Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Thực trạng công bố thông tin trên thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.17 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

1


Lời nói đầu
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau một quá trình hình
thành và phát triển đã đạt được những bước phát triển quan
trọng,đóng vai trò tích cực trong quá trình phát triển kinh tế giống
như kênh huy động vốn chủ đạo ,tạo tính thanh khoản trên thị
trường,cũng như nâng cao năng lực hoạt động của các doanh
nghiệp Việt Nam.Thị trường chứng khoán Việt Nam được kỳ
vọng tiếp tục có những bước phát triển dài hơn trong tương
lai.Tuy nhiên trong qúa trình phát triển,thị trường chứng khoán
Việt Nam còn nhiều bất cập và thách thức.Một trong những điểm
bất cập đó là vấn đề minh bạch hoá thông tin trên thị trường.Đây
là vấn đề then chốt để tạo sự phát triển bền vững,lành mạnh trên
thị trường cũng như gây dựng niềm tin đối với các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
Để tìm hiểu vấn đề tính minh bạch trong công bố thông tin
trên thị trường chứng khoán Việt Nam ,cũng như những giải pháp
nâng cao tính minh bạch trên thị trường tôi ,tiểu luận bao gồm 2
chương chính:
Chương 1:Thực trạng công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
Chương 2:Những giải pháp nhằm nâng cao tính minh
bạch trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Để hoàn thành được bản tiểu luận này ngoài sự cố gắng tìm
hiểu,nghiên cứu của bản thân còn có sự nhiệt tình hướng dẫn của
các giảng viên khoá học Cơ bản chứng khoán 19-Trường Đại học
kinh tế quốc dân Hà Nội.Nhân đây cho phép tôi được gửi lời chúc


sức khoẻ và lời cảm ơn sâu sắc nhất đến các thầy cô.
Hà Nội ngày 28 tháng 2 năm
2010

2


Trần văn Tình

3


I) Chương 1:Thực trạng công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.
1.Tổng quan về vai trò công bố thông tin
Minh bạch thông tin là một trong những nhân tố quan trọng nhất
giúp thị trường chứng khoán phát triển. Với tư cách là một người
chủ sở hữu của doanh nghiệp, cổ đông của công ty hoàn toàn có
thể được quyền biết rõ tình trạng doanh nghiệp của mình, thậm
chí khi các doanh nghiệp này đã được niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán thì câu chuyện không chỉ dừng lại ở những người
chủ sở hữu mà còn là những nhà đầu tư. Doanh nghiệp niêm yết
phải có trách nhiệm công bố thông tin một cách rõ ràng minh
bạch theo đúng pháp luật để cho các nhà đầu tư có những quyết
định đúng đắn.
Không phải các nhà đầu tư nào cũng có đủ trình độ để đọc hiểu
hết các báo cáo tài chính một cách cẩn thận để phát hiện ra những
điều bất thường trong các báo cáo tài chính của công ty. Thậm chí
các công ty hoàn toàn có thể làm đẹp các báo cáo tài chính để qua
mặt các nhà đầu tư chuyên nghiệp nhất dưới sự giúp đỡ của các tổ

chức trung gian như các công ty kiểm toán, các tổ chức đánh giá
tín nhiệm, ngân hàng...Có lẽ không ít các nhà đầu tư tài chính đều
biết đến vụ Scandal gian lận tài chính của Enron. Trước khi vụ
gian lận này được phanh phui giá cổ phiếu của Enron đạt đến 60
USD/ CP. Tuy nhiên vào trung tuần tháng 12-2001, giá của nó chỉ
còn có vỏn vẹn 60 xu. Thật khủng khiếp, một sự sụt giá đến 99%,
thật là một thảm họa cho những ai nắm giữ cổ phiếu này, vậy
những người nào nắm nó trước tháng 12 ? Đó chính là những
người đã bị các CEO của Enron lừa dối; Jeff Skilling, Ken Lay đã
lừa dối các cổ đông của họ, các nhà đầu tư, thậm chí cả các
chuyên gia tại phố Wall bằng những báo cáo tài chính đẹp như
mơ và những lời phát biểu hùng hồn (vào tháng 10/2001, tại phố
wall, vẫn có ít nhất 6 nhà phân tích nổi tiếng khuyến nghị nên
mua cổ phiếu của Enroll). Câu hỏi đặt ra là tại sao những khoản
mập mờ, gian dối trong báo cáo tài chính của Enron lại không bị
phát hiện ? công ty kiểm toán đã ở đâu ? Arthur Andersen, một
trong 5 hãng kiểm toán lớn nhất thế giới đã gắn bó hơn 17 năm
4


với Enron là kẻ đã tiếp tay cho vụ Scandal tài chính đầy tai tiếng
này. Họ đã giúp Enron biến những khoản thua lỗ của hãng này
thành những khoản lợi nhuận để đánh lừa các chuyên gia và các
nhà đầu tư.
2.Những bất cập trong tính minh bạch công bố thông tin trên
thị trường chứng khoán Việt Nam.
2.1.Chất lượng kém của một số báo cáo kiểm toán
Thị trường chứng khoán Việt Nam -một thị trường còn rất non
trẻ trình độ hiểu biết về các báo cáo tài chính, các quy định tài
chính còn rất hạn chế. Vì vậy điều kiện minh bạch hóa thông tin

và các báo cáo tài chính càng trở nên quan trọng đối với sự phát
triển của thị trường. Thật đáng tiếc cho các cổ đông của CTCP
Bông Bạch Tuyết (BBT), các kiểm toán viên đã lờ đi những
khoản mục nhạy cảm nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận
công ty đó là khoản mục “các khoản phải thu khác”. Khi BBT bị
phanh phui lợi nhuận trong các năm 2006 và 2007 bổng chốc trở
thành những khoản thua lỗ. Các cổ đông của công ty không hề
hay biết việc này, và nếu không may trong năm 2008 này công ty
vẫn tiếp tục thua lỗ thì theo luật, SGD CK thành phố HCM sẽ
phải hủy tư cách niêm yết của công ty. Hậu quả vẫn chưa dừng lại
ở đó, với sự thua lỗ triền miên như vậy BBT hoàn toàn có thể bị
tuyên bố phá sản, thật không may cho những ai giữ cổ phiếu này.
2.2.Trích lập dự phòng tài chính.
Trong những năm 2006-2007, TTCK Việt Nam đã có những sự
phát triển vượt bậc không dừng lại ở con số các công ty niêm yết,
mà quy mô vốn hóa của Thị trường. Giá trị vốn hóa của thị
trường cuối năm 2007 chiếm khoảng 40% GDP (không tính trái
phiếu) so với 22,7% vào năm 2006, với khoảng 250 công ty niêm
yết. Thị trường trái phiếu cũng có bước phát triển vượt bậc, tổng
giá trị vốn hóa của trái phiếu lên đến 82.000 tỷ đồng, chiếm 8,4%
GDP. Sự phát triển vượt bậc của thị trường chứng khoán đã thu
hút rất nhiều nhà đầu tư, không chỉ vậy các công ty niêm yết cũng
tham gia vào đầu tư tài chính để cải thiện thu nhập của mình: lợi
nhuận từ hoạt động tài chính của HAP gấp khoảng 5 lần lợi nhuận
5


gộp của chính HAP, đầu tư chứng khoán cũng mang về khoảng
1.000 tỷ đồng lợi nhuận trong tổng số lợi nhuận của ACB năm
2007. Con số các công ty đầu tư tài chính thành công có đến hàng

chục đơn cử như REE, CMC, TDH, STB, NLC…Mọi chuyện sẽ
chẳng có vấn đề gì nếu TTCK vẫn tiếp tục phát triển. Nhưng
“Họa vô đơn chí” thị trường chứng khoán Việt Nam đã suy thoái
trầm trọng. Nếu tính từ đầu năm 2008 đến nay lúc Vn-Index ở
mức 921,07 điểm thì cho đến ngày 08/08/2008 chỉ số này đã mất
đi 51,7%. Sự sụt giảm mạnh mẽ này đã khiến rất nhiều nhà đầu tư
trở nên thua lỗ nặng, thậm chí cả những người đã từng thành công
trong năm 2007 cũng trở nên thua lỗ. Vậy còn những doanh
nghiệp niêm yết tham gia đầu tư tài chính thì sao ? câu trả lời là
họ cũng bị thua lỗ. Tuy nhiên cách hành xử của họ đối với khoản
thua lỗ từ hoạt động tài chính này lại rất khác nhau. Có một vài
doanh nghiệp đã công khai các khoản thua lỗ này để thể hiện sự
minh bạch trong báo cáo tài chính của mình, điển hình nhất chính
là CTCP cơ điện lạnh REE và BVSC. Lũy kế 6 tháng đầu năm,
REE đã trích lập dự phòng hơn 268,4 tỷ đồng cho khoản đầu tư
chứng khoán của mình, BVSC đã trích lập dự phòng hơn 353 tỷ
đồng.
Theo thông tư số 13 /2006/TT –BTC Hướng dẫn việc thực hiện
trích lập đầu tư tài chính đã nêu rõ:
Số lượng chứng
Giá chứng Giá chứng
Mức
dự
khoán bị giảm
khoán hạch khoán thực
phòng giảm
giá tại thời x
toán trên sổ tế trên thị
giá đầu tư =
điểm lập báo

chứng
kế toán
trường
cáo
tài
chính
khoán
Đã có một thời gian việc trích lập dự phòng này trở thành một
vấn đề nóng bỏng khi các nhà đầu tư phát hiện ra con số chênh
lệch hơn 5.000 tỷ đồng đầu tư chứng khoán của 2 đại gia STB và
ACB. Tuy nhiên sau đó câu chuyện trở nên chấm dứt vì các ngân
hàng này “phản pháo” cho rằng đầu tư cổ phiếu của họ chỉ chiếm
một tỷ trọng rất nhỏ và rằng khoản mục “chứng khoán đầu tư”
của họ phần lớn là trái phiếu thôi vì vậy không có chuyện phải
6


trích lập dự phòng. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là có đúng không ?
Bất cứ ai từng học sơ qua lớp cơ bản về chứng khoán đều biết
rằng, trái phiếu là một loại chứng khoán và trái phiếu cũng có cái
giá của nó, tức là giá mua và giá bán.
Giá của trái phiếu phụ thuộc vào nhiều nhân tố, tuy nhiên nhân tố
quan trọng nhất đó chính là lãi suất. Các nhà đầu tư mua các trái
phiếu với kỳ vọng các mức lãi suất khác nhau. Giả sử một trái
phiếu kỳ hạn 1 năm, mệnh giá là 100 đồng với lãi suất danh nghĩa
của trái phiếu là 8% / năm ( trái phiếu trả lãi hàng năm). Bây giờ
lãi suất thị trường không còn 8% / năm nữa lên đến 16%/năm.
Vậy giá trái phiếu này sẽ là bao nhiêu đây ? Nếu bạn có 100 đồng
và bạn được chọn 2 trường hợp đó là mua trái phiếu với lãi suất
8% và đem tiền đi giử với lãi suất 16% thì bạn sẽ chọn phương án

nào ? đơn giản nếu tôi sẽ chọn đem tiền đi giử ngân hàng với lãi
suất 16%/năm, thay vì bỏ 100 đồng ra mua cái trái phiếu trên.
Vậy để hấp dẫn người mua, trái phiếu trên chắc chắn phải có giá
nhỏ hơn 100 đồng. Câu hỏi đặt ra là giá trái phiếu là bao nhiêu ?
Công
thức
tính
giá
trái
phiếu
như
sau:

Trong đó:
•P : giá của trái phiếu.
• Po : mệnh giá của trái phiếu.
• T : Là trái tức.
• N : số năm trái phiếu đáo hạn.
• R : lãi suất thị trường cùng kỳ hạn của trái phiếu (có thể là lãi
suất kỳ vọng của nhà đầu tư hay thị trường)
Áp dụng công thức trên ta tính được trái phiếu có mệnh giá là 100
với lãi suất danh nghĩa 8%/năm kỳ hạn 1 năm khi lãi suất thị
trường là 16% thì có giá là 93 đồng. Một nhà đầu tư ban đầu bỏ ra
100 đồng để mua trái phiếu này vào đầu năm, tuy nhiên 2 tháng
sau lãi suất thị trường bỗng nhiên vọt lên 16%/năm thì anh ta đã
lỗ 7% trên 100 đồng đầu tư lúc ban đầu.

7



Theo báo cáo tài chính cuối năm 2007 của STB và ACB thì con
số chứng khoán nợ (trái phiếu) của 2 ngân hàng này vào khoảng
10.400 nghìn tỷ đồng và 8.478 tỷ đồng. Hầu hết cái trái phiếu này
được mua lúc năm 2006 và trong năm 2007. Điều đáng lưu ý là
vào thời điểm đó nền kinh tế vẫn diễn biến một cách bình thường
và mọi người vẫn rất kỳ vọng và sự tăng trưởng thần kỳ của Việt
Nam, lãi suất huy động lúc đó chỉ khoảng 7-9%/năm. Thậm chí
trái phiếu chính phủ có lãi suất cao nhất thời điểm lúc đó chỉ có
9,5% / năm. Tuy nhiên hiện tại lãi suất huy động không dưới
17%/năm . Như thế các ngân hàng đã thua lỗ rất lớn trong khoản
đầu tư trái phiếu này. Theo thống kê của tác giả, giá của các trái
phiếu này đã giảm không phanh dao động từ 10%-30% tính từ
thời điểm tháng 12/2007 đến hết tháng 7 năm 2008.
Theo thuyết minh báo cáo tài chính năm 2007 của ACB, tác giả
thử tính với số tiền 720 tỷ đồng ACB đã mua trái phiếu của doanh
nghiệp chưa niêm yết với lãi suất 11,2% kỳ hạn 5 năm (giả sử
ACB mua trái phiếu này vào thời điểm ngày 1/1/2007) thì áp
dụng công thức định giá trái phiếu với lãi suất chiết khấu
16%/năm (lưu ý vào Ngày 8/8, Trung tâm Giao dịch chứng khoán
Hà Nội (HASTC) thông báo kết quả đấu thầu 1.000 tỷ đồng trái
phiếu Chính phủ do Kho bạc Nhà nước phát hành, đợt 9/2008. Đã
có 6 thành viên tham gia đấu thầu trái phiếu kỳ hạn 2 năm và 13
thành viên đấu thầu trái phiếu kỳ hạn 5 năm. Theo đó, đã có 5
thành viên trúng thầu trái phiếu kỳ hạn 2 năm (phát hành ngày
12/8/2008, đáo hạn 12/8/2010) với lãi suất là 17,5%/năm, khối
lượng trúng thầu 500 tỷ đồng; 2 thành viên trúng thầu trái phiếu
kỳ hạn 5 năm (ngày đáo hạn 12/8/2013) với mức lãi suất
16%/năm, khối lượng trúng thầu 55 tỷ đồng/tổng khối lượng gọi
thầu là 500 tỷ đồng. Trái phiếu sẽ được thanh toán một lần khi
đáo hạn và được trả lãi hàng năm. Trái phiếu được bán bằng

mệnh giá, phát hành dưới hình thức ghi sổ, được niêm yết tại
HASTC(với thông tin này tác giả lấy lãi suất chiết khấu là 16% là
hoàn toàn có cơ sở và chính xác). Với những dữ liệu như vậy tác
giả tính ra con số thua lỗ của ACB trong phi vụ này đã hơn 100 tỷ
đồng.

8


Các NHTM sẽ phải giải thích như thế nào đây ? với số tiền đầu tư
vào trái phiếu lên đến gần chục nghìn tỷ đồng chỉ cần một khoản
giảm trừ 10% trong số này cũng đã tạo nên một con số thua lỗ
khủng khiếp. Và thậm chí nếu lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn
tiếp tục tăng lên hoặc giữ nguyên 16% từ nay cho đến cuối năm
thì việc cái khoản mục đầu tư chứng khoán nợ kia thâm thủng
20% là chuyện bình thường. 20% của 10.000 tỷ đồng tương
đương với 2000 tỷ so với con số lợi nhuận 6 tháng đầu năm hơn
700 tỷ và 800 tỷ của STB và ACB, thì dự kiến cuối năm 2 ngân
hàng này sẽ phải thua lỗ.
Các ngân hàng có thể “phản pháo” rằng, không tôi mua trái phiếu
với giá 100 lãi suất 8% /năm kỳ hạn 1 năm thì tôi có 108 đồng
vào cuối năm, vậy tôi đâu có thua lỗ. Thật nực cười, nếu các
NHTM đưa ra lý lẽ như vậy.
Dữ liệu về giá của một số trái phiếu
Mã chứng
Kỳ
Lãi
Lợi
Khối
khoán

hạn suất suất
giá
lượng
Thời điểm
CP061105

5

8.73

7.00

105.522 800

tháng 2/08

CP061105

5

8.73

6.00

109.315 500

tháng 2/08

CP061105


5

8.73

6.00

108.655 500

tháng 3/08

CP061105

5

8.73

6.00

109.315 500

tháng 3/08

CP061105

5

8.73

19.00 77.672


300

tháng 7/08

CP061105

5

8.73

20.00 77.177

300

tháng 7/08

CP061105

5

8.73

21.00 75.759

300

tháng 7/08

CP061106


5

8.72

6.00

108.314 500

tháng 3/07

CP061106

5

8.72

20.00 75.738

250

CP061109

5

8.63

16.00 84.301

1,788,230 tháng 7/08


CP061122

5

8.33

16.00 80.719

350

CP061123

5

8.36

19.00 74.159

1,600,000 tháng 7/08

9

tháng 7/08

tháng 7/08


(Nguồn www.vneconomy.com.vn)
Một cách giải thích ngắn gọn nếu ngân hàng mua trái phiếu
CP061105 tại thời điểm tháng 12/2007 với giá 105.5 đồng, thì

đến thời điểm tháng 7/2008 thì với giá 77,1 thì phi vụ này ngân
hàng đã lõm hơn 26% (lưu ý vào thời điểm tháng 7 lãi suất trái
phiếu chính phủ chưa có 16% /năm kỳ hạn 5 năm;Người mua trái
phiếu CP061105 vẫn được hưởng các trái tức mỗi năm và lĩnh đủ
vốn gốc tại thời điểm đáo hạn trái phiếu) . Hoặc một người bình
dân có thể hiểu 100 đồng vào ngày 31/12/2007 anh có thể mua
được 1 ổ bánh mì nhưng vào ngày 31/12/2008 108 đồng của anh
chỉ mua được nửa ổ bánh thôi, nghĩa là anh đã lỗ mất hơn 50%
rồi.
2.3 .Những báo cáo tài chính mập mờ
Chúng ta biết rằng khoản mục trích lập dự phòng đầu tư tài
chính và các dự phòng khác như giảm giá hàng tồn kho, tỷ giá
ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy
nhiên, rất nhiều các công ty niêm yết đã lờ đi các khoản trích lập
này.
Gần đây công ty CPCK HSC thành phố Hồ Chí Minh cho
rằng nếu CTCP Nhiệt Điện Phả Lại (PPC) thực hiện nghiêm túc
việc trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá thì lợi nhuận 6 tháng của PPC
sẽ có một sự thay đổi rất lớn, chứ không phải là 571 tỷ đồng.
Theo CTCP CK HSC PPC đã vay 37,1 tỷ yên với thời hạn là 22
năm, và nhà nước đã bàn giao số trên cho công ty vào ngày
26/12/2006. Tỷ giá đồng VNĐ/Yên vào thời điểm đó vào khoảng
134.

10


( Nguồn Tổng cục thống kê)
Tuy nhiên hiện tại tỷ giá VNĐ/Yên đã là 149-150 tức là
VNĐ đã trượt giá khoảng 11% so với đồng yên, với khoản vay

37,1 tỷ yên của PPC, với tỷ giá VNĐ/Yên như hiện nay thì công
ty phải trích lập dự phòng tỷ giá hối đoái ít nhất là hơn 460 tỷ
đồng (công ty đã trả 8,9 tỷ yên vào cuối năm 2007, theo báo cáo
thuyết minh tài chính 2007), còn nếu tỷ giá hối đoái giữa
VNĐ/Yên vẫn tiếp tục tăng lên thì có khả năng lợi nhuận cả năm
của PPC sẽ bị giảm sút rất nghiêm trọng (thực tế theo bản thuyết
minh báo cáo tài chính cuối năm 2007 công ty đã phải trích lập
dự phòng rủi ro tỷ giá là 232 tỷ đồng). Trường hợp của PPC là
minh chứng hùng hồn cho các công ty có khoản vay mượn bằng
ngoại tệ.
Một công ty khác tiêu biểu cho báo cáo tài chính mập mờ
đó là VSP, trong phần thuyết minh báo cáo tài chính cuối năm
2007 tại khoản mục đầu tư chứng khoán dài hạn, công ty đã giải
thích khoản tiền 400 tỷ đồng trong khoản mục này là số tiền giao
cho IPA quản lý để đầu tư theo danh mục đầu tư số 22/HĐQLDM ngày 27 tháng 12 năm 2007. Tuy nhiên không hiểu
nguyên nhân vì sao, con số này ở trong báo cáo tài chính quí I chỉ
còn 217 tỷ, và trong báo cáo tài chính quí II chỉ còn 165 tỷ. Câu
hỏi đặt ra ở đây là rốt cuộc số tiền mà VSP đã giao cho IPA quản
lý đầu tư vào danh mục theo hợp đồng số 22/HĐ-QLDM là bao
nhiêu ? các cổ đông và các nhà đầu tư đều có quyền biết rõ con số
này là bao nhiêu theo hợp đồng ủy thác đầu tư. Và hợp đồng đầu

11


tư đó VSP sẽ được ăn chia như thế nào, theo lãi suất cố định hay
“lời ăn lỗ chụi” ? Nếu lời ăn lỗ chụi tại sao VSP lại không trích
lập các khoản dự phòng ? CTCP Thủy hải sản Minh Phú quí II đã
phải trích lập dự phòng lên đến 171 tỷ đồng đầu tư chứng khoán
ngắn hạn trên tổng số 394 tỷ đồng của công ty. Vậy nếu khoản ủy

thác “lấp lửng” kia của VSP là lời ăn lỗ chụi giống như trường
hợp của PPC ủy thác 200 tỷ đồng cho Quỹ tầm nhìn của SSI thì
con số lợi nhuận của VSP liệu có còn được hơn 200 tỷ đồng
không.
Trở lại vụ việc của STB và ACB. Chủ tịch HĐQT của STB
đã nói, báo cáo tài chính quí II của STB là báo cáo chưa hợp nhất
với CTCK và BĐS. Thật kỳ lạ, tại sao STB lại không hợp nhất
báo cáo tài chính của tập đoàn. STB không thể lấy lý do như
giống như CTCP Nhựa Bình Minh đó là lần đầu tiên làm báo cáo
hợp nhất. Phải chăng trước sự tụt dốc không phanh của TTCK,
CTCK Sài Gòn Thương Tín (SBSC) đã thua lỗ một khoản lớn.
(tính đến tháng 7/2007 VĐL của STB đã là 1.100 tỷ đồng lớn hơn
nhiều so với 450 tỷ của BVSC vào cuối năm 2007, như thế khoản
mục đầu tư cổ phiếu của SBSC có khả năng lớn hơn BVSC
nhiều), Và nếu hợp nhất sẽ ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của
STB. Câu hỏi đặt ra là tại sao SGD CK Thành phố HCM lại chấp
nhận báo cáo tài chính chưa hợp nhất của STB?
2.4.Thị trường thường luôn xuất hiện các tin đồn thiếu chính
xác gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý nhà đầu tư.
Trong thời gian gần đây thị trường thường xuyên xuất hiện các
tin đồn thiếu chính xác từ tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư
như các tin đồn về lợi nhuận,chính sách cổ tức,chia thưởng,đầu tư
dự án mới của doanh nghiệp.Những tin đồn này xuất hiện từ
nhiều nguồn mà thiếu sự kiểm chứng từ phía doanh nghiệp và nhà
quản lý.
II)Chương 2: Những giải pháp nhằm nâng cao tính minh
bạch trên thị trường chứng khoán Việt Nam

12



1.Kinh nghiệm giám sát của một số quốc gia trong vấn đề nâng
cao tính minh bạch trên thị trường chứng khoán.

Một trong những yêu cầu quan trọng để thị trường chứng khoán
hoạt động có hiệu quả, bảo đảm quyền và lợi ích của nhà đầu tư
là thị trường phải minh bạch, trong đó minh bạch thông tin là yếu
tố được các cơ quan quản lý và các nhà đầu tư quan tâm.

Thực tế, việc bảo đảm tính minh bạch cho thị trường chứng
khoán chính là biện pháp để cơ quan quản lý thực hiện mục tiêu
xây dựng niềm tin cho nhà đầu tư, cũng như tạo dựng niềm tin
cho các công ty đại chúng niêm yết trên thị trường chứng khoán.
Theo Phó tổng thư ký Cơ quan quản lý các thị trường tài chính
Pháp Brunzo Gizard, bản cáo bạch của doanh nghiệp là yếu tố
quan trọng để bảo đảm cho sự minh bạch về thông tin. Tại các
nước châu Âu, doanh nghiệp bắt buộc phải công bố cụ thể, chi
tiết các thông tin liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp khi
doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Bản cáo bạch của
doanh nghiệp phải chứa đựng tất cả các thông tin cần thiết cho
phép nhà đầu tư có thể đánh giá về tài sản, tình hình tài chính, kết
quả và triển vọng của tổ chức phát hành cổ phiếu. Các thông tin
13


trong bản cáo bạch sẽ được cơ quan quản lý kiểm tra độ chính
xác. Do vậy, bản cáo bạch không được phép sai sót, hoặc thiếu
về thông tin, không gây hiểu sai cho nhà đầu tư bởi đây chính là
căn cứ để nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Nếu doanh nghiệp
công bố những thông tin không chính xác về tài chính, các yếu tố

rủi ro trong bản cáo bạch, sẽ bị phạt nặng
Tại thị trường chứng khoán Trung Quốc, cơ chế giám sát các
doanh nghiệp về công bố thông tin khi phát hành cổ phiếu được
thực hiện chặt chẽ. Cơ quan quản lý đã thành lập Ủy ban điều tra
có trách nhiệm thẩm tra toàn bộ các thông tin liên quan đến
doanh nghiệp mới niêm yết trên thị trường chứng khoán. Việc
phát hành bản chính và bản tóm tắt về tình hình hoạt động của
doanh nghiệp phải được niêm yết trên báo chí có chỉ định và phải
công bố trên mạng Internet. Các doanh nghiệp cũng được yêu
cầu phải công bố thông tin liên tục hoặc đột xuất nếu doanh
nghiệp có những thay đổi về quản lý, về thị trường hay thay đổi
về các dự án và lĩnh vực đầu tư. Trong trường hợp doanh nghiệp
vi phạm các quy định về công bố thông tin, thì căn cứ vào kết
luận điều tra của Ủy ban thẩm tra, sẽ đưa ra mức xử phạt nhẹ
nhất là thông báo trong nội bộ ngành, cảnh báo và phạt tiền, nặng
nhất là cấm doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán.
2.Một số biện pháp nâng cao tính minh bạch trong công bố
thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Theo quy định hiện nay, tính minh bạch của thị trường chứng
khoán nước ta được nhìn nhận theo ba nội dung: Quy định của
pháp luật về công bố thông tin; Chế độ kế toán , kiểm toán trên
thị trường chứng khoán; Quản trị công ty và trách nhiệm công bố
thông tin của các doanh nghiệp. Hiện nay, hệ thống pháp luật liên
quan đến vấn đề minh bạch hoá thông tin trên thị trường chứng
khoán như Luật Kế toán, Pháp luật về kiểm toán, Luật Doanh
nghiệp và Luật Chứng khoán được xây dựng dựa trên các nguyên
14


tắc của thị trường là trung thực và bảo vệ quyền lợi của nhà đầu

tư, bảo đảm cho thị trường hoạt động công bằng, hiệu quả, minh
bạch và giảm thiểu rủi ro. Về việc thực thi các quy định minh
bạch hoá thị trường chứng khoán tại nước ta, Trưởng ban Quản
lý phát hành, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Nguyễn Thế Thọ
cho biết: Ngoài yêu cầu các công ty đầu tư chứng khoán công bố
thông tin của doanh nghiệp niêm yết thì các Trung tâm Giao dịch
Chứng khoán cũng phải công bố thông tin và công khai hoá các
thông tin thông qua các phương tiện thông tin của mình.

Ngày 15/1/2010, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số
09/2010/TT-BTC hướng dẫn về công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán, thay thế Thông tư 38/2007/TT-BTC. Thông tư có
hiệu lực sau 45 ngày, kể từ ngày 15/1/2010.
Một trong những nội dung chính sửa đổi được quan tâm nhất tại
Thông tư số 09/2010/TT-BTC là các quy định về công bố thông
tin của công ty đại chúng và tổ chức niêm yết nhằm tăng cường
tính minh bạch của thị trường, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của nhà
đầu tư.
Theo quy định tại Thông tư 38/2007/TT-BTC, báo cáo tài chính
quý của tổ chức niêm yết không cần phải được kiểm toán. Tuy
nhiên, trên thực tế áp dụng, việc thiếu ý kiến kiểm toán đối với
báo cáo tài chính quý gây ra những bất cập trong chất lượng báo
cáo tài chính, ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, cần
phải có sửa đổi.
Chính vì vậy, trong quy định mới, Bộ Tài chính yêu cầu báo cáo
tài chính năm của công ty đại chúng phải được kiểm toán bởi tổ
chức kiểm toán độc lập đủ điều kiện hành nghề theo quy định của
Bộ Tài chính (điều này trong Thông tư 38 yêu cầu kiểm toán chấp

15



thuận), đồng thời hướng dẫn chi tiết các yêu cầu đối với thuyết
minh báo cáo tài chính.
Báo cáo tài chính năm phải được công bố toàn văn (bao gồm cả
báo cáo kiểm toán) trên 1 số báo có phạm vi phát hành trên toàn
quốc và trên phương tiện công bố thông tin của Ủy ban chứng
khoán Nhà nước, sở giao dịch chứng khoán, đồng thời ghi rõ địa
chỉ liên kết tới trang thông tin điện tử đăng tải toàn văn báo cáo
tài chính hoặc địa chỉ cung cấp báo cáo tài chính để nhà đầu tư
tham khảo.
Thông tư 38/2007/TT-BTC chỉ yêu cầu đăng tải trên báo chí và
các phương tiện công bố thông tin báo cáo tài chính năm tóm tắt
của công ty đại chúng và tổ chức niêm yết và cũng không yêu cầu
đăng tải ý kiến của kiểm toán đối với báo cáo tài chính. Thực tế
triển khai cho thấy việc đăng tải như vậy chưa đáp ứng được yêu
cầu của nhà đầu tư đối với việc hiểu một cách chính xác và đầy
đủ
tình
hình
tài
chính
của
doanh
nghiệp.
Riêng đối với tổ chức niêm yết, yêu cầu báo cáo tài chính bán
niên (sáu tháng đầu năm) phải được soát xét bởi tổ chức kiểm
toán được chấp thuận theo quy định của Chuẩn mực kiểm toán số
910 (trước đây không yêu cầu kiểm toán). Báo cáo tài chính quý
cũng phải được lưu trữ ít nhất 10 năm để nhà đầu tư tham khảo

(trước đây chỉ yêu cầu 12 tháng).
Ngoài ra, Thông tư mới cũng bổ sung các trường hợp tổ chức
niêm yết phải công bố thông tin bất thường đối với một số sự kiện
trên thực tế áp dụng cần thiết phải có quy định bổ sung như: nghị
quyết của đại hội đồng cổ đông hoặc hội đồng quản trị liên quan
đến vấn đề tăng, giảm vốn điều lệ; góp vốn có giá trị từ mười
phần trăm (10%) trở lên tổng tài sản của tổ chức niêm yết vào
một tổ chức khác; góp vốn có giá trị từ năm mươi phần trăm
(50%) trở lên tổng vốn của công ty nhận vốn góp; khi có các sự

16


kiện có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc
tình hình quản trị của tổ chức niêm yết; khi giá cổ phiếu tăng trần
hoặc giảm sàn năm (5) phiên liên tiếp mà không theo xu hướng
chung của thị trường hoặc giá cổ phiếu niêm yết tăng trần hoặc
giảm sàn từ mười (10) phiên liên tiếp trở lên; trường hợp họp đại
hội đồng cổ đông bất thường...
Bổ sung quy định tổ chức niêm yết phải công bố đầy đủ toàn bộ
tài liệu họp đại hội đồng cổ đông thường niên và dự thảo nghị
quyết đối với từng vấn đề trong chương trình họp trên trang thông
tin điện tử đồng thời với việc gửi thông báo cho các cổ đông
trước khi khai mạc họp đại hội cổ đông chậm nhất là bảy (7) ngày
làm việc.
Bổ sung quy định về công bố thông tin liên quan đến ngày đăng
ký cuối cùng thực hiện quyền cho cổ đông hiện hữu và công bố
thông tin liên quan đến quản trị công ty để đảm bảo tốt hơn quyền
lợi của nhà đầu tư và trách nhiệm của tổ chức niêm yết liên quan
tới việc tuân thủ các quy định pháp luật về quản trị công ty.

Bổ sung quy định về việc công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu
của cổ đông lớn (tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan nắm
giữ từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công
ty đại chúng phải báo cáo về sở hữu của cổ đông lớn) cho phù
hợp với Luật Chứng khoán hiện hành và bổ sung quy định về
công bố thông tin về giao dịch cổ phiếu của cổ đông sáng lập
trong thời gian bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của Luật
Doanh nghiệp để đảm bảo tính công khai minh bạch của thị
trường.
Bổ sung quy định công ty đại chúng phải công bố thông tin về
việc chào bán chứng khoán và tiến độ sử dụng vốn thu được từ
đợt chào bán chứng khoán ra công chúng nhằm đảm bảo cho nhà
đầu tư có thể giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn huy động.

17


Đối với việc công bố thông tin định kỳ của công ty chứng khoán,
công ty quản lý quỹ, bổ sung quy định hàng quý, công ty chứng
khoán phải công bố thông tin về danh mục và giá các loại chứng
khoán chưa niêm yết mà công ty làm môi giới giao dịch trong
vòng 10 ngày đầu tháng tiếp theo trên trang thông tin điện tử và
các ấn phẩm của công ty.
Đối với việc công bố thông tin về quỹ đại chúng, bổ sung công bố
thông tin về ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền cho nhà đầu
tư hiện hữu và công bố thông tin về giao dịch chứng chỉ quỹ của
các đối tượng có liên quan.
Thị trường chứng khoán nước ta đang có xu hướng phát triển
nhanh, nhất là trong thời gian tới sẽ hoàn thành việc cổ phần hoá
nhiều doanh nghiệp Nhà nước lớn. Do vậy, để thị trường phát

triển minh bạch, hiệu quả, ngoài việc hoàn thiện các chính sách
pháp lý liên quan, thì việc tham khảo kinh nghiệm của các nước
có thị trường chứng khoán phát triển sẽ góp phần làm tăng tính
hiệu quả trong công tác quản lý thị trường. Với các doanh nghiệp
niêm yết cần tăng cường tính công khai minh bạch trong việc
công bố thông tin cũng như chất lượng quản trị công ty. Và một
yêu cầu quan trọng là phải thực thi tốt quy chế quản trị công ty áp
dụng cho công ty niêm yết, công ty chứng khoán, công ty quản lý
quỹ, trong đó, đặc biệt chú ý đến các chuẩn mực quốc tế về kế
toán và kiểm toán doanh nghiệp.

18


Nguồn tài liệu tham khảo

1.Giáo trình thị trường chứng khoán- UBCKNN - NXB 2002
2.www.tinnhanhchungkhoan.com.vn
3.www.vneconomy.com.vn
4.www.ssc.com.vn

19


Đề tài :Tính minh bạch trong công bố thông tin trên thị trường
chứng khoán Việt Nam

20




×