Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG và các món CANH DƯỠNG SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.21 KB, 7 trang )

BỆNH TIỂU ĐƯỜNG VÀ CÁC MÓN CANH
DƯỠNG SINH
DS. Huỳnh Kim Hằng
Khoa Dược – BV Từ Dũ
Bệnh tiểu đường không đáng sợ bằng biến chứng của nó là một trong những nguyên nhân gây tử
vong đứng hàng thứ ba hiện nay. Theo Đông y gọi là bệnh “tiêu khát”, chẩn đoán dựa vào “3
nhiều, 1 giảm”: uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, giảm thể trọng. Nếu được Đông y chẩn đoán bị
bệnh tiêu khát chưa chắc là tiểu đường nhưng nếu Tây y chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thì chắc
chắn là bị bệnh tiêu khát.
Bệnh tiểu đường hay đái tháo đường là một bệnh về nội tiết trong
cơ thể, thiếu hoặc không có insulin là nội tiết tố do tuyến tụy tiết
ra. Insulin có chức năng giúp tế bào hấp thu glucose để tạo ra
năng lượng, đồng thời giúp gan dự trữ glucose. Nếu thiếu insulin
sẽ làm nồng độ glucose trong máu tăng cao, cơ thể sẽ bài tiết
glucose theo đường tiểu gây ra tiểu nhiều, khát nhiều, sụt cân,
mau đói, mệt mỏi
d
PHÂN LOẠI THEO TÂY Y
Có 2 loại:
Đái tháo đường tuýp I: Là loại phụ thuộc Insulin, thường gặp ở người trẻ < 35 tuổi, lứa tuổi 10 –
16 tuổi hay gặp nhất. Đây là dạng bệnh nặng: các tế bào tuyến tụy có nhiệm vụ tiết insulin bị phá
hủy nên cơ thể không có insulin để sử dụng. Nếu không điều trị bằng cách tiêm insulin bệnh
nhân sẽ hôn mê, tử vong và chết.
Đái tháo đường tuýp II: Là loại đái tháo đường không phụ thuộc insulin, bệnh thường gặp ở lứa
tuổi > 40, béo phì. Cơ thể vẫn sản xuất insulin nhưng không đủ cho nhu cầu. Bệnh diễn biến từ
từ, có khi không triệu chứng gì, bệnh nhân phát hiện nhờ khám sức khỏe định kỳ có thử đường
trong máu và nước tiểu.
Đái tháo đường tuýp III: não bộ không sản xuất được một lượng insulin trong não như bình
thường. (Các nhà khoa học thuộc Trường Đại Học Y Khoa US Brown, Hoa Kỳ đã phát hiện ra
một dạng khác của bệnh tiểu đường sau khi khám phá não bộ cũng có khả năng sản xuất ra
Insulin tương tự tuyến tụy gọi là bệnh đái tháo đường tuýp III)


BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ MỐI NGUY HẠI
Khi bệnh tiểu đường tiến triển, những triệu chứng khó chịu sẽ xuất hiện: mắt mờ, đồng tử thu
nhỏ, tạng phủ toàn thân hư nhược, nếu không khống chế được lượng đường huyết sẽ làm tăng
1


lượng mỡ trong máu, đẩy nhanh việc xơ vữa động mạch, tổn hại tim, não, hai chi dưới, thận, thần
kinh, da.
Mục tiêu của điều trị là giữ mức glucose trong máu ở mức bình thường từ 0.7 – 1.2 g/ lít ở người
trẻ và 0.8 – 1.5 g/ lít ở người > 60 tuổi.
NGUYÊN TẮC DƯỠNG SINH
Nên thường xuyên ăn những thức ăn có công dụng giảm đường, đậu nành, đậu tương non, đậu
đỏ, đậu phộng, khoai lang, ngưu bàng, khổ hoa, ba ba, thịt gà, thịt dê, bồ câu, hải sản, mè, bí, củ
sen, ngân nhĩ, nấm các loại, cà, ớt xanh, cải thảo, bó xôi, cải xanh, kim châm.
Giới thiệu các món canh dưỡng sinh
01. Canh sắn dây nấu đậu đỏ
Nguyên liệu: Sắn dây 300g, thịt nạc 200g, đậu cô ve 40g, ngân nhĩ
20g, táo mật 4 quả. Gia vị (muối, ít trần bì).
Cách làm: Sắn dây rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng. Thịt nạc cắt miếng
trụng nước sôi vớt ráo. Đậu đỏ, cô ve, ngân nhĩ bỏ gốc tất cả rửa
sạch ngâm nước ấm. Cho tất cả nguyên liệu với trần bì vào nồi nước
nấu sôi sau đó để lửa riu riu trong 3 giờ, nêm muối vừa ăn.
Công dụng: Món canh này có tác dụng nhuận trường, thông tiện,
giảm huyết áp, giảm mỡ máu, điều tiết đường huyết, phòng chống
ung thư, ngừa tạo sỏi, giảm béo và thúc đẩy việc tiết sữa cho phụ nữ cho con bú. Ăn thường
xuyên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giảm đường huyết đồng thời phòng ngừa chứng lở
môi, viêm họng do nhiệt gây ra.
02. Canh bí đỏ nấu đậu
Nguyên liệu: Bí đỏ 0.5kg, đậu đỏ 100g (hoặc đậu phộng). Gia vị (muối, bột ngọt)
Cách làm: Đậu đỏ ngâm nước nửa ngày cho vào nồi áp suất nấu mềm, bí đỏ rửa sạch cắt miếng

nhỏ. Cho đậu đỏ đã hầm mềm với bí đỏ nấu sôi với lửa nhỏ đến khi bí mềm nêm gia vị vừa ăn.
Công dụng: Hàm lượng đường và nhiệt lượng của bí đỏ thấp sẽ có tác dụng cải thiện tình trạng
của người bị tiểu đường, hỗ trợ điều trị tốt các triệu chứng do bệnh tiểu đường gây ra như: bệnh
tim mạch, thần kinh, thận, táo bón, võng mạc mắt.
03. Canh La hán quả nấu củ sen, sơn dược
Nguyên liệu: Cải xoong 300g, 1 quả La hán quả, sơn dược 30g, củ sen 30g. Gia vị (muối, bột
ngọt).

2


Cách làm: Cải xoong rửa sạch, La hán quả đập nhuyễn cho vào túi vải để vô
nồi nước nấu khoảng 15 phút. Sơn dược rửa sạch cắt miếng; củ sen gọt vỏ, cắt
miếng ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 phút vớt ra cho vào canh ngay.
Cho nước la hán quả cùng tất cả vào nồi nấu 20 phút, cho cải xoong vào, nêm
nếm vừa ăn.
Công dụng: Theo Đông y, La hán quả có tính mát, vị ngọt chua có công dụng
thanh nhiệt, mát máu, sinh tân, cầm ho, trơn ruột thải độc, mịn da, nhuận phế
hóa đờm. Chất Glycosidic có tác dụng giảm đường huyết, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Củ sen
ít đường, nhiều vitamin C và chất xơ, món canh này rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
04. Canh nhân sâm quả nấu nha đam
Nguyên liệu: Nhân sâm 2 quả, ngân nhĩ ngâm nước 1 tai, nha đam tươi (lô hộ) 30g, gừng 1
miếng>
Cách làm: Nhân sâm gọt vỏ, cắt nhỏ, ngân nhĩ cắt nhỏ, nha đam gọt vỏ cắt
nhỏ, gừng cắt sợi.
Tất cả cho vào tô, hấp cách thủy trong 1 giờ
Công dụng: Món canh này dùng phòng ngừa và chữa bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
05. Canh ngưu bàng nấu củ cải
Nguyên liệu: Ngưu bàng 100g, củ cải trắng 100g, cà rốt 100g,đậu tương non 50g, sườn 70g.
Cách làm: Tất cả gọt vỏ cắt miếng, đậu non ngâm nước rửa sạch, Sườn rửa sạch trụng nước sôi.

Nấu nước sôi cho sườn, hớt bọt váng dầu, chờ sôi lại bỏ các nguyên liệu còn lại vào nấu chín vừa
mềm, nêm muối.
Công dụng: Món canh chứa nhiều dinh dưỡng: protein,chất béo, hydratcarbon, chất xơ, chất
khoáng, ăn thường xuyên có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường, cao huyết áp, chống lão hóa.
06. Canh cà chua bi nấu nấm rơm
Nguyên liệu: 5 quả cà chua bi, 5 tai nấm, nửa củ hành tây, 100g rau cần, ít ngò. Gia vị (nước
chanh, muối, tiêu.
Cách làm: Nguyên liệu rửa sạch, cà chua, nấm cắt đôi, cần, ngò cắt khúc, hành tây cắt khoanh.
Nước sôi cho nấm, cà chua, cần sôi lại bỏ nước chanh nấu thêm 10 phút nêm muối, rắc ngò lên
nhắc xuống.
Công dụng: Canh này có hàm lượng vitamin C cao sẽ thúc đẩy cơ thể trao đổi chất, nâng cao sức
miễn dịch, giải độc, làm chậm sự hấp thu hydratcarbon, là món canh hữu hiệu cho người bị tiểu
đường.
3


07. Canh nghêu nấu khổ hoa

Nguyên liệu: Khổ hoa 200g, nghêu thịt 100g, hạt câu kỷ tử 10g, gừng 1 miếng. Gia vị (rượu
vàng, muối, bột ngọt)
Cách làm: Nguyên liệu rửa sạch, khổ hoa bỏ hạt cắt miếng. Thịt nghêu rửa bằng nước ấm
ướp rượu vàng 10 phút. Cho nghêu vào nồi sành thêm gừng và rượu vàng nấu lửa nhỏ trong 30
phút rồi cho hạt câu kỷ tử và khổ hoa vào nấu lửa vừa thêm 10 phút, nêm muối và bột ngọt vừa
ăn.
Công dụng: Khổ hoa có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt, thúc đẩy đường phân giải, cải thiện sự
cân bằng chất béo trong cơ thể, là món canh lý tưởng cho người bị bệnh tiểu đường.
08. Canh bắp cải nấu bồ câu sữa
Nguyên liệu: Bồ câu sữa 2 con, bắp cải 300g, 1 củ cà rốt, nấm rơm 10 cái. Gia vị (muối, bột
ngọt, bột lọc ướt, hồ tiêu)
Cách làm: Nguyên liệu làm sạch, bồ câu chặt miếng, cà rốt và bắp cải cắt miếng trần qua nước

sôi vớt ra để ráo. Cho vào nồi 3 chén nước, cho bồ câu nấu sôi rồi cho tất cả nguyên liệu vào (trừ
bột lọc) nấu lửa vừa trong 5 phút rồi cho lửa nhỏ nấu đến khi thịt mềm, nêm lại vừa ăn cho bột
lọc ướt vào làm sệt.
Công dụng: Tư bổ gan thận, rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
09. Canh rau nhút thịt gà
Nguyên liệu: Thịt ức gà 100g, rau nhút 100g, trứng gà 1 quả, muối, bột ngọt, rượu gạo 5g, bột
lọc khô 10g, nước dùng 1 lít.
Cách làm: Thịt gà cắt miếng, cho vào tô cho lòng trắng trứng, muối, bột lọc trộn đều thành
tương, rau làm sạch. Cho nước vào nồi nấu sôi trụng gà và rau. Nước dùng nêm gia vị nấu sôi
cho gà, rau vào vớt bọt, cho chén tương làm ở trên vào nêm lại vừa ăn.
Công dụng: Thanh nhiệt bổ khí, thích hợp với bệnh tiểu đường.
4


10. Canh mã thầy nấu huyết ngỗng
Nguyên liệu: Huyết ngỗng tươi 5g, nước mã thầy 20g, nước củ cải 50g, rượu gạo.
Cách làm: Dùng ống tiêm sạch chọc vào cánh ngỗng rút máu, cho nước mã thầy, nước củ cải và
rượu gạo vào trộn đều uống lúc còn ấm.
Công dụng: Tiêu ứ tán kết, giải độc kháng ung thư, thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường.
11. Gà cá ngô non
Nguyên liệu: Bao tử cá 50g, thịt ức gà 100g cắt miếng, hạt bắp non (ngô) 25g, nấm hương 15g,
cà rốt 10g, rau cần 10g, nước dùng, gia vị (tiêu, bột ngọt, rượu, bột lọc ướt).
Cách làm: Tất cả các nguyên liệu trần nước sôi vớt ra để ráo, gà ướp gia vị để thấm 5 phút. Nấu
nước dùng sôi cho bao tử cá nấu sôi 5 phút vớt ra dĩa, cho vào nồi cà rốt, nấm, rau cần, nấu vừa
chín tới vớt ra, cho tiếp hạt bắp vào nêm muối, tiêu, xì dầu, thịt gà nấu chín cho bột lọc vào làm
sệt, rồi đổ lên dĩa bao tử cá, cà rốt…
Công dụng: Song bổ khí huyết, tư âm bổ hư, thích hợp cho người bệnh tiểu đường.

Lẩu lá lách dê


Nguyên liệu: Hoàng kỳ 30g, lá lách dê 100g, đậu hũ 50g, ngân nhĩ ngâm 50g, gừng 3 lát, bạch
chỉ 2g, rau cải xanh, tương mè, gia vị.
Cách làm: Nguyên liệu làm sạch, ngâm hoàng kỳ và mộc nhĩ trong nước ấm. Đậu hũ, lá lách cắt
miếng vừa. Dùng nồi lẩu cho 1 lít nước cho hoàng kỳ, ngân nhĩ, gừng, bạch chỉ, muối nấu sôi
cho đậu hũ, cải xanh, lá lách vào trụng ăn.
Công dụng: Bổ khí sinh huyết, thích hợp cho với bệnh tiểu đường.
12. Canh hải sâm lá lách

5


Nguyên liệu: Hải sâm 3 con, trứng gà 1 quả, lá lách heo 1 bộ, địa phụ tử 10g, ruột cọng hướng
dương 10g.
Cách làm: Hải sâm ngâm nước, bỏ nội tạng rửa sạch, cắt miếng, lá lách rửa sạch cắt miếng.
Trứng gà cho vào dĩa đánh tan thêm ít muối rồi cho hải sâm, lá lách vào trộn đều rồi hấp chín lấy
ra cho vào nồi đất thêm nước nấu sôi, dùng túi vải thưa bọc địa phụ tử và ruột cọng hướng dương
buộc chặt cho vào nồi đất cùng nấu thêm 40 phút.
Công dụng: Ích tinh, cường âm, trừ hư nhiệt, rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường (có thể dùng
làm bữa phụ, canh không câu nệ lượng có thể uống tùy ý).
13. Vỏ củ khoai lang trắng
Dùng 50g vỏ củ khoai lang trắng nấu nước uống cả ngày.
Công dụng: Hoạt chất Caiapo trong vỏ khoai giúp cơ thể tái xử lý tốt Insulin vì bệnh nhân tiểu
đường thường kháng Insulin.

14. Vỏ bí đao và vỏ dưa hấu
Dùng 20g vỏ bí đao, 20g vỏ dưa hấu, 20g thiên hoa phấn, thêm 1 lít nước nấu sôi trong 10 phút,
dùng uống cả ngày.
Công dụng: Giúp phòng và hỗ trợ cho bệnh nhân tiểu tường.
15. Bí đao, củ mài lá sen
Dùng 50g củ mài, 100g bí đao nguyên trái, 50g lá sen đem nấu nước uống cả ngày. Có tác dụng

giảm đường huyết, phòng ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường.
16. Bột quế
Các nhà khoa học đã nghiên cứu trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp III cho thấy những người
dùng 1g bột quế mỗi ngày, liên tục trong 40 ngày đã giảm được 30% nguy cơ tăng lượng đường,
cholesterol và chất béo trong máu (là những tác nhân gây ra bệnh tiểu đường), đồng thời giúp
tiêu hóa nhanh lượng đường trong máu 20 lần. Nhưng chỉ được dùng tối đa 6g, nhiều hơn sẽ
không tốt.
6


17. Bài thuốc dùng cho người tiêu khát
Hoài sơn 60g (củ mài), Ý dĩ (bobo) 30g, cà rốt 100g, hạt câu kỷ tử 20g và gạo ngon 20g. Tất cả
nấu cháo, nêm vừa ăn hoặc nấu lấy nước uống trong ngày.

Một nghiên tại mỹ cho thấy những người thường dùng nhiều ngũ cốc: đậu phộng, đậu đũa, hạt
điều rau quả màu sậm, những loại thực phẩm giàu magnesium đã giảm nguy cơ đáng kể bệnh
đái tháo đường tuýp II
Tài liệu tham khảo:
1.
2.
3.
4.

1000 Món canh dưỡng sinh trị bệnh - Nhà XB Mỹ Thuật 2010
Cây thuốc – Vị thuốc – Bài thuốc, Nhà XB Hà Nội
Bách khoa Y học thường thức trong gia đình - 2007
500 Bài thuốc Đông Y gia truyền trị bách bệnh, NXB Từ điển bách khoa 2010

7




×