Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Chuyên đề hoạt động tái chiết khấu và tái cấp vốn của ngân hàng trung ương việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.34 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG – HƯỚNG NGHIÊN CỨU

CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN

HOẠT ĐỘNG TÁI CHIẾT KHẤU VÀ TÁI CẤP VỐN
CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VIỆT NAM
Rediscounting and refinancing operations of Vietnam Central Bank

Giảng viên hướng dẫn PGS.TS.Trương Thị Hồng
Bộ môn Ngân hàng Trung ương
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Xuân Hiền (Trưởng nhóm)
Lê Mi Na
Lê Thị Khá
Trương Nhân Nghĩa
Đào Mỹ Loan

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 02 năm 2016

100%
100%
100%
100%
100%


VỀ NHÓM NGHIÊN CỨU

Nguyễn Xuân Hiền
Học viên cao học Khoá 25


Chuyên ngành Ngân hàng
Hướng nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
Nội dung biên soạn:
- Bổ sung, chỉnh sửa nội dung toàn bộ
bài nghiên cứu.
- Nhận xét và khuyến nghị.

Lê Mi Na

Lê Thị Khá

Học viên cao học Khoá 24
Chuyên ngành Ngân hàng
Hướng nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Học viên cao học Khoá 24
Chuyên ngành Ngân hàng
Hướng nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Nội dung biên soạn:
Hoạt động tái chiết khấu.

Nội dung biên soạn:
Hoạt động tái chiết khấu.

Trương Nhân Nghĩa


Đào Mỹ Loan

Học viên cao học Khoá 24
Chuyên ngành Ngân hàng
Hướng nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
Nội dung biên soạn:
Hoạt động tái cấp vốn.

Học viên cao học Khoá 24
Chuyên ngành Ngân hàng
Hướng nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM
Nội dung biên soạn:
Hoạt động tái cấp vốn.


NỘI DUNG CHÍNH

HOẠT ĐỘNG TÁI CHIẾT KHẤU

Trang 1-11

Phần
II

HOẠT ĐỘNG TÁI CẤP VỐN

Trang 12-17


Phần
III

NHẬN XÉT & KIẾN NGHỊ

Trang 18-19

Phần I


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ

LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cám ơn đến Phó giáo sư Tiến sỹ Trương Thị
Hồng, Giảng viên Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã hướng
dẫn và góp ý cho bài nghiên cứu này.

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này muốn giới thiệu đến người đọc có cái nhìn tổng quan về
hoạt động tái chiết khấu và tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (với
vai trò là Ngân hàng trung ương) đối với các Ngân hàng thương mại (hay Tổ
chức tín dụng nói chung). Đây cũng có thể được xem là một kênh thực thi chính
sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống ngân
hàng Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn những nguy cơ đỗ vỡ của
các tổ chức tín dụng yếu kém như hiện nay, nhóm nghiên cứu cũng trình bày
trong nghiên cứu này những bất cập và rủi ro khi thực hiện các nghiệp vụ này
trên cơ sở so sánh với chính sách tương tự mà Cục dữ trữ liên bang Mỹ (FED)
đã thực thi khi thực hiện các gói nới lỏng định lượng (QE) để giải cứu cơn bão

khủng hoảng tài chính ngân hàng tại Mỹ (2007-2009). Qua đó, nhóm nghiên
cứu đề xuất những khuyến nghị để các nhà làm chính sách tiền tệ có thể tham
khảo trong quá trình lành mạnh hoá và ổn định hệ thống ngân hàng tại Việt
Nam.

Trang 1/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

Phần I

I.-

HOẠT ĐỘNG TÁI CHIẾT KHẤU

ĐỊNH NGHĨA CÁC THUẬT NGỮ.

Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng,
giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán.(1)
Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết
khấu trước khi đến hạn thanh toán.(1)
Hoạt động tái chiết khấu thường bao gồm 2 mối quan hệ mua bán: giữa các ngân hàng thương mại
với nhau; hoặc giữa ngân hàng thương mại với ngân hàng Nhà nước.
Chiết khấu giấy tờ có giá là nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn
thời hạn thanh toán của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trước khi đến hạn
thanh toán (có thể hiểu là hoạt động tái chiết khấu).(2)
II.-

ĐỐI TƯỢNG TÁI CHIẾT KHẤU.


1.- Chủ thể tham gia hoạt động tái chiết khấu:
- Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương trong thời gian chưa chuyển đổi thành Ngân hàng hợp tác xã
theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng.
Điều kiện thực hiện nghiệp vụ tái chiết khấu của các chủ thể trên là:(2)
- Là các tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát dặc biệt.
- Không có nợ quá hạn tại Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm đề nghị chiết khấu.
- Có tài khoản tiền gửi mở tại Ngân hàng Nhà nước.
- Có hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu Giấy tờ có giá gửi Ngân hàng Nhà nước đúng hạn
theo quy định.
- Có Giấy tờ có giá đủ điều kiện và thuộc danh mục các Giấy tờ có giá được chiết khấu tại Ngân
hàng Nhà nước.
- Trường hợp giao dịch theo phương thức gián tiếp, các chủ thể phải trang bị đầy đủ máy móc, thiết
bị tin học, đường truyền và kết nối với hệ thống máy chủ tại Ngân hàng Nhà nước.

(1)
(2)

Luật các tổ chức tín dụng 2010.
Thông tư 01/2012/TT-NHNN.

Trang 2/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

2.- Đối tượng tái chiết khấu:
Theo quy định của Hệ thống pháp luật hiện hành thì:
Giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với

người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện
khác.(1)
Bao gồm:
- Hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ, séc, công cụ chuyển nhượng khác.(3)
- Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu.(4)
- Tín phiếu, hối phiếu, trái phiếu, công trái và các công cụ khác làm phát sinh nghĩa vụ trả nợ.(5)
- Các loại chứng khoán (Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ; Quyền mua cổ phần, chứng quyền,
quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng tương lai, nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng
khoán; Hợp đồng góp vốn đầu tư; Các loại chứng khoán khác do Bộ Tài chính quy định).(6)
Tuy nhiên, đối tượng của nghiệp vụ tái chiết khấu chỉ bao gồm các loại Giấy tờ có giá sau:(2)
- Tín phiếu kho bạc.
- Trái phiếu kho bạc.
- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
- Và các loại giấy tờ có giá khác được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trong từng thời kỳ.
Tiêu chuẩn Giấy tờ có giá được tái chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước là:
- Được phát hành bằng đồng Việt Nam (VND).
- Được phép chuyển nhượng.
- Thuộc sở hữu hợp pháp của chủ thể đề nghị chiết khấu.
- Không phải Giấy tờ có giá do các chủ thể đề nghị chiết khấu phát hành.
- Trường hợp tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: Thời hạn còn lại tối đa của
giấy tờ có giá là 91 ngày.
- Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải dài hơn thời hạn Ngân
hàng Nhà nước chiết khấu.
Từ định nghĩa và những tiêu chuẩn đánh giá trên cho thấy hoạt động tái chiết khấu là một hình
thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước dành cho các Tổ chức tín dụng có hoạt động và tình
trạng tài chính ổn định, đang sở hữu những tài sản (giấy tờ có giá) có rủi ro thấp và có nhu cầu gia
tăng nguồn vốn kinh doanh thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.

(3)


Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005.
Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH về pháp lệnh ngoại hối.
(5)
Luật Quản lý nợ công 2009.
(6)
Luật Chứng khoán sửa đổi năm 2010.

(4)

Trang 3/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

III.- LÃI SUẤT TÁI CHIẾT KHẤU:
Lãi suất tái chiết khấu là lãi suất Ngân hàng Nhà nước áp dụng để tính số tiền thanh toán khi thực
hiện chiết khấu giấy tờ có giá. Lãi suất chiết khấu do Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố,
phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
IV.- HẠN MỨC CHIẾT KHẤU:
1.- Định nghĩa:
Hạn mức chiết khấu là mức chiết khấu tối đa, tính theo số dư của Ngân hàng Nhà nước dành cho
một chủ thể tại mọi thời điểm trong một quý.
2.- Căn cứ xác định:
- Khối lượng tiền cung ứng (H) trong kỳ đã được phê duyệt.
- Vốn tự có của mỗi chủ thể.
- Tỷ trọng dư nợ tín dụng bằng VND so với tổng tài sản có của từng chủ thể.
3.- Công thức tính:
Hạn mức chiết khấu dành cho chủ thể i (Hi) được xác định bởi công thức:
Hi = H *


Vi * S i
n

∑V * S
i

i

i =1

Trong đó:
H: Tổng hạn mức chiết khấu mà Ngân hàng Nhà nước dành cho tất cả các chủ thể. (Hay lượng cung
tiền mà Ngân hàng Nhà nước dự kiến cung ứng ra lưu thông từ nghiệp vụ này).
Vi: Vốn tự có của chủ thể thứ i.
Si: Tỷ trọng dư nợ bằng VND so với tổng Tài sản có của chủ thể thứ i.
V.-

HÌNH THỨC TÁI CHIẾT KHẤU.

1.- Tái chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của Giấy tờ có giá (Tái chiếu khấu không hoàn
lại/Tái chiết khấu mua đứt):
a.- Định nghĩa:
Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của Giấy tờ có giá là việc Ngân hàng Nhà nước mua hẳn Giấy
tờ có giá của các chủ thể theo giá chiết khấu.(2)
b.- Quy trình thực hiện:
Sau khi kiểm tra các Giấy tờ có giá do các chủ thể xuất trình để xin tái chiết khấu, nếu các Giấy tờ
có giá thỏa mãn các điều kiện quy định, Ngân hàng Nhà nước sẽ đồng ý chiết khấu với các bước
như sau:
- Các chủ thể tiến hành thủ tục chuyển nhượng Giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước.
- Ngân hàng Nhà nước trả tiền ngay cho các chủ thể bằng cách ghi có vào Tài khoản tiền gửi của

Ngân hàng xin chiết khấu.

Trang 4/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

- Đến hạn thanh toán, Ngân hàng Nhà nước xuất trình cho người trả tiền, kèm theo thư yêu cầu
thanh toán.
c.- Công thức tính giá mua:
Đặt:
- G: Số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá.
- MG: Mệnh giá của Giấy tờ có giá.
- GT: Giá trị của Giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền lãi.
- LS: Lãi suất phát hành của Giấy tờ có giá (%/năm).
- n: Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm).
- T: Thời hạn còn lại của Giấy tờ có giá (số ngày).
- L: Lãi suất chiết khấu tại thời điểm Ngân hàng Nhà nước Chiết khấu giấy tờ có giá (%/năm).
365: Số ngày quy ước cho một năm.
n: kỳ hạn Giấy tờ có giá (năm).
k: số lần thanh toán trong (năm).
Ti: Thời hạn tính từ ngày chiết khấu đến ngày thanh toán lãi và gốc lần thứ i (số ngày).
Ci: Số tiền thanh toán lãi và gốc lần thứ i.
i: Lần thanh toán lãi, gốc thứ i.
Giấy tờ có giá ngắn hạn

Giấy tờ có giá dài hạn

Trường hợp: Lãi trả ngay khi phát hành:
G = MG / [(1 + L)T/365]


G = MG / [1 + L*(T/365)]

Trường hợp: Lãi và gốc được trả một lần khi đến hạn.
G = GT / [1 + L*(T/365)]

- Phương pháp lãi đơn:
G = GT / [1 + L*(T/365)]
Với GT = MG * [1 + (LS * n)]
- Phương pháp lãi kép:
G = GT / [(1 + L)T/365]
Với GT = MG * (1 + LS)n

Trường hợp: Lãi và gốc được trả định kỳ.
n*k

G=∑
i =1

CFi
T

L k* i
(1 + ) 365
k

Ví dụ I.1 – Trường hợp Giấy tờ có giá ngắn hạn, lãi và gốc thanh toán cuối kỳ.
Vào ngày 18/01/2011, Ngân hàng X nộp đơn, bảng kê và kèm theo các chứng từ để xin tái chiết
khấu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Đây là lô Trái phiếu kho bạc có tổng mệnh giá 100 tỷ
VND, thời hạn 1 năm, lãi suất 8,2%/năm, trả lãi khi đáo hạn, ngày phát hành 21/03/2010, ngày đáo


Trang 5/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

hạn 21/03/2011. Sau khi kiểm tra chứng từ, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước đồng ý tái chiết khấu
với lãi suất chiết khấu 7%/năm.
Yêu cầu:
• Xác định số tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước nhận lại khi lô Trái phiếu kho bạc đến hạn
thanh toán.
• Xác định số tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước phải thanh toán cho NHTM X.
Tóm tắt nội dung:
L = 7%/năm.

MG = 100 tỷ VND.

T = 62 ngày.

LS = 8,2 %/năm.
n = 1 năm.

Số tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước nhận lại khi lô Trái phiếu Kho bạc đến hạn là:
GT = MG * (1 + LS * n) = 100 * (1 + 8,2% * 1) = 108,20 Tỷ VND.
Số tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước phải thanh toán cho Ngân hàng X:
G = GT / (1 + L*T/365) = 108,20 / (1 + 7%*62/365) ≈ 106,93 tỷ VND.
Ví dụ I.2 – Trường hợp Giấy tờ có giá dài hạn, lãi và gốc thanh toán cuối kỳ (lãi kép).
Vào ngày 14/01/2011, Ngân hàng X nộp đơn, bảng kê và kèm theo các chứng từ để xin tái chiết
khấu tại Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước. Đây là lô Trái phiếu Kho bạc có tổng mệnh giá 100 tỷ
VND, thời hạn 3 năm, lãi suất 8,0%/năm, trả lãi khi đáo hạn (lãi nhập vốn), ngày phát hành

14/04/2008, ngày đáo hạn 14/04/2011. Sau khi kiểm tra chứng từ, Sở giao dịch NHTW đồng ý tái
chiết khấu với lãi suất chiết khấu 7%/năm.
Yêu cầu:
• Xác định số tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước nhận được khi lô Trái phiếu kho bạc đến hạn
thanh toán.
• Xác định số tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước thanh toán cho Ngân hàng X?
Tóm tắt:
L = 7%/năm.

MG = 100 tỷ VND.

T = 90 ngày.

LS = 8,0 %/năm.
n = 3 năm.

Số tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước nhận lại khi lô Trái phiếu Kho bạc đến hạn:
GT = MG * (1 + LS)n = 100 * (1 + 8,0%)3 ≈ 125,97 tỷ VND.
Số tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước phải thanh toán cho Ngân hàng X:
G = GT / [(1 + L)T/365] = 125,97 / [(1 + 7%)90/365] ≈ 123,89 tỷ VND.
2.- Chiết khấu có kỳ hạn (Chiết khấu có hoàn lại):
a.- Khái niệm:
Chiết khấu có kỳ hạn là hình thức Ngân hàng Nhà nước chiết khấu kèm theo yêu cầu các chủ thể
cam kết mua lại toàn bộ Giấy tờ có giá đó sau một thời gian nhất định trước khi đến hạn thanh toán
của Giấy tờ có giá. Kỳ hạn chiết khấu tối đa là 91 ngày.(2)
Chiết khấu có kỳ hạn được sử dụng trong trường hợp Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát quá trình
sử dụng vốn của các Tổ chức tín dụng.

Trang 6/20



Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

b.- Công thức:
- Công thức xác định số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán cho các chủ thể khi chiết khấu Giấy tờ
có giá (giá chiều đi) được tính theo một trong các công thức nêu trên (Mục V.1.c).
- Công thức xác định số tiền các chủ thể thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết
khấu (giá chiều về):
GV = G * (1 + L*TB/365)
Trong đó:
GV: Số tiền các chủ thể thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết thời hạn chiết khấu.
TB: Kỳ hạn chiết khấu (tính theo ngày).
Ví dụ I.3:
Ngân hàng X có một lô Trái phiếu kho bạc có tổng mệnh giá là 100 tỷ VND, lãi suất Trái phiếu
8,0%/năm, trả lãi sau thời hạn 1 năm, ngày phát hành 15/10/2010, ngày đáo hạn 15/10/2011. Ngày
18/07/2011, Ngân hàng X xin chiết khấu lô Trái phiếu kho bạc có thời hạn hiệu lực còn lại là 90
ngày (từ 18/07/2011 đến 15/10/2011), nhưng Ngân hàng X chỉ xin chiết khấu 45 ngày vì chỉ có nhu
cầu bổ sung vốn trong thời gian đó. Ngân hàng Nhà nước đồng ý chiết khấu có kỳ hạn với lãi suất
6%/năm.
Yêu cầu:
• Tính số tiền Ngân hàng Nhà nước thanh toán cho Ngân hàng X.
• Tính số tiền Ngân hàng X thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết hạn chiết khấu.
Tóm tắt nội dung:
L = 6%/năm.

MG = 100 tỷ VND.

T = 90 ngày.

LS = 8,0 %/năm.

n = 1 năm.

Số tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước sẽ nhận lại khi lô Trái phiếu kho bạc đến hạn:
GT = MG * [1 + (LS * n)] = 100 * [1 + (8,0% * 1)] ≈ 108 tỷ VND.
Số tiền Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước phải thanh toán cho Ngân hàng X:
G = GT / (1 + L*T/365) = 108 / (1 + 6%*90/365) ≈ 106,17 tỷ VND.
Số tiền Ngân hàng X thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi hết hạn chiết khấu:
GV = G * (1 + TB/365) = 106,17 * (1 + 45/365) = 119,26 tỷ VND.
VI.- QUY TRÌNH TÁI CHIẾT KHẤU:
1.- Quy chế cấp hạn mức tái chiết khấu:
- Chậm nhất vào ngày 15 tháng đầu tiên hàng quý, các chủ thể gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thông báo
hạn mức tái chiết khấu Giấy tờ có giá qua đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp cho Ngân hàng
Nhà nước (Vụ Tín dụng) để làm cơ sở xác định và thông báo hạn mức tái chiết khấu cho các chủ
thể trong quý.
- Căn cứ hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức tái chiết khấu của các chủ thể chậm nhất vào ngày 20
tháng đầu tiên hàng quý, Ngân hàng Nhà nước thực hiện phân bổ và thông báo hạn mức tái chiết
khấu cho các chủ thể có đề nghị theo Mẫu số 03/NHNN-CK.

Trang 7/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

- Ngân hàng Nhà nước chỉ phân bổ và thông báo hạn mức tái chiết khấu cho các chủ thể có đề nghị
thông báo hạn mức chiết khấu gửi tới Ngân hàng Nhà nước đúng thời gian quy định.
2.- Phương thức giao dịch:
a.- Phương thức trực tiếp:
- Áp dụng khi Giấy tờ có giá mà các chủ thể xin chiết khấu tồn tại dưới hình thức chứng chỉ.
- Các chủ thể trực tiếp mang hồ sơ đến Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước.
b.- Phương thức gián tiếp:

- Áp dụng khi Giấy tờ có giá mà các chủ thể xin tái chiết khấu tồn tại dưới hình thức ghi sổ hoặc
chứng chỉ.
- Các chủ thể phải trang bị và nối mạng vi tính với Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước thực hiện qua
mạng máy tính, fax.
3.- Trình tự thực hiện nghiệp vụ tái chiết khấu:
a.- Phương thức trực tiếp:
Bước 1: Các chủ thể có nhu cầu tái chiết khấu Giấy tờ có giá thông qua đại diện giao dịch gửi 01
giấy đề nghị tái chiết khấu theo đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp về Ngân hàng Nhà nước (Sở
Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền).
Bước 2: Căn cứ giấy đề nghị tái chiết khấu và hạn mức tái chiết khấu chưa sử dụng của các chủ thể,
Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền) xem xét
quyết định và thông báo chấp nhận hoặc thông báo không chấp nhận trong thời hạn 01 ngày làm
việc kể từ khi nhận được Giấy đề nghị chiết khấu của các chủ thể.
b.- Phương thức gián tiếp:
Bước 1: Các chủ thể thông qua đại diện giao dịch gửi Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ chiết khấu
theo đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp về Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng
Nhà nước chi nhánh được ủy quyền và Cục Công nghệ tin học, mỗi đơn vị 01 giấy đăng ký) để
được cấp mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử và phân quyền trong giao dịch chiết khấu.
Lưu ý: Trường hợp có sự thay đổi về nhân sự tham gia nghiệp vụ tái chiết khấu với Ngân hàng Nhà
nước, ngay khi quyết định thay thế cán bộ của chủ thể có hiệu lực, các chủ thể phải gửi Giấy đề
nghị cấp mới và thu hồi mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử tham gia nghiệp vụ tái chiết khấu theo
đường bưu điện, fax hoặc nộp trực tiếp về Ngân hàng Nhà nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh được ủy quyền và Cục Công nghệ tin học, mỗi đơn vị 01 giấy đăng ký) để được cấp
mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử và phân quyền trong giao dịch chiết khấu.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Ngân hàng Nhà
nước (Sở Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền và Cục Công nghệ tin học)
thực hiện việc cấp mới và thu hồi mã khóa truy cập, mã chữ ký điện tử cho các nhân sự tham gia
nghiệp vụ tái chiết khấu của các chủ thể.
Bước 2: Các chủ thể có nhu cầu tái chiết khấu Giấy tờ có giá thông qua đại diện giao dịch gửi 01
Giấy đề nghị chiết khấu thông qua hệ thống mạng tin học về Ngân hàng Nhà nước (Sở giao dịch

hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền).
Bước 3: Căn cứ vào Giấy đề nghị tái chiết khấu và hạn mức tái chiết khấu chưa sử dụng của các chủ
thể, Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định và thông báo chấp nhận hoặc thông báo không chấp
nhận trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ khi nhận được Giấy đề nghị chiết khấu của các chủ thể.

Trang 8/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

4.- Giao nhận và hoàn trả Giấy tờ có giá được tái chiết khấu:
a.- Trường hợp tái chiết khấu không hoàn lại:
- Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo chấp nhận
tái chiết khấu, chủ thể đề nghị tái chiết khấu tiến hành các thủ tục chuyển quyền sở hữu và giao
nhận Giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, sau khi chủ thể đã hoàn thành đủ các thủ tục chuyển quyền sở
hữu và giao nộp Giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền cho
chủ thể.
b.- Trường hợp chiết khấu giấy tờ có giá có kỳ hạn:
- Chậm nhất 02 ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có thông báo chấp nhận tái
chiết khấu, các chủ thể gửi 01 Giấy cam kết mua lại giấy tờ có giá về Ngân hàng Nhà nước (Sở
Giao dịch hoặc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh được ủy quyền). Trong thời hạn 01 ngày làm việc,
sau khi các chủ thể đã hoàn thành đủ các thủ tục chuyển quyền sở hữu và giao nộp giấy tờ có giá
cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền cho các chủ thể.
- Khi hết thời hạn tái chiết khấu, các chủ thể thanh toán tiền mua lại Giấy tờ có giá cho Ngân hàng
Nhà nước và nhận lại Giấy tờ có giá theo cam kết.
VII.- XỬ LÝ VI PHẠM.(2)
Trường hợp chiết khấu giấy tờ có giá có kỳ hạn:
Sau 01 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn tái chiết khấu, chủ thể được tái chiết khấu không thực hiện
thanh toán hoặc thanh toán không đủ cho Ngân hàng Nhà nước để nhận lại Giấy tờ có giá theo cam

kết, Ngân hàng Nhà nước sẽ trích tài khoản tiền gửi của chủ thể tại Ngân hàng Nhà nước để thu nợ.
Trường hợp tài khoản tiền gửi của chủ thể được tái chiết khấu không có hoặc không đủ tiền, Ngân
hàng Nhà nước áp dụng các biện pháp sau:
- Thu nợ từ các nguồn khác (nếu có).
- Chuyển số tiền còn thiếu sang nợ quá hạn và chủ thể phải chịu lãi suất quá hạn bằng 150% lãi suất
tái chiết khấu.
- Lập thông báo kết quả xử lý vi phạm gửi chủ thể vi phạm.
Sau 03 ngày làm việc, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có Thông báo xử lý vi phạm, chủ thể được
tái chiết khấu không thực hiện thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước sẽ xem
xét bán các giấy tờ có giá của chính chủ thể mà Ngân hàng Nhà nước đang nắm giữ trên thị trường
tiền tệ để thu hồi số tiền còn thiếu theo quy định. Chủ thể vi phạm sẽ không được tham gia nghiệp
vụ tái chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được Thông
báo xử lý vi phạm.
Trường hợp chủ thể đề nghị tái chiết khấu không thực hiện chuyển quyền sở hữu và giao nhận Giấy
tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước trong khoảng thời gian quy định (tối đa 15 ngày làm việc, kể từ
ngày Ngân hàng Nhà nước có Thông báo chấp nhận chiết khấu) coi như chủ thể đã hủy bỏ đề nghị
tái chiết khấu, vi phạm 2 lần thì chủ thể đó sẽ không được tiếp tục tham gia nghiệp vụ tái chiết khấu
với Ngân hàng Nhà nước trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Ngân hàng Nhà nước có Thông báo
chấp nhận chiết khấu đối với đề nghị chiết khấu lần thứ 2.

Trang 9/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

VIII.- TÓM TẮT QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ TÁI CHIẾT KHẤU.
Thứ tự thực hiện
Bước 1:

Nội dung thực hiện


Thời gian

Vào tháng đầu mỗi Quý.

- Chủ thể gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị thông báo hạn mức tái chiết
Thông báo hạn mức khấu cho Ngân hàng Nhà nước.
chiết khấu.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện phân bổ và thông báo hạn mức
chiết khấu cho các chủ thể có đề nghị.
- Chủ thể gửi 01 giấy đề nghị chiết khấu về Ngân hàng Nhà
Thực hiện nghiệp nước.
vụ tái chiết khấu.
- Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định và thông báo chấp
nhận hoặc không chấp nhận Giấy đề nghị chiết khấu.

15 ngày
20 ngày

Bước 2:

- Trường hợp tái chiết khấu không hoàn lại: Chủ thể đề nghị tái
Giao nhận giấy tờ chiết khấu tiến hành các thủ tục chuyển quyền sở hữu và giao
có giá được tái chiết nhận Giấy tờ có giá cho Ngân hàng Nhà nước.

01 ngày

Bước 3:

15 ngày


khấu và nhận thanh - Trường hợp chiết khấu giấy tờ có giá có kỳ hạn: Chủ thể gửi 01
toán.
Giấy cam kết mua lại Giấy tờ có giá về Ngân hàng Nhà nước.

02 ngày

- Ngân hàng Nhà nước chuyển tiền thanh toán cho chủ thể.
01 ngày
Bước 4:

Trường hợp chiết khấu giấy tờ có giá có kỳ hạn:

Thực hiện mua lại - Ngân hàng Nhà nước trích tiền từ tài khoản tiền gửi của chủ thể
Giấy từ có giá.
hoặc gửi Thông báo vi phạm đến chủ thể vi phạm.
- Thanh lý Giấy tờ có giá thu hồi nợ của chủ thể vi phạm.

01 ngày
03 ngày

IX.- CÁC BIỂU MẪU THỰC HIỆN.(2)
- Giấy đề nghị thông báo hạn mức chiết khấu (Mẫu số 01).
- Bảng kê Giấy tờ có giá đủ điều kiện chiết khấu tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Mẫu số 02).
- Thông báo hạn mức chiết khấu (Mẫu số 03).
- Giấy đăng ký tham gia nghiệp vụ chiết khấu (Mẫu số 04A).
- Giấy đề nghị cấp mới và thu hồi mã khóa truy nhập chữ ký điện tử tham gia nghiệp vụ chiết khấu
(Mẫu số 04B).
- Giấy đề nghị chiết khấu (Mẫu số 05).
- Giấy cam kết mua lại Giấy tờ có giá được Ngân hàng Nhà nước chiết khấu (Mẫu số 06).

- Thông báo chấp nhận chiết khấu (Mẫu số 07A).
- Thông báo không chấp nhận chiết khấu (Mẫu số 07B).

Trang 10/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

X.- HOẠT ĐỘNG CHO VAY TÁI CHIẾT KHẤU CỦA FED.
Hoạt động cho vay tái chiết khấu của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đối với các ngân hàng gồm có
3 loại:
- Tín dụng sơ cấp (primary credit).
- Tín dụng thứ cấp (secondary credit).
- Tín dụng thời vụ (seasonal credit).
Tín dụng sơ cấp là hoạt động cho vay tái chiết khấu giữ vai trò quan trọng nhất trong chính sách
tiền tệ. Tín dụng sơ cấp có thể được dùng cho bất kỳ mục đích nào và chỉ có sẵn với các ngân hàng
nào thỏa mãn các tiêu chuẩn cụ thể phản ánh sự bền vững tài chính ở những kỳ hạn rất ngắn (thông
thường là qua đêm). Và lãi suất của những khoản vay này được gọi là lãi suất chiết khấu, lãi suất
chiết khấu này được thiết lập cao hơn lãi suất quỹ dự trữ liên bang (Federal funds rate - Đây là lãi
suất mà FED sử dụng nguồn tiền từ quỹ dự trữ liên bang để cho các trung gian tài chính nhận tiền
gửi vay qua đêm nhằm đảm bảo đủ dự trữ bắt buộc theo quy định) khoảng 1%, và vì vậy số lượng
cho vay chiết khấu dưới hình thức tín dụng sơ cấp thông thường rất ít.
- Tín dụng thứ cấp được cung cấp cho các ngân hàng không đủ các tiêu chuẩn về sự bền vững tài
chính hay nói khác hơn các ngân hàng đang gặp khó khăn tài chính và các vấn đề thanh khoản. Lãi
suất cho vay của các khoản tín dụng thứ cấp được thiết lập cao hơn khoảng 0,5% so với lãi suất
chiết khấu. Lãi suất cao hơn này phản ánh những tiêu chuẩn thấp hơn của các tổ chức đi vay tiền.
- Tín dụng mùa vụ được cung cấp để đáp ứng nhu cầu của một số lượng giới hạn các ngân hàng nhỏ
ở những vùng nông nghiệp mà có một mô hình tiền gửi theo mùa vụ. Lãi suất của các khoản tín
dụng mùa vụ thông thường là lãi suất trung bình của lãi suất quỹ dự trữ liên bang và lãi suất tiền gửi
niêm yết.


Trang 11/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

Phần II

I.-

HOẠT ĐỘNG TÁI CẤP VỐN

KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG TÁI CẤP VỐN.

Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và
phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng.(7)
Từ định nghĩa trên cho thấy tái cấp vốn là hính thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước đối với
các tổ chức tín dụng đang gặp khó khăn về tài chính và thanh khoản.
Nghiên cứu này chỉ đề cập đến hai hình thức cho vay tái cấp vốn chủ yếu ở Việt Nam là:
- Cho vay lại theo hợp đồng tín dụng.
- Cho vay theo đối tượng chỉ định.
II.-

TÁI CẤP VỐN DƯỚI HÌNH THỨC CHO VAY LẠI THEO HỒ SƠ TÍN DỤNG.(8)

1.- Khái niệm:
Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng là hình thức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước dành cho các Tổ
chức tín dụng, trong trường hợp thiếu vốn do các khoản tín dụng đã thực hiện với khách hàng chưa
đến hạn thu nợ, nhờ đó, giúp cho các Tổ chức tín dụng có thể duy trì hoạt động cho vay một cách
bình thường.

Tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ
khả năng chi trả tạm thời và hỗ trợ phát triển kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ trong từng thời kỳ.
(Xem phần trình bày ở Mục III và IV chương này).
2.- Đối tượng áp dụng:
Các tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại
theo hồ sơ tín dụng bao gồm:
- Ngân hàng thương mại.
- Ngân hàng hợp tác xã (Quỹ tín dụng nhân dân trung ương trong thời gian chưa chuyển đổi sang
mô hình hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng).
- Công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính.
3.- Hồ sơ tín dụng:
Hồ sơ tín dụng để tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
- Hợp đồng tín dụng.
- Hợp đồng bảo đảm tiền vay.
- Hợp đồng cho thuê tài chính được ký kết giữa tổ chức tín dụng với khách hàng theo quy định của
pháp luật.
- Và các tài liệu cần thiết khác theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước.
(7)
(8)

Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2010.
Thông tư số 15/2012/TT-NHNN.

Trang 12/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

4.- Tiêu chuẩn các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng:
Tại thời điểm đề nghị tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước, các khoản cho vay, cho thuê tài chính

trong hồ sơ tín dụng phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Các khoản cho vay phải có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật và giá trị tài sản bảo
đảm không thấp hơn dư nợ khoản cho vay.
- Được phân loại nợ vào nhóm 1 theo quy định về phân loại nợ của Ngân hàng Nhà nước.
- Thời hạn còn lại phải lớn hơn thời hạn đề nghị tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước ít nhất 30
ngày.
- Không bao gồm các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong các lĩnh vực Ngân hàng Nhà nước
không khuyến khích.
5.- Lãi suất:
- Lãi suất tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng là lãi suất tái cấp vốn được
Ngân hàng Nhà nước công bố trong từng thời kỳ.
- Lãi suất nợ quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn ghi trên hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng
Nhà nước và tổ chức tín dụng.
6.- Thời hạn:
- Thời hạn tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng là dưới 12 tháng.
- Căn cứ mục đích đề nghị tái cấp vốn của tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước quyết định thời
hạn tái cấp vốn trong từng trường hợp cụ thể.
- Trường hợp tổ chức tín dụng không có khả năng trả nợ đúng hạn và có đề nghị gia hạn, Ngân hàng
Nhà nước có thể xem xét gia hạn nợ vay tái cấp vốn trên cơ sở khả năng phục hồi thanh khoản, định
hướng điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ; thời gian gia hạn
không vượt quá thời hạn vay tái cấp vốn.
III.- TÁI CẤP VỐN NHẰM HỖ TRỢ KHẢ NĂNG CHI TRẢ TẠM THỜI.
1.- Điều kiện tái cấp vốn:
Ngân hàng Nhà nước xem xét và quyết định tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng khi có đủ các
điều kiện sau:
- Là các tổ chức tín dụng quy định tại Điều 2 Thông tư này, gặp khó khăn về khả năng thanh toán
nhưng chưa đến mức bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
- Không có hoặc không còn giấy tờ có giá để đề nghị tái cấp vốn theo hình thức cho vay có bảo đảm
bằng cầm cố giấy tờ có giá theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
- Có các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại

Thông tư này.
2.- Mức tái cấp vốn:
- Căn cứ nhu cầu thực tế về khả năng chi trả của tổ chức tín dụng và tổng dư nợ thực tế các khoản
cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng tại thời điểm mà tổ chức tín dụng đề nghị tái cấp
vốn, Ngân hàng Nhà nước quyết định mức tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng.
- Mức tái cấp vốn tối đa bằng 60% tổng dư nợ thực tế của các khoản cho vay, cho thuê tài chính
trong hồ sơ tín dụng tại thời điểm đề nghị tái cấp vốn.

Trang 13/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

3.- Quy trình xem xét tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn:
Bước 1: Khi có nhu cầu tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn, tổ chức tín dụng gửi 04 bộ hồ sơ trực
tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). Trường hợp gia hạn
tái cấp vốn, tổ chức tín dụng phải gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước trước ngày đến hạn trả nợ tái
cấp vốn ít nhất là 10 ngày làm việc.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị tái cấp vốn (Mẫu số 01A/NHNN-HSTD) hoặc Giấy đề nghị gia hạn tái cấp vốn (Mẫu
số 01B/NHNN-HSTD).
- Bảng kê các hồ sơ tín dụng để vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước (Mẫu số 02/NHNNHSTD).
- Một số chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam (Mẫu số 03/NHNN-HSTD).
- Báo cáo về tình hình sử dụng các giấy tờ có giá (Mẫu số 04/NHNN-HSTD).
- Dự kiến nhu cầu vay vốn bằng đồng Việt Nam từ Ngân hàng Nhà nước (Mẫu số 05/NHNNHSTD).
- Các biện pháp cụ thể để có nguồn trả nợ tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước (áp dụng đối với đề
nghị gia hạn tái cấp vốn).
Bước 2: Căn cứ vào đề nghị của tổ chức tín dụng, trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận
được đầy đủ hồ sơ đề nghị tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng, Vụ Chính sách
tiền tệ làm đầu mối lấy ý kiến:

- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng về đánh giá tình hình khả năng chi trả và ý kiến đồng ý
(hoặc không đồng ý) về đề nghị tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.
- Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ở tỉnh (thành phố) về đánh giá tình hình khả năng chi trả; kết quả
kiểm tra, đối chiếu tính hợp lý, sự phù hợp các chỉ tiêu trên bảng kê hồ sơ tín dụng do tổ chức tín
dụng lập để tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước và ý kiến đồng ý (hoặc không đồng ý) về đề nghị
tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng có trụ sở chính trên địa bàn (trừ các tổ
chức tín dụng là các Ngân hàng thương mại nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần có vốn Nhà
nước chiếm trên 50% vốn điều lệ, Ngân hàng hợp tác xã, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương trong
thời gian chưa chuyển đổi sang mô hình hoạt động của ngân hàng hợp tác xã theo quy định của Luật
Các tổ chức tín dụng).
- Vụ Tín dụng về kết quả kiểm tra, đối chiếu tính hợp lý, sự phù hợp các chỉ tiêu trên bảng kê hồ sơ
tín dụng do tổ chức tín dụng lập để tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước và ý kiến đồng ý (hoặc
không đồng ý) về đề nghị tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.
Bước 3: Trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của Vụ
Chính sách tiền tệ về đề nghị tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng, Cơ quan
thanh tra, giám sát ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và Vụ Tín dụng gửi ý kiến về
Vụ Chính sách tiền tệ để tổng hợp trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Bước 4: Căn cứ vào điều kiện tái cấp vốn, hồ sơ đề nghị tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn và ý
kiến của các đơn vị, trong thời hạn tối đa 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến của các đơn
vị nêu trên, Vụ Chính sách tiền tệ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.
Bước 5: Trong thời hạn tối đa 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức tín dụng
theo quy định tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận
về đề nghị tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.

Trang 14/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

IV.- TÁI CẤP VỐN NHẰM HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRONG TỪNG THỜI KỲ.

1.- Điều kiện tái cấp vốn:
Ngân hàng Nhà nước xem xét và quyết định thực hiện tái cấp vốn khi tổ chức tín dụng đáp ứng
được các điều kiện sau đây:
- Tổ chức tín dụng đã cho vay, cho thuê tài chính và hiện đang còn dư nợ đối với ngành, lĩnh vực
kinh tế mà Chính phủ khuyến khích phát triển trong từng thời kỳ.
- Có kế hoạch cho vay, cho thuê tài chính vào ngành, lĩnh vực kinh tế mà Chính phủ khuyến khích
phát triển trong từng thời kỳ.
- Tổ chức tín dụng không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các quy định của Ngân
hàng Nhà nước về duy trì các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động.
- Có các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại
Thông tư này.
2.- Mức tái cấp vốn.
Ngân hàng Nhà nước xem xét và quyết định mức tái cấp vốn cho tổ chức tín dụng trên cơ sở:
- Dư nợ cho vay, cho thuê tài chính thực tế của tổ chức tín dụng đến thời điểm đề nghị tái cấp vốn
đối với các ngành, lĩnh vực kinh tế mà Chính phủ khuyến khích trong từng thời kỳ.
- Tổng dư nợ thực tế các khoản cho vay, cho thuê tài chính trong hồ sơ tín dụng tại thời điểm tổ
chức tín dụng đề nghị tái cấp vốn.
- Tổng dư nợ tái cấp vốn nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín
dụng không vượt quá dư nợ cho vay, cho thuê tài chính của tổ chức tín dụng đối với khách hàng cho
các ngành, lĩnh vực kinh tế mà Chính phủ khuyến khích trong từng thời kỳ.
- Mức tái cấp vốn tối đa bằng 80% tổng dư nợ thực tế của các khoản cho vay, cho thuê tài chính
trong hồ sơ tín dụng tại thời điểm đề nghị tái cấp vốn.
3.- Quy trình xem xét tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn:
Bước 1: Khi có nhu cầu tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn, tổ chức tín dụng gửi 03 bộ hồ sơ trực
tiếp hoặc qua đường bưu điện tới Ngân hàng Nhà nước (Vụ Chính sách tiền tệ). Trường hợp gia hạn
tái cấp vốn, tổ chức tín dụng gửi hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước trước ngày đến hạn trả nợ tái cấp
vốn ít nhất là 15 ngày làm việc.
Hồ sơ bao gồm:
- Giấy đề nghị tái cấp vốn (Mẫu số 01A/NHNN-HSTD) hoặc Giấy đề nghị gia hạn tái cấp vốn (Mẫu
số 01B/NHNN-HSTD).

- Bảng kê hồ sơ tín dụng để vay tái cấp vốn tại Ngân hàng Nhà nước (Mẫu số 02/NHNN-HSTD).
- Kế hoạch cho vay, cho thuê tài chính đối với ngành, lĩnh vực kinh tế mà Chính phủ khuyến khích
phát triển trong từng thời kỳ.
- Một số chỉ tiêu về nguồn vốn và sử dụng vốn bằng đồng Việt Nam (Mẫu số 03/NHNN-HSTD)
- Dự kiến nhu cầu vay vốn bằng đồng Việt Nam từ Ngân hàng Nhà nước (Mẫu số 05/NHNNHSTD).
Bước 2: Căn cứ điều kiện tái cấp vốn, hồ sơ đề nghị tái cấp vốn hoặc gia hạn tái cấp vốn của tổ
chức tín dụng, Vụ Chính sách tiền tệ phối hợp với Vụ Tín dụng, Cơ quan thanh tra giám sát ngân
hàng trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định.

Trang 15/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

Bước 3: Trong thời hạn tối đa 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ của tổ chức tín dụng
theo quy định tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận
về đề nghị tái cấp vốn, gia hạn tái cấp vốn của tổ chức tín dụng.
V.-

CHO VAY THEO ĐỐI TƯỢNG CHỈ ĐỊNH.

Ngân hàng Nhà nước với tư cách là cơ quan ngang Bộ trực thuộc Chính phủ, là cơ quan quản lý
kinh tế; do đó, các loại cho vay theo đối tượng chỉ định được Ngân hàng Nhà nước thực hiện, mà
không đòi hỏi Tổ chức tín dụng phải có đảm bảo, chỉ yêu cầu làm trung chuyển các khoản tín dụng
này đúng đối tượng.
Các loại cho vay:
- Các chương trình, dự án phát triển kinh tế của Chính phủ.
- Các chương trình khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt, mất mùa….
VI.- HOẠT ĐỘNG TÁI CẤP VỐN CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRONG
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY.

1.- Tái cấp vốn nhằm giải quyết nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2013.
- Ngày 16/09/2014, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 26/2014/TT-NHNN quy định về
việc Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn đối với các tổ chức tín dụng bằng đồng Việt Nam theo Quyết
định 540/QĐ-TTg về chính sách tín dụng đối với người nuôi tôm và cá tra, có hiệu lực từ ngày
1/11/2014. Thông tư quy định Ngân hàng Nhà nước thực hiện tái cấp vốn bằng VND đối với các tổ
chức tín dụng đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng là hộ dân, chủ trang trại, hợp tác xã nuôi tôm
và cá tra gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và trả nợ tổ chức tín dụng đến ngày 31/12/2013.
- Mức tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng tương ứng với số tiền tổ chức
tín dụng đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng. Thời hạn tái cấp vốn là 364 ngày và được gia hạn
tự động hàng năm với tổng thời gian là 03 năm.
- Lãi suất tái cấp vốn là 0%; lãi suất tái cấp vốn quá hạn bằng 150% lãi suất tái cấp vốn do Ngân
hàng Nhà nước công bố tại thời điểm chuyển nợ quá hạn đối với khoản vay tái cấp vốn. Thông tư
cũng quy định, khi hết thời hạn 3 năm kể từ ngày nhận giải ngân khoản tái cấp vốn, tổ chức tín dụng
phải trả hết nợ vay tái cấp vốn cho Ngân hàng Nhà nước. Trong trường hợp tổ chức tín dụng không
trả nợ đúng hạn, Ngân hàng Nhà nước chuyển khoản dư nợ tái cấp vốn còn lại của tổ chức tín dụng
sang nợ quá hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thu hồi nợ như: Trích tài khoản tiền gửi của tổ
chức tín dụng tại Ngân hàng Nhà nước; thu nợ gốc và lãi từ các nguồn khác của tổ chức tín dụng….
2.- Tái cấp vốn cho vay hỗ trợ nhà ở xã hội năm 2013.
Ngày 15/05/2013, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 11/2013/TT-NHNN quy định về
cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ đối với các ngân hàng thương
mại, cụ thể như sau (tính đến ngày 30/09/2014):
- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV - BID): Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở là
1.384.386.314.541 đồng. Tổng số tiền tái cấp vốn đã thông báo cho ngân hàng là 1.253.789.055.093
đồng.
- Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank - VCB): Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở là
676.732.052.719 đồng. Tổng số tiền tái cấp vốn đã thông báo cho ngân hàng là 600.696.183.689
đồng.
- Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank - CTG): Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở đến là
892.629.115.945 đồng. Tổng số tiền tái cấp vốn đã thông báo cho ngân hàng là 788.236.568.016
đồng.


Trang 16/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

- Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank): Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà
ở là 299.914.627.824 đồng. Tổng số tiền tái cấp vốn đã thông báo cho ngân hàng là
284.233.756.253 đồng.
- Ngân hàng TMCP Phát triển nhà đồng bằng sống Cửu Long (MHB): Dư nợ cho vay hỗ trợ nhà ở
là 44.872.599.267 đồng. Tổng số tiền tái cấp vốn đã thông báo cho ngân hàng là 44.225.208.173
đồng.
3.- Tái cấp vốn cho các ngân hàng yếu kém bằng trái phiếu đặc biệt của VAMC.(9)
Ngày 09/09/2013, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư số 20/2013/TT-NHNN
quy định về cho vay tái cấp vốn trên cơ sở trái phiếu đặc biệt của Công ty Quản lý tài sản của các tổ
chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Theo đó, về mục đích, Ngân hàng Nhà nước tái cấp vốn đối với
các tổ chức tín dụng nhằm hỗ trợ nguồn vốn hoạt động của các Tổ chức tín dụng trong quá trình xử
lý nợ xấu theo Nghị định số 53/NĐ-CP ngày 18/05/2013 của Chính phủ về thành lập, tổ chức và
hoạt động của VAMC.
- Đối tượng áp dụng là các Tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật
các Tổ chức tín dụng, ngoại trừ Tổ chức tín dụng 100% vốn nước ngoài, liên doanh.
- Về điều kiện tái cấp vốn, Ngân hàng Nhà nước xem xét và quyết định tái cấp vốn khi Tổ chức tín
dụng đáp ứng đủ các điều kiện:
+ Không bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
+ Sở hữu hợp pháp trái phiếu đặc biệt chưa được VAMC thanh toán.
+ Trích lập dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt theo quy định tại Nghị định số 53/NĐCP của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
- Mức tái cấp vốn đối với Tổ chức tín dụng trên cơ sở mệnh giá trái phiếu đặc biệt do Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước quyết định căn cứ vào mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, kết quả trích lập
dự phòng rủi ro đối với trái phiếu đặc biệt và kết quả xử lý nợ xấu nhưng không vượt quá 70% so
với mệnh giá trái phiếu đặc biệt.


(9)

Đề tài thảo luận “Tổng quan về tái cấu trúc Hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam” (Giai đoạn 2011-2015).

Trang 17/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

Phần III

I.-

NHẬN XÉT VÀ KHUYẾN NGHỊ

NHẬN XÉT.

1.- Những bất cập trong hoạt động tái chiết khấu:
Mặc dù, nghiệp vụ tái chiết khấu được xem là một công cụ thực thi chính sách tiền tệ và hỗ trợ vốn
hiệu quả cho các ngân hàng thương mại; tuy nhiên, ở Việt Nam hoạt động này vẫn còn một số hạn
chế trong những năm gần đây như:
- Giới hạn về chủ thể và đối tượng tái chiết khấu (chủng loại giấy tờ có giá).
- Có sự chồng chéo giữa các quy định tái chiết khấu, cấp tín dụng, tái cấp vốn.
- Chưa khai thác hết thế mạnh của Công nghệ thông tin để đơn giản hoá thủ tục hành chính.
- Các quy định chưa thật sự minh bạch, dễ dẫn đến tiêu cực.
2.- Những bất cập trong hoạt động tái cấp vốn:
Thông thường ở các quốc gia, nghiệp vụ tái cấp vốn chỉ được Ngân hàng Trung ương dùng trong
những trường hợp khẩn cấp nhằm hỗ trợ những Ngân hàng có nền tảng tài chính bền vững nhưng
đang gặp khó khăn tạm thời và không có nguy cơ đỗ vỡ. Và công cụ này không được xem như là

một “chiếc phao cứu sinh” đối với những ngân hàng yếu kém và đang trên bờ vực phá sản. Quan
điểm này đã được thể hiện rõ trong chương trình nới lỏng định lượng của FED khi hệ thống ngân
hàng Mỹ gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2009. Tuy nhiên, trong những năm
gần đây, ở Việt Nam, hoạt động này đã diễn ra thường xuyên thông qua đề án tái cơ cấu ngành ngân
hàng với nhiều bất cập; đồng thời, hiệu quả mà hoạt động này mang lại cho hệ thống ngân hàng nói
riêng và nền kinh tế nói chung vẫn chưa thể hiện rõ ràng. Cụ thể:
- Đối với chương trình tái cấp vốn bằng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành dành cho các tổ
chức tín dụng yếu kém, cho đến nay vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Các ngân hàng yếu
kém vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục, thậm chí không có khả năng thanh toán khi trái phiếu đặc biệt
gần hết hạn thanh toán.
- Đối với chương trình mua lại 3 ngân hàng yếu kém là Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Dầu khí
Toàn Cầu, Ngân hàng Xây dựng với giá 0 đồng, và rồi sau đó (tháng 10/2015) Ngân hàng Nhà nước
đã tái cấp vốn 11.000 tỷ đồng cho 3 Ngân hàng này, khoản hỗ trợ này cho đến nay vẫn chưa thấy
công bố là đã thu hồi.
Những bất cập trên đã tạo nên một tiền lệ nguy hiểm trong hoạt động tái cơ cấu ngành ngân hàng;
đồng thời, làm gia tăng tâm lý “không thể đỗ vỡ” của các ngân hàng tại Việt Nam.
II.-

KHUYẾN NGHỊ.

1.- Mở rộng hoạt động tái chiết khấu nhưng cẩn trọng với rủi ro:
- Cần đa dạng hoá về chủ thể và đối tượng tái chiết khấu (chủng loại giấy tờ có giá). Quá đó, Ngân
hàng Nhà nước có thể nâng cao vai trò của hoạt động tái chiết khấu như là một công cụ chủ yếu để
thực thi chính sách tiền tệ, điều chỉnh lượng cung tiền cho nền kinh tế. Đồng thời, hạn chế tối đa
nghiệp vụ tái chiết khấu không hoàn lại nhằm chủ động hơn trong việc điều chỉnh giảm lượng cung
tiền tránh gây áp lực lạm phát cho nền kinh tế.

Trang 18/20



Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

- Giảm thiểu sự chồng chéo giữa các quy định tái chiết khấu, cấp tín dụng, tái cấp vốn bằng các quy
định thống nhất và tập trung, đơn giản nhưng chặt chẽ; công khai minh bạch đầy đủ các bộ quy tắc,
tiêu chuẩn để hạn chế tiêu cực “xin-cho”.
- Tận dụng thế mạnh của Công nghệ thông tin để đơn giản hoá thủ tục hành chính nhằm giảm thiểu
các khoảng chi phí về thời gian và nhân lực.
- Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm để ngăn ngừa và ứng phó đối với nghiệp vụ tái chiết khấu các
giấy tờ có giá là sản phẩm phái sinh trên thị trường tài chính (chứng khoán và bất động sản) trong
trường hợp “ngoài ý muốn” (nếu có).
2.- Hạn chế và lành mạnh hoá hoạt động tái cấp vốn:
- Hạn chế việc lạm dụng nghiệp vụ tái cấp vốn trong việc xử lý nợ xấu và giải cứu các ngân hàng
yếu kém thay cho việc phá sản theo Luật định.
- Cần xây dựng và bổ sung khung pháp lý nhằm xoá bỏ tâm lý ỷ lại của các ngân hàng.
- Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đối mặt với những thách thức và rủi ro mới từ
thị trường tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần kiểm soát chặt đối với hoạt động tín dụng trong 2
lĩnh vực chứng khoán và bất động sản (chính thức và phi chính thức dưới hình thức cho vay tiêu
dùng), vốn là nguyên nhân chính dẫn đến các cuộc khủng hoảng.
- Cần xây dựng những giải pháp ứng phó kịp thời nhằm hỗ trợ thanh khoản cho những ngân hàng
lành mạnh trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính.
Theo nhận định của các nhà kinh tế học, cuộc khủng hoảng ở các nền kinh tế mới nổi (trong đó có
Việt Nam và Trung Quốc) thường bắt nguồn từ 2 đường dẫn chính là bất ổn trên thị trường tài
chính và thâm hụt tài khoá.(10) Việt Nam hiện đang đối mặt với cả hai vấn đề này; do đó, Ngân
hàng Nhà nước cần thận trọng khi thực thi các chính sách tiền tệ và kiểm soát hệ thống ngân hàng.
Vì nếu xảy ra khủng hoảng tài chính thì các nền kinh mới nổi sẽ rơi vào vòng xoáy suy thoái và trì
trệ dai dẳng và kéo theo đó là sự bất ổn về chính trị - xã hội.

(10)

Giáo trình “The Economics of Money, Banking, and Financial Markets”.


Trang 19/20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.- Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 16/06/2010.
2.- Thông tư số 01/2012/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước ban hành ngày 16/02/2012 quy định
chiết khấu giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài.
3.- Luật các công cụ chuyển nhượng số 49/2005/QH11 được Quốc hội thông qua ngày
29/11/2005.
4.- Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-VPQH do Quốc hội ban hành ngày 11/07/2013 về pháp lệnh
ngoại hối.
5.- Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2009.
6.- Luật Chứng khoán sửa đổi số 62/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2010.
7.- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày
16/06/2010.
8.- Thông tư số 15/2012/TT-NHNN do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành ngày 04/05/2012
quy định về việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo
hồ sơ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng.
9.- Đề tài thảo luận “Tổng quan về tái cấu trúc Hệ thống Ngân hàng tại Việt Nam” (Giai đoạn
2011-2015) (Tháng 09/2015) của Nguyễn Xuân Hiền và Nhóm học viên cao học Khoá 24
chuyên ngành Ngân hàng.
10.- Giáo trình “The Economics of Money, Banking, and Financial Markets” (tái bản lần 10) của
tác giả Frederic S. Mishkin.


Trang 20/20



×