MỤC LỤC
Trang
1. Các hình thức của công cụ tái cấp vốn của NHNNVN:......................................................17
1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Frederic S. Mishkin: “Tiền tệ, Ngân hàng và thị trường tài chính”NXB khoa học
và kỹ thuật Hà nội - 1996
2. PGS.TS Hoàng Xuân Quế : “Nghiệp vụ ngân hàng trung ương”, NXB Thống kê -
2005
3. TS. Nguyễn Hữu Tài: “Lý thuyết tài chính - tiền tệ ” NXB thống kê - 2002
4. Website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam http:// www.sbv.gov.vn
6. Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam” NXB CTQG, H 1998
7. Website Bộ tài chính
8. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
9. Báo điện tử vietnamnet, express.vn
10.Tạp chí ngân hàng số 4 , tháng 2/2008
11.Th.S Nguyễn Thị Thuý Vân: “ Hoàn thiện các công cụ điều hành CSTT ở Việt
Nam hiện nay” TC Ngân hàng số 12/1999.
12.Website
2
LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ quản lí kinh tế vĩ mô quan trọng
nhất của Ngân hàng trung ương. Một mặt nó cung cấp đủ phương tiện thanh toán cho
nền kinh tế, mặt khác, nó giữ ốn định giá trị đồng bản tệ thông qua điều tiết lượng
tiền cung ứng. Có thể nói rằng, chính sách tiền tệ là linh hồn xuyên suốt mọi hoạt
động của Ngân hàng trung ương.
Ở Việt Nam kể từ khi đổi mới đến nay, chính sách tiền tệ đang từng bước hình
thành, hoàn thiện và phát huy tác dụng đối với nền kinh tế. Các công cụ của chính
sách tiền tệ mà ngân hàng nhà nước sử dụng đó là: Công cụ tái cấp vốn, tỷ lệ dự trữ
bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất tín dụng, hạn mức tín dụng và tỷ giá hối
đoái. Chúng luôn tồn tại song song, hỗ trợ nhau và được NHNN vận dụng linh hoạt
tùy theo từng hoàn cảnh, từng giai đoạn kinh tế khác nhau. Trong đó, công cụ tái cấp
vốn là một trong những công cụ được vận dụng đầu tiên và thực sự chứng tỏ đó là
một công cụ đắc lực của NHNN. Với đặc điểm của nền kinh tế thị trường và toàn cầu
hóa như hiên nay, việc sử dụng công cụ này ra sao, trong điều kiện kinh tế nào để có
thể phát huy tốt vai trò của nó luôn là bài toán cho các nhà hoạch định chiến lược, các
nhà kinh tế.
Với mục đích trau dồi kiến thức đã học và góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về
chính sách tiền tệ ,em quyết định chọn đề tài: “Công cụ tái cấp vốn của Ngân hàng
nhà nước Việt Nam hiện nay”
Bài viết của em bao gồm ba phần:
Chương I : Lý thuyết chung về công cụ tái cấp vốn.
Chương II : Quá trình thực thi công cụ tái cấp vốn ở Việt Nam
Chương III : Định hướng và giải pháp hoàn thiện công cụ tái cấp vốn của
NHNN ta giai đoạn tới.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy giáo
Hoàng Xuân Quế đã giúp em hoàn thành đề án này.
3
CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CÔNG CỤ TÁI
CẤP VỐN
1. Khái niệm công cụ tái cấp vốn:
Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng có bảo đảm của Ngân hàng Nhà nước
nhằm cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng
thương mại và các tổ chức tín dụng .
2. Các hình thức của công cụ tái cấp vốn:
Tùy từng quốc gia mà công cụ này được áp dụng dưới các hình thức khác
nhau. Đối với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, tái cấp vốn được
thực hiện thông qua tái chiết khấu. Do vậy, ở những nước này , công cụ tái
cấp vốn còn được gọi là công cụ tái chiết khấu. Ở nhiều nước khác, công cụ
này lại tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng hơn:
• Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác
• Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp các chứng từ có giá ngắn hạn.
• Cho vay trong thanh toán bù trừ.
• Cho vay theo hình thức chỉ định.
• Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng.
2.1. Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn
khác:
2.1.1. Khái niệm
Giấy tờ có giá nói chung, được hiểu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, trong
đó xác nhận quyền tài sản của một chủ thể nhất định (tổ chức, cá nhân) xét trong mối
quan hệ pháp lý với các chủ thể khác.
Giấy tờ có giá có ba thuộc tính:
o Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định;
o Trị giá được bằng tiền
o Có thể chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác trong giao lưu dân
sự.·
4
Chiết khấu, tái chiết khấu (gọi chung là chiết khấu) giấy tờ có giá của ngân
hàng là nghiệp vụ NHTW mua ngắn hạn các giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán,
mà các giấy tờ có giá này đã được các ngân hàng giao dịch trên thị trường sơ cấp
hoặc thị trường thứ cấp.
- Mua ngắn hạn các giấy tờ có giá là việc mua các giấy tờ có giá với kỳ hạn
dưới một năm.
- Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra hoạt động mua, bán lần đầu các giấy tờ có
giá (hay là nơi mua bán các giấy tờ có giá mới phát hành).
- Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra hoạt động mua, bán lại các giấy tờ có giá đã
phát hành trên thị trường sơ cấp.
2.1.2. Hình thức chiết khấu
•Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá:
- Là hình thức NHTW mua hẳn giấy tờ có giá của các ngân hàng theo giá
chiết khấu.
- Đặc điểm:
+ Các ngân hàng không phải hoàn lại vốn cho NHTW, NHTW thu hồi vốn
bằng cách yêu cầu người trả tiền thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
+ NHTW không cần kiểm soát quá trình sử dụng vốn của các ngân hàng.
•Chiết khấu có kỳ hạn:
- Là hình thức NHTW mua giấy tờ có giá của các ngân hàng nhưng kèm theo
yêu cầu các ngân hàng đó phải cam kết mua lại toàn bộ giấy tờ có giá đã bán sau một
thời gian nhất định.
5
- Đặc điểm:
+ Hết thời hạn chiết khấu, các ngân hàng phải thanh toán tiền mua lại giấy tờ có
giá cho NHTW và nhận lại giấy tờ có giá.
+ NHTW kiểm soát quá trình sử dụng vốn của các ngân hàng.
2.1.3. Điều kiện chiết khấu
- Các giấy tờ có giá được NHTW chiết khấu bao gồm: tín phiếu kho bạc, trái
phiếu Chính phủ, tín phiếu NHTW và các loại giấy tờ có giá khác theo quy định của
NHTW.
- Các loại giấy tờ có giá trên được NHTW chiết khấu khi có đủ các điều kiện
sau:
- Trường hợp chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá: thời hạn
còn lại tối đa của giấy tờ có giá là 91 ngày. Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá tính từ
ngày chiết khấu đến ngày đến hạn thanh toán.
- Trường hợp chiết khấu có kỳ hạn: thời hạn còn lại của giấy tờ có giá phải
dài hơn thời hạn NHTW chiết khấu. Thời hạn chiết khấu giấy tờ có giá được tính từ
ngày chiết khấu đến ngày ngân hàng cam kết mua lại toàn bộ giấy tờ có giá.
- Các giấy tờ có giá được phát hành bằng đồng Việt Nam (VNĐ) và có thể
chuyển nhượng được.\
- Ngân hàng chưa sử dụng hết hạn mức chiết khấu
2.1.4. Phương thức thực hiện chiết khấu
· Phương thức trực tiếp: các ngân hàng giao dịch trực tiếp với NHTW.
6
· Phương thức gián tiếp: các ngân hàng giao dịch thông qua hệ thống nối
mạng vi tính với NHTW hoặc qua FAX.
2.1.5.Công thức xác định số tiền thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá cho
ngân hàng
Chiết khấu toàn bộ thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (Chiết khấu mua đứt)
• Đối với giấy tờ có giá thanh toán lãi ngay khi phát hành:
- Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
1 *
MG
T
L
N
+
- Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán lãi ngay khi phát hành:
(1 )
T
N
GM
G
L
=
+
Trong đó:
G : Số tiền NHTW thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá
MG : Mệnh giá của giấy tờ có giá
T : Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).
L : Lãi suất chiết khấu tại thời điểm NHTW chiết khấu (%/năm). Lãi suất chiết
khấu do NHTW quy định trong từng thời kỳ.
365 : Số ngày quy ước cho một năm
• Đối với giấy tờ có giá thanh toán gốc và lãi một lần khi đến hạn:
7
- Đối với giấy tờ có giá ngắn hạn, thanh toán gốc và lãi một lần khi đến hạn:
1 *
GT
G
T
L
N
=
+
; GT=MG*(1+n*Ls)
Trong đó :
G : Số tiền NHTW thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá
GT : Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền
lãi
MG : Mệnh giá của giấy tờ có giá
T : Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).
L : Lãi suất chiết khấu tại thời điểm NHTW chiết khấu (%/năm)
365 : Số ngày quy ước cho một năm
Ls : Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)
n : Kỳ hạn giấy tờ có giá (số ngày)
- Đối với giấy tờ có giá dài hạn, thanh toán gốc và lãi một lần khi đến hạn:
+ Trường hợp lãi không nhập gốc:
(1 )
T
N
GM
G
L
=
+
*(1 * s)GT MG n L= +
8
+ Trường hợp lãi nhập gốc:
(1 )
T
N
GM
G
L
=
+
*(1 s)
n
GT MG L= +
Trong đó:
G : Số tiền NHTW thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá
GT : Giá trị của giấy tờ có giá khi đến hạn thanh toán, bao gồm mệnh giá và tiền
lãi
MG : Mệnh giá của giấy tờ có giá
T : Thời hạn còn lại của giấy tờ có giá (số ngày).
L : Lãi suất chiết khấu tại thời điểm NHTW chiết khấu (%/năm)
365 : Số ngày quy ước cho một năm
Ls : Lãi suất phát hành của giấy tờ có giá (%/năm)
n : Kỳ hạn giấy tờ có giá (năm)
Chiết khấu có kỳ hạn
• Công thức xác định số tiền NHTW thanh toán cho các ngân hàng khi chiết
khấu có kỳ hạn giấy tờ có giá (giá chiều đi) tương tự như trong trường hợp chiết khấu
toàn bộ thời gian còn lại của giấy tờ có giá, thay T = T
b
(T
b
là thời hạn chiết khấu)
• Công thức xác định số tiền các ngân hàng thanh toán cho NHTW khi hết
thời hạn chiết khấu (giá chiều về):
9
*(1 * )
Tb
Gv G L
N
= +
Trong đó:
Gv : Số tiền các ngân hàng thanh toán cho NHTW khi hết thời hạn CK
G : Số tiền NHTW thanh toán khi chiết khấu giấy tờ có giá
L : Lãi suất chiết khấu tại thời điểm NHTW chiết khấu (%/năm)
T
b
: Kỳ hạn chiết khấu của NHTW /thời hạn chiết khấu (tính theo ngày)
2.1.6. Quy trình chiết khấu
•Ngân hàng muốn tham gia nghiệp vụ chiết khấu với NHNN thực hiện các
công việc sau:
- Đăng ký mẫu chữ ký lãnh đạo và nhân viên tham gia nghiệp vụ chiết khấu với
NHNN;
- Thực hiện lưu ký GTCG tại Sở Giao dịch NHNN.
- Đề nghị NHNN phân bổ hạn mức chiết khấu GTCG.
•Quy trình của giao dịch chiết khấu:
- Ngân hàng gửi Giấy đề nghị chiết khấu GTCG (khi ngân hàng còn hạn mức
chiết khấu).
- Sở Giao dịch nhận Hồ sơ đề nghị chiết khấu; Thông báo chấp nhận hoặc
không chấp mhận chiết khấu.
- Ngân hàng được chấp nhận chiết khấu có kỳ hạn gửi cam kết mua lại theo số
liệu NHNN thông báo tại Thông báo chấp nhận chiết khấu.
- Vào ngày thực hiện chiết khấu, Sở Giao dịch NHNN thanh toán tiền mua
GTCG cho ngân hàng đề nghị chiết khấu, thực hiện chuyển GTCG từ tài khoản lưu
ký của ngân hàng đề nghị chiết khấu sang tài khoản của NHNN (trường hợp chiết
khấu hết thời hạn còn lại của GTCG) hoặc chuyển sang tài khoản cầm cố (trường hợp
ngân hàng chiết khấu có kỳ hạn).
10
- Vào ngày hết thời hạn của cam kết mua lại GTCG: Ngân hàng cam kết mua
lại thanh toán tiền mua lại GTCG cho NHNN để được chuyển GTCG về tài khoản
lưu ký của NH.
2.2. Cho vay dưới hình thức cầm cố, thế chấp các chứng từ có giá ngắn hạn.
2.2.1. Khái niệm:
Khi có nhu cầu vay vốn, các TCTD có thể sử dụng các chứng từ có giá để cầm
cố làm đảm bảo cho khoản vay được yêu cầu tại NHTW. Khi tái cấp vốn theo hình
thức này, giá trị tiền vay được xác định theo một tỷ lệ phần trăm tính trên giá trị
chứng từ có giá làm đảm bảo. Tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc vào mức độ rủi ro của
chứng từ có giá theo đánh giá của NHTW.
- Điều kiện chứng từ có giá được chấp nhận:
+ Ngân hàng xin vay là người thụ hưởng hay nắm giữ hợp pháp.
+ Giấy tờ có giá là Tín phiếu Kho bạc Nhà nước hoặc Tín phiếu Ngân hàng
Nhà nước.
+ Được giao dịch, được thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước với tư cách là
người thứ ba theo quy định.
+ Trường hợp giấy tờ có giá được phát hành theo hình thức ghi sổ phải có xác
nhận và đảm bảo của tổ chức có trách nhiệm thanh toán đối với giấy tờ có giá về việc
sẽ thanh toán cho Ngân hàng Nhà nước khi ngân hàng xin vay có nợ đến hạn nhưng
chưa thanh toán.
2.2.2. Nguyên tắc cho vay cầm cố :
- Cấp tín dụng có bảo đảm.
- Cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho các ngân hàng.
- Hoàn trả gốc và lãi tiền vay đúng hạn.
2.2.3. Điều kiện được vay cầm cố:
NHTW xem xét và quyết định cho vay cầm cố nếu ngân hàng xin vay có đủ các
điều kiện sau:
-Là các ngân hàng được thanh lập hợp pháp
-Các ngân hàng không nằm trong tình trạng kiểm soát đặc biệt.
-Không có dư nợ quá hạn tại ngân hàng trung ương.
2.2.4. Tài sản cầm cố và điều kiên chấp nhận dối với tài sản cầm cố:
•Tài sản cầm cố:
- Tín phiếu NHNN;
11
- Trái phiếu Chính phủ (tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu công
trình TW, trái phiếu đầu tư do Quỹ Hỗ trợ phát triển phát hành, công trái, trái phiếu
ngoại tệ);
- Các GTCG khác được sử dụng làm tài sản cầm cố do NHNN quy định trong
từng thời kỳ.
•Điều kiện chấp nhận đối với tài sản cầm cố (TSCC):
Các tài sản trên nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Ngân hàng xin vay là người thụ hưởng (đối với GTCG ghi danh) hoặc là
người nắm giữ hợp pháp (đối với GTCG vô danh);
- Được cầm cố, thanh toán cho NHNN với tư cách là người thứ 3 theo quy định
của pháp luật và cam kết của người thụ hưởng;
- Trường hợp GTCG ghi sổ phải có xác nhận và bảo đảm của tổ chức có trác
nhiệm thanh toán đối với GTCG đó về việc sẽ thanh toán cho NHNN Việt Nam khi
ngân hàng xin vay (người thụ hưởng) không trả được nợ;
- Trường hợp GTCG dài hạn thì thời hạn còn lại của GTCG đó tối đa đến 2
năm.
2.2.5. Hồ sơ đề nghị cầm cố:
- Đơn xin vay có bảo đảm bằng cầm cố GTCG;
- Bảng cân đối kèm giải trình tình hình nguồn và sử dụng vốn tại thời điểm xin
vay;
- Bảng kê GTCG đề nghị cầm cố để vay vốn;
- Các tài liệu có liên quan chứng minh TSCC đủ điều kiện.
2.2.6. Mức cho vay cầm cố:
NHTW quyết định mức cho vay cầm cố đối với từng ngân hàng trên cơ sở nhu
cầu vay vốn của ngân hàng, hạn mức cho vay cầm cố còn được sử dụng nhưng tối đa
không vượt quá tổng số tiền được thanh toán khi đến hạn của các GTCG là TSCC.
2.2.7. Trả nợ gốc, lãi:
12