Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Chuyên đề hoạt động ngân hàng đầu tư ở việt nam thách thức và triển vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (432.58 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NGÂN HÀNG – HƯỚNG NGHIÊN CỨU

CHUYÊN ĐỀ THẢO LUẬN

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ Ở VIỆT NAM
THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG
Investment Banking in Vietnam: Challenges and Outlook

Giảng viên hướng dẫn PGS.TS.Trương Quang Thông
Bộ môn Quản trị Ngân hàng Thương mại
Nhóm nghiên cứu Nguyễn Xuân Hiền (Trưởng nhóm)
Nguyễn Thu Thảo
Võ Thị Yến Phương
Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2015


LỜI NÓI ĐẦU

Thời gian gần đây, xu thế mở rộng quy mô hoạt động của các ngân hàng lớn trên thế
giới không ngừng gia tăng. Xu thế này ngày càng trở nên tất yếu bởi áp lực cạnh
tranh trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng khốc liệt. Quá trình mở rộng quy mô hoạt
động này biểu hiện rõ nét thông qua việc phát triển các mảng kinh doanh mới trong
lĩnh vực ngân hàng đó là hoạt động ngân hàng đầu tư.
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009 ở các nền kinh tế phát triển đã bộc lộ
những mặt trái của hoạt động ngân hàng đầu tư vốn vẫn còn non trẻ. Ở Việt Nam,
trong vài năm trở lại đây, hoạt động ngân hàng đầu tư được xem là một hướng đi mới
của các định chế tài chính (trong đó có các ngân hàng thương mại lớn) nhằm đa dạng


hoá sản phẩm cũng như tối đa hoá hiệu quả sử dụng vốn trước áp lực cạnh tranh ở các
mảng hoạt động truyền thống.
Lĩnh vực ngân hàng đầu tư ở Việt Nam được xem là một hoạt động hoàn toàn mới
mẻ. Các định chế tài chính có thể tận hưởng cơ hội học hỏi kinh nghiệm từ cuộc
khủng hoảng ngân hàng toàn cầu năm 2007-2009. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều thách
thức và những rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của một định chế tài
chính.
Bài nghiên cứu này mặc dù không phải là một bài nghiên cứu chuyên sâu nhưng có
thể cung cấp cho người đọc một cái nhìn khái quát về một lĩnh vực mà có lẽ thời gian
tới sẽ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống tài chính ngân hàng ở Việt Nam.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và trao đổi về chuyên môn của người đọc.
Trân trọng kính chào.
Tp.HCM, ngày 14 tháng 11 năm 2015.
Thay mặt nhóm nghiên cứu.
Trưởng nhóm
Nguyễn Xuân Hiền.


VỀ NHÓM NGHIÊN CỨU

Nguyễn Xuân Hiền

Võ Thị Yến Phương

Học viên cao học Khoá 25
Chuyên ngành Ngân hàng
Hướng nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Học viên cao học Khoá 24

Chuyên ngành Ngân hàng
Hướng nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Nội dung biên soạn:
- Khái quát về hoạt động ngân hàng đầu
tư.
- Hoạt động ngân hàng đầu tư tại Việt
Nam: thách thức và cơ hội.

Nội dung biên soạn:
Khung pháp lý đối với hoạt động ngân
hàng đầu tư ở Việt Nam.

Nguyễn Thu Thảo

Nguyễn Thị Hồng Hạnh

Học viên cao học Khoá 24
Chuyên ngành Ngân hàng
Hướng nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Học viên cao học Khoá 24
Chuyên ngành Ngân hàng
Hướng nghiên cứu
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM

Nội dung biên soạn:
Hoạt động ngân hàng đầu tư tại Công ty

TNHH Ngân hàng TMCP Ngoại thương
Việt Nam (VCSB).

Nội dung biên soạn:
Hoạt động ngân hàng đầu tư tại Công ty
Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).


NỘI DUNG CHÍNH

Phần I

KHÁI QUÁT VỀ
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

Trang 2-6

Phần
II

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
Ở VIỆT NAM

Trang 7-15

Phần
III

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG


Trang 16-18


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

TỔNG QUAN VỀ CHUYÊN ĐỀ

LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu xin gửi lời cám ơn đến Phó giáo sư Tiến sỹ Trương Quang
Thông, Giảng viên Khoa Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM đã
hướng dẫn và góp ý cho bài nghiên cứu này.

TÓM TẮT
Bài nghiên cứu này muốn giới thiệu đến người đọc những thách thức và triển
vọng của hoạt động ngân hàng đầu tư vốn còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Trên cơ
sở so sánh với hoạt động của các ngân hàng đầu tư quy mô toàn cầu, nhóm
nghiên cứu đặt ra một số vấn đề mà các định chế tài chính Việt Nam có thể đối
mặt trong quá trình phát triển hoạt động vẫn còn nhiều rủi ro này; đồng thời, gợi
mở một số triển vọng tiềm năng của hoạt động này trong định hướng phát triển
và mở rộng quy mô hoạt động của các định chế tài chính.

Trang 1/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

Phần I

I.-


KHÁI QUÁT VỀ
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

KHÁI NIỆM VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.(1)

1.- Khái niệm.
Ngân hàng thương mại (Commercial bank) là một dạng ngân hàng, định chế tài chính (Financial
Institution) cung cấp các dịch vụ như nhận tiền gửi (deposits), cho vay kinh doanh (business loans),
và cung cấp các sản phẩm đầu tư cơ bản.
2.- Các sản phẩm và dịch vụ cốt lõi (core).
- Nhận tiền gửi từ nhiều loại tài khoản tiền gửi khác nhau.
- Cho vay tiền với dạng tiền mặt: thấu chi (overdraft), trả góp (instalment loan)....
- Cho vay tiền theo dạng chứng từ: tín dụng thư (Letters of Credit – L/C), bảo lãnh
(Guarantees), Trái phiếu dự án (Performance bonds), Chứng khoán (securities), Bảo lãnh phát
hành (Underwriting commitments) và các dạng ngoại bảng (off-balance sheet) tương tự.
- Quan hệ Định chế tài chính quốc tế (Inter-Financial Institutions).
- Quản lý tiền mặt (cash) và tài sản (treasury).
- Tài trợ vốn tư nhân (Private Equity).
- Phát hành hối phiếu (drafts) và séc (cheques).
- Thực hiện thanh toán: telegraph, điểm thanh toán (EFTPOS), ngân hàng điện tử (internet,
sms banking)….
3.- Các chức năng khác:
- Chức năng đại diện: thu thập và xử lý cheques, chứng quyền (warrant) cổ tức và lợi tức;
thanh toán tiền thuê, phí bảo hiểm (insurance premium) (BIDV, Techcombank…); xử lý giao
dịch ngoại hối; mua/bán chứng khoán; thu hộ và hoàn thuế….
- Chức năng tiện ích: két sắt an toàn, chuyển tiền quốc tế, cheques du lịch, trọng tài thương
mại, thanh toán hoá đơn (điện thoại, điện, nước, điện thoại trả trước…), phát hành thẻ (ghi
nợ, tín dụng…) ngân hàng bán buôn.
Trước đây, các ngân hàng thương mại lớn chỉ bảo lãnh phát hành trái phiếu, tạo lập thị trường về

tiền tệ, lãi suất và tín dụng liên quan đến chứng khoán. Nhưng ngày nay, các ngân hàng thương mại
lớn dùng một cánh tay là ngân hàng đầu tư thực hiện toàn bộ các hoạt động trên. (Ví dụ: BIDV,
ACB, DongA Bank, Sacombank...).
II.-

KHÁI NIỆM VỀ NGÂN HÀNG BÁN LẺ VÀ BÁN BUÔN.

1.- Khái niệm về ngân hàng bán lẻ.(2)
Ngân hàng thương mại có thể được hiểu như là một ngân hàng, chi nhánh của một ngân hàng lớn,
chủ yếu (phần lớn) cung cấp các dịch vụ tiền gửi và cho vay đến các doanh nghiệp cổ phần quy mô
vừa và lớn (ngân hàng bán buôn - merchant bank) hay các thành viên các nhân của các doanh
nghiệp đại chúng hay doanh nghiệp nhỏ (ngân hàng bán lẻ - retail banking).
Ngân hàng bán lẻ cũng được gọi là ngân hàng tiêu dùng (consumer banking), cung cấp các dịch vụ
ngân hàng cho người tiêu dùng cá nhân, không phải doanh nghiệp hay các ngân hàng khác. Dịch vụ
cung cấp bao gồm các khoản tiết kiệm và tài khoản giao dịch, thế chấp, cho vay cá nhân, thẻ ghi nợ
và thẻ tín dụng.(2) (Ví dụ: ACB, DongA Bank, Sacombank...)
(1)
(2)

Trang web: với từ khoá: Commercial_bank.
Trang web: với từ khoá: Retail_banking.

Trang 2/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

2.- Khái niệm về ngân hàng bán buôn.(3)
Ngân hàng bán buôn cung cấp vốn cho các doanh nghiệp dưới hình thức sở hữu cổ phần thay vì cho
vay. Một ngân hàng bán buôn cũng cung cấp dịch vụ tư vấn về các vấn đề quản trị cho các công ty

mà họ đầu tư. (Ví dụ: BIDV)
Ở Anh, thuật ngữ "ngân hàng bán buôn" trong quá khứ đề cập đến một ngân hàng đầu tư.
Ngày nay, theo Tổng công ty Bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ (Federal Deposit Insurance
Corporation - FDIC), "thuật ngữ hoạt động ngân hàng bán buôn thường được hiểu theo nghĩa là
thỏa thuận khoản đầu tư vốn phát hành riêng lẻ của các định chế tài chính vào các chứng khoán
chưa đăng ký (niêm yết) của một công ty tư nhân hay đại chúng."
Ví dụ: ở Việt Nam, các định chế tài chính có thể đầu tư vào vốn góp của một công ty TNHH; mua
cổ phần phát hành riêng lẻ của công ty cổ phần và công ty cổ phần đại chúng.
Cả hai ngân hàng thương mại và ngân hàng đầu tư có thể tham gia vào các hoạt động ngân hàng
bán buôn. Trong lịch sử, mục đích ban đầu của hoạt động ngân hàng bán buôn đã tạo điều kiện và
(hoặc) tài trợ cho sản xuất và thương mại hàng hoá. Rất ít các ngân hàng hiện nay hạn chế các
hoạt động của họ cho một phạm vi hẹp như vậy.
III.- KHÁI NIỆM VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ.
1.- Khái niệm.(4)
Ngân hàng đầu tư là một định chế tài chính hỗ trợ tài chính cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ bằng
việc bảo lãnh hoặc (và) đại diện khách hàng trong hoạt động bảo lãnh chứng khoán; hỗ trợ doanh
nghiệp trong hoạt động mua bán-sáp nhập (M&A); cung cấp các dịch vụ như: tạo lập thị trường,
giao dịch chứng khoán vốn và sản phẩm phái sinh (derivatives); và các dịch vụ FICC: công cụ thu
nhập cố định - fixed income instruments, tiền tệ - currencies và hàng hoá – commodities.
2.- Các hoạt động kinh doanh chính.(4)
Các hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng đầu tư thể hiện qua 02 vai trò chủ thể:
Bên bán

Bên mua

- Giao dịch chứng khoán (chức năng giao
dịch, tạo lập thị trường).
- Hỗ trợ giao dịch chứng khoán (bảo lãnh,
nghiên cứu,...).


- Dịch vụ tư vấn liên quan đến dịch vụ đầu tư
chứng khoán.
- Đóng vai trò là: Quỹ đầu tư vốn phát hành riêng
lẻ, Quỹ tương hỗ (mutual fund), các công ty bảo
hiểm nhân thọ, đơn vị tín thác (unit trusts), và
Quỹ phòng hộ (hedge fund).

Các ngân hàng đầu tư thường tách hai mảng hoạt động riêng biệt và đại chúng để ngăn ngừa thông
tin rò rỉ:
- Khu vực riêng lẻ liên quan đến thông tin nội bộ riêng có thể không được công bố.
- Khu vực đại chúng liên quan đến việc phân tích chứng khoán liên quan đến thông tin đại
chúng.
Việc một định chế tài chính vừa thực hiện đồng thời cả hai vai trò chủ thể bên mua và bán luôn
tiềm ẩn rủi ro về xung đột lợi ích và đạo đức nghề nghiệp. Ở Việt Nam, các ngân hàng thương
mại lớn thường thực hiện hoạt động ngân hàng đầu tư thông qua hai chủ thể là công ty chứng
khoán (bên bán) và công ty quản lý quỹ (bên mua) dưới hình thức là các công ty con, công ty liên
kết, liên doanh nhằm hạn chế những rủi ro trên (về mặt hình thức).
(3)
(4)

Trang web: với từ khoá: Merchant_bank.
Trang web: với từ khoá: Investment_banking

Trang 3/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

Khái niệm về các hình thức quỹ đầu tư:
Quỹ tương hỗ (mutual fund): là quỹ đầu tư được quản lý chuyên nghiệp, theo luật định và được

chào bán chứng chỉ quỹ ra công chúng. Ở Mỹ, Quỹ tương hỗ có dạng là: Quỹ mở (open-end), đơn
vị đầu tư tín thác (unit investment trusts), và Quỹ đóng (closed-end).(5) (Xem thêm phần Thuật
ngữ). Ở Việt Nam, Quỹ tương hỗ được định nghĩa trong Luật chứng khoán là Quỹ đại chúng(6).
Quỹ đầu tư chỉ số (Exchange-traded funds - ETFs): thường là một dạng quỹ mở hoặc đơn vị
đầu tư tín thác.
Quỹ phòng hộ (hedge fund): là một dạng quỹ đầu tư hoặc là một công ty đầu tư chuyên đầu tư
vào chứng khoán hay các công cụ tài chính với mức chịu rủi ro cao hơn mức trung bình. Ở Mỹ,
Quỹ phòng hộ thường hoạt động theo hình thức công ty hợp danh hữu hạn (limited partnership)
hoặc trách nhiệm hữu hạn (limited liability).(7) Ở Việt Nam, Quỹ phòng hộ được định nghĩa trong
Luật chứng khoán là Quỹ thành viên(6) hoặc Công ty đầu tư chứng khoán(6).
3.- Cơ cấu tổ chức và các bộ phận chức năng của một ngân hàng đầu tư.(4)
Cơ cấu tổ chức chủ yếu của một ngân hàng đầu tư thường gồm 3 bộ phận chính:
Bộ phận trực tiếp - Ngân hàng đầu tư: Sáp nhập – Thâu tóm (M&A), đòn bẫy tài chính, tài chính
Front Office
công, tài trợ và cho thuê tài sản, cấu trúc tài trợ, tái cấu trúc....
- Cung cấp dịch vụ và giao dịch trên thị trường: mua bán các sản phẩm tài
chính, dịch vụ tư vấn giao dịch làm tăng giá trị cho nhà đầu tư, và các sản
phẩm phái sinh (derivative).
- Nghiên cứu: cung cấp các báo cáo triển vọng, định giá mua-bán-nắm giữ,
nghiên cứu tín nhiệm (credit), thu nhập cố định, kinh tế vĩ mô và phân tích
định lượng (quantitative analysis).
- Quản trị rủi ro (kết hợp với bộ phận gián tiếp): phân tích rủi ro tín dụng và
rủi ro thị trường.
Bộ phận gián tiếp - Quản lý tài sản (treasury management).
Middle Office
- Kiểm soát nội bộ (internal control).
- Chiến lược quản trị nội bộ (internal corporate strategy).
Bộ phận hỗ trợ
Back Office


- Điều hành.
- Kỹ thuật.

IV.- MỘT SỐ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ QUY MÔ TOÀN CẦU.
1.- Thông tin ngành:
a.- Quy mô quốc tế: Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quốc tế - International Council of
Securities Associations (ICSA). Website: />b.- Ở Mỹ:
- Hiệp hội chứng khoán và Thị trường tài chính - Securities Industry and Financial Markets
Association (SIFMA). Website: />- Hiệp hội ngành ngân hàng và chứng khoán - American Bankers Association Securities
Association (ABASA) với thành viên là các ngân hàng đầu tư lớn. Website:

- Hiệp hội ngân hàng đầu tư quốc gia - National Investment Banking Association (NIBA) với
thành viên là các ngân hàng đầu tư nhỏ. Website: />(5)

Trang web: với từ khoá: Mutual_fund
Điều 82 và Điều 96 Luật chứng khoán Hợp nhất.
(7)
Trang web: với từ khoá: Hedge_fund
(6)

Trang 4/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

c.- Ở Châu Âu: Diễn đàn hợp tác đầu tư chứng khoán châu Âu - European Forum of Securities
Associations. Website: />d.- Ở Trung Quốc: Hiệp hội chứng khoán Trung Quốc (Securities Association of China) với các
thành viên là các ngân hàng đầu tư lớn. Website: />e.- Ở Việt Nam:
- Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (Vietnam Association of Financial Investors VAFI): với các thành viên là các quỹ đầu tư, các tổ chức, cá nhân (bên mua). Website:


- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Việt Nam (Vietnam Association of Securities
Business VASB): với các thành viên là các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư
(bên bán).
2.- Các ngân hàng đầu tư lớn nhất toàn cầu (Nguồn từ Financial Times):
Bảng IV.2.1 – Top 10 Ngân hàng đầu tư theo tổng doanh thu phí dịch vụ 2014 (ĐVT: Tỷ USD):
Hạng Tên ngân hàng
1
J.P. Morgan & Co.
2
Bank of America Merrill Lynch
3
Goldman Sachs
4
Morgan Stanley
5
Citigroup
6
Deutsche Bank
7
Credit Suisse
8
Barclays
9
Wells Fargo
10
UBS

Thành lập
2000
2009

1869
1935
1812
1870
1856
1690
1852
1854

Trụ sở
New York, Mỹ
New York, Mỹ
New York, Mỹ
New York, Mỹ
New York, Mỹ
Frankfurt, Đức
Zurich, Thuỵ Sỹ
London, Anh
California, Mỹ
Zurich, Thuỵ Sỹ

Doanh thu
6.46
5.73
5.56
5.38
4.51
4.30
3.84
3.71

2.39
2.23

Bảng IV.2.2 – Cơ cấu doanh thu phí dịch vụ (ĐVT: Tỷ USD):
Tên ngân hàng
J.P. Morgan & Co.
Bank of America Merrill Lynch
Goldman Sachs
Morgan Stanley
Citigroup
Deutsche Bank
Credit Suisse
Barclays
Wells Fargo
UBS
Tổng cộng

Doanh Thay đổi
Cơ cấu doanh thu (%)
thu
%
M&A
Vốn
Trái phiếu
6.46
+10
46
23
21
5.73

-6
28
24
32
5.56
-7
25
20
31
5.38
-6
37
28
26
4.51
-8
24
23
35
4.30
-17
21
22
34
3.84
-14
25
18
35
3.71

-22
23
25
31
2.39
-7
11
16
44
2.23
-15
27
37
24
63.64
-10
29
25
26

Trang 5/22

Vay
11
17
24
9
18
22
22

21
29
11
20


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

V.-

KHUNG PHÁP LÝ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ.

1.- Sự thay đổi trong khung pháp lý liên quan đến hoạt động ngân hàng đầu tư sau cuộc khủng
hoảng tài chính toàn cầu (2007-2009):
Theo các nhà kinh tế học, cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009 ở các nền kinh tế phát triển
(advanced economies) được bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng ngành ngân hàng (đặc biệt là từ các
ngân hàng đầu tư).(8)
Sau khủng hoảng, một loạt các quy định mới đã phát triển với kỳ vọng tạo tác động lên nhiều mặt
đối với lĩnh vực ngân hàng đầu tư, bao gồm:
a.- Đạo luật Dodd-Frank (hiệu lực ngày 21/07/2010 tại Mỹ): tái cấu thị trường tài chính.(9)
b.- Hiệp ước Basel III (hiệu lực tháng 12/2011): yêu cầu các ngân hàng nâng cao sức mạnh về vốn
bằng cách tăng cường khả năng thanh toán (liquidity) và giảm tỷ lệ đòn bẩy (leverage).(10)
c.- Chỉ thị về các công cụ tài chính trên thị trường - Markets in Financial Instruments Directive
(MiFiD) (áp dụng từ ngày 01/11/2007 ở Châu Âu): tăng cường cạnh tranh và bảo vệ người tiêu
dùng khi sử dụng các dịch vụ đầu tư.(11)
d.- Các hướng dẫn quản trị (Governance Guidelines) dành cho Tổ chức giám sát lĩnh vực ngân hàng
ở châu Âu (European Banking Authority - EBA) (thành lập 01/01/2011 từ việc tái cấu trúc Uỷ ban
giám ngân hàng Châu Âu - Committee of European Banking Supervisors - CEBS): thực hiện các
bài kiểm tra áp lực (stress test), tăng cường minh bạch trên hệ thống tài chính Châu Âu và phát hiện
những yếu kém về cấu trúc vốn của hệ thống ngân hàng.(12)

e.- Bộ nguyên tắc của Uỷ ban ổn định tài chính (Financial Stability Board - FSB) (thành lập tháng
04/2009 bởi diễn đàn các Bộ trưởng tài chính, Thống đốc ngân hàng trung ương của các quốc gia
nhóm G20):(13)
- Tăng cường giám sát an toàn về vốn, khả năng thanh toán và quản trị rủi ro.
- Cải thiện tính minh bạch và khả năng đánh giá.
- Thay đổi vai trò và cách áp dụng xếp hạng tín nhiệm.
- Tăng cường sự can thiệp của các nhà quản lý đối với rủi ro, và các cam kết lớn để giải quyết
các căng thẳng trong hệ thống tài chính.
f.- Khung pháp lý về thị trường châu Âu (European Market Infrastructure Regulation - EMIR)
(được Uỷ ban châu Âu ban hành áp dụng từ ngày 16/08/2012): tăng cường tính ổn định của các thị
trường phái sinh phi tập trung (over-the-counter (OTC) derivative markets).(14)
g.- Đạo luật tuân thủ thuế đánh vào tài khoản nước ngoài (Foreign Account Tax Compliance Act FATCA) (được Quốc hội Mỹ thông qua và có hiệu lực từ ngày 18/03/2010): Luật liên bang Mỹ yêu
cầu công dân Mỹ (kể cả kiều bào đang sống ở nước ngoài) hàng năm phải tự báo cáo về tài khoản
tài chính ở nước ngoài cho Hệ thống chế tài tội phạm tài chính (Financial Crimes Enforcement
Network - FINCEN), và yêu cầu các định chế tài chính nước ngoài (Foreign Financial Institutions FFIs) tìm các hồ sơ của các công dân Mỹ đáng ngờ và báo cáo về tài sản và danh tính của họ cho
Cục dự trữ liên bang Mỹ.(15)
h.- Đạo luật thuế đánh vào giao dịch tài chính (Financial Transaction Tax Act – FTTA) (được đề
cập tại Uỷ ban Châu Âu vào ngày 01/01/2014, nhưng hoãn lại đến ngày 01/01/2016): áp dụng thuế
suất 0,1% lên các giao dịch cổ phiếu và trái phiếu; và 0,01% lên các hợp đồng phái sinh; đối tượng
nộp thuế là một trong các định chế tài chính có trụ sở chính tại các nước thành viên của Châu Âu.(16)
(8)

Giáo trình “The Economics of Money, Banking, and Financial Markets”, phần “Financial Crises in Advanced Economies” trang
227-244.
(9)
Trang web: với từ khoá: Dodd Frank.
(10)
Trang web: với từ khoá: Basel III
(11)
Trang web: với từ khoá: Markets in Financial Instruments Directive.

(12)
Trang web: với từ khoá: European Banking Authority.
(13)
Trang web: với từ khoá: Financial Stability Board.
(14)
Trang web: với từ khoá: European Market Infrastructure Regulation.
(15)
Trang web: với từ khoá: Foreign Account Tax Compliance Act.
(16)
Trang web: với từ khoá: Financial Transaction Tax Act.

Trang 6/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

2.- Tóm tắt các quy định quan trọng tác động đến hoạt động ngân hàng đầu tư:

Đạo luật Dodd-Frank
Hiệp ước Basel III
Quy định yêu cầu về vốn (Capital Requirements Regulation - CRR)
Chỉ thị yêu cầu về vốn (Capital Requirements Directive - CRD 4)
Chỉ thị về các công cụ tài chính trên thị trường - MiFiD 2
Tổ chức giám sát lĩnh vực ngân hàng ở châu Âu - EBA
Uỷ ban ổn định tài chính - FSB
Khung pháp lý về thị trường châu Âu - EMIR
Đạo luật tuân thủ thuế đánh vào tài khoản nước ngoài - FATCA
Đạo luật thuế đánh vào giao dịch tài chính - FTTA

(17)


Mỹ
Toàn cầu
Châu Âu
Châu Âu
Châu Âu
Châu Âu
Toàn cầu
Châu Âu
Mỹ
Châu Âu

Báo cáo “Regulatory Changes in the Investment Banking Industry”, phần “Overview of the Investment Banking Industry” trang 6.

Trang 7/22

Tội
phạm tài
chính

Thị
trường
giao dịch

Thù lao

Quản lý

Giám sát


Rủi ro
hệ thống

Thanh
khoản

Chỉ tiêu
Vốn

Quy định pháp lý

Khu vực địa
lý chịu
tác động

Bảng V.2.1 – Bảng tổng hợp các quy định giải cứu quan trọng tác động đến hoạt động ngân hàng đầu tư:(17)


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

Phần II

I.-

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
Ở VIỆT NAM

KHUNG PHÁP LÝ TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ.

1.- Luật các tổ chức tín dụng:

a.- Các định nghĩa:(18)
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ
chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ
tín dụng nhân dân.
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng.
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các
hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận.
b.- Hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại:(19)
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và
nước ngoài.
- Cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển
nhượng và giấy tờ có giá khác; bảo lãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán
trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán
quốc tế....
- Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.
- Cung ứng các dịch vụ thanh toán sau đây:
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước bao gồm séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu,
ủy nhiệm thu, thư tín dụng, thẻ ngân hàng, dịch vụ thu hộ và chi hộ;
+ Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ thanh toán khác sau khi được
Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.
c.- Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại:(20)
- Dịch vụ quản lý tiền mặt, tư vấn ngân hàng, tài chính; các dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản,
cho thuê tủ, két an toàn.
- Dịch vụ môi giới tiền tệ.
- Lưu ký chứng khoán, kinh doanh vàng.
d.- Các hoạt động ngân hàng đầu tư của ngân hàng thương mại:(21)
- Tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn mua, bán, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp và tư vấn
đầu tư.

- Mua, bán trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, tín phiếu Ngân hàng Nhà nước và các
giấy tờ có giá khác trên thị trường tiền tệ.
- Góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu doanh nghiệp.
- Kinh doanh và cung cấp dịch vụ, sản phẩm: ngoại hối; phái sinh về tỷ giá, lãi suất, ngoại
hối, tiền tệ và tài sản tài chính khác.
e.- Các hạn chế đối với hoạt động ngân hàng đầu tư:(22)
Ngân hàng thương mại chỉ được dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần với sự
đồng ý của Ngân hàng Nhà nước trong các trường hợp sau:
(18)

Luật các tổ chức tín dụng, Điều 4.
Luật các tổ chức tín dụng, Điều 98.
(20)
Luật các tổ chức tín dụng, Điều 107.
(21)
Luật các tổ chức tín dụng, Điều 103, 105, 107.
(19)

Trang 8/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

- Thành lập hoặc mua lại công ty con, công ty liên kết để thực hiện hoạt động kinh doanh sau:
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; quản lý, phân phối chứng chỉ
quỹ đầu tư chứng khoán; quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu;
+ Cho thuê tài chính;
+ Bảo hiểm.
- Thành lập, mua lại công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực quản lý tài sản bảo
đảm, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng

tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.
- Góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
+ Bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát
hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng;
+ Ngân hàng thương mại, công ty con của ngân hàng thương mại được mua, nắm giữ cổ
phiếu của tổ chức tín dụng khác với điều kiện và trong giới hạn quy định của Ngân hàng
Nhà nước.
+ Lĩnh vực khác.
2.- Luật chứng khoán:
a.- Các định nghĩa:(22)
Nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty cho
thuê tài chính, tổ chức kinh doanh bảo hiểm, tổ chức kinh doanh chứng khoán.
Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán,
bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, lưu ký chứng khoán, quản lý quỹ đầu
tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
b.- Chức năng hoạt động của công ty chứng khoán.(23)
Bên bán
Bên mua
- Môi giới chứng khoán.
- Tự doanh chứng khoán.
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà
đầu tư cá nhân.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính và các dịch vụ tài chính khác.
c.- Chức năng hoạt động của công ty quản lý quỹ:(24)
- Quản lý quỹ đầu tư chứng khoán.
- Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán.
- Tư vấn đầu tư chứng khoán.
d.- Nghĩa vụ của Công ty chứng khoán và Công ty Quản lý Quỹ:(25)

- Thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa những xung đột
lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan.
- Quản lý tách biệt chứng khoán của từng nhà đầu tư, tách biệt tiền và chứng khoán của nhà
đầu tư với tiền và chứng khoán của công ty chứng khoán.
- Ký hợp đồng bằng văn bản với khách hàng khi cung cấp dịch vụ cho khách hàng; cung cấp
đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng.
- Ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước lệnh của công ty.
- Thu thập, tìm hiểu thông tin về tình hình tài chính, mục tiêu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi
ro của khách hàng; bảo đảm các khuyến nghị, tư vấn đầu tư của công ty cho khách hàng phải
phù hợp với khách hàng đó.
(22)

Luật chứng khoán hợp nhất, Điều 6.
Luật chứng khoán hợp nhất, Điều 60.
(24)
Luật chứng khoán hợp nhất, Điều 61.
(25)
Luật chứng khoán hợp nhất, Điều 71, Điều 72.
(23)

Trang 9/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán tại công ty
hoặc trích lập quỹ bảo vệ nhà đầu tư để bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư do sự cố kỹ thuật
và sơ suất của nhân viên trong công ty.
- Lưu giữ đầy đủ các chứng từ và tài khoản phản ánh chi tiết, chính xác các giao dịch của
khách hàng và của công ty.

- Thực hiện việc bán hoặc cho khách hàng bán chứng khoán khi không sở hữu chứng khoán
và cho khách hàng vay chứng khoán để bán theo quy định của Bộ Tài chính.
- Tuân thủ các quy định của Bộ Tài chính về nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.
- Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp
luật.
- Thực hiện công bố thông tin và chế độ báo cáo theo quy định.
- Thực hiện hoạt động quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng
khoán theo quy định của pháp luật, Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, hợp đồng ký với khách
hàng ủy thác đầu tư và hợp đồng ký với ngân hàng giám sát.
- Thực hiện việc xác định giá trị tài sản ròng của quỹ đầu tư chứng khoán theo quy định của
pháp luật, Điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán và hợp đồng ký với khách hàng ủy thác đầu tư.
e.- Hạn chế đối với công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ:(26)
- Không được đưa ra nhận định hoặc bảo đảm với khách hàng về mức thu nhập hoặc lợi
nhuận đạt được trên khoản đầu tư của mình hoặc bảo đảm khách hàng không bị thua lỗ, trừ
trường hợp đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định.
- Không được tiết lộ thông tin về khách hàng, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý hoặc
theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
- Không được thực hiện những hành vi làm cho khách hàng và nhà đầu tư hiểu nhầm về giá
chứng khoán.
- Không được cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán, trừ trường hợp Bộ Tài chính có
quy định khác.
- Cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ không
được chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp của mình trong thời hạn ba năm, kể từ ngày
được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động, trừ trường hợp chuyển nhượng cho cổ đông sáng
lập, thành viên sáng lập khác trong công ty.
3.- Hệ thống giám sát hoạt động ngân hàng đầu tư.
a.- Ngân hàng Nhà nước.(27)
Ngân hàng Nhà nước chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về tổ chức,
hoạt động của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh

ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức
nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
b.- Bộ Tài chính: chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và
thị trường chứng khoán.(28)
c.- Các bộ, cơ quan ngang bộ: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối
hợp với Bộ Tài chính thực hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
d.- Ủy ban nhân dân các cấp: trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực
hiện quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại địa phương.
e.- Hệ thống Toà án và Trọng tài: Thẩm quyền, thủ tục giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt
động chứng khoán và thị trường chứng khoán tại Trọng tài hoặc Tòa án được tiến hành theo quy
định của pháp luật.(29)
(26)

Luật chứng khoán hợp nhất, Điều 73.
Luật các tổ chức tín dụng, Điều 159, Điều 160.
(28)
Luật chứng khoán hợp nhất, Điều 7.
(29)
Luật chứng khoán hợp nhất, Điều 131.
(27)

Trang 10/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

e.- Uỷ ban chứng khoán Nhà nước.(30)
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài chính, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau
đây:
- Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận liên quan đến hoạt động chứng khoán và

thị trường chứng khoán; chấp thuận những thay đổi liên quan đến hoạt động chứng khoán và
thị trường chứng khoán;
- Thanh tra, giám sát, xử phạt vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt
động chứng khoán và thị trường chứng khoán;
II.-

MỘT SỐ ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH CÓ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ.

1.- Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN (VCBS).(31)
a.- Giới thiệu khái quát:
Tên công ty Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam
Tên tiếng Anh Vietcombank Securities Co., Ltd
Tên giao dịch VCBS
Vốn điều lệ 700.000.000.000 đồng.
Hình thức sở hữu Công ty TNHH một thành viên do Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam
nắm giữ 100% vốn điều lệ. theo Quyết định số 27/QĐ-HĐQT ngày 07/01/2002
của Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam
Trụ sở chính Tầng 12-17, Tòa nhà Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Q.Hoàn Kiếm,
Tp.Hà Nội.
Trang web />b.- Ngành nghề hoạt động:
Bên bán
Bên mua
- Môi giới và lưu ký chứng khoán.
- Tự doanh chứng khoán.
- Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
- Tư vấn đầu tư chứng khoán.
- Nhận ủy thác quản lý tài khoản giao dịch chứng khoán của nhà
đầu tư cá nhân.
- Cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính.
c.- Cơ cấu bộ phận chức năng:

- Khối dịch vụ chứng khoán.
- Khối đầu tư.
- Khối tư vấn tài chính doanh nghiệp.
- Khối hỗ trợ.
d.- Các thương vụ và thành tựu nổi bật:
- Năm 2002, thực hiện bảo lãnh thành công 1.000 tỷ đồng Trái phiếu Chính phủ. Cũng trong năm
này công ty đã chiếm lĩnh 95% thị phần bảo lãnh và môi giới trái phiếu trên toàn thị trường.
- Năm 2003, thực hiện tư vấn và bảo lãnh phát hành cổ phiếu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và
đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (Imexco). Trong năm này thị phần môi giới trái phiếu đạt 90% và cổ phiếu
+ chứng chỉ quỹ đạt 6% trên toàn thị trường, giữ vững vị trí dẫn đầu.
- Năm 2004, thực hiện bảo lãnh phát hành cổ phiếu Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank) với giá trị 300 tỷ đồng. Qua đó, công ty đã chiếm lĩnh 19% thị phần bảo lãnh và môi
giới cổ phiếu + chứng chỉ quỹ trên toàn thị trường.

(30)
(31)

Luật chứng khoán hợp nhất, Điều 8.
Thông tin công bố của VCBS.

Trang 11/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

- Năm 2005, thực hiện tư vấn và bán đấu giá Nhà máy thiết bị bưu điện thuộc Tổng công ty Bưu
chính viễn thông Việt Nam tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội.
- Năm 2006, thực hiện bảo lãnh phát hành Trái phiếu đô thị của Ủy ban Tp. Hồ Chí Minh. Cũng
trong năm này, công ty đã phát triển số lượng tài khoản giao dịch tại VCBS lên tới 20.000 tài
khoản, chiếm 20% tổng tài khoản giao dịch tại thị trường. Cùng với đó, công ty chiếm lĩnh 30% thị

phần trái phiếu (đứng đầu thị trường) và chiếm lĩnh 9,5% thị phần bảo lãnh - môi giới cổ phiếu +
chứng chỉ quỹ trên toàn thị trường (trong top 5 của thị trường).
- Năm 2007, công ty thực hiện tư vấn và bán đấu giá cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra
công chúng của Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam (Vietcombank). Ngoài ra, tiến hành bảo
lãnh phát hành thành công 400 tỷ đồng Trái phiếu của Tổng công ty thép và 300 tỷ đồng Trái phiếu
của Tổng công ty Sông Đà.
- Năm 2008 – 2010, trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng, VCBS tập
trung tiến hành kiện toàn bộ máy, phát triển hệ thống và nâng cao công nghệ. Qua đó, giữ vững
nguồn khách hàng và phát triển Hệ thống giao dịch trực tuyến.
- Năm 2011, công ty đầu tiên thực hiện tư vẫn hỗ trợ hoạt động M&A trong Hệ thống ngân hàng
thương mại qua hai thương vụ sát nhập: Ngân hàng Shinhan Vina và Ngân hàng Shinhan Việt Nam;
hợp nhất bộ ba ngân hàng Đệ Nhất, Việt Nam tín nghĩa và Sài Gòn.
- Năm 2012, công ty tiếp tục thực hiện tư vấn sát nhập cho hai ngân hàng là Sài Gòn Hà Nội và nhà
Hà Nội trong Hệ thống ngân hàng thương mại. Ngoài ra, trên thị trường chứng khoán là tư vấn sát
nhập hai công ty Thép Việt Ý và Luyện thép Sông Đà. Thực hiện bảo lãnh phát hành thành công
250 tỷ đồng Trái phiếu của Vinaenco. Tư vấn và phát hành 250 tỷ đồng Trái phiếu BIM Seafood
- Năm 2013, VCBS thực hiện tư vấn phát hành thành công 5.000 tỷ đồng Trái phiếu của Tập đoàn
Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Tiếp tục thực hiện tư vấn sát nhập giữa công ty Sông
Đà 9 và Sông Đà 91, công ty Someco Sông Đà và Someco Hòa Bình.
- Năm 2014, VCBS lọt vào Top 10 thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ trên sàn giao dịch
HSX với hơn 75.000 tài khoản cá nhân.
e.- Thông tin cơ bản về hoạt động:(32)
Bảng II.1.1 – Tổng tài sản quản lý (Đơn vị tính: Tỷ đồng):
Số dư Tài sản quản lý
Năm 2014
Chứng khoán lưu ký
29.459,361
Chứng khoán lưu ký công ty đại chúng chưa niêm yết
271,427
Cộng

29.730,788

Năm 2013
14.255,289
246,420
14.501,709

Bảng II.1.2 – Doanh thu hoạt động (Đơn vị tính: Tỷ đồng):
Tăng trưởng
Doanh thu hoạt động
Năm 2014 Năm 2013
Môi giới
105,1
55,7
Tự doanh
166,3
93,7
Bảo lãnh phát hành
0,9
24,8
Đại lý phát hành
4,8
0,0
Tư vấn
6,4
42,7
Lưu ký
4,0
1,3
Khác

65,3
27,8
Cộng
352,8
246,0

Cơ cấu
Năm 2014 Năm 2013
29,79
22,64
47,14
38,09
0,25
10,08
1,36
0,00
1,81
17,36
1,14
0,52
18,51
11,31
100,00
100,00

(32)

Báo cáo thường niên 2014 của VCBS.

Trang 12/22


%∆

88,80
77,40
-96,40
-85,00
215,80
134,80
43,40


±
106,66%
10,15%
105,01%


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

2.- Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn (SSI).(33)
a.- Giới thiệu khái quát:
Tên công ty Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn.
Tên tiếng Anh Saigon Securities Incorporation.
Tên giao dịch SSI.
Vốn điều lệ 3.537.949.420.000 đồng.
Trụ sở chính 72 Nguyễn Huệ, Q.1, Tp.HCM, Việt Nam.
Trang web />Mã chứng khoán (HSX: SSI)
b.- Lĩnh vực hoạt động:
- Dịch vụ chứng khoán.

- Dịch vụ ngân hàng đầu tư.
- Dịch vụ Quản lý Quỹ.
- Nguồn vốn và Kinh doanh tài chính.
c.- Cơ cấu bộ phận chức năng:
Bộ phận trực tiếp
- Dịch vụ chứng khoán.
Front Office
- Dịch vụ ngân hàng đầu tư.
- Dịch vụ Quản lý Quỹ.
- Nguồn vốn và Kinh doanh tài chính.
Bộ phận gián tiếp
Middle Office

- Luật & Kiểm soát tuân thủ.
- Kiểm toán nội bộ.
- Quản trị rủi ro.
- Tài chính kế toán.

Bộ phận hỗ trợ
Back Office

- Hỗ trợ.
- Nhân sự.
- Hành chính.
- Truyền thông.
- Công nghệ thông tin.
d.- Các thành tựu nổi bật năm 2014:
Dịch vụ chứng khoán:
- SSI chính thức quay lại vị trí số 1 thị phần môi
giới tại HOSE đạt 12,53%, tăng gần 18% so với

năm 2013 và vươn lên vị trí số 2 tại sàn HNX, đạt
7,47%, tăng 19% so với năm 2013. Tính chung
cả 2 sàn, thị phần SSI đứng đầu toàn thị trường,
đạt 11,15% tăng 16,2% so với năm 2013. Thị
phần môi giới khách hàng nước ngoài, tiếp tục
dẫn đầu với gần 32% thị phần trên toàn thị
trường.
- Theo đó, số lượng tài khoản mở mới đã tăng
trưởng mạnh qua các năm 2012, 2013 và đặc biệt
trong năm 2014, tăng 96% so với năm 2013, đạt
7.559 tài khoản, trong đó 96% tài khoản mở mới
là khách hàng trong nước và 2% là khách hàng tổ
chức nước ngoài đến từ các thị trường trọng yếu
trong khu vực như Hồng Kông, Singapore, Nhật
Bản, Châu Âu và Mỹ.
(33)

Báo cáo thường niên 2014 của SSI.
Trang 13/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

Dịch vụ ngân hàng đầu tư:
- Dịch vụ Tư vấn Phát hành trái phiếu/trái phiếu chuyển đổi: SSI đã thực hiện phát hành Trái
phiếu cho Công ty Cổ phần (CTCP) Hùng Vương với tổng giá trị phát hành là 300 tỷ VND và
phát hành Trái phiếu chuyển đổi cho CTCP Transimex - Sài Gòn với giá trị phát hành là 100
tỷ VND.
- Dịch vụ Tư vấn Phát hành cổ phiếu riêng lẻ và Phát hành ra công chúng: Khối Dịch vụ
Ngân hàng đầu tư SSI đã tư vấn huy động thành công 650 tỷ VND cho CTCP Xuyên Thái

Bình (Pan Pacific) trong đợt phát hành riêng lẻ thực hiện vào Quý 1/2014 với nhiều nhà đầu
tư tên tuổi tham gia như GIC Private Limited, Mutual Fund Elite và The Asian Entrepreneur
Legacy (TAEL). Ngoài ra trong năm 2014, Khối Dịch vụ Ngân hàng đầu tư SSI cũng đã tư
vấn huy động vốn cho các doanh nghiệp tiêu biểu khác như CTCP Thực phẩm Quốc tế
(Interfood); CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC); CTCP Đầu tư Kinh doanh Nhà Khang Điền
(KDH); CTCP Nhựa và Môi trường xanh An phát (AAA); CTCP Tập đoàn Dầu khí An Pha
(ASP), … với tổng giá trị huy động theo mệnh giá là hơn 1.000 tỷ VND.
- Dịch vụ Tư vấn Cổ phần hóa: Năm 2014, Khối Dịch vụ Ngân hàng Đầu tư SSI đã triển khai
tư vấn cổ phần hóa cho 2 doanh nghiệp Nhà nước có quy mô lớn là Tổng Công ty Thủy sản
Việt Nam (Seaprodex) và Công ty TNHH MTV Cảng Hải Phòng với tổng giá trị huy động
hơn 700 tỷ VND. Đây là 02 doanh nghiệp lớn với vị thế dẫn đầu trong ngành, đã tin tưởng
lựa chọn SSI là nhà tư vấn cho sự chuyển đổi mô hình hoạt động quan trọng này.
- Dịch vụ Tư vấn Niêm yết: SSI đã tư vấn niêm yết thành công cho một số doanh nghiệp lớn
như: CTCP Dịch vụ hàng hóa Nội Bài; CTCP Dây Cáp điện Việt Nam với tổng giá trị niêm
yết theo mệnh giá hơn 500 tỷ VND.
Dịch vụ quản lý quỹ:
- Tổng tài sản quản lý cuối năm 2014:
4.237 tỷ VND (tăng 26% so với năm
2013).
- Ra đời Quỹ Đầu tư lợi thế Cạnh tranh
Bền vững (SSI-SCA) hoạt động theo mô
hình quỹ cân bằng với chiến lược lựa
chọn các công ty có tiềm năng tăng
trưởng tốt và có bộ máy quản lý tốt kết
hợp với định giá hợp lý.
SSI-SCA đã huy động được 113 tỷ VND trong đợt chào bán đầu tiên và là quỹ mở lớn nhất
được thành lập mới trên thị trường.
- Hợp tác với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) cho ra mắt Quỹ ETF SSIAM
HNX30 mô phỏng chỉ số HNX30, là Quỹ đầu tư chỉ số thứ 2 trên thị trường và là Quỹ chỉ số
đầu tiên niêm yết trên sàn HNX.

Dịch vụ nguồn vốn và kinh doanh tài chính:
- Năm 2014, mặc dù phải đối mặt với áp lực từ thị
trường tiền tệ khi lãi suất tiếp tục giảm mạnh, SSI
vẫn tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu trong mảng nghiệp
vụ Nguồn vốn và Kinh doanh tài chính với tổng
doanh thu đạt 263,13 tỷ VND và vượt hơn 50% so
với kế hoạch đề ra. Mặc dù vậy, doanh thu từ hoạt
động kinh doanh nguồn vốn đã giảm khá mạnh so
với năm 2013, với mức giảm là hơn 25%. Bên
cạnh đó, việc thanh khoản trên TTCKVN tăng
mạnh cũng đã khiến dư nợ ký quỹ của khách hàng
tăng đột biến trong năm 2014. Việc phải tập trung
nguồn vốn để luôn đáp ứng kịp thời và đầy đủ nhu
(**)
Không bao gồm hoạt động ký quỹ
cầu từ nhà đầu tư cũng đã khiến nguồn doanh thu
từ lãi tiền gửi giảm mạnh trong năm 2014.
Trang 14/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

- Ngoài những đối tác đã có quan hệ hợp tác lâu dài như Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát
triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (EIB), Ngân hàng
TMCP Á Châu (ACB), Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB), Ngân hàng TMCP
Bưu điện Liên Việt (LPB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB), Ngân hàng TMCP
Bảo Việt (BVB)…, SSI tiếp tục mở rộng quan hệ với các định chế tài chính lớn, có độ tín
nhiệm cao mà điển hình trong đó là việc xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện với Ngân hàng
TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB) về các mảng tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm cấu
trúc khác. Các nhóm Ngân hàng thương mại hàng đầu đã cấp tổng hạn mức tín dụng lên tới

trên 3.000 tỷ VND cho SSI.
e.- Thông tin cơ bản về hoạt động:
Bảng II.2.1 – Tổng tài sản quản lý (Đơn vị tính: Tỷ đồng):
Số dư Tài sản quản lý
Năm 2014
Chứng khoán lưu ký
16.971,499
Chứng khoán lưu ký công ty đại chúng chưa niêm yết
1.025,917
Cộng
17.997,416

Năm 2013
12.849,119
860,405
13.709,524

Bảng II.2.2 – Doanh thu hoạt động (Đơn vị tính: Tỷ đồng):
Tăng trưởng
Doanh thu hoạt động
Năm 2014 Năm 2013
Môi giới
328,60
138,28
Đầu tư, góp vốn
721,12
196,31
Bảo lãnh phát hành
2,84
0,00

Đại lý phát hành
0,54
0,18
Quản lý danh mục đầu tư
5,01
2,77
Tư vấn
20,96
28,69
Lưu ký
5,62
5,34
Khác
472,13
345,88
Cộng
1.556,82
717,45

Cơ cấu
Năm 2014 Năm 2013
21,11
19,27
46,32
27,36
0,18
0,00
0,03
0,03
0,32

0,39
1,35
4,00
0,36
0,74
30,33
48,21
100,00
100,00

Trang 15/22

%∆

137,63
367,34
300,00
80,87
-26,94
5,24
36,50
406,63


±
32,08%
19,24%
31,28%



Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

Phần III

HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG

I.-

NHỮNG THÁCH THỨC MỚI TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ.

1.-

Ứng phó với những ràng buộc ngăn ngừa khủng hoảng:

Như đã trình bày ở phần I, việc áp dụng các khung pháp lý mới ngày càng khắt khe hơn của các cơ
quản lý nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng đầu tư đã tạo nên những thách thức nhất
định.
Bảng I.1.1 – Một số tác động của khung pháp lý ảnh hưởng đến các định chế tài chính:
Tác động Mức độ
Làm giảm vị thế cạnh tranh 40%
Làm tăng vị thế cạnh tranh 27%
Giảm khả năng sinh lợi
Tăng khả năng sinh lợi

48%
31%

Giảm phí
Tăng phí


11%
70%

Tác động lớn đến chiến lược kinh doanh dài hạn

61%

2.- Giải quyết vấn đề Tái cấu trúc sản phẩm phái sinh phí tập trung:
Việc quản lý chặt đối với các sản phẩm phái sinh nhiều rủi ro sẽ làm giảm đáng kể thu nhập của các
định chế tài chính.
3.- Tích hợp Quản trị rủi ro hiệu quả:
Việc tích hợp hệ thống quản trị rủi ro mới hiệu quả hơn sẽ làm tăng các khoản chi phí hoạt động
đồng thời hạn chế những hoạt động mang thu nhập cao nhưng chứa đựng nhiều rủi ro hơn.
4.- Tập trung vào Nhu cầu và Tối đa hoá Lợi nhuận cho khách hàng:
Xung đột về lợi ích và rủi ro về đạo đức là vấn đế mà các định chế tài chính luôn phải đối mặt. Và
việc tập trung giải quyết các vấn đề này đôi lúc sẽ không làm gia tăng lợi nhuận như mong đợi của
các ông chủ ngân hàng.
5.- Duy trì hoạt động bền vững:
Tập trung khai thác các mảng hoạt động mang tính bền vững và ổn định, giảm các hoạt động đầu tư,
kinh doanh mạo hiểm. Điều này sẽ gây bất lợi đối với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.
6.- Tham gia hiệu quả vào các thị trường mới nổi:
Thị trường mới nổi tuy hứa hẹn mang đến cơ hội gia tăng thu nhập, nhưng lại ẩn chứa rất nhiều rủi
ro, đặc biệt là những rủi ro mang tính chất hệ thống.
II.-

TRIỂN VỌNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM.

1.- Triển vọng:
Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn còn non trẻ và có sức hấp dẫn rất đặt biệt:

- Là thị trường luôn có mức tăng trưởng ấn tượng trên toàn thế giới.
Trang 16/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

- Thị trường đang trong giai đoạn phân hoá, tái cấu trúc lại đối với hoạt động ngân hàng đầu tư.
- Áp lực cạnh tranh đối với các tổ chức quốc tế vẫn chưa thật sự đè nặng lên thị trường.
- Nhiều chính sách hỗ trợ phát triển thị trường được các cơ quan quản lý thông qua.
- Nhiều sản phẩm hàng hoá mới sẽ được đưa ra thị trường trong thời gian đến.
- Xu thế tái cấu trúc, thoái vốn và quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước đang được Chính
phủ đẩy nhanh tiến độ và thực hiện quyết liệt.
2.- Khuyến nghị:
Để nắm bắt tốt cơ hội, các định chế tài chính cần phải có những giải pháp cũng như định hướng như
sau:
- Chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng các nhu cầu phát triển của thị trường.
- Nâng cao năng lực quản lý điều hành, cải thiện hệ thống giám sát và kiểm soát nội bộ, để giảm
thiểu các xung đột về lợi ích liên quan đến vấn đề người đại diện.
- Tập trung phát triển bền vững thông qua việc hạn chế các xung đột về lợi ích với khách hàng và
các rủi ro về đạo đức.
- Nâng cao năng lực tài chính để làm gia tăng hiệu quả hoạt động và cạnh tranh.
- Phát triển dịch vụ tài chính chất lượng cao.

Trang 17/22


Hoạt động Ngân hàng Đầu tư ở Việt Nam: Thách thức và Triển vọng.

THUẬT NGỮ
VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO

THUẬT NGỮ.
Performance bond

Private equity

Trái phiếu dự án được hiểu là trái phiếu hợp đồng (contract bond) được
phát hành bởi công ty bảo hiểm hay ngân hàng để đảm bảo việc hoàn
thành một dự án của một chủ đầu tư (lĩnh vực bất động sản).
Vốn phát hành riêng lẻ là một loại tài sản bao gồm chứng khoán vốn và
nợ của một công ty đang hoạt động mà không được giao dịch tập trung
tại sở giao dịch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.- Trang web: />2.- Giáo trình “The Economics of Money, Banking, and Financial Markets” (tái bản lần 10) của
tác giả Frederic S. Mishkin.
3.- Báo cáo “Regulatory Changes in the Investment Banking Industry” (2013) do Công ty tư vấn
Capgemini phát hành.
4.- “Luật các tổ chức tín dụng” (2010) Luật số 47/2010/QH12.
5.- Văn bản hợp nhất “Luật chứng khoán” số 27/VBHN-VPQH.
6.- Báo cáo thường niên năm 2014 do VCBS công bố.
7.- Báo cáo thường niên năm 2014 do SSI công bố.
8.- Báo cáo “Top 10 Challenges for Investment Banks” (2010) do Accenture phát hành.
9.- “Wholesale & Investment Banking Outlook” (2015) do Morgan Stanley phát hành.

Trang 18/22



×