Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Đề thi trắc nghiệm dược lâm sàng 2 mới nhất 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.95 KB, 11 trang )

THI LÝ THUYẾT DƯỢC LÂM SÀNG 2 LỚP………….
NĂM 20……….
THỜI GIAN 60 PHÚT
Lưu ý:



Đề thi gồm 60 câu trắc nghiệm và 2 tình huống lâm sàng
Không sử dụng viết đỏ, viết chì và viết xóa

PHẦN 1.TRẮC NGHIỆM
1.Run đầu chi là tác dụng phụ của thuốc nào sau đây?
a.corticoids

b.beta2 – adrenergic

c.cromolyn

d.theophyllin

e.Ipratropium

2.Thuốc kháng sinh histamine nào có thể sử dụng cho bệnh nhân hen suyễn
a.Chlorpheniramin

b.Ketotifen

c.Loratadin

d.Fexofenadin


e.cetirizin

3.Trong dự phòng cơn hen suyễn nên cho bệnh nhân sử dụng thuốc salmeterol trước khi tham gia thể thao ít nhất
khoảng thời gian bao lâu?
a.15 phút

b.30 Phút

c.60 phút

d.120 phút

e.180 phút

4.Tác dụng phụ thường gặp của colchicin là gì?
a.Rối loạn tiêu hóa, nhất là tiêu chảy

b.Gây đau và hoại tử tại chỗ khi IV

d.Tổn thương gan thận nặng

e.Gây độc gan ngay cả ở liều điều trị

c.Suy tủy

5.Điều khiện để sử dụng thuốc tăng thải acid uric sau đây đều đúng NGOẠI TRỪ?
a.Tuổi dưới 60
b.Tăng acid uric máu do sự giảm bài tiết acid uric
c.không có tiền sử sỏi thận
d.Tốc độ lọc qua cầu thận trên 80ml/p

e.Không có tiền sử suy gan
6.Các thuốc sau đây có thể gây tương tác làm tăng nồng độ colchicin, NGOẠI TRỪ?
a.Clarithromycin

b.Erythromycin

c.Azithromycin d.Diltiazem

e.Verapamil

7.Lê S đang sử dụng carbidopa/levodopa 25mg/100mg x 4 lần/ngày và trihexyphenidyl 2mg x 3 lần/ngày đề điều
trị Parkinson. Vợ ông S khai ông thường táo bón, khô miệng, và hay quên. Cách điều chỉnh tốt nhất để giải quyết
các triệu chứng trên là:
1


a.Tăng liều carbidopa/levodopa
b.Tăng liều trihexyphenidyl
c.Giảm liều carbidopa/levodopa
d.Giảm liều trihexyphenidyl
e.Thêm benzitropin
8. Khi sử dụng carbidopa/levodopa, cần thận trọng khi phối hợp các thuốc sau:
a.Sắt sulfat

b.Entacapon

c.Trihexyphenidyl

d.Seligelin


e.Ropinirol

9.Tác dụng phụ hay gặp của trihexyphenidyl:
a.Nhão mô

b.Táo bón

c.Giảm nhận thức

d.câu (b),(c) đúng

e. câu (a), (b), (c) đúng

Tình huống cho câu hỏi 10 và 11:
Bệnh nhân Lê T, 44 tuổi được chẩn đoán trầm cảm và kê đơn citalopram 6 tuần nay.Tuần đầu tiên, bệnh nhân có
đi phân lỏng và nhức đầu. Hiện nay, sau khi tái khám cho thấy các biểu hiện trầm cảm thuyên giảm
10.Bước tiếp theo trong quá trình điều trị bệnh nhân trên là:
a.Giảm liều citalopram b.Duy trì trị liệu citalopram như hiện nay
d.Ngừng citalopram

c.cần tăng liều citalopram

e.Thay bằng fluoxetin

11.Tác dụng phụ thường gặp nhất trên bệnh nhân Lê t. có thể có:
a.Lãnh cảm

b.Mất ngủ

c.Run


d.Nôn mửa

e.Táo bón

12.Các thức ăn nào sau đây cần phải hạn chế khi sử dụng IMAO?
a.Phô mai, gan bò, heo, gà

b.Các loại mắm từ cá, cá khô

d.Câu (a), (b) đúng

e.Câu (a), (b), (c) đúng

c.Nước cam

13.Phát biểu nào ĐÚNG NHẤT về thuốc chống trầm cảm?
a.Tất cả các thuốc đều phát huy tác dụng sau 48h
b. Các thuốc khác nhau sẽ có hiệ quả điều trị khác nhau rất rõ rệt
c.Từ 65 – 85% bệnh nhân trầm cảm sẽ có đáp ứng tốt với thuốc chống trầm cảm
d.So với các thuốc cổ điển (ví dụ TCA), các thuốc mới cải thiện về thời gian tác động
e.Các thuốc nhóm SSRI ít gây rối loạn chức năng sinh dục
14.Trong các thuốc sau đây, thuốc nào ít gây rối loạn chức năng sinh dục nhất?
2


a.Citalopram

b.Bupropion


c.Sertralin

d.Fluoxetin

e.Paroxetin

15. Một bệnh nhân 65 tuổi bị chứng trầm cảm tái diễn được đưa đến bệnh viện do ý định tự tử, ông có phì đại tiền
liệt tuyến và có tiền sử động kinh, có thể sử dụng thuốc nào sau đây?
a.Amitryptilin

b.Sertralin

c.Bupropion

d.Nortryptlin

e.Duloxetin

16.Việc bổ sung lithium trong điều trị trầm cảm sẽ phù hợp trong trường hợp nào sau đây?
a.Có hiện tượng rối loạn lưỡng cực

b.Khi sử dụng các thuốc gây nghiện

e.Suy giáp

d.Có ý định tự tử

e.Dạng sử dụng dược liệu Saint John’s wort

17.Điều nào sau đây đúng với Enoxaparin

a.Nên sử dụng warfarin 72h sau khi dùng Enoxaparin
b.sử dụng bằng đường IV
c.Hiệu lực chống đông do ức chế cả thrombin và yếu tố Xa
d.Có thể gây giảm tiểu cầu
e.Câu (a), (d) đúng
18.Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng heparin không phân đoạn là:
a.Tăng tiểu cầu

b.Giảm tiểu cầu

c.Tím tái đầu chi

d.Gây quái thai

e.Câu (b),(d) đúng

19.Một bệnh nhân 70 tuổi, tiền sử huyết khối TM sâu, tăng huyết áp và đang sử dụng warfarin. INR mục tiêu của
bệnh nhân này là:
a.1,8 – 2,5

b.2,0 – 3,0

c. 2,5 – 3,5

d. 3,0 – 4,0

e.>4,0

20.Tác dụng phụ thường gặp khi điều trị với các thuốc ức chế dipeptidyl peptidase 4:
a.Nhiễm trùng tiểu


b.Đầy hơi

c.Nhức đầu, viêm mũi hầu

d.Tiêu chảy

e.Hạ đường huyết quá mức

21.Theo Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) 2014, rối loạn đường huyết đói được định nghĩa:
a. Đường huyết đói >=100mg/dl và <126mg/dl + nghiệm pháp dung nạp glucose bình thường
b.Đường huyết đói >=100mg/dl và <140mg/dl + nghiệm pháp dung nạp glucose bình thường
c.Đường huyết đói >=110mg/dl và <126mg/dl + nghiệm pháp dung nạp glucose bình thường
d.Đường huyết đói >=110mg/dl và <140mg/dl + nghiệm pháp dung nạp glucose bình thường
e.Đường huyết đói >=100mg/dl và <126mg/dl và không tiến hành nghiệm pháp dung nạp glucose
3


22.Một bệnh nhân nữ 45 tuổi, cao 154cm, nặng 72 kg, đái tháo đường, tăng huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid.
Kết quả xét nghiệm đường huyết đói = 180mg/dl.Đường huyết sau ăn = 220mg/dl, serum creatinine = 1,1mg/dl,
AST 60U/L, ALT = 55U/L. Sau 3 tháng thay đổi chế độ ăn và vận động thể lực, đường huyết vẫn không giảm.
Thuốc được ưu tiên lựa chon cho bệnh nhân này:
a.Gliclazide

b.Repaglinide

c.Metformin

d.Acarbose


e.Insulin

23.Chọn ý đúng về metformin:
a.Chống chỉ định trên bệnh nhân suy thận nặng
b.Được ưu tiên chỉ định cho bệnh nhân đái tháo đường kèm rối loạn chuyển hóa
c.Gây hạ đường huyết trên bệnh nhân không bị đái tháo đường
d.Không nên phối hợp với exenatide hoặc chất ức chế dipeptidyl peptidase 4
e.Câu (a), (c) đúng
24. Theo khuyến cáo cảu hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) 2012, phối hợp thuốc nào sau đây KHÔNG
đươc khuyến cáo trong việc phối hợp 2 thuốc hạ đường huyết cho bệnh nhân (dual therapy):
a.Metformin +sulfonylurea
b.Sulfonylurea + Insulin
c. Metformin + insulin
d. Sulfonylurea+ ức chế DPP – IV
e. Câu (b), (d) đúng
25. Bệnh nhân nữ 60kg, đái tháo đường type 2 được chỉ định insulin glargine 40U, ống tiêm 2ml, tiêm 0,2 UI/kg,
mỗi buổi tối trước khi đi ngủ. Cần phải hướng dẫn bệnh nhân lấy bao nhiêu ml insulin regular trong mỗi ống
tiêm?
a.0,8ml b. 2,4ml

c.1,2ml d.0,6ml

e.0,3ml

26.Bệnh nhân A được chẩn đoán là đái tháo đường type 2, các giá trị đo được đường huyết đói = 125mg/dl, đường
huyết sau ăn = 250mg/dl. Lựa chọn thuốc nào là phù hợp với bệnh nhân này
a.Gliclazide

b.Acarbose


c.Repaglinide

d.Metformin

e. . Câu (b), (c) đúng

27.Viêm phổi bệnh viện được phân thành:
a.Viêm phổi bệnh viện bình thường và viêm phổi bệnh viện liên quan đến thở máy
b.Viêm phổi bệnh viện điển hình và viêm phổi bệnh viện không điển hình
c.Viêm phổi bệnh viện khởi phát sớm và viêm phổi bệnh viện khỏi phát muộn

4


d.Viêm phổi bệnh viện có, không có nguy có kháng thuốc
e. Câu (b), (d) đúng
28.Phác đồ phối hợp kháng sinh quinolone nào sau đây được khuyến cáo điều trị viêm phổi do vi khuẩn
Pseudomonas aeruginosae ?
a.Ciprofloxacin hoặc levofloxacin
b.Levofloxacin hoặc moxifloxacin
c.Trovafloxacin
d.Ciprofloxacin hoặc các quinolone thế hệ 2
e. . Câu (b), (d) đúng
29.Vi khuẩn nào sau đây là một trong những tác nhân thường gây viêm phổi cộng đồng?
a.Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA)
c.Streptomyces pyogenes

b Pseudomonas aeruginosae

d.Chlamydia trachonmatis


e.Haemophylus influenzae

30.Kháng sinh nào sau đây là lựa chọn cuối cùng cho Acinetobacter spp. tiết ESBL, đề kháng carbapenem?
a.Sulfoperazone + sulbactam
d.Vancomycine

b.Telithromycine

c.Colisti

e.Ticarcillin + acid clavulanic

31.Theo hiệp hội lồng ngực Hoa Kì (ATS), các tiêu chuẩn nào sau đây được xem như những tiêu chuẩn phụ để
phân loại viêm phổi cộng đồng cần có các điều trị tích cực hay không?
a.Thân nhiệt <360C, PaCO2/FiO2 ≤250, suy hô hấp cần thông khí cơ học có xâm lấn
b.Thân nhiệt <360C, PaCO2/FiO2 ≤250, shock nhiễm khuẩn cần thuốc vận mạch
c.Tiểu cầu <50000/mm3, lẫn lộn, mất định hướng, PaCO2/FiO2 ≤250
d.Nhịp thở ≥30 lần/p, PaCO2/FiO2 ≤250, lẫn lộn, mất định hướng
e.Nhịp thở ≥30 lần/p, Tiểu cầu <50000/mm3, lẫn lộn, mất định hướng
32.Viêm phổi bệnh viện được xem là có nguy cơ đa kháng thuốc khi liên quan các yếu tố sau, NGOẠI TRỪ:
a.Tần suất đề kháng kháng sinh cao ở cộng đồng hoặc đơn vị điều trị
b.Bệnh nhân bị hen suyễn hoặc COPD trong vòng 90 ngày trước khi được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện
c.Bệnh nhân được điều trị với kháng sinh trong vòng 90 ngày trước khi được chẩn đoán viêm phổi bệnh viện
d.Bệnh nhân mắc các bệnh lí làm suy giảm miễn dịch
5


e.Câu (b),(c) đúng
33.Trong hướng dẫn điều trị viêm phổi bệnh viện, sau khi điều trị theo kinh nghiệm và bệnh nhân không cải thiện

trên lâm sàng sau 48 – 72h, kết quả cấy vi khuẩn âm tính, cần xem xét các nguyên nhân sau, NGOẠI TRỪ:
a.Tác nhân gây bệnh không phải là vi khuẩn
b.Kháng sinh đang sử dụng không đúng hoặc không đủ liều
c.Bệnh nhân có biến chứng khác
d.Nhiễm trùng ở vị trí khác
e.Bệnh nhân có bệnh lí khác (chẩn đoán khác)
34.Nhóm thuốc nào sau đây có tác dụng tăng HDL – C nhiều nhất:
a.Statin

b.Fibric acid

c.Resin d.Nicotinic acid

e.Ức chế hấp thu cholesterol

35. Cần làm xét nghiệm gì trước khi điều trị với statin?
a.Xét nghiệm máu dòng bạch cầu
b.Công thức máu toàn phần
c.Kiểm tra chức năng gan
d.Đo creatinin huyết thanh
e.Đo độ thanh thải creatinin
36.Thuốc nào sau đây có thể dùng ở người có ClCr < 30ml/p mà không cần điều chỉnh liều khởi đầu thông
thường?
a.Ezetimide

b.Atorvastatin

c.Pravastatin

d.Câu a, b đúng


e.Câu a,b,c đúng

37.Mức LDL-C cần bắt đầu điều trị bằng thuốc ở người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành ở mức độ trung bình
là :
a.≥160

b. ≥150

c.≥140

d. ≥130

e. ≥120

38.Bệnh nhân đang sử dụng simvastatin liều 40mg.Nếu cần sử dụng Rosuvastatin, liều tương đương là:
a.5mg

b.10mg

c.20mg

d.40mg

e.80mg

39.Yếu tố nào sau đây không dùng để chẩn đoán xác định hội chứng chuyển hóa.?
a.Triglyceride

b.Huyết áp


c.HDL-D

d.Glucose huyết đói

e.BMI

40.Thuốc điều trị lipid máu nào sau đây chống chỉ định tuyệt đối ở PNMT?
I.Statin II.Thuốc gắn acid mật III.Niacin
6


a.I

b.III

c.I và II

d.I và III

e.I,II và III

41.Theeo tổ chức y tế thế giới, giá trị Hb=11g/dl được xem là ngưỡng để chuẩn đoán thiếu máu ở đối tượng nào?
a.Trẻ em 5-12 tuổi

b.Thanh thiếu niên

d.Phụ nữ có thái

e.Phụ nữ mãn kinh


c.Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ

42.Lượng huyết sắc tố tung bình (MCH) có thể được tính từ:
a.Số lượng hồng cầu và huyết sắc tố

b.Huyết sắc tố và dung tích hồng cầu

c.Dung tích hồng cầu và số lượng hồng cầu

d.Câu a và b đúng

e.Câu a và c đúng

43.Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc có thể gặp trong các trường hợp sau, NGOẠI TRỪ?
a.Loét dạ dày

b.Sau cắt bỏ dạ dày

c.Phụ nữ có thai

d.Giun móc

e.Thiếu sắt

44.Phát biểu nào sau đây là đúng đối với dự trứ sắt trong cơ thể?
a.Khoảng 20% sắt dự trữ trong ferritin và hemosiderin
b.Tổng lượng sắt trong cơ thể khoảng 2 g
c.Sắt chứa trong myoglobin chiếm tỉ lệ ít nhất
d.Khoảng 80% sắt chứa trong hồng cầu

e.Chỉ có thể tìm thấy sắt trong một só enzyme
45.Phát biểu nào sau KHÔNG ĐÚNG trong điều trị thiếu máu do thiếu sắt?
a.Vitamin C làm tăng hấp thu sắt

b.Gốc phytate làm giảm hấp thu sắt

c.Nên dùng dạng tan ở ruột để hạn chế tác dụng phụ của sắt lên hệ tiêu hóa
d.Tác dùng phụ của chế phẩm sắt dùng đường tiêm truyền là shock phản vệ
e.Khi điều trị bằng sắt cần theo dõi các chỉ số Hb, Hct, Hồng cầu lưới
46.Phát biểu nào sau đây đúng với việc điều trị thiếu máu do thiếu sắt bằng chế phẩm sắt đường uống?
a.Chế phẩm sắt dạng viên luôn chứa cùng một dạng sắt nguyên tố
a.Sắt ferric hấp thu tốt hơn dạng ferrous
c.Hemoglobin và hematocrit sẽ trở về binhg thường sau khoảng 2 tuần điều trị
d.Khi hemoglobin trở về mức bình thường cần ngưng thuốc (viên sắt) ngay để tránh ngộ độc thuốc
e.Múc tiêu là đưa hemoglobin và hematocrit về mức bình thường và phục hồi sắt dự trữ

7


47. .Bệnh nhân nữ 60 tuổi vừa được chẩn đoán ĐTĐ type 2, vừa được chẩn đoán tăng huyết áp, HA mục tiêu của
bệnh nhân này theo JNC 8 là?
a.<130/80

b.<150/90

c.<140/90

d.<140/85

e.Không câu nào đúng


48.Bệnh nhân N 30 tuổi, cao 1m52, nặng 62kg vừa được chẩn đoán tăng huyết áp khi mang thai được 12 tuần.HA
trung bình đo được tại phòng khám là 141/89 mmHg, bác sĩ quyết định theo dõi trong hai tuần và chưa cho bệnh
nhân dùng thuốc, biện pháp điều trị không dùng thuốc nào sau đây phù hợp với bệnh nhân?
a.Giảm cân
b.Tăng vận động thể lực
c.Hạn chế uống nước
d.Ăn nhat
e.Các câu trên đều đúng
49.Bệnh nhân nam 40 tuổi vừa được chẩn đoán tăng HA độ 2, chưa thấy óc tổn thuông cơ quan đích khác ,không
có tiền sử bệnh tim mạch khác.Bác sĩ quyết định cho bệnh nhân dùng phối hợp 2 thuốc hạ HA.Phối hợp nào sau
đây ưu tiên chọn lựa?
a.Linisopril +valsartan

b.Enalapril + atenolol

d.Hydroclorothiazid + carvedilol

c.Amlodipin +imidapril

e.Các câu đều đúng

50.Biện pháp xử trí với bệnh nhân tiền sản giật đều đúng, ngoại trừ?
a.Furosemide IV

b.Hydralazine IV

d.Câu a và c đúng

e.Câu a, b, c đúng


c.Labetalol

51.Ông B 45 tuổi có tiền sử tăng huyết áp kèm suy thận mạn.Chiều nay bệnh nhân nhập viện trong tình trạng 2
chân phù 3+, HA 160/85 mmHg, SCr 2mg/dl (0,8 – 1,4).Thuốc nào sau đây phù hợp với tình trạng hiện tại của
ông B.
a.Amilorid

c.Furosemid

b.Clothalidon

d.Indapamid

e.không câu nào đúng

52.Thuốc nào sau đây nên uống trước khi đi ngủ?
a.Amlodipin

c.Hydroclorothiazid

b.Enalapril

d.Prazosin

e.Propanolol

53.Thuốc hạ áp nào sau đây thường được chỉ định cho bệnh nahan cường giáp?
a.Atenolol


c.Nadolol

e.Propanolol

8


b.Esmolol

d.Pindolol

54.Chọn đặc điểm đúng nhất liên quan đến thuốc kháng Histamin H2:
a.Tác dụng giảm tiết acid cơ bản bị dung nạp sau 5 ngày
b.Tác dụng giảm tiết acid do kích thích bị dung nạp sau 5 ngày
c.Có hiệu quả giảm tiết acid về đêm tốt
d.Câu b,c đúng
e.Câu a,b,c đúng
55.PPI có thể dùng 2 lần/ngày trong trường hợp nào sau đây:
a.Nhiễm H.pylori

b.Hội chứng Zollinger – Ellison c.Ngừa loét dạ dày do NSAIDs

d. câu a và b đúng

e.câu a,b, c đúng

56.Tác nhân diệt Hp nào sau đây ít bị đề kháng nhất
a.Amoxicillin
b.Metronidazol


c.Clarithromycin

e. câu a,d đúng

b.Bismuth

57.Mục tiêu điều trị xuất huyết tiêu hóa nào sau đây là sai?
a.Ổn định huyết động
d.câu a,b,c đúng
b.Cầm máu
c.Duy trì pH>4
e.Không câu nào đúng
58.Biện pháp điều trị không dùng thuốc nào sau đây không phù hợp cho bệnh nhân bị loét - dạ dày tá tràng.
a.Cữ trà – café đặc
c.Ăn nhiều bữa, nhai kĩ

d.Nên ăn thức ăn dạng đặc

b.Hạn chế ăn chua cay

e.Ngưng thuốc lá, rượu

59.Đặc điểm nào sau đây không phải của thuốc kháng Histamin H2:
a.Famotidin không ức chế Cyp450
c.Bắt buộc dùng thuốc nhiều lần/ngày

b.Thời gian bán thải ngắn
d.Câu a, b đúng

e. câu a,c đúng


60.Đặc điểm của thuốc ức chế bơm proton:

9


a.Esomeprazol ức chế Cyp2C19 làm giảm đào thải warfarin
bDạng tiền dược cần môi trường acid để hấp thu
c.Omeprazol được chuyển hóa chu yếu bởi Cyp 3A4
d.Chống chỉ định với PNCT
e.Làm lành vết loét sau 8 tuần
Phần 2: CA LÂM SÀNG
A.TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 1 (3đ)
Bệnh nhân Trịnh Thị A, 37 tuổi, tiền sử bệnh hen, dùng thuốc theo đơn của bác sĩ gồm Cromolyn Na và Ventolin
(Salbutamol) tại nhà, nhưng những ngày gần đây triệu chứng lâm sàng tăng nặng, được đưa đến phòng cấp cứu
bệnh viện với biểu hiện nhịp tim nhanh, khó thở, khò khe
Thăm khám lâm sàng:
-Nhịp tim 110 lần/p

- nhịp thở 40 lần/p kèm dấu hiệu co kéo lồng ngực

- nghe tiếng ran rít ở phổi

Cận lâm sàng:
-SpO2 82%

-Khí máu động mạch pH 7,5

PaCO2 27 mmHg


PaO2 75mmHg

Diễn tiến tại bệnh viện:
Sauk hi phun khí dung 0,5ml albuterol/ 3,0 ml NaCl 0,9% trong 10 phút, bệnh nhân cải thiện hơi thở và giảm
tiếng ran rít trong phổi. Lưu lượng đỉnh trước và sau khi phun là 125/250 L/p. 20 phút sau, lưu lượng đỉnh
230/360 L/pnipjhipj thở là 24 lần/p và nhịp tim là 108 nhịp/p. Bệnh nahan được cho xuất viện với đơn thuốc có
bổ sung corticosteroids dạng hít
Câu hỏi:
1.Giải thích cơ chế tác động của Cromolyn và Ventolin (Salbutamol)? (0.5đ)
2.Chỉ định của bác sĩ về việc phối hợp thuốc cromolyn và ventolin có hợp lí không? Phối hợp giữa cromolyn và
chủ vận beta2 thường được áp dụng trong nhưng loại hen suyễn nào? (0.5đ)
3.SpO2 là già?Cho biết giá trị SpO2 ở người bình thường và người hen suyễn? (0.5đ)
4.Thời gian duy trì tác động của Albuterol khác với salmeterol/Formeterol như thế nào? Giải thích? (0,5đ)
5.Vaai trò của corticoid trong điều trị hen suyễn? Nêu các bước sử dụng binhf xịt hen suyễn và các thuốc
corticoid? (1đ)
B.TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG 2 (2đ)
Bệnh nhân nam 67 tuổi hút thuốc lá 10 năm có tiền sử động kinh và phì đại tuyến tiền liệt vừa bị chần đoán trầm
cảm.
10


1.Nếu bệnh nhân được ghi toa amitryptyline, theo bạn có phù hợp không?Tại sao? (0,5đ)
2.Tương tự câu 1 nhưng chỉ định bupropion? (0.5đ)
3.Nhóm thuốc nào ưu tiên sử dụng cho bệnh nhân này? Kể tên một số thuốc điển hình? (0,5đ)
4.Cần lưu ý tác dụng phụ gì thường gặp nhất nếu thuốc sử dụng là paroxetine (0,5đ)

11




×