Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Giáo án tiếng Việt 4 Đường đi Sa Pa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (51.9 KB, 2 trang )

BÀI: ĐƯỜNG ĐI SA PA
a/ Mục tiêu
-

Đọc bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm, thể hiện được những cảm giác thú vị của tác giả
khi ngắm cảnh trên đường đi Sa Pa.
Hiểu nội dung: ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện niềm tự hào của tác giả về
vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước ( trả lời được các câu hỏi trong SGK, thuộc đoạn văn
cuối bài, từ Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa đến hết)

b/ Đồ dùng dạy học
-

Tranh ảnh Sa Pa (nếu có)
Bảng phụ câu văn cần luyện đọc

c/ Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới
- Gv sử dụng tranh ảnh tư liệu giới thiệu về Sa Pa, một thắng cảnh thuộc tỉnh Lào Cai
phía bắc nước ta.
3. Hướng dẫn HS học bài mới
Hoạt động dạy của GV
1. Hướng dẫn HS luyện đọc
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn của
bài văn ( chia đoạn theo dấu xuống
dòng).
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng câu,
phát hiện và sửa lỗi phát âm.

Hoạt động của HS


-

HS khác theo dõi, đọc thầm

-

Đọc cá nhân, sửa lỗi: Sa Pa, chênh
vênh, sà xuống, trắng xóa, lim dim,
lướt thướt, Phù Lá, long lanh, nồng
nàn, ngoc lửa, liễu rủ, sặc sỡ, thoắt
cái, khoảnh khắc.

Hướng dẫn HS đọc từng đoạn. luyện đọc câu trên bảng phụ:
+ những đám mây trắng nhỏ/ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm giác bồng bềnh
huyền ảo
+ Sa Pa/ quả là một món quà tặng diệu kì/ mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
- Yêu cầu 1 HS đọc chú giải các từ
- HS khác đọc thầm
Sa Pa, rừng cây âm âm, Hmông,
Tu Dí, Phù Lá, hoàng hôn, áp
phiên.
- Đọc mẫu toàn bài, giọng nhẹ
nhàng, nhấn giọng các từ ngữ miêu
tả, đọc chậm câu văn cuối cùng.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS


2. Hướng dẫn HS tìm hiểu bài

- Mỗi đoạn trong bài là một bức tranh
đẹp về cảnh, về người. hãy miêu tả
những điều em hình dung được về
mỗi bức tranh.

-

Những bức tranh bằng lời trong bài
thể hiện sự quan sát rất tinh tế của
tác giả. Hãy nêu một chi tiết thể
hiện sự quan sát tinh tế ấy?

-

Vì sao tác giả gọi Sa Pa là món quà
tặng diệu kì của thiên nhiên?
Bài văn thể hiện tình cảm của tác
giả đối với Sa Pa như thế nào?

-

3. Hướng dẫn HS học thuộc lòng
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn.
- Yêu cầu HS luyện đọc thuộc lòng
nhóm đôi đoạn 3. Gọi 1 số HS đọc
thuộc lòng trước lớp.

- Nêu ý từng đoạn:
+ Đoạn 1: phong cảnh đường lên Sa Pa
+ Đoạn 2: cảnh sinh hoạt 1 thị trấn trên

đường lên Sa Pa
+ Đoạn 3: cảnh đẹp của Sa Pa
- Nêu ý cả bài:
+ trên đường lên Sa Pa đi qua một khu
rừng với nhiều cảnh đẹp
+ ngắm nhìn cảnh hoàng hôn
+ cảm giác thú vị của thời tiết và phong
cảnh Sa Pa
- Các chi tiết
+ Những thác trắng xóa tựa mây trời,
những rừng cây âm âm, những bông hoa
chuối rực lên như những ngọn lửa: những
hình ảnh chọn lọc, tiêu biểu cho cảnh núi
rừng…
+ Những em bé Hmông, Tu Dí, Phù Lá cổ
đeo móng hổ,quần áo sặc sỡ: chi tiết nỗi
bật trong trang phục của người miền núi.
+ Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa
tuyết trên những cành đào, lê, mận: màu
trắng của các cây hoa đang nở rộ, màu
trắng của hooa và sương khói mây trời
hòa quyện vào nhau.
- Vì Sa Pa rất đẹp, thời tiết Sa Pa rất
độc đáo, thay đổi liên tục theo từng
bước đi.
- Tình cảm của tác giả:
+ rất vui khi đi trên đường lên Sa Pa
+ thích nhìn ngắm cảnh vật trên đường,
ngạc nhiên trước sự phong phú, đa dạng
của thời tiết và phong cảnh Sa Pa.

-

HS khác theo dõi, nhận xét.
Thực hiện yêu cầu

d. Củng cố, dặn dò
Trao đổi với HS về Sa Pa, mơ ước được đến Sa Pa. Dặn HS học thuộc lòng đoạn 3,
chuẩn bị bài Trăng ơi…từ đâu đến?



×