Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Khái quát chung về lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.2 KB, 12 trang )

Lời mở dầu

Thị trừơng chứng khoán trên thế giới có lịch sử phát triển rất thăng
trầm, có lúc lên lúc xuống. Xuất hiện khá sớm và hiện nay thị
trường chứng khoán phát triển ở mức có thể nói là không thể thiếu
trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường và
nhất là nững nước đang phát triển đang cần thu hút luồng vốn dài
hạn cho nền kinh tế quốc dân.Cùng với sự phát triển của khoa học
kỹ thuật công nghệ đã giúp cho thi trường chứng khoán có bước
phát triển nhảy vọt. Tại Việt Nam thị trường chứng khoán phát
triển chậm hơn so với các nước trong khu vực cũng như trên toàn
thế giới. Nhưng trong những năm gần đây thị trường chứng khoán
tại Việt Nam phát triển rất "nóng". Chính vì vậy em đã lựa chọn đề
tài :Lịch sử phát triển của thị trường chứng khoán tại Việt Nam.
Do thời gian có hạn cũng như kiến thức còn hạn chế nên bài viết
con nhiều thiếu sót em rất mong có được sư thông cảm của thầy
cô. Em xin chân thành cảm ơn!

1


Phần A: Khái quát chung về lịch sử phát triển của thị trường
chứng khoán trên thế giới:
Thị trường chứng khoán ban đầu phát triển một cách rất tự phát và
sơ khai, xuất phát từ một nhu cầu đơn lẻ từ buổi ban đầu. Vào giữa
thế kỷ XV ở tại những thành phố ở phương Tây, các thương gia
thường tụ tập tại các quán cà phê để trao đổi mua bán các vật phẩm
hàng hoá… lúc đầu chỉ một nhóm nhỏ, sau đó tăng dần và hình
thành một khu chợ riêng. Cuối thế kỷ XV, để thuận tiện hơn cho
việc làm ăn, khu chợ trở thành "thị trường" với việc thống nhất các
quy ước và dần dần các quy ước này sửa đổi hoàn chỉnh thành


những quy tắc có giá trị bắt buộc cho mọi thành viên tham gia "thị
trường".
Sự phát triển thị trường ngày càng mạnh cả về số lượng và chất
lượng với số thành viên tham gia đông đảo và nhiều nội dung khác
nhau, vì vậy theo tính chất tự nhiên nó lại được phân ra thành
nhiều thị trường khác nhau như: thị trường giao dịch hàng hoá, thị
trường hối đoái, thị trường giao dịch các hợp đồng tương lai và thị
trường chứng khoán… với đặc tính riêng của từng thị trường thuận
lợi cho giao dịch của người tham gia trong nó.
Ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các
phương thức giao dịch tại các sở giao dịch chứng khoán cũng đã

2


được cải tiến theo tốc độ và khối lượng yêu cầu nhằm đem lại hiệu
quả và chất lượng cho giao dịch. Các sở giao dịch dần dần sử dụng
máy vi tính để truyền các lệnh đặt hàng và chuyển dần từ giao dịch
thủ công kết hợp với máy vi tính sang sử dụng hoàn toàn hệ thống
giao dịch điện tử.
Lịch sử phát triển các thị trường chứng khoán thế giới trải qua một
sự phát triển thăng trầm lúc lên lúc xuống. Vào những năm 18751913, thị trường chứng khoán thế giới phát triển huy hoàng cùng
với sự tăng trưởng của nền kinh tế thế giới lúc đó, nhưng rồi đến
"ngày thứ Năm đen tối", tức ngày 29-10-1929, thị trường chứng
khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản đã khủng hoảng. Mãi cho tới
khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, các thị trường mới phục
hồi dần và cho tới năm 1987, một lần nữa thị trường chứng khoán
trên thế giới điên đảo với" ngày thứ Hai đen tối" do hệ thống thanh
toán kém cỏi không đảm bảo được yêu cầu của giao dịch, sụt giá
chứng khoán mạnh, gây mất lòng in và phản ứng dây truyền mà

hậu quả của nó còn nặng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929.
Cho đến nay, các nước trên thế giới dã có khoảng 160 sở giao dịch
chứng khoán phân tán trên khắp các châu lục, bao gồm cả các nước
phát triển trong khu vực Đông Nam á vào những năm 1960-1970
và những nước như Ba Lan, Hunggary, Séc, Nga, Trung Quốc vào
những năm đầu 1990…

3


Các thị trường cổ phiếu lớn trên thế giới:
Trên thị

Năm

Cơ quan Dung lượng thị Số

trường

thành

quản ký

trường

loại

chứng

lập


khoán giao
dịch

NYSE

1792

SEC

$10,1 nghìn tỷ

3656

LSE

1773

SFA

$2,4 nghìn tỷ

2997

TSE

1949

MoF


$2,3 nghìn tỷ

1802

NASADQ

1971

SEC

$2,0 nghìn tỷ

6259

HKSE

1891

Tự quản

$410 tỷ

1592

SSE

1973

Tự quản


$170 tỷ

357

Trong đó:
NYSE: Sở giao dịch chứng khoán New York.
LSE: Sở giao dịch chứng khoán Lodon.
TSE: Sở giao dịch chứng khoán Tokyo.
NASDAQ: Hiệp hội các Nhà kinh doanh chứng khoán quốc
Gia và hệ thống báo tự động.
Phân B: Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam.
1. Sự ra đời của uỷ ban chứng khoán Nhà nước:
Xây dựng và phát triển TTCK là mục tiêu đã được Đảng
và chính Phủ Việt Nam định hướng từ những năm đầu thập kỷ
90(thế kỷ20) nhằm xắc lập một kênh huy động vốn mới chi đầu tư

4


phát triển. Việc nghiên cứu ,xây dựng đề án thành lập TTCK đã
được nhiều cơ quan Nhà nước, các viện nghiên cứu phối hợp đề
xuất với chính phủ.
Một trong những bước đi đầu tiên có ý nghĩa khởi đầu cho
việc xây dựng TTCK tại Việt Nam là việc thành lập Ban Nghiên
cứu xây dựng và phát triển thị trường vốn thuộc Ngân hàng Nhà
nước ( Quyết định số 207/QĐ- TCCB ngày 6/11/1993 của Thống
đốc ngân hàng nhà nước) với nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng đề án
và chuẩn bị các điều kiện để thành lập TTCK theo bước đi thích
hợp. Theo sự uỷ quyền của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước
(NHNN) đã phối hợp với Bộ Tài chính tổ chức nghiên cứu về các

lĩnh vực liên quan đến hoạt động của TTCK, đề xuất với Chính
phủ về mô hìmh TTCK Việt Nam, đào tạo kiến thức cơ bản về
chứng khoán và TTCK cho một bộ phận nhân lực quản lý và vận
hành thị trường trong tương lai; nghiên cứu khảo sát thực tế một số
TTCK trong khu vực và trên thế giới…Tuy nhiên, với tư cách là
một tổ chức thuộc NHNN nên phạm vi nghiên cứu, xây dựng đề án
và mô hình TTCK khó phát triển trong khi TTCK là một lĩnh vực
cần có sự phối hợp, liên kết của nhiều ngành, nhiều tổ chức.
Vì vậy, tháng 9/1994, Chính phủ quyết định quyết định
thành lập Ban soạn thảo Pháp lệnh về chứng khoán và TTCK do
một đồng chí Thứ trưởng Bộ Tài chính làm Trưởng Ban, với các

5


thành viên là Phó Thống Đốc NHNN, Thứ trưởng Bộ Tư Pháp.
Trên cơ sở Đề án của Ban soạn thảo kết hợp với đề án của NHNN
và ý kiến của bộ, ngành liên quan ngay 29/6/1995, Thủ tướng
Chính phủ đã có Quyết định số 361/QĐ-TTg thành lập Ban Chuẩn
bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo chuẩn bị các
điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK ở Việt Nam. Ban
chuẩn bị tổ chức TTCK có nhiệm vụ:
-Soạn thảo các văn bản pháp luật về chứng khoán và
TTCK
-Soạn thảo nghị định của Chính phủ về thành lập Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước;
-Chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ quản lý nhà
nước,quản lý thị trường, kinh doanh về chứng khoán;
-Hợp tác với các nước và tổ chức quốc tế trong việc tổ
chức TTCK ở Việt Nam;

Đây là bước đi quan trọng có ý nghĩa rất quan trong nhằm
mục đích thúc đẩy quá trình hình thành TTCK, làm tiền đề cho sự
ra đời cơ quan quản lý nhà nước với chức năng hoàn chỉnh và đầy
đủ hơn.

6


Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) được
thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số 75/CP của Chính
phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và
quản lý Nhà nước về Chứng khoán và thị trường chứng khoán.
Việc thành lập cơ quan quản lý thị trường chứng khoán(TTCK)
trướ khi thị trường ra đời là bước đi phù hợp với chủ trương xây
dựng và phát triển TTCK ở Việt Nam, có ý nghĩa quyết định cho
sự ra đời của TTCK sau đố hơn 3 năm.
Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về chứng
khoán và thị trường chứng khoán, UBCKNN có vai trò rất quan
trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra dời của TTCK,
đồng thời tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK
với mục tiêu chính là tạo mội trường thuận lợi cho việc huy động
vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt động có tổ
chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi
và lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư.
2.Cơ cấu tổ chức của UBCKNN theo nghị định 90/2003NĐ-CP
của chính phủ:
Cỏ cấu tổ chức của UBCKNN được xác định theo Nghị định số
90/2003/NĐ_CP gồm:
1.Lãnh đạo UBCKNN:


7


-Chủ tịch, các Phó Chủ tịch
-Các Uỷ viên kiêm nhiệm cấp Thứ trưưỏng Bộ Tài Chính, Bộ tư
pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
2.Các tổ chức sự nghiệp:
a. Trung tâm giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HSTC) và Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (STC): là
các tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có chức năng, nhiệm
vụ tổ chức, quản lý, điều hành và giám sát các giao dịch chứng
khoán tại trung tâm.
-Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội có trụ sở tại số 5-7
Tràng tiền, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội;
-Trung tâm giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh có trụ
sở tại số 45-47 Chương Dương, Quận I, Thành phố Hồ Chí Minh,
đã khai trương hoạt động từngày 20/07/2000.
b.Trung tâm tin học: là tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có
chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước về tin học ngành
chứng khoán và thực hiện một số dịch vụ công hỗ trợ các tổ chức,
cá nhân hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.

8


Trung tâm tin học có trụ sở chính tại 162 Trần Quang Khải, Quận
Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội và chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí
Minh.
c. Trung tâm nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán: là tổ
chức sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có chức năng phục vụ quản

lý nhà nước và thực hiện một số dịch vụ công trong lĩnh vực chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
Trung tâm nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán có trụ sở
chính tại số 2 Phan Chu Trinh, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà
Nội (tạm thời) và Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh.
d. Tạp chí Chứng khoán: là tổ chức sự nghiệp, có tư cách pháp
nhân, có chức năng, phục vụ quản lý nhà nước về thông tin tuyên
truyền trong lĩnh vực chứng khoán và TTCK.
Tạp chí Chứng khoán có trụ sở chính tại 164 Trần Quang Khải,
Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội và văn phòng đại diện tại
Thành Phố Hồ Chí Minh.
3.Về tổ chức bộ máy:
a) Bộ máy giúp việc Chủ tịch UBCKNN:
1. Ban Phát triển thị trường chứng khoán;
2. Ban quản lý phát hành chứng khoán;
3. Ban quản lý kinh doanh chứng khoán;
4. Ban hợp tác quốc tế

9


5. Ban tổ chức cán bộ;
6. Ban kế hoạch –Tài chính;
7. Ban pháp chế;
8. Thanh tra;
9. Văn pôhngf( có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh).
b) Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc:
1. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội
2. Trung tâm giao dịch Thành Phố Hồ Chí Minh;
3 Trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán;

4. Trung tâm Tin học và Thống kê;
5.Tạp chí Chứng khoán;
Nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc cơ
cấu tổ chức nói trên thực hiện theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ
Tài Chính.
Quá trình hình thành và phát triển của UBCKNN trong hơn 6
năm qua đã khẳng định vị trí và vai trò trong bộ máy hành chính
Nhà nước; cho dù UBCK là cơ quan thuộc chính phủ hay tổ chức
thuộc Bộ Tài chính, UBCKNN là cơ quan có chức năng quản lý
Nhà nước về chứng khoán và TTCK; xây dựng chiến lược , chính
sách, văn bản quy phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK, đồng
thời UBCKNN thực hiện quản lý, giám sát thị trường đảm bảo hoạt
động và phát triển TTCK nhằm huy động vốn cho đầu tư phát
triển, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN, góp phần cải cách
hệ thống thị trường tài chính, tiến tới hội nhập với các nước trong
10


khu vực. UBCKNN tiếp tục củng cố hoàn thiện chức năng, nhiệm
vụ, tổ chức bộ máy nhằm thực hiện chử trương của Đảng và Nhà
nước đã đật ra "Hoàn thiện và mở rộng nhanh hoạt động của
TTCK để sớm trở thành một kênh huy động vốn có hiệu quả cho
dầu tư phát triển".

Tài liệu than khảo:
1.Trang www.ikidoc.com
2.Trang www.webchungkhoan.net
3.Tạp chí chứng khoán

11



4.Giáo trình những ván đề cơ bản về chứng khoán và thị trường
chứng khoán của UBCKNN.
5.Bản tin Chứng khoán

12



×