Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Tiểu luận môn ngân hàng trung ương nghiệp vụ thị trường mở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.59 KB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA NGÂN HÀNG

Bài nghiên cứu bộ môn
NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

CHƯƠNG 4 – PHẦN 2
NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VIỆT NAM
Giảng viên phụ trách: PGS.TS. Trương Thị Hồng
Nhóm: 5 Lớp: Chủ Nhật - Khóa 24 thực hiện

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 02 năm 2016


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM
Họ và tên

1. Phạm Thị Hiền

2. Nguyễn Trần Tuấn Khoa

3. Nguyễn Lâm

4. Nguyễn Đăng Bửu Trâm

5. Trần Thị Kim Xuyến

6. Đặng Quang Vinh

Chữ



Tỷ lệ
đóng góp

Ghi chú


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................Error: Reference source not found
MỤC LỤC...............................................................................................................................i
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VIỆT NAM................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam................1
Ở Việt Nam, nghiệp vụ thị trường mở (TTM) được biết tới từ lâu nhưng chính thức triển
khai kể từ khi Thống đốc NHNN phê duyệt Đề án triển khai nghiệp vụ TTM theo Quyết
định số 340/1999/QĐ-NHNN14 ngày 30/9/1999...............................................................1
Theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/03/2000 của thống đốc NHNN Việt
Nam, đến tháng 7 năm 2000 thì phiên giao dịch đầu tiên của TTM Việt Nam đã được
thực hiện thành công, đánh dấu bước phát triển mới trong cơ chế điều hành chính sách
tiền tệ (CSTT) ở Việt Nam..................................................................................................1
Mục tiêu ban đầu đặt ra là thông qua hoạt động của nghiệp vụ TTM, NHNN có thể chủ
động điều tiết vốn khả dụng của TCTD và kiểm sốt lãi suất thơng qua việc mua hoặc
bán các GTCG ngắn hạn, nhằm thực hiện các mục tiêu của CSTT trong từng thời kỳ.
Như vậy, nghiệp vụ TTM vừa là nghiệp vụ của thị trường, nhưng lại vừa là công cụ của
NHNN để thực thi CSTT. Cụ thể:.......................................................................................1
1.2. Nội dung nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam..............................................................4
1.2.1. Khái niệm..............................................................................................................4
1.2.2. Hàng hóa trên thị trường mở Việt Nam................................................................4
1.2.3. Các chủ thể tham gia thị trường mở Việt Nam.....................................................5

1.2.4. Các phương thức giao dịch trên thị trường mở Việt Nam....................................6
1.2.5. Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam..........................8
1.3. Vai trò của nghiệp vụ thị trường mởViệt Nam..........................................................10
1.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước.............................................................................10
1.3.2. Đối với các đối tác của Ngân hàng Nhà nước.....................................................10
1.4. Những ưu và nhược điểm của nghiệp vụthị trường mở Việt Nam............................11
1.4.1. Ưu điểm...............................................................................................................11
1.4.2. Nhược điểm.........................................................................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2015...........................................................................................13
2.1. Diễn biến hoạt động nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015......13
2.2. Đánh giá hoạt động nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015.......20
2.2.1. Những kết quả đạt được......................................................................................20
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân.....................................................................................21
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ THỊ
TRƯỜNG MỞ VIỆT NAM..................................................................................................23
3.1. Định hướng hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
...........................................................................................................................................23

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật - K24

Trang i


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
3.2. Đề xuất hoàn thiện nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam.............................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….. ……...26

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CSTT


:Chính sách tiền tệ

CTCK

:Cơng ty chứng khốn

GTCG

: Giấy tờ có giá

NHNN

: Ngân hàng Nhà nước

NHTM

: Ngân hàng thương mại

NHTW

: Ngân hàng trung ương

TCTD

: Tổ chức tín dụng

TTTC

: Thị trường tài chính


TTM

: Thị trường mở

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật - K24

Trang ii


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam

DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam.
Hình 1.2: Sơ đồ giao dịch mua hoặc bán hẳn GTCG.
Hình 1.3: Sơ đồ giao dịch mua hoặc bán có kỳ hạn GTCG – Trường hợp NHNN
bán và mua lại.
Hình 1.4: Sơ đồ giao dịch mua hoặc bán có kỳ hạn GTCG – Trường hợp NHTM
bán và mua lại.
Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở từ năm 2008 –
T6/2011.
Bảng 2.1: Doanh số giao dịch nghiệp vụ thị trường mở từ năm 2008 đến T6 – 2011.
Bảng 2.2: Kết quả giao dịch nghiệp vụ thị trường mở năm 2008.
Biểu đồ 2.2: Lượng vốn bơm qua thị trường mở Q2 năm 2010.
Biểu đồ 2.3: Tình hình hoạt động thị trường mở Quý I và II/2012.
Biểu đồ 2.4: Tình hình hoạt động thị trường mở năm 2012.
Biểu đổ 2.5: Diễn biến giao dịch trên thị trường mở những năm gần đây.

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật - K24


Trang iii


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG
MỞ VIỆT NAM
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam
Ở Việt Nam, nghiệp vụ thị trường mở (TTM) được biết tới từ lâu nhưng chính
thức triển khai kể từ khi Thống đốc NHNN phê duyệt Đề án triển khai nghiệp
vụ TTM theo Quyết định số 340/1999/QĐ-NHNN14 ngày 30/9/1999.
Theo Quyết định số 85/2000/QĐ-NHNN14 ngày 09/03/2000 của thống đốc
NHNN Việt Nam, đến tháng 7 năm 2000 thì phiên giao dịch đầu tiên của TTM
Việt Nam đã được thực hiện thành công, đánh dấu bước phát triển mới trong
cơ chế điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) ở Việt Nam.
Mục tiêu ban đầu đặt ra là thông qua hoạt động của nghiệp vụ TTM, NHNN có
thể chủ động điều tiết vốn khả dụng của TCTD và kiểm soát lãi suất thông qua
việc mua hoặc bán các GTCG ngắn hạn, nhằm thực hiện các mục tiêu của
CSTT trong từng thời kỳ. Như vậy, nghiệp vụ TTM vừa là nghiệp vụ của thị
trường, nhưng lại vừa là công cụ của NHNN để thực thi CSTT. Cụ thể:
+ Khi cần giảm khối tiền cung ứng, trong trường hợp lạm phát đang hoặc có xu
hướng gia tăng – thì NHNN sẽ bán trái phiếu cho các NHTM, các tổ chức tài chính
với giá hấp dẫn. Các NHTM, các tổ chức tài chính mua trái phiếu trên TTM sẽ có
lợi hơn so với cho vay. Lúc này, vốn khả dụng của các NHTM sẽ giảm đi một cách
tương ứng, kéo theo khả năng cho vay cũng sẽ giảm và mục tiêu làm giảm khối tiền
của NHNN sẽ được thực hiện.
+ Ngược lại, khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thối, sản xuất lưu thơng có dấu hiệu
chựng lại, thì NHNN sẽ tác động theo hướng mở rộng khả năng cho vay của các
NHTM, mở rộng khối tiền. Lúc này NHNN sẽ mua trái phiếu vào. Giá mua trong
trường hợp này phải là giá hấp dẫn, khiến các NHTM sẽ bán trái phiếu để hưởng lợi.

Lúc này vốn khả dụng của NHTM sẽ tăng lên, khả năng cho vay được mở rộng và
đó chính là mục tiêu mà NHNN hướng tới khi thực hiện nghiệp vụ TTM.
Tuy nhiên, việc quy định chỉ có các loại GTCG ngắn hạn mới được sử dụng trong
các giao dịch nghiệp vụ TTM phần nào đã hạn chế tới kết quả hoạt động của nghiệp
vụ TTM nên đến năm 2003, Luật NHNN được sửa đổi, bổ sung quy định: “Nghiệp
vụ thị trường mở là nghiệp vụ mua, bán ngắn hạn các giấy tờ có giá do Ngân hàng
Nhà nước thực hiện trên thị trường tiền tệ nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia”.Theothơng tư mới nhất “Quy định về nghiệp vụ thị trường mở”số 42/2015/TTNHNN được ban hành vào ngày 31/12/2015 có quy định: “Nghiệp vụ thị trường mở
là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bángiấy tờ có giá với các thành
viên”.Rõ ràng với quy định này, số lượng hàng hóa giao dịch nghiệp vụ TTM được
bổ sung một cách dồi dào bởi các loại GTCG trung và dài hạn, thay cho việc chỉ có
các loại GTCG ngắn hạn như trước đây.
Từ 30/4/2016, nghiệp vụ TTM sẽ có sự điều chỉnh theo quy định của Thơng tư số
42/2015/TT-NHNN vừa được NHNN ban hành. Thông tư này sẽ thay thế cho các
Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 1


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
văn bản: Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN về việc ban hành
Quy chế nghiệp vụ TTM; Quyết định số 27/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN
về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nghiệp vụ TTM ban hành kèm
theo Quyết định số 01/2007/QĐ-NHNN; Điều 12 của Quyết định số 362/1999/QĐNHNN về việc ban hành Quy chế phát hành tín phiếu NHNN; Điều 2 Thơng tư số
26/2011/TT-NHNN của Thống đốc NHNN về việc thực thi phương án đơn giản hóa
thủ tục hành chính lĩnh vực hoạt động tiền tệ theo các Nghị quyết của Chính phủ về
đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của NHNNVN.
Bảng 1.1: Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về nghiệp vụ thị trường
mở Việt Nam
Số văn bản


Nội dung

01/2007/QĐ- NHNN

Quy chế nghiệp vụ TTM.

27/2008/QĐ-NHNN

Sửa đổi bổ sung một số điều của quy
chế nghiệp vụ TTM.
Quy trình nghiệp vụ TTM.
Danh mục GTCG được sử dụng trong
các giao dịch của NHNN.
Quy chế nghiệp vụ TTM.
Quy định về nghiệp vụ TTM.

10876/QT-NHNN
11/QĐ-NHNN
26/VBHN-NHNN
42/2015/TT-NHNN

Ngày ban
hành
05/01/2007
30/9/2008
12/12/2008
06/01/2010
11/06/2014
31/12/2015


Nguồn: Thư viện pháp luật

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ TTM VIỆT NAM

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức hoạt động nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam
Nguồn:Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 2


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
Chịu trách nhiệm điều hành hoạt động nghiệp vụ TTM là Ban điều hành nghiệp
vụ TTM (gọi tắt là Ban điều hành) với thành viên là các vụ chức năng của NHNN
(Vụ CSTT, Vụ Tín dụng, Vụ Quản lý ngoại hối), Trưởng ban là một Phó Thống đốc
NHNN.
Ban điều hành có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
+ Điều hành nghiệp vụ TTM.
+ Quyết định hướng điều hành nghiệp vụ TTM trong từng thời kỳ.
+ Xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành nghiệp vụ TTM.
Ghi chú:
(1) Vụ CSTT thực hiện chức năng quản lý vốn khả dụng của các TCTD đề xuất và
trình phương án điều hành nghiệp vụ TTM để Ban Điều hành quyết định khối
lượng, lãi suất, phương thức giao dịch đối với các phiên nghiệp vụ TTM.
(2) Ban Điều hành nghiệp vụ TTM phân tích các thơng tin về tình hình dự báo vốn
khả dụng của TCTD, tình hình GTCG mua, bán trong từng thời kỳ, chỉ số lạm phát,
lãi suất cho vay của nền kinh tế...Từ đó, quyết định phương thức, khối lượng, lãi
suất…trong các phiên giao dịch nghiệp vụ TTM.

(3) Căn cứ thông báo của Ban Điều hành, Bộ phận nghiệp vụ TTM tại Sở Giao dịch
(Phòng Nghiệp vụ Thị trường tiền tệ) tổ chức các phiên giao dịch (thông báo thầu,
nhận đơn thầu của các TCTD, thực hiện xét và phân bổ thầu, thông báo kết quả…)
theo quy định. Đồng thời, chuyển kết quả xuống bộ phận thanh toán.
(4) và (5) Căn cứ thông báo kết quả của từng phiên giao dịch, Phịng Kế tốn (Bộ
phận hạch tốn và bộ phận lưu ký) thực hiện hạch toán tăng (giảm) tiền trên tài
khoản tiền gửi của thành viên trúng thầu; đồng thời, hạch toán giảm (tăng) tài khoản
lưu ký GTCG của thành viên và đẩy dữ liệu vào hệ thống kết nối dữ liệu với bộ
phận nghiệp vụ TTM.
Nguồn vốn và sử dụng vốn trong hoạt động nghiệp vụ TTM do Thống đốc
NHNN quyết định trên cơ sở căn cứ vào lượng tiền cung ứng hàng năm được Chính
phủ phê duyệt, quỹ thực hiện CSTT, cơ chế nghiệp vụ NHNN và chế độ tài chính
của NHNN. Căn cứ vào yêu cầu của điều hành CSTT trong từng thời kỳ và tình hình
thừa hoặc thiếu vốn khả dụng của các TCTD, Thống đốc NHNN quyết định việc
mua hoặc bán các GTCG giữa NHNN với các TCTD tại Sở Giao dịch NHNN theo
phương thức đấu thầu. Giá mua hoặc giá bán được xác định trên cơ sở cung - cầu
trên thị trường và lãi suất chỉ đạo của NHNN, phù hợp với yêu cầu điều hành chính
sách lãi suất hiện hành.
Thành viên của TTM, ngồi NHNN với tư cách vừa là thành viên, vừa là người
điều hành thị trường, cịn có các thành viên là các TCTD được thành lập và hoạt
động theo Luật các TCTD, các NHTM liên doanh, NHTM nước ngồi, Quỹ Tín
dụng nhân dân Trung ương và gần đây có thêm một định chế tài chính mới tham gia
là cơng ty tài chính của một số tập đồn kinh tế lớn.

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 3


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam

1.2. Nội dung nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam
1.2.1. Khái niệm
Theo thơng tư 42/2015/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2015 có quy định như
sau: “Nghiệp vụ thị trường mở là việc Ngân hàng Nhà nước thực hiện mua, bán
giấy tờ có giá với các thành viên”.
1.2.2. Hàng hóa trên thị trường mở Việt Nam
Theo Điều 1 - Quyết định số: 11/QĐ-NHNN: “Ngân hàng Nhà nước quy định các
loại GTCG được sử dụng trong các giao dịch nghiệp vụ TTM, cho vay có bảo đảm
bằng cầm cố GTCG, chiết khấu, tái chiết khấu GTCG, thấu chi và cho vay qua đêm
áp dụng trong thanh toán điện tử liên ngân hàng (sau đây gọi chung là các giao dịch
với Ngân hàng Nhà nước) tại Ngân hàng Nhà nước” như sau:
 Các GTCG được sử dụng trong các giao dịch với NHNN
- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước.
- Trái phiếu Chính phủ, bao gồm:
+ Tín phiếu Kho bạc.
+ Trái phiếu Kho bạc.
+ Trái phiếu cơng trình Trung ương.
+ Công trái xây dựng Tổ quốc.
+ Trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ
phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành.
- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, bao gồm:
+ Trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành được Chính phủ bảo lãnh
thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.
+ Trái phiếu do Ngân hàng Chính sách xã hội phát hành được Chính phủ bảo lãnh
thanh tốn 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn.
- Trái phiếu Chính quyền địa phương do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Ủy
ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh phát hành.
 Điều kiện quy định đối với các GTCG trên khi giao dịch với NHNN
- Lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước.
- Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tổ chức tín dụng.

- Tổ chức phát hành khơng được sử dụng các loại GTCG do tổ chức đó phát hành để
tham gia giao dịch với Ngân hàng Nhà nước.

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 4


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
1.2.3. Các chủ thể tham gia thị trường mở Việt Nam
1.2.3.1. Ngân hàng Nhà nước
NHNN tham gia TTM với tư cách là người tổ chức quản lý và điều hành hoạt
động của thị trường. Với vai trị đó, NHNN soạn thảo, ban hành quy chế hoạt động
của TTM, xét duyệt hồ sơ và kết nạp các thành viên của thị trường, tổ chức các hoạt
động giao dịch, mua bán GTCG trên thị trường, đảm bảo an tồn, chính xác, đảm
bảo quyền lợi cho các thành viên. Ngồi vai trị nói trên, NHNN còn tham gia thị
trường với tư cách thành viên, tức là tham gia các hoạt động giao dịch mua bán với
các thành viên còn lại của thị trường. Tuy nhiên, hoạt động giao dịch mua bán của
NHNN khơng phải vì mục tiêu lợi nhuận mà vì các mục tiêu của CSTT. Chính vì
vậy, NHNN hồn tồn có thể chủ động trong khi thực hiện các nghiệp vụ giao dịch.
Cần mua GTCG để gia tăng khối tiền cung ứng hoặc cần bán GTCG để làm giảm
lượng tiền cung ứng, NHNN đều có thể thực hiện theo ý định. Do đó, nghiệp vụ
TTM được coi là công cụ rất quan trọng trong điều hành CSTT của NHNN.
1.2.3.2. Đối tác của Ngân hàng Nhà nước
 NHTM thương mại
Các NHTM tham gia TTM nhằm điều hồ mức dự trữ ngân quỹ để duy trì khả
năng thanh toán, cho vay khoản vốn dư thừa để kiếm lãi.
Hoạt động của NHTM là hoạt động kinh doanh, vì mục tiêu lợi nhuận, họ tham
gia mua bán GTCG trên TTM cũng khơng ngồi mục tiêu đó. Chính điều này giúp
NHNN điều tiết được hành vi kinh doanh của NHTM.

Trong nền kinh tế thị trường, sự tồn tại và hoạt động của hệ thống NHTM, với số
lượng lớn, các mạng lưới rộng khắp trong cả nước, khiến hoạt động của hệ thống
NHTM tác động rất lớn đến sự vận động của các luồng vốn ngắn hạn, trung hạn và
dài hạn của nền kinh tế. Chính vì vậy, sự tham gia của các NHTM vào TTM không
những làm cho thị trường này trở nên sống động hơn, tích cực hơn, mà còn trở thành
đối tác quan trọng nhất của NHNN trong các nghiệp vụ của mình trên TTM, qua đó
tác động một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất theo các mục tiêu và ý định cần đạt
được trong điều hành CSTT.
 Các định chế tài chính phi ngân hàng
Ngồi NHTM là đối tác chủ yếu và thường xuyên của NHNN trên TTM, cịn có
các định chế tài chính phi ngân hàng, bao gồm: các cơng ty tài chính, các cơng ty
cho th tài chính, các cơng ty bảo hiểm, các cơng ty chứng khốn, các quỹ đầu
tư…Những đối tượng này tham gia hoạt động giao dịch trên TTM với tư cách là
những nhà đầu tư và kinh doanh GTCG.
Chính nhờ tham gia TTM mà các cơng ty này có thể làm phong phú thêm các
danh mục đầu tư tài chính cũng như làm thay đổi danh mục đầu tư theo hướng có lợi
nhất, tức là tìm kiếm lợi nhuận tối đa và rủi ro tối thiểu.

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 5


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
 Các đối tượng khác
Ngồi các đối tượng nói trên, TTM như tên gọi của nó, cịn mở rộng cánh cửa để
thu nhận các thành viên khác nếu thỏa mãn các điều kiện theo quy định. Những đối
tượng này rất phong phú bao gồm các tổng cơng ty, các tập đồn kinh tế, các công ty
sản xuất thương mại dịch vụ…
1.2.4. Các phương thức giao dịch trên thị trường mở Việt Nam

NHNN sẽ tác động vào khối tiền cung ứng theo 2 hướng (2 cách) sau:
+ Nếu mục tiêu được xác định cụ thể, có thể định lượng được. Lúc này, NHNN sẽ
can thiệp ngay bằng việc BÁN hẳn hoặc MUA hẳn GTCG để tác động đến khối tiền
với thời hạn dài hơn, ổn định hơn.
+ Nếu mục tiêu xác định có tính chất tạm thời, chỉ làm thay đổi “cơ cấu dự trữ” tiền
tệ, tạo điều kiện cho các NHTM, các định chế tài chính linh hoạt hơn trong điều
chỉnh cơ cấu dự trữ để phục vụ tốt nhất cho yêu cầu kinh doanh thì NHNN sẽ MUA
hoặc BÁN GTCG nhưng không phải là mua bán hẳn mà chỉ mua, bán theo một kỳ
hạn nhất định.
Do đó, tùy thuộc vào tình hình thực tế mà NHNN thực hiện một trong hai nghiệp
vụ như sau:
 Giao dịch mua hoặc bán hẳn (giao dịch khơng hồn lại)
Nghiệp vụ giao dịch này được sử dụng khi yêu cầu điều chỉnh và tác động đến
lượng tiền cung ứng là rõ ràng và dứt khoát. Chẳng hạn như nền kinh tế đang có lạm
phát cao, cần tác động và giảm cung ứng tiền. Lúc này NHNN sẽ bán GTCG qua
TTM. Trường hợp này thì NHNN sẽ bán hẳn một khối lượng GTCG theo yêu cầu
mà không cam kết sẽ mua lại các giấy tờ đó.
Trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu suy thối, sản xuất lưu thơng có dấu hiệu
chững lại, địi hỏi phải tác động và làm gia tăng cung ứng tiền. Lúc này NHNN sẽ
mua GTCG qua TTM để làm tăng khối tiền cho nền kinh tế mà không cam kết sẽ
bán lại các giấy tờ này cho các đối tác của NHNN.
Như vậy, giao dịch khơng hồn lại là việc NHNN mua hoặc bán GTCG với các
đối tác, mà khơng có bất kỳ một cam kết nào về việc bán hoặc mua lại các giấy tờ
đó.
Trong giao dịch khơng hồn lại, giá cả mua, bán GTCG giữa NHNN với các đối
tác được xác định tùy theo thời hạn của từng loại GTCG (ngắn hạn, trung dài hạn),
tùy theo phương thức trả lãi (trả lãi trước, trả lãi sau…).
Giao dịch mua, bán hẳn có thể làm mất đi tính linh hoạt và uyển chuyển trong
thực thi CSTT vì sự di chuyển một chiều của giao dịch đó. Tuy nhiên, nó khơng
hồn tồn cứng nhắc vì NHNN có thể ngay sau đó sẽ tiến hành giao dịch ngược

chiều để lấp vào chỗ trống sự tác động thái quá của giao dịch lần trước. Ngoài ra,
giao dịch mua bán hẳn, nếu tính tốn kỹ, sẽ có tác dụng lớn hơn giao dịch có hồn
lại.

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 6


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam

Hình 1.2: Sơ đồ giao dịch mua hoặc bán hẳn GTCG
Nguồn: Sách giáo trình nghiệp vụ ngân hàng trung ương – Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM

 Giao dịch mua hoặc bán có kỳ hạn (giao dịch có hồn lại - REPO)
Giao dịch có kỳ hạn là nghiệp vụ giao dịch mua hoặc bán GTCG của NHNN với
các đối tác, có kèm theo điều kiện là bên bán phải cam kết mua lại các GTCG đã
bán bằng một hợp đồng cụ thể.
Trong nghiệp vụ giao dịch có kỳ hạn, các đối tác vừa đóng vai trị là người bán,
vừa là người mua. Như vậy, giao dịch này mang tính chất của một giao dịch hốn
đổi (Swap). Do đó, khi kết thúc hợp đồng, trạng thái dự trữ của các đối tác sẽ trở lại
như ban đầu. Đây là ưu điểm của giao dịch có kỳ hạn trên TTM vì nó rất linh hoạt
và giúp các NHTM, các tổ chức tài chính năng động hơn trong cơng tác quản trị tài
sản Có nói chung và quản trị thanh khoản nói riêng.
Trong giao dịch có kỳ hạn, giá cả mua, bán GTCGgiữa NHNN đối với các đối tác
của thị trường được xác định dựa vào nhiều yếu tố như: thời hạn ban đầu, thời hạn
còn lại của GTCG, phương thức trả lãi, lãi suất trúng thầu hoặc lãi suất cơng bố…

Hình1.3: Sơ
đồ giao

dịch mua
hoặc bán có kỳ hạn GTCG – Trường hợp NHNN bán và mua lại
Nguồn: Sách giáo trình nghiệp vụ ngân hàng trung ương – Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 7


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam

Hình 1.4: Sơ đồ giao dịch mua hoặc bán có kỳ hạn GTCG – Trường hợp
NHTM bán và mua lại
Nguồn: Sách giáo trình nghiệp vụ ngân hàng trung ương – Trường ĐH Kinh Tế TP.HCM

1.2.5. Phương thức hoạt động của nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam
- Phương thức giao dịch song phương
Là giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa NHNN với một hoặc một số đối tác được
NHNN lựa chọn mà không thông qua đấu thầu. Các giao dịch này thường không
thông báo trước ra công chúng về loại hàng hóa, về số lượng cũng như thời gian
mua bán. Giao dịch song phương được thực hiện chủ yếu theo hai phương pháp:
+ NHNN giao dịch trực tiếp với các đối tác được lựa chọn.
+NHNN đóng vai trị như những thành viên tham gia trên thị trường chứng khoán để
thực hiện các giao dịch trực tiếp trên thị trường này.
- Phương thức đầu thầu (Theo Điều 12 -Nghị định 26/VBHN-NHNN của NHNN
Việt Nam ngày 11/06/2014 về việc ban hành quy chế nghiệp vụ TTM).
Có hai phương thức mà NHNN áp dụng để đấu thầu là đấu thầu khối lượng và đấu
thầu lãi suất.
 Đấu thầu khối lượng
- NHNN thông báo cho các tổ chức tín dụng mức lãi suất đấu thầu.

- NHNN quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng GTCGNHNN cần
mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu.
- Tổ chức tín dụng đăng ký dự thầu khối lượng các loại GTCG cần mua hoặc bán
theo mức lãi suất NHNN thông báo.
- Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng bằng hoặc thấp hơn
khối lượng NHNN cần mua hoặc bán thì khối lượng trúng thầu bằng khối lượng của
các tổ chức tín dụng đặt thầu và khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng là
khối lượng dự thầu của tổ chức tín dụng đó.
- Trường hợp tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng vượt quá khối lượng
NHNN cần mua hoặc bán thì khối lượng GTCG trúng thầu bằng khối lượng NHNN
cần mua hoặc bán và khối lượng trúng thầu của từng tổ chức tín dụng được phân bổ
Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 8


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
theo tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức tín dụng và được tính đến
đơn vị đồng.
- Trường hợp tại đơn dự thầu của tổ chức tín dụng trúng thầu đăng ký nhiều loại
GTCG cần mua hoặc bán.
+ Nếu không bao gồm các loại GTCG mà NHNN quy định tỷ lệ giao dịch tại mỗi
phiên giao dịch nghiệp vụ TTM, NHNN xét thầu xác định thứ tự ưu tiên từng loại
GTCG như sau:
1) Thời hạn còn lại của các GTCG ngắn hơn.
2) GTCG đăng ký bán hoặc mua có khối lượng lớn hơn.
+ Nếu bao gồm các loại GTCG có quy định tỷ lệ giao dịch và các loại GTCG không
quy định tỷ lệ giao dịch, NHNN xét thầu theo nguyên tắc tỷ lệ các loại GTCG trúng
thầu tương ứng với tỷ lệ giao dịch của các loại GTCG đăng ký tại đơn dự thầu theo
quy định của NHNN.

 Đấu thầu lãi suất
- NHNN quyết định thông báo hoặc không thông báo khối lượng GTCGNHNN cần
mua hoặc bán trước mỗi phiên đấu thầu.
- Tổ chức tín dụng đăng ký dự thầu theo các mức lãi suất (tối đa là 5 mức lãi suất dự
thầu trong một đơn dự thầu) và khối lượng GTCG cần mua, cần bán tương ứng với
các mức lãi suất đó. Lãi suất dự thầu được tính theo tỷ lệ %/năm và được làm trịn
đến 2 con số sau dấu phẩy.
- Các đơn dự thầu của các tổ chức tín dụng được xếp theo thứ tự lãi suất dự thầu
giảm dần trong trường hợp NHNN mua GTCG hoặc lãi suất dự thầu tăng dần trong
trường hợp NHNN bán GTCG.
- Lãi suất trúng thầu là lãi suất dự thầu thấp nhất (trường hợp NHNN mua GTCG)
hoặc lãi suất dự thầu cao nhất (trường hợp NHNN bán GTCG) trong phạm vi lãi
suất chỉ đạo của Ban Điều hành nghiệp vụ TTM mà tại mức lãi suất đó đạt được
khối lượng GTCGNHNN cần mua hoặc bán.
- Khối lượng trúng thầu của các tổ chức tín dụng là khối lượng của các mức dự thầu
có lãi suất bằng và cao hơn mức lãi suất trúng thầu (trường hợp NHNN mua GTCG)
hoặc có lãi suất dự thầu bằng và thấp hơn lãi suất trúng thầu (trường hợp NHNN bán
GTCG).
- NHNN quyết định và thông báo việc áp dụng phương thức xét thầu theo mức lãi
suất thống nhất hoặc lãi suất riêng lẻ trong từng thời kỳ.
+ Lãi suất thống nhất: Tồn bộ khối lượng trúng thầu được tính thống nhất theo một
mức lãi suất trúng thầu.
+ Lãi suất riêng lẻ: Từng mức khối lượng trúng thầu được tính tương ứng với từng
mức lãi suất dự thầu được xét là lãi suất trúng thầu.
- Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu, tổng khối lượng dự thầu của các tổ chức
tín dụng vượt quá khối lượng GTCGNHNN cần mua hoặc bán, thì khối lượng
GTCG trúng thầu của các tổ chức tín dụng tại mức lãi suất trúng thầu được phân bổ
Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 9



Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
tỷ lệ thuận với khối lượng dự thầu của các tổ chức dụng tại mức lãi suất trúng thầu
và được tính đến đơn vị đồng.
- Trường hợp tại mức lãi suất trúng thầu của một tổ chức tín dụng có nhiều loại
GTCG cần mua hoặc bán, Ngân hàng Nhà nước xét thầu xác định theo thứ tự từng
loại GTCG.
1.3. Vai trò của nghiệp vụ thị trường mởViệt Nam
1.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước
Nghiệp vụ TTM là công cụ CSTT gián tiếp quan trọng của NHNNgiúp thay đổi
cung - cầu tiền tệ dẫn đến thay đổi lãi suất trên thị trường tiền tệ. Thơng qua việc
mua bán GTCGtrên TTM, NHNN có thể mở rộng hoặc thu hẹp khối lượng tiền dự
trữ trong hệ thống NHTM và tác động một cách tốt nhất đến cơ số tiền tệ, lượng tiền
cung ứng. Như vậy, TTM đã tạo điều kiện cho NHNN hạn chế sử dụng các cơng cụ
mang tính trực tiếp trong điều hành CSTT.
Thông qua mua bán GTCG trên TTM, NHNN cung cấp tín hiệu về định hướng
điều hành CSTT trong tương lai là nới lỏng hay thắt chặt. Đặc biệt, khi thực hiện
nghiệp vụ TTM thường xuyên và hiệu quả, lãi suất TTM có ý nghĩa quan trọng
trong định hướng, chỉ đạo lãi suất thị trường, qua đó NHNN có thể hạn chế biến
động của lãi suất.
Nghiệp vụ TTM do NHNN chủ động khởi xướng, khác với các nghiệp vụ cho
vay hỗ trợ vốn khác của NHNN thường do các NHTM có nhu cầu vay vốn chủ động
khởi xướng. Như vậy, NHNN có thể chủ động thực hiện nghiệp vụ TTM theo định
kỳ hoặc vào thời điểm cần thiết. Nghiệp vụ TTM có thể được thực hiện linh hoạt xét
trên góc độ về khối lượng cũng như thời gian giao dịch. NHNN có thể thực hiện
nghiệp vụ TTM ở quy mơ lớn/nhỏ (khối lượng mua bán GTCG lớn/nhỏ) với thời
hạn dài/ngắn tuỳ theo quyết định mua/bán GTCG.
Nghiệp vụ TTM khắc phục được những hạn chế của các cơng cụ kiểm sốt tiền tệ
trực tiếp và các công cụ gián tiếp khác. Khác với công cụ tái cấp vốn, nghiệp vụ

TTM cho phép NHNN bơm thêm hoặc rút tiền ra từ lưu thông. Mặt khác, NHNN
chủ động hơn trong việc điều tiết lưu thơng dựa trên tính tốn và dự báo vốn khả
dụng cũng như lượng tiền cung ứng.
1.3.2. Đối với các đối tác của Ngân hàng Nhà nước
Nghiệp vụ TTM giúp hoạt động quản lý và sử dụng vốn khả dụng của NHTM
chủ động và linh hoạt hơn. Các NHTM có thể sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi
để đầu tư vào các GTCG để thu được lợi tức và đáp ứng nhu cầu dự trữ thứ cấp. Khi
cần thiết, các NHTM có thể bán lại các GTCG này trên TTM để giải quyết khó khăn
về nguồn vốn. Bên cạnh đó, những điều kiện về chủng loại và chất lượng các GTCG
được giao dịch sẽ gián tiếp làm thay đổi danh mục đầu tư GTCG, cải thiện cơ cấu sử
dụng vốn, làm giảm dự trữ không sinh lợi và cải thiện bảng tổng kết tài sản của
NHTM.
Nghiệp vụ TTM góp phần đa dạng hoá nghiệp vụ kinh doanh của các TCTD. Các
Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 10


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
TCTD không chỉ thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như cho vay, bảo
lãnh, dịch vụ … mà còn thực hiện nghiệp vụ kinh doanh mới là mua bán các GTCG.
Các NHTM tự nguyện tham gia TTM theo nguyên tắc thị trường, khơng mang
tính chất bắt buộc như dự trữ bắt buộc. Lãi suất trên TTM cũng mang tính chất thị
trường chứ không bị áp đặt như trong công cụ chiết khấu GTCG của NHNN.
1.3.3. Đối với nền kinh tế
Góp phần làm tăng tính thanh khoản cho các GTCG, góp phần thúc đẩy TTTC
phát triển, tạo điều kiện cho các trung gian tài chính thu hút vốn, đồng thời thay đổi
thói quen tiết kiệm, tiêu dùng của các hộ gia đình trong nền kinh tế.
Sự phát triển của TTM tác động mạnh đến sự hoàn thiện và phát triển của thị
trường liên ngân hàng.

Với quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam phải thực hiện cam
kết yêu cầu của các tổ chức tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế hay các quốc gia
phát triển, trong đó có yêu cầu về cải cách hệ thống NHTM, nâng cao tính minh
bạch trong các hoạt động của NHNN. Vì vậy, việc sử dụng TTM là một điều kiện
cần thiết để hội nhập nền kinh tế vào khu vực và thế giới.
1.4. Những ưu và nhược điểm của nghiệp vụthị trường mở Việt Nam
1.4.1. Ưu điểm
Nghiệp vụ TTM có thể thực hiện linh hoạt về khối lượng cũng như thời hạn giao
dịch, NHNN có thể điều chỉnh vốn khả dụng của các NHNN ở quy mô lớn hay nhỏ
với thời hạn ngắn hay dài tùy theo quyết định mua – bán nhiều hay ít GTCG và thời
hạn mua hoặc bán. Tính linh hoạt của nghiệp vụ TTM cịn thể hiện khi có một sai
lầm xảy ra trong lúc tiến hành nghiệp vụ TTM thì NHNN có thể ngay lập tức sửa
chữa được sai lầm đó bằng cách đảo ngược lại việc sử dụng cơng cụ đó.
Nghiệp vụ TTM là công cụ CSTT chủ động: Thông qua nghiệp vụ TTM, NHNN
có thể tạo ra những biến động có tính chất cung cấp những tín hiệu cho thị trường
theo mục tiêu CSTT và tác động vào xu hướng trên thị trường. NHNN có thể thực
hiện nghiệp vụ TTM theo định kỳ hay vào các thời điểm cần thiết.
Nghiệp vụ TTM có thể được thực hiện nhanh chóng, chính xác, khơng gây chậm
trễ về mặt hành chính. Có tính an tồn cao vì cơ sở đảm bảo của các giao dịch trên
thị trường là những GTCG, có tính thanh khoản cao nên việc giao dịch trên TTM
hầu như không gặp rủi ro.
NHNN có thể thực hiện nghiệp vụ TTM trên cả thị trường sơ cấp và thị trường
thứ cấp. Trên thị trường sơ cấp, nghiệp vụ TTM là các giao dịch phát hành GTCG
và thanh toán các GTCG khi đến hạn của NHNN. Trên thị trường thứ cấp, nghiệp vụ
TTM thực hiện các giao dịch mua bán hẳn, mua bán có kỳ hạn các GTCG đã phát
hành.

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 11



Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
1.4.2. Nhược điểm
Các tác động của nghiệp vụ TTM đến tiền cơ sở có thể bị triệt tiêu bởi các tác
động ngược chiều làm cho dự trữ cả hệ thống NHTM không tăng hoặc giảm tương
ứng sau các hoạt động mua hay bán GTCG của NHNN. Chẳng hạn như khi có sự
mất cân đối trong cán cân thanh tốn hay do dịng chảy ngược chiều của vốn hoặc
do số dư tiền gửi ngân sách ở NHNN tăng lên, khi này các hoạt động mua GTCG
của NHNN nhằm tăng lượng tiền cung ứng sẽ bị triệt tiêu một phần hay toàn bộ.
Khả năng phát huy hiệu quả của nghiệp vụ TTM không chỉ phụ thuộc vào
NHNN, mà cịn phụ thuộc vào mơi trường kinh tế vĩ mô, hành vi của công chúng và
các quyết định của NHNN. Do đó, để cơng cụ này phát huy hiệu quả thì quốc gia đó
phải có thị trường tài chính phát triển, hàng hóa của thị trường phải phong phú và đa
dạng với nhiều kỳ hạn khác nhau.

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 12


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ THỊ
TRƯỜNG MỞ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 - 2015
2.1. Diễn biến hoạt động nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam giai đoạn 2008 2015
Trong những năm qua, NHNN điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ CSTT
để đảm bảo kiềm chế lạm phát, đặc biệt trong đó là nghiệp vụ TTM được sử dụng
khá hiệu quả để đảm bảo mục tiêu thực hiện chính sách. TTM chính thức vận hành
vào 12/7/2000, ghi nhận việc chuyển điều hành CSTT từ công cụ trực tiếp sang các

công cụ gián tiếp của NHNN Việt Nam. Đứng trước yêu cầu đổi mới mạnh mẽ của
hoạt động ngân hàng và sự phát triển nhanh chóng của cơng nghệ thông tin, từ năm
2003, Sở Giao dịch đã được Thống đốc NHNN giao Chủ đầu tư Dự án “Trang thiết
bị máy móc, nối mạng và thiết kế phần mềm nghiệp vụ thị trường tiền tệ và lưu ký
GTCG tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước - Giai đoạn I” do Quỹ Hỗ trợ Pháp và
Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ (gọi tắt là Dự án AFD). Đến tháng 11/2007,
chương trình chính thức được đưa vào sử dụng, cho phép các giao dịch thị trường
tiền tệ nói chung và các giao dịch nghiệp vụ TTM nói riêng được kết nối trực tiếp
giữa NHNN và các thành viên một cách nhanh chóng và hiệu quả, tạo điều kiện cho
NHNN thực hiện nghiệp vụ TTM một cách kịp thời.
Dưới đây là bảng tổng hợp tình hình hoạt động của TTM thể hiện qua việc cung
ứng và hấp thu của TTM cũng như doanh số giao dịch qua TTM từ năm 2008 –
T6/2011.
Biểu đồ 2.1: Tình hình hoạt động của nghiệp vụ TTM từ năm 2008 – T6/2011
Đơn vị : tỷ đồng

Nguồn: Thống kê dữ liệu thị trường mở - NHNN Việt Nam và tổng hợp của nhóm tác giả

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 13


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
Bảng 2.1: Doanh số giao dịch nghiệp vụ TTM từ năm 2008 đến T6 – 2011
Đơn vị: tỷ đồng
Tổng
% so
Doanh số
Doanh số

Số
Năm
Doanh số mua
doanh số với năm
bình quân
bán
phiên
giao dịch
trước
/phiên
2008
947.205,900
88.859 1.036.066 260,1% 402
2.577
2009
966.880,460
100,162
966.980
329
2.939
2010
2.101.420,401 7.294,919 2.108.715 211,5%
491
3.240
Nửa đầu 2011
2.300.062
0 2.300.062
241
9.544
Nguồn: Thống kê dữ liệu thị trường mở - NHNN Việt Nam và tổng hợp của nhóm tác giả


Để làm rõ hoạt động của TTM qua các năm trong giai đoạn 2008 – 2015, chúng
ta đi xem xét điều kiện kinh tế cũng như hoạt động của nghiệp vụ TTM theo từng
năm cụ thể như sau:
2.1.1. Năm 2008
Năm 2008, nghiệp vụ TTM được điều hành linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với các
công cụ CSTT khác để điều tiết vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng ở mức hợp
lý, góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Các giao dịch trên TTM được thực hiện hàng
ngày, chủ yếu được thực hiện theo phương thức đầu thầu khối lượng, công bố lãi
suất nhằm ổn định thị trường.
Trong năm 2008,nghiệp vụ TTM tăng cả về số phiên giao dịch và doanh số giao
dịch so với năm 2007. Nghiệp vụ mua GTCG chiếm đến 64,67% tổng phiên giao
dịch với doanh số trúng thầu 91,42%, chủ yếu là giao dịch mua có kỳ hạn và giao
dịch bán hẳn chỉ còn 76.837 tỷ đồng giảm 4,6 lần so với năm 2007.
Bảng 2.2: Kết quả giao dịch nghiệp vụ thị trường mở năm 2008
Đơn vị: tỷ đồng
Loại giao dịch
Mua có kỳ hạn
Bán hẳn
Bán có kỳ hạn
Tổng số

Số
phiên
260
133
9
402

Tổng số

dự kiến

Khối
lượng
đăng kí

979.800
368.000
12.022
1.359.822

3.883.089
135.553
12.022
1.030.672

Khối lượng
trúng thầu
947.205
76.837
12.022
1.036.066

Lãi suất
trúng thầu
bình qn
12,92
4,6
14,91


Nguồn: Thống kê dữ liệu thị trường mở - NHNN Việt Nam và tổng hợp của nhóm tác giả

Đặc biệt, lãi suất đặt thầu trong một số phiên mua kỳ hạn trong quý I ở mức rất
cao có lúc lên đến 40%/năm, vì vậy NHNN đã áp dụng phương pháp đấu thầu khối
lượng và lãi suất thống nhất cho tất cả các kỳ hạn giao dịch (từ 9-15%/năm) để ổn
định lãi suất thị trường. Diễn biến này phản ánh những biến động bất thường của thị
trường tiền tệ và khó khăn về thanh khoản của các tổ chức tín dụng trong năm 2008.
Mặc dù có những hạn chế nhưng nghiệp vụ TTM Việt Nam năm 2008 đã đạt được
một số thành tựu như đã phát huy vai trị tích cực trong việc thực thi CSTT, góp
phần kiềm chế lạm phát, đảm bảo khả năng thanh khoản cho các tổ chức tín dụng,
Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 14


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
giữ vững an toàn và bền vững cho hệ thống NHTM trong bối cảnh nền kinh tế trong
giai đoạn suy thoái.
2.1.2. Năm 2009
Trong năm 2009, khủng hoảng kinh tế thế giới đã có những tác động ảnh hưởng
tiêu cực đến Việt Nam. Để kinh tế vĩ mô được ổn định, NHNN điều hành linh hoạt
TTM, bám sát diễn biến cung - cầu vốn của các TCTD. Các giao dịch trênTTM
được thực hiện hàng ngày, chủ yếu là các giao dịch mua GTCG với kỳ hạn ngắn (714 ngày), phương thức đấu thầu khối lượng, công bố lãi suất và khối lượng nhằm ổn
định thị trường; lãi suất được điều chỉnh theo mục tiêu điều hành và phát tín hiệu
điều hành của NHNN, khối lượng chào mua phù hợp với mục tiêu điều tiết linh hoạt
vốn khả dụng, hỗ trợ thanh khoản, đảm bảo khả năng thanh toán.
Nửa đầu năm 2009, NHNN thực hiện các phiên chào mua kỳ hạn 14 ngày, lãi
suất giảm dần từ 9%/năm xuống 7%/năm để cung ứng vốn ngắn hạn cho nền kinh
tế, tạo điều kiện cho các TCTD đáp ứng nhu cầu vốn cho các chương trình kích
thích tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế

đang ở giai đoạn đầu cịn chưa hiệu quả, các phiên chào mua TTM không cao với
doanh số trúng thầu chỉ đạt 74% so với lượng tiền chào mua của NHNN. Khối
lượng trúng thầu bình quân mỗi phiên đạt khoảng 1.000 tỷ đồng/phiên.
Nửa cuối năm 2009, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của các TCTD có xu hướng tăng
cao theo các chương trình kích cầu của Chính phủ, NHNN đã tăng khối lượng chào
mua qua TTM, khối lượng trúng thầu bình quân các phiên chào mua tăng mạnh, đạt
95% khối lượng chào mua của NHNN và đạt khoảng 6.000 tỷ đồng/phiên, gấp 6 lần
so với mức 6 tháng đầu năm. Đặc biệt trong nửa đầu tháng 12, NHNN đã chào mua
qua kênh TTM với khối lượng bình quân xấp xỉ 15.000 tỷ đồng/ phiên để hỗ trợ
thanh khoản cho các TCTD do nhu cầu thanh toán tăng cao trong dịp Tết dương
lịch. Kỳ hạn chào mua được thực hiện linh hoạt 7 ngày và 14 ngày với lãi suất chào
mua tương ứng là 7%/năm và 7-8%/năm. Đồng thời để chủ động kiểm soát lạm phát
và điều tiết linh hoạt vốn khả dụng của các TCTD trong hệ thống, NHNN đã thực
hiện chào bán tín phiếu NHNN với định kỳ 3 phiên/tuần, kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng;
phương thức đấu thầu lãi suất, xét thầu thống nhất, nhưng trong số 68 phiên đấu
thầu bán tín phiếu NHNN chỉ có 2 phiên bán trúng thầu với doanh số đạt 102 tỷ
đồng.
Tóm lại năm 2009, nghiệp vụ TTM được sử dụng linh hoạt trong CSTT theo
hướng mở rộng. Lãi suất liên ngân hàng có xu hướng biến động xung quanh lãi suất
chào mua trên TTM cho thấy hoạt động TTM đã có tác động trong việc điều chính
lãi suất. Bên cạnh những tác động tích cực đối với nền kinh tế nói chung và thị
trường tiền tệ nói riêng, việc sử dụng công cụ TTM vẫn cho thấy những hạn chế.
Mặc dù mức cung tiền tăng, lãi suất liên ngân hàng được điều tiết song trên thực tế
lãi suất cho vay vẫn cao khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận
vốn.
Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 15



Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
2.1.3. Năm 2010
Trong quý I, để đảm bảo ổn định thị trường và hoạt động của hệ thống NHTM thì
NHNN đã tăng cường hỗ trợ vốn các tổ chức tín dụng thơng qua nghiệp vụ TTM với
2 phiên giao dịch/ngày, kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày bắt đầu từ ngày 23/12/2009 cũng
như thực hiện tái cấp vốn và nghiệp vụ Swap với khối lượng lớn và kỳ hạn hợp lý
cho các tổ chức tín dụng để đảm bảo thanh khoản, bổ sung GTCG được phép tham
gia giao dịch trên TTM và tái cấp vốn. Tính đến ngày 12/2/2010, lượng tiền cung
ứng thực tế tiếp tục tăng ở mức cao so với cùng kỳ các năm gần đây.
Qua các phiên đấu thầu, lãi suất ổn định ở mức 8%/ năm, tập trung chủ yếu ở kỳ
hạn 14 ngày. Thống đốc NHNN cho biết trong q I/2010, tổng phương tiện thanh
tốn và tín dụng tăng 3,34%. Huy động vốn đang có xu hướng tăng trở lại, đến cuối
tháng 3 tăng 3,8% so với cuối năm 2009, đặc biệt là tiền gửi của dân cư tăng 9,2%.
Biểu đồ 2.2: Lượng vốn bơm qua thị trường mở Q2 năm 2010
Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Thống kê dữ liệu thị trường mở - NHNN Việt Nam và tổng hợp của nhóm tác giả

Trong tháng 7 có thể thấy Chính phủ đang sử dụng CSTT mở rộng, cụ thể ngày
2/7 là 1.554 tỷ đồng, ngày 9/7 là 1.849 tỷ đồng, ngày 16/7 là -278 tỷ đồng và tuần
kết thúc vào ngày 23/7 là 5.597 tỷ đồng.
Trong 9 tháng đầu năm 2010, chào mua giấy tờ có giá kỳ hạn ngắn với lãi suất
7% cho kỳ hạn 7 ngày; 7,5% cho kỳ hạn 14 ngày và 8% cho kỳ hạn 28 ngày. Khối
lượng chào thầu bình quân là 5.400 tỷ/phiên với mức trúng thầu bình quân là 3.200
tỷ/phiên.
Trong 3 tháng cuối năm 2010, NHNN chỉ còn chào mua kỳ hạn 7 ngày, với lãi
suất tăng dần từ 7% lên 10%. Khối lượng chào thầu bình quân là 7.160 tỷ/phiên với
mức trúng thầu bình qn là 6.970 tỷ/phiên.

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24


Trang 16


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
2.1.4. Năm 2011
Trong năm 2011, NHNN đã điều hành chủ động linh hoạt, hiệu quả công cụ TTM
với mục tiêu là tiếp tục theo đuổi CSTT thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát nhưng
vẫn đảm bảo an toàn cho hệ thống các TCTD, trong suốt 9 tháng đầu năm 2011,
NHNN chủ yếu chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn chỉ 7 ngày, lãi suất tăng mạnh từ
10% vào năm ngoái lên 15%/năm. Khối lượng chào thầu bình quân là 8.400 tỷ/phiên
với mức trúng thầu bình quân là 8000 tỷ/phiên.
Bắt đầu từ khoảng nửa cuối tháng 9, khi mà tốc độ tăng trưởng tín dụng được
kiểm sốt theo kế hoạch, lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt, NHNN cho thấy động thái
nới lỏng trên TTM khi chào mua giấy tờ có giá với kỳ hạn 7 và 14 ngày, lãi suất
giảm 1% cịn 14%/năm. Khối lượng chào thầu bình qn là 3.400 tỷ/phiên, giá trị
trúng thầu bình quân khoảng 91%.
2.1.5. Năm 2012
Bước vào năm 2012, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt mức thấp với 4,38%, bội
chi ngân sách ở mức gần 4,8% GDP, lạm phát có xu hướng giảm nhưng vẫn còn cao
so với khu vực và trên thế giới. Đứng trước bối cảnh đó NHNN đã thực hiện CSTT
và đặc biệt là nghiệp vụ TTM một cách linh hoạt để góp phần cùng các cơng cụ
khác của CSTT cải thiện tình hình kinh tế trong nước.
TTM sơi động trong quý I và trầm lắng trong quý II: sau khi bơm ròng gần
89.000 tỷ đồng từ tháng 10/2011 đến tháng 1/2012, NHNN đã quay lại hút ròng gần
120.000 tỷ đồng từ tháng 2/2012 đến tháng 4/2012 sau khi tính thanh khoản của hệ
thống NHTM có dấu hiệu tốt dần lên. Ngoài ra khoảng 130.000 tỷ đồng đã được
NHNN bơm ra thị trường sau hoạt động mua và khoảng 6 tỷ USD, thêm vào đó
cũng có khoảng 30.000 tỷ đồng được bơm vào hệ thống NHTM thông qua việc tái
cấp vốn cho một số tổ chức tín dụng trong quý I. Đây là cơ sở để NHNN thực hiện

hút tiền đồng về. Trong 6 tháng đầu năm, tổng lượng tiền NHNN “hút về” qua TTM
rất lớn, lên đến 116.517 tỷ đồng. Tổng kết lạithị trường TTM trong 6 tháng đầu năm
nay đã hút ròng với tổng giá trị 62.540 tỷ đồng, giảm 23.691 tỷ đồng so với cùng kỳ
2011 và tăng 44.106 tỷ đồng sovới 6 tháng đầu năm 2010.
Biểu đồ 2.3: Tình hình hoạt động thị trường mởQuý I và II/2012 (tỷ đồng)

Nguồn: Thống kê dữ liệu thị trường mở - NHNN Việt Nam và tổng hợp của nhóm tác giả

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 17


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
Biểu đồ 2.4: Tình hình hoạt động thị trường mở năm 2012
Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Thống kê dữ liệu thị trường mở - NHNN Việt Nam và tổng hợp của nhóm tác giả

2.1.6. Năm 2013
Tổng cộng trong 6 tháng đầu năm, NHNN hút ròng 8.836 tỷ đồng trên TTM,
giảm mạnh so với lượng hút hơn 60.500 tỷ đồng cùng kỳ năm 2012. Thanh khoản
ngân hàng dồi dào là lý do khiến hoạt động đấu thầu trên TTM trầm lắng mặc dù lãi
suất cho vay trên TTM đã giảm từ 7% xuống 6%. Trong đó NHNN đã bơm ra
95.109 tỷ đồng qua TTM trong nữa đầu năm 2013, giảm mạnh 69% so với cùng kỳ
năm 2012 đồng thời thực hiện hút vào 103.945 tỷ đồng.
Tháng 7 đánh dấu sự sôi động trở lại trên TTM khi NHNN điều chỉnh hạ lãi suất
0.5%/năm (từ mức 6% xuống còn 5.5%) kể từ ngày 19/7. Khối lượng trúng thầu trên
TTM tháng 7 là 39.992 tỷ đồng (tăng 37.766 tỷ đồng so với khối lượng trúng thầu
tháng 6), khối lượng đáo hạn là 27.115 tỷ đồng. Như vậy, NHNN đã bơm ròng vào

thị trường này tổng cộng 12.877 tỷ đồng trong tháng 7. Tính đến ngày 31/7, dư nợ
trên thị trường là 13.312 tỷ đồng.
Như vậy, trong 6 tháng cuối năm, NHNN tiếp tục thực hiện ổn định CSTT, với
khối lượng giao dịch trên TTM vẫn được điều chỉnh ổn định như trong 6 tháng đầu
năm. Kết quả đến cuối năm 2013, tổng trạng thái hút ròng trên TTM với khối lượng
đạt 14.537 tỷ đồng, giảm 58.4% so với lượng hút ròng năm 2012. Sau hai lần điều
chỉnh, lãi suất TTM giảm xuống mức 5.5% từ mức 7% ở cuối năm 2012. Như vậy,
đây là mức lãi suất cho vay thấp nhất trên TTM kể từ năm 2008 đến nay.
2.1.7. Năm 2014
Với biện pháp gián tiếp, thông qua hệ thống lãi suất điều hành và hoạt động mua
bán kỳ hạn GTCG, NHNN điều tiết lãi suất và hỗ trợ thanh khoản trên TTM và qua
đó tác động tới lãi suất dòng vốn ra nền kinh tế bên cạnh việc tạo ổn định trên thị
trường nội tệ. Trong điều kiện thanh khoản tương đối dồi dào, diễn biến TTM trong
hầu hết cả năm 2014 diễn ra khá ổn định với mức lãi suất thấp và ít biến động hơn
so với năm 2013. Cụ thể, trong năm 2014 thì NHNN đã mua kỳ hạn GTCG và bơm
Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 18


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
vào thị trường 100.914 tỷ đồng, trong khi bán tín phiếu ra thị trường và hút vào đến
938.716 tỷ đồng, tổng giá trị bơm hút trên TTM cả năm là: -132.605 tỷ đồng. Trong
những thời điểm thị trường có biến động, NHNN đã chủ động cung ứng thanh
khoản cho các NHTM thông qua nghiệp vụ mua bán kỳ hạn GTCG. Nhờ vậy, lãi
suất liên ngân hàng các kỳ hạn dù có lúc biến động nhưng cũng chỉ mang tính thời
điểm và ln thấp hơn mức lãi suất tái cấp vốn và lãi suất TTM của NHNN, thị
trường nội tệ được duy trì ổn định, thông suốt.
Cùng với việc điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất điều hành của NHNN,
hoạt động điều tiết thanh khoản trên thị trường TTM và thị trường liên ngân hàng đã

giúp mặt bằng lãi suất huy động và cho vay nền kinh tế bằng tiền đồng trong năm
2014 đã giảm 1-1,5% so với cuối năm 2013.
2.1.8. Năm 2015
NHNN tiếp tục hút tiền qua TTMnhằm kiềm chế lạm phát. Năm 2015 là năm thứ
tư liên tiếp NHNN hút tiền qua TTM nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên,
so với các năm trước, điểm sáng năm 2015 là khối lượng phát hành tín phiếu đã
giảm một phần do tín dụng tăng trưởng tương đối mạnh, ngồi ra phải kể đến sự
phối hợp giữa NHNN và Bộ Tài chính trong việc cung ứng tiền giữa kênh tín phiếu
NHNN và TPCP.
Tính đến cuối năm 2015, dư nợ tín phiếu NHNN đã bằng 0 và NHNN đang điều
hành bơm hút tiền qua TTM chỉ thông qua nghiệp vụ Mua kỳ hạn (Reverse Repo).
Tính chung trong năm 2015, tổng lượng tiền NHNN hút qua TTM là hơn 78.000 tỷ
đồng đối với cả hai nghiệp vụ Mua kỳ hạn và Bán tín phiếu.
Biểu đổ 2.5: Diễn biến giao dịch trên thị trường mở những năm gần đây
Đơn vị: tỷ đồng

Nguồn: Thống kê dữ liệu thị trường mở - NHNN Việt Nam và tổng hợp của nhóm tác giả

Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 19


Chương 4: Nghiệp vụ Thị Trường Mở Việt Nam
2.2. Đánh giá hoạt động nghiệp vụ thị trường mở Việt Nam giai đoạn 2008 –
2015
2.2.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, trong giai đoạn 2008 - 2015, NHNN đã điều hành chủ động, linh hoạt,
hiệu quả công cụ nghiệp vụ TTM.
Cùng với các cơng cụ chính sách tiền tệ khác, bước đầu đã kiềm chế lạm phát và

thực hiện có hiệu quả các mục tiêu khác của CSTT. Lượng tiền cung ứng và rút về
của TTM có sự phối hợp chặt chẽ với các công cụ khác của CSTT nhằm phát tín
hiệu điều hành CSTT.
Cùng với TTM, NHNN vẫn duy trì các công cụ khác của CSTT như tái cấp vốn, dự
trữ bắt buộc…Do vậy, trong các thời điểm cụ thể, TTM được điều hành linh hoạt,
góp phần tạo sự phối hợp chặt chẽ với các công cụ CSTT khác nhằm đạt được mục
tiêu CSTT.
Thứ hai, thông qua nghiệp vụ TTM thì NHNN đã điều tiết linh hoạt vốn khả
dụng cho các TCTD.
Nghiệp vụ thị trường mở có vai trị quan trọng trong việc điều tiết cung cầu
về vốn ngắn hạn cho các TCTD nhằm hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ, đời sống của các chủ thể trong nền kinh tế. Có thể nhận thấy nghiệp vụ TTM
Việt Nam đã góp phần nhất định trong q trình phát triển kinh tế đất nước, nhất là
trong điều kiện hiện nay.
Thực tiễn điều hành nghiệp vụ TTM thời gian gần đây cho thấy, NHNN đã giúp các
NHTM gia tăng lượng vốn khả dụng thông qua việc điều hành TTM theo hướng chủ
yếu là chào mua GTCG với kỳ hạn 7 ngày và 28 ngày. Lãi suất qua kênh này cũng
được giảm đáng kể, từ 7,8%/năm kỳ hạn 7 ngày xuống còn 7,5% - 7%/năm và tương
đối ổn định suốt thời gian qua. Lãi suất của kỳ hạn 28 ngày cũng giảm xuống ở mức
khoảng 8%/năm. Hoạt động TTM được duy trì 2 phiên mỗi ngày, với khối lượng
trúng thầu (loạt phiên trong thời gian trở lại đây) liên tục ở mức cao, khoảng 5.000 8.000 tỷ đồng, cao hơn so với trước kia. Trạng thái vốn ròng được thị trường xác
định cho thấy NHNN đang bơm tiền vào nền kinh tế thơng qua các NHTM. Điều
này có ý nghĩa quan trọng:
+ Các NHTM có thêm vốn để cấp tín dụng, tức là gia tăng được lượng vốn khả
dụng.
+ Lãi suất cho vay có điều kiện giảm do các NHTM có nhiều vốn để cho vay hơn.
+ Các chủ thể kinh tế nhờ đó gia tăng được cơ hội tiếp cận nguồn vốn do lượng
cung nhiều hơn và lãi suất giảm thấp hơn.
Thứ ba, sự thay đổi lãi suất nghiệp vụ thị trường mở làm tăng khả năng điều tiết
lãi suất thị trường của NHNN Việt Nam.

Hoạt động nghiệp vụ TTM sẽ tác động đến lượng tiền cung ứng, từ đó tác động đến
lãi suất thị trường. Lãi suất TTM được điều hành linh hoạt trong khoảng giữa lãi
suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu để định hướng lãi suất thị trường, phát tín
Nhóm 5 – Lớp NH Chủ Nhật – K24

Trang 20


×