Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giải bài 1,2,3 trang 64 SGK Sinh 6: Đặc điểm bên ngoài của lá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.36 KB, 2 trang )

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3 trang 64 SGK Sinh 6 : Bài 19 Đặc điểm bên ngoài của lá.

A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Bài 19 Đặc điểm bên ngoài của lá
-Lá gồm có phiến và cuống, trên phiến có nhiều gân. Phiến lá màu lục, dạng bản dẹt, là phần rộng nhất
của lá, giúp hứng được nhiều ánh sáng.
-Có ba kiểu gân lá: hình mạng, song song và hình cung. Có hai nhóm lá chính: lá đơn và lá kép. Lá xếp
trên cây theo ba kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận
được nhiều ánh sáng.
Bài trước: Giải bài 1,2,3 trang 59 SGK sinh 6: Bài 18 Biến dạng của thân

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 64 Sinh Học lớp 6: Bài 19 Đặc điểm bên ngoài
của lá
Bài 1: (trang 64 SGK Sinh 6)
Lá có những đặc điểm bên ngoài và cách sắp xếp trên cây như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
Phiến lá có dạng bản dẹt, có màu lục, là phần rộng nhất của lá. Lá xếp trên cây theo 3 kiểu, lá trên các
mấu thân xếp so le nhau.
Bài 2: (trang 64 SGK Sinh 6)
Hãy cho ví dụ về ba kiểu xếp lá trên cây.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
– Lá mọc đối: từng đôi lá đối xứng nhau trên cành như; lá ổi, lá hải đường, lá mẫu đơn.
– Lá mọc vòng: lá mọc thành vòng xung quanh thân hoặc cành như lá cây dây huỳnh, lá trúc đào…
Bài 3: (trang 64 SGK Sinh 6)
Những đặc điểm nào chứng tỏ lá rất đa dạng?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Có 3 kiểu xếp lá và 3 kiểu gân lá (hình mang, hình cung, song song).
Hình dạng, kích thước của phiến lá rất khác nhau.
Có 2 loại lá: lá đơn và lá kép.




– Phiến lá: có màu lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước phiến lá của các loại lá khác nhau thì khác
nhau, diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với cuống lá. Nhờ những đặc điểm đó giúp phiến lá hứng
được nhiều ánh sáng, thực hiện chức năng chế tạo chất hữu cơ nuôi cây.
– Gân lá:
Lật mặt dưới của lá sẽ nhìn rõ các gân lá.
Có 3 kiểu gân chính: gân hình mạng (gai, ổi, mít, đa, cải…), gân song song (rẻ quạt, lúa, mía, tre, cỏ
tranh…) và gân hình cung (địa tiền, bèo Nhật Bản, thài lài tía…)
– Các dạng lá: 2 loại: lá đơn và lá kép
+ Lá đơn có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến lá, cả cuống và phiến rụng
cùng một lúc.
Ví du: mồng tơi, ổi, đa…
+ Lá kép có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến lá (gọi là lá
chét), chổi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, ở cuống con không có chổi nách. Thường thì lá chét rụng
trước, cuống chính rụng sau.
Ví du: hoa hồng, khế, phượng vĩ…
– Các kiểu xếp lá trên thân và cành.
Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá
nhận được nhiều ánh sáng.
+ Lá mọc cách: mỗi mấu của thân hay cành chỉ mang 1 lá.
+ Lá mọc đối: mỗi mấu của thân hay cành mang 2 lá ở vị trí đối nhau.
+ Lá mọc vòng: ở mỗi mấu lá mang 3 lá trở lên.
Bài tiếp theo: Giải bài 1,2,3,4,5 trang 67 SGK Sinh 6: Cấu tạo trong của phiến lá



×