Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Tiểu luận môn phân tích chính sách thuế chính sách thuế và vấn đề chống suy thoái kinh tế thực tiễn tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.49 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN
MÔN: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH THUẾ
ĐỀ TÀI:

CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ VẤN ĐỀ
CHỐNG SUY THOÁI KINH TẾ
THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2008 – 2013
GVHD: TS.NGUYỄN NGỌC HÙNG
HVTH: NGUYỄN NGỌC PHƯƠNG QUỲNH

TPHCM, tháng 12/2015
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
1


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 4
I. CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ VẤN ĐỀ CHỐNG SUY THOÁI...................................5
1. SUY THOÁI KINH TẾ.........................................................................................5
1.1 Định nghĩa........................................................................................................5

2


1.2 Biểu hiện suy thoái kinh tế................................................................................5
1.3 Nguyên nhân của suy thoái kinh tế....................................................................6
2. Tác động của chính sách thuế đến suy thoái kinh tế...........................................7
II. THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2013.....................................8
1.Thực trạng Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013.......................................................8
1.1 Nguyên nhân.....................................................................................................8

1.2 Thực trạng.......................................................................................................10
2. Chính sách thuế nhằm chống suy thoái kinh tế.................................................15
3. Đánh giá...........................................................................................................19
KẾT LUẬN............................................................................................................23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................24

3


MỞ ĐẦU
Suy thoái kinh tế là một giai đoạn của chu kỳ kinh tế (chu kỳ kinh doanh). Đó là sự
biến động của GDP thực tế theo trình tự ba pha lần lượt là suy thoái, phục hồi và hưng thịnh.
Suy thoái là pha trong đó GDP thực tế giảm đi. Ở Mỹ và Nhật Bản, người ta quy định rằng,
khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế mang giá trị âm suốt hai quý liên tiếp thì mới gọi là suy
thoái. Suy thoái kinh tế luôn là mối đe dọa rất lớn đối với mỗi quốc gia và toàn thế giới.
Năm 2008 thế giới chứng kiến cuộc khủng hoảng tài chính bắt nguồn từ Mỹ, sau đó
lan rộng đến các nước khác. Việt Nam cũng nằm trong số các nước chịu ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng này. Tuy tốc độ tăng trưởng tại Việt Nam giai đoạn đó vẫn dương nhưng đã bị
suy giảm đến mức rất thấp, lạm phát tăng cao, tỉ lệ thất nghiệp cao, hoạt động sản xuất kinh
doanh đình trệ, nhiều doanh nghiệp phải hoạt động cầm chừng hoặc phá sản, nền kinh tế lâm
vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã thực hiện kết hợp rất nhiều chính sách để ngăn chặn
suy thoái, phục hồi nền kinh tế. Trong đó, chính sách thuế đóng góp một phần không nhỏ
trong việc thúc đẩy sản xuất và kích thích tiêu dùng. Bài nghiên cứu sẽ trình bày cụ thể các
chính sách thuế đã được áp dụng trong giai đoạn này nhằm mục tiêu khôi phục nền kinh tế.
Do còn hạn chế về hiểu biết và kĩ năng nên trong bài nghiên cứu không thể tránh khỏi
thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét đóng góp của Thầy để bài được hoàn chỉnh.
Trân trọng,

4



CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ VẤN ĐỀ CHỐNG SUY THOÁI KINH TẾ
THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2013
I. CHÍNH SÁCH THUẾ VÀ VẤN ĐỀ CHỐNG SUY THOÁI KINH TẾ
1. Suy thoái kinh tế
1.1 Định nghĩa
Suy thoái kinh tế được định nghĩa là khi chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay
tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong một quốc gia suy giảm trong hai quý
liên tiếp (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Khác với tổng
sản phẩm quốc gia (GNP), GDP không bao hàm giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất
bởi các công ty tại nước ngoài, hoặc các hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu.
Cục Nghiên Cứu Kinh Tế Quốc Gia của Mỹ (NBER), tổ chức chịu trách nhiệm
nghiên cứu thời gian bắt đầu và kết thúc của cuộc suy thoái, đã đưa ra một định nghĩa khá
mới mẻ về suy thoái: “sự suy giảm mạnh mẽ trong hoạt động kinh tế lan rộng trên toàn nền
kinh tế và kéo dài đến vài tháng.
Suy thoái kinh tế còn liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn
bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái
có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong
thời kì đình lạm.
1.2 Biểu hiện của suy thoái kinh tế
Thông thường, người ta chỉ nhận ra hai điểm đáy và đỉnh của chu kỳ kinh tế khi nền
kinh tế đã sang pha tiếp sau điểm ngoặt với dấu hiệu là tốc độ tăng trưởng GDP thực tế đổi
chiều giữa mức âm và mức dương. Trong thực tế, các nhà kinh tế học cố tìm cách nhận biết
dấu hiệu của suy thoái vì nó tác động tiêu cực đến mọi mặt kinh tế, xã hội. Một số đặc điểm
thường gặp của suy thoái là:
− Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa trong các doanh

nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản
lượng kéo theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là

GDP thực tế giảm sút.

5


− Cầu về lao động giảm, đầu tiên là số ngày làm việc của người lao động giảm

xuống tiếp theo là hiện tượng cắt giảm nhân công và tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.
− Khi sản lượng giảm thì lạm phát sẽ chậm lại do giá đầu vào của sản xuất giảm

bởi nguyên nhân cầu sút kém. Giá cả dịch vụ khó giảm nhưng cũng tăng
không nhanh trong giai đoạn kinh tế suy thoái.
− Lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm mạnh và giá chứng khoán thường giảm

theo khi các nhà đầu tư cảm nhận được pha đi xuống của chu kỳ kinh doanh.
Cầu về vốn cũng giảm đi làm cho lãi suất giảm xuống trong thời kỳ suy thoái.
Khi nền kinh tế hưng thịnh thì các dấu hiệu trên biến thiên theo chiều ngược lại
1.3 Nguyên nhân của suy thoái kinh tế
Những nguyên nhân đích thực của suy thoái kinh tế là đối tượng tranh luận sôi nổi
giữa các nhà lý thuyết và những người làm chính sách mặc dù đa số thống nhất rằng các kỳ
suy thoái kinh tế gây ra bởi sự kết hợp của các yếu tố bên trong (nội sinh) theo chu kỳ và các
cú sốc từ bên ngoài (ngoại sinh).

− Những nhà kinh tế học chủ nghĩa Keynes và những lý thuyết gia theo lý thuyết
chu kỳ kinh tế thực thống nhất cao rằng các yếu tố ngoại sinh như giá dầu, thời
tiết, hay chiến tranh có thể tự chúng gây ra suy thoái kinh tế nhất thời, hoặc
ngược lại, tăng trưởng kinh tế ngắn hạn.
− Trường phái kinh tế học Áo giữ quan điểm rằng lạm phát bởi cung tiền tệ gây
ra suy thoái kinh tế và các thời kỳ suy thoái đó là động lực tích cực, là cơ chế
tự nhiên của thị trường nhằm điều chỉnh lại những nguồn lực bị sử dụng không

hiệu quả trong giai đoạn "tăng trưởng" hoặc lạm phát.
− Phần lớn học giả theo thuyết tiền tệ tin rằng nguyên nhân của các thời kỳ suy
thoái ở Mỹ là bởi quản lý tiền tệ yếu kém.
2. Tác động của chính sách thuế đến suy thoái kinh tế
Trước Keynes, các nhà kinh tế cho rằng khi có khủng hoảng kinh tế, giá cả và tiền
công sẽ giảm đi, do đó các doanh nghiệp sẽ có động lực đẩy mạnh thuê mướn lao động và
mở rộng sản xuất, làm cho nền kinh tế phục hồi. Tuy nhiên trong cuộc Đại khủng hoảng
(1929 – 1933), Keynes lại quan sát và thấy rằng tiền công không giảm, sản xuất không tăng

6


và nền kinh tế không thể phục hồi. Từ đó ông cho rằng thị trường không hề hoàn hảo như
các nhà kinh tế học cổ điển từng khẳng định.
Học thuyết Keynes lấy nguyên lý cầu hữu hiệu làm nền tảng, cho rằng lượng cung
hàng hóa là do lượng cầu quyết định nên vào những thời kỳ suy thoái kinh tế, nếu tăng chi
tiêu công thì sản xuất và việc làm sẽ tăng theo, giúp nền kinh tế ra khỏi thời kỳ suy thoái.
Theo quan điểm của Keynes, tài chính là một công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước để tác
động tới nền kinh tế. Giả sử nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng, suy thoái và thất nghiệp,
các doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, điều đó làm giảm sút
tổng cầu. Vì vậy, để nâng cao tổng cầu thì Chính phủ phải tăng chi tiêu, hoặc giảm thuế cho
doanh nghiệp, qua đó nâng cao mức tiêu dùng trong nền kinh tế và do hiệu lực của cơ chế số
nhân sẽ khiến cho sản lượng tăng và việc làm trong xã hội tăng lên. Ngược lại, khi nền kinh
tế đang trong trạng thái phát triển quá nóng, lạm phát tăng – chính phủ có thể tác động bằng
cách thắt chặt chi tiêu và tăng thuế. Nhờ đó mức chi tiêu giảm, sản lượng giảm và lạm phát
được kiềm chế.
Tuy nhiên vẫn có một số nguy cơ nếu áp dụng các biện pháp này quá mức. Keynes đã
lập luận rằng, cần thiết phải có vai trò Nhà nước trong điều tiết kinh tế để chống đỡ khủng
hoảng và thất nghiệp. Nhà nước nên sử dụng quyền hạn đó để đánh thuế và gia tăng chi tiêu,
qua đó tác động lên chu kỳ kinh doanh. Chi tiêu của Chính phủ là khoản đầu tư công cộng,

bơm thêm tiền vào dòng chảy thu nhập và do đó để nâng cao tổng cầu. Những khoản chi tiêu
đó là lấy từ tiền đánh thuế trong nền kinh tế (như vậy, vô hình chung lại làm giảm tiêu dùng
và giảm lợi nhuận của doanh nghiệp). Thu nhập của chính phủ cũng được lấy từ việc bán trái
phiếu chính phủ và bằng những biện pháp vay nợ khác… Như vậy, rất có thể làm thâm hụt
ngân sách, gánh nặng nợ nần của Nhà nước ngày một gia tăng và những phát sinh tiêu cực
thứ phát khác lại tác động lên nền kinh tế làm cản trở các điều kiện sản xuất – kinh doanh
của doanh nghiệp. Tóm lại nếu áp dụng quá mức có thể phát sinh các vấn đề sau:

− Để kích cầu thì phải giảm thuế, nhưng giảm thuế lại làm thâm hụt ngân sách,
giảm chi tiêu của chính phủ.
− Nếu tăng chi tiêu chính phủ thì rất có thể hiệu quả biên của vốn bị giảm sút,
đồng thời gây ra lạm phát và tăng gánh nặng nợ nần cho ngân sách.
II. THỰC TIỄN TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2013

7


1. Thực trạng suy thoái kinh tế tại Việt Nam giai đoạn 2008 – 2013
1.1 Nguyên nhân
Nguyên nhân ngoại sinh
Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tế lớn nhất thế giới
như: Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu bị khủng hoảng nặng nề chưa từng có sau Thế chiến thứ 2, sản
xuất đình đốn, hàng loạt doanh nghiệp phá sản, thất nghiệp tăng, thu nhập giảm, sức mua
trên thị trường thế giới bị thu hẹp nghiêm trọng trong đó có các thị trường xuất khẩu chủ yếu
và truyền thống của Việt Nam. Các nước phải điều chỉnh lại chính sách xuất nhập khẩu,
chính sách tỷ giá để bảo hộ hàng trong nước nên gặp nhiều rào cản cho hàng xuất khẩu của
Việt Nam.
Các dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là dòng vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài FDI bị giảm mạnh. Nhiều dự án đầu tư FDI đã đăng ký và được Chính phủ nước ta
duyệt xong, nhưng bắt buộc phải đình hoặc hoãn lại hoặc chậm trễ khi thực hiện.

Hình 1. Thu hút và giải ngân vốn FDI giai đoạn 2008 - 2012
Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Nguyên nhân nội sinh
Khủng hoảng kinh tế thế giới tác động đến nước ta vào đúng thời điểm mà tình trạng
lạm phát trong nước thuộc dạng cao nhất trong khu vực, do đó Chính phủ phải ưu tiên kiềm
chế lạm phát trước bằng các chính sách tài khóa thắt chặt, giảm chi tiêu và đầu tư công.
Những chính sách này đã làm cho tình trạng nền kinh tế càng nghiêm trọng trong tình thế
đang chịu ảnh hưởng khủng hoảng dẫn đến nền kinh tế đình trệ, sản xuất không phát triển.
Với mức suy giảm kinh tế và mức lạm phát như hiện nay, có thể nói nước ta đang ở tình
trạng vừa đình trệ (suy giảm nhịp tăng, chưa chính thức rơi vào suy thoái), vừa lạm phát.
Sau này, khi lạm phát đã được khống chế, nhưng vì các doanh nghiệp đã nằm trong tình
trạng khó khăn quá lâu, dẫn đến nhiều doanh nghiệp phá sản, những doanh nghiệp còn lại thì
không đủ sức đẩy mạnh sản xuất vì thiếu vốn. Trong khi đó vốn được cấp chủ yếu từ NHTM
mà bản thân ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong giai đoạn này vì vấn đề nợ xấu và

8


đang trong giai đoạn tái cấu trúc cả hệ thống. Do đó, các doanh nghiệp rất khó tiếp cận
nguồn vốn từ hệ thống ngân hàng. Ngay cả khi đã được hạ lãi suất, các doanh nghiệp cũng
không mạnh dạn vay để mở rộng sản xuất, vì các thị trường truyền thống nói riêng hay cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung vẫn để lại hậu quả lớn, thế giới phục hồi chậm.
Mức thâm hụt thương mại của Việt Nam là khá lớn, năm 2007: 17 tỷ USD, chiếm
20% GDP (so với Trung Quốc thặng dư thương mại là 11% GDP). Tỷ giá VND/USD chưa
linh hoạt. NHNN công bố tỷ giá và dùng các biện pháp để duy trì tỷ giá đó. Hiện tại, VND
đuợc định giá quá cao so với USD và các đồng tiền của nhiều nước đối tác thương mại khác
làm giảm khả năng xuất khẩu, tăng nhu cầu nhập khẩu. Việt Nam chỉ có một lượng dự trữ
ngoại hối nhỏ (mức dự trữ ngoại hối bình quân đầu người của Trung Quốc là 1,500 USD,

của Việt Nam là 250 USD).
Thâm hụt ngân sách: quy mô chi ngân sách của Việt nam đã lên tới 30%, gấp đôi so
với Thái Lan, Singapore, và Philippines, cao hơn mức tối ưu cho tăng trưởng kinh tế 15 –
25% GDP. Do chi ngân sách quá cao dẫn đến thâm hụt ngân sách liên tục trong nhiều năm.
Thâm hụt ngân sách (kể cả chi trả nợ gốc) khoảng 5% GDP hàng năm, được tài trợ thông
qua vay nợ trong nước và vay nợ nước ngoài. Đến cuối năm 2007, tổng nợ của Việt Nam là
30% GDP, trong đó 60% là nợ nước ngoài.
1.2 Thực trạng
Tốc độ tăng trưởng GDP
Hình 2. Tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2007 – 2013

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2007 là năm Việt Nam có tốc độc tăng trưởng kinh tế cao nhất. Từ năm 2008 –
2013 tốc độ tăng trưởng có chiều hướng giảm xuống. Điều này chính là tác động của cuộc
Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh ta nước ta:
Giai đoạn từ năm 2008 – 2009 mà đặc biệt là 2009, tốc độ tăng trưởng nước ta thấp,
chỉ đạt 5.32%, điều này được lí giải đó là do 2 năm này là giai đoạn đầu của cuộc Suy thoái
kinh tế thế giới và lúc đó nước ta đang lạm phát cao, chính phủ ra chính sách thắt lưng buộc
bụng nền sản xuất không phát triển, nền kinh tế nước ta rơi vào tình trạng đình trệ.

9


Năm 2010 lại là năm tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng từ 5.32% lên 6.78% đây là kết
quả nhờ vào hai gói kích cầu 9 tỷ USD của Chính phủ vào cuối năm 2009.
Năm 2011 sức ảnh hưởng của gói kích cầu không còn, hệ thống ngân hàng khó khăn
(tái cấu trúc), khủng hoảng thế giới cũng chưa qua, nên các doanh nghiệp vừa thiếu vốn vừa
không giải quyết được đầu ra, dẫn đến phá sản hoặc tiếp tục cầm chừng không đẩy mạnh sản
xuất. Ảnh hưởng cuộc suy thoái được thể hiện rất rõ trên tốc độ tăng trưởng GDP của nước
ta chỉ còn 5.89%.

Năm 2012 tổng sản phẩm trong nước tăng 5,03% so với năm 2011. Theo đánh giá của
Tổng cục thống kê, mức tăng trưởng năm 2012 thấp hơn mức tăng 5,89% của 2011 nhưng
hợp lý. Trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn, cả nước thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế
lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng này là hợp lý.
Lạm phát
Hình 3. Tốc độ tăng giá tiêu dùng giai đoạn 2007 – 2013

Nguồn: Tổng cục Thống kê
Năm 2007, nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam rất cao, tuy nhiên nền kinh
tế của nước ta không hấp thu hết, dẫn đến lạm phát cao kỉ lục vào năm 2008 (19.89%).
Chính phủ đã áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt kết hợp với chính sách tiền tệ thắt chặt:
nâng lãi suất, nâng tỉ lệ dữ trữ bắt buộc và bán trái phiếu Chính phủ để kềm chế lạm phát,
nhờ vậy tỉ lệ lạm phát giảm mạnh năm 2009 chỉ còn 6.52%.
Năm 2011, tỷ lệ lạm phát là 18,13%. Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thế
giới, năm 2011 Việt Nam đã vượt ngưỡng lạm phát và sẽ có tác động tiêu cực đến tăng
trưởng. Trong báo cáo Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ 2), Chính phủ đã khẳng
định: “Nguyên nhân chủ yếu gây lạm phát cao ở nước ta là do hệ quả của việc nới lỏng
chính sách tiền tệ, tài khóa kéo dài trong nhiều năm để đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển,
bảo đảm an sinh xã hội, và phúc lợi xã hội trong khi cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư còn kém
hiệu quả, cùng những hạn chế trong quản lý điều hành và tác động cộng hưởng của các yếu
tố tâm lý”. Và đã đưa ra mục tiêu: “Kiềm chế lạm phát là ưu tiên số một, khi có điều kiện

10


thuận lợi sẽ phấn đấu để đạt mức tăng trưởng cao hơn” trong mục tiêu của năm 2012 và kế
hoạch 5 năm 2011 – 2015.
Lạm phát năm 2012 đã được kiềm chế dưới một con số, chỉ còn 6.81% thấp hơn
nhiều so với mức tăng 11.75% của năm 2010 và 18.13% của năm 2011. Như vậy, từ năm
2008 đến nay, lạm phát có chiều hướng mất ổn định hơn và biểu hiện tính chu kì. Chu kì này

vào khoảng 3 năm khi tỷ lệ lạm phát đã lên đến đỉnh điểm vào tháng 8/2008 (28.23%) và
tháng 8/2011 (23.02%).
Thất nghiệp
Số người mất việc làm năm 2008 khoảng 667,000 người, 3,000 lao động từ nước
ngoài phải về nước trước thời hạn.
Xuất khẩu lao động cũng gặp nhiều khó khăn. Theo Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, năm 2008, cả nước giải quyết việc làm cho 1.35 triệu lao động, trong đó thông qua các
chương trình kinh tế xã hội là 1.1 triệu, xuất khẩu lao động 85,000. 4 thị trường xuất khẩu
lao động trọng điểm của Việt Nam là: Đài Loan (33,000), Hàn Quốc (16,000), Malaysia
(7,800) và Nhật Bản (5,800). Malaysia là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất.
Trong các năm 2005 – 2007, mỗi năm quốc gia này tiếp nhận khoảng 30,000 lao động Việt
Nam. Năm 2008, do lo ngại nhiều rủi ro cũng như khan hiếm nguồn lao động, số người Việt
sang Malaysia giảm hẳn, chỉ còn 7,800 người.
Đến năm 2012, theo báo cáo Tổng cục Thống kê công bố tại Hà Nội ngày 18/12 với
sự hỗ trợ của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), số người có việc làm tăng thêm 1.1 triệu
trong vòng 3 quý nhưng đồng thời, lực lượng lao động Việt Nam cũng tăng với con số tương
tự. Như vậy, có gần 1 triệu người thất nghiệp bởi nền kinh tế không tạo đủ việc làm cho cả
lao động mới gia nhập thị trường và bộ phận lao động thất nghiệp cũ. Tỷ lệ thất nghiệp của
lao động trong độ tuổi 6 tháng đầu năm 2013 là 2.28%, trong đó khu vực thành thị là 3.85%,
khu vực nông thôn là 1.57%.
Ngoài các chỉ số tăng trưởng GDP, lạm phát và thất nghiệp, tình hình kinh tế Việt
Nam giai đoạn suy thoái 2008 – 2013 còn chứng kiến thị trường bất động sản tăng trưởng
nóng trong 2 năm 2007 – 2008 kéo theo một loạt doanh nghiệp ở tất cả các lĩnh vực khác

11


nhau lao vào kinh doanh bất động sản, còn các nhà đầu cơ thì tìm mọi cách để mua nhà đất
vì siêu lợi nhuận rồi ngay sau đó rơi vào khủng hoảng:


− Thừa hàng chục nghìn căn nhà.
− Nợ xấu tại các tổ chức tín dụng hiện nay có tài sản đảm bảo là bất động sản và
tài sản là bất động sản hình thành trong tương lai chiếm tỷ trọng khá lớn trong
tổng nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Ước tính con số này chiếm khoảng gần
60%, tương đương khoảng trên 132,000 ngàn tỷ đồng.
− Số lượng tồn kho ngày càng leo thang sau mỗi năm. Theo số liệu mà CBRE
mới đây vừa đưa ra trong báo cáo nghiên cứu thị trường năm 2012 thì trong
năm 2009 con số căn hộ chưa bán được ở mức khoảng 15,000 căn thì đến năm
2012 đã tăng lên gần gấp đôi xấp xỉ 28,000 căn. Bộ Xây dựng cũng đã đưa ra
con số về dư thừa nhà thấp tầng là 5.176 căn; 1,890,667 m 2 đất nền và
64,847m2 sàn văn phòng cho thuê…
Hệ thống ngân hàng cũng gặp rất nhiều khó khăn khi:

− Chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng ngày một xấu hơn do hệ quả tăng
trưởng tín dụng quá cao trong những năm qua trong khi năng lực quản lý rủi ro
thấp và những bất cập trong điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất của cơ quan
quản lý nhà nước.
− Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cũng tăng mạnh.
− Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu có xu hướng giảm mạnh.
− Thanh khoản của hệ thống ngân hàng ngày càng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn, biểu
hiện qua việc thị trường liên ngân hàng thời gian qua có những biến động lớn.
Thị trường liên ngân hàng chứng kiến sự rối loạn chưa từng có khi niềm tin sụt
giảm nghiêm trọng.
2. Chính sách thuế nhằm chống suy thoái kinh tế
Giai đoạn 2008 – 2010
Năm 2008, trước tình hình nền kinh tế lâm vào suy thoái nghiêm trọng, Chính phủ đã
có những biện pháp nhằm nỗ lực ngăn chặn suy giảm kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh,
tăng cường xuất khẩu kích cầu đầu tư và tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội. Chính phủ đã
ban hành Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11-12-2008 về những giải pháp cấp bách


12


nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với 5
nhóm giải pháp chủ yếu:

1.
2.
3.
4.
5.

Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu;
Thực hiện các biện pháp kích cầu đầu tư và tiêu dùng;
Chính sách tài chính và tiền tệ;
Bảo đảm an sinh xã hội;
Tăng cường công tác điều hành, tổ chức thực hiện chính sách.

Trong đó, các chính sách về thuế được thể hiện trong các giải pháp chống suy thoái
và ổn định kinh tế vĩ mô khá rõ nét. Một số quyết định, thông tư được ban hành như

− Quyết định số 16/2009/QD-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban
hành một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và
tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
− Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính về giảm, gia
hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
− Thông tư 04/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng
dẫn thực hiện hoàn thuế VAT theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP.
Về phía doanh nghiệp, Chính phủ đã cho phép giảm, giãn thời hạn nộp thuế TNDN
phải nộp của quý IV năm 2008 và số thuế TNDN phải nộp của năm 2009 để hỗ trợ các

doanh nghiệp nhỏ và vừa; doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, gia công, chế biến nông,
lâm, thuỷ sản, dệt may, da giày, linh kiện điện tử. Đây là khối doanh nghiệp sử dụng nhiều
lao động và chịu nhiều ảnh hưởng từ cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Cụ thể số thuế TNDN
được giảm của quý 4/2008 bằng 30% số thuế TNDN phải nộp của quý 4/2008. Số thuế
TNDN được giảm của năm 2009 bằng 30% số thuế TNDN phải nộp của năm. Khi kê khai số
thuế TNDN tạm nộp của quý 4/2008 và hàng quý năm 2009, doanh nghiệp tự xác định số
thuế được tạm giảm bằng 30% số thuế tạm nộp của quý. Khi quyết toán thuế TNDN năm
2008 và năm 2009, doanh nghiệp tự xác định số thuế TNDN được giảm. Trường hợp doanh
nghiệp đang trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế TNDN thì số thuế TNDN được giảm
30% tính trên số thuế còn lại sau khi đã trừ đi số thuế TNDN được ưu đãi theo quy định của
pháp luật về thuế TNDN. Doanh nghiệp thực hiện kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN
theo mẫu hiện hành.

13


Giảm thuế suất thuế TNDN từ 28% xuống 25%. Động thái này được là hết sức tích
cực, khuyến khích doanh nghiệp quyết định đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh hơn.
Thêm vào đó, việc bãi bỏ thuế lũy tiến trên lợi nhuận từ các giao dịch chuyển nhượng bất
động sản được coi là một trong những yếu tố góp phần làm thị trường này sôi động hơn.
Mặc dù vậy, một số ngành nghề kinh doanh khác như khai thác mỏ và dầu khí lại có nhiều lý
do để lo ngại do thuế suất tối thiểu tăng từ 28% lên 32%. Ngoài ra, từ ngày 1/1/2009, đối
tượng nộp thuế TNDN được phép giữ lại tối đa 10% thu nhập chịu thuế hàng năm để lập quỹ
phát triển và nghiên cứu. Mặc dù chính sách thuế này được coi là một bước tiến mới của
Luật Thuế TNDN, nhưng các doanh nghiệp cho rằng, quỹ này sẽ có ích và thực tế cho doanh
nghiệp hơn nếu không bị bó hẹp ở các hoạt động nghiên cứuvà phát triển khoa học kỹ thuật
ở Việt Nam.
Ngoài ra đối với hàng hóa thực xuất khẩu trong trường hợp doanh nghiệp chưa có
chứng từ thanh toán qua ngân hàng cũng được tạm hoàn 90% số thuế giá trị gia tăng đầu
vào; giãn thời gian ân hạn nộp thuế nhập khẩu, cải cách thủ tục thông quan hàng hóa xuất

nhập khẩu và tỷ lệ phế liệu, phế phẩm không phải chịu thuế nhập khẩu trong gia công hàng
hóa xuất khẩu, nhập nguyên liệu sản xuất hàng hóa xuất khẩu. Mặc dù những chính sách này
không trực tiếp giải quyết được vấn đề cơ bản của doanh nghiệp là đầu ra cho sản phẩm,
nhưng đây vẫn là một chính sách được cộng đồng doanh nghiệp hoan nghênh vì doanh
nghiệp giảm được thời gian và chi phí.
Để góp phần bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước, hạn chế xuất khẩu
tài nguyên, khoảng sản chưa qua chế biến, chúng ta đã điều chỉnh tăng thuế xuất khẩu của
một số mặt hàng khoáng sản như cát, đá (từ 12% lên 17%); một số loại khoáng sản (điều
chỉnh tăng từ 0% lên 10% do thực hiện Biểu khung mới); than củi và gỗ nguyên liệu (từ 0%
lên 10%); kim cương, đá quý, bạc. Để hỗ trợ sản xuất trong nước, chúng ta đã điều chỉnh
tăng thuế nhập khẩu đối với phôi thép từ 2% lên 5%; thép xây dựng từ 8% lên 12%; điều
chỉnh giảm thuế nhập khẩu đối với một số nhóm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất như
nguyên liệu để sản xuất thuốc kháng sinh; 8 nhóm xơ, sợi tổng hợp; một số loại linh kiện,
phụ tùng điện tử; nguyên liệu nhựa, nguyên vật liệu xây dựng… đồng thời thực hiện điều
chỉnh giảm thuế đối với 8 nhóm thuốc chữa bệnh để góp phần bình ổn thị trường, giảm giá
thuốc (từ các mức 2%, 5% và 8% xuống 0%).

14


Về kích cầu tiêu dùng, Chính phủ đã quyết định giảm 50% thuế VAT đối với 19 nhóm
mặt hàng, trong đó bao gồm một số nhóm mặt hàng quan trọng như than; hóa chất cơ bản;
sản phẩm cơ khí là tư liệu sản xuất; ô tô các loại, linh kiện ô tô; tàu thuyền; khuôn đúc dùng
làm công cụ sản xuất hàng hóa; đá mài; ván ép nhân tạo; sản phẩm bê tông công nghiệp; sản
phẩm luyện, cán, kéo kim loại đen, kim loại màu, kim loại quý, trừ vàng nhập khẩu; máy xử
lý dữ liệu tự động và các bộ phận, phụ tùng của máy; vận tải nội địa; kinh doanh khách sạn;
dịch vụ du lịch theo hình thức lữ hành trọn gói,…
Tổng số tiền thuế, lệ phí được giảm, giãn hơn 34.000 tỷ đồng, trong đó số tiền thuế
TNDN được giảm, giãn là 21.630 tỷ đồng; thuế GTGT là 9.256 tỷ đồng; lệ phí trước bạ là
3.366 tỷ đồng.

Năm 2010, Chính phủ giảm 30% số thuế TNDN phải nộp của năm 2010 đối với thu
nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động sản xuất,
chế biến nông, lâm, thủy, hải sản, sản xuất một số vật tư nguyên liệu thiết yếu là đầu vào của
sản xuất nông nghiệp (giống, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng dịch) và dịch vụ trực
tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp (làm đất, thu hoạch, sơ chế). Không áp dụng với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực khác. Tiếp tục thực hiện biện pháp giãn thời hạn
nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 tháng đối với số thuế TNDN phải nộp năm 2010 của
các loại hình doanh nghiệp đã được giãn nộp trong năm 2009. Theo đó, tổng số doanh
nghiệp được giãn thuế trong năm 2010 là 163,783 với số thuế được giãn nộp là 20,104 tỷ
đồng.
Giai đoạn 2011 – 2013
Các quyết định, nghị quyết được ban hành trong giai đoạn này nhằm ngăn chặn suy
giảm, hổ trợ phát triển sản xuất kinh doanh và phát triểu kinh tế bao gồm:

− Quyết định 21/2011/QĐ-TTg ngày 6-4-2011 về gia hạn nộp thuế TNDN của
doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế năm 2011.
− Quyết định 54/2011/QĐ-TTg ngày 11-10-2011 về việc gia hạn nộp thuế
TNDN năm 2011 của doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số
ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.

15


− Nghị quyết 08/2011/QH13 ngày 6-8-2011 của Quốc hội về bổ sung một số giải
pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.
− Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10-5-2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn
cho SXKD, hỗ trợ thị trường.
− Nghị quyết 29/2012/QH13 ngày 21-6-2012 về một số chính sách thuế nhằm
tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.

Năm 2011, thực hiện giảm 30% và giãn số thuế TNDN phải nộp cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số lĩnh vực sản xuất; miễn,
giảm thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ một số
hoạt động khác của cá nhân… Số tiền thuế được miễn, giảm, giãn là 5.607 tỷ đồng.
Năm 2012 tiếp tục thực hiện các biện pháp miễn, giảm, giãn thuế như năm 2011. Các
giải pháp này đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong năm số tiền là 2,468 tỷ đồng tiền thuế
TNDN (trong đó có 197,719 doanh nghiệp vừa và nhỏ được giảm thuế với tổng số tiền là
1,827 tỷ đồng và 892 doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động được giảm thuế với tổng tiền là
640 tỷ đồng). Miễn 62.4 tỷ đồng tiền thuế TNDN và thuế GTGT (1.4 tỷ đồng từ thuế TNDN
và 61 tỷ đồng tiền thuế GTGT) cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia ổn định sản
xuất kinh doanh và khoảng 1,388 tỷ đồng thuế TNCN trong 6 tháng cuối năm 2012 cho cá
nhân có thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh.
Năm 2013, giãn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN đối với doanh nghiệp có quy
mô nhỏ và vừa; miễn thuế khoán (thuế GTGT, thuế TNCN) và thuế TNDN đối với hộ, cá
nhân và tổ chức kinh doanh nhà trọ, phòng trọ cho thuê đối với công nhân, người lao động,
sinh viên, học sinh, sinh viên… Áp dụng mức thuế suất 20% từ ngày 1-7-2013 đối với doanh
nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Đối với thuế TNCN đã nâng mức khởi điểm chịu thuế cho
bản thân từ 4 triệu đồng/tháng lên 9 triệu đồng/tháng, nâng mức giảm trừ gia cảnh cho người
phụ thuộc từ mức 1,6 triệu đồng/tháng lên 3,6 triệu đồng/tháng. Đồng thời thực hiện miễn
giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, miễn thu thủy lợi phí… Tổng số tiền được gia hạn là
9,326 tỷ đồng (chưa bao gồm số tiền thuế được miễn, giảm).
3. Đánh giá
Những chính sách hỗ trợ về thuế được thực hiện cùng với các công cụ tài khóa và tiền
tệ khác đã mang lại những cải thiện đáng kể cho hoạt động sản xuất kinh doanh và nền kinh

16


tế. Lạm phát năm 2013 được kềm chế ở mức một con số, thấp nhất trong vòng 10 năm trước
đó. Tốc độ tăng trưởng ổn định trở lại, đạt 5.42%, quy mô của nền kinh tế đạt mức 176 tỷ

USD, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1,960 USD.
Về ảnh hưởng của các chính sách thuế giai đoạn này cũng như lộ trình thuế trong các
năm sau đó đến hoạt động của các doanh nghiệp, Vietnam Report đã tiến hành khảo sát các
đại diện doanh nghiệp V1000 (Top 1000 doanh nghiệp nộp thuế TNDN lớn nhất Việt Nam
năm 2014) từ năm 2010 đến năm 2013 nhằm đánh giá ảnh hưởng của cải cách thuế tới
doanh nghiệp, trong đó có đề cập tới Luật thuế GTGT và TNDN.
Theo đúng lộ trình, từ năm 2014 mức thuế suất thuế TNDN sẽ giảm xuống còn 22%
(mức trước đây là 25%). Đối với doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ
đồng, mức thuế suất sẽ là 20% và đã được áp dụng từ 1/7/2013. Từ năm 2016, mức thuế suất
thuế TNDN sẽ giảm còn 20% và mức thuế suất ưu đãi cũng được điều chỉnh còn 17%. Sự
thay đổi này được các doanh nghiệp tham gia khảo sát đánh giá là tích cực nhất, với 56.6%
lựa chọn "tích cực" và 21.4% lựa chọn "rất tích cực".
Ngược lại, chính sách ưu đãi thuế suất với một số lĩnh vực và áp dụng thuế suất 10%
đối với thu nhập của một số đối tượng được cho là không mấy ảnh hưởng tới doanh nghiệp
với lần lượt 31.4% và 32.1% lựa chọn "không có tác động".
Hình 4. Đánh giá tác động của một số thay đổi trong luật Thuế TNDN

Nguồn: Vietnam Report
Khác với luật thuế TNDN, nhìn chung, những thay đổi của luật thuế GTGT không
thực sự gây nhiều ảnh hưởng tới doanh nghiệp, bởi đây là loại thuế gián thu tính trên khoản

17


giá trị tăng thêm của hàng hóa/ dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến
tiêu dùng, và khoản giá trị tăng thêm này về cơ bản sẽ do người tiêu dùng chịu. Tuy nhiên,
việc bổ sung đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ sở
điều chỉnh hợp lý giá thành phẩm, từ đó khuyến khích hoạt động sản xuất và tăng doanh thu
bán hàng. Theo kết quả khảo sát, 24.5% doanh nghiệp lựa chọn đây là thay đổi "tích cực", và
6.9% lựa chọn "rất tích cực".

Hình 4. Đánh giá tác động của một số thay đổi trong luật Thuế GTGT

Nguồn: Vietnam Report
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, vẫn còn những hạn chế trong việc sử
dụng chính sách thuế để ngăn chặn suy thoái kinh tế. Cụ thể, việc thực hiện chính sách miễn,
giảm, giãn thuế, phí còn mang tính bình quân, chưa thật trúng trọng tâm. Nhiều doanh
nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sản xuất, kinh doanh gặp khó khăn không có
thu nhập chưa được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc giảm thuế
TNDN tại Việt Nam cũng được cho là trễ hơn và còn nhiều khoảng cách với các nước trong
khu vực, đặc biệt là trong việc ưu đãi thuế đối với một số ngành nghề.
Theo ông Vũ Nhữ Thăng, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược và chính sách tài
chính “Thời gian tới, chúng ta cần tiếp tục rà soát lại hệ thống chính sách thuế và thu ngân
sách để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế theo hướng tiếp tục tháo gỡ khó
khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ cho thị trường để phục hồi tăng trưởng. Đồng thời tổ
chức thực hiện tốt các luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản

18


lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN… Các cơ quan phải tăng
cường quản lý thu ngân sách nhà nức thông qua kiểm soát chặt chẽ nguồn thu, tăng cường
thanh tra, kiểm tra chống thất thu thuế; đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra thuế vào các lĩnh vực,
mặt hàng có khả năng gian lận thuế gây thất thu cao; kết hợp chặt chẽ với cơ quan thanh
toán nhằm kiểm tra đúng, kịp thời, đầy đủ số thu ngân sách, chống thất thu, gian lận thuế.
Cải cách thủ tục hành chính thuế phải làm quyết liệt hơn nữa nhằm giảm thời gian, chi phí
cho người nộp thuế, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp…” Như vậy thì tác động
của chính sách thuế vào việc ngăn chặn suy thoái, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh,
phát triển kinh tế mới được rõ nét và bền vững.


19


KẾT LUẬN
Suy thoái kinh tế luôn là vấn đề nghiêm trọng đối với mỗi quốc gia. Suy thoái xảy ra
sẽ kéo theo một loạt các hệ lụy cho nền kinh tế. Vì vậy việc ngăn chặn và khắc phục suy
thoái luôn là nhiệm vụ ưu tiên và cấp bách của các quốc gia. Trong số các biện pháp khắc
phục ảnh hưởng của suy thoái, chính sách thuế có vai trò nhất định trong việc tạo động lực
thúc đẩy tăng cường sản xuất kinh doanh và kích thích tiêu dùng. Tuy nhiên việc áp dụng
chính sách thuế như thế nào để có hiệu quả và giữ được thành quả bền vững đang là mối
quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách.
Trong tình hình kinh tế thế giới vẫn biến động không ngừng và nguy cơ suy thoái mới
có thể diễn ra, cần có những phân tích cụ thể về các vấn đề trọng tâm của nền kinh tế mỗi
nước, để từ đó đề ra những chính sách phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất và lâu dài
nhất.

20


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Chí Thiện, 2009, Ngăn chặn suy giảm kinh tế: từ lý thuyết đến thực tiễn
Việt Nam, [ />20te.Tu%20ly%20thuyet%20den%20thuc%20te%20Vn.doc]

2.

Huyền Thư, 2013, 5 năm dư chấn khủng hoảng tài chính thế giới tại Việt Nam,
[ />
3. Hoàng Trường Giang, 2013, Chính sách tài khóa: Thành công và những nỗi lo,
[ />

4. Phan

Mạnh

Hà,

2009,

Học

thuyết

Keynes



suy

thoái

kinh

tế,

[ />
5.

Tạp chí Cộng Sản số 8 (176), 2009, Võ Hồng Phúc, Một số giải pháp kích cầu nhằm
chống suy giảm và ổn định vĩ mô nền kinh tế


6. Phạm Tất Thắng, 2009, Khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu và biện pháp ứng
phó

của

Việt

Nam,

[ />
Traodoi/2009/2635/Khung-hoang-tai-chinh-kinh-te-toan-cau-va-bien-phap.aspx]
7. Hiền Thư, 2009, Ngăn chặn suy giảm kinh tế Việt Nam,
[ />
21


8. Vietnamnet,

2014, Số phận DN sau những lần thay đổi chính sách thuế,

[ />
9. Dân

Kinh tế, 2013, Thực trạng suy thoái kinh tế tại Việt Nam hiện nay,

[ kinh-te-tai-viet-nam-hien-nay/]

10. Nghị quyết số 30/2008/NQ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ Về những giải pháp
cấp bách nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an
sinh xã hội


11. Quyết định số 16/2009/QD-TTg ngày 21/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng,
ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

12. Thông tư số 03/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính về giảm, gia hạn nộp
thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN).
13. Thông tư 04/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực
hiện hoàn thuế VAT theo Nghị quyết 30/2008/NQ-CP.

14. Quyết định 21/2011/QĐ-TTg ngày 6/4/2011 về gia hạn nộp thuế TNDN của doanh
nghiệp nhỏ và vừa nhằm tháo gỡ khó khăn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế năm
2011.
15. Quyết định 54/2011/QĐ-TTg ngày 11/10/2011 về việc gia hạn nộp thuế TNDN năm
2011 của doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động trong một số ngành nhằm tháo gỡ khó
khăn, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
16. Nghị quyết 08/2011/QH13 ngày 6/8/2011 của Quốc hội về bổ sung một số giải pháp
về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân.
17. Nghị quyết 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho
SXKD, hỗ trợ thị trường.
18. Nghị quyết 29/2012/QH13 ngày 21/6/2012 về một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ
khó khăn cho tổ chức và cá nhân.

22



×