Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

hệ thống tài chính singapore

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.16 KB, 24 trang )

II Thực trạng

1. Sự ra đời và phát triển

Singapore là quốc gia nhỏ nhất ở Đông Nam Á, nằm phía nam của bán đảo Mã Lai, tiếp
giáp tiểu bang Johor của Malaysia về phía bắc và đối diện đảo Riau của Indonesia về phía
nam.
Được thành lập như một thuộc địa mậu dịch của Anh vào năm 1819, từ khi giành được
độc lập, đất nước này đã trở thành một trong những quốc gia thịnh vượng nhất thế giới.
Sau thời gian dài là thuộc địa của Anh, Singapore đã giành quyền tự trị năm 1959 dưới sự
lãnh đạo của Thủ tướng Lý Quang Diệu; nhập vào với Malaysia năm 1963 và tách ra
thành một quốc gia độc lập năm 1965. Ban đầu vô cùng khó khăn
Gần như ngay lập tức, tổng thống Lý Quang Diệu đã thành lập ra Ban Phát triển Kinh tế
(EDB) ngay từ năm 1961 với mục đích tạo lập nên các chính sách kinh tế quốc gia.
Thúc đẩy Phát triển hệ thống ngân hàng, hệ thống tài chính và đặc biệt là hệ thống tài
chính đa quốc gia.
Trong vòng 50 năm kể từ sau khi giành độc lập, GDP bình quân đầu người của Singapore
tăng hơn 100 lần, sánh ngang các nước phát triển phương Tây. Sự bứt phá kỳ diệu của
đảo quốc sư tử chính là minh chứng rõ ràng cho tài lãnh đạo của ông Lý Quang Diệu.
Cùng với sự phát triển thần kì của kinh tế, hệ thống tài chính của Singapore cũng ra đời
và phát triển mạnh mẽ. Quá trình phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao trong quá
trình công nghiệp hoá của quốc gia này cần phải kể đến sự thành công của lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, những toà nhà chọc trời tập trung ở khu vực trung tâm kinh tế lớn trở
thành biểu tượng hùng vĩ của ngành dịch vụ tài chính Singpore. Đến cuối thập niên 80 ở
Singapore đã có hơn 200 ngân hàng thương mại (commercial bank), và ngân hàng dịch
vụ thương mại (merchant bank ) với vốn tự có lên đến 200 – 300 tỷ USD . Đến giữa thập
niên 90, Singapore đã có trên 140 ngân hàng thương mại sau giai đoạn cải cách sắp xếp
lại hệ thống ngân hàng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh có khả năng cung
cấp đầy đủ dịch vụ tài chính đáp ứng cho nền kinh tế cùng với sự phát triển của thị
trường tài chính vững mạnh.
So với các nước trong khối ASEAN thì Singapore có thị trường tài chính phát triển nhất,


năm 1975 ở Singapore lãi suất tiền vay và tiền gửi trong nước đã được tự do hóa. Năm
1978, việc kiểm soát hối đoái cũng đã được nới lỏng, đem lại việc tự do hóa tài chính đầy
đủ…. nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng Singapore huy động tối đa nguồn vốn nhàn
rỗi trong và ngoài nước để phân phối và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tiền tệ đã huy
động được, đáp ứng nhu cầu vốn cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa.


2. Thực trạng của hệ thống tài chính Singapore

Hệ thống tài chính Singapore là hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng làm trung
tâm (cấp tín dụng) (Bank based financial system) với mạng lưới hệ thống các
trung tâm tài chính lớn mạnh nhất thế giới. Khối lượng tín dụng do ngân hàng
cung ứng cho các doanh nghiệp là rất lớn. Đóng góp vào tăng trưởng GDP của
Singapore trong những năm qua chủ yếu đến từ khu vực dịch vụ tài chính-bảo
hiểm và sản xuất.
Cơ cấu hệ thống tài chinh Singapore
Cơ sở hạ tầng
pháp lý kỹ thuật

Hệ thống tài chính

Thị trường tài chính

Thị
trường
tiền tệ

Thị trường tín dụng ngân
hàng
Thị trường hối đoái


Trung gian tài chính

Tài chính tín dụng
ngân hàng và phi
ngân hàng

Cơ quan giám sát và
điều hành

SDIC

MAS

Thị trường liên ngân hàng
Thị trường mở

Thị trường chứng khoán

Thị
trường
vốn

Thị trường tín dụng trung và
dài hạn
Thị trường cho thuê tài
chính
Thị trường cầm cố tài sản

Ngân hàng


Các trung gian đầu

Bảo hiểm và các quỹ trợ
cấp

MOF


Các phương thức luân chuyển vốn trong hệ thống tài chính Singpore
Với đặc điểm là hệ thống tài chính dựa vào ngân hàng, vốn được huy động chủ yếu từ các
tổ chức, cá nhân gửi tiền vào ngân hàng và các tổ chức tài chính. Một phần không thể
thiếu từ thị trường chứng khoán. Dòng vốn cũng sẽ được luân chuyển từ người có vốn
đến người cần vốn theo cả phương thức trực tiếp lẫn phương thức gián tiếp.
Sự liên kết giữa các tổ chức trong hệ thống
Vốn cũng có thể chuyển giao giữa các tổ chức tài chính với nhau. Các công ty bảo hiểm,
các quỹ cũng có thể gửi tiền của mình vào ngân hàng hoặc các công ty tài chính để nhân
lãi suất hoặc đầu tư sinh lời. Các tổ chức này cũng có thể đầu tư tiền gửi trên thị trường
chứng khoán giúp dòng vốn lưu chuyển hữu ích cho nền kinh tế. Các tổ chức trong hệ
thống liên hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ nhau cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính cho
nền kinh tế.

Vai trò của các trung gian tài chính đối với hệ thống tài chính Singapore
Ngân hàng có một vị trí vô cùng quan trọng trọng hệ thống tài chính của Singapore, nó
làm trung tâm cấp vốn cho mọi hoạt động kinh tế, ổn định cả toàn thể hệ thống tài chính
toàn thể.
Singapore được đánh giá mức tín nhiệm AAA với nền kinh tế được đánh giá còn có tiềm
năng tăng trưởng mạnh mẽ, tiếng tăm và vị thế ổn định trong việc mở rộng kinh doanh
cũng như đầu tư.
A. Khu vực ngân hàng


Là một trung tâm tài chính quốc tế, Singapore cung cấp cho các tổ chức tài chính
quốc một môi trường kinh doanh với chi phí rất cạnh tranh, với một môi trường
pháp lý hiệu quả, cơ sở hạ tầng tuyệt vời với một đội ngũ các chuyên gia tài
chính kỹ thuật cao và có tính quốc tế. Singapore đang ở một vị thế rất tốt để
phát triển.
Hệ thống ngân hàng Singapore bao gồm Ủy ban tiền tệ Singapore, ngân hàng
thương mại, ngân hàng thương mại dịch vụ, ngân hàng tiết kiệm bưu điện, công
ty tài chính…Trong đó Ủy ban tiền tệ Singapore do Bộ tài chính Singapore thành
lập từ năm 1971 để giám sát các tổ chức tài chính và thực thi chính sách tiền tệ
Singapore có hơn 200 ngân hàng, một số lượng lớn trong số đó cũng đã lựa chọn
để đặt trụ sở hoạt động ở đây để phục vụ các hoạt động khu vực của họ. Các ngân
hàng lớn nhất phải kể đến là DBS, OCBC, UOB, Citybank, Maybank,.. . khu vực
ngân hàng có tác động rất mạnh đến Singapore trong việc tài trợ phát triển của địa


phương và khu vực. Ví dụ, để tạo thuận lợi thương mại, tài chính doanh nghiệp và
xây dựng hạ tầng.
Những ngân hàng ở Singapore
Trong khu vực châu Á, DBS, OCBC và United Overseas của Singapore được đánh giá là
những ngân hàng an toàn nhất. Theo báo cáo năm 2009 của Tạp chí Tài chính Toàn cầu,
hàng loạt những ngân hàng quốc tế có uy tín đều đặt trụ sở tại Singapore. Singapore có
một lợi thế rất lớn đó là múi giờ, khi mà thị trường ở Mỹ đóng cửa thì mọi người sẽ
chuyển qua giao dịch với thị trường châu Âu, ngay thời điểm đó đã mở cửa trở lại. Với
tình hình chính trị ổn định và cơ sở hạ tầng tốt, Singapore là quốc gia thích hợp nhất
trong việc đóng vai trò trung gian cho các dòng tài chính trong khu vực châu Á.
Ngân hàng thương mại ở Singapore
Các ngân hàng thương mại của Singapore cung cấp những dịch vụ ngân hàng phổ biến
như cung cấp dịch vụ tín séc, nhận tiền gửi và cho vay. Những ngân hàng thương mại của
Singapore còn cung cấp những dịch vụ mà họ được ủy quyền từ Cơ quan quản lý tiền tệ

Singapore như: môi giới bảo hiểm, dịch vụ tư vấn tài chính và dịch vụ thị trường vốn. Kể
từ tháng 7 năm 2001, những ngân hàng thương mại của Singapore không được phép tham
gia vào những hoạt động không liên quan đến lĩnh vực tài chính tại Singapore.
Ngân hàng địa phương ở Singapore
Từ năm 2001, chính phủ Singapore đã gia tăng cấp phép cho các ngân hàng nước ngoài
hoạt động trong lãnh thổ của mình để hỗ trợ việc củng cố ngành công nghiệp ngân hàng
tại địa phương. Việc hợp nhất ngân hàng nước ngoài với ngân hàng địa phương là nhằm
mục đích tạo ra các tập đoàn ngân hàng lớn hơn. Và những tập đoàn ngân hàng này đã
được địa phương hóa và có thể cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài tốt hơn. Số
lượng ngân hàng địa phương ở Singapore đã được giảm xuống còn năm ngân hàng.
Tổng tài sản của hệ thống ngân hàng Singapore

Tổng tài sản của các Ngân hàng Tăng liên tục và khá đều qua các năm:
-

Năm 2005 Tổng tài sản chỉ khoảng 425 tỷ $ nhưng đến năm 2014 đã tăng lên đến
1059 tỷ $ tăng 2,5 lần
Giai đoạn 2008 – 2009 tốc độ tăng trưởng của tài sản có chậm lại do cuộc khủng
hoảng tài chính thế giới, sau đó thì tốc độ đã tăng đều trở lại

Tình hình lãi suất, và ảnh hưởng đến nền kinh tế Singapore


Trong mấy năm gần đây, quốc gia giàu có ở Đông Nam Á đã chứng kiến nợ của các hộ
gia đình tăng mạnh. Lãi suất ở mức thấp khiến người dân Singapore ồ ạt đi vay, buộc
chính phủ phải vào cuộc để giảm bớt nhu cầu.
Tỷ lệ vay mượn của các hộ gia đình so với GDP của Singapore đã tăng từ mức 64% của
năm 2007 lên 77% - nằm trong nhóm cao nhất ở châu Á. Các khoản vay mua nhà – bộ
phận chiếm 3/4 tổng số vay nợ của các hộ gia đình – gia tăng mạnh mẽ trong những năm
gần đây, cùng với sự bùng nổ của thị trường bất động sản.

Giờ đây, với lợi suất trái phiếu bắt đầu tăng lên (lợi suất trái phiếu chính phủ Singapore
kỳ hạn 10 năm đã tăng từ 1,4% của tháng 5 lên 2,5%), nỗi lo về bong bóng nợ đang lớn
dần.
tỷ lệ đòn bẩy cao bắt đầu trở thành nguy cơ khi lãi suất ngắn hạn (vốn liên quan đến lãi
suất thế chấp) bắt đầu tăng lên. mọi người lo ngại có thể xảy ra vào năm 2014 nếu như
Cục dự trữ liên bang Mỹ quyết định nâng lãi suất. Lãi suất liên ngân hàng Singapore
(SIBOR) – loại lãi suất được sử dụng để định giá các khoản vay mua nhà – có diễn biến
sát với lãi suất ở Mỹ.
“Đây là mối lo ngại lớn, bất kỳ đất nước nào có tỷ lệ nợ của hộ gia đình ở mức cao đều
sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề khi lãi suất tăng lên. Mặc dù không đến mức phá sản, sẽ
có những cuộc chuyển biến dẫn đến nền kinh tế bị tổn thương.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng các tài sản tài chính của Singapore vẫn tăng
trưởng khá lành mạnh. Điều này sẽ giúp giảm bớt những tác động tiêu cực mà lãi suất
mang lại. Tài sản tài chính của các hộ gia đình (bao gồm tiền tệ, tiền gửi ngân hàng, cổ
phiếu và các chứng khoán khác) đã tăng từ mức 72% GDP trong năm 2007 lên 86%.
Trong những tháng cuối năm 2014, Ủy ban tiền tệ Singapore (MAS) – cơ quan có chức
năng như NHTW của nước này – đã tung ra các biện pháp mới nhằm hạn chế nợ tiêu
dùng.
Sự hồi phục của các ngân hàng Singapore
Cơ quan tiền tệ Singapore báo cáo rằng các khoản cho vay kinh doanh từ tháng 8 năm
2009 gia tăng và những lĩnh vực cần vốn kinh doanh chủ yếu là thương mại, kho bãi và
giao thông vận tải. Theo như cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (The Monetary Authority
of Singapore, MAS) thì đây là dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế Singapore. Mặc dù
chính phủ Singapore đang thực hiện sáng kiến chia sẻ rủi ro nhằm giúp các ngân hàng và
các doanh nghiệp, những doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn thận trọng về việc vay tiền
của những tập đoàn lớn.


Dù phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng các ngân hàng ở
Singapore vẫn đang được vận hành rất tốt. Singapore là trung tâm tài chính của khu vực

châu Á, và có rất nhiều cơ hội tăng trưởng thêm nữa trong ngành công nghiệp ngân hàng.
B: Quản lý tài sản và bảo hiểm
1. Quản lý tài sản

Với tổng tài sản quản lý khoảng 1,4 nghìn tỷ $, Singapore cũng được công nhận là
một trong những quốc gia quản lý tài sản hàng đầu ở châu Á.
Tọa lạc tại trung tâm của khu vực châu Á, Singapore cung cấp cho các nhà đầu tư
toàn cầu một vị thế hoàn hảo để tiếp cận được với các thị trường châu Á Thái Bình
Dương - một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trên thế giới. Bên cạnh đó
do có một vị trí địa lý chiến lược, có sự liên kết kinh doanh cơsở hạ tầng, kết nối
toàn cầu và thương mại tuyệt vời của Singapore cho phép các nhà đầu tư để thâm
nhập thị trường hơn 4 tỷ $ của châu Á trong vòng 7 giờ bay.
Hiện tại có hơn 500 công ty trong ngành quản lý tài sản hoạt động theo các giấy
phép khác nhau
Singapore sẽ trở thành trung tâm quản lý tài sản nước ngoài quan trọng nhất thế giới
Trong những năm gần đây, Hoa Kỳ và châu Âu bắt đầu mở “cuộc chiến chống trốn
thuế”, khiến truyền thống bí mật ngân hàng của các thiên đường né thuế như Thụy Sĩ
bị đe dọa bởi các ký kết hợp tác giữa giới chức Hoa Kỳ với châu Âu, nên dòng tiền né
thuế phải đổi hướng.
Dòng tiền né thuế đổi hướng
Sau khi các ngân hàng lớn ở Phố Wall và sông Thames bị chấn động bởi cuộc khủng
hoảng tài chính, nhiều nhà đầu tư chuyển sự chú ý sang châu Á. Cùng lúc, chính quyền
tại Hoa Kỳ và châu Âu bắt đầu tuyên chiến với hoạt động trốn thuế, đã ký kết nhiều thỏa
thuận hợp tác với các “thiên đường né thuế” truyền thống, khiến rất nhiều người siêu giàu
chuyển tài sản của mình đến Singapore.
Theo Elbert Pattijn, Giám đốc rủi ro của Ngân hàng DBS - ngân hàng lớn nhất Singapore,
“Singapore hiện là một trong các hệ thống tài chính ổn định bậc nhất thế giới, và cũng là
một trong những hệ thống ngân hàng bảo mật cao nhất. Chính vì vậy đã kéo sự an toàn
của các giới chức siêu giàu thế giới chú ý”.
Theo CNN, thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Anh WealthInsight cho biết năm

2000 ngành ngân hàng Singapore chỉ quản lý khoảng 50 tỷ USD tài sản. Nhưng đến năm
2011 con số này đã tăng vọt lên 550 tỷ USD, một tỷ lệ tăng trưởng cực nhanh.
Khoảng 450 tỷ USD thuộc về các khách hàng ở nước ngoài, biến Singapore thành trung
tâm ngân hàng nước ngoài toàn cầu lớn thứ tư trên thế giới sau Thụy Sĩ, Anh và vùng


Caribbean. Báo cáo Offshore Leaks của Hiệp hội Quốc tế các Nhà báo điều tra (ICIJ)
cũng đặt Singapore ở vị trí cao trong bảng xếp hạng các nước thu hút dòng tiền né thuế.
Betriebs-Center für Banken (BCB), một chi nhánh Postbank của Đức, dự đoán Singapore
có khả năng trở thành trung tâm quản lý tài sản nước ngoài quan trọng thứ hai của thế
giới, sau Thụy Sĩ, vào năm 2017
Báo Đức Spiegel cũng trích lời một luật sư Đức cho rằng có một lượng lớn tiền bạc
không có nguồn gốc rõ ràng từ các nước xung quanh được gửi tại Singapore. Công ty tư
vấn có uy tín BCG ước tính rằng 14% trong số gần 1.000 tỷ USD tài sản nước ngoài đang
được quản lý tại Singapore và Hồng Công đến từ châu Âu.
Singapore phản pháo
Những điều tiếng từ các tổ chức nước ngoài thực sự đang tạo sức ép lên chính phủ
Singapore. Hiện Chính phủ và Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) đang dùng một phương
pháp tiếp cận tích cực hơn để cải thiện hình ảnh của thị quốc.
Theo Giám đốc MAS Ravi Menon, thật là một nhận thức sai lầm nghiêm trọng khi cho
rằng có một dòng chảy lớn từ các quỹ châu Âu đến các trung tâm châu Á như Singapore.
Hơn nữa, báo cáo Offshore của ICIJ cho đến nay vẫn không cho thấy bất kỳ hành vi sai
trái nào.
Từ năm 2009, Singapore đã thông qua tiêu chuẩn tự động trao đổi thông tin thuế của Tổ
chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD) và tích hợp nó vào tất cả các điều ước đánh
thuế 2 lần.
Trong tháng 10-2011, Ravi Menon ra lệnh cho các ngân hàng phải đảm bảo khách hàng
hiện tại phù hợp với các tiêu chuẩn trong tương lai. Kể từ ngày 1-7-2013, việc cố ý trốn
thuế và gian lận thuế bị xếp vào hành vi phạm tội hoạt động rửa tiền. Hiện Singapore sắp
ký kết một thỏa thuận liên chính phủ tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính Singapore

hợp tác với Luật FATCA của Hoa Kỳ.
FATCA sẽ yêu cầu các ngân hàng tại Singapore tự động truyền dữ liệu về tài khoản của
công dân Hoa Kỳ cho chính quyền Hoa Kỳ. Ông Menon cũng cho biết Singapore đang
chuẩn bị tham gia đàm phán với Liên minh châu Âu về việc tự động trao đổi thông tin.
Chưa thực sự minh bạch
Tuy nhiên, Singapore bị chỉ trích rằng vẫn chừa lỗ hổng cho dòng tiền từ nước ngoài.
Chẳng hạn, Singapore không đánh thuế đối với tài sản thừa kế hoặc tăng vốn. Điều này
có nghĩa một người nước ngoài có thể trốn thuế bằng cách di chuyển thừa kế của mình
đến Singapore.


Mức thuế suất của Singapore được cho là thấp hơn so với bất cứ nơi nào khác trên thế
giới. Mức thuế suất tối đa chỉ 20% và các doanh nghiệp chỉ phải trả một tỷ lệ cao nhất
17%.
Ngoài ra, từ năm ngoái chính phủ loại trừ hoạt động chế biến vàng và kim loại quý khác
trong bảng thuế hàng hóa và dịch vụ (GST), nhờ đó càng thu hút việc buôn bán kim loại
quý ở đảo quốc. Những người nước ngoài giàu có rất khen ngợi khu cảng miễn thuế
tương lai tại sân bay, nơi họ có thể mua và dự trữ vàng miễn thuế và không nộp thuế.
Singapore đứng ở vị trí cao trong bảng xếp hạng Báo cáo Năng lực Cạnh tranh Toàn cầu
thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đặc biệt xét về sự cương quyết của
luật pháp và chống tham nhũng.
Nhưng Kenneth Jeyaretnam, một nhà kinh tế và là Tổng thư ký của đảng Cải cách đối
lập, nói: “Singapore luôn là một thiên đường thuế, một ký sinh trùng của hệ thống tham
nhũng bao quanh nó”.
Singapore thiếu sự giám sát của Quốc hội đối với nền kinh tế và việc triển khai luật
chống tham nhũng. Chính phủ và nền kinh tế đan xen chặt chẽ, một mối quan hệ được
củng cố bởi sự ảnh hưởng của các dòng họ quyền lực, những lực lượng kiểm soát đáng kể
trong chính trị và kinh tế trong nhiều thập kỷ.
Thủ tướng Lý Hiển Long là chủ tịch của quỹ đầu tư quốc gia GIC, trong khi vợ ông, Ho
Ching, quản lý quỹ đầu tư quốc gia thứ hai là Temasek. Là một cổ đông lớn, Temasek chi

phối ngân hàng lớn nhất Đông Nam Á là DBS.
2. Bảo hiểm

Trong khu vực châu Á, Singapore tự xây dựng chính mình như là một trung tâm bảo
hiểm quan trọng. Bên cạnh các công ty của nhà nước, còn có một số lượng lớn các công
ty bảo hiểm và tái bảo hiểm quốc tế lớn có trụ sở tại Singapore. Các công ty này cung cấp
đầy đủ các dịch vụ bảo hiểm để đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước. Nhiều nhà tái
bảo hiểm và công ty bảo hiểm “nội ngành” cũng sử dụng thị trường Singapore như một
cơ sở để hạn chế những rủi ro từ khu vực. Kinh doanh bảo hiểm ra nước ngoài đã trở


thành một động lực chính trong tăng trưởng ngành công nghiệp, chiếm hơn một nửa tổng
số doanh nghiệp bảo hiểm chính thức.
Ngày nay, Singapore là trung tâm của sự pha trộn rất phong phú các công ty bảo hiểm
trực tiếp, tái bảo hiểm và công ty bảo hiểm “nội ngành”. Một mạng lưới mạnh mẽ của các
trung gian bảo hiểm và cung cấp dịch vụ phụ trợ cũng đã xuất hiện. Nhiều tên tuổi hàng
đầu thế giới trong môi giới bảo hiểm cũng có mặt ở đây.

Các công ty bảo hiểm ngày càng phát triển với tổng tài sản liên tục tăng qua các năm.
Tổng tài sản năm 2010 là 13523,8 triệuS $ tới năm 2014 con số này đã lên tới 21588,3
triệuS $, tăng lên 8064,5 triệu S$.
Lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ tại Singapore có độ rủi ro thấp, được
phản ánh bằng các chỉ số đánh giá về ngành công nghiệp bảo hiểm và rủi ro quốc gia
(IICRA) do công ty đánh giá xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poor Ratings
Services đưa ra, theo công ty này cho biết trong hai báo cáo vừa được công bố trong tuần
này.
Kết quả đánh giá phản ánh quan điểm về rủi ro quốc gia rất thấp, dựa trên rủi ro về kinh
tế, rủi ro chính trị, rủi ro hệ thống tài chính, văn hóa thanh toán, và hệ thống pháp lý của
Singapore.Nhân định rủi ro của ngành công nghiệp bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ ở
Singapore là thấp.

Nền kinh tế cạnh tranh cao, đa dạng, và thịnh vượng của Singapore tiếp tục hỗ trợ sự phát
triển và hoạt động của ngành bảo hiểm của quốc gia này. Singapore cũng có một lịch sử
quản lý kinh tế thành công và độ ổn định chính trị cao.
Đánh giá về rủi ro của ngành bảo hiểm nhân thọ của Singapore dựa trên đánh giá về 5
yếu tố liên quan đến ngành công nghiệp này: mức độ lợi nhuận (đo bằng tỷ lệ lợi nhuận
trên vốn chủ sở hữu) và triển vọng tăng trưởng của thị trường ở mức tích cực; rủi ro về
sản phẩm, rào cản gia nhập thị trường ở mức trung bình; và một khuôn khổ thể chế vững
mạnh.
Đối với lĩnh vực bảo hiểm tài sản và thiệt hại của Singapore, đánh giá khả năng sinh lời ở
mức tích cực; rào cản gia nhập, rủi ro sản phẩm, triển vọng tăng trưởng của thị trường ở
mức trung bình; và một khuôn khổ thể chế vững mạnh.”
Ngân hàng tư nhân
Trong thập kỷ qua, Singapore đã thành lập và phát triển một trung tâm ngân hàng tư nhân
trên toàn cầu và ở châu Á. Những người giàu có chọn Singapore để xây dựng ngân hàng
tư nhân của họ đã làm như vậy vì một số lý do. Ngoài yếu tố cơ bản như sự ổn định kinh
tế và chính trị, danh tiếng về tiêu chuẩn cao về quy định giám sát chặt chẽ, và một khuôn
khổ pháp lý và tư pháp mạnh mẽ, bề rộng và chiều sâu của các công ty ở đây cung cấp
một thị trường vô cùng lớn
C. Thị trường vốn


Thị trường vốn Nợ:
Thị trường trái phiếu của Singapore đã phát triển theo chiều sâu và chiều rộng trong thập
kỷ qua. Với một phạm vi rộng lớn của cả trái phiếu chính phủ Singapore và trái phiếu
doanh nghiệp nước ngoài có sẵn, Singapore cung cấp các cho nhà đầu tư thu nhập cố
định cùng một loạt các cơ hội đầu tư. Giao dịch trái phiếu với số lượng đăng ký tối thiểu
thấp và có thể giao dịch trên Sở Giao dịch Singapore (SGX) và cũng luôn có sẵn trong thị
trường bán lẻ.
Tổng giá trị trái phiếu phát hành của Singapore có nhiều biến động, tuy nhiên xét về
mặt dài hạn thì tổng giá trị tăng:

+ giai đoạn 2010 – 2012: Trị giá trái phiếu phát hành Tăng Khá đều, từ 13,4 tỷ $ lên
16,4 tỷ % tăng 1,22 lần
+ Tuy nhiên giai đoạn 2012 -2013 đã có sự sụt giảm khá lớn ở giá trị trái phiếu phát
hành, từ 16,4 tỷ $ xuống còn 14,8 tỷ $ , giảm 1,1 lần
+ Giai đoạn 2013 – 2014 có sự tăng mạnh của giá trị trái phiếu phát hành khi tăng lên
từ 14,8 tỷ $ tới 18,8 tỷ $ tăng 1,27 lần.
Thị trường vốn chủ sở hữu
Là một trong những thị trường vốn mới thành lập ở châu Á-Thái Bình Dương, SGX là
nơi ưa thích dành cho khoảng800 công ty. Một trong những đặc điểm độc đáo ở thị
trường vốn cổ phần là tỷ lệ lớn các danh nghiệp nước ngoài trên SGX. Khoảng 40%
trong các danh sách của SGX là các công ty nước ngoài, mở rộng ra những khu vực như
châu Á Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Đông Nam Á, và xa hơn ở cả châu Âu và Mỹ. Có
danh sách trong các lĩnh vực đa dạng như bất động sản, vận tải biển và cơ sở hạ tầng.
Singapore là thị trường REIT (Quỹ tín thác bất động sản) lớn nhất ở châu Á và có một
danh sách các doanh nghiệp uy tín hoạt động kinh doanh trên SGX ở các linh vực như
hàng hải, hàng không và cơ sở hạ tầng…

Số lượng Công ty niêm yết của Singapore đang có xu hướng giảm nhằm năng cao
chất lượng thay vì số lượng
+ trong giai đoạn 2010 – 2014: Số lượng công ty liên tục giảm từ 778 công ty xuống
còn 765 công ty
+ Giai đoạn 2010 – 2011: Số lượng công ty giảm đột ngột từ 778 về 769 công ty


+ Giai đoạn 2012 – 2014 đã đi vào cân bằng nên số lượng công ty hủy niêm yết là rất
nhỏ
Tuy nhiên giá trị vốn hóa thị trường thì lại tăng:
+giai đoạn 2010 – 2011: cùng với sự sụt giảm của số lượng công ty là sự sụt giảm của
vốn hóa thị trường
+ giai đoạn 2011 – 2014: Số lượng vốn hóa tăng mạnh từ 704 tỷ $ lên 997 tỷ $ tăng

1,41 lần.
Thị trường ngoại hối


Các thị trường ngoại hối (FX) và thị trường phái sinh phi tập trung đóng vai trò
then chốt trong thị trường tài chính và quốc tế của Singapore, nền tảng tăng trưởng
của Singapore là giao dịch ngoại hối toàn cầu và kinh doanh ngân quỹ. Singapore
có các đại lý FX toàn cầu lớn cung cấp một thị trường mang tính chiều sâu và có
tính lỏng cao trong việc kinh doanh và bảo hiểm rủi ro tiền tệ, cũng như các đồng
tiền trên thị trường châu Á mới nổi khác. Theo khảo sát mới nhất (2013) của Ngân
hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), khối lượng kim ngạch FX trung bình hàng ngày ở
Singapore là 383 tỷ $ vào tháng Tư năm 2013. Singapore được xếp hạng là một
trong ba trung tâm FX lớn nhất trên toàn cầu và là trung tâm FX lớn nhất ở châu Á
Thái Bình Dương. Từ khảo sát định kỳ ba năm của BIS năm 2013, Singapore cũng
được đánh giá là thị trường OTC dẫn xuất lãi suất trung tâm lớn nhất ở châu Á
Thái Bình Dương không bao gồm Nhật Bản bởi doanh thu. Điều này nhấn mạnh vị
thế hàng đầu của Singapore như là một trung tâm tài chính quốc tế lớn trong khu
vực và trên thế giới.

Biến động của SGD
Đồng SGD, đồng nội tệ của Singapore đã tăng giá mạnh so với đồng AUD của Australia
và đồng ringgit của Malaysia trong những tháng đầu năm 2015, đạt mức đỉnh trong nhiều
năm.
Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng đồng SGD khá ổn định nếu xét trong rổ các tiền tệ
chủ chốt.
Trên thị trường, từ đầu năm đến nay, đồng AUD đã giảm hơn 8% so với SGD, trong khi
đồng ringgit Malaysia và rupiah của Indonesia suy yếu khoảng 5% so với đồng SGD.
Đây là lần đầu tiên trong vòng gần sáu năm, đồng AUD thấp hơn đồng SGD, còn đồng
ringgit và rupiah đã chạm ngưỡng thấp nhất trong những tuần gần đây.
Có những lo ngại rằng việc đồng nội tệ Singapore tăng giá mạnh có thể sẽ làm tổn

thương khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của nước này và tác động đến ngành
công nghiệp du lịch. Bởi đồng SGD mạnh lên có thể sẽ làm suy giảm lượt khách từ
Indonesia, một trong những nước có số lượng lớn du khách đến Singapore.



Tuy nhiên, một số nhà phân tích lại cho rằng nếu nhìn ra bức tranh rộng lớn, các lĩnh vực
như tài chính ngân hàng sẽ được hưởng lợi từ sự biến động của thị trường ngoại hối.
Theo ông Tan Teck Leng, chuyên gia phân tích ngoại hối tại UBS Singapore, các dịch vụ
tài chính thực sự được hưởng lợi trước sự biến động của đồng SGD, trong đó việc tham
gia vào hoạt động bảo hiểm rủi ro nhiều hơn đã làm tăng doanh thu cho các công ty tài
chính.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cũng lưu ý rằng đồng SGD khá ổn định khi so sánh trong
rổ các đồng tiền lớn hơn.
Mặt khác, các chuyên gia cũng cho rằng sự yếu kém trong xuất khẩu của Singapore trong
năm qua là do nền kinh tế toàn cầu chững lại, khiến cho việc xuất khẩu các sản phẩm
điện tử như điện thoại thông minh và máy tính bảng sang các thị trường đang phát triển
nhanh bị giảm.
Các chuyên gia dự báo đồng SGD sẽ tiếp tục tăng giá thêm 5% so với AUD trong vòng 36 tháng tới, trong khi đồng USD có thể sẽ tăng giá so với SGD, chạm mức 1,39
SGD/USD.
Trong một diễn biến khác, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS, Ngân hàng trung ương) vừa
ra mắt Ban cố vấn mới với 26 thành viên là lãnh đạo các doanh nghiệp trong lĩnh vực
ngân hàng, bảo hiểm và quản lý tài sản hàng đầu.
Ban cố vấn mới được thành lập có vai trò giúp MAS "tăng cường đối thoại và hợp tác"
giữa cơ quan quản lý và các ngành công nghiệp.
Các chuyên gia này sẽ tư vấn cho MAS trong hai lĩnh vực.
Thứ nhất là tư vấn về chiến lược để phát triển các phân khúc khác nhau của khu vực tài
chính và đề xuất các sáng kiến để đảm bảo "tính năng động liên tục của các trung tâm tài
chính của Singapore."
Thứ hai là tư vấn về chiến lược liên ngành liên quan đến công nghệ tài chính, xây dựng

kỹ năng sâu và khai thác công nghệ, tăng lợi thế cạnh tranh của Singapore như là một
trung tâm tài chính hàng đầu./.
Khối lượng giao dịch trên FX
Khối lượng giao dịch của Thị trường ngoại hối Sing là rất lớn và có sự biến động qua
các năm
+ Giai đoạn 2010 – 2011 có sự tăng vượt trội về khối lượng giao dịch, tuy nhiên đến
giai đoạn 2011 – 2014 đã trở về trạng thái khá cân bằng và thay đổi rất ít khôi lượng
giao dịch
D: Cổng khu vực cho RMB
Là một phần của Trung Quốc và Singapore hợp tác với các dịch vụ tài chính tăng cường
theo Hiệp định Trung Quốc-Singapore về Thương mại tự do, Ngân hàng Nhân dân Trung
Quốc (PBC) bổ nhiệm các chi nhánh ICBC Singapore là Renminbi (RMB) thanh toán bù
trừ của ngân hàng tại Singapore. Việc bổ nhiệm của một ngân hàng thanh toán bù trừ
RMB ở Singapore mang đến khả năng đồng nhân tệ mới và quan trọng đối với hệ thống


tài chính Singpore, cung cấp cho các tổ chức tài chính tại Singapore và khu vực với các
cơ hội để đóng một vai trò lớn hơn trong việc trung chuyển dòng chảy thương mại và đầu
tư ngày càng tăng giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Với sự gia tăng của
thanh khoản RMB ở Singapore, một phạm vi rộng lớn hơn của các sản phẩm và dịch vụ
RMB sẽ được cung cấp bởi các tổ chức tài chính tại Singapore để đáp ứng tốt hơn các
nhu cầu tài chính, đầu tư và quản lý rủi ro của thị trường.
D. Mô hình giám sát ngân hàng hợp nhất
Singapore có cấu trúc quản lý tài chính hợp nhất. Cơ quan quản lý tiền tệ của Singapore
(MAS) được ủy quyền hoạt động như một ngân hàng trung ương và cơ quan đại diện tài
chính của Chính phủ, có trách nhiệm thúc đẩy sự phát triển kinh tế bền vững, không lạm
phát, ổn định tiền tệ, tín dụng và tỷ giá thông qua xây dựng các chính sách thích hợp và
giám sát kinh tế vĩ mô dựa trên các biến động hiện tại, phát hiện xu hướng và các rủi ro
tiềm tàng.
MAS còn là cơ quan giám sát thống nhất tất cả các tổ chức tài chính ở Singapore như

ngân hàng, công ty bảo hiểm, trung gian thị trường vốn và thị trường chứng khoán. Cơ
quan này quản lý tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối và thanh khoản trong hệ thống ngân
hàng; chỉ đạo giám sát dựa trên rủi ro của các định chế tài chính, bao gồm việc cấp phép
cho các định chế tài chính cung cấp dịch vụ, thiết lập các quy định và chuẩn mực, xử lý
các định chế và cá nhân vi phạm quy định.
Với nhiệm vụ tăng cường sự tiến bộ của khu vực dịch vụ tài chính, MAS cũng giúp định
hình nền công nghiệp tài chính Singapore nhờ thiết lập khuôn khổ quản trị doanh nghiệp
mạnh mẽ và tuân thủ chặt chẽ các chuẩn mực kế toán quốc tế, hướng dẫn các nhà đầu tư
nhỏ lẻ.
MAS có quyền cho vay đến bất kỳ định chế tài chính nào theo Luật quản lý tiền tệ
Singapore nếu như cơ quan này cho rằng hành động trên là cần thiết để đảm bảo tính an
toàn và lành mạnh của hệ thống tài chính hoặc niềm tin công chúng vào hệ thống tài
chính.
MAS đảm bảo rằng tài chính Singapore luôn giữ được sự năng động và tính cạnh tranh
bằng cách làm việc chặt chẽ với các cơ quan Chính phủ và các tổ chức tài chính khác để
Singapore phát triển như 1 trung tâm tài chính khu vực và quốc tế.


Đánh giá:


Những điểm đạt được

World Bank xếp Singapore vào hạng nhất trên thế giới về mức độ dễ dàng làm thương
mại (The ease of doing business) và giữ vị thứ này suốt 7 năm liền; Singapore được xếp
hạng ba trên thế giới về quốc gia cạnh tranh nhất (Most competitive country in the world)
Là trung tâm tài chính lớn thứ 4 trên thế giới
Thị trường hoạt động 24/24
Trong khu vực châu Á, DBS, OCBC và United Overseas của Singapore được đánh giá là
những ngân hàng an toàn nhất. Theo báo cáo năm 2009 của Tạp chí Tài chính Toàn cầu,

hàng loạt những ngân hàng quốc tế có uy tín đều đặt trụ sở tại Singapore. Singapore có
một lợi thế rất lớn đó là múi giờ, khi mà thị trường ở Mỹ đóng cửa thì mọi người sẽ
chuyển qua giao dịch với thị trường châu Âu, ngay thời điểm đó đã mở cửa trở lại. Với
tình hình chính trị ổn định và cơ sở hạ tầng tốt, Singapore là quốc gia thích hợp nhất
trong việc đóng vai trò trung gian cho các dòng tài chính trong khu vực châu Á.
Hệ thống tài chính ổn định với sự kiểm soát, định hướng của chính phủ bằng các quy
định, luật pháp minh bạch, chặt chẽ


Với một hệ thống các chính sách, quy định và luật lệ được xây dựng chặt chẽ, minh bạch
và sự quản lý, giám sát, điều hành bởi những cơ quan điều hành, Singapore đã xây dựng
một môi trường tài chính ổn định thu hút được sự đầu tư của thế giới. Cùng với việc điều
hành tốt luật pháp, hệ thống tài chính Singapore dựa vào ngân hàng đạt được nhiều thành
tựu, ổn định và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Singapore là nước chịu ảnh hưởng nặng nề
từ cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ năm 2008, nhưng đến năm 2010 nó lại là một trong
những nước tăng trưởng kinh tế trở lại mạnh nhất thế giới. Cơ quan tiền tệ (NHTW)
Singapore đã cho công bố báo cáo tài chính 2008-2009 đưa ra lời khẳng định rằng
Singapore, mặc dù không tránh khỏi tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu,
nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể nhờ vào nỗ lực thực hiện 3 cột trụ trong
chính sách của mình là “duy trì sự lành mạnh và an toàn của các định chế tài chính, đảm
bảo cho thị trường hoạt động một cách nhịp nhàng và duy trì niềm tin của các nhà đầu
tư.”
Là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới
Trên thị trường ngoại tệ, năm 2013 Singapore đã vượt qua Tokyo trở thành trung tâm
ngoại tệ lớn nhất châu Á và lớn thứ 3 thế giới. Hiện các dịch vụ tài chính đóng góp
khoảng 12% GDP của Singapore, gần bằng tỷ lệ 16% của Hồng Kông.
Tính đến năm 2012, Singapore là thị trường ngoại hối (FX) lớn thứ 3 trên thế giới và là
một trong những trung tâm thương mại lớn nhất của các chứng khoán phái sinh phi tập
trung ở châu Á.
Thị trường vốn chủ sở hữu và mức thu nhập ổn định đang ở giai đoạn đầu của sự phát

triển. Singapore có sự phát triển về hệ thống thanh toán, bù trừ với một số cơ sở hạ tầng
của thị trường tài chính theo hệ thống quan trọng.
Là trung tâm tài chính lớn thứ 4 trên thế giới
Hệ thống thanh toán phát triển
Singapore không có tài nguyên, song vị trí địa lý mang lại cho Quốc đảo này những tiềm
năng "tài nguyên" vô cùng phong phú và nhiều ưu thế. Singapore nằm ở giao nhau của
con đường Huyết mạch chính vận chuyển hàng hải giữa Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương
và eo biên Malacca. Địa thế nơi đây phẳng đều, những eo biển giữa các hòn đảo chính là
nơi neo đậu thuận tiện của các thuyền bè. Nằm tại một trong những giao lộ của thế giới,
vị trí chiến lược của Singapore chính là một yếu tố thuận lợi góp phần giúp quốc gia này
phát triển thành một trung tâm quan trong trong các lĩnh vực thương mại, viễn thông và
du lịch. Đây là một yếu tố quan trọng giúp phát triển hệ thống thanh toán của Singapore.


Quy mô vốn rất lớn, đáp ứng được nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế hướng tới đầu tư ra
nước ngoài – đặc biệt các nước châu Á
Cơ cấu nhân lực trong hệ thống tài chính cũng rất chuyên nghiệp, giỏi Tiếng Anh đáp
ứng được nhu cầu của hệ thống tài chính năng động, chuyển nghiệp
Nhiều sản phẩm tài chính rất đa dạng: Bảo hiểm “Nội ngành”, Ngân hàng tư nhân hay
tái bảo hiểm, ….



Điểm còn tồn đọng

Phát triển muộn hơn các thị trường khác
Được tách ra khỏi Malaisia và trở thành một quốc gia độc lập vào năm 1965 , so với các
quốc gia khác muộn hơn rất nhiều nên hệ thống tài chính cuả Singapore còn non trẻ, đồng
tiền Singapore chưa thực sự ổn định, chưa được giao dịch nhiều trên thị trường và chưa
được nhiều sự quan tâm hay dùng làm dự trữ của các quốc gia khác.

Vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của biến động lãi suất của Fed
Sự biến động của lãi suất Singapore qua các năm vẫn bám vào sự thay đổi của hệ thống
lãi suất Mỹ, nhưng thấp hơn, bởi vì Singapore theo đuổi chính sách thu hút đầu tư và hỗ
trợ cho các doanh nghiệp. Vì thế chưa có nhiều sự linh hoạt trong điều chỉnh tỷ lệ lãi
suất.
Mức tín nhiệm của hệ thống ngân hàng của "Đảo quốc Sư tử" trong năm qua không thay
đổi là do "các khoản nợ trong nước và nước ngoài của các ngân hàng trong vài năm trở
lại đây tăng nhanh" và "các khoản nợ xấu sẽ tăng nhẹ vì lãi suất ngân hàng sẽ tăng do
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất và giá tài sản có thể sẽ giảm".

III: Đánh giá chung
1:Ảnh hưởng của hệ thống tài chính Singapore tới tài chính thế giới
Khi sự phát triển kinh tế ở khu vực Đông Nam Á nở rộ, các mạng lưới giao thương quốc
tế mở rộng hơn, nhu cầu về các quỹ đầu tư nước ngoài ngày càng gia tăng. Từ đó xuất
hiện đòi hỏi về một trung tâm đủ khả năng làm nhiệm vụ trung gian về tài chính giữa các
nước trong khu vực và giữa khu vực với phần còn lại của thế giới. Và Singapore đã đáp
ứng rất tốt cho nhu cầu này. Chính quyền Singapore đã thiết lập một hệ thống ngân hàng


ngoài nước để tập trung vào thị trường tài chính bên ngoài và các hoạt động về ngoại hối.
Các quỹ tiền tệ quản lý ở Singapore do người nước ngoài đứng tên dùng để đầu tư cho thị
trường trong nước hay ngoài nước đều được miễn thuế.
Bên cạnh đó, cơ quan Giao dịch Chứng khoán và Hiệp hội Quốc gia các nhà buôn
Chứng khoán (NASDAQ) ở Mỹ đã hình thành một mối liên kết để tạo điều kiện thuận lợi
cho việc kinh doanh cổ phiếu của NASDAQ ở Singapore.
Những hoạt động này khiến đảo quốc sư tử thực sự là cửa ngõ tài chính của Đông
Nam Á, đóng vai trò cầu nối, hỗ trợ các giao dịch tài chính diễn ra thuận lợi, nền tài
chính khu vực hội nhập sâu rộng với các khu vực phát triển như Bắc Mỹ và EU.
Singapore, với vị thế tài chính của mình, còn có tầm ảnh hưởng đến cả nền kinh tế
- tài chính thế giới. Có thể nhận thấy điều này khi nhìn lại vai trò quan trọng của

Singapore trong việc ký kết thành công Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái
Bình Dương (TPP). Hiệp định này được khởi nguồn từ thỏa thuận giữa 3 nước Chile,
New Zealand, Singapore, và ký kết chính thức bởi 12 quốc gia gồm

Úc, Brunei

Darussalam, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore,
Mỹ, Việt Nam vào ngày 4/10/2015.
Một số điểm trong hiệp định được kỳ vọng sẽ tác động rất lớn tới tài chính Châu Á
– Thái Bình Dương:
- Về tiếp cận thị trường toàn diện: TPP đã xóa bỏ hoặc giảm thuế quan và các rào
cản phi thuế quan một cách đáng kể đối với mua bán hàng hóa công nghiệp, nông nghiệp
và dịch vụ, bao trùm một mảng lớn về thương mại, gồm hàng hóa, dịch vụ, và đầu tư
nhằm tạo ra các cơ hội mới và lợi ích cho doanh nghiệp, công nhân, và người tiêu dùng
của các nước ký kết.
- Về thiết lập các quy tắc trong lĩnh vực đầu tư: các nước tham gia TPP phải ban
hành các chính sách đầu tư và các biện pháp bảo hộ trên cơ sở không phân biệt đối xử,
đảm bảo nguyên tắc cơ bản trong việc bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó, các nước thành
viên cũng phải bảo đảm các chính phủ sẽ đạt được các mục tiêu chính sách công theo
đúng qui định. Hiệp định TPP quy định các nguyên tắc bảo hộ đầu tư cơ bản tương tự
như các nguyên tắc trong các hiệp định liên quan đến đầu tư khác, bao gồm nguyên tắc


đối xử quốc gia; đối xử tối huệ quốc; chuẩn mực ứng xử tối thiểu trong đầu tư phù hợp
với các nguyên tắc luật pháp quốc tế; nghiêm cấm các hành vi thu hồi tài sản không phục
vụ cho mục đích công, không đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định hoặc không thực
hiện bồi thường; nghiêm cấm những yêu cầu về thực hiện như yêu cầu về hàm lượng nội
địa hay nội địa hóa công nghệ; tự do chuyển giao nguồn vốn thực hiện đầu tư phù hợp
với những điều khoản ngoại lệ quy định trong Hiệp định TPP nhằm đảm bảo các chính
phủ thành viên được phép quản lý các dòng vốn vãng lai một cách linh hoạt thông qua

các biện pháp bảo hộ tạm thời (như các biện pháp kiểm soát vốn) nhằm hạn chế hành vi
chuyển vốn đầu tư trong trường hợp xảy ra khủng hoảng cán cân thanh toán hoặc những
mối đe dọa, suy thoái kinh tế khác, cũng như nhằm bảo vệ tính thống nhất và ổn định của
hệ thống tài chính; bảo đảm quyền tự chủ của các quốc gia thành viên trong việc bổ
nhiệm các vị trí quản lý cao cấp.
Các nước thành viên của TPP phải ban hành các quy định về danh mục cấm để bảo
đảm thị trường của các quốc gia luôn công khai đối với các nhà đầu tư ngoại, trừ trường
hợp nhà đầu tư chấp nhận một điều khoản ngoại lệ (biện pháp không tương thích).
Hiệp định TPP có hiệu lực tạo môi trường thuận lợi cho các nền kinh tế trao đổi,
khơi thông dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp, sử dụng vốn đúng thời điểm, đúng khu
vực, hợp tác quốc tế nhằm cùng phát triển.
Mặt khác, nó cũng yêu cầu hệ thống tài chính, nhà điều hành cũng như các thành
phần tham gia thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán các nước phải nhanh nhạy với
thông tin biến động của thế giới, có những biện pháp thích hợp để nâng cao tính năng
động và sức cạnh tranh của thị trường.
2: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ một quốc gia phải đối mặt với vô vàn khó khăn và thách thức vào những năm
50 thế kỷ XX, bằng định hướng và những chính sách hiệu quả, đảo quốc Singapore đã
vươn mình trở thành một trong các trung tâm thương mại lớn của thế giới, với vị thế
trung tâm tài chính lớn thứ tư.


Những gì mà Singapore đã thực hiện và đạt được từ khi tự trị đến nay rất đáng để
Việt Nam học hỏi, nhất là trong quá trình đổi mới mạnh mẽ nền kinh tế, hội nhập và quốc
tế hóa, toàn cầu hóa như hiện nay.
Về hoạt động ngân hàng
Để thực hiện thành công công nghiệp hoá - hiện đại hóa, Chính phủ cần sớm có
một khung pháp lý lành mạnh, minh bạch cho hệ thống tài chính, một khuôn khổ pháp lý
và cơ chế giám sát hữu hiệu hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng nội địa như Singapore.
Xây dựng hệ thống ngân hàng có tiềm lực vững mạnh, nhanh chóng đa dạng các

hình thức huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai
thông nguồn vốn lưu chuyển trong nước, đồng thời thu hút tư bản nước ngoài để đáp ứng
vốn và kỹ thuật cho quá trình công nghiệp hóa. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có biện pháp
mở cửa đồng bộ cắt giảm thuế quan, chính sách ưu đãi tín dụng… để nâng cao chất lượng
tín dụng.
Chính phủ cần có sự can thiệp kịp thời đối với hệ thống ngân hàng, mở rộng tín
dụng và thực hiện chính sách ưu đãi lãi suất đối với những mặt hàng, ngành công nghiệp
mang lại giá trị cao, tập trung hướng đến xuất khẩu, nhằm tạo động lực chuyển dịch cơ
cấu kinh tế. Vấn đề hỗ trợ lãi suất cho tín dụng cần phải có chương trình hành động, bước
đi thích hợp với những chỉ tiêu cụ thể, với kinh nghiệm của các nước cần phải có chế độ
kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng để tránh nguy cơ thất thoát, sử dụng lãng phí, kém
hiệu quả nguồn vốn.
Tuy nhiên, nếu sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động ngân hàng mang tính áp
đặt quá cao sẽ trở nên bị gò bó, thiếu tính linh động, sẽ là một rào cản lớn cho ngân hàng
trong tiến trình hội nhập quốc tế. Kết hợp đồng bộ, việc sửa đổi hệ thống pháp luật điều
chỉnh hàng loạt về chính sách môi trường kinh tế, cải cách hành chính để mở cửa cho
ngân hàng nước ngoài đầu tư, cởi bỏ mọi hạn chế về quyền sở hữu, hình thức hoạt động,
kể cả huy động và giao dịch với các đối tác tiền gửi VND và thiết lập các chi nhánh ngân
hàng tại các địa phương; mở rộng việc cung cấp các dịch vụ cao cấp, dịch vụ chăm sóc
khách hàng, dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt … trong đó, cần nghiên cứu nâng tỷ
lệ sở hữu của các cổ đông nước ngoài tham gia đầu tư vào các ngân hàng thương mại Việt


Nam (trên 30%) nhằm thu hút vốn đầu tư gián tiếp từ nước ngoài vào thị trường tài chính
Việt Nam.
Chính sách tài chính công
Đối với tài chính công, Việt Nam có thể tham khảo từ Singapore một số bài học
trong việc chống tham nhũng, lãng phí quyết liệt, triệt để và có hiệu lực trên mọi lĩnh vực
hoạt động kinh tế – xã hội; chi tiêu tuỳ tiện công quỹ nhà nước. Đó là biện pháp góp phần
lành mạnh hóa ngân sách nhà nước trong điều kiện hiện nay.

Thúc đẩy sự phát triển, tập trung nhiều hơn vào khu vực kinh tế tư nhân thay vì
dồn vốn quá nhiều cho các doanh nghiệp Nhà nước. Singapore chính là điển hình trong
việc tập trung vào kinh tế tư nhân khi gói kích cầu trị giá 20,5 tỉ SGD của họ đã giành tới
8,4 tỉ cho khu vực doanh nghiệp này.
Để sử dụng một cách hợp lý nguồn tài sản quốc gia, Singapore đã lập Công ty đầu
tư và kinh doanh vốn nhà nước Temasek vào năm 1974. Nhìn vào thành công của
Temasek, “cha đẻ” trong công cuộc phát triển của Singapore đã có một bài học rất lớn
dành cho Việt Nam. Trong bài phát biểu của mình, Bộ trưởng Công thương Singapore đã
từng nói: “Một trong những ảo tưởng tai họa mà nhiều nước thuộc thế giới thứ ba đang
nuôi dưỡng là quan niệm cho rằng các nhà chính trị và các quan chức có thể đảm nhận
thành công các vai trò kinh doanh. Cho dù có phải đứng trước thực tế ngược lại hoàn toàn
thì càng lạ lùng là người ta vẫn cứ tin vào ảo tưởng đó”. Từ đó, một kinh nghiệm trong
quản lý vốn nhà nước của Việt Nam đó chính là để phát huy có hiệu quả số tiền khổng lồ
này, cần phải có một đội ngũ chuyên gia hàng đầu chứ không phải là những nhà chính trị
và các quan chức với đầu óc “công chức” cùng những “mệnh lệnh cách” của họ.
Tháng 8 năm 2006 nước ta cũng đã chính thức đưa Tập đoàn Kinh doanh và Đầu
tư vốn nhà nước (SCIC) đi vào hoạt động với số vốn điều lệ lên tới 15.000 tỉ đồng. SCIC
quản lý danh mục đầu tư gồm các doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác
nhau của nền kinh tế như: dịch vụ tài chính, năng lượng, công nghiệp, viễn thông, xây
dựng, vận tải, hàng tiêu dùng, y tế, công nghệ thông tin…


Chính sách phát triển ngoại thương
Singapore đã có một chiến lược xuất khẩu rất thông minh với một lộ trình rõ ràng,
đi từ xuất khẩu thô nguyên liệu, khoáng sản, sang xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng lao
động lớn, và cuối cùng là xuất khẩu sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao. Có thể thấy
Việt Nam cũng đang bước đi theo lộ trình như vậy. Việt Nam hiện nay đã và đang đi trên
con đường xuất khẩu nguyên liệu thô (chiếm tới gần 40% GDP) và tăng cường xuất khẩu
các mặt hàng có hàm lượng lao động lớn như dệt may và các mặt hàng nông thủy sản.
Tuy nhiên, dệt may VN vẫn chủ yếu là gia công (chiếm tới hơn 70%) còn tỉ lệ xuất

khẩu hàng FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) lại thấp, chỉ chiếm 30% xuất khẩu.
Vấn đề thay đổi cơ cấu trong xuất khẩu dệt may đang là mục tiêu hàng đầu của chính phủ
và các DN dệt may tại VN. Để thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu dệt may, vấn đề trước hết
mà chính phủ cần quan tâm đó là tăng cường xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ và hỗ
trợ việc nhập khẩu đầu vào, tạo điều kiện để giảm chi phí cho các DN, từng bước nâng
cao số lượng cũng như chất lượng hàng FOB, giảm tỉ lệ gia công.
Ngoài ra cần kể tới hướng đi mới trong xuất khẩu là gia công phần mềm. Đây là
lĩnh vực sử dụng công nghệ cao của Việt Nam, tuy còn rất non trẻ nhưng dẫu sao đó cũng
là bước đầu để chúng ta có hướng phát triển thích hợp trong tương lai.
Chính sách về tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng trong quá trình thực hiện chiến lược phát
triển đất nước, cụ thể là cân bằng giữa thương mại với nước ngoài (xuất khẩu và nhập
khẩu) và ổn định kinh tế nhằm tăng cường tiêu thụ hàng hóa trong nước, hướng tới tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn.
Tỷ giá hối đoái luôn bị tác động bởi tình hình lạm phát trên thị trường nội địa và
thị trường thế giới. Nhà nước phải tiến hành điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo các quá trình
lạm phát có liên quan, tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện cạnh tranh
thành công trên thị trường quốc tế. Điều cần lưu ý là trên thực tế, một nước có quan hệ
với rất nhiều bạn hàng, vì vậy khi tính toán tỷ giá hối đoái cần tính tỷ giá đó ở dạng song
phương. Nhưng có thể có rất nhiều loại hàng và nhiều bạn hàng, nên trong tính toán chỉ


lựa chọn những khách hàng quan trọng nhất, mặt hàng quan trọng nhất để tính tỷ giá hối
đoái.
Mở rộng thị trường, xúc tiến thương mại
Từ nhiều thập kỷ gần đây, Singapore đã rất quan tâm, chú trọng đến công tác xúc
tiến thương mại nhằm đa dạng hóa thị trường, thu về một lượng ngoại hối đáng kể và các
Công ty Singapore mở rộng đến các thị trường chưa được khai phá. Vai trò xúc tiến
thương mại của Singapore thuộc về Hội đồng phát triển thương mại Singapore (TDB),
chịu trách nhiệm trong việc thúc đẩy ngoại thương quốc tế đồng thời bảo vệ lợi ích của

quốc đảo này.
Việt Nam trước mắt cần tập trung tăng cường mối quan hệ thương mại với các thị
trường lớn như Mỹ, Nhật, Châu Âu và Trung Quốc. Đây là những đối tác giúp Việt Nam
tiêu thụ được các mặt hàng xuất khẩu và đem đến những lợi ích căn bản như nguồn vốn
ODA, FDI và chuyển giao công nghệ, đồng thời tăng nguồn dự trữ của những ngoại tệ
phổ biến. Bên cạnh đó, việc tìm kiếm các thị trường tiềm năng khác cũng cần được quan
tâm. Kể từ khi gia nhập WTO, rất nhiều cơ hội hợp tác đã mở ra cho Việt Nam nhưng
nhất thiết phải có lịch trình cụ thể, phân định rõ những thị trường có lợi cho kinh doanh
ổn định lâu dài. Ngoài ra, công tác xúc tiến cần hướng tới những mục tiêu như:
-

Kích thích một nền thương mại tự do và công bằng tại các diễn đàn quốc tế

-

Mở ra các thị trường mới, nhằm đem lại những nguồn thu mới về thương mại

-

Thu hút đầu tư thương mại

-

Phát triển và tăng cường hạ tầng cơ sở thương mại và kinh doanh

-

Trợ giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam ở ngoài nước
Việc quảng bá hình ảnh Việt Nam cần được chú trọng hơn nữa trong những năm


tới.Việt Nam vẫn còn nhiều vấn nạn như tệ tham nhũng, cửa quyền của quan chức, công
tác quản lý yếu kém, rườm rà không hiệu quả. Những vấn đề này cần được khắc phục để
tạo ra được thiện cảm trong con mắt bạn bè quốc tế.
Ngoài ra chính phủ cần có biện pháp hỗ trợ các doanh nghệp xây dựng và củng cố
thương hiệu sản phẩm của mình, tiến hành đăng ký cho từng loại sản phẩm, nhất là sự


chuẩn bị đầu tư nguồn lực cho các hoạt động đăng ký bảo hộ thương hiệu và bảo hộ nhãn
hiệu hành hóa tại nước ngoài. Xây dựng chiến lược sản phẩm, đây là giải pháp làm cơ sở
và định hướng , từng bước tạo lập tên tuổi và khẳng định uy tín của mình trên thị trường.
Xây dựng và phát triển các tổ chức xúc tiến thương mại, trợ cấp thích hợp. Đây là điều
cần thiết, đầu mối giúp các doanh nghiệp thâm nhập thị trường nước ngoài, cung cấp
thông tin thương mại, nghiên cứu thị trường.
Có thể thấy, Singapore đã có một bước tiến đáng nể phục từ một nước thuộc thế
giới thứ 3 lên hàng các nước thuộc thế giới thứ nhất. Trong quá trình phát triển của mình,
Singapore đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. Những bài học này rất bổ ích và
có thể áp dụng vào thực tiễn Việt Nam do Việt Nam và Singapore có rất nhiều điểm
tương đồng.




×