phạm, họ
Hồ cộng 14 sở; trong đó họ Pham 11
sở, ở thôn Tân Niên đông và Tân
Quan đông thuộc tỉnh Gia Định; họ
Hồ 3 sở ở thôn Linh Chiểu tây và xã
Tân Mai thuộc tỉnh Biên Hòa, các mộ
ấy nghiêm cấm các hạng người đều
khôn được xâm phạm. Nước Đại
Pháp lại xin trích 200 mẫu ruộng đất
gần mộ, trong số đó giao cho họ
phạm 100 mẫu, họ Hồ 100 mẫu để
làm nhu phí lo giữ các phần mộ. Còn
như ruộng đất ấy và nhân đinh họ
Phạm, họ Hồ, nước Đại Pháp đều
miễn trừ đi lính, đi phu và các thuế
đinh thuế điền.
Văn bản của bộ ngoại giao Paris
Điều 5: Đức Hoàng thượng Vua
nước An Nam công nhận chủ quyền
toàn vẹn của nước Pháp trên các
vùng lãnh thổ do nớc Pháp hiện đang
chiếm giữ và bao gồm trong trong
các giới hạn như sau:
Về phía Đông: vùng biển Trung
Quốc và Vương Quốc An Nam (tỉnh
Bình Thuận);
Về phía Tây: vịnh Xiêm La (Thái
Lan);
Về phía Nam: vùng biển Trung
Hoa;
Về phía Bắc: Vương quốc
Campuchia và Vương quốc An Nam
(tỉnh Bình Thuận);
Mười một ngôi mộ của họ Phạm ở
trên đất các làng Tân Niên Đông và
Tân Quan Đông (tỉnh Sài Gòn) và ba
ngôi mộ của họ Hồ ở trên các làng
Linh Chung Tây và Tân Mai (tỉnh
Biên Hòa), không thể bị mở ra, đào
xới, xâm phạm hay hủy hoại được.
Sẽ cấp một lô đất rộng 100 mẫu cho
các ngôi mô nhà họ Phạm và một lô
tương đương như thế cho nhà họ Hồ.
Hoa lợi thu được trên các lô đất nầy
được dùng để gìn giữ và bảo toàn các
ngôi mộ và chu cấp các gia đình lo
việc trông nôm các phần mộ. Các lô
đất được miễn các thứ thuế và những
18
người trong dòng họ Phạm, Hồ cũng
sẽ được miễn thuế thân, khỏi thi hành
quân dịch hay đi dân công.
5. Hiệp ước bí mật Xiêm – Campuchia (1/12/1863)
Cũng có thể có người cho rằng các văn bản mang tính pháp lý quốc tế nói trên
được xác lập với sự tham gia của Việt Nam và Pháp, đương nhiên sẽ có những điều
khoản có lợi cho Việt Nam (cũng có nghĩa là có lợi cho Pháp). Nhưng trong thực tế
cũng có những văn bản pháp lý không có sự tham gia của Việt Nam và Pháp vẫn
chứng tỏ rằng vùng đất Nam Kỳ thuộc chủ quyền Việt Nam. Đó là Hiệp ước bí mật
Xiêm – Cao Miên ngày 1-12-1863 được ký giữa một bên là ông Phya
19
Rajawranukul – người được trao toàn quyền của vua Xiêm và bên kia là ông Phra
Norôđôm Phrôm Briraksa Maha Uperat – Phó vương Campuchia và ông Phra
Harirat Danai Krai Keofa, cùng với một số quý tộc Campuchia khác. Hiệp ước có
đoạn viết: “Campuchia nằm giữa các lãnh thổ Xiêm, Nam Kỳ và các vùng đất
thuộc Pháp, do đó việc ký hiệp ước giải quyết những vấn đề cũ và mới dùng làm
kim chỉ nam cho các nhà cai trị và các nhà quý tộc của Campuchia, hiện nay và
trong tương lai, cũng như các nhà cai trị các bang khác nhau của Xiêm là phù
hợp”. Lời văn trên chứng tỏ cả Campuchia và Xiêm đều công nhận Nam Kỳ là một
vùng đất không phải là của Campuchia (“Campuchia nằm giữa các lãnh thổ Xiêm,
Nam Kỳ”); điều đó cũng có nghĩa là vùng đất Nam Kỳ thuộc về Việt Nam.
Dưới đây là bản trích của hiệp ước bí mật này:
Với mong muốn thịnh vượng và hạnh phúc gia tăng và bao trùm lên đất nước
Campuchia
Giữa một bên là ông Phya Rajawaranukul, người được trao toàn quyền của Đức
vua Xiêm Somdetch Phra Paramendr Maha Mongkut và của các Bộ trưởng trong
Nội các Hoàng gia để giải quyết các vấn đề của Căm-phu-chi-a, và bên kia là ông
Phra Norodom Phrom Briraksa Maha Uparat, Khâm sai của Quốc vương
Campuchia, ông Phra Harirat Danai Krai Keofa, cùng với các nhà quý tộc
Campuchia sau đây:
Phya Sri Thamarat, Phya Kalahom, Phya Wang Waravenchai, Phya Phi Phit
Sorakrai, Phya Chakri Thebodi, Somdetch Chaitha Montri, Somdetch Chow Phya
Waratom Pahu, Phya Attibodi Senath đã ký một hiệp ước nhằm bảo đảm hoà bình,
phồn vinh cho các quan cai trị và cư dân Campuchia.
Mong muốn các nhà chức trách các tỉnh, các thương nhân đến Campuchia nắm
được Hiệp ước này và chấp hành đúng vì các vua nước Xiêm đã giúp Campuchia
rất nhiều trong việc giúp đỡ, bảo vệ Campuchia từ khi bắt đầu thời kỳ hiện tại.
Campuchia nằm giữa các lãnh thổ Xiêm, Nam Kỳ và các vùng đất thuộc Pháp,
do đó đây là lúc thích hợp để ký kết một Hiệp ước giải quyết những vấn đề cũ và
mới dùng làm kim chỉ nam cho các nhà cai trị và các nhà quý tộc của Campuchia,
hiện nay và trong tương lai, cũng như các nhà cai trị các bang khác nhau của Xiêm.
Tất cả mọi người phải làm theo đúng các điều khoản của Hiệp ước này.
20
6. Quyết định về việc phân định đường biên giới Campuchia
(9/7/1870)
Theo cuốn “Lịch sử biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng
giềng” thì để chuẩn bị cho việc soạn thảo và ký kết thỏa ước, tháng 3-1970, một
Ủy ban liên hợp Pháp – Campuchia đã được thành lập. Ủy ban này có nhiệm vụ
nghiên cứu vạch ra một đường biên giới giữa Nam Kỳ và Campuchia. Trong tháng
3-1870, Ủy ban này đã tiến hành phân ranh trên thực địa và cắm được 19 cột mốc
từ bờ sông Tônlê Tru (mốc No1) đến Hưng Nguyên (mốc No19). Do có sự khiếu
nại của phía Campuchia nên khi ký Thỏa ước ngày 9-7-1870, Ủy ban chỉ xác nhận
đoạn ranh giới từ bờ sông Tônlê Tru (vị trí mốc No1) đến điểm rạch Tà Sang gặp
rạch Cái Cậy (vị trí mốc No 16), hủy bỏ đoạn ranh giới từ mốc No 17 đến mốc No
18 đến Hưng Nguyên nhưng lại nhượng phần đất nằm giữa rạch Cái Cậy và rạch
Cái Bác (tức rạch Beng Gô hay sông Vàm Cỏ) cho phía Campuchia, đổi lại 486
nóc nhà hợp thành các làng Snok Tranh, Bang Chnum và dành cho Nam Kỳ thuộc
Pháp dải đất dọc theo hai bên sông Vàm Cỏ. Điều đáng lưu ý là theo Thỏa ước này
thì “đường ranh giới sẽ được vạch sau…”.
Sau khi ký Thỏa ước 1870, chính quyền thực dân đã tiến hành nghiên cứu để
hoạch định đoạn biên giới giữa Hà Tiên (lúc đó là một quận thuộc Nam Kỳ) và
Campuchia. Biên bản hoạch định ranh giới ký ngày 23-1-1872 và ngày 5-4-1876
đã xác định một cách cụ thể đoạn từ cột mốc No 124 đến bờ biển Hà Tiên: “Đường
biên giới giữa Vương quốc Campuchia và Nam Kỳ thuộc Pháp (quận Hà Tiên)
xuất phát từ phía Đông đi theo kênh Vĩnh Tế đến nơi mà kênh này gặp rạch Giang
Thành, cách Hà Tiên 2 km, từ điểm này ranh giới được tạo thành do một thành lũy
cũ của An Nam sau khi kéo dài 8.040m đến gặp vịnh Xiêm ở điểm tên là Hòn Táo
ở vĩ tuyến 10023’15” Bắc” (Biên bản hoạch định đoạn biên giới Campuchia giáp
với quận Hà Tiên, ngày 32-1-1872).
Dưới đây là bản trích Quyết định về việc phân định đường biên giới Campuchia
Quyền thống đốc, Phó Đô đốc Hài quân, Tổng chỉ huy
QUYẾT ĐỊNH
Sau khi đã xem xét dự thảo phân định đường biên giới được trình bày trên danh
nghĩa của nhà Vua và dự thảo do Ủy ban của Pháp đề xuất, Ủy ban đã quyết định:
21
Đường biên giới vẫn giữ nguyên như đã xác định từ cột mốc số 1 (ở cửa sông
Prach-Prien) cho đến cột mốc số 16 (ở Ta-Sang trên sông Cái Cậy).
Vùng đất nằm giữa Cái Bạch và Cái Cậy thuộc lãnh thổ của Pháp (với thu nhập
hàng năm vào khoảng 1.000 fr) sẽ được chuyển nhượng cho Campuchia để đổi lấy
486 ngôi nhà tạo thành các làng ở khu vực Sóc Trăng và Bang-Chrum.
Cột mốc số 17 và 18 và các số tiếp theo cho đến Hung-nguyên sẽ được huỷ bỏ;
Campuchia giữ lại toàn bộ khu vực lãnh thổ hiện có người Campuchia của các tỉnh
Preyveng Boni Fuol, Sóc-Thiet sinh sống.
Đường ranh giới sẽ được xác định sau và phía Pháp sẽ tiếp tục sở hữu dải đất
chạy dọc theo sông Vàm Cỏ, do người An Nam cư trú hoặc khai thác.
Sài Gòn, ngày 09 tháng 7 năm 1870
VIAL-RHEINART
Chuẩn y:
Quốc vương Campuchia NORODOM
Thống đốc, Phó Đô đốc Hải quân:
DE CORNULIER-LUCINIÈRE
Thỏa ước về việc xác định đường biên giới giữa Vương
quốc Canpuchia và Xứ Nam Kỳ thuộc Pháp ( 15/7/1873)
7.
Ngài Préa Bat Som Dâch Prea Norodom Baroui Réam Té Véa Tanâ Préa Chau
Crung Campuchia Thip Phdey, vua Campuchia,
Và ông Phó Đô đốc Hải quân Dupré (Marie-Jules), Thống đốc và Tổng tư lệnh
xứ Nam Kỳ, thay mặt Chính phủ Pháp;
Mong muốn xác định dứt điểm, qua thoả thuận, đường biên giới giữa Vương
quốc Campuchia và xứ Nam Kỳ thuộc Pháp, sau khi đã cho tiến hành nghiên cứu
địa hình khu vực để có cơ sở xác định đường phân giới theo các dòng chảy hoặc
các chỗ lồi lõm đủ bền vững và rõ ràng nhằm tránh mọi tranh cãi về sau, đã thông
qua và ký vào thoả ước này, gồm các điều khoản sau:
22
Biên giới giữa xứ Nam Kỳ thuộc Pháp và vương quốc Campuchia sẽ được đánh
dấu bằng các cột mốc có đánh số, có ghi chú nêu công dụng của cột. Tổng số cột
mốc là 124. Cột mốc số 1 sẽ được đặt ở điểm cực Đông của đường biên giới và các
cột tiếp theo sẽ tiến dần về hướng Tây, theo trật tự tự nhiên của các con số, cho đến
cột số 124, đặt cách kênh Vĩnh Tế và làng Hoa Thanh của xứ An Nam 1200 mét về
phía Bắc.
Đường biên giới này sẽ đi qua những điểm chính sau:
Điểm bắt đầu là cột mốc số 1 đặt trên bờ con sông nhỏ Tonlé Tru; hướng chung
của đường biên giới là đi về hướng Tây Nam và đi ngang qua các làng Sroc Tun,
Sroc Papan, Sroc Banchrung, Rung Knoch, Sroc Tranh, Sroc Chung Ngon,
Phumandet, Sroc Câe, Sroc Kompong Menchey (hay Bengo), đi theo bờ Cái Bắc,
ngược tả ngạn của sông Cái Cây, đi qua Phum Kompong Cassang; Sroc Tameng,
Sroc Tahong, Sroc Chéo, Phum Bathu, Sroc May, Sroc Rach Chanh, Sroc Tanu, đi
theo bờ Bắc rạch Chris Asey (tên An Nam là Ta Du); đi theo bờ Bắc Rach Banan,
cắt sông Hậu ở phía Nam đảo Co Ki (tên An Nam là cù lao Cái Sen); đi qua giao
điểm của Prèk Croch và Prèk Slot; rồi theo đường song song với kênh Vĩnh Tế ở
phía Bắc, đền làng Giang Thành và từ đó đi thẳng tới Hà Tiên để kênh Prèk Croch
về phía Đông.
Được ký và đóng dấu tại Phnom Penh, ngày 15 tháng 7 năm 1873, tương ứng
với ngày 5 (rôch), tháng Asat, năm Roca Panhcha Sac, 1235 theo lịch Campuchia.
Đã đóng dấu
(Con dấu Vương quốc )
Đã ký
Phó Đô đốc Hải quân DUPRÉ
Ngày 15-7-1873, Quốc vương Campuchia Nôrôđôm và Thống đốc Nam Kỳ,
Chuẩn đô đốc Dupré nhân danh Chính phủ Pháp đã ký Thỏa ước về biên giới giữa
Vương quốc Campuchia và Nam Kỳ thuộc Pháp. Đường biên giới được hai bên
nhất trí thỏa thuận lần này có đặc điểm nổi bật so với đường biên giới trong thỏa
ước 1870. Đó là một đường biên giới được xác định dứt khoát và dựa vào các con
sông hay các biến đổi địa hình khá ổn định và rõ ràng để tránh mọi tranh chấp về
sau. Thỏa ước cũng đã quy định các điểm chính mà đường biên giới sẽ đi qua.
Điểm xuất phát là tại cột No 1 đặt trên bờ con sông nhỏ Tonle Tru đến làng Giang
Thành và từ đó đi thẳng đến Hà Tiên.
23
Với hai Thỏa ước nói trên đường biên giới giữa Campuchia và Nam Kỳ đã
được xác lập. Tuy nhiên do có những phát sinh trong quá trình quản lý thực tế, nên
sau đó, đường biên giới này – dù được xác định là “dứt khoát” như trong Thỏa ước
1873 – đã được sửa đổi, điều chỉnh ở một số điểm bởi các Nghị định khác nhau của
Toàn quyền Đông Dương. Cụ thể:
1. Nghị định ngày 10-12-1898: sửa đổi một đoạn trên biên giới giữa Tây Ninh
và tỉnh Svey-riêng.
2. Nghị định ngày 20-3-1899: điều chỉnh đoạn biên giới từ mốc No 41 đến mốc
No 50 thuộc tỉnh Long An và Svey – riêng.
3. Nghị định ngày 31-7-1914: Nghị định này có 4 điều, trong đó có 3 điều sửa
đổi biên giới liên quan đến các đoạn biên giới:
* Đoạn biên giới giữa tỉnh Hà Tiên và Campot.
* Đoạn biên giới giữa tỉnh Tây Ninh và Prey-veng.
* Đoạn biên giới giữa tỉnh Thủ Dầu Một và Kôngpông Chàm.
4. Nghị định ngày 6-12-1935: Nghị định này thay đổi ranh giới các tỉnh Châu
Đốc (Nam Kỳ) và Candal (Campuchia) giữa sông Mê Công và sông Bassac.
5. Nghị định ngày 11-12-1936: Nghị định này thay đổi ranh giới giữa các tỉnh
Châu Đốc (Nam Kỳ) và Prey Veng (Campuchia).
Tính hợp thức của các Thỏa ước 1870, 1873
Một số người nghi ngờ về tính hợp thức của các Thỏa ước năm 1870 và 1873.
Họ cho rằng Vua Campuchia bị chính quyền Pháp ép ký vào các bản Thỏa ước
năm 1870 và 1873, rằng đó là những bản thỏa ước bất bình đẳng, được ký giữa một
nước mạnh và một nước yếu, một nước bảo hộ (Pháp), một nước bị bảo hộ
(Campuchia). Vì sự chênh lệch, sự bất bình đẳng đó nên các thỏa ước trên không
giá trị, hoặc bị vô hiệu.
Về vấn đề này, năm 1949, để trả lời Công chúa Yukanthor tại Quốc hội Pháp,
Bộ trưởng Bộ Hải ngoại Pháp nhắc lại rằng các Thỏa ước năm 1870 và 1873 đã có
sự thỏa thuận của Campuchia và nhiều biên bản xác định ranh giới, thí dụ ở Hà
Tiên, đã được hai bên nghiên cứu kỹ rồi chấp thuận”. Sau đó, năm 1957, trong một
công hàm gửi Bộ Ngoại giao Campuchia, Đại sứ Pháp ở Phnôm Pênh cũng khẳng
định lại tính cách vô tư của các Thỏa hiệp năm 1870 và 1873. Mặt khác, nhiều
24
người đặt câu hỏi, nếu như đã có một sự ép buộc – như một số người nêu ra, thì tại
sao trong các Hiệp ước sau này như Hiệp ước 1884, không thấy một điều khoản
nào của phía Campuchia đưa ra để bảo lưu vấn đề vùng đất Nam Bộ…
Cũng có người căn cứ vào điều 3 của Hiệp ước Pháp – Xiêm năm 1867 mà cho
rằng việc làm của người Pháp nói trên là trái với những cam kết giữa hai nước
(Pháp – Xiêm) (Sarin Chhak trong luận văn tiến sỹ “Các đường biên giới của
Campuchia”) và Công hàm của Bộ Ngoại giao Campuchia gửi Đại sứ Pháp tại
Phnôm Pênh ngày 10-1-1965 đều cùng quan điểm rằng biên giới do chính quyền
thuộc địa quy định tại hai thỏa ước 1870 và 1873 đã dẫn đến kết quả là lấy đất của
Campuchia cho Nam Kỳ. Như vậy trái với Hiệp ước Pháp – Xiêm ngày 15-71867).
Về vấn đề này, các nhà luật học cho rằng, tuy sự cam kết có lợi cho Campuchia
nhưng Campuchia không phải là một trong các bên tham gia ký Hiệp ước (chỉ là
bên thứ 3 có liên quan), do vậy, về phương diện pháp lý, Campuchia không đủ tư
cách để bắt buộc Pháp hay Xiêm phải thi hành các điều đã cam kết. Các nhà luật
học còn cho biết rằng đã từng có các án lệ quốc tế diễn ra theo chiều hướng này.
Mặt khác, bản thân lời văn của Hiệp ước đã phân biệt hai đối tượng rõ ràng:
một bên là Campuchia (thuộc xứ bảo hộ) và một bên là Nam Kỳ (thuộc xứ thuộc
địa). Nên khi Pháp cam kết không sát nhập (thôn tính) Campuchia vào Nam Kỳ thì
chỉ có thể hiểu rằng Pháp cam đoan duy trì chế độ bảo hộ của họ ở Campuchia và
không biến Campuchia thành xứ thuộc địa như Nam Kỳ.
Cũng không nên quên rằng, vào thời điểm ký hai Thỏa ước này, Nôrôđôm vẫn
còn là Vua của một quốc gia. Dù đó là Vua của một quốc gia được đặt dưới sự bảo
hộ của Pháp, thì về mặt pháp lý, vẫn còn có địa vị tương đối. Do vậy, không thể nói
rằng các Thỏa ước này là vô hiệu.
Bối cảnh dẫn tới hiệp ước Elysée ngày 8 tháng 3 năm
1949 - Pháp trao trả Nam kỳ cho Việt Nam
8.
Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, lực lượng Việt Minh, do lãnh tụ Đảng Cộng
Sản Đông Dương Hồ Chí Minh lãnh đạo giành được chính quyền, tuyên bố thành
lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Vua Bảo Đại buộc phải thoái vị.
Năm 1946, đàm phán giữa Pháp và chính Phủ Hồ Chí Minh thất bại, chiến sự
đông dương bùng nổ. Người Pháp đã gặp phải sự chống cự quyết liệt và có hiệu
25