Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Tài liệu Đề tài " Du lịch sinh thái Cần Giờ" doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 78 trang )

Đề tài:
" Du lịch sinh thái Cần Giờ"
2
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Từ xa xưa, con người với trí tuệ và ham muốn tìm kiếm và khám phá
những chân trời mới đã không ngừng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của
mình trên toàn thế giới. Theo tạp chí Người Đưa Tin của UNESSCO đã
viết: “Cuộc phiêu lưu giờ đây không còn những chân trời địa lý, không còn
những lục địa trinh bạch, không còn những đại dương chưa ai biết tới,
không còn những hòn đảo bí ẩn. Vậy mà, về nhiều mặt, các dân tộc vẫn
còn xa lạ với nhau và những phong tục, những niềm hy vọng ẩn giấu,
những xác tin sâu kín của mỗi dân tộc vẫn tiếp tục là thứ mà những dân tộc
khác chẳng mấy biết đến…”(12/1989). Các nhà du lịch thời nay vẫn mang
nguyên vẹn trong mình trái tim nóng bỏng lòng đam mê khám phá những
chân trời xa lạ, những núi cao, vực thẳm, những sông dài, biển rộng…
Tiếng gọi của thiên nhiên hùng vĩ, của rừng vàng biển bạc vẫn còn vang
vọng và lôi kéo bước chân của những “kẻ lang thang” trên bước đường du
ngoạn. Thêm vào đó, con người luôn bị quyến rũ bởi những gì đối lập với
thực tế mình đang sống, họ khao khát một cảm giác mới lạ, một chất xúc
tác mới cho cuộc sống và sự hiểu biết của mình. Khi ống khói của các nhà
máy, các xí nghiệp ngày một vươn cao chiếm lĩnh dần khoảng xanh của
bầu trời, dân số không ngừng gia tăng, đô thị hóa trở thành xu hướng
chung, các khu công nghiệp tập trung, các nhà cao tầng và khói bụi giao
thông tràn ngập khắp nơi thì nhu cầu tìm về với tự nhiên là một tất yếu.
Chính vì vậy, trào lưu du lịch sinh thái đã và đang phát triển mạnh ở nhiều
quốc gia dưới góc độ tiếp cận này.
3
Du lịch sinh thái ra đời vào cuối những năm 80 và phát triển mạnh
mẽ trong vài năm trở lại đây. Đối với một số quốc gia như Kenya, Ecuado,
Nepal, Costarica, Madagasxca,… du lịch sinh thái không phải là hoạt động


bên lề nữa, nó thực sự là một nguồn lợi quốc gia đem về một khoản ngoại
tệ lớn cho nguồn ngân sách quốc gia.
Du lịch sinh thái không chỉ đơn thuần là hoạt động tổ chức du lịch
dựa vào thiên nhiên nhằm vào các mục tiêu kinh tế. Một đặc điểm rất quan
trọng của du lịch sinh thái là nó đóng góp một phần lớn vào việc bảo tồn
môi trường tự nhiên, bảo tồn các giá trị văn hóa của các dân tộc, phát triển
kinh tế xã hội. Vì vậy, du lich sinh thái theo tổ chức du lịch sinh thái quốc
tế là: “Loại hình du lịch sinh thái là loại hình du lịch có trách nhiệm với
giới tự nhiên trong việc giữ gìn môi trường và cải thiện chất lượng cuộc
sống của người dân bản địa”.
Theo đánh giá của hiệp hội Du Lịch Châu Á Thái Bình Dương
(PATA), du lịch sinh thái đang có chiều hướng phát triển và trở thành một
bộ phận có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất về tỉ trọng trong ngành du lịch.
Nơi nào còn giữ được sự cân bằng sinh thái thì nơi đó sẽ có tiềm năng phát
triển tốt về du lich sinh thái và thu hút được nguồn du khách lớn, lâu dài và
ổn định. Việt nam cũng có tiềm năng lớn để phát triển du lịch sinh thái. Từ
Sapa – Bắc Hà của Tây Bắc qua Tam Đảo Ba Bể đến Hạ Long – Cát Bà ở
Đông Bắc Việt Nam, xuống Ba Vì, Cúc Phương, qua miền trung có Huế -
Sơn Trà, lên Tây Nguyên có Đà Lạt – Buôn Đôn (Dak Lak), vô miền nam
có Cần Giờ - Vũng Tàu – đồng bằng Sông Cửu Long… tất cả đều có thể
xây dựng và phát triển du lịch sinh thái với việc kết hợp các yếu tố tài
4
nguyên tự nhiên và nhân văn trong các hoạt động du lịch đưa con người
đến với cảnh quan, khí hậu, các giá trị văn hóa lịch sử. Các khu bảo tồn
thiên nhiên, các vườn quốc gia như Pù Mát, Phong Nha – Kẻ Bàng, Bạch
Mã, Bà Nà, Yok Don, Cát Tiên, Dakina – Suối Vàng, U Minh, Côn Đảo…
Hệ thống bãi biển, đảo kéo dài từ Trà Cổ đến Hà Tiên, từ Cô Tô đến Phú
Quốc cũng được nhìn nhận như nguồn tài nguyên có giá trị đặc trưng cho
hoạt động du lịch sinh thái.
Nằm trong hệ thống các khu rừng ngập mặn ở Việt Nam, rừng ngập

mặn Cần Giờ đã được UNESSCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển của
thế giới. Với điều kiện môi trường đặc biệt, hệ sinh thái ở đây là hệ sinh
thái
trung gian với rất nhiều loài động thực vật khác nhau. Có một số loài có
tên trong sách đỏ Việt Nam như: Tắc kè, trăn đất, cá sấu hoa cà, rắn cạp
nong,…Từ năm 2000, khu du lịch sinh thái Vàm Sát nằm trong vùng lõi
của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ được thành lập. Đến tháng 2/2003 tổ
chức du lịch thế giới công nhận khu du lịch Vàm Sát là một trong hai khu
du lịch sinh thái phát triển của thế giới.
Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển khu du lịch sinh
thái rừng ngập mặn Cần Giờ có nhiều vấn đề đặt ra, như: môi trường, giao
thông vận tải, nhân lực…Vì vậy, đề tài “ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH
THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN
GIỜ” trên cơ sở phân tích hiên trạng du lịch sinh thái tại rừng ngập mặn
Cần Giờ đưa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra trước
yêu cầu phát triển du lịch bền vững như vấn đề bảo vệ môi trường đặc thù,
5
xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và các vấn đề về cộng đồng xã hội tại nơi
xây dựng khu du lịch sinh thái….Qua đề tài lần này hy vọng sẽ mang đến
một con đường phát triển mới trên nguyên tắc bảo tồn thiên nhiên cho rừng
ngập mặn Cần Giờ. Đồng thởi góp phần quảng bá cho du lịch Cần Giờ -
Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và du lịch sinh thái nước ta nói chung.
2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
2.1. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
- Nghiên cứu tổng quan về du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở huyện
Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở
Cần Giờ.
- Đề ra những giải pháp cho sự phát triển du lịch sinh thái nói
chung và du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở Cần Giờ nói riêng.

2.2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
- Tìm kiếm và thu thập thông tin chính xác và đầy đủ để phục vụ
cho việc trình bày và làm sáng tỏ đề tài.
- Sau khi thu thập thông tin đầy đủ, sẽ tiến hành tổng hợp và phân
tích tài liệu để hoàn thành đề tài.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VỊ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Lịch sử hình thành khu du lịch sinh thái sinh quyển rừng ngập
mặn Cần Giờ.
- Điều kiện tự nhiên và điều kiên kinh tế xã hội của khu du lịch
sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ.
6
- Các tiềm năng phát triển du lịch sinh thái ở Cần Giờ, từ đó để
khai thác hợp lý và ứng dụng vào việc phát triển du lịch sinh thái ở đây.
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Khu du trữ sinh quyển rừng ngập mặn huyện Cần Giờ, Thành
phố Hồ CHí Minh.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Thu thập thông tin, tài liệu thứ cấp về lịch sử hình thành, điều
kiện tự nhiên, kinh tế -xã hội và đặc biệt là nét đặc trưng của khu du lịch
sinh thái Cần Giờ qua sách báo, internet, các luận văn tiến sĩ, thạc sĩ…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
- Phương pháp thực địa.
5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trong thời gian gần đây, loại hình du lịch sinh thái đang được
nhiều du khách quan tâm, đặc biệt là sự quan tâm của các nhà kinh doanh
du lịch. Các công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái luôn thu hút các
chuyên gia về du lịch. Dưới đây là tổng quan tình hình nghiên cứu về du
lịch sinh thái trên thế giới và ở Việt Nam.
5.1. TRÊN THẾ GIỚI

Từ những năm 1990 trở lại đây, các chương trình nghiên cứu du
lịch sinh thái khá phổ biến trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Châu Á-
Thái Bình Dương, Đông Nam Á. Ta có thể kẻ tên một số chương trình
nghiên cứu của Hội Du lịch sinh thái ( 1992-1993 ); chương trình môi
trường Liên hợp quốc ( 1979 ), Tổ chức du lịch thế giới ( 1994 ), đặc biệt
là các công trình nghiên cứu của Burns, Holden ( 1995 ); PATA ( 1993 );
7
Cater ( 1993 ); Glaser ( 1996 ); wright ( 1993 ). Đáng chú ý là công trình
nghiên cứu “ Du lịch sinh thái hướng dẫn cho các nhà lập kế hoạch và
quản lý “ của Kreg Lindberg ( 1999 ) và các chuyên gia của Hội Du lịch
sinh thái quốc tế. Những công trình nghiên cứu trên đã tạo cơ sở khoa học
và mở hướng cho việc nghiên cứu du lịch sinh thái ở Việt Nam.
5.2. Ở VIỆT NAM
Ngành du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 20
năm trở lại đây. Chính vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề du lịch vẫn
còn hạn chế, đặc biệt là vấn đề du lịch sinh thái.
Trong những năm qua, các công trình nghiên cứu như “ Đánh giá
tài nguyên du lịch Việt Nam “ do Viện nghiên cứu và Phát triển Du lịch;
công trình “ Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên huyện Ba Vì ( Hà Tây ) phục vụ mục đích du lịch “ của Phó
tiến sĩ Đặng Duy Lợi( 1992 ); công trình “ Những định hướng lớn về phát
triển du lịch Việt Nam theo các vùng lãnh thổ “ của Tổng cục du lịch
( 1993 ); và công trình “ Thiết kế các tuyến điểm du lịch trong và ngoài
TP. Hồ Chí Minh đến năm 2010 “ của công ty Du lịch Sài Gòn Tourist
(1995 ) chỉ mới phác họa lên bức tranh du lịch ở Việt Nam và một phần
nào đó đánh giá chung hiện trạng phát triển du lịch ở trong nước, nhưng
chưa nói rõ về loại hình du lịch sinh thái.
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây,ở nước ta đã xuất hiện các
công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái.
• Năm 1995, Viện nghiên cứu Phát triển du lịch đã thực hiện

đề tài “ Hiện trạng và những định hướng cho công tác qui
8
hoạch phát triển du lịch vùng ĐBSCL ( 1996-2010 ) với mục
tiêu xác lập cơ sở khoa học cho quy hoạch phát triển du lịch
và đề xuất phương hướng phát triển du lịch vùng ĐBSCL
cùng các phương án phát triển cụ thể. Nghiên cứu này căn cứ
vào tiềm năng du lịch đã đề xuất các loại hình du lịch vùng
ĐBSCL như du lịch sinh thái, du lịch sông nước, tham quan,
vui chơi giải trí và du lịch biển, nhưng chưa nghiên cứu sâu
về loại hình du lịch sinh thái cụ thể.
• Cho đến năm 1998 đã có công trình nghiên cứu của Phan
Huy Xu và Trần Văn Thanh về “ Đánh giá tài nguyên du lịch
tự nhiên và định hướng khai thác du lịch sinh thái ở ĐBSCL
“. Công trình nghiên cứu này đã xây dựng cơ sở khoa học
cho việc thiết kế các điểm, tuyến, cụm du lịch sinh thái ở
vùng ĐBSCL. Các tác giả đã thiết kế các sản phẩm du lịch
sinh thái đa dạng nhằm phát triển du lịch bền vững…
• Năm 2000, bài báo cáo khoa học về “ Định hướng qui hoạch
du lịch sinh thái tự nhiên vùng ĐBSCL “ của Trần Văn
Thành và Phạm Thị Ngọc đã điều tra bổ sung các điểm du
lịch sinh thái , thiết kế các tuyến , cụm du lịch sinh thái tự
nhiên vùng ĐBSCL.
• Năm 2001, công trình nghiên cứu luận văn thạc sĩ của Ngô
Văn Phong về “ Phân tích cảnh quan vùng ven biển Bà Rịa-
Vũng Tàu và giải pháp quản lí, phát triển cảnh quan thiên
nhiên để phục vụ cho du lịch sinh thái “. Tác giả đã ứng
9
dụng phương pháp luận trong phân tích cảnh quan để cung
cấp những cơ sở khoa học cho việc tổ chức không gian du
lịch sinh thái theo 3 vùng với 4 cụm du lịch sinh thái và đề

xuất các giải pháp quản lí du lịch sinh thái về cơ chế quản lí,
thị trường, quy hoạch, đào tạo, xã hội.
• Gần đây, Phân viện điều tra qui hoạch rừng II đã xây dựng
nhiều dự án đầu tư phát triển Vườn Quốc Gia, các khu Bảo
tồn thiên nhiên nhằm bảo tồn giá trị đa dạng sinh học và khai
thác du lịch sinh thái ở vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và
ĐBSCL, trong đó có các Vườn Quốc Gia Tràm Chim
( 1999 ), Phú Quốc ( 2001 ), U Minh Thượng ( 2001 ), khu
Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng ( 2002 ). Các dự án
này đã phác thảo các sản phẩm du lịch sinh thái cần được
đưa vào khai thác du lịch sinh thái.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đã phần nào thể hiện
được hiện trạng du lịch sinh thái ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình
nghiên cứu này chưa đi sâu vào mô hình du lịch sinh thái, bên cạnh đó
cũng chưa nghiên cứu rõ về du lịch sinh thái ,đặc biệt ở Cần Giờ.


10
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH
SINH THÁI
1.1. DU LỊCH
1.1.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH
Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển, xã hội có nhiều tiến bộ hơn
trước, chính vì vậy việc thỏa mãn nhu cầu của con người trong cuộc sống
ngày nay là rất cao và cần thiết. Sau khoảng thời gian làm viêc và học tập
căng thẳng, con người muốn tự thưởng cho mình những chuyến du lịch. Từ
xa xưa, du lịch đã được xem là một sở thích, hay niềm đam mê của con
người. Đó là sự khám phá những vùng đất mới, những nền văn hóa mới
hay đơn giản chỉ là sự nghỉ dưỡng. Tuy nhiên, trước đây du lịch có thể chỉ

dành cho những người trong giới quý tộc, thượng lưu. Nhưng ngày nay, du
lịch đã được phát triển rộng hơn, nó không chỉ dành cho một tầng lớp nào
cả, mà nó đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa
xã hội của tất cả mọt người trên trái đất này. Không chỉ góp mặt vào đời
sống xã hội, du lịch còn được xem là một ngành kinh tế quan trọng của
một số quốc gia phát triển hiện nay. Có thể nói rằng, du lịch là một ngành
công nghiệp-công nghiệp du lịch-và nó chỉ đứng sau ngành công nghiệp
dầu khí và công nghiệp ô tô. Nguồn lợi mà du lịch đem về có thể vực dậy
nền kinh tế đang ốm yếu của các nước đang phát triển hiện nay. Vậy du
lịch được định nghĩa như thế nào? Đó cũng là một câu hỏi đang được bàn
luận nhiều và đến nay vẫn chưa được thống nhất.
11
Trong ngôn ngữ của nhiều quốc gia, thuật ngữ “ du lịch “ bắt
nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng. Thuật ngữ này được La
Tinh hóa thành “ tornus “ và sau đó được mỗi quốc gia chuyển đổi thành
những ngữ khác nhau. Chẳng hạn như : tourisme ( tiếng Pháp ), tourism
( tiếng Anh ), mypuzy ( tiếng Nga )…Ngày này ta thường bắt gặp thuật
ngữ “ tourist ” (trong tiếng Anh cũng có nghĩa là du lịch ). Theo Robert
Lanquar, từ “ tourist “ lần đầu tiên xuất hiện trong tiếng Anh vào khoảng
những năm 1800.
Ở mỗi quốc gia đều có những quan niệm thật lý thú về du lịch.
Không quan niệm nào giống quan niệm nào, mỗi quan niệm đều thể hiện
một phần nào đó về du lịch. Trong Tiếng Việt, thuật ngữ “ tourist “ được
dịch thông qua tiếng Hán có nghĩa như sau: du là đi chơi, lịch là từng trải.
Còn người Trung Quốc gọi “ tourist “ là du lãm, tức là để nâng cao nhận
thức. Từ góc độ là người đầu tiên kinh doanh du lịch, Thomas Cook cho
rằng du lịch giúp cho du khách thụ hưởng những hứng thú tình cảm xã hội
cao nhất, là tổ chức mà người ta phải dành cho nó những trách nhiệm lớn
nhất. Du lịch đối với người Nhật là một “ ngành công nghiệp tin tức “, có
thể phản ánh tình thế chính trị, nếp sống xã hội và những thay đổi về mặt

tài chính. Đặt biệt để nhấn mạnh sự giao tiếp giữa người với người trong
du lịch, người Anh coi trọng sự tiếp đãi nhiệt tình, nên gọi du lịch là “
ngành lễ tân với một nhiệt tình tốt đẹp “. Xuất thân từ một quốc gia đứng
đầu về kinh tế và tài chính, người Mỹ cho rằng những cuộc khủng hoảng
về mặt chính trị, kinh tế, xã hội như các cuộc nội chiến, các cuộc chiến
tranh trong khu vực, nạn khủng bố, việc tăng giá xăng dầu, cùng với những
12
thiên tai như bão lụt, động đất, núi lửa… đều có tác động trực tiếp đến du
lịch, vì thế mà học gọi du lịch là “ ngành công nghiệp béo bệu “. Còn
người Nam Tư thì xem du lịch là “ tấm hộ chiếu đi đến một thế giới hòa
bình “. Mỗi quan niệm của mỗi quốc gia là mỗi khía cạnh của du lịch.
Nhung nếu nhìn một cách tổng quát, tập hợp những quan niệm này thi ta sẽ
thấy rõ hơn về khái niệm du lịch.
Tuy nhiên trong vòng 6 thập kỉ vừa qua, kể từ khi thành lập Hiệp
hội quốc tế các tổ chức du lịch IUOTO ( International of Union Official
Travel Organization ) năm 1925 tại Hà Lan, khái niệm du lịch luôn luôn
được tranh luận. Trong những hoàn cảnh ( thời gian, không gian ) khác
nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi quốc gia và mỗi nhà
nghiên cứu đều có những cách hiểu khac nhau về khái niệm du lịch. Một
người nghiên cứu về du lịch đã từng nhận định rằng :” Đối với du lịch có
bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”. Đầu tiên du lịch
được hiểu là việc đi lại của một cá nhân hay một nhóm người rời khỏi chỗ
ở của mình để đi đến những khu vực xung quanh để nghỉ ngơi, thư giãn,
khám phá những điều mới lạ hay để chữa bệnh. Bên cạnh đó cũng còn rất
nhiều những khái niệm khác nhau. Nhà nghiên cứu học Ausher và Viện sĩ
Nguyễn Khắc Viện đã đưa ra những khái niệm về du lịch khá ngắn gon và
xúc tích. Ausher định nghĩa rằng “ du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá
nhân “, còn Viện sĩ Nguyễn Khắc Viện thì cho rằng “ du lịch là sự mở rộng
không gian văn hóa của con người “. Trong quyển sách “ Du lịch và kinh
doanh du lịch “, PTS Trần Nhạn đã đưa ra khái niệm về du lịch như sau “

Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương mình đến
13
một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những gái trị vật
chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo, khác lạ với quê hương, không nhằm
mục đích sinh lời được tính bằng đồng tiền “. Dưới góc độ nghiên cứu của
những nhà kinh tế, khái niệm du lịch được hiện lên là một ngành kinh tế
hiện đại, một ngành công nghiệp không khói. Du lịch đối với họ là một
ngành kimh tế đem lại lợi nhuận rất lớn nếu biết khai thác hết tiềm năng
của nó.
Trong từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam ( tập 1, Hà Nội,
1996), khái niệm du lịch được chia thành 2 nội dung. Trước hết, du lịch là
một ngành nghỉ dưỡng sức, tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư
trú với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, tham quan những danh lam thắng cảnh,
di tích lịch sử , công trình văn hóa nghệ thuật…Về mặt kinh tế -xã hội, du
lịch được xem là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều
mặt, nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hóa dân
tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu quê hương đất nước, đối với
người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình. Ngoài ra du lịch còn
là một lĩnh vực kinh doanh giải trí mang lại hiệu quả cao, có thể coi là hình
thức xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tại chỗ.
Như vậy, khái niêm du lịch có thể được xác định như sau : “ Du
lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan đến sự
di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ
ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận
thức – văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự
nhiên, kinh tế và văn hóa ( I.I Pirogionic, 1985 ).
14
1.1.2. CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
1.1.2.1. TRÊN THẾ GIỚI
Hoạt động du lịch có tính đa dạng và phong phú. Có nhiều cách để

phân loại loại hình du lịch, ở những góc độ khác nhau ta có những tiêu
chí khác nhau để phân biệt. Theo Đại từ điển bách khoa toàn thư-
wikipedia, các loại hình du lịch được phân loại như sau:
*Du lịch mạo hiểm ( Adventure tourism ): là loại hình du lịch liên
quan đến hoạt động khám phá những miền đất xa xôi hẻo lánh, hứa hẹn
những cuộc phiêu lưu và những điều bất ngờ. Khi giới trẻ có khuynh
hướng muốn trải qua những cảm giác mạnh, những kinh nghiệm bất
ngờ, khác với những kì nghỉ truyền thống thì du lịch mạo hiểm là lựa
chon số một cho họ. Ngày nay, loại hình du lịch nay đang được phát
triển rộng trên thế giới, đặc biệt là ở các nước Phương Tây. Tuy nhiên
du lịch mạo hiểm cũng rất kén các du khách, nó đòi hỏi ở du khách khả
năng chịu đựng và một mức độ dũng cảm nào đó vì nó rất nguy hiểm
cho tính mạng của những du khách.
*Du lịch nông trại hay làng quê ( Agritourism ): là những tour du
lịch mà điểm đến của nó là những nông trại hay một làng quê diển hình.
Tham gia tour du lịch này sẽ giúp cho bạn hiểu rõ về cuộc sống cũng
như công việc của những bác nông dân.
*Du lịch ghế bành ( Amchair Tourism ) hay còn gọi là du lịch ảo
(virtual Tourism ) là hình thức mà ban không phải đi đâu khỏi chỗ ở của
bạn. Nếu bạn có một chiếc ti vi hay một chiếc may vi tính nối mạng bạn
15
sẽ có thể có những chuyến du lịch đến những nơi ban muốn ngay tại nhà
của bạn.
*Du lịch văn hóa ( Cultural tourism ) là loại hình phổ biến trong du
lịch, tập trung mối quan tâm đến một quốc gia hay một vùng đất nào đó
chủ yếu dưới góc độ văn hóa. Du lịch văn hóa bao gồm các tuyến du
lịch đến một đô thị có một bề dày lịch sử hoặc những thành phố lớn
cùng các công trình văn hóa của nó như các viện bảo tàng, nhà hát…
Hình thức này cũng bao gồm, mặc dù không phổ biến lắm, việc đưa các
du khách đến những vùng hẻo lánh để dự các lễ hội ngoài trời, đi thăm

những nơi ở của các danh nhân văn hóa, những công trình kiến trúc hay
những thắng cảnh thiên nhiên được biết đến và ca ngợi qua văn chương
hội họa. Thông thường, du khách có hứng thú thưởng thức các giá trị
văn hóa sẽ đi du lịch thường xuyên hơn, ổn định hơn các du khách có
những mục đích khác.
*Du lịch đến những điểm bị thảm họa ( Disaster Tourism ) lả loại
hình du lịch mà những du khách vì sự hiếu kì đã tìm đến những nơi đã
từng xảy ra những vụ thảm họa lịch sử.
*Du lịch sinh thái (Ecotourism) là loại hình du lịch trong đó hệ sinh
thái vừa có ý nghĩa môi trường vừa có ý nghĩa xã hội. Nó được định
nghĩa cả với tư cách là một trào lưu xã hội vừa lẫn lĩnh vực kinh doanh
du lịch.
*Du lịc đào tạo ( Educational tourism ) là hoạt động đưa khách đến
một nơi nào đó để học một khóa ngắn hạn về lĩnh vực nào đó, vd như
nấu ăn,làm nghề thủ công…
16
*Du lịch đánh bài (Gambling Tourism ) phổ biến ở một số thành
phố như Atlantic City, Las Vegas, Macau hoặc Monte Carlo với mục
đích chơi bài trong các sòng bài nổi tiếng ở đây.
*Du lịch di sản (Heritage Tourism ) là những cuộc tham quan đến
những địa danh có tính chất lịch sử, các di sản thiên nhiên, di sản văn
hóa…
*Du lịch sức khỏe ( Health Tourism ) : mục đích chính của những
tour du lịch này và vấn đề sức khỏe. Du khách tham gia những tour này
để được đến những nơi mà học có thể được điều trị hoặc tham gia vào
những cuộc thi để giảm cân…
*Du lịch balo ( backpacking tourism ) là loại hình du lịch của
nhũng người trẻ tuổi muốn sự độc lập. Với một chiếc balo gon nhẹ, họ
đi du lịch với một kinh phí có hạn nhưng đầy thú vị.
*Du lịch y tế (Medical tourism ) là loại du lịch kết hợp với chữa

bệnh với việc tham quan, nghỉ ngơi và thưởng lãm những cảnh đẹp tại
một địa điểm du lịch nào đó.
*Du lịch khu vực (Regional tourism )
*Du lịch thể thao ( Sport tourism ) gắn liền với các sự kiên thể
thao.
*Du lịch vũ trụ (Space tourism ) là một loại hình du lịch mới nổi
lên trong những năm gần đây do nhu cầu của một số nhà tỷ phú. Họ
muốn được tận hưởng những điều khác thường khi được bay lên các vì
sao và các hành tinh khác trong vũ trụ. Mỗi tour du lịch này khá là tốn
kém.
17
* Du lịch thời trang (Fashion tourism ) thường được tổ chức ở Pari
(Pháp) hay Bắc Kinh (Trung Quốc), những tour du lịch này thường kết
hợp với những sự kiện thời trang, và kết hợp với việc mua sắm ‘hàng
hiệu’.
* Điện ảnh đi trước du lịch theo sau: thăm trường quay, rạp chiếu
phim công nghệ cao, gặp gỡ thần tượng điện ảnh…
Ngoài các du lịch trên, ở mỗi quốc gia đều có cho mình những đặc
trưng của các loại hình du lịch.
1.1.2.2. Ở VIỆT NAM
Đối với nhiều quốc gia, nhiều địa phương, ngành du lịch đã và
đang trở thành kinh tế mũi nhọn. Hoạt động của du lịch phát triển theo
hướng bền vững mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng, chẳng
những không phá hủy hoặc làm suy thoái các nguồn tài nguyên du lịch,
mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng về kinh tế, xã hội và môi trường.
Chính vì vậy, việc đa dạng hóa các loại hình du lịch đang là nỗ lực
của các nước trên thế giới nhằm hấp dẫn du khách, trong đó Việt Nam
cũng không ngoại lệ, nhất là khi chúng ta đang nhắm tới những mục tiêu
vào năm 2010: Thủ đô cùng cả nước long trọng kỷ niệm 1000 năm
Thăng Long - Hà Nội

Nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam được thiên nhiên ban
tặng nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng với những danh lam,
thắng cảnh nổi tiếng. Bên cạnh đó, lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và
giữ nước của cha ông đã để lại cho chúng ta những di tích lịch sử- văn
18
hóa quý giá. Bởi vậy loại hình du lịch đã và đang phát triển đầu tiên phải
kể đến là:
* Tham quan di tích - thắng cảnh như: Vịnh Hạ Long, động Phong
Nha, đền Ngọc Sơn, và hồ Hoàn Kiếm, chùa Trấn Quốc và Hồ Tây…
* Du lịch lễ hội: Festival Huế, hội chùa Hương, hội Lim…Du lịch
phố cổ: Hội An, Hà Nội, phố Hiến - Hưng Yên…
* Du lịch sinh thái: Nhà vườn Huế, bãi biển Lăng Cô, rừng Cúc
Phương, hồ Ba Bể…
* Du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh: tắm nước khoáng Kim Bôi - Hòa
Bình, nhà nghỉ ở Phan Thiết, Nha Trang, châm cứu ở Hà Nội…
* Du lịch MICE, tức là loại hình du lịch theo dạng gặp gỡ xúc tiến,
hội nghị, hội thỏa, du lịch chuyên đề ở Vũng Tàu, Đà Nắng…
* Du lịch dựa vào cộng đồng vì người nghèo nhằm mục tiêu xóa đói
giảm nghèo như ở Hà Nội, Lào Cai, Sa Pa…
*Du lịch hoa ở Đà Lạt, Hà Nội, TPHCM…
*Tham quan các trại điêu khắc ở Huế, Đà Nẵng, Phú Thọ…
* Du lịch bụi bằng xe đạp, xe máy, ô tô buýt, xích lô ở Hà Nội, xe
trâu ở làng gốm Bát Tràng, cưỡi ngựa ở Lâm Đồng, cưỡi voi ở Tây
Nguyên, du thuyền trên sông Hồng, sông Cửu Long…
*Du lịch cuối tuần ở TPHCM, Hà Tây, Vũng Tàu…
*Du lịch tuần trăng mật ở Đà Lạt, Sa Pa, Tam Đảo…
*Du lịch tham quan các bảo tàng ở các thành phố lớn.
*Du lịch làng nghề: gốm Bát Tràng, tơ lụa Vạn Phúc - Hà Đông…
*Du lịch mua sắm bắt đầu phát triển ở TPHCM, Hà Nội, Huế…
19

*Du lịch ẩm thực: tiệc cung đình Huế hay ẩm thực Hà Nội.
*Du lịch mạo hiểm: lặn biển ở Nha Trang, leo núi Tây Bắc, xuyên
rừng Cúc Phương…
*Du lịch thể thao: dù lượn ở Nha Trang, Tuần Châu, sân gôn Đồng
Mô…
1.2. DU LỊCH SINH THÁI
1.2.1. KHÁI NIỆM DU LỊCH SINH THÁI
Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên. Du lịch sinh
thái đã và đang trên đà chuyển mình và trở nên phổ biến đối với những
người yêu thiên nhiên, thích khám phá những điều mới mẻ trong thiên
nhiên. Có thể nói du lịch sinh thái xuất phát từ những trăn trở về môi
trường, kinh tế-xã hội – một trong những cách thức để trả nợ cho môi
trường tự nhiên và làm tăng giá trị của các khu bảo tồn thiên nhiên còn lại.
Du lịch sinh thái (ecotourism) là khái niệm tương đối mới và đã
nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong
nhiều lĩnh vực khác nhau. Đây là một khái nhiệm rộng được hiểu theo
những cách khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau.
Du lịch sinh thái bắt nguồn từ thiên nhiên và du lịch ngoài trời. Có
người quan niệm du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít
có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của sinh thái, nơi
diễn ra các hoạt động du lịch. Cũng có ý kiến cho rằng: Du lịch sinh thái
đồng nghĩa với du lịch đạo lý, du lịch có trách nhiệm, du lịch xanh, du lịch
có lợi cho môi trường hay có tính bền vững.
20
Ở Việt Nam, trong lần hội thảo về “Xây dựng chiến lược phát triển
Du lịch sinh thái ở Việt Nam” từ ngày 7/9/1999 đến 9/9/1999 đã đưa ra
định nghĩa về du lịch sinh thái là: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng
góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững, với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương.

Ngoài những khái niệm và định nghĩa trên còn có một số định
nghĩa rộng hơn về du lịch sinh thái
“ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc
thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên
nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ
sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển
kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như
giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triển môi trường và tài nguyên thiên
nhiên một cách bền vững.” (Lê Huy Bá, 2000).
“ Du lịch sinh thái là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không
bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt : nghiên cứu, thưởng
ngoạn, trân trọng khung cảnh và muông thú hoang dã và cac biểu thị văn
hóa được khám phá trong khu vực này.(cebllos – Lascurain, H, 1987).
“ Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm
biến đổi. Nó phải đóng góp vào bảo vệ tài nguyên và phúc lợi của dân địa
phương” (L.Hens, 1998).
21
(1). Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 79, 80
“ Du lịch sinh thái là du lịch có mục đích khác với các khu tự nhiên,
hiểu biêt về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm
biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển
kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng
đồng địa phương” (Hiệp hội Du lịch sinh thái Hoa Kỳ, 1998).
Du lịch sinh thái là một hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, định
hướng về môi trường tự nhiên và nhân văn, được quản lý một cách bền
vững và có lợi cho sinh thái” (Hiệp hội Du lịch sinh thái Australia).
“ Du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn
và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương” (Đinh nghĩa về Du lịch sinh thái ở Việt Nam).

Lịch sử nhân loại đã chỉ ra rằng : quá trình đô thị hóa, công nghiệp
hóa, một mặt góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống nhân dân; mặt khác, nó cũng gây ra những “vấn đề” cho môi
trường sinh thái : tài nguyên sinh vật đa dạng sinh học và đang bị đe dọa
đến mức báo động, các dạng tài nguyên môi trường đất, nước, không khí
cũng đang trên đà suy thái và ô nhiễm.
Cho đến nay, khái niệm Du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu dưới
nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau. Mặc dù, những
tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất
về Du lịch sinh thái, nhưng đa số các ý kiến của các chuyên gia hàng đầu
về Du lịch sinh thái đều cho rằng Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa
vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng,
22
quản lý theo hướng bền vững về mặt sinh thái. Du khách sẽ được hướng
dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao
hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên và văn hóa mà không gây ra
những tác động không thể chấp nhận đối với các hệ sinh thái và văn hóa
bản địa. Du lịch sinh thái nói theo một nghĩa nào chăng nữa thì nó phải hội
tụ các yếu tố cần, đó là: sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; trách
nhiệm với xã hội và cộng đồng.
Cứu thiên nhiên bằng cách du lịch hóa vào trong điều kiện thiên
nhiên đó không còn là cách thức mới mẻ đối với các doanh nghiệp lữ hành.
Tuy nhiên, để cứu nó đúng nghĩa đang là vấn đề làm đau đầu nhiều nhà
điều hành và quản lý du lịch. Du lịch sinh thái chú trọng vào tài nguyên và
nhân công địa phương, đây là một sự thu hút hấp dẫn đối với các nước
đang phát triển. Du lịch sinh thái tạo nên những khao khát và sự thõa mãn
về thiên nhiên, kích thích lòng yêu mến thiên nhiên và từ đó mới thôi thúc
được ý thức bảo tồn và phát triển nhằm ngăn ngừa các tác động tiêu cực
lên tự nhiên, văn hóa và thẩm mỹ.
1.2.2. CÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH SINH THÁI

Tài nguyên du lịch sinh thái được phân thành tài nguyên tự nhiên và
tài nguyên nhân văn có quan hệ mật thiết với các nhân tố con người và xã
hội. Nói đến tài nguyên du lịch sinh thái, ta không thể không kể đến tài
nguyên thiên nhiên; tuy nhiên, có sự gắn kết yếu tố du lịch vào trong tài
nguyên nên được gọi là tài nguyên du lịch hay tài nguyên du lịch sinh thái.
Như vậy :
23
“ Tài nguyên du lịch sinh thái là các yếu tố cơ bản để hình thành các
điểm, các tuyến hoặc các khu Du lịch sinh thái; bao gồm : các cảnh quan
thiên nhiên, các di tích lịch sử, giá trị nhân văn, các công trình sáng tạo của
nhân loại có thể được sử dụng nhằm thõa mãn chu cầu về du lịch sinh
thái”.
Lấy thiên nhiên và văn hóa bản địa làm cơ sở để phát triển, tài
nguyên du lịch sinh thái là một bộ phận cấu thành trong tài nguyên du lịch,
bao gồm : các giá trị của tự nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và
các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời khỏi hệ sinh
thái tự nhiên đó. Tuy vậy, không phải bất cứ mọi giá trị tự nhiên và văn
hóa bản địa đều được xem là tài nguyên du lịch sinh thái, mà chỉ có các
thành phần và các tổng thể tự nhiên, các giá trị văn hóa gắn với một hệ
sinh thái cụ thể có thể được khai thác, được sử dụng để tạo ra các sản phẩm
du lịch sinh thái, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung, du
lịch sinh thái nói riêng mới được xem là tài nguyên du lịch sinh thái.
Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm: tài nguyên đã và đang khai
thác và tài nguyên mà triển vọng là sẽ khai thác. Khả năng khai thác tài
nguyên du lịch sinh thái phụ thuộc vào:
- Khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng
của tài nguyên.
- Mức độ yêu cầu để phát triển sản phẩm DLST nhằm thõa mãn
nhu cầu ngày càng cao và càng đa dạng của du khách.
(2). Du lịch sinh thái, Lê Huy Bá, 2006, Tr 105

24
- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng của tài nguyên
du lịch sinh thái.
- Trình độ tổ chức quản lý đối với việc khai thác tài nguyên du
lịch sinh thái.
Nói chung tài nguyên du lịch sinh thái rất đa dạng và phong phú.
Một số loại tài nguyên du lịch sinh thái chính thường được khai thác và
phục vụ nhu cầu của khách du lịch sinh thái bao gồm:
- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt là nơi có tính đa
dạng sinh học cao với nhiều loại sinh vật đặc hữu, quý hiếm
( các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu dự
trữ sinh quyển…)
- Các hệ sinh thái nông nghiệp ( vườn cây ăn trái, làng hoa…)
- Các giá trị văn hóa bản địa có sự hình thành và phát triển gắn
liền với sự tồn tại và phát triển của hệ sinh thái tự nhiên như:
các phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống
dân tộc…
1.2.3. DU LỊCH SINH THÁI Ở CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Trên thế giới hiện nay đã có rất nhiều dự án về du lịch sinh thái,
dưới đây chúng tôi xinh đưa ra một số dự án điển hình:
• “Khu dự trữ Khỉ đột ở Rừng Không thể băng qua Bwindi”
ở Uganda. Đây là nơi có chứa khoảng một nữa (300) của
số khỉ đột
25

×