Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG DU LỊCH SINH THÁI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA DU LỊCH HỌC
___________________

ĐỀ CƯƠNG

DU LỊCH SINH THÁI

Hà Nội, 7/2007


DU LỊCH SINH THÁI VÀ CÁC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN

1. Vai trò của du lịch sinh thái tại các khu bảo tồn thiên nhiên
Du lịch là một trong những ngành lớn nhất trên toàn cầu, có thị trường phát triển nhanh tập
trung vào các môi trường còn hoang sơ như các vùng biển và các khu bảo tồn thiên nhiên.
Các khu bảo tồn thiên nhiên ngày càng thu hút sự quan tâm của các du khách nước ngoài
cũng như du khách địa phương. Du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn có mang đến những lợi
ích cho các cộng địa phương và các khu bảo tồn thiên nhiên thông qua việc tạo ra lợi
những nguồn lợi. Tuy nhiên, du lịch sinh thái cũng có thể đe dọa đến nguồn lợi của các
khu bảo tồn thiên nhiên bằng cách hủy hoại các sinh cảnh sống, xáo trộn đời sống hoang
dã, tác động đến chất lượng nước và đe dọa cộng đồng địa phương do việc phát triển quá
mức, đông đúc và phá vỡ các giá trị văn hóa địa phương. Thêm vào đó, du lịch sinh thái có
thể bị “rò rỉ” khi lợi tức từ du lịch rơi vào túi các nhà quản lý, điều hành du lịch bên ngoài
khu vực. Và kết quả là du lịch sinh thái có thể phá hủy rất nhiều nguồn lợi mà nó phụ
thuộc vào. Ngược lại, du lịch sinh thái nếu được lập kế hoạch một cách cẩn trọng sẽ mang
đến những lợi ích cho các khu bảo tồn thiên, cộng đồng địa phương và các bên tham gia.
Quản lý du sinh thái trong các khu bảo tồn thiên nhiên do vậy phải được lồng ghép vào
quản lý lãnh thổ, quản lý động thực vật hoang dã, khôi phục những loài bị đe dọa hay hoạt
động giáo dục môi trường.


Dưới đây là các loại hình quản lý khu bảo vệ và mối liên quan của nó với hoạt động du lịch
Bảng 1: Các loại hình quản lý khu bảo vệ (IUCN, 1994)
Loại/Định nghĩa
Loại I
Loại Ia
Định nghĩa
Loại Ib

Định nghĩa

Mô tả
Khu thiên nhiên và khu động vật hoang dại được bảo vệ nghiêm ngặt:
Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho mục đích khoa học và bảo vệ
động vật hoang dã
Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt: Là khu vực bảo tồn được quản
lý chủ yếu vì mục đích khoa học
Là những khu đất hay biển có những hệ sinh thái, những đặc điểm địa
chất – sinh lý và những loài nổi bật và mang tính đại diện, chủ yếu để
phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học và kiểm soát môi trường.
Khu động vật hoang dã: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu bảo vệ và
phục hồi các loài động vật hoang dã
Là khu đất liền hay biển chưa hề hoặc rất ít có sự can thiệp của con
người, vẫn còn giữ được những ảnh hưởng và đặc điểm của tự nhiên,
không có cư dân sinh sống, được bảo vệ và quản lý nhằm duy trì điều
kiện tự nhiên

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

2



Loại/Định nghĩa
Loại II

Định nghĩa

Loại III
Định nghĩa
Loại IV
Định nghĩa
Loại V

Định nghĩa

Loại VI
Định nghĩa

Mô tả
Vườn Quốc gia: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu vì mục đích giải trí
và bảo vệ hệ sinh thái.
Là khu đất hay biển tự nhiên được thiết lập để (a) bảo vệ tính toàn
vẹn của một hoặc nhiều hệ sinh thái vì lợi ích của các thế hệ hiện tại
và tương lai, (b) loại trừ việc khai thác hoặc chiếm đóng không có lợi
cho những mục tiêu và khu bảo vệ nhằm đạt được, và (c) tạo cơ sở
cho các hoạt động khoa học, giáo dục, tham quan giải trí, tất cả những
hoạt động này cần phải phù hợp về mặt môi trường cũng như văn hóa.
Khu kỷ niệm tự nhiên: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho mục
đích lưu giữ những đặc điểm thiên nhiên nhất định.
Là khu vực chứa đựng một hoặc nhiều đặc điểm văn hóa hay tự nhiên
có giá trị nổi bật và độc nhất hiếm có trên thế giới, mang ý nghĩa văn

hóa hoặc giá trị thẩm mỹ
Khu vực quản lý môi trường sống và một số loài: Khu bảo vệ trong
đó thiên nhiên được bảo tồn chủ yếu thông qua sự can thiệp bằng các
biện pháp quản lý
Là khu đất hay biển đối tượng của sự quản lý và can thiệp tích cực
của con người để đảm bảo duy trì môi trường sống và đáp ứng những
yêu cầu của một số loài nhất định.
Khu phong cảnh: Khu được bảo vệ chủ yếu vì mục đích bảo vệ cảnh
quan trời và biển và phục vụ sự thưởng ngoạn của công chúng
Là khu đất có thể cận kề bên bờ và biển trong đó mối quan hệ giao
lưu giữa con người và thiên nhiên theo thời gian đã tao ra một vùng
đất có đặc điểm riêng biệt, có giá trị thẩm mỹ, sinh thái và/hoặc văn
hóa, thường có tính đa dạng sinh học cao. Việc bảo vệ tính toàn vẹn
của quan hệ giao lưu truyền thống này là sống còn đối với việc bảo
vệ, duy trì và phát triển của một khu vực như vậy
Khu bảo vệ tài nguyên quản lý: Khu bảo vệ được quản lý chủ yếu
nhằm sử dụng một cách ổn định các hệ sinh thái tự nhiên.
Là khu vực có những hệ tự nhiên nguyên sinh, được quản lý nhằm
bảo vệ và duy trì một cách lâu dài tính đa dạng sinh học trong khi vẫn
cho phép khai thác một cách ổn định các sản phẩm tự nhiên nhằm đáp
ứng nhu cầu của cộng đồng

Bảng 2: Các mục đích quản lý và các loại hình quản lý khu bảo vệ của IUCN (1994)
Mục tiêu quản lý
Nghiên cứu khoa học
Bảo vệ động vật hoang dã
Bảo tồn sự đa dạng loài và gen (đa dạng sinh học)
Duy trì sự toàn vẹn môi trường
Bảo vệ các đặc tính văn hóa và thiên nhiên nhất định
Du lịch và giải trí

Giáo dục
Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên từ các hệ sinh thái tự nhiên
Duy trì các thuộc tính văn hóa/truyền thống

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

Ia
1
2
1
2
-

Ib
3
1
2
1
2
3
-

II
2
2
1
1
2
1
2

3
-

III
2
3
1
1
1
2
-

IV
2
3
1
1
3
3
2
2
-

V
2
2
2
1
1
2

2
1

VI
3
2
1
1
3
3
3
1
2

3


Ghi chú: 1 = Mục tiêu chủ yếu; 2 = Mục tiêu thứ yếu; 3 = Mục tiêu tiềm năng; 0 =
Không thể ứng dụng
Bảng 3: Khả năng tương thích của các loại hình du lịch với các loại khu bảo vệ của
IUCN (Lawton, 2001)
Loại khu bảo vệ
theo IUCN
Ia
Ib
II
III
IV
V
VI


Du lịch sinh thái “cứng”
(Hard ecotourism)
Không
Có thể
Có thể
Có thể
Có thể
Không
Không

Du lịch sinh thái “mềm”
(Soft ecotourism)
Không
Không
Có thể
Có thể
Có thể
Có thể
Có thể

Các loại du
lịch khác
Không
Không
Không
Không
Không

Không


Du lịch sinh thái “cứng”=
Du lịch sinh thái “mềm” =
2. Lợi ích và hạn chế của du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ
Du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ chứa đựng trong ảnh hưởng tích cực và ảnh hưởng tiêu
cực. Những ảnh hưởng này tương tác lẫn nhau. Trách nhiệm của nhà quản lý các khu bảo
vệ là tăng cường tối đa những ảnh hưởng tích cực và hạn chế tối đã những ảnh hưởng tiêu
cực. Trên thực tế có rất nhiều những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến các khu bảo vệ,
tuy nhiên tài liệu này chỉ đề cập đến những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực chủ yếu.
Các khu bảo vệ được thành lập chủ yếu để bảo tồn quá trình lý sinh hoặc các điều kiện như
bảo tồn các loài động vật hoang dã, môi trường sống của chúng, cảnh quan thiên nhiên, và
di sản văn hóa truyền thống của cư dân bản địa. Khách du lịch đến với các khu bảo vệ để
hiểu và trân trọng, và thỏa mãn những giá trị vốn có của khu bảo vệ. Quy hoạch và phát
triển du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ do đó có thể có những lợi ích, hạn chế chủ yếu sau:
2.1. Lợi ích
Bảng 4: Lợi ích của du lịch sinh thái
Lợi ích
Kinh tế

Du lịch sinh thái làm tăng thêm nhiều cơ hội việc làm tại khu bảo tồn thiên nhiên
Đời sống của người dân có thể được tăng lên đáng kể nhờ du lịch sinh thái
Nhờ du lịch sinh thái, các khu bảo vệ có thể thu hút được nhiều hơn vốn đầu tư
Chất lượng các dịch vụ công cộng của khu bảo vệ có thể tốt hơn nhờ sự đầu tư từ
du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một trong những lĩnh vực quan trọng hỗ trợ nền kinh tế địa

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

4



Lợi ích

Văn hóa – Xã hội

Môi trường

phương
Du lịch sinh thái tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho cư dân địa phương
Du lịch sinh thái có thể giúp cải thiện chất lượng các sản phẩm và dịch vụ hạ tầng
du lịch như hệ thống giao thông vận tải, đường xá, điện, nước, các nhà hàng, các
cửa hiệu và các nhà nghỉ ... trong khu vực
Du lịch sinh thái có thể làm tăng lòng tự hào của người dân về văn hoá bản địa
Du lịch sinh thái khuyến khích việc phát triển rộng rãi các hoạt động văn hoá như
phát triển nghề thủ công, các loại hình biểu diễn nghệ thuật và âm nhạc tại địa
phương
Du lịch sinh thái giúp cho việc gìn giữ văn hoá và duy trì bản sắc dân tộc của người
dân địa phương
Du lịch sinh thái góp phần tăng cường sự trao đổi văn hoá giữa du khách và nhân
viên khu bảo vệ và dân địa phương
Nhờ phát triển du lịch sinh thái, nhân viên khu bảo vệ và người dân địa phương có
nhiều hơn các cơ hội giải trí
Du lịch sinh thái giúp bảo tồn môi trường thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật
hoang dã tại các khu bảo vệ
Du lịch sinh thái đã giúp cải thiện môi trường sinh thái ở các khu bảo vệ ở rất nhiều
khía cạnh
Du lịch sinh thái giúp cải thiện diện mạo (bộ mặt) của khu bảo vệ (hợp thị giác và
có tính thẩm mỹ)
Du lịch sinh thái cung cấp động cơ cho việc phục hồi các công trình kiến trúc mang
tính lịch sử


2.2. Hạn chế
Bảng 5: Hạn chế của du lịch sinh thái
Hạn chế

Kinh tế

Văn hóa – Xã hội

Lợi nhuận từ du lịch sinh thái ở các khu bảo vệ có thể chảy vào túi các cá nhân và
tổ chức ngoài địa phương
Lợi nhuận từ du lịch sinh thái có thể chỉ làm lợi cho một số người tại địa phương
Giá cả nhiều mặt hàng và dịch vụ ở địa phương có thể tăng lên vì du lịch sinh thái
Giá cả nhà đất ở địa phương có thể tăng lên vì du lịch sinh thái
Tính mùa vụ của du lịch sinh thái tạo ra rủi ro cao, tình trạng thiếu việc làm hoặc
thất nghiệp
Việc phát triển du lịch tại khu bảo vệ có thể gây trở ngại cho hoạt động kiếm kế
sinh nhai của người dân địa phương
Người dân địa phương và nhân viên các khu bảo vệ có thể phải chịu những thiệt
thòi vì sống trong điểm du lịch
Du lịch sinh thái có thể làm huỷ hoại văn hoá bản địa
Du lịch sinh thái kích thích người dân địa phương bắt chước, đua đòi cách ứng xử
của du khách và từ bỏ những giá trị văn hoá truyền thống
Sự gia tăng số lượng du khách có thể dẫn đến sự gia tăng mối bất hoà giữa cư dân
địa phương, nhân viên khu bảo vệ và du khách
Do sự xuất hiện của khách du lịch, càng ngày càng khó có thể tìm được một không
gian yên tĩnh ở quanh khu vực
Du lịch sinh thái có thể làm hạn chế việc sử dụng các phương tiện giải trí của người
dân địa phương đối với các trung tâm vui chơi giải trí, khu thể thao tổng hợp


Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

5


Hạn chế

Môi trường

Du lịch sinh thái có thể làm gia tăng các tệ nạn xã hội như tình trạng phạm tội,
nghiện hút, mại dâm, cờ bạc, rượu chè, buôn lậu... tại các khu bảo vệ
Việc xây dựng các cơ sở lưu trú du lịch và các phương tiện khác phục vụ du khách
làm phá huỷ môi trường cảnh quan khu vực
Du lịch sinh thái có tác động tiêu cực đến các tài nguyên thiên nhiên (bao gồm việc
thu thập các tiêu bản thực, động vật, các tiêu bản đá và khảo cổ học cho hoặc bởi du
khách)
Du lịch sinh thái gây ra đáng kể việc ô nhiễm không khí, nguồn nước, tiếng ồn, chất
thải rắn và ô nhiễm đất trồng
Do hoạt động du lịch sinh thái, diện tích đất nông nghiệp và đất tự nhiên trong khu
vực bảo tồn có thể bị thu hẹp lại
Các trang thiết bị phục vụ du lịch được xây dựng trong và phụ cận khu bảo vệ có
thể không hài hoà với môi trường tự nhiên và kiểu kiến trúc truyền thống

3. Các chỉ dẫn nhằm tăng cường những lợi ích từ du lịch sinh thái cho các khu bảo vệ
-

Đảm bảo rằng có thể đo lường về các hoạt động du lịch, quy mô, phạm vi và ảnh
hưởng của chúng
Tạo những sản phẩm và dịch vụ sẵn có cho chuyến đi của du khách (như là dịch vụ
về giải trí, lưu trú, đồ lưu niệm và ăn uống)

Mục tiêu là chất lượng dịch vụ cao với tất cả các dịch vụ dành cho khách du lịch
Đảm bảo rằng tất cả các thông tin và chương trình diễn giải được tạo phù hợp với
nhu cầu mong đợi
Giảm thiểu sự “chảy máu” và rò rỉ bằng cách liên kết và sử dụng các sản phẩm và
dịch vụ địa phương
Cung cấp các lựa chọn về lưu trú tại điểm
Cung cấp các lựa chọn về hoạt động giải trí tại điểm
Khuyến khích tiêu dùng các thực phẩm được trồng tại địa phương
Đảm bảo sự tham gia và kiểm soát của địa phương (ví dụ như cung cấp hướng dẫn
viên là người địa phương)
Đảm bảo thu nhập được chia sẻ hoặc trả trực tiếp cho người cung cấp sản phẩm,
dịch vụ
Hiểu được vai trò của khu bảo vệ đối với các hoạt động du lịch ở địa phương và đất
nước
Hiểu được vai trò kinh tế và tài chính của hoạt động du lịch sinh thái ở khu bảo vệ
Cung cấp các cơ hội cho cộng đồng địa phương tổ chức các lễ hội văn hóa truyền
thống của họ
Nếu cần thiết, hỗ trợ giáo dục cộng đồng địa phương các kiến thức, kỹ năng cần
thiết về du lịch

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

6


-

Đánh giá tất cả các dịch vụ được cung cấp bởi thành phần kinh tế tư nhân để đảm
bảo chất lượng các dịch vụ đó có sự tương thích với các chính sách của khu bảo vệ
Đảm bảo rằng khu bảo vệ có nhân viên được đào tạo tham gia việc quản lý và quy

hoạch du lịch sinh thái
Thường xuyên đánh giá các chương trình du lịch để đảm bảo rằng mục tiêu của khu
bảo vệ được đáp ứng
Đảm bảo rằng các chương trình du lịch được dựa trên sự quản lý tài chính phù hợp
Có chính sách giá cả phù hợp

4. Sự quan tâm của các bên đối với du lịch ở các khu bảo vệ
Bảng 6: Sự quan tâm của các bên đối với du lịch ở các khu bảo vệ
Nhóm

Xã hội và các
cộng đồng địa
phương nói chung

Đối với các nhà
quản
lý/chuyên
gia ở các khu bảo
tồn

Các nhà điều
hành du lịch

Các động cơ
Phân phối lại thu nhập
Cung cấp cơ hội kinh doanh có lợi cho địa phương từ nguồn tài
nguyên địa phương
Góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống
Thu hút ngoại tệ
Giúp phát triển địa phương

Thúc đẩy việc bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên
Khôi phục và duy trì bản sắc văn hóa
Cung cấp cơ hội giáo dục cho các thành viên cộng đồng
Mở rộng sự hiểu biết, trân trọng và cảm thông có tính toàn cầu
Tạo việc làm và thu nhập
Tăng cường sự tôn trọng giá trị văn hóa truyền thống và môi trường
địa phương
Giúp có những dịch vụ công tốt
Thúc đẩy việc bảo vệ
Khuyến khích sự tôn trọng di sản thiên nhiên
Tạo thu nhập (tạo nguồn lợi nhuận hoặc giảm thiểu chi phí hoạt động)
Tạo thu nhập và việc làm
Có điều kiện học hỏi từ việc giao tiếp với khách du lịch
Xây dựng mối quan hệ với cộng đồng địa phương
Phát triển hoạt động kinh tế bền vững lâu dài
Quản lý sự khai thác nguồn tài nguyên
Khuyến khích hoạt động nghiên cứu khoa học
Tạo ra những trải nghiệm tích cực
Khuyến khích sự viếng thăm lần 2 của du khách…
Hoạt động mang lại lợi nhuận
Đáp ứng nhu cầu thị trường
Xác định những thị trường mục tiêu
Phát triển những thị trường mục tiêu
Khai thác lợi thế thị trường
Phát triển những sản phẩm cho thị trường mục tiêu
Cung cấp ra thị trường những sản phẩm
Ủng hộ khách du lịch và hộ trợ họ hiểu biết về nguồn tài nguyên thiên
nhiên

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long


7


Nhóm

Khách du lịch

Các động cơ
Tăng cường sự trải nghiệm của bản thân, bao gồm:
Những mục tiêu liên quan đến nhận thức (ví dụ, học tập về thiên
nhiên hoang dã)
Tinh thần (ví dụ, đạt được sự thoải mái về tinh thần)
Đạt được những ích lợi về sức khỏe
Tham gia vào sự trải nghiệm xã hội
Tiêu dùng thời gian hữu ích với bạn bè, đồng nghiệp
Gặp gỡ với những người có cùng sở thích
Team building
Cố kết mối quan hệ gia đình
Cung cấp cơ hội cho tìm hiểu bạn đời
Xác nhận lại những giá trị văn hóa
Thúc đẩy bảo vệ và bảo tồn thiên nhiên

5. Các công cụ để quản lý du khách tại các khu bảo tồn thiên nhiên
Có thể nói có 4 cách tiếp cận chiến lược có thể được sử dụng để giảm thiểu những ảnh
hưởng tiêu cực của khách du lịch đến các khu bảo tồn
1. Quản lý cung du lịch hoặc những cơ hội của du khách, chẳng hạn như tăng không
gian sử dụng sẵn có hoặc thời gian sử dụng sẵn có để tăng sự sử dụng
2. Quản lý cầu của sự thăm quan du lịch, chẳng hạn như thông qua việc hạn chế thời
gian lưu trú, số lượng khách thăm quan, hoặc loại khách sử dụng

3. Quản lý nguồn tài nguyên có thể sử dụng, chẳng hạn như thông qua việc tăng
cường các địa điểm du lịch, phát triển các tiện nghi
4. Quản lý những tác động từ sự sử dụng, chẳng hạn như giảm thiểu những tác động
tiêu cực từ sự sử dụng bằng cách giảm nhẹ sự sử dụng, phân tán hoặc tập trung sự
sử dụng
Bảng 7: Các chiến lược và phương thức quản lý mức độ sử dụng cao ở các khu bảo vệ
Chiến lược
Giảm thiểu sự sử dụng
trong toàn bộ khu bảo
vệ

1.
2.
3.
4.
5.

6.
Giảm thiểu sự sử dụng
ở khu vực có vấn đề

1.
2.
3.

Kỹ thuật và phương thức quản lý
Hạn chế số lượng khách trong toàn bộ khu bảo vệ
Hạn chế số ngày lưu trú
Khuyến khích sử dụng các khu vực khác
Yêu cầu có các kỹ năng và/hoặc trang thiết bị

Tăng phí sử dụng
Làm cho việc tiếp cận khó hơn tới các khu vực hoang dã
Thông báo về khu vực có vấn đề và các khu vực thay thế
Can ngăn hoặc nghiêm cấm sự sử dụng tại các khu vực
có vấn đề
Hạn chế số lượng khách tập trung ở các khu vực có vấn
đề

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

8


Chiến lược
4.
5.
6.
7.
8.
9.
1.
2.
Giảm bớt địa điểm sử
dụng trong các khu
vực có vấn đề

3.
4.
5.


Giảm thiểu thời gian
sử dụng

Giảm thiểu loại sử
dụng và hành vi của du
khách

6.
1.
2.
3.
1.
2.
3.
4.
1.

Giảm bớt mong đợi
của du khách

2.

Tăng sức đề kháng của
tài nguyên
Duy trì/phục hồi nguồn
tài nguyên

1.
2.
1.

2.

Kỹ thuật và phương thức quản lý
Khuyến khích/yêu cầu hạn chế lưu trú ở các khu vực có
vấn đề
Làm cho việc tiếp cận khó hơn tới khu vực có vấn đề
Giảm thiểu các tiện nghi/những yếu tố hấp dẫn của khu
vực có vấn đề, cải thiện các tiện nghi/yếu tố hấp dẫn ở
các khu vực thay thế.
Khuyến khích các chuyến lữ hành không theo đường
mòn
Thiết lập các đòi hỏi về kỹ năng/trang thiết bị khác nhau
Đưa ra các mức phí sử dụng khác nhau
Can ngăn/nghiêm cấm việc cắm trại, sử dụng động cơ xe
Khuyến khích/cho phép việc cắm trại, sử dụng động cơ
xe ở một số điểm nhất định
Thiết lập các trang thiết bị ở các địa điểm có tính lâu bền
Tập trung sự sử dụng thông qua kiểu cách thiết kế và
kênh thông tin
Không khuyến khích/nghiêm cấm các chuyến lữ hành
ngoài đường mòn
Cách ly các loại du khách khác nhau
Khuyến khích sử dụng ngoài mùa cao điểm
Không khuyến khích/nghiêm cấm sử dụng khi các tác
động tiềm ẩn ở mức cao
Tăng phí sử dụng vào mùa cao điểm hoặc khi các tác
động tiềm ẩn ở mức cao
Nghiêm cấm sự phá hủy trang thiết bị
Khuyến khích việc ứng xử thân thiện với môi trường
Nghiêm cấm buôn bán động, thực vật

Nghiêm cấm các hoạt động về đêm làm ảnh hưởng tới
động, thực vật
Thông báo cho du khách về việc ứng xử thân thiện với
thiên nhiên hoang dã trong khu bảo vệ
Thông báo cho du khách về các điều có thể, không thể,
nên, không nên thực hiện trong khu bảo vệ
Bảo vệ nguồn tài nguyên tránh khỏi sự tác động
Củng cố nguồn tài nguyên
Loại bỏ các vấn đề
Duy trì/phục hồi các địa điểm bị ảnh hưởng

Một số công cụ chính để quản lý sự sử dụng của du khách ở các khu bảo vệ:
5.1. Hạn chế mức độ sử dụng theo thời gian hoặc theo mùa
Định nghĩa: Là sự hạn chế trực tiếp số lượng người vào thăm quan ở các khu bảo tồn
Ví dụ:
-

Khi các bãi cắm trại đã chật, không cho phép thêm số người vào cắm trại

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

9


-

Hạn chế số ngày sử dụng của du khách, nhà quản lý có thể hạn chế kích cỡ của bãi
đỗ xe, và
Nếu ở những nơi phương tiện giao thông công cộng là phương tiện duy nhất để tiếp
cận khu bảo vệ, hạn chế số lượng phương tiện, kích cỡ phương tiện và tần suất sử

dụng của phương tiện

5.2. Hạn chế về kích cỡ nhóm du khách
Định nghĩa: Là hạn chế tối đa số lượng người trong một nhóm du khách đi du lịch cùng
nhau
Ví dụ:
5.3.

Hạn chế số lượng người trong nhóm có thể cắm trại
Hạn chế số lượng người trong nhóm du khách có thể lặn và xem san hô ở biển
Đăng ký sử dụng trước

Định nghĩa: Đăng ký sử dụng trước (thông qua hệ thống đăng ký, đặt chỗ trước) cho phép
khách du lịch, nhóm khách du lịch có thể đăng ký trước việc sử dụng các dịch vụ ở khu
bảo tồn, nó giống như việc đặt chỗ trước của hàng khách đi máy bay
Ví dụ:
-

Đăng ký trước chỗ cắm trại
Đăng ký trước việc vào thăm trung tâm cứu hộ linh trưởng

5.4. Đóng cửa khu bảo vệ
Định nghĩa: Đóng cửa khu bảo vệ bao gồm việc đóng tất, hoặc một số phần trong khu bảo
vệ
Ví dụ:
-

Cấm hoạt động cắm trại ở khu vực được thiết kế trong vườn quốc gia
Đóng cửa tất cả các dịch vụ giải trí trong một khu vực trong một thời gian


5.5. Cấm việc sử dụng lửa
Định nghĩa: Cấm việc sử dụng lửa nhằm giảm thiểu những hiệu ứng sinh học từ lửa.
Ví dụ:

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

10


-

Việc sử dụng lửa có thể bị cấm hoàn toàn trong khu vực bảo vệ
Việc sử dụng lửa chỉ được cho phép ở các điểm được thiết kế sẵn

5.6. Nghiêm cấm theo đặc điểm của nhóm du khách
Định nghĩa: Đặc điểm của nhóm du khách được sử dụng nhằm nghiêm cấm sự vào khu bảo
vệ
Ví dụ:
-

Nhóm du khách với các trang thiết bị như súng ống, xe cộ
Hoặc nhóm du khách với nhu cầu chạy việt dã hoặc săn bắn.

5.7. Hạn chế về số thời gian lưu trú
Định nghĩa: Là việc khống chế số thời gian du khách hoặc nhóm du khách có thể lưu trú
trong khu bảo vệ
Ví dụ:
-

Không du khách nào có thể qua đêm ở khu bảo vệ

Không du khách nào có thể lưu trú quá 3 đêm tại một địa điểm

5.8. Đòi hỏi về trang thiết bị đối với du khách
Định nghĩa: Đòi hỏi về trang thiết bị là bắt buộc du khách phải mang theo các trang thiết bị
chuyên dụng nhằm mục đích bảo vệ môi trường hoặc cho mục đích an toàn.
Ví dụ:
-

Khách du lịch phải chuẩn bị việc nấu ăn chỉ bằng bếp ga (không được dùng củi)
Khách du lịch phải mang theo các túi xả rác cá nhân
Khách du lịch phải mang theo các trang bị an toàn cá nhân

5.9. Lên lịch trình
Định nghĩa: Lên lịch trình liên quan đến việc xác định địa điểm và thời gian cho du khách,
nhóm du khách sử dụng trong khu vực bảo vệ
Ví dụ:
-

Lên lịch cho khách thăm trung tâm cứu hộ linh trưởng trong vòng 30 phút

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

11


-

Lên lịch trình cho khách xem các đoạn phim diễn giải ở trung tâm du khách trong
vòng 15 phút


5.10. Vật chướng ngại
Định nghĩa: Là vật được thiết lập có chủ tâm nhằm hạn chế sự di chuyển của du khách
Ví dụ:
-

Hàng rào chắn để ngăn cản du khách cho động vật quý hiếm ăn, uống vật thể lạ
Các hố sâu để ngăn cản du khách vào thăm các điểm sinh thái nhạy cảm
Các vật chướng ngại ngăn cản xe cộ cán lên cỏ…

5.11. Thông tin về khu bảo vệ
Định nghĩa: Thông tin về khu bảo vệ liên quan tới việc cung cấp các số liệu, sự kiện và các
lời khuyên tới du khách quan tâm tới khu bảo vệ về địa hình, khí hậu, thủy văn, cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị, các quy định và hành vi phù hợp…
Ví dụ:
-

Sách nhỏ, bản đồ
Trang web, đài phát thanh, truyền hình địa phương
Biển báo, biển thông tin
Trung tâm du khách
Các lời khuyên trực tiếp từ lễ tân, hướng dẫn viên

5.12. Diễn giải
Định nghĩa: Diễn giải liên quan tới việc cung cấp cho du khách các thông tin bằng cách
nào đó mà du khách cảm thấy muốn và mong mỏi được tìm hiểu và học hỏi nhiều hơn.
Ví dụ:
-

Các đường mòn tự nhiên và đường mòn tự nhiên tự diễn giải
Sách nhỏ, bản đồ

Tour tự hướng dẫn
Vật trưng bày, trung tâm diễn giải

5.13. Chính sách giá cả khác nhau

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

12


Định nghĩa: Chính sách giá cả khác nhau liên quan tới việc thiết lặp hai hoặc nhiều hơn hai
giá cả cho cùng một cơ hội giải trí
Ví dụ:
-

Giá cả cao vào mùa cao điểm
Giá cả khác nhau tùy thuộc vào địa điểm
Khuyến mãi cho trẻ em và người già
Giá cả khác nhau cho các đối tượng khác nhau, sao cho khách nước ngoài phải trả
nhiều hơn so với người dân bản địa

Bảng 8: Vườn Quốc gia Galápagos và Khu bảo tồn biển: Ví dụ về phí vào cửa
Loại khách
Người nước ngoài
Người nước ngoài dưới 12 tuổi
Công dân Ecuador
Công dân Ecuador dưới 12 tuổi
Người nước ngoài đang theo học hoặc làm việc ở các viện, trung
tâm nghiên cứu của Ecuador
Công dân Ecuador và người nước ngoài dưới 2 tuổi


Phí (USD)
100
50
6
3
25
Không thu phí

Bảng 9: Chiến lược các loại giá ở các khu bảo tồn
Chiến lược giá
Mô tả
Giá cả tối đa (dựa trên
Giá cả khác nhau cho các thời điểm khác nhau, dựa trên nhu cầu
nhu cầu)
Giá cả dựa trên mức giá trung bình được đưa ra bởi các khu bảo
tồn khác cho các dịch vụ và điểm hấp dẫn tương tự (khó khăn
Giá cả so sánh
nảy sinh khi khu bảo tồn là độc nhất và không có căn cứ để đưa
ra giá cả so sánh)
Giá cả được thiết lập trên chi phí tăng thêm tương ứng lợi nhuận
Giá cả dựa trên chi phí
tăng thêm có được từ khu bảo tồn; giá cả được thiết lập dựa trên
bên lề
sự giao nhau giữa chi phí bên lề và đường cong lợi nhuận bên lề
Giá cả phân tầng
Giá cả khác nhau dựa trên địa bàn cư trú, tuổi, địa danh…
Giá cả khác nhau dựa trên mức độ dịch vụ cung cấp (ví dụ, giá
Giá cả khác nhau
khác nhau cho các địa điểm cắm trại khác nhau trong khu bảo

tồn)
Bảng 10: Các loại phí và tiền phải trả ở khu bảo vệ
Loại phí
Phí vào cửa
Phí giải trí
Phí sử dụng

Mô tả
Cho phép vào các điểm ở trong cổng ra vào
Phí cho các chương trình giải trí và dịch vụ
Phí cho các tiện nghi dùng trong khu bảo tồn, như phí đỗ xe, phí cắm
trại, phí thăm trung tâm du khách, sử dụng thuyền, lều, xe ngựa…

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

13


Loại phí
Tô giới phí

Mô tả
Phí hoặc lợi tức phải trả bởi các chủ tô giới-những người cung cấp
các dịch vụ cho du khách trong khu vực bảo vệ
Phí từ việc bán các sản phẩm hàng hóa và đồ lưu niệm

Phí bán hàng
Phí bán đồ thực
Phí thu từ việc thuê các địa điểm bán đồ ăn uống-thực phẩm
phẩm

Phí lưu trú
Phí thu từ việc lưu trú
Cho các hãng tư nhân vào hoạt động kinh doanh ở các khu bảo tồn, ví
Giấy phép hoạt
dụ: các nhà kinh doanh du lịch, hướng dẫn viên, và các đối tượng
động, kinh doanh
khác
Thuế
Thuế phòng lưu trú, thuế sân bay, thuế đường
Phí
cho
thuê
Phí thuê mướn các dịch vụ, trang thiết bị trong khu bảo vệ
mướn
Quyên góp tình Bao gồm tiền mặt, đồ lưu niệm bằng hiện vật, sức lao động, thông
nguyện
thường thông qua các nhóm bạn bè

5.14. Phẩm chất và chuyên môn của du khách và người điều hành
Định nghĩa: Là công cụ để hạn chế việc vào các khu bảo tồn chỉ cho những ai sở hữu
những phẩm chất và chuyên môn nhất định
Ví dụ:
- Hướng dẫn viên ngoài các khu bảo vệ chỉ được dẫn khách vào các vườn quốc gia nếu có
chứng chỉ
- Khách du lịch đi thăm quan vườn quốc gia phải có sự hướng dẫn của hướng dẫn viên tại
điểm
5.15. Marketing du lịch
Định nghĩa: Là chính sách nhằm kết nối nhu cầu của người tiêu dùng với sự cung cấp các
dịch vụ và sản phẩm của các khu bảo vệ
Ví dụ:

- Trang web quảng cáo thông tin cho du khách
- Sự ký kết về quảng cáo vườn quốc gia bởi cơ quan du lịch địa phương, quốc gia
5.16. Phân vùng

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

14


Định nghĩa: Là biện pháp phân chia khu bảo vệ ra các phân khu, phân vùng khác nhau
nhằm thuận tiện cho việc quản lý.
Ví dụ: Hệ thống VQG của Canada phân chia các VQG ra làm 5 phân khu:
- Phân khu bảo tồn đặc biệt (special preservation) – Khu vực bao gồm những những loài
động, thực vật quý hiếm hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng, việc ra vào khu vực này được
kiểm soát nghiêm ngặt
- Phân khu hoang dã (wilderness) – Khu vực này chiếm 60-90% diện tích của vườn quốc
gia và mục đích chủ yếu là để bảo tồn nguồn tài nguyên. Sự sử dụng chỉ được phân tán với
số lượng tiện nghi hạn chế.
- Phân khu môi trường thiên nhiên (Natural enviroment) – Khu vực này được coi như là
vùng đệm giữa khu vực 2 (phân khu hoang dã) và khu vực 4 (phân khu giải trí), việc ra vào
hạn chế đối với các động cơ gây tiếng ồn
- Phân khu giải trí (Recreation) – Tiện nghi nghỉ qua đêm như bãi cắm trại…được tập
trung ở khu vực này, và
- Phân khu dịch vụ vườn quốc gia (Park services) – Khu vực này tập trung nhiều dịch vụ
nhưng chỉ chiếm diện tích nhỏ hơn 1% diện tích của vườn quốc gia.
5.17. Quản lý phương tiện vận chuyển
Kỹ thuật quản lý phương tiện vận chuyển/khách du lịch sử dụng ở khu bảo tồn
Đóng cửa việc sự dụng đường xá: Vào các thời điểm nhất định của năm, không phương
tiện nào được tham gia sử dụng đường xá
Di chuyển toàn bộ bằng phương tiện giao thông công cộng: Ở một số vườn quốc gia, tất cả

khách du lịch phải sử dụng phương tiện giao thông công cộng. Có thể bao gồm cả nhân
viên các vườn quốc gia và những người làm kinh doanh ở các vườn quốc gia.
Di chuyển một phần bằng phương tiện giao thông công cộng: Ở một số địa điểm trong khu
bảo vệ, khách du lịch được khuyến khích sử dụng các phương tiện giao thông công cộng,
(nhưng không phải là bắt buộc)
Hạn chế loại phương tiện: Có thể được sử dụng ở một số khu bảo vệ. Ví dụ: Ở một số khu
bảo vệ cẩm sử dụng động cơ thuyền máy để di chuyển trên các hồ

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

15


Thông tin giáo dục: Về các hiểm họa của phương tiện giao thông trong khu bảo vệ thông
qua các bảng hiệu, triển lãm hoặc lời khuyên
Liên kết: Liên kết với các hãng giao thông ngoài khu bảo vệ
Phân cấp hệ thống đường: Phân cấp hệ thống đường (với những biển báo phù hợp) để
khuyến khích người sử dụng phương tiện giao thông sử dụng các phương tiện giao thông
phù hợp nhất, hoặc với các tốc độ khác nhau.
Công nghệ: Sử dụng máy tính để quản lý giao thông công cộng tại một số điểm quan trọng

Created on 9/21/2007 10:05:00 PM, by Pham Hong Long

16



×