TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.
--------------------------
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI
VÀ ĐỀ ÔN TẬP MẪU
MÔN TIẾNG VIỆT VÀ MÔN TOÁN LỚP 2
CUỐI NĂM HỌC NĂM HỌC 2015-2016
DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
NĂM 2016
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn xã hội hóa và hội nhập quốc tế hiện
nay, nguồn lực con người Việt Nam trở nên có ý nghĩa quan
trọng, quyết định sự thành công của công cuộc phát triển đất
nước. Giáo dục ngày càng có vai trò và nhiệm vụ quan trọng
trong việc xây dựng thế hệ người Việt Nam mới, đáp ứng
yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đảng và nhà nước luôn
quan tâm và chú trọng đến giáo dục. Với chủ đề của năm
học là “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng
giáo dục” đối với giáo dục phổ thông. Mà trong hệ thống
giáo dục quốc dân, thì bậc Trung học phổ thông có ý nghĩa
vô cùng quan trọng là hình thành nhân cách con người nhằm
giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát
triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mĩ và các kĩ năng cơ bản. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi
người dạy học phải có kiến thức sâu và sự hiểu biết nhất
định về nội dung chương trình sách giáo khoa, có khả năng
hiểu được về tâm sinh lí của trẻ, về nhu cầu và khả năng của
trẻ. Đồng thời người dạy có khả năng sử dụng một cách linh
hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp
với đối tượng học sinh. Căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của
chương trình lồng ghép giáo dục vệ sinh môi trường, rèn kĩ
năng sống cho học sinh. Coi trọng sự tiến bộ của học sinh
trong học tập và rèn luyện, động viên khuyến khích không
gây áp lực cho học sinh khi đánh giá. Tạo điều kiện và cơ
hội cho tất cả học sinh hoàn thành chương trình và có mảng
kiến thức dành cho đối tượng học sinh năng khiếu. Việc
nâng cao cất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh là nhiệm
vụ của các trường phổ thông. Để có chất lượng giáo dục toàn
diện thì việc nâng cao chất lượng học sinh đại trà, năng
khiếu là vô cùng quan trọng. Để có tài liệu giảng dạy kịp
thời và sát với chương trình học, tôi đã nghiên cứu biên
soạn: “Tuyển tập các đề thi và đề ôn tập mẫu môn Tiếng
Việt và môn Toán lớp 2 cuối năm học 2015-2016 dành cho
học sinh tiểu học” nhằm giúp cho học sinh ôn tập và giáo
viên có tài liệu giảng dạy nâng cao chất lượng.
Trân trọng giới thiệu với thầy giáo và cô giáo cùng quý
vị bạn đọc tham khảo và phát triển tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI
VÀ ĐỀ ÔN TẬP MẪU
MÔN TIẾNG VIỆT VÀ MÔN TOÁN LỚP 2
CUỐI NĂM HỌC NĂM HỌC 2015-2016
DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
Trân trọng cảm ơn!
NỘI DUNG GỒM
*31 ĐỀ THI MẪU, ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT
LỚP 2 CUỐI HK2
*19 ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2 CUỐI HK2
*30 ĐỀ THI MẪU, ĐỀ ÔN TẬP MÔN TOÁN LỚP 2
CUỐI HK2
CHUYÊN ĐỀ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI
VÀ ĐỀ ÔN TẬP MẪU
MÔN TIẾNG VIỆT VÀ MÔN TOÁN LỚP 2
CUỐI NĂM HỌC NĂM HỌC 2015-2016
DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
*30 ĐỀ THI MẪU, ĐỀ ÔN TẬP MÔN TIẾNG VIỆT
LỚP 2 CUỐI HK2
PHÒNG GD &
ĐT ...........................
TRƯỜNG TH ..............
ĐỀ KIỂM TRA HK II NĂM HỌC
2015 - 2016
Môn: Tiếng Việt - Lớp 2
Họ và tên học sinh
Giám thị
Giám sát
Mã số
................................................ (ký, ghi họ
(ký, ghi họ phách
Số báo danh: ........; Lớp 2 ...
tên)
tên)
Ngày thi: ……/05/2016.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------Điểm
Nhận xét
Mã số
phách
Đề bài
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
A. I. Đọc thành tiếng (1,5 điểm): Đọc 01 trong 03 đoạn văn của
văn bản Sông Hương (có phiếu bốc thăm).
A. II. Đọc hiểu và làm bài tập (3,5 điểm) khoảng 20 phút
Sông Hương
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều
đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm
lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm
nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh
biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ
in trên mặt nước.
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ.
Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành
dải lụa đào ửng hồng của phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng
lung linh dát vàng.
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho
Huế, làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm
tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố
một vẻ êm đềm.
Theo
ĐẤT NƯỚC NGÀN NĂM
Dựa vào nội dung bài đọc, hãy khoanh vào chữ cái đặt trước ý
trả lời đúng:
1. (0,5 điểm) Sông Hương có những màu gì ?
A. Xanh, đỏ, vàng.
B. Xanh, hồng, đỏ.
C. Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
KHÔNG VIẾT VÀO Ô NÀY
2. (0,5 điểm) Những đêm trăng sáng, dòng sông như thế nào ?
A. Có ánh trăng chiếu xuống.
B. Như dải lụa đào ửng hồng.
C. Là một đường trăng lung linh dát vàng.
3. (0,5 điểm) Những cặp từ nào dưới đây trái nghĩa với nhau ?
A. Đậm – nhạt.
B. Xanh thẳm – xanh da trời.
C. Đỏ rực – ửng hồng.
4. (0,5 điểm) Câu: "Sông Hương là một bức tranh phong cảnh
gồm nhiều đoạn mà mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó" thuộc
kiểu câu gì ?
A. Ai làm gì ?
B. Ai là gì ?
C. Ai thế nào ?
5. (0,5 điểm) Bộ phận in nghiêng trong câu: "Sông Hương là
một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế" trả lời cho câu hỏi
nào ?
A. Làm gì ?
B. Là gì ?
C. Như thế nào ?
6. (0,5 điểm) Bộ phận in nghiêng trong câu: "Mỗi mùa hè tới,
hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ" trả lời cho câu hỏi nào ?
A. Như thế nào ?
B. Vì sao ?
C. Khi nào ?
7. (0,5 điểm) Viết cảm nghĩ của em về Sông Hương vào chỗ
chấm dưới đây:
………………………………………………………………………
………………….
KHÔNG VIẾT VÀO Ô NÀY
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn
B. I. Chính tả (2 điểm), khoảng 20 phút.
Nghe viết bài: Đàn bê của anh Hồ Giáo. Viết từ: Đã sang
tháng ba... ăn quanh quẩn ở bên anh..
………………………………………………………………………
………………….
………………………………………………………………………
………………….
………………………………………………………………………
………………….
………………………………………………………………………
………………….
………………………………………………………………………
………………….
………………………………………………………………………
………………….
B. II. Viết văn (3 điểm), khoảng 25 phút.
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (từ 4 đến 5 câu) kể về một
người thân của em (cha, mẹ, chú, dì,... ) theo các câu hỏi gợi ý
sau:
1) Cha (mẹ, chú, dì,...) của em làm nghề gì ?
2) Hình dáng cha (mẹ, chú, dì,... ) của em ra sao ?
3) Cha (mẹ, chú, dì,...) của em thường làm những công việc gì ?
4) Tình cảm của em đối với cha (mẹ, chú, dì,...) như thế nào ?
………………………………………………………………………
………………….
………………………………………………………………………
………………….
………………………………………………………………………
………………….
………………………………………………………………………
………………….
………………………………………………………………………
………………….
………………………………………………………………………
………………….
………………………………………………………………………
………………….
………………………………………………………………………
………………….
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
Năm học 2015 – 2016
A. Kiểm tra kĩ năng đọc
A. I. Đọc thành tiếng (1,5 điểm):
Cho học sinh bốc thăm và đọc 01 trong 03 đoạn văn của văn
bản Sông Hương và trả lời câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
"-----------------------------------------------------Sông Hương
Sông Hương là một bức tranh phong cảnh gồm nhiều đoạn mà
mỗi đoạn đều có vẻ đẹp riêng của nó. Bao trùm lên cả bức tranh là
một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm
của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi
ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
Câu hỏi: Tìm những từ chỉ các màu xanh khác nhau của
Sông Hương ?
"-----------------------------------------------------Sông Hương
Mỗi mùa hè tới, hoa phượng vĩ nở đỏ rực hai bên bờ. Hương
Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày thành dải lụa đào ửng
hồng của phố phường.
Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh
dát vàng.
Câu hỏi: Những đêm trăng sáng dòng sông như thế nào ?
"-----------------------------------------------------Sông Hương
Sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho Huế, làm
cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những
tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
Câu hỏi: Vì sao nói Sông Hương là một đặc ân của thiên
nhiên dành cho thành phố Huế ?
"------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN
CHẤM ĐIỂM MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 2
A. Kiểm tra kĩ năng đọc và kiến thức Tiếng Việt
A. I. Đọc thành tiếng (1,5 điểm)
* Giáo viên cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
- Đọc lưu loát không quá 1 phút, biết ngắt nghỉ hơi ở các dấu câu,
các cụm từ (1,25 điểm).
- Trả lời đúng câu hỏi (0,25 điểm).
* Học sinh bị trừ điểm khi:
- Đọc sai tiếng (do phát âm không chuẩn, sai phụ âm đầu, bỏ
chữ, ...), đọc chậm, còn đánh vần, ngắt nghỉ hơi chưa đúng chỗ.
- Trả lời câu hỏi không đúng hoặc không trả lời được (trừ 0,25
điểm).
- Tùy trường hợp, giáo viên có thể cho các mức điểm như sau: 1,25;
1; 0,75; 0,5; 0,25.
ĐÁP ÁN CÂU HỎI
PHẦN ĐỌC THÀNH TIẾNG
1. Đó là màu xanh với nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: xanh
thẳm, xanh biếc, xanh non.
2. Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
3. Vì làm cho không khí thành phố trong lành, tan biến tiếng
ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ đẹp êm đềm.
NỘI DUNG BÀI CHÍNH TẢ
GIÁO VIÊN ĐỌC CHO HỌC SINH NGHE VIẾT & SOÁT
LỖI CHẤM THI
Đã sang tháng ba, đồng cỏ Ba Vì vẫn giữ nguyên vẻ đẹp như
hồi đầu xuân. Không khí trong lành và rất ngọt ngào. Bầu trời cao
vút, trập trùng những đám mây trắng...
Hồ Giáo đứng đã lâu trên đồng cỏ. Đàn bê ăn quanh quẩn ở
bên anh.
ĐÁP ÁN
ĐỌC HIỂU VÀ LÀM BÀI TẬP
A. II. Đọc hiểu và làm bài tập (3,5 điểm)
Câu 1: C (0,5 điểm)
Câu 2: C (0,5 điểm)
Câu 3: A (0,5 điểm)
Câu 4: B (0,5 điểm)
Câu 5: B (0,5 điểm)
Câu 6: A (0,5 điểm)
Câu 7: Học sinh có thể viết: Sông Hương là một bức
tranh phong cảnh rất đẹp; hoặc Sông Hương rất đẹp,... (0,5 điểm).
B. Kiểm tra kĩ năng viết chính tả và viết văn
B. I. Chính tả (2 điểm)
* Giáo viên cho điểm dựa vào các yêu cầu sau:
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày sạch,
cho 2 điểm.
- Sai mỗi lỗi chính tả (phụ âm đầu, vần, âm cuối,...không viết hoa
hoặc viết hoa tuỳ tiện) trừ 0,2 điểm.
- Viết sai 3 dấu thanh tính 1 lỗi, trừ 0,2 điểm.
- Sai những tiếng giống nhau (lặp lại) tính 1 lỗi, trừ 0,2 điểm.
- Chữ viết không rõ ràng, viết không thẳng hàng, trình bày bẩn, sai
về độ cao trừ 0,2 điểm toàn bài.
- Sai từ 10 lỗi trở lên, cho 0,5 điểm toàn bài.
B. II. Viết văn (3 điểm), khoảng 25 phút
* Đảm bảo đủ các yêu cầu sau được 3 điểm:
- Viết được một đoạn văn (hoặc câu trả lời) theo nội dung yêu cầu
của đề bài. Biết sử dụng dấu chấm, dấu phẩy hợp lí.
- Chữ viết rõ ràng, dùng từ hợp lí, viết câu đúng ngữ pháp.
* Tùy theo mức độ sai sót về ý, về cách diễn đạt và chữ viết có thể
cho các mức điểm: 2,75; 2,5; 2,25; 2; 1,75; 1,5; 1,25; 1.
* Lạc đề (1 điểm).
PHÒNG GD & ĐT .............
TRƯỜNG TIỂU HỌC ........
KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ II
NĂM HỌC:2014 - 2015
Môn: Tiếng Việt
Lớp 2
Thời gian (70 phút cho phần bài đọc thầm và bài viết. )
Họ và tên............................................
..............Lớp………… ........................
Điểm
đọc
Điểm
viết
Điểm
chung
Giám khảo 1: (Kí ghi rõ họ tên )
Giám khảo 2: (Kí ghi rõ họ tên)
PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10®iÓm):
I. Đọc thành tiếng: ( 6 điểm) GV kiểm tra học sinh đọc một trong các
bài tập đọc đã học trong học kì 2.( SGK Tiếng Việt 2 - Tập 2)
II- §äc thÇm: ( 4 điểm)
Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.
Voi trả nghĩa
Một lần, tôi gặp một chú voi non bị thụt bùn dưới đầm lây. Tôi
nhờ năm người quản tượng đến giúp sức, kéo nó lên bờ. Nó run run,
quơ mãi vòi lên người tôi hít hơi. Nó còn nhỏ, chưa làm được việc.
Tôi cho nó mấy miếng đường rồi xua nó trở vào rừng.
Vài năm sau, tôi chặt gỗ đã được trồng lâu năm về làm nhà.
Một buổi sáng, tôi ngạc nhiên khi thấy năm, sáu cây gỗ mới đốn đã
được đưa về gần nơi tôi ở. Tôi ra rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng
gỗ đến. Tôi nhận ra chú voi non ngày trước. Còn con voi lớn đi cùng
chắc là mẹ nó. Đặt gỗ xuống, voi non tung vòi hít hít. Nó kêu lên
khe khẽ rồi tiến lên, huơ vòi trên mặt tôi. Nó nhận ra hơi quen ngày
trước.
Mấy đêm sau, đôi voi đã chuyển hết số gỗ của tôi về bản.
Theo Vũ Hùng
Khoanh vào trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới
đây.
1. Tác giả gặp voi non trong tình trạng thế nào?
a.Bị ốm ở trong rừng.
b. Bị sa xuống hố sâu
c.Bị thụt xuống đầm lầy
2. Tác giả nhờ ai giúp sức kéo voi non lên bờ?
a. Nhờ năm thanh niên.
b. Nhờ năm người quản tượng
c.Nhờ năm người dân trong bản
3. Vài năm sau, một buổi sáng, tác giả ngạc nhiên vì gặp chuyện gì
lạ?
a. Gỗ mới đốn đã có người lấy đi mất
b. Gỗ mới đốn đã được đưa về gần nhà
c.Gỗ mới đốn đã bị voi khuân đi mất
4. Từ nào dưới đây có thể thay thế cho từ khiêng trong câu "Tôi ra
rình, thấy hai con voi lễ mễ khiêng gỗ đến,"?
a. vác
b. cắp
c.khênh
PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT ( 10 ĐIỂM )
I. Chính tả: Nghe viết (5 điểm)
II.. Tập làm văn: (5 điểm )
PHÒNG GD & ĐT ..................
TRƯỜNG TIỂU HỌC ...............
ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM CHẤM THI GIỮA HỌC KỲ Ii
Môn: Tiếng việt LỚP 2
Năm học 2014 -2015
PHẦN A: KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm).
1. Đọc thành tiếng (6 điểm)
2. Đọc thầm và làm bài tập (4 điểm)
Câu 1:
c
1đ
Câu 2:
b
1đ
Câu 3:
b
1đ
Câu 4:
c
1đ
PHẦN B: KIỂM TRA VIẾT (10 điểm)
1. Chính tả (5 điểm)
Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, đúng mẫu,
cỡ chữ, trình bày đúng đoạn văn (5 điểm)
(Mỗi lỗi chính tả trong bài viết sai lẫn phụ âm đầu hoặc vần
thanh, không viết hoa đúng quy định trừ 0,25 điểm).
Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao, khoảng cách, kiểu
chữ hoặc trình bày bẩn... bị trừ 1 điểm toàn bài.
2. Tập làm văn (5 điểm)
- Học sinh viết được 3 - 5 câu theo gợi ý ở đề bài, câu văn
dùng từ đúng, không sai ngữ pháp, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ cho 5
điểm.
- Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết mà trừ
điểm cho phù hợp.
PHÒNG GD & ĐT ...........
NĂM HỌC ........
Trường tiểu học ...............
LỚP 2
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ LẦN 4
MÔN: TIẾNG VIỆT Thời gian: 40 phút
PHẦN I- KIỂM TRA ĐỌC (10 điểm)
Bài 1.Đọc thành tiếng (6 điểm):
Học sinh bốc thăm tên bài đọc, đọc 1 đoạn hoặc cả bài trong SGK
các bài tập đọc - học thuộc lòng đã học từ tuần 28 - tuần 34 (Tốc độ
50 tiếng / phút).
Bài 2. (4 điểm):
A) Hãy đọc thầm đoạn văn sau :
Bác Hồ rèn luyện thân thể
Bác Hồ rất chăm rèn luyện thân thể. Hồi ở chiến khu Việt Bắc, sáng
nào Bác cũng dậy sớm tập luyện. Bác tập chạy ở bờ suối. Bác còn
tập leo núi. Bác cũng chọn những ngọn núi cao nhất trong vùng để
leo lên với đôi bàn chân không. Có đồng chí nhắc :
- Bác nên đi giày cho khỏi đau chân.
- Cảm ơn chú. Bác tập leo chân không cho quen.
Sau giờ tập, Bác tắm nước lạnh để luyện chịu đựng với giá rét.
Theo Đầu nguồn
B. Dựa theo nội dung của bài, khoanh tròn vào câu trả lời đúng :
1. Câu chuyện này kể về việc gì ?
a. Bác Hồ rèn luyện thân thể.
b. Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.
c. Bác Hồ tập leo núi với bàn chân không.
2. Bác Hồ rèn luyện thân thể bằng những cách nào ?
a.Dậy sớm, luyện tập
b. Chạy, leo núi, tập thể dục
c. Chạy, leo núi, tắm nước lạnh.
3. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
a. Leo - Chạy
b. Chịu đựng - rèn luyện
c. Luyện tập - rèn luyện
4 . Bộ phận in đậm trong câu Bác tắm nước lạnh để luyện chịu
đựng với giá rét trả lời cho câu hỏi nào ?
a. Vì sao ?
b. Để làm gì ?
c. Khi nào ?
PHẦN II. VIẾT (10 điểm)
Giáo viên đọc, học sinh nghe viết bài Hoa mai vàng trang 145 sách
Tiếng Việt 2, tập 2.
Bài 4. Dựa vào những câu gợi ý sau, em hãy viết một đoạn văn ngắn
(khoảng 4-5 câu) để nói về một loài cây mà em thích.
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
...............................................................................................................
Gợi ý : 1. Đó là cây gì, trồng ở đâu ?
2. Hình dáng cây như thế nào ?
3. Cây có ích lợi gì ?
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT LỚP 2
-------------------------NĂM HỌC ............
CUỐI HỌC KÌ 2
I/ Chính tả : 5 điểm – Thời gian : 15 phút
Giáo viên đọc cho học sinh viết bài chính tả vào giấy thi có ô li
sau đó ra đề cho HS làm tiếp môn Tập làm văn .
1/ Bài viết :
Voi nhà
( Sách giáo khoa Tiếng Việt 2 – tập 2 – trang 56 -57 )
Viết đoạn “ Con voi lúc lắc vòi ..... đã gặp được voi nhà “
2/ Cách đánh giá cho điểm chính tả :
- Bài viết không mắc lỗi chính tả , chữ viết rõ ràng , trình bày bài
viết cân đối
được 5 điểm .
- Mỗi lỗi chính tả trong bài viết ( sai lẫn âm đầu hoặc vần , thanh ,
không viết
hoa đúng qui định ) trừ 0,5 điểm/lỗi .
- Lưu ý : Nếu chữ viết không rõ ràng , sai lẫn độ cao , khoảng
cách của chữ ,
trình bày bẩn….. phải trừ 1 điểm toàn bài nếu sai một trong
những lỗi đó .
II/ Tập làm văn : 5 điểm – Thời gian : 25 phút
1/ Đề bài : Hãy viết một đoạn văn ngắn từ 3 đến 5 câu kể về
một người thân của em
( bố , mẹ , chú , cô , dì …. )
Đọc đoạn văn sau :
Quyển sổ liên lạc .
Ai cũng bảo bố Trung lắm hoa tay . Bố làm gì cũng khéo , viết
chữ thì đẹp . Chẳng hiểu sao , Trung không có được hoa tay như
thế . Tháng nào , trong sổ liên lạc , cô giáo cũng nhắc Trung phải
tập viết thêm ở nhà .
Một hôm , bố lấy trong tủ ra một quyển sổ mỏng đã ngả màu ,
đưa cho Trung . Trung ngạc nhiên : đó là quyển sổ liên lạc của bố
ngày bố còn là một cậu học trò lớp hai . Trang sổ nào cũng ghi lời
thầy khen bố Trung chăm ngoan , học giỏi . Nhưng cuối lời phê ,
thầy thường nhận xét chữ bố Trung nguệch ngoạc , cần luyện viết
nhiều hơn . Trung băn khoăn :
- Sao chữ bố đẹp thế mà thầy còn chê ?
Bố bảo :
- Đấy là do sau này bố tập viết rất nhiều , chữ mới được như vậy .
- Thế bố có được thầy khen không ?
Giọng bố buồn hẳn :
- Không . Năm bố học lớp ba , thầy đi bộ đội rồi hi sinh .
Nguyễn Minh
Dựa theo nội dung bài khoanh tròn các ý a, b , hoặc c đúng nhất
của mỗi câu sau :
1/ Trong sổ liên lạc cô giáo nhắc Trung điều gì ?
a. Phải rèn chữ viết .
b. Phải tập viết thêm ở nhà
c. Phải giữ vở cẩn thận
2/ Bố đưa quyển sổ liên lạc cũ của bố cho Trung xem để làm gì ?
a. Để cho Trung biết bố lúc nhỏ học cũng giỏi .
b. Để cho Trung biết lúc nhỏ bố viết chữ rất đẹp .
c. Để cho Trung biết lúc nhỏ bố cũng viết chữ xấu nhưng nhờ
thầy khuyên bố tập viết nhiều nên ngày nay chữ mới đẹp .
3/ Những cặp từ nào sau đây cùng nghĩa với nhau :
a. Khéo – đẹp
b. Khen - tặng
c. Cha – bố
4/ Đặt câu hỏi có cụm từ vì sao cho câu sau :
Vì khôn ngoan , sư tử điều binh khiển tướng rất tài .
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………….
5/ Câu : Bố làm gì cũng khéo . “ thuộc mẫu câu nào ?
a. Ai – thế nào ?
b. Ai – là gì ?
c. Ai – làm gì ?
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
..............................................................................................................
ĐỀ SỐ 1)
Họ và tên:................................................. KIỂM TRA ĐỊNH KÌ
CUỐI KÌ 2
Lớp:........Trường......................................
Năm
học ..................
MÔN: TIẾNG VIỆT
LỚP 2
I.Bài tập (Đọc hiểu) 4đ - Thời gian 30 phút
Học sinh đọc thầm bài : “Bóp nát quả cam” (SGK TV2 tập 2 trang
124-125) và làm các bài tập sau:
• Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi
trong bài:
Câu1: Giặc nguyên có âm mưu gì đối với nước ta?
a.Xâm chiếm nước ta.
b.Giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta.
c.Cướp tài nguyên quí báu của nước ta.
Câu2: Trần Quốc Toản nóng lòng gặp vua để làm gì ?
a. Để được trả thù quân giặc.
b. Để được đánh đuổi quân giặc.
c. Để được nói hai tiếng “ xin đánh”.
Câu3: Vì sao Quốc Toản vô tình bóp nát quả cam?
a. Vì Quốc Toản đang ấm ức bị vua xem như trẻ con.
b. Vì Quốc Toản căm thù quân giặc.
c.Vì Quốc Toản nóng lòng muốn gặp vua.
Câu4 : Từ nào dưới đây chỉ có nghĩa chỉ nơi tập trung đông
người mua bán?
A. Cửa hàng bách hoá.