Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH và PHÁT TRIỂN tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH GIAI đoạn TRƯỚC năm 1911

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.54 KB, 12 trang )

Q TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ
TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
GIAI ĐOẠN TRƯỚC NĂM 1911
*
HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC VÀ CHÍ HƯỚNG
CỨU NƯỚC
ĐỀ CƯƠNG
1. Hình thành và phát triển tư tưởng u nước của Hồ Chí Minh:
1.1 Gia đình:
1.1.1 Gia đình nhà Nho yêu nước cấp tiến:
- Nguyễn Sinh Sắc-nhà nho yêu nước cấp tiến đã có những tư tưởng tiến bộ, không phải
yêu nước là chỉ trung với vua
- Ông đã cho con đi học trường pháp để hiểu tiếng pháp hiểu người pháp
=> Giúp cho công cuộc đánh đuổi pháp sau này
1.1.2 Những tư tưởng tiến bộ, tư tưởng thân dân:
- Tư tưởng lấy dân làm gốc của Nguyễn Trãi
- "Khoan thai sức dân" của Trần Hưng Đạo
- Tư tưởng thân dân của nguyễn Sinh Sắc
1.1.3 Chủ nghĩa yêu nước:
Anh, chị của Người đều hi sinh thân mình cho cơng cuộc đấu tranh giành độc lập
Chủ nghĩa u nước của Hồ Chí Minh ln gắn liền u nước với thương dân, luôn tin
tưởng vào sức mạnh của nhân dân
1.2 Quê hương:
Quê hương Nghệ An là vùng đất giàu anh tài và có truyền thống yêu nước.
1.3 Đất nước:
1.3.1 Tinh thần đồn kết
1.3.2 Truyền thống u nước
2. Hình thành và phát triển chí hướng yêu nước của Hồ Chí Minh:
2.1 Khách quan bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ:
2.1.1 Bối cảnh thế giới:
- Cuối thế kỉ 19, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giai đoạn Đế quốc chủ nghĩa


- Thế giới hình thành mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ
nghĩa đế quốc, thực dân.
2.1.2 Bối cảnh trong nước:
- Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
1

1


- Nhiều phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi nhưng tất cả cuối cùng đều thất bại.
2.2 Thực tiễn các cuộc đấu tranh trước đó:
2.2.1 Phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh (1872-1926)
- “Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương...Điều đó là sai
lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lịng thương”:
2.2.2 Khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám (1884-1913)
- “Cụ Hồng Hoa Thám cịn thực tế hơn, vì cịn trực tiếp đấu tranh chống Pháp.
Nhưng theo người ta kể thì Cụ còn mang nặng cốt cách phong kiến”:
2.2.3 Phong trào Đông Du của Phan Bội Châu (1904-1908)
- “Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm,
chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau"”:
2.3 Nhận thức chủ quan của Hồ Chí Minh:
2.3.1 Nhận thức vượt ra khỏi lập trường giai cấp lúc bấy giờ:
2.3.2 Nhận thức đúng đắn về sức mạnh của quần chúng nhân dân:
3. Tổng kết:
4. Tư liệu tham khảo:

BÀI LÀM
1.

Hình thành và phát triển tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh:

1.1 Gia đình:

2

2


Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất Thành) sinh ra trong
một gia đình nhà nho yêu nước, gần gũi với nhân dân.
1.1.1 Gia đình nhà nho u nước cấp tiến:
Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Người, là một nhà nho cấp tiến, có lịng u nước
thương dân sâu sắc. Ơng xuất thân từ gia đình nơng dân, sớm mồ côi cha mẹ lúc chưa đầy 10
tuổi. Từ nhỏ đã chịu khó làm việc và ham học. Ơng thi đỗ Phó Bảng và sống bằng nghề dạy học.
Nguyễn Sinh Sắc là một Nhà nho cấp tiến, có nhân cách cao cả, ông quan niệm học để làm người
chứ không phải học để làm quan. Nếu là một nhà nho thông thường thì sẽ đi theo chí hướng là
học để ra làm quan, và luôn trung với vua. Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Sắc đã từng từ quan, do ông
là người luôn khinh rẻ uy quyền, chỉ luôn coi trọng đạo đức nhân cách, giữ gìn nếp sống trong
sạch, giản dị.
Cụ Phó bảng là một nhà nho tiến bộ nên ông tán thành chủ trương canh tân của Phan Chu Trinh,
ông đã cho hai con trai vào học tại trường Pháp - Việt vào năm 1905. Ông cho hai con trai học
tiếng pháp, học trường của Pháp với mục đích là để hiểu người Pháp, hiểu nước Pháp và chủ
nghĩa Đế quốc thực dân từ đó mới có thể đấu tranh chống lại Pháp.
Ông là tấm gương lao động cần cù. Sống trong một gia đình khơng mấy khá giả, cha mẹ đều mất
sớm nên từ nhỏ ông đã phải lao động chăm chỉ. Noi theo tấm gương cần cù lao động của cha
mình, Bác đã từng tự tin giơ hai bàn tay lên và nói: "Chúng ta sẽ làm việc, chúng ta sẽ làm bất cứ
việc gì để dống và để đi". Ngồi ra, ơng cịn là tấm gương với ý chí kiên cường, vượt qua mọi
gian khổ để đạt được mục tiêu. Ơng ln ln nêu cao tấm gương hiếu học, ông quan niệm học
để làm người chứ không phải học để làm quan. Ông đã từng tham gia nhiều kì thi, tuy thất bại ở
một số kì thi nhưng ông vẫn không nản chí và tiếp tục tham gia thi cử. Nghị lực phi thường, lòng
quyết tâm cùng ý chí kiên cường của ơng để đạt được mục tiêu đã trở thành tấm gương sáng cho

con cái noi theo. Lịng quyết tâm cứu nước cứu dân với ý chí sắt đá, tuyệt đối khơng chùn bước,
nản lịng của Nguyễn Ái Quốc chính là sự kế thừa từ người cha của mình tuy nhiên nó được thể
hiện với một mục tiêu cao cả hơn.
Nguyễn Sinh Sắc có lẽ khơng chỉ là người cha mà còn là người thấy của Hồ Chí Minh. Ơng là
người đã góp phần xây dựng nên nhân cách con người cũng như cách sống, cách suy nghĩ từ khi
cịn nhỏ của Hồ Chí Minh. Sau này, những kiến thức học được từ người cha, những tư tưởng mới
của thời đại đã được Hồ Chí Minh nâng lên thành tư tưởng cốt lõi trong đường lối chính trị của
mình.
Dù khơng ảnh hưởng đến Nguyễn Tất Thành nhiều như người cha nhưng bà Hồng Thị Loan
cũng có những ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng, tính cách của con mình. Bà là hình mẫu cho
hình ảnh người mẹ Việt Nam hiền hậu, hết lịng vì chồng vì con. Bà đã có tác động tích cực đến
các con bằng tính tình giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu nước. Bà đã nêu
một tấm gương sáng về nhân cách đạo đức cho các con học tập. Bà đã ảnh hưởng đến Bác bằng
3

3


một nền văn hoá dân gian mang đậm bản sắc địa phương, truyền thống dân tộc, phản ánh trung
thực những khát vọng ý chí và phẩm chất của tầng lớp lao động bình dân.
1.1.2 Những tư tưởng tiến bộ, tư tưởng thân dân:
Tuy mỗi thời đại, mỗi dân tộc có một cách nhìn nhận khác nhau về tư tưởng thân dân. Nhưng
nhìn chung chúng ta có thể nhận thấy điểm chung của tư tưởng thân dân đó là: đây là một tư
tưởng tiến bộ, coi trọng vai trò của nhân dân, lấy dân làm gốc, gần gũi chia sẻ khó khăn, đau khổ
cùng nhân dân, tiếp cận nhân dân dưới góc độ xem nhân dân là sức mạnh của cả dân tộc.
Có lẽ tư tưởng thân dân nổi bật nhất trong lịch sử phong kiến là tư tưởng lấy dân làm gốc của
Nguyễn Trãi và khoan thai sức dân của Trần Hưng Đạo. Trần Hưng Đạo cho rằng "chúng chí
thành thành", chí dân là bức thành giữ nước. Ơng đã đề ra thượng sách giữ nước là "khoan thai
sức dân làm kế rễ bén gốc"; ơng đã thấy vai trị quyết định của nhân dân đối với vĩ nhân trong
lịch sử. Tư tưởng thân dân của Nguyễn Trãi thể hiện chủ yếu qua tư tưởng nhân nghĩa, với ông "

nhân nghĩa cốt ở n dân"; ngồi ra ơng cịn phát hiện ra rằng, sức mạnh của dân chúng là sức
mạnh kháng chiến cơ bản: " mến người có nhân là dân, mà chở thuyền và lật thuyền cũng là
dân", "chìm thuyền mới biết dân như nước". Cách Nguyễn Trãi nhìn nhận về vai trị của nhân
dân như vậy khơng chỉ cho thấy rằng tư tưởng của ông đã vượt khỏi hệ tư tưởng phong kiến bảo
thủ.
Nguyễn Sinh Sắc quan niệm trung quân không phải là ái quốc mà ái quốc là ái dân nên ông luôn
sống gần gũi với nhân dân, ln đứng về phía nhân dân chống lại bọn cường hào ác bá. Trước
cảnh mất nước vào tay thực dân Pháp, chính quyền phong kiến nhu nhược chấp nhận kí hiệp
ước, đẩy con dân vào cảnh tang thương, Nguyễn Sinh sắc càng thấm thía tư tưởng yêu nước của
thời đại mới. Tư tưởng yêu nước gắn liền với quan điểm dân tộc mà không phải là quan điểm
“vua-tôi”, đất nước.
Tư tưởng thân dân, lấy dân làm hậu thuẫn cho các cải cách chính trị-xã hội ấy của cụ Phó bảng
đã có ảnh hưởng sâu sắc đối với q trình hình thành nhân cách của Nguyễn Tất Thành.

1.1.3 Chủ nghĩa yêu nước:
Chủ nghĩa yêu nước là sự biểu hiện của sự ý thức dân tộc dưới dạng hệ thống quan điểm tư
tưởng lý luận và hệ giá trị của dân tộc.
Chủ nghĩa u nước của Hồ Chí Minh là ln gắn chặt yêu nước với thương dân, phấn đấu vì
hạnh phúc của nhân dân và luôn luôn tin tưởng vào sức mạnh của nhân dân. Chủ nghĩa yêu nước
ấy của Người đã được hình thành ngay từ khi cịn nhỏ qua tư tưởng thân dân của cha Người - cụ
Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Ngồi ra cịn phải kể tới mối quan hệ và tác động qua lại giữa ba chị em Nguyễn Thị Thanh,
Nguyễn Sinh Khiêm, Nguyễn Sinh Cung về lòng yêu nước thương nòi. Hai người anh,chị của
Nguyễn Tất Thành đều chịu ảnh hưởng từ cha mẹ, ông bà nên đều là người yêu nước, có tư
4

4


tưởng tiến bộ. Họ đều tham gia vào những phong trào yêu nước, sẵn sàng hy sinh thân mình cho

Tố Quốc. Họ đã hy sinh cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp cứu nước.
Qua đây, ta thấy chủ nghĩa yêu nước của Hồ Chí Minh phần nào được hình thành nên qua sự ảnh
hưởng của những người thân trong gia đình.
1.2 Q hương:
Hồ Chí Minh sinh ra tại làng Hồng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đây là
vùng đất vừa giàu truyền thống văn hóa, vừa giàu truyền thống lao động, đấu tranh chống giặc
ngoại xâm. Nơi đây sản sinh ra biết bao anh hùng nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Mai Thúc
Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các vị yêu nước thời cận đại như: Phan Đình Phùng, Phan Bội
Châu...
Đây cịn là vùng đất nổi tiếng với sự hiếu học. Tuy vậy đây là một vùng đất nghèo, người dân
luôn phải sống trong cảnh nghèo khổ, đối đầu với thiên tai khắc nghiệt. Cuộc sống vất vả đã vậy
người dân nơi đây còn chịu sự áp bức, bóc lột của bọn thực dân phong kiến khiến cho cuộc càng
thêm khó khăn.Cuộc sống vất vả, lam lũ đã in sâu trong tâm trí Nguyễn Tất Thành. Hình ảnh q
hương đã ln đi theo Người khi Người bơn ba khắp nơi tìm đường cứu nước.

1.3 Truyền thống dân tộc, đất nước:
Trải qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, do phải thường xuyên đương đầu với thiên
nhiên, giặc giã, như một lẽ tự nhiên, lòng u nước, tinh thần đồn kết, gắn bó cộng đồng ln là
một giá trị thiêng liêng, một tình cảm sâu nặng của dân tộc Việt Nam được truyền giữ và phát
huy từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó ln thường trực trong lịng của mỗi người Việt Nam.

1.3.1: Tinh thần đoàn kết:
Người xưa đã đúc kết qua câu ca dao"Một cây làm chẳng nên non .Ba cây chụm lại nên hịn núi
cao"một chân lí sống: Đồn kết là yếu tố đầu tiên để thành công, sống mà cứ tách rời tập thể, đơn
lẻ một mình thì yếu, biết đồn kết lại thì sẽ làm nên được sức mạnh lớn lao.
Có thể nói đồn kết là nét đẹp truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay. Tiếp thu tinh thần đoàn
kết ấy của dân tộc, sau này Bác đã để lại những lời dạy về tinh thân fđồn kết vơ cùng q báu
đó là " Đồn kết, đồn kết, đại đồn kết/ Thành cơng, thành cơng, đại thành công".

1.3.2: Truyền thống yêu nước:

Đối với dân tộc Việt Nam, truyền thống u nước khơng chỉ là một tình cảm tự nhiên, mà nó cịn
là sản phẩm của lịch sử được hun đúc từ chính lịch sử đau thương mà hào hùng của dân tộc Việt
Nam. Lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc Việt Nam là lịch sử đất tranh giành lại và bảo vệ nền
độc lập tự chủ từ tay bao kẻ thù xâm lược.
5

5


Lòng yêu nước ở mỗi người dân Việt nam đã được thể hiện ở tinh thần dám xả thân vì nước, sẵn
sàng đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích riêng tư của bản thân mình, đấu tranh khơng
biết mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng đất nước, giành lại độc lập tự do cho Tổ quốc.
Được hình thành từ rất sớm, lại được thử thách, khẳng định qua bao nhiêu thăng trầm của lịch
sử, được bổ sung, phát triển qua từng thời kỳ, theo yêu cầu phát triển của dân tộc và thời đại, tinh
thần yêu nước đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, trở thành một trong những giá trị truyền thống
cao quý nhất, bền vững nhất của dân tộc ta.
Cũng là một người dân đất Việt, truyền thống yêu nước ấy cũng lớn dần theo người thanh niên
Nguyễn Tất Thành. Để từ đó phát triển lên thành chủ nghĩa yêu nước của Người.

 Chính những truyền thống dân tộc ấy đã góp phần hình thành nên tư tưởng u
nước trong Người. Có thể khẳng định, quê hương, gia đình, truyền thống dân tộc...
đã chuẩn bị cho Nguyễn Tất Thành nhiều điều, đã hình thành trong Người tư tưởng
yêu nước. Chính từ những điều cơ bản đó, Nguyễn Tất Thành đã dần trưởng thành
và hình thành nên trong mình con đường cứu nước. Phát huy truyền thống yêu
nước bất khuất của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của gia đình quê hương,... tất cả
đã trở thành sức mạnh hun đúc quyết tâm cứu dân, cứu nước, thôi thúc người
thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cách mạng, đến với Chủ nghĩa MácLênin.
2. Hình thành và phát triển chí hướng cứu nước của Hồ Chí Minh:
2.1 Khách quan bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ:
2.1.1 Bối cảnh thế giới:

Cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Các
nước đế quốc tranh giành nhau xâm chiếm thuộc địa và đã căn bản hoàn thành việc phân chia thế
giới, áp đặt ách thống trị thực dân ở khắp các nước Á, Phi và Mỹ Latinh. Thế giới bị chia cắt làm
hai: một khu vực gồm các nước tư bản, có nền cơng nghiệp phát triển, thường được gọi là phương
Tây, còn khu vực còn lại gồm các nước thuộc địa và phụ thuộc, nền kinh tế cịn lạc hậu, thường
được gọi là phương Đơng. Vấn đề đặt ra cho các nước thuộc địa và phụ thuộc là làm thế nào để
được giải phóng. Thế giới hình thành mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với
chủ nghĩa đế quốc, thực dân.
 Đây chính là điều kiện khách quan cho phép phong trào cách mạng ở các nước thuộc
địa gắn bó với phong trào cách mạng quốc tế, đặc biệt là với phong trào cách mạng
của giai cấp công nhân ở các nước tư bản.
2.1.2 Bối cảnh trong nước:
Trong bối cảnh chung của tình hình quốc tế, Việt Nam cũng bị chi phối bởi những điều kiện lịch
sử tương tự.
6

6


Cuối thế kỷ XIX, sự kiện lịch sử tác động mạnh mẽ đến tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt
Nam; làm thay đổi kết cấu giai cấp, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống mọi người dân là sự kiện
thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Sau thời kỳ "bình định", thực dân Pháp thi hành chính sách
"khai thác thuộc địa" - thực chất là tăng cường bóc lột, vơ vét thuộc địa. Vì vậy, đời sống nhân
dân lao động đã khó khăn, càng thêm khốn đốn. Hậu quả là Việt Nam từ một nước phong kiến
độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
Sang đầu thế kỷ XX, đời sống các tầng lớp nhân dân càng bị bần cùng hố. Mâu thuẫn giữa tồn
thể nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và chế độ thuộc địa ngày một gay gắt, trở
thành mâu thuẫn vừa cơ bản, vừa chủ yếu. Bên cạnh đó, mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ
càng gay gắt. Đây là trở lực lớn, kìm hãm sự phát triển của xã hội Việt Nam.
 Việc tìm ra con đường cứu nước, giành lại độc lập dân tộc để xã hội Việt Nam tiếp

tục phát triển là đòi hỏi khách quan, cấp bách của cách mạng Việt Nam từ đầu thế
kỷ XX.
Để giải quyết mâu thuẫn trên, nhiều phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi với mục tiêu " Phen này
quyết chống cả Triều lẫn Tây". Đó là phong trào Duy Tân, Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục... do
các sỹ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản như: Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh lãnh đạo hay các cuộc khởi nghĩa như khởi nghĩa Yên Bái của Việt Nam Quốc Dân đảng
dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Thái Học, Phạm Tuấn Tài...rồi khởi nghĩa nông dân Yên Thế dưới
sự lãnh đạo của Hoàng Hoa Thám kéo dài hơn 30 năm... Đó là trang sử đấu tranh vẻ vang của
dân tộc trên con đường đấu tranh giành độc lập. Mặc dù diễn ra sôi nổi, rộng khắp các vùng
miền, nhưng tất cả các cuộc đấu tranh cuối cùng đều thất bại.
 Bối cảnh lịch sử này, sau này, Hồ Chí Minh viết trong bài Con đường cứu nước và
giải phóng dân tộc trong thời đại ngày nay: "Trong suốt gần một thế kỷ thống trị của
thực dân Pháp, phong trào cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam không ngừng
phát triển, kẻ trước ngã, người sau đứng dậy. Nhưng tất cả những cuộc khởi nghĩa
yêu nước ấy đã bị dìm trong máu. Những đám mây đen lại bao phủ đất nước Việt
Nam"
2.2 Thực tiễn các cuộc đấu tranh trước đó:
2.2.1 Phong trào Duy Tân - Phan Chu Trinh
Được biết đến từ lâu như một nhà yêu nước, nhà trí thức với tư tưởng cải cách đương thời mới
mẻ. Phan Châu Trinh là nhân vật tích cực của phong trào đổi mới và cải cách, rất quan tâm đến
sự tiến bộ và tương lai của nước nhà.
Phan Chu Trinh chọn cho mình con đường dựa vào chính phủ Bảo hộ và nước Đại Pháp văn
minh để tiến hành cải cách nhằm đưa xã hội Việt Nam tiến lên phía trước, đưa ra nhiều chính
sách cải cách kinh tế - văn hóa.

7

7



Nhưng chủ trương dựa vào Pháp để thực hành cải lương của ông đã thể hiện một sự nhận thức
không đúng về chủ nghĩa tư bản đế quốc và nền văn minh tư bản chủ nghĩa. Ơng khơng thấy
chính sách sử dụng bộ máy quan liêu sâu mọt như vậy để nô dịch nhân dân là bản chất của thực
dân Pháp. Vì thế ơng đã cố gắng thuyết phục chính phủ Bảo hộ thay đổi chính sách và tiếp thu
những đề nghị của ông về cải cách hệ thống quan lại và mở rộng dân chủ cho nhân dân. Ơng
khơng lý giải được tại sao các nước tư bản tiên tiến gắn với nền dân chủ tự do và văn minh tư
bản chủ nghĩa như nước Pháp lại có thể câu kết với những thế lực phong kiến lỗi thời và phản
động để nô dịch và áp bức nhân dân thuộc địa. Vì thế chủ trương dựa vào Pháp để thực hành cải
lương chỉ là ảo tưởng và không thể nào đạt được mục đích.
2.2.2

Khởi nghĩa n Thế - Hồng Hoa Thám:

Cuộc khởi nghĩa Yên Thế do người anh hùng dân tộc Hoàng Hoa Thám lãnh đạo nổ ra vào ngày
16/3/1884 và kết thúc vào năm 1931, kéo dài trong 30 năm.
Cuộc khởi nghĩa đã để lại nhiều bài học quan trọng về lịng u nước, ý chí quyết tâm chống
Pháp đến cùng với cách giành và giữ chính quyền lúc bấy giờ. Những bài học như xây dựng làng
chiến đấu liên hồn, tấn cơng bất ngờ, đánh nhanh – thắng nhanh sau này cũng được áp dụng và
phát huy một cách phù hợp trong thời kì Cách mạng Việt Nam sau này.
Tuy vậy, không thể không kể đến những bài học thất bại mà khởi nghĩa Yên Thế đem lại. Nghĩa
quân Yên Thế chưa lấy được lòng dân do đơi khi nghĩa qn vẫn cướp bóc, sách nhiễu dân
chúng. Mục tiêu của cuộc khởi nghĩa chỉ là để giữ một vùng đất nhỏ độc lập với chính quyền của
Pháp, chỉ phù hợp với nông dân lưu tán cư trú ở Yên Thế, mà không cuốn hút được các thành
phần xã hội khác ở Việt Nam lúc đó.Thiếu cộng tác với các phong trào chống Pháp khác tại Việt
Nam lúc đó. Do vậy, mặc dù duy trì được thời gian dài nhưng cuối cùng cuộc khởi nghĩa cũng
không tránh khỏi sự thất bại tất yếu.
2.2.3

Phong trào Đông Du - Phan Bội Châu:


Con đường cứu nước của Phan Bội Châu chủ yếu lấy phương thức bạo động vũ trang để giành
độc lập. Tuy nhiên, cùng với việc bạo động vũ trang, Phan Bội Châu cũng coi trọng việc vận
động duy tân đất nước, cải cách chính trị, kinh tế, văn hóa để tự cường dân tộc.
Phan Bội Châu mặc dù đã có nhận thức sâu sắc hơn về chủ nghĩa Đế quốc của thực dân Pháp,
ông không mong đợi việc dựa vào Pháp để phục hưng hay duy tân đất nước. Tuy vậy, con đường
mà Phan Bội Châu lựa chọn cũng tiếp tục lại là một sai lầm. Phan Bội Châu đã nhìn nhận mâu
thuẫn giữa dân tộc ta và thực dân Pháp là mâu thuẫn giữa hai chủng tộc da trắng và da vàng. Và
ông cũng đã hy vọng nhờ vào sự giúp đỡ của nước Nhật tư bản chủ nghĩa với nền khoa học kĩ
thuật, tri thức phát triển để chống Pháp. Với sự nhận thức khơng chính xác như vậy về đối tượng
và động lực cách mạng nên Phan Bội Châu đã không tránh khỏi những thất bại liên tiếp. Phan
Bội Châu không nhận ra rằng Nhật Bản lúc bấy giờ cũng mang trong lịng mình bản chất của chủ
nghĩa Đế quốc tư bản. Bởi vậy việc dựa vào Nhật đánh Pháp là không thể mà biểu hiện tiêu biểu
8

8


có thể thấy là hành động của Nhật kí hiệp ước với Pháp vào tháng 9 năm 1908: Theo đó, Pháp
cho Nhật vào Việt Nam mua bán; đổi lại, Nhật sẽ không cho các nhà cách mạng và lưu học sinh
Việt Nam ở Nhật nữa. Phong trào không chỉ vấp phải sự đàn áp của thực dân Pháp, sự bất đồng
trong quan điểm giữa các nhà chính trị yêu nước Nhật với bản thân chế độ tư bản trong lòng đất
nước Nhật, mà cịn chịu ảnh hưởng khơng nhỏ khi phong trào chỉ diễn ra trong tầng lớp tri thức,
không gắn liền với quần chúng nhân dân, dễ dàng tan rã khi gặp phải sự chóng trả, đàn áp quyết
liệt của thực dân Pháp. Chính vì thế mà khi viết Tự phê phán, Phan Bội Châu cũng đã có sự tự
nhận thức và phải thốt lên: "Than ôi! Lịch sử của tôi là lịch sử một trăm thất bại mà không một
thành công"
 Thực tế thất bại của lớp cha ông đã chỉ ra rằng: sự bất lực của hệ tư tưởng phong
kiến và hệ tư tưởng tư sản trước nhiệm vụ lịch sử đặt ra là lãnh đạo toàn dân chống
Pháp, giành lại độc lập dân tộc. Cách mạng Việt Nam khủng hoảng về đường lối,
tức là thiếu hệ thống lý luận cách mạng tiên tiến của giai cấp cơng nhân có khả năng

dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam thành cơng. Câu hỏi của "bài
toán thế kỷ" đặt ra cho dân tộc ta: Ai là người lãnh đạo thành cơng nhiệm vụ giải
phóng dân tộc ở Việt Nam?
2.3 Nhận thức chủ quan của Hồ Chí Minh:
Trong q trình xác định con đường cứu một dân tộc, lòng căm thù giặc và quyết tâm chưa đủ,
mà còn phải lý giải được nguyên nhân thất bại của các bậc tiền bối, hiểu được điều kiện chủ quan
và khách quan của bối cảnh lịch sử, trên cơ sở đó mà vạch ra hướng đi của con đường cũng như
những yếu tố đảm bảo thắng lợi.
Trước thất bại liên tiếp về con đường cứu nước của các bậc tiền bối, Hồ Chí Minh từng nhận xét:
“Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương...Điều đó là sai lầm, chẳng
khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”.
“Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì
"đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau"”.
“Cụ Hồng Hoa Thám cịn thực tế hơn, vì cịn trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo
người ta kể thì Cụ cịn mang nặng cốt cách phong kiến”.
Từ những trải nghiệm cuộc sống và với quyết tâm lớn, Hồ Chí Minh đã sớm phát hiện ra mâu
thuẫn giữa chế độ đàn áp bóc lột dã man của bọn thực dân ở Việt Nam với cái lý tưởng cao đẹp
của nước Pháp - quốc gia đã đề xướng ra lý tưởng cao đẹp và hấp dẫn mọi con người " Tự do Bình đẳng - Bác ái", muốn biết cái gì bí mật ẩn náu ở "nước Mẹ" xa xôi ! Người cho rằng "Muốn
đánh hổ thì phải vào hang hổ!". Và chính những nhận thức về bối cảnh đất nước và những tìm
hiểu của Hồ Chí Minh về nước Pháp đã thơi thúc Người sang Pháp và các nước khác... Đây
9

9


không phải là hành động ngẫu nhiên, tự phát mà là sự lựa chọn, trăn trở; một quyết tâm lớn,
nhằm đáp ứng đòi hỏi khách quan của cách mạng Việt Nam. Trên bình diện mới về tư tưởng giúp
hình thành chí hướng, có thế thấy hai luồng nhận thức mới góp phần tạo nên phương hướng cho
con đường cách mạng cũng như hoạt động cách mạng của người sau này.
2.3.1


Nhận thức vượt ra khỏi lập trường giai cấp lúc bấy giờ:

Nếu tư tưởng yêu nước của Hồ Chí Minh chủ yếu được hun đúc và bồi đắp nên từ truyền thống
tốt đẹp của q hương, gia đình thì chí hướng của Người lại được hình thành chủ yếu qua những
tri thức đương thời có được cùng với đó là những bài học kinh nhiệm từ những nhà yêu nước đi
trước. Quan điểm yêu nước của Hồ Chí Minh xét một cách tổng quan là sự tiếp thu đầy sáng tạo
và tổng hợp của những nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám...
Nếu Phan Chu Trinh chọn cho mình con đường dựa vào chính phủ Bảo hộ và nước Đại Pháp văn
minh để tiến hành cải cách nhằm đưa xã hội Việt Nam tiến lên phía trước, đưa ra nhiều chính
sách cải cách kinh tế - văn hóa. Phan Bội Châu chọn Nhật để tin tưởng gửi gắm ước vọng cứu
nước thì Nguyễn Ái Quốc chọn cho mình một con đường hồn tồn riêng và mới. Đó cũng chính
là sự tiếp thu, góp nhặt tri thức và những bài học kinh nhiệm, tạo tiền đề cho việc tìm đường cứu
nước đúng đắn.
Xét trên quan điểm chủ quan, Hồ Chí Minh và Phan Chu Trinh cùng chọn con đường đến Pháp.
Nhưng tại sao Hồ Chí Minh tìm được con đường cứu nước trong khi phong trào Duy Tân của
Phan Chu Trinh nhanh chóng vấp phải sự thất bại? Đó là do sự khác biệt trong lập trường giai
cấp cũng như tư tưởng của người lãnh đạo. Phan Chu Trinh mong muốn dựa vào sự tiến bộ khoa
học kĩ thuật của nước Đại văn minh Pháp, bởi vậy trên lập trường giai cấp sâu sắc, ông ra đi tìm
đường cứu nước, đặt chân tới Pháp với tư cách một người trí thức. Trong khi đó, Hồ Chí Minh
với quan điểm dân tộc, tư tưởng yêu nước, ra đi để “tìm hiểu cho rõ bản chất của những từ Tự
do, Bình đẳng, Bác ái của nước Cộng hịa Pháp, phải đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các
nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào sẽ trở về giúp đồng bào mình”, Người lên đường với
tư cách một nhà dân tộc, một người yêu nước, không phải một người trí thức. Chính việc khơng
bị ràng buộc bởi bất kì lập trường giai cấp hay tư tưởng cố hữu, Hồ Chí Minh dễ dàng tiếp nhận
các quan điểm hiện thực mới hơn.
Tuy vậy, khơng thể hồn tồn phủ định mà xét trên quan điểm khách quan của lịch sử xã hội đất
nước ta lúc bấy giờ, chúng ta phải thấy rằng, các sĩ phu yêu nước ở Việt nam hồi đầu thế kỷ XX
không thể vượt khỏi giới hạn của lịch sử, nghĩa là các ông đang vươn tới ý thưc hệ tư sản và
chưa vượt khỏi ranh giới của ý thức hệ. Vì thế các ơng khơng thể giải thích được chủ nghĩa tư

bản đế quốc một cách khoa học theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và khơng thể có được
một quan điểm cách mạng triệt để của giai cấp vô sản. Cũng do những giới hạn đó của lịch sử mà
nhà yêu nước Phan Bội Châu, đại biểu cho khuynh hướng cách mạng bạo lực là một khuynh
hướng thể hiện được ý chí chống ngoại xâm của dân tộc cũng khơng thấy được bản chất của chủ
nghĩa tư bản đế quốc.
10

10


2.3.2

Nhận thức đúng đắn về sức mạnh của quần chúng nhân dân:

Về mặt hạn chế của các phong trào, như tác giả Trần Văn Giàu đã đánh giá đối với phong trào
Đơng Du của Phan Bội Châu và cũng có thể hiểu là hạn chế chung của hầu hết các phong trào
lúc bấy giờ: “Điều kiện giai cấp của các người lãnh đạo đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự lớn
mạnh của phong trào. Nó đã ngăn khơng cho Phan Bội Châu và các đồng chí của ơng thấy rõ
động lực chính của cách mạng là quần chúng nơng dân lao động, mà chỉ đóng khung trong
phạm vi chật hẹp một số tầng lớp bên trên. Phong trào vì vậy thiếu cơ sở sâu rộng trong nhân
dân, và tan rã nhanh chóng trước sự khủng bố của quân thù.” Phong trào Duy tân của Phan Chu
Trinh hay phong trào Đông Du của Phan Bội Châu đều chỉ giới hạn trong tầng lớp trí thức đương
thời lúc bấy giờ. Xét trên bình diện chung của đất nước Việt Nam với truyền thống canh tác lúa
nước, dân cư chủ yếu là tầng lớp nơng dân thì trí thức có thể coi là một lực lượng nhỏ, chiếm số
lượng không lớn trong xã hội lúc bấy giờ. Do vậy, cách mạng của Phan Chu Trinh hay Phan Bội
Châu đều là kiểu làm cách mạng bên trên, không đi sâu vào quần chúng nhân dân, khơng nằm
trong lịng dân, sống giữa dân và được dân bao bọc. Do vậy, những phong trào này đều nhanh
chóng thất bại khi gặp sự đàn áp của thực dân Pháp, khơng được nhân dân bảo vệ. Cịn với cuộc
khởi nghĩa Yên Thế, mặc dù đi sâu và bám sát trong lòng dân nhưng lại giới hạn chỉ là nhân dân
của một vùng nhỏ, chưa có sự liên kết giai cấp, cũng như mục tiêu ban đầu của khởi nghĩa được

gói gọn trong việc giành chính quyền một vùng đất tương đối nhỏ, khơng phải giành độc lập cho
tồn dân tộc. Như vậy, có thể khẳng định, điểm mới trong tư tưởng góp phấn định hình chí
hướng cứu nước của Hồ Chí Minh nằm ở việc người nhận thức đúng đắn và đầy đủ về sức mạnh
của quần chúng nhân dân. Khơng có sức mạnh nào to lớn bằng sức mạnh tồn dân, sức mạnh ấy
cũng chỉ có được khi liên kết các giai tầng trong xã hội, đặt mục tiêu, lợi ích dân tộc lên hàng
đầu, thực hiện giải phóng dân tộc trước giải phóng giai cấp.
3.

Tổng kết:

Đầu thế kỷ XX, cách mạng Việt Nam diễn ra cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước, về giai
cấp lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc. Vượt qua sự hạn chế của điều kiện lịch sử xã hội Việt
Nam lúc đó, vượt lên những hạn chế của các sĩ phu yêu nước đương thời, bằng thiên tài trí tuệ và
bằng hoạt động thực tiễn của mình, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã đáp ứng kịp thời địi hỏi
bức thiết đó, đã tìm ra giải pháp mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam.
Có thể khẳng định, chính những bài học của những trí thức đương thời, những kinh nhiệm được
rút ra qua những con đường cứu nước trước đó đã là tiền đề mạnh mẽ và vững chắc sau này để
người thanh niên Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho riêng mình. Đó khơng phải là
việc “ỷ Pháp cầu tiến bộ” hay chẳng qua là “cầu xin Pháp rủ lòng thương”. Lại càng không phải
hành động “đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau”, cầu sự viện trợ từ một nước khác cũng mang
trong lịng mình chủ nghĩa thực dân như Nhật giúp đỡ.
Phát huy truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của gia đình, quê
hương, với sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị, Hồ Chí Minh đã sớm nhận ra hạn chế của những
11

11


người đi trước, những con đường cứu nước không đúng đắn do những hạn chế đương thời gây
ra. Cùng với việc phê phán hành động ấy, Nguyễn Ái Quốc cũng nhận ra rằng “Nguồn gốc

những đau khổ và áp bức dân tộc là ở ngay tại “chính quốc”, ở nước đế quốc đang thống trị dân
tộc mình và đã tự tìm ra cho mình một hướng đi mới: phải tìm hiểu cho rõ bản chất của những tư
tưởng Tụ do, Bình đẳng, Bác ái đã được nhắc đến trong Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền
của Pháp năm 1971. Đây chính là tư tưởng dẫn đường, soi sáng và định hướng cho con đường
cứu nước sau này của Nguyễn Ái Quốc, cũng là lời giải thích chính xác nhất cho tiến trình ra đi
tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh “Phải đi ra nước ngoài, xem Pháp và các nước khác. Sau
khi xem xét họ làm thế nào, sẽ trở về giúp đồng bào mình”. Đó cũng chính là kim chỉ Nam cho
hướng đi đúng đắn của người, là bài học lớn giúp tạo nên cuộc Cách mạng nhân dân Việt Nam,
do dân và vì dân, đánh bại Thực dân Pháp và sau này là cả Đế quốc Mỹ.
4.
-

12

Tư liệu tham khảo
Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh – NXB Chính trị Quốc gia.
“Bản chất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam (Kinh nghiệm lịch sử)” – Nguyễn Hải Kế.
“Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Phan Châu Trinh tháng 9 - 1992” – Nguyễn Đức Sự.
“100 năm nhìn lại Duy Tân Hội và phong trào Đông Du của Phan Bội Châu” – Đinh Kim
Phúc.
Bài viết ‘”Lịch sử Tư tưởng Triết học Việt Nam” – Nguyễn Hùng Hậu.

12



×