Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ tàu BIỂN tại CÔNG TY GIÁM ĐỊNH và THẨM ĐỊNH tài sản VIỆT NAM VAE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (479.89 KB, 85 trang )

1

ĐỀ TÀI: HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH GIÁ TÀU BIỂN TẠI
CÔNG TY GIÁM ĐỊNH VÀ THẨM ĐỊNH TÀI SẢN VIỆT NAM VAE
PHẦN MỞ ĐẦU:
1. Bối cảnh nghiên cứu và lý do chọn đề tài:
Trên thế giới, nghề thẩm định giá đã xuất hiện từ những năm 1940 và được thừa nhận
là một nghề có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, phục vụ nhu cầu xác định giá trị thị
trường của tài sản tại một thời điểm, địa điểm cụ thể cho các giao dịch cần đến tính độc
lập, khách quan không chịu ảnh hưởng của bên bán hoặc bên mua trong các lĩnh vực về
xác định quyền sở hữu, quản lý, mua bán, tính thuế, bảo hiểm, cho thuê, cầm cố, thế
chấp… Đặc biệt những năm 1970 – thời điểm thế giới bắt đầu xu thế toàn cầu hoá, những
công ty đa quốc gia bắt đầu phát triển, các cuộc thương lượng về mua bán, sáp nhập các
doanh nghiệp, đầu tư xuyên quốc gia, xuyên lục địa đòi hỏi phải có sự thống nhất trong
phương thức tính toán giữa các nước khác nhau, thúc đẩy sự thống nhất các nghiệp vụ về
thẩm định giá và biến nó trở thành các tiêu chuẩn Quốc tế để người làm nghiệp vụ thẩm
định giá có cơ sở thực hiện, đảm bảo chất lượng, khách quan, trung thực đảm bảo đáp
ứng được các yêu cầu khi hành nghề.
Ở Việt Nam, nghề thẩm định giá chính thức phát triển mạnh vào khoảng giữa năm
2005, các tỉnh, thành phố liên tiếp cho thành lập các trung tâm thẩm định giá trực thuộc
các Sở Tài chính và dần chuyển sang mô hình doanh nghiệp vào đầu năm 2008. Rõ ràng
có thể thấy vai trò ngày càng quan trọng của lĩnh vực thẩm định giá trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, nó đã dần đi vào cuộc sống, đã và đang được mọi thành phần kinh tế
trong xã hội quan tâm, sử dụng như một công cụ tài chính phục vụ cho các hoạt động
giao dịch dân sự về kinh tế, tài chính - ngân hàng,… thẩm định giá có mặt trong mọi lĩnh
vực kinh tế và không thể không nhắc tới nền kinh tế biển với các trụ cột chính là đánh
bắt, khai thác tài nguyên biển và vận tải hàng hải.
Cùng với xu thế hội nhập của đất nước, cùng động lực của tăng trường kinh tế.
Ngành ngoại thương ngày càng đóng một vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Năm 2015,
Việt Nam đã đàm phán thành công Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương
TPP. Hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam dần có mặt trên khắp các thị trường thế giới.


Có được điều đó là nhờ sự góp sức của ngành vận tải, vì thế vai trò của ngành vận tải
ngoại thương là rất quan trọng đối với thương mại quốc tế và nền kinh tế của mỗi quốc
gia trong quá trình hội nhập hiện nay.
Với đặc điểm địa lý đường bờ biển dài gần 3.400km, diện tích 1 triệu km2 và thông
qua nhiều đại dương, nên hình thức được sử dụng chủ yếu trong nghiệp vụ xuất nhập


2

khẩu là vận tải đường biển. Với các điều kiện thuận lợi trên chúng ta có ưu thế vượt
trội so với các nước khu vực trong lĩnh vực vận tải đường biển. Và để tận dụng được
những ưu ái về tự nhiên, đội tàu biển Việt Nam đóng góp vai trò quyết định đến năng lực
phát triển của kinh tế biển nước ta, và là lời khẳng định mạnh mẽ của chúng ta đến chủ
quyền biển đảo của tổ quốc. Qua đó, việc thẩm định các dự án đóng tàu mới, thẩm định
các loại tàu biển cho các mục đích khác nhau đều hết sức quan trọng.
Từ khoảng năm năm trở lại đây (từ 2010-2015) theo lộ trình cổ phần hóa các doanh
nghiệp nhà nước của Chính phủ và làn sóng tái cấu trúc các tập đoàn kinh tế Nhà nước
thua lỗ như Vinashin và Vinalines mà Nhà nước đang thoái vốn khỏi các doanh nghiệp
quốc doanh. Vấn đề về định giá tài sản doanh nghiệp nhà nước trong đó có các tài sản cố
định, mà tàu biển là một trong số những tài sản có giá trị rất lớn cũng vì thế mà trở nên
rất cấp bách. Cùng với đó là đà phục hội kinh tế Việt Nam sau suy thoái và những triển
vọng kinh tế vĩ mô trong dài hạn mà những giao dịch tàu biển thời gian gần đây đang
ngày càng sôi động.
Từ cần thiết của công tác thẩm định giá và sự quan tâm sâu sắc về lĩnh vực này, đề
tài: “Hoàn thiện phương pháp thẩm định giá tàu biển tại Công ty Cổ phần Giám định và
Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE.”, đã được lựa chọn để nghiên cứu. Ngoài mục đích
tìm hiểu về một mảng kiến thức về thẩm định giá tàu biển, đồng thời hoàn thiện và nâng
cao thêm vốn kiến thức thực tế bản thân. Hy vọng đề tài nghiên cứu có thể đóng góp một
phần nào đó vào hoàn thiện phương pháp thẩm định giá tàu biển nói riêng và công tác
thẩm định giá tàu biển tại công ty nói chung, làm hoạt động này ngày càng uy tín, chất

lượng và hiệu quả hơn.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu:
2.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng, cơ sở lý thuyết và khoa học của hoạt động thẩm định giá tàu biển.
Thực tiễn là việc áp dụng phương pháp thẩm định giá tàu biển hiện nay và định hướng
các giải pháp hoàn thiện đối với công ty cổ phần giám định và thẩm định tài sản Việt
Nam VAE nói riêng và với các doanh nghiệp thẩm định giá tại Việt Nam nói chung.
2.2 Câu hỏi nghiên cứu
_ Các khái niệm cơ bản về tàu biển, thẩm định giá, thẩm định giá tàu biển là gì ?
_ Các phương pháp thẩm định giá tàu biển nào hiện nay được sử dụng tại công ty cổ
phần giám định và thẩm định tài sản Việt Nam VAE nói riêng và các đơn vị tiến hành
thẩm định giá tàu biển nói chung ?


3

_ Việc sử dụng các phương pháp thẩm định giá tàu biển của công ty cổ phần giám
định và thẩm định tài sản Việt Nam VAE hiện nay có những ưu điểm và nhược điểm
gì cẩn phải khắc phục ?
_ Để hoàn thiện phương pháp thẩm định giá tàu biển của công ty cổ phần giám định
và thẩm định tài sản Việt Nam VAE nói riêng và các đơn vị tiến hành thẩm định giá
tàu biển nói chung cần có những giải pháp nào ?
3. Mục tiêu nghiên cứu
Từ những câu hỏi nghiên cứu trên đây, mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:
_ Giới thiệu về công ty cổ phần giám định và thẩm định tài sản Việt Nam VAE
_ Nghiên cứu về tàu biển, cấu tạo, phân loại tàu biển, những yếu tố ảnh hướng đến giá trị
tàu biển
_Nghiên cứu các phương pháp thẩm định giá hiên nay và vận dụng các phương pháp
trong hoạt động của công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE.

_ Đánh giá thực trạng sử dụng các phương pháp thẩm định giá tàu biển tại Công ty Cổ
phần Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE.
_ Nghiên cứu thêm một số cách thức định giá tàu được sử dụng trên thế giới trên nền tảng
các quy chuẩn về các phương pháp định giá đã có. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn
thiện phương pháp thẩm định giá tàu biển tại Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định
Tài sản Việt Nam VAE.
4. Phạm vi nghiên cứu.

4.1 Phạm vị về thời gian
Thời gian nghiên cứu được thực hiện từ giai đoạn tháng 8/2015 đến hết tháng
11/2015. Các số liệu nghiên cứu được sử dụng được công bố trong thời gian từ 8/2013
đến hết tháng 11/2015 (ngoại trừ một số thống kê lịch sử theo giai đoạn) nhằm đảm bảo
tính cập nhật của đề tài.
4.2 Phạm vi về nội dung.
Đề tài tập trung nghiên cứu sâu hoạt động thẩm định giá tàu biển tại Công ty Cổ phần
Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE.
Tàu biển được nghiên cứu trong đề tài bao gồm các cấu trúc nội được quy định là tàu
biển trong luật Hàng hải năm 2005: bao gồm tàu buôn (vận chuyển hàng hoá, hàng khách
và hành lý; thăm dò - khai thác - chế biến tài nguyên biển; lai dắt hoặc cứu hộ trên biển;
trục vớt tài sản trên biển và thực hiện các mục đích kinh tế khác), tàu công vụ Nhà nước
(tầu biển chuyên dùng để thực hiện các hoạt động bảo đảm hàng hải; khí tượng - thuỷ
văn; thông tin - liên lạc; thanh tra; hải quan; phòng dịch; chữa cháy; hoa tiêu; huấn luyện;


4

bảo vệ môi trường hoặc chuyên dùng để tìm kiếm và cứu nạn trên biển) và các cấu trúc
khác nằm trong phạm vi điều chỉnh của luật.
5. Phương pháp nghiên cứu.


Đề tài nghiên cứu có sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
_ Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin;
_ Phương pháp so sánh đối chiếu, …
6. Giới thiệu kết cấu của đề tài nghiên cứu

Kết cấu của đề tài nghiên cứu gồm:
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về công ty cổ phần Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam
VAE.
Chương 2: Tổng quan chung về tàu biển và thẩm định giá tàu biển.
Chương 3: Thực trạng phương pháp thẩm định giá tàu biển tại công ty cổ phẩn Giam
định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE
Chương 4: Giải pháp và kiến nghị hoàn thiện phương pháp thẩm định giá tàu biển tại
công ty Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam VAE.
PHẦN KẾT LUẬN


5

DANH MỤC CÁC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
Công ty VAE / Công ty: Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài sản Việt Nam,
BĐS: Bất động sản,
VNĐ: Việt Nam Đồng
USD: US Dollar - Đô la Mỹ
ĐNTK: Đường nước thiết kế,
KTKT: Kinh tế kỹ thuật
TSTĐ: Tài sản thẩm định,
TSSS: Tài sản so sánh,
TLĐC: Tỷ lệ điều chỉnh,

TEUs:Twenty-foot Equivalent Units - Đơn vị tương đương 20 foot - TEU là đơn vị đo của
hàng hóa được container hóa tương đương với một container tiêu chuẩn 20 ft dài × 8 ft
rộng × 8,5 ft cao (khoảng 39 m³ thể tích) nhằm phục vụ vận tải bằng nhiều phương tiện
chuyên dụng. 1 Container 20 ft có trọng lượng tổng cộng tối đa (có chưa hàng hóa) lên
đến 24 tấn và trọng lượng rỗng không hàng hóa là 2,2 tấn,
DWT Deadweight Tonnage: là đơn vị đo năng lực vận tải an toàn của tàu tính bằng tấn
gồm trọng lượng tổng cộng của toàn bộ thủy thủ đoàn, hành khách, hàng hóa, nhiên liệu,
nước ngọt... trên tàu,
VR: Vietnam Register Cục Đăng kiểm Việt Nam,
VLOCs: Very Large Ore Carriers Tàu cỡ lớn chở quặng rời,
VLBCs: Very Large Bulk Carriers Tàu cỡ lớn chở hàng khô rời,
VLCCs: Very Large Crude Carriers Tàu cỡ lớn chở dầu,
ULCCs: Ultra Large Crude Carriers Tàu cỡ siêu lớn chở dầu,
LTAV : Long-term Asset Value: Phương pháp tiếp cận thu nhập của tàu biển theo cách
tính "Hàm Hamburg" (Hamburg Formual) của tổ chức hiệp hội môi giới tàu biển
Hamburg công bố năm 2009.


6

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Sơ đồ 3.1. Quy trình thẩm định giá tàu biển của VAE
Sơ đồ 3.2. Đơn giá thuê tàu bình định hạn theo giai đoạn
Sơ đồ 3.4. Chi phí vận hành tàu biển kích thước Panamax
Sơ đồ 3.3. Chỉ số BDI tính từ 2003 đến nay
Bảng 1.1. Các hợp đồng tiêu biểu của Công ty đối với tài sản là động sản,
Bảng 1.2. Các hợp đồng tiêu biểu của Công ty đối với tài sản là bất động sản,
Bảng 2.1. So sánh giữa tàu biển với các loại thuyền cùng hoạt động trên biển,
Bảng 2.2 Bảng so sánh kích thước khoang của Panamax và New Panamax

Bảng 2.3 Phân loại tải trọng cho tàu hàng rời
Bảng 2.4. Phân loại tải trọng cho tàu dầu thô
Bảng 3.1 Đặc điểm kỹ thuật của HQ-55 trong sổ đăng kiểm
Bảng 3.2: Xác định đơn giá tàu theo phương pháp so sánh với các tài sản tương đồng trên
Thị trường
Bảng 3.3. Bảng điều chỉnh dựa trên các tiêu chí điều chỉnh các tài sản so sánh
Bảng 3.4. Bảng mô tả hiện trạng và đánh giá tỷ lệ CLCL của tàu tuần tra bằng phương pháp
Thống kê kinh nghiệm
Bảng 3.5. Bảng đánh giá tỷ lệ CLCL của tàu tuần tra bằng phương pháp Phân tích KTKT
Bảng 3.6. Xác định đơn giá tàu theo phương pháp so sánh của tàu THÀNH ĐÔ 88 với các tài
sản tương đồng trên thị trường
Bảng 3.7. Bảng điều chỉnh dựa trên các tiêu chí điều chỉnh các tài sản so sánh
Bảng 3.8 Bảng đánh giá tỷ lệ CLCL của tàu THÀNH ĐÔ 88 bằng phương pháp Thống kê
kinh nghiệm
Bảng 3.9. Bảng đánh giá tỷ lệ CLCL của tàu THÀNH ĐÔ 88 bằng phương pháp Phân tích
Kinh tế Kỹ thuật
Bảng 3.10. Các thông số kỹ thuật của tày 4CT-11
Bảng 3.11. Tổng hợp sửa chữa tàu công tác 4CT-11
Bảng 3.12. Chi tiết kim loại tàu 4CT-11
Bảng 3.13. Hệ thống động lực tàu 4CT-11
Bảng 3.14. Chi tiết vật liệu sơn, trang bị tàu 4CT-11
Bảng 3.15. Chi tiết điện năng phục vụ tàu 4CT-11


7

Bảng 3.16. Chi tiết hành trình tàu đi về phục vụ sửa chữa tàu 4CT-11
Bảng 3.17. Đơn giá nhiên liệu máy tàu 4CT-11
Bảng 3.18. Chi tiết giá nhân công sửa chũa tàu 4CT-11
Bảng 3.19. Cách tính đơn giá nhân công sửa chữa tàu 4CT-11

PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH VÀ THẨM ĐỊNH
TÀI SẢN VIỆT NAM VAE
1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
1.1.1 Cơ sở pháp lý về hoạt động công ty
Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam được thành lập theo
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0104979887 do phòng đăng ký kinh doanh –
Sở kế hoạch Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 17 tháng 11 năm 2010.
Tên giao dịch bằng tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN GIÁM ĐỊNH VÀ THẨM ĐỊNH TÀI SẢN VIỆT NAM
Tên giao dịch bằng tiếng Anh :
VIET NAM ASSESSMENT AND EVALUATION ASSETS JOINT STOCK
COMPANY
Địa chỉ: Lô 67 ngõ 136 đường Trung Kính, phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 04.62696839
Fax: 04.62698439
Mã số thuế: 0104979887
Tài khoản: 0021000318744 – Tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi
nhánh Hà Nội.
Đại diện: Ông Dương Ngọc Quý
Chức vụ: Tổng giám đốc
1.1.2

Vài nét về Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam

Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam (tên viết tắt là VAE) là
một trong những Công ty Thẩm định giá có nhiều uy tín trên thị trường hiện nay. Công ty đã
hoạt động nhiều năm trong lĩnh vực thẩm định giá, giám định và bán đấu giá tài sản. Những
cán bộ chủ chốt của Công ty đều là những người đã có nhiều năm kinh nghiệm , đặc biệt về
lĩnh vực thẩm định giá bất động sản, máy móc thiết bị và lĩnh vực đấu giá. Với tác phong làm



8

việc chuyên nghiệp, năng động và sáng tạo, các dịch vụ thẩm định giá của VAE có thể đáp
ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Các lĩnh vực hoạt động

1.1.3

Công ty đã và đang cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp cho một số lượng lớn và
đa dạng các khách hàng thuộc nhiều lĩnh vực và ngành nghề ở Việt Nam, điều đó giúp
cho các cán bố thẩm định của công ty có được vốn chuyên môn rộng và sâu được trải dài
trên nhiều lĩnh vực, cũng với đó là những tác động đằng sau của mỗi lĩnh vực hoạt động
và những quy định luật pháp có liên quan. Những hiểu biết này giúp gia tăng giá trị của
các dịch vụ Công ty cung cấp cho khách hàng.
1.1.3.1 Các dịch vụ được cung cấp
 Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam hiện cung cấp các

dịch vụ thẩm định giá như sau:
_ Thẩm định giá tài sản, tư vấn các vấn đề liên quan đến giá;
_ Định giá giá trị tài sản vô hình, giá trị thương hiệu, lợi thế kinh doanh;
_ Đánh giá uy tín doanh nghiệp;
_ Bán đấu giá tài sản, hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng ;
_ Xây dựng phương án xác định giá trị doanh nghiệp, tư vấn cổ phần hóa;
_ Tư vấn đầu tư, kinh doanh, mua – bán doanh nghiệp;
_ Tư vấn đấu giá tài sản, tư vấn đấu thầu;
_ Dịch vụ giám định.
Các đối tượng thẩm định giá
Các dịch vụ Thẩm định giá của Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt

Nam hiện đang được nhắm vào các đối tượng sau :
 Tài sản và quyền tài sản bao gồm:
• Động sản: Máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất; Phương tiện vận tải...;
1.1.3.2


9

Bất động sản: Quyền sử dụng dụng đất; Khu dự án; Nhà ở; Nhà xưởng;
Trung tâm thương mại; Khách sạn; Cao ốc văn phòng; Chung cư; Trang
trại; Sân golf…
 Giá trị doanh nghiệp đối với các loại hình doanh nghiệp như: Doanh nghiệp Nhà
nước; Doanh nghiệp tư nhân; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Doanh
nghiệp liên doanh; Các doanh nghiệp khác…


Các đối tượng khách hàng
Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định tài sản Việt Nam là một công ty hoạt
động có uy tín trên thị trường, từ đó thu hút được các đối tượng khách hàng đa dạng từ
khách hàng cá nhân đến khách hàng doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại cũng như
các tổ chức tài chính trung gian khác; và đặc biệt là các cơ quan hành chính và quản lý
Nhà nước trên nhiều lĩnh vực đã và đang sử dụng dịch vụ thẩm định giá của VAE. Có thể
kể đến một số khách hàng lớn của công ty như: Cục sở hữu trí tuệ, Công ty Điện lực
Thanh Xuân, Ngân hàng Công thương Vietinbank chi nhánh Ba Đình, Ngân hàng hợp tác
xã Việt Nam Co-opBank … Đây là những cơ hội lớn cho VAE có thể quảng bá tên tuổi
của mình và nâng cao uy tín trên thị trường Thẩm định giá Việt Nam.
1.1.3.3

1.1.3.4


Mục đích thẩm định giá.

_ Mua bán, chuyển nhượng, thế chấp, vay vốn ngân hàng;
_ Đầu tư và góp vốn doanh nghiệp, cổ phần hóa, mua bán doanh nghiệp;
_ Liên doanh, thành lập hoặc giải thể doanh nghiệp;
_ Hạch toán kế toán để tính thuế, bảo hiểm;
_ Cầm cố, thanh lý, phân chia, xử lý tài sản;
_ Thực hiện nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước;
_ Đền bù, giải phóng mặt bằng;
_ Chứng minh tài sản bảo lãnh du học;
_ Bảo hiểm và bồi thường tài sản;


10

_ Phục vụ cho thuê tài chính.

1.2 Cơ cấu tổ chức và các nguyên tắc hoạt động
1.2.1 Cơ cấu tổ chức

1.2.1.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG TƯ


PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

VẤN

THẨM

THẨM

THẨM

KẾ TOÁN

ĐỊNH 1

ĐỊNH 2

ĐỊNH 3

(Nguồn: Hồ sơ năng lực của công ty)
1.2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của các bộ phận.
• Ban giám đốc: Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc Công ty
_ Quản lý và điều hành các hoạt động của Công ty.



Phòng Thẩm định giá 1: Thẩm định giá Bất động sản.

_ Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác thẩm định giá Bất động sản
_ Tổ chức thực hiện thẩm định giá, cung cấp thông tin giá mua bán, cho thuê đối với bất
động sản là quyền sử dụng đất, công trình, kiến trúc... cho các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước có nhu cầu.
_ Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để không ngừng
phát triển hoạt động tư vấn thẩm định giá bất động sản.


Phòng thẩm định giá 2: Thẩm định giá động sản.


11

_ Tham mưu cho Lãnh đạo công ty về công tác thẩm định giá động sản.
_ Tổ chức thực hiện thẩm định giá, cung cấp thông tin giá đối với động sản là : dây
chuyền sản xuất máy móc và thiết bị phục vụ sản xuất cho các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước có nhu cầu.
_ Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để không ngừng
phát triển hoạt động tư vấn thẩm định giá động sản.


Phòng thẩm định giá 3: Thẩm định giá tài sản vô hình.

_ Tham mưu cho Lãnh đạo về công tác thẩm định giá tài sản vô hình.
_ Tổ chức thực hiện thẩm định giá, cung cấp thông tin giá đối với tài sản vô hình, giá trị
thương hiệu...cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có nhu cầu.
_ Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để không ngừng
phát triển hoạt động tư vấn thẩm định giá tài sản vô hình.

Hệ thống các chi nhánh và văn phòng đại diện trên cả nước
1.2.2.1. Hình thức hoạt động của công ty.
Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam (VAE) hoạt động
dưới mô hình Công ty cổ phần theo quy định của Luật Doanh nghiệp nước CHXHCN
Việt Nam 2014. Công ty được cấp giấy phép kinh doanh năm 2010 và đến năm 2014
công ty VAE được phép tiến hành lập kế hoạch thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh
để đạt được các mục tiêu của mình. Các hoạt động của Công ty Cổ phần Giám định và
Thẩm định Tài Sản Việt Nam được thực hiện và tuân thủ đúng với pháp luật Nước Cộng
hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các thông lệ quốc tế về thẩm định giá.
1.2.2.2. Kết cấu hoạt động của công ty.
Công ty mở 4 văn phòng đại diện tại các tỉnh thành như sau:
1. Văn phòng đại diện tại Phú Thọ
_ Địa chỉ : Số 111, đường Trần Phú, phường Tân Dân, TP.Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.
1.2.2

_ Điện thoại : 0918.127.668 (Đại diện văn phòng: anh Nam) hoặc 0912.353.781 (Đại diện
văn phòng: anh Dũng)
2. Văn phòng đại diện tại Ninh Bình


12

_ Địa chỉ : Lê Thái Tổ, phố Bắc Thành, phường Đông Thành, TP. Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình
_ Điện thoại : 0988.779.902 (Đại diện văn phòng : cô Thủy)
3. Văn phòng đại diện tại Thanh Hóa
_ Địa chỉ : Số 40, Tân Nam 1, phường Nam Ngạn, TP. Thanh Hóa
_ Điện thoại : 0373.717.577
_ Di động : 091.6633.777 (Đại diện văn phòng: ông Bảy)
4. Văn phòng đại diện tại Bắc Ninh
_ Địa chỉ : Số 19 Hoàng Ngọc Phách, cổng trường Hàn Thuyên, TP.Bắc Ninh, tỉnh Bắc

Ninh.
1.2.3

Phương châm hoạt động và văn hóa doanh nghiệp
1.2.3.1. Phương châm hoạt động của công ty

Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định tài sản Việt Nam VAE được tiếp
xúc với các tiêu chuẩn thẩm định giá trong nước và quốc tế, luôn nỗ lực mang lại chất
lượng toàn diện góp phần chuẩn hóa, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ thẩm định
giá và trở thành đơn vị thẩm định giá hàng đầu tại Việt Nam, vươn tầm Thế giới.
Công ty hoạt động với mục tiêu: Độc lập, Trung thực, khách quan nhằm cung cấp
dịch vụ chuyên ngành tốt nhất, đảm bảo quyền lợi hợp pháp cao nhất cho khách hàng.
Mọi thành viên của VAE luôn nỗ lực nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ trong tất cả phạm
vi lĩnh vực kinh doanh với phương châm phục vụ là : “Luôn gia tăng những giá trị đích
thực’’. Tuân thủ các quy định về luật pháp của Nhà nước Việt Nam, các chuẩn mục thẩm
định giá quốc tế được Việt Nam chấp nhận và chuẩn mục về thẩm định giá quốc gia với
tiêu chí hàng đầu là sự hài lòng của khách hàng. Đây chính là giá trị nền tảng, là cốt lõi
của văn hóa công ty VAE.
1.2.3.2 Chính sách chất lượng nguồn nhân lực.
Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về định giá tài sản cũng như sự thay đổi, đa
dạng hóa của các tài sản trong điều kiện phát triển không ngừng của khoa học công nghệ,
bên cạnh việc coi trọng công tác cập nhật tin tức thị trường, xây dựng ngân hàng dữ liệu,
Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm định Tài Sản Việt Nam luôn đặt nhiệm vụ đào tạo
nhân lực, tiếp thu kinh nghiệm và kiến thức định giá từ trong và ngoài nước lên hàng đầu.


13

Hiện nay, Công ty có đội ngũ chuyên viên thẩm định và thẩm định viên về giá giàu kinh
nghiệm được Bộ Tài chính cấp thẻ hành nghề cấp Nhà nước và nhiều cộng tác viên từ các

ngành/lĩnh vực.
Với đội ngũ thẩm định viên về giá, chuyên viên khảo sát hiện trạng về máy, thiết
bị, chuyên viên khảo sát hiện trạng về bất động sản, kiểm toán viên, tư vấn trợ lý kiểm
toán, chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp là thạc sỹ, kỹ sư chuyên ngành, cử nhân
về các lĩnh vực liên quan được đào tạo cơ bản ở trong nước và nước ngoài, đã tích lũy rất
nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá, Công ty Cổ phần Giám định và Thẩm
định Tài Sản Việt Nam đang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thẩm định giá đạt chất
lượng cao, đáp ứng các yêu cầu chính đáng của khách hàng.
Một số hoạt động tiêu biểu của VAE đã thực hiên trong thời gian qua
Trong các năm từ 2011 đến năm 2015, Công ty đã gặt hái được nhiều thành công
và có kết quả kinh doanh khá tích cực trong lĩnh vực thẩm định giá. Chỉ mới hoạt động
được gần 5 năm nhưng Công ty VAE đã đạt được những ưu việt trong việc cung cấp dịch
vụ thẩm định giá tài sản, bất động sản, máy móc, thiết bị, xác định giá trị doanh nghiệp,
…đặc biệt là kỹ năng đánh giá về tài sản và những hiểu biết sâu rộng về nhiều loại hình
tài sản trên thị trường.
Dưới đây là một số hợp đồng tiêu biểu mà Công ty VAE đã thực hiện :
1.2.4

Bảng 1.1. Các hợp đồng tiêu biểu của Công ty đối với tài sản là động sản

STT
1
2
3
4
5
6

Mục đích thẩm
định

Vật tư, thiết bị
Cục Sở hữu Trí tuệ
Mua sắm tài sản
Thiết bị y tế
Bệnh viện mắt Trung ương
Mua sắm tài sản
Vật tư – Thiết bị
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Thực hiện dự án
Xây trụ sở
Công ty TNHH Tư vấn kiến trúc
Dự toán máy móc, thiết bị
UBND quận
– Hội kiến trúc sư Việt Nam
Hoàn Kiếm
Đấu thầu mua
Vật tư – Thiết bị điện
Cục thuế tỉnh Hải Dương
sắm tài sản
Tài sản thẩm định

Tên khách hàng

Vật tư - Thiết bị

Học viện Nông nghiệp Việt
Nam

Mua sắm tài sản



14

7

Ụ nổi sửa chữa tàu biển

Công ty TNHH MTV Đóng tàu
Nam Triệu

Mua bán tài sản

(Nguồn : Tổng hợp từ dữ liệu được lưu trữ tại doanh nghiệp)
Bảng 1.2. Các hợp đồng tiêu biểu của Công ty đối với tài sản là bất động sản


15

ST
T

Tài sản thẩm định

Tên khách hàng

Mục đích thẩm
định

1

Công ty Cổ phần Đầu

Thẩm định giá trị quyền sử dụng
tư và Xuất nhập khẩu
đất, công trình xây dựng trên đất.
Vạn Xuân

2

Giá trị công trình xây dựng trên
đất, giá trị lợi thế thương mại
quyền sử dụng đất

3

Thẩm định giá trị quyền sử dụng Cục thi hành án dân sự
đất, công trình xây dựng trên đất.
thành phố Hà Nội

Bán đấu giá tài sản
thi hành án

4

Xác định suất đầu tư hạ tầng kỹ Công ty Cổ phần Xây
thuật và giải phóng mặt bằng tại
dựng số 2
khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ
(Vinaconex2)

Đầu tư dự án


5

Xác định GT đất và tài sản trên
đất

6

Công ty Cổ phần Hà
Thành Hà Nội

Thế chấp ngân
hàng Co-opbank
Thế chấp ngân
hàng Agribank

Chi cục thi hành án
dân sự huyện Thạch
Thất

Kê biên xử lý tài
sản

Thẩm định BĐS

Ngân hàng Eximbank
chi nhánh Long Biên

Phát mại tài sản

7


Thẩm định BĐS

Cục thi hành án dân sự
tỉnh Hưng Yên

Bán đấu giá tài sản
thi hành án

8

Thẩm định BĐS

Ngân hàng Nhà nước
tỉnh Hưng Yên

Xác định giá trị
quyền sử dụng đất

9

Chi phí đầu tư vào đất, công
trình xây dựng trên đất và giá trị Công ty CPTM Phát
lợi thế khu đất của Trường Trung
triển Kỹ thuật và
học Dân lập Kinh tế - Kỹ thuật
Nhân lực Quốc Tế
Ba Đình

Xác định giá trị tài

sản

10

Thẩm định giá BĐS tại Mê Linh

Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Việt Hà

Xác định giá trị tài
sản

(Nguồn : Tổng hợp từ dữ liệu được lưu trữ tại doanh nghiệp)


16

Hoạt động kinh doanh của Công ty VAE những năm vừa qua được đánh giá tốt,
hàng năm có sự tăng trưởng đều đặn về số lượng cũng như giá trị của các hợp đồng thẩm
định tài sản của Công ty. Điều này cho thấy nhiều hứa hẹn cho sự phát triển bền vững của
công ty. Trong bối cảnh hiện nay có ngày càng nhiều các Công ty thẩm định giá được Bộ
Tài chính cấp phép kinh doanh dịch vụ thẩm định giá khiến cho thị trường thẩm định giá
trong nước ngày càng cạnh tranh gay gắt, nhưng với thành tựu đã đạt được cùng với sự
nỗ lực của toàn bộ nhân viên, chúng ta có thể tin tưởng hoạt động kinh doanh của công ty
sẽ thành công. Nâng tầm ảnh hưởng của VAE trên thị trường thẩm định giá Việt Nam và
vươn tầm quốc tế.


17


CHƯƠNG 2: TỔNG QUÁT CHUNG VỀ TÀU BIỂN VÀ THẨM ĐỊNH GIÁ TÀU
BIỂN
2.1. Tổng quan chung về tàu biển
2.1.1 Khái niệm
Hiện nay còn có nhiều tranh luận về vấn đề đưa ra khái niệm chuẩn mực nhất
trong việc xác định cấu trúc nào được gọi là tàu biển.
Theo văn bản quy phạm có phạm vi điều chỉnh cao nhất hiện nay là bộ Luật Hàng
hải Việt Nam năm 2005 quy định: “tàu biển được hiểu là tàu hoặc cấu trúc nổi di động
khác chuyên dùng hoạt động trên biển”. Tuy nhiên tàu biển quy định trong Bộ luật này
không bao gồm tàu quân sự và tàu cá và các loại tàu ngầm, tàu lặn…
Bên cạnh đó, theo luật còn có định nghĩa về tàu biển Việt Nam là tàu biển thuộc sở
hữu của Nhà nước Việt Nam, tổ chức Việt nam có trụ sở chính tại Việt nam và của công
dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam hoặc tầu biển thuộc sở hữu nước ngoài đã được
phép đăng ký tại Việt Nam. Sau khi được đăng ký vào "Sổ đăng ký tầu biển quốc gia"
của Việt nam hoặc từ khi được cơ quan đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự có thẩm quyền
của Việt Nam ở nước ngoài cấp "Giấy phép mang cờ quốc tịch tầu biển tạm thời", thì tàu
biển có quyền và nghĩa vụ mang cờ quốc tịch tầu biển Việt Nam.
2.1.2. Đặc điểm
Tàu biển thường phân biệt với thuyền dựa trên kích thước và khả năng hoạt động
độc lập trong một thời gian kéo dài. Có nhiều tiêu chí để so sánh giữa tàu biển với các
loại thuyền cũng hoạt động trong môi trường nước biển. Cụ thể như sau:
Bảng 2.1. So sánh giữa tàu biển và các loại thuyền cùng hoạt động trên biển
Đặc điểm

Tàu biển

Kích thước

Kích thước lớn hơn thuyền
rất nhiều và thường có trọng

tải từ 500 tấn trở lên.

Khu vực hoạt động

Hải trình dài và chịu lực tốt
hơn. Đa số chúng chủ yếu
được đóng dể vận chuyển
hàng hóa và những hành
khách du lịch.

Thuyền
Kích thước nhỏ hơn tàu rất
nhiều và không thuyền nào
có thể chứa được tàu có
kích cỡ nhỏ nhất.
Quy mô vùng nước hoạt
động nhỏ hơn bao gồm các
loại thuyền như :cano tuần
tra,thuyền buồm, thuyền
kaiyak… Chủ yếu hoạt
động gần bờ và chở những
vật kich thước nhỏ.


18

Đòi hỏi phải có radar định
Công nghệ trên thuyền
vị, hệ thống liên lạc sóng
thường đơn giản và ít phức

Công nghệ và định vị
ngắn, cùng với máy móc
tạp hơn,những nhu cầu về
công suất cao, đòi hỏi phải
bảo trì hệ thống vận hành
bảo dưỡng thường xuyên
thường rất ít
Rất nhiều thành viên từ
Không có nhiều thành viên
thuyền trưởng đến thủy thủ,
do hạn chế về kích thước và
Thành viên
đội ngũ hậu cần, cần phải có
điều kiện sinh hoạt trên
đội ngũ kỹ sư được đào tạo
thuyền.
có chuyên môn cao.
Khối lượng chuyên chở
Lượng hàng hóa chuyên
nhỏ, thường không được
Lượng hàng hóa
chở vô cùng lớn và có thể
thiết kế để chở người và
chở được cả một đội thuyền
hàng hóa đi xa
Kết cấu rất phức tạp, cấu
thành từ nhiều nguyên vật
Xây dựng và thiết kế
liệu, thời gian thiết kế và
Kết cấu đơn giản.

đóng tàu kéo dài và thường
phải lập dự toán đóng tàu.
Động cơ nhỏ đơn giản chạy
Động cơ công suất lớn,
Truyền động
bằng xăng hoặc dầu, hoặc
thường từ 200KW trở lên
buồm để di chuyển.
(Nguồn: Tự tổng hợp)
2.1.2.1 Đặc điểm về hình dạng
Thân tàu là một vật thể nổi có vỏ ngoài trơn tru. Mút trước là mũi tàu, phần giữa
tàu và mút sau cùng là đuôi tàu. Thân tàu có dạng trụ rỗng phần giữa và thuôn vè hai đầu.
Đứng ở đuôi tàu nhìn về phía mũi tàu gồm mạn trái và mạn phải, phía dưới được bao bọc
bởi đáy tàu, phía trên được bao bọc bởi boong tàu.
Hình dáng của tàu sẽ quyết định đến tính năng của tàu. Thông thường thân tàu có
mặt phẳng đối xứng dọc, đó là mặt phẳng thẳng đứng đi qua 2 mút mũi và đuôi. Tàu phải
được thiết kế sao cho khi tàu chở đầy hàng hóa, hành khách và dự trữ, tàu sẽ nổi được
trên mặt nước tĩnh, mặt phằng nước tĩnh đó vuông góc với mặt phẳng đối xứng dọc tàu.
Mặt cắt giữa mặt nước tĩnh với vỏ ngoài thân tàu tạo thành Đường nước thiết kế.
 Đường hình dáng lý thuyết thân tàu trong thiết kế.
Để mô tả chính xác hình dáng bề ngoài của thân tàu có thể dùng 3 phương pháp
chính:
_ Đồ thị hóa bằng các hình vẽ,
_ Số trị hóa bằng lập các bảng số liệu định vị các điểm trên hình vẽ kể trên,
_ Hàm hóa các đường cong vỏ thân tàu, gọi tắt là phương pháp giải tích.


19

Hiện ở Việt Nam cũng như trên thế giới, chưa có phương pháp giải tích nào có thể

áp dụng tin cậy trong công tác thiết kế và sản xuất, vì vậy người ta sử dụng “đường hình
dáng lý thuyết”, tức là dùng các hình vẽ và lập các bảng trị số để định vị các điểm của các
hình vẽ trong hệ thống các đường cong. Sau đó chiếu bề mặt vỏ tàu lên các mặt phằng
vuông góc nhau và mô tả dưới dạng các đường cong trên bản vẽ 2D.
 Kích thước chính của thân tàu.
_ Chiều dài tàu L (length) bao gồm:
• Chiều dài lớn nhất Lmax (Loa: Length over all): Khoảng cách tính từ mút mũi đến
mút đuôi
• Chiều dài hai trụ Ltrụ (Lpp: Length between perpendicular): Khoảng cách giữa trụ
mũi và trụ lái. Với trụ mũi là trụ đi qua giao điểm của đường nước thiết kế
(ĐNTK) với mép ngoài sống mũi và trụ đuôi là trụ bánh lái.
• Chiều dài thiết kế LTK (LwL: Waterplane length) : Khoảng cách giữa giao điểm của
đường nước thiết kế với mép ngoài sống mũi và sống đuôi, đo theo chiều dài tàu.
_ Chiều rộng tàu B (Breadth):
• Chiều rộng lớn nhất Bmax (Boa: Breadth over all) : Khoảng cách giữa hai mạn tàu,
đo ở nơi lớn nhất
• Chiều rộng thiết kế Btk: Khoảng cách giữa hai mạn, đo theo đường nước thiết kế
tại vị trí mặt cắt ngang giữa tàu
_ Chiều chìm hay mớn nước tàu (d: draft): Khoảng cách thẳng đứng tính từ đường cơ bản
của tàu (đường thằng đi qua đáy tàu) đến đường nước thiết kế, đo tại vị trí mặt cắt ngang
giữa tàu.
_ Chiều cao tàu H (depth moulded) : Khoảng cách thằng đứng tính từ đường cơ bản đến
mép boong tàu
_ Chiều cao mạn khô (Freeboard) : Khoảng cách thẳng đứng tính từ ĐNTK đến mép
boong tàu.
F=H-T
 Tỷ số giữa các kích thước chính
Tỉ số giữa các kích thước chính L/B, B/H, H/T: là nhóm các đại lượng đặc trưng
cho tính năng tàu, do đó việc lựa chọn chính xác các tỷ số kích thước sẽ đảm bảo được
tính năng tàu là hợp lý nhất`

 Các hệ số hình dáng:
Là nhóm các đại lượng đặc trưng cho hình dáng hình học của thân tàu như:
_ Hệ số diện tích mặt đường nước α (Cw: Waterplane Coefficient): tỷ số giữa diện tích
mặt đường nước đáng xét và diện tích hình chữ nhật ngoại tiếp mặt đường nước đó,


20

_ Hệ số diện tích mặt cắt ngang β (Cm : Midship Coefficient): tỷ số giữa giá trị diện tích
mặt cắt ngang và giá trị diện tích của hình chữ nhật ngoại tiếp của hình cắt ngang đó,
_ Hệ số đầy thể tích δ (Cb : Block Coefficient): tỷ số giữa thể tích chiếm nước và thể tích
hình hộp chữ nhật ngoại tiếp thể tích đó,
_ Hệ số đáy lăng trụ dọc ϕ (Cp : Longitudinal Prismatic Coefficient): tỷ số giữa thể tích
chiếm nước và thể tích hình hộp lăng trị dọc ngoại tiếp thể tích này,
_ Hệ số đáy lăng trụ đứng χ (Cv : Vertical Prismatic Coefficient) : tỷ số giữa thể tích
chiếm nước và thể tích hình hộp lăng trụ đứng ngoại tiếp thể tích này.
 Các khái niệm cơ bản trong một hồ sơ đăng kiểm tàu biển :
_ Thể tích chiếm nước V: Thể tích phần thân tàu chìm dưới nước, tính bằng m 3 (hệ mét)
hoặc bằng cu.ft (hệ Anh -Mỹ) (1 cu.ft = 0,0283 m3)
_ Lượng chiếm nước D : trọng lượng tàu ở trạng thái đang xét, bằng trọng lượng tấn hoặc
bằng long ton (hệ Anh - Mỹ) . D = trọng lượng riêng của nước x Thể tích chiếm nước
_ Sức chở (deadweight : DWT) : Trọng lượn hàng trên tàu (trọng tải) cùng hành khách và
các dự trữ, lương thực, nhiên liệu, nước ngọt v..v..
_ Tấn đăng ký (Tonnage) : Không tính bằng trọng lượng mà tính bằng đon vị đo dung
tích với ý nghĩa là tấn đo dung tích tàu (1 tấn đăng ký = 100 cu.ft = 2,832 m 3) Tấn đăng
ký được dùng chính thức và là đơn vị chính dùng trong thống kê đội tàu, cơ sở tính thuế
khi tàu qua kênh, đậu cảng v..v..
2.1.2.2 Đặc điểm về kết cấu tàu
Kết cấu thân tàu bao gồm hai thành tố chính : Phần thép bao bên ngoài và các
phần gia cường bên trong. Kết cấu thân tàu gồm có các bộ phận :

_ Dàn đáy: đáy tàu có thể là đáy đơn hoặc đáy đôi, tùy thuộc vào mục đích sử dụng và ý
đồ của chủ tàu.
_ Mạn tàu
_ Boong tàu
_ Kết cấu phần mũi
_ Kết cấu phần lái
_ Vách
_ Vỏ bao
_ Vây giảm lắc
_ Vòm trục chân vịt
2.1.2.3. Các hệ thống trên tàu
_ Hệ thống thiết bị năng lượng: máy chính; hệ trục; thiết bị đẩy tàu
_ Hệ thống lái: máy lái; trục lái; bánh lái


21

_ Hệ thống thông tin liên lạc
_ Các hệ thống phục vụ: cứu sinh, cứu hỏa, vệ sinh,….
2.1.3. Phân loại
Do tàu biển thường có giá trị rất lớn, mỗi con tàu lại được thiết kế khác nhau sao
cho phù hợp với mục đích sử dụng tàu của chủ tàu hoặc phù hợp với tuyến đường biển
mà tàu đi, do đó việc phân loại tàu là điều rất quan trọng. Dưới đây là một số cách phân
loại tàu chính.
2.1.3.1 Phân loại theo kích thước tàu biển
Tàu biển sẽ được phân loại thông qua các thông số như: mớn nước, chiều rộng,
chiều dài toàn bộ thân tàu, trọng tải tàu…Các thông số này sẽ được cân nhắc kĩ để đưa
vào trong các bảng thiết kế với các kết cấu phù hợp cho từng loại tàu, bởi
kích thước tàu khác nhau tức là lượng hàng mà tàu có thể chở sẽ khác nhau. Sự khác biệt
về kích thước này cũng dẫn tới sự khác biệt về cấu trúc bến cảng, cầu cảng để phù hợp

cho từng loại tàu cụ thể.
Dựa vào kích thước của tàu ta có thể xác định được vùng biển mà tàu có khả năng
hoạt động.
Ví dụ: Một tàu muốn đi qua được kênh đào Suez, thì nó phải có các kích thước phù hợp
để có thể qua được nơi hẹp nhất và cạn nhất của kênh khi tàu đầy tải hay không đầy tải.
 Tàu theo tiêu chuẩn Panamax và New Panamax
Đây là những tàu được thiết kế để có thể đi qua kênh đào Panama. Yêu cầu những
tàu này phải có kích thước sao cho có thể đi qua kênh một cách dễ dàng. Kích thước của
tàu tiêu chuẩn Panamax này còn phụ thuộc vào khoang nhỏ nhất của kênh (smallest
lock). Do đó, các tàu phải có kích thước theo tiêu chuẩn Panamax thì mới có thể qua kênh
này.
Khi kênh đào Panama được mở rộng thì các khoang của kênh cũng được mở rộng
theo, từ đó đưa ra cách phân loại mới cho tàu khi đi qua kênh này, gọi là tàu tiêu chuẩn
New Panamax. Sự ra đời của kênh đào New Panamax sẽ đòi hỏi phải có một loại tàu với
kích thước phù hợp hơn với khoang mới của kênh. Kênh này có thể cho những tàu có
trọng tải 12000 TEUs (TEUs:Twenty-foot Equivalent Units) và có chiều dài lên tới 427
mét đi qua kênh.
Bảng 2.2. Bảng so sánh kích thước khoang của Panamax và New Panamax


22

Kích thước
khoang
1050 ft (320,04 m)

Tiêu chuẩn
Kích thước
Tiêu chuẩn
Panamax

khoang
New Panamax1
Chiều dài
965ft
1400 ft (427m)
1200 ft (366m)
(294,13m)
Chiều
110 ft (33,53m)
106 ft
180,5 ft ( 55m)
160,7 ft (49m)
rộng
(32,31m)
Mớn nước2 41,2 ft (12,56m)
39,5 ft
60 ft (18,3m)
49,9 ft (15.2m)
(12,04m)
TEU
5000
12000
1
Các kích thước của New Paramax đã được công bố trong hệ thống đo lường
2
Mức mớn nước (chiều chìm) trong điều kiện nước biển mùa hạ.
(Nguồn: Tổng hợp)
 Tàu theo tiêu chuẩn Seawaymax
The Saint Lawrence Seaway là tên gọi của một tuyến đường biển quan trọng, là
cầu nối của hai quốc gia Hoa Kì và Canada. Các tàu theo tiêu chuẩn này sẽ đi qua vùng

này dể dàng. Đây là loại tàu có kích thước chiều dài khoảng 226 mét, chiều rộng khoảng
24 mét và mớn nước của chúng khoảng 8 mét.
 Tàu theo tiêu chuẩn Chinamax
Những tàu theo tiêu chuẩn Chinamax này là một trong những tàu vận chuyển hàng
rời lớn nhất thế giới và nó được gọi là VLOC (VLOC: Very Large Ore Carriers - Tàu cỡ
lớn chở quặng rời). Những tàu theo tiêu chuẩn Chinamax chỉ quan tâm tới chiều dài của
chúng.
Những loại tàu theo tiêu chuẩn này được đóng để phục vụ các tuyến từ cảng
Trung Quốc tới Brazil (Nam Mỹ). Hiện tại các cầu cảng của cả hai vùng này đã được
phát triển về cơ sở vật chất để phục vụ cho các hoạt động của các tàu theo tiêu chuẩn này.
Ngoài ra, Chinamax cũng có thể áp dụng cho các tàu theo tiêu chuẩn Valemax, tàu theo
tiêu chuẩn Chinamax có trọng tải lên đến 400,000 tấn và chiều dài tính toán lên tới 360
mét, chiều rộng khoảng 65 mét, mớn nước khoảng 25 mét.
 Tàu theo tiêu chuẩn Aframax
Tiêu chuẩn Aframax này thường áp dụng cho các tàu dầu có kích cỡ trung bình
khoảng 120,000 DWT. Phần lớn các tàu chở dầu theo tiêu chuẩn này có thể chở được
trên 70,000 thùng dầu thô. Những tàu theo tiêu chuẩn Aframax này sẽ hoạt động trong
những vùng cảng có sự giới hạn về cơ sở vật chất và những cảng không đủ lớn để phục
vụ cho các tàu chở dầu khổng lồ. Chiều rộng tàu lớn nhất là 32.3 mét (hay 106 feet).


23
 Tàu theo tiêu chuẩn Handymax

Tàu theo tiêu chuẩn Handymax là những tàu chở hàng rời có kích cở nhỏ với trọng
tải lên đến 60,000 tấn. Đây là loại hình thông dụng nhất áp dụng cho các đội tàu hoạt
động trên toàn cầu. Những tàu theo tiêu chuẩn này có chều dài điển hình từ 150-200 mét.
 Tàu theo tiêu chuẩn Capesize
Thuật ngữ Capesize dùng để nói về những tàu không thể đi qua các kênh Panama,
Suez. Chúng chỉ hoạt động trong các vùng như Mũi Hảo Vọng ( Capes of Good Hope),

Cape Horn. Các tàu tiêu chuẩn Capesize này có trọng tải 150,000 DWT và phần lớn các
tàu chở hàng rời. Tàu theo tiêu chuẩn này thường là các tàu có kích thước từ trung bình
đến các tàu có kích thước lớn, bao gồm các tàu VLBC (Very Large Bulk Carriers- tàu cỡ
lớn chở hàng khô rời), VLOC với trọng tải lớn hơn 200,000 DWT. Hiện nay, các tàu có
kích cở khác nhau nhưng có trọng tải tối đa là 400,000 tấn thì sẽ được phân loại vào
nhóm các tàu theo tiêu chuẩn Capesize này.
 Tàu theo tiêu chuẩn Suezmax
Thuật ngữ Suezmax được sử dụng để miêu tả các tàu có kích cở lớn nhất đi qua
kênh đào Suez. Những tàu theo tiêu chuẩn này sẽ có trọng tải từ 120,000 – 200,000
DWT, mớn nước lớn nhất là 20.1 mét với chiều rộng tàu lớn hơn 50.0 mét (164.0 ft) hoặc
với mớn 12.2 mét với chiều rộng lớn nhất dự kiến là 77.5 mét. Tàu theo tiêu chuẩn
Suezmax có chiều dài quy định khoảng 275 mét đi qua kênh đào Suez.
 Tàu theo tiêu chuẩn Q-Max
Các tàu theo tiêu chuẩn Quatar Max hoặc Q-Max thường là các tàu LNG
(Liquefied Natural Gas) có kích cở lớn. Các tàu theo tiêu chuẩn Q-Max này được đóng
với kích cỡ đặc biệt để có thể phù hợp với vùng nước vào các kho chứa khí hóa lỏng ở
Ras Laffhan thuộc các quốc gia Trung Đông. Dung tích của các tàu theo tiêu chuẩn này
lên đến 266.000 m3.
 Các tàu theo tiêu chuẩn Malaccamax
Các tàu theo tiêu chuẩn Malaccamax thường là các tàu có kích thước lớn mà có
thể đi qua eo biển Malacca. Các tàu này thường là VLCCs (Very Large Crude Carriers).
Các tàu theo phân loại này có chiều dài tính toán khoảng 400 mét với DWT lên đến
165,000 DWT, dùng để chở hàng rời hay chở dầu.
 Tàu theo tiêu chuẩn VLCCs (Very Large Crude Carriers)


24

Các tàu chở dầu lớn nhất với tải trọng 320,000 tấn sẽ được phân vào loại VLCCs.
Khu vực hoạt động chính là vùng Địa Trung Hải, vùng biển phía tây Châu Phi (Tây Phi)

và vùng biển Bắc Đại Tây dương.
 Tàu theo tiêu chuẩn ULCCs (Ultra Large Crude Carriers)
Các tàu chở dầu với trọng tải từ 320,000 – 550,000 tấn sẽ được phân vào loại các
tàu tiêu chuẩn ULCCs. Đây là các tàu chở dầu lớn nhất với vùng hoạt động mở rộng tới
Châu Âu, Bắc Mỹ và một số bến cảng, cầu cảng ở các quốc gia Châu Á.
2.1.3.2 Phân loại tàu biển qua tải trọng
Bảng 2.3 Phân loại tải trọng cho tàu hàng rời
LOẠI TÀU

TẢI TRỌNG

Handy

10,000 - 30,000 dwt

Handymax

30,001 - 50,000 dwt

Panamax

50,001 - 80,000 dwt

Capesize

80,001 - 199,000 dwt

VLOC

từ 200,000 dwt trở lên

(Nguồn: Tổng hợp)
Bảng 2.4. Phân loại tải trọng cho tàu dầu thô

LOẠI TÀU

TẢI TRỌNG

Aframax

80,000 - 119,000 dwt

Suezmax

120,000 - 150,000 dwt

VLCC

150,000 - 320,000 dwt

ULCC

từ 321,000 dwt trở lên
(Nguồn : Tổng hợp)

2.1.3.3 Phân loại tàu biển theo chức năng chuyên chở.
 Tàu bách hóa (general cargo vessels)
Chủ yếu dùng để chở các loại hàng tạp hóa. Hàng tạp hóa là loại hàng được đóng
trong thùng (hộp, bao tải..) hoặc được xếp riêng ở chỗ cố định ( máy móc, thiết bị công



25

nghiệp, tấm kim loại…). Tàu bách hóa không chuyên vận tải một loại hàng hóa nhất định
nào cho nên không tận dụng được hết khả năng chuyên chở của mình. Vì lí do đó,vài thập
niên gần đây,người ta đã thiết kế và đưa vào sử dụng rộng rải các loại tàu hàng chuyên
dụng, mang lại hiệu quả vận chuyển cao và giảm đáng kể thời gian bốc xếp hàng ở cảng.
 Tàu chở hàng rời (bulk carriers)

Dùng để vận chuyển các loại hàng rời thể rắn gồm tàu hàng rời thể rắn nói chung
(bulk carrier), tàu chở than (bulk coal carrier), tàu chở cát (sand carrier), tàu hàng hạt
( grain carrier), tàu chở xi măng (cement carrier), tàu chở bô-xít (bauxite carrier)…
Tàu hàng rời thường không có hệ thống bốc dỡ, việc này được thực hiện nhờ các thiết bị
cẩu hàng tại cảng. Nắp của hầm hàng trên tàu được làm với kích thước lớn giúp cho việc
cơ động trong quá trình bốc dỡ.
 Tàu container (container ships)
Tàu có vận tốc tương đối lớn, dùng để vận chuyển các loại hàng hóa khác nhau
được đóng trong các container tiêu chuẩn. Các container hàng được xếp vào hệ thống
chứa ở thân tàu, một phần được xếp trên boong tàu. Hê thống hàng được thiết kế phù hợp
với mục đích cố định các các container trong quá trình vận chuyển đồng thời tân dụng tối
đa khoảng không gian trên tàu.
 Tàu Roro (roro vessels)
Roro là từ viết tắt từ cụm từ tiếng anh Roll on/Roll of. Tàu được thiết kế để vận
chuyển các loại hàng hóa có bánh như xe ô tô, rơ móc, toa tàu hỏa... Với các cầu dẫn
thường được trang bị ở đuôi và bên mạn tàu, hàng hóa là các phương tiện tự hành có thể
lên và xuống một cách dễ dàng. Đặc điểm đặc trưng của các loại tàu RoRo là tàu có dạng
hình khối đồ sộ, thượng tầng chạy suốt bịt kín cả chiều dài lẫn chiều rộng của tàu.
 Tàu chở chất lỏng (tankers)
Là loại tàu được thiết kế để vận chuyển hàng hóa ở dạng chất lỏng, điển hình là
tàu chở dầu thô (crude oil tankers), tàu chở hóa chất (chemical tankers), tàu chở khí đôt
hóa lỏng (LPG-Liquefied Petroleum Gas carriers), tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng (LNGLiquefied Natural Gas carriers) ngoài ra còn có tàu chở rượu, nước…

Thân tàu có kết cấu vững chắc, được chia thành nhiều khoang riêng biệt để chứa hàng
lỏng. Việc bơm và hút chất lỏng chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống máy bơm và đường
ống lắp trên mặt boong và trong khoang chứa.
 Tàu chở gỗ (timber carriers)


×