Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giải bài 1,2,3,4,5 trang 125 SGK Sinh 6: Tảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.29 KB, 3 trang )

Tóm tắt lý thuyết và Giải bài 1,2,3,4,5 trang 125 SGK Sinh 6: Tảo – Chương 8 Các Nhóm Thực Vật
– Chương 8 sinh học lớp 6.

A. Tóm Tắt Lý Thuyết: Tảo
Tảo là những sinh vật mà cơ thể gồm một hoặc nhiều tế bào, cấu tạo rất đơn giản, có màu khác nhau và
luôn luôn có chất diệp lục. Hầu hết tảo sống ở nước. Vai trò của tảo: góp phần cung cấp ôxi và thức ăn
cho các động vật ở nước. Một số tảo cũng được dùng làm thức ăn cho con người và gia súc, làm thuốc…
Bên cạnh đó một số trường hợp tảo cũng gây hại.

Bài trước: Giải bài 1,2,3 trang 121 SGK Sinh 6: Tổng kết về cây có hoa (tiếp theo)

B. Hướng dẫn giải bài tập SGK trang 125 Sinh Học lớp 6: Tảo
Bài 1: (trang 125 SGK Sinh 6)
Nêu các đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ. Giữa chúng có đặc điểm gì khác và giống nhau?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 1:
a) Đặc điểm cấu tạo của tảo xoắn và rong mơ.
* Tảo xoắn : Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi. Chúng sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra thành
những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.
* Rong mơ: cơ thể đa bào, có màu nâu, dạng cành cây. Chúng sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính
(có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).
b) Điểm giống và khác nhau giữa tảo xoắn và rong mơ
* Những điểm giống nhau:




Đều thuộc nhóm thực vật bậc thấp. Cơ thể chưa có rễ, thân, lá thật sự.

– Đều phân bố trong môi trường nước.
– Tế bào cấu tạo cơ thể đã có nhân hoàn chỉnh. Trong tế bào có chất diệp lục.
– Dinh dưỡng bằng hình thức tự dưỡng: tự chế tạo chất hữu cơ quan quang hợp tử nước và khí


cacbônic.
– Ngoài sinh sản sinh dưỡng, còn có sinh sản hữu tính.
* Những điểm khác nhau:
Bài 2: (trang 125 SGK Sinh 6)
Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự ?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 2:
Không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự là vì:
Mặc dù rong mơ cũng có dạng giống như một cây xanh (thân, lá, quả) nhưng đó không phải là thân. lá…
thật sự. bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí, giúp rong mơ có thế đứng thẳng
trong nước.
Bài 3: (trang 125 SGK Sinh 6)
Sau khi tìm hiểu một vài tảo, em có nhận xét gì về tảo nói chung?
Đáp án và hướng dẫn giải bài 3:
Nhận xét chung về các loài tảo (phân bố và cấu tạo).
– Phân bố: Chúng sống ở môi trường nước ngọt (tảo xoắn) và ở môi trường nước biển (rong mơ).
– Cấu tạo : cơ thể đơn hào hay đa bào, có cấu tạo đơn giản, (chưa có rễ, thân, lá), có thể màu trong cấu
tạo tế bào.
Bài 4: (trang 125 SGK Sinh 6)
Chọn ý trả lời đúng trong câu sau :
Tảo là thực vật bậc thấp vì:
A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào
B. Sống ở nước
C. Chưa có thân, rễ, lá thật sự.
Đáp án và hướng dẫn giải bài 4:
Đáp án đúng: C.Chưa có thân, rễ, lá thật sự.
Bài 5: (trang 125 SGK Sinh 6)


Quan sát bằng mắt thường một cốc nước máy hoặc nước mưa và một cốc nước ao hoặc nước hồ lấy ở trên
mặt, chỗ có nhiều váng càng tốt, em thấy có gì khác nhau về màu nước. Giải thích ?

Đáp án và hướng dẫn giải bài 5:
Các em hãy lấy một cốc nước máy (hoặc nước mưa) và lấy trên mặt nước một cốc nước ao (hoặc nước
hồ) chỗ có nhiều váng, rồi quan sát có thể phát biểu như sau: Nước ao hồ có váng do 1 số loại tảo phát
triển, màu nước phụ thuộc từng loại tảo, tảo lục làm nước màu xanh, tảo đỏ làm nước màu đỏ……..
nước máy và nước mưa không thấy khác nhau do vi sinh vật mặc dù có nhưng chưa phát triển.
Bài tiếp: Giải bài 1,2,3,4 trang 127 SGK Sinh 6: Rêu – Cây rêu



×