Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phóng sự trong thời kì đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.43 KB, 12 trang )

Tiểu luận: “Phóng sự…”

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................................................1
I. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................................................................2
II. PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................................4
1. Khái niệm về thể loại phóng sự trong thời kỳ đổi mới....................................................................4
2. Đặc trưng phóng sự thời kỳ đổi mới:..............................................................................................5
2.1. Đối tượng phản ánh là người thật, việc thật có ý nghĩa xã hội.................................................5
2.2. Cái tôi trong phóng sự thời kỳ đổi mới....................................................................................6
2.3. Kết cấu trong phóng sự thời kỳ đổi mới...................................................................................7
2.4. Ảnh minh họa trong phóng sự thời kỳ đổi mới........................................................................9
III. PHẦN KẾT LUẬN...............................................................................................................................10
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................................11

Học viên thực hiện: Hoàng Thị Diệu Loan – CH VHVN K29

1


Tiểu luận: “Phóng sự…”

I. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong lí luận báo chí, từ lâu người ta đã đặc biệt lưu ý đến những phẩm
chất văn học của thể loại phóng sự: “Nếu ta hình dung đường ranh giới nối liền
tiểu thuyết với các thể tài báo chí thì cái đường ranh giới đó có lẽ là phóng sự”.
Đây là ý kiến mà bản thân tôi rút ra sau khi xem xét tính sự kiện của báo chí với
tính nghệ thuật trong cách trình bày hiện thực của phóng sự. Phóng sự thông
thường phản ánh sự thật qua lối viết giàu hình ảnh, nghĩa là ta có thể hình dung
ra bức tranh xác thực về một khía cạnh nào đó của cuộc sống, ở đó mạng đậm
những phẩm chất tinh thần, đạo đức, lối sống… của con người. Bởi vậy phóng


sự thường hay toát ra nhiều ý nghĩa mỹ học.
Phóng sự có thể xem như là sự kết hợp giữa hai yếu tố lịch sử và nghệ
thuật. Yếu tố lịch sử là sự thật của cuộc sống với tính xác thực làm đối tượng, và
nội dung phản ánh của tác phẩm, yếu tố nghệ thuật là phương thức và đặc trưng
biểu hiện yếu tố lịch sử. Gọi là văn học, vì những tư liệu đó được trình bày
thông qua phương thức điển hình hoá nghệ thuật. Do đó, trong phóng sự phải
đặc biệt tôn trọng tính xác thực của tư liệu về cuộc sống nếu không đực điểm
của thể loại sẽ bị xóa nhòa. Mặt khác, cũng phải nhấn mạnh đến tính nghệ thuật.
Thiếu tính nghệ thuật những tư liệu đó chỉ là những tư liệu thuần tuý của cuộc
sống.
Sau chiến tranh, văn học Việt Nam nhìn chung vẫn phát triển theo quán
tính của nền văn học chiến tranh. Nhưng các nhà văn đã bắt đầu thấy việc viết
như cũ với đề tài người lính, cảm hứng sử thi ngợi ca đã không còn phù hợp. Họ
bắt đầu tìm lối viết mới với những tìm tòi, thể nghiệm. Phóng sự cũng vậy, kể từ
sau Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ “cởi trói”, “đổi mới tư duy”
với khẩu hiệu “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” đã
cứu dân tộc và cả văn học. Những năm đầu đổi mới đất nước của thời kỳ dân
Học viên thực hiện: Hoàng Thị Diệu Loan – CH VHVN K29

2


Tiểu luận: “Phóng sự…”

chủ hoá, phóng sự không chỉ là sự cổ vũ cho những nhân tố mới mà còn là sự
khám phá đấu tranh với các vấn đề tiêu cực nảy sinh trong vấn đề cơ chế thị
trường thời kỳ mở cửa. Đó là nạn tham nhũng , quan liêu hành chính , những
hoạt động kinh doanh phi pháp, làm giàu bất chính, tình trạng vi phạm kỷ
cương, phép nước… Nhiều phóng sự truyền hình đề cập phát hiện cảnh tỉnh dư
luận xã hội về những vấn đề nhức nhối, những mâu thuẫn nảy sinh cũng như

những nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến xã hội, cản trở đến sự phát triển đi lên
về mọi mặt kinh tế chính trị xã hội, văn hoá của xã hội đất nước. Chính vì vậy,
phóng sự thời kì đổi mới (1986 trở về sau) đã có những bước khởi sắc mạnh mẽ,
đổi mới trên nhiều phương diện.

Học viên thực hiện: Hoàng Thị Diệu Loan – CH VHVN K29

3


Tiểu luận: “Phóng sự…”

II. PHẦN NỘI DUNG
1. Khái niệm về thể loại phóng sự trong thời kỳ đổi mới.
Có nhiều quan niệm về thể loại phóng sự thời kỳ đổi mới:
Quan niệm phóng sự của Vũ Trọng Phụng: “Phóng sự là một thiên truyện
kể với cơ sở mà nhà báo đã từng mắt thấy, tai nghe, trừ phi là một thiên “phóng
sự trong buồng” nhà báo nghe người ta kể lại cái mà mình chưa biết bằng tai,
bằng mắt”.
Còn theo PGS,TS. Nguyễn Đức Dũng: “Phóng sự là một thể loại báo chí
giàu chất văn học. Phóng sự có nhiệm vụ thông tin thời sự về người thật việc
thật trong một quá trình phát sinh, phát triển… Phóng sự là một trong những
thể loại báo chí có khả năng phản ánh những mâu thuẫn, hiện trạng, quang
cảnh… một cách năng động, phóng sự có thể vừa đáp ứng yêu cầu thông tin
thời sự, đồng thời còn có khả năng tác động vào nỗi xúc cảm của công chúng”
GS Hà Minh Đức thì cho rằng: “Về cơ bản, phóng sự cũng có đặc tính
của một thiên kí sự: chú trọng sự kiện khách quan, tôn trọng tính xác thực của
đối tượng miêu tả. Nhưng phóng sự lại đòi hỏi tính thời sự trực tiếp. Phóng sự
được viết ra nhằm giải đáp những vấn đề nào đó mà xã hội đang quan tâm.
Người viết trình bày một cách khách quan diễn biến của câu chuyện, sự việc,

đồng thời cũng nhằm chứng minh cho một kết luận của mình, hoặc từ đó đề xuất
ra những vấn đề xã hội nhất định”
Ngoài ra, các tác giả của cuốn “Tác phẩm báo chí tập 2” đã đưa ra một
khái niệm về phóng sự như sau: “Phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng,
thông tin cụ thể và sinh động về con người, sự việc có thật có ý nghĩa xã hội,
theo một quá trình phát sinh, phát triển, thông qua cái tôi – tác giả và bút pháp
linh hoạt: miêu tả, tường thuật kết hợp với nghị luận”
Nhìn chung còn rất nhiều những quan niệm khác nhau về phóng sự,
nhưng suy cho cùng, phóng sự thời kỳ đổi mới mang những nét đặc trưng sau:
Học viên thực hiện: Hoàng Thị Diệu Loan – CH VHVN K29

4


Tiểu luận: “Phóng sự…”

2. Đặc trưng phóng sự thời kỳ đổi mới:
2.1. Đối tượng phản ánh là người thật, việc thật có ý nghĩa xã hội
Nhiệm vụ của bất kỳ phóng viên nào khi thực hiện phóng sự trước hết
là “cung cấp cho bạn đọc khả năng được nhìn thấy sự kiện bằng con mắt của
người chứng kiến (người thực hiện phóng sự)”, tức là tạo “hiệu quả của sự hiện
diện”. Bất cứ thể loại báo chí nào cũng đòi hỏi và có đặc trưng là phản ánh
người thật, việc thật có ý nghĩa xã hội. Tuy nhiên, với từng thể loại, từng thời
kỳ, quá trình và phương thức phản ánh hiện thực đó có những góc độ tiếp cận và
mức độ phản ánh khác nhau. Điểm nổi bật nhất của phóng sự thời kỳ đổi mới so
với trước đây là có khả năng phản ánh hiện thực một cách có bề dày và chiều
sâu dưới dạng một bức tranh nóng bỏng hơi thở của đời sống hiện thực. Để làm
được như vậy, phóng sự luôn bám sát những con người, sự kiện và vấn đề nổi
bật trong đời sống. Ở thể loại phóng sự, nhà báo đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật
chứ không chỉ dừng lại ở việc thông báo tin tức. Nếu thiếu quá trình đi sâu khai

phá, tìm hiểu sự thật thì các tác phẩm phóng sự không thể trở thành những “bức
tranh” hiện thực sống động.
Đi sâu khai phá, tìm hiểu sự thật, phóng sự qua đó có khả năng phản ánh
đa diện và có tính chất điển hình về đối tượng được phản ánh. Ngược lại, không
phải sự kiện và con người nào cũng trở thành đối tượng được phản ánh bởi
phóng sự. Những sự kiện và con người đó phải đảm bảo yếu tố tiêu biểu, điển
hình và có ý nghĩa xã hội.
Phóng sự cũng không dừng lại ở việc phản ánh đối tượng, phản ánh sự
thật mà còn có xu hướng thẩm định hiện thực và trả lời những câu hỏi mà hiện
thực đặt ra. Phóng sự không chỉ giúp công chúng “biết” sự kiện xảy ra và xảy ra
như thế nào mà còn giúp công chúng “hiểu” tại sao hay những nguyên nhân nào
dẫn đến sự kiện đó. Trong nhiều trường hợp, các tác phẩm phóng sự còn chỉ ra
xu thế vận động và quá trình phát triển, diễn biến tiếp theo của sự kiện.

Học viên thực hiện: Hoàng Thị Diệu Loan – CH VHVN K29

5


Tiểu luận: “Phóng sự…”

Trong phóng sự “Xoá mù chữ ở Sa Pa” đăng trên báo “Nông thôn ngày
nay” đã kể một câu chuyện rất ấn tượng xoay quanh hai nhân vật là bé Pang và
Dung, hai học sinh mới của trường bán trú Sa Pa (Lào Cai). Mục đích của
phóng sự là tập trung phản ánh thực trạng và nguyên nhân của những khó khăn
trong việc vận động trẻ em ở vùng cao đi học. Trong Phóng sự kể lại một số
hình ảnh như: cảnh bố của Pang (nhân vất chính của phóng sự) “cười trả lại bút
cho cô giáo và điểm chỉ vào tờ giấy cam kết gửi con đến trường học nội trú của
tỉnh Lào Cai”, đã đem đến cho đọc giả nhiều suy nghĩ. Người đọc có thể đặt ra
các câu hỏi: với những người cha, người mẹ không biết chữ như vậy thì làm sao

có thể dạy chữ cho con? Liệu hiện tượng mù chữ có trở lại các vùng cao? Tương
lai trẻ em ở vùng cao sẽ ra sao?... Trong Phóng sự cũng có nhiều chi tiết ẩn chứa
nhiều thông tin: Hình ảnh Pang mặt mũi nhem nhuốc, chân đi đất, tay quyệt
nước mắt cho thấy trẻ em ở vùng cao không được chăm sóc chu đáo và đầy đủ;
ảnh một em bé khác đang gào khóc, níu chặt tay mẹ vì không muốn đến trường;
ảnh bố Pang dấm dúi đưa cho Pang những viên thuốc trắng... những hình ảnh đó
cho thấy các em không muốn đến trường không chỉ vì không muốn xa gia đình
mà còn vì không có những viên thuốc trắng đó. Nó cũng cảnh báo tình trạng
“ma tuý học đường” đối với trẻ em miền núi. Chỉ trong một bài phóng sự ngắn
mà toàn bộ câu chuyện về sự khó khăn trong công tác xoá mù chữ ở Sa Pa hiện
ra trước mắt người đọc và để lại trong lòng họ nhiều suy tư, trăn trở.
2.2. Cái tôi trong phóng sự thời kỳ đổi mới
Từ năm 1986, đất nước ta đi vào công cuộc đổi mới trên mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, tư tưởng… Phóng sự với trọn vẹn tính phóng sự được hình
thành từ đây. Cái tôi của tác giả trong phóng sự lúc này cũng được định hình rõ
ràng, không chỉ ở mức người trần thuật, chứng kiến. Những phóng sự này không
những mang đậm dấu ấn của vấn đề mà còn bày tỏ chính kiến, nêu những kiến
nghị, đề xuất những giải pháp. Họ xưng tôi trong phóng sự của mình như một
cách khẳng định sự lao động nghiêm túc, đồng thời cũng là sự khẳng định trực
Học viên thực hiện: Hoàng Thị Diệu Loan – CH VHVN K29

6


Tiểu luận: “Phóng sự…”

tiếp trách nhiệm của cá nhân trong thời buổi xã hội yêu cầu ngày càng cao về
trách nhiệm của nhà báo.
Ở khía cạnh khác “cái tôi” trần thuật trong phóng sự thời kỳ đổi mới còn
góp phần tạo ra giọng điệu của tác phẩm. Xuất phát từ đối tượng mà tác phẩm

đề cập, giọng điệu trong phóng sự rất sinh động. Có khi nghiêm túc, lý lẽ, hài
hước, châm biếm và có khi lại tràn đầy cảm xúc. Giọng điệu phong phú cùng
với nghệ thuật dẫn chuyện, trình bày chi tiết và xây dựng lý lẽ, nghệ thuật miêu
tả, đặc tả khác phác hoạ chân dung. khiến cho phóng sự có đầy đủ khả năng
phản ánh hiện thực trong nhiều tình huống khác nhau. Trong phóng sự “Tôi đi
bán tôi” của Huỳnh Dũng Nhân, cái tôi tác giả được thể hiện ở ngôi thứ nhất:
“Tôi dừng xe cách chợ người Giảng Võ (HàNội) một quãng, suy tính mãi xem
làm thế nào hoà nhập với họ trong vai cửu vạn. Nhiều bài báo đã viết về chợ
người này nhưng tôi vẫn muốn viết thêm viết nữa”. Việc xưng “tôi” chỉ là một
hình thức chứ chưa thể là căn cứ vững chãi để xác định cái tôi tác giả trong
phóng sự. Thực chất cái tôi tác giả trong phóng sự này là sự pha trộn của nhiều
cái tôi: cái tôi nhân chứng, cái tôi trần thuật, cái tôi thẩm định và cái tôi cảm
xúc. Những cái tôi này không tách bạch riêng rẻ mà xen kẻ một cách hài hòa và
uyển chuyển, tạo nên giá trị cho tác phẩm phóng sự.
2.3. Kết cấu trong phóng sự thời kỳ đổi mới
Phóng sự thời kỳ đổi mới ngoài tít chính còn có tít phụ. Tít chính là phần
nêu vấn đề - tên gọi của bài báo. Còn tít phụ thuộc về phần diễn giải vấn đề.
Tuỳ thuộc vào nội dung tác phẩm để tác giả xây dựng các tít. Các tít chính và tít
phụ được các tác giả chú ý cọn lựa cách đặt thích hợp nhất. Tít phải đảm bảo
được các yêu cầu: ngắn gọn, súc tích, nêu được tinh thần của bài. Tít chính
ngoài chức năng giới thiệu cốt lõi vấn đề được đề cập còn phải có sức hấp dẫn
người đọc. Vì thế, không phải không có lý khi nhiều người nói rằng: rút tít thật
không đơn giản chút nào.

Học viên thực hiện: Hoàng Thị Diệu Loan – CH VHVN K29

7


Tiểu luận: “Phóng sự…”


Tít chính có nhiều loại: Có loại giới thiệu khái quát và đầy đủ toàn bộ vấn
đề sẽ nêu trong bài như: Hà Nội bước qua thiên niên kỷ (Báo Lao động, thứ ba
12/10/1993), Seoul-Kham xa ham ni ta ( Báo Lao động chủ nhật 5/12/1993),
Xót xa chiếu đất màn trời (Báo Tin tức, thứ năm 15/8/2002, số1025), Bên dòng
Krông Ana (Báo Lao động, thứ năm 17/8/1995). Loại tít này không hàm chứa
thông tin cao, người đọc có thể nhận dạng

được ngay vấn đề cần nêu trong

phóng sự.
Loại tít mở thường nêu một vế dang dở của vấn đề. Người đọc chưa thể
biết ngay loại thông tin sẽ được đề cập đến là gì. Loại tít này không có ưu điểm
là thâu tóm được cốt lõi của vấn đề nhưng lại có ưu điểm gợi trí tò mò của
người đọc. Như khi ta đọc tít Thầy và trò thời nay ( Đỗ Doãn Hoàng, Báo Hà
Nội mới 1/1/1995), Bắc Ninh còn đó nỗi buồn (Trong Thị Kim Dung, Báo Lao
động 23/9/1996). Dạng tít mở thường khiến cho người đọc phải theo dõi khám
phá rồi chính nội dung của phóng sự đó sẽ cắt nghĩa cho tít bài.
Loại tít dùng ẩn dụ, dùng những sự kiện, sự việc, nhân vật có tính tượng
trưng cũng là một loại được sử dụng nhiều lần trong phóng sự. Loại tít này đòi
hỏi người đọc phải có khái niệm và ý nghĩa của hình tượng đó. Ví dụ như: Tố
Như ơi, Lệ chảy quanh...( Phan Đăng Sơn, Báo Lao động 23/12/1993). Hay tí
phóng sự Cao Bằng mùa hạt dẻ (Huỳnh Dũng Nhân) không chỉ nói về mùa hạt
dẻ ở Cao Bằng mà còn ngụ ý một Cao Bằng có tiềm năng nhưng vẫn ngủ yên
như cô công chúa ngủ trong rừng, tác giả ước mìnhcó ba hạt dẻ của cô lọ lem để
ước cho Cao Bằng “tỉnh giấc”. Cách đặt tít theo lối ẩn dụ có ưu điểm là tính
hình tượng cao và tạo ra sự mềm mại uyển chuyển trong dòng tít vốn rất tiết
kiệm về số lượng từ.
Cách đặt tít báo hai vế bổ sung về nghĩa cũng hay được sử dụng. Thường
vế đầu các tít này là nêu hiện tợng còn vế sau là tính chất của hiện tượng đó.

Như tít phóng sự Phục vụ tới tận nhà - tệ nạn mới ở nông thôn Nam Bộ ( Sáu
Nghệ, Nghệ, Con đường lắm nỗi gian truân...( Nguyễn Đình Chúc, Báo Tiền
Học viên thực hiện: Hoàng Thị Diệu Loan – CH VHVN K29

8


Tiểu luận: “Phóng sự…”

phong 15/3/1994). Cách đặt tít này có ưu điểm trình bày dứt khoát quan điểm
của tác giả cũng như tính chất của vấn đề sẽ được diễn giải.
2.4. Ảnh minh họa trong phóng sự thời kỳ đổi mới
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc đưa thêm nhiều ảnh
minh họa vào phóng sự thời kỳ đổi mới nên phổ biến. Ảnh minh hoạ trong
phóng sự có vai trò quan trọng giúp tô đậm chủ đề, tăng thêm tính hấp dẫn, làm
cho người đọc dễ dàng hình dung sự kiện, sự việc, nhân vật được nội dung bài
viết đề cập tới. Trong báo chí hiện đại, ảnh của phóng sự thường do chính tác
giả bài viết chụp. Điều này càng làm công chúng tin tưởng ở nội dung bàiviết
hơn vì những bức ảnh của chính người viết khiến bạn đọc hiểu rằng tác giả đã
trực tiếp thu thập thông tin ngay tại những nơi sự kiện,sựviệc diễn ra. Mộtbài
phóng

sự có thể sử dụng một hoặc nhiều ảnh minh hoạ. Có thể thấy tác dụng

của ảnh trong phóng sự qua một số ví dụ sau:
Phóng sự Hẻm vé số ( Báo Nhân dân chủ nậhn 278/1995) đăng 3 ảnh ở trang
một kèm theo những lời chú thích “Vài năm trở lại đây ở Thành phố Hồ Chí
Minh xuất hiện nhiều khu lao động, nơi cư trú của những người đến Sài Gòn
kiếm sống. Có những khu đông đến ba, bốn trăm như Lăng Cha Cả, khu lò Cốm
( Phường 17, Tân Bình), khu Tân Định hẻm 20,88 đường Kỳ Đồng. Phần đông

họ là dân Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nang, làm nhiều công việc khác nhau:
đạp xích lô, mài dao mài kéo, bán trứng cút dạo, bán vé số. Đêm đêm, những
người dân tha phương trở vè nơi đó thuê một chỗ ngả lưng với cái già bèo từ
1500 đến 2000đồng/ngày”. Trong các bức ảnh trên, có những bức ảnh thể hiện
cảnh bày bán vé số ở ngay trên hè phố, nhưng mỗi người lại thể hiện với một vẻ
mặt khác nhau, cảnh mời mọc, tranh giành khách. Qua những bức ảnh đăng kèm
trong bài phóng sự càng tăng thêm cái tính hấp dẫn cho chủ đề của bài viết. Hay
phóng sự Ông trâu số 12 của Lưu Quang Định ( Báo Lao động số 152, thứ 4,
22/9/1999) có hai bức ảnh thể hiện cảnh chọi trâu. Bức ảnh thứ nhất thể hiện
con trâu số 12 đã dành được chiến thắng trong cảnh reo hò của công chúng và
Học viên thực hiện: Hoàng Thị Diệu Loan – CH VHVN K29

9


Tiểu luận: “Phóng sự…”

bức ảnh thứ hai nói về ông Phạm Văn Căn - chủ nhân của Ông trâu số 12 - con
trâu đã chiến thắng trong trận đấu ngày hôm nay. Mỗi bức ảnh thể hiện những
chủ đề riêng nhưng lại tập trung thể hiện một chủ đề cụ thể; theo tục lệ chọi
trâu, con nào chiến thắng thì phải bị hoá kiếp để làm lễ tạ Thành Hoàng.

III. PHẦN KẾT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của việc bùng nổ thông tin, cùng
với các thế loại khác, phóng sự có xu hướng ngắn lại và mở rộng phạm vi phản
ánh tới những sự việc sự kiện đa dạng hơn, đời thường hơn. Một tác phẩm
phóng sự in báo hiện nay thường chỉ có dung lượng vài ba nghìn chữ. Tuy
Học viên thực hiện: Hoàng Thị Diệu Loan – CH VHVN K29

10



Tiểu luận: “Phóng sự…”

nhiên, điều đó không có nghĩa là phóng sự hiện đại đã bị tước bỏ những khả
năng tiềm tàng của nó. Xu hướng này, ở một khía cạnh nào đó lại là minh chứng
cho sự năng động, linh hoạt của thế loại trong việc phản ánh hiện thực. Phóng
sự hiện đại vẫn đang chứng tỏ rằng việc thông tin sự kiện, thông tin thời sự có
thể trình bày một cách có nghệ thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Đức Dũng: Sáng tạo tác phẩm báo chí, NXB Văn hoá thông tin, 2002
2.Hà Minh Đức (chủ biên): Lí luận văn học, NXB Giáo dục, 1997
3. Cao Thị Xuân Phượng, Cái tôi chính kiến trong phóng sự thời kỳ đổi mới, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, ĐH Đà Nẵng, 2010
4. Cao Thị Xuân Phượng, Những nét đặc trưng của phóng sự Việt Nam thời kỳ
đổi mới , Tạp chí Khoa học và giáo dục, ĐHSP Huế, 2007

Học viên thực hiện: Hoàng Thị Diệu Loan – CH VHVN K29

11


Tiểu luận: “Phóng sự…”

5. Cao Thị Xuân Phượng, Nghệ thuật rút tít và lời dẫn trong phóng sự sau 1986
, Tạp chí nghiên cứu văn, 2010

Học viên thực hiện: Hoàng Thị Diệu Loan – CH VHVN K29


12



×