Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Đồ Án Xây Dựng Website Bán Dụng Cụ Thể Thao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.8 MB, 63 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 .........................................................................................................2
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ INTERNET......................................................2
& THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ................................................................................2
1.5. Cấp độ ứng dụng của Thương mại điện tử.............................................12
1.6. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ..........................................13
2.2. GIỚI THIỆU VỀ PHP............................................................................15
2.3. GIỚI THIỆU VỀ MYSQL.....................................................................22
3.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA BÀI TOÁN...............................................................27
3.4. MÔ TẢ BÀI TOÁN NGHIỆP VỤ.........................................................28
3.5. MỤC TIÊU CỦA WEBSITE.................................................................29
3.6. NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA...............................................................29
CHƯƠNG 4.........................................................................................................31
PHÂN TÍCH HỆ THỐNG...................................................................................31
4.1. XÁC ĐỊNH TÁC NHÂN NGOÀI VÀ HỒ SƠ HỆ THỐNG................31
4.2. SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC NGỮ CẢNH...................................32
4.3. NHÓM CÁC CHỨC NĂNG THEO MẠCH CÔNG VIỆC..................32
4.4. CÁC BIỂU TƯỢNG, HÌNH VẼ VÀ KÝ HIỆU SỬ DỤNG TRONG
BÀI PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG........................................................33
4.6 SƠ ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC ĐỈNH................................................37
4.7 BIỂU ĐỒ LUỒNG DỮ LIỆU MỨC DƯỚI ĐỈNH................................39
CHƯƠNG 5.........................................................................................................41
THIẾT KẾ WEBSITE.........................................................................................41


5.1. MÔ TẢ THỰC THỂ..............................................................................41
5.2 MÔ HÌNH E-R: ......................................................................................43
5.3. SƠ ĐỒ THIẾT KẾ LIÊN KẾT BẢNG..................................................46
5.4. GIAO DIỆN WEBSITE BÁN HÀNG...................................................47
5.5. GIAO DIỆN TRANG QUẢN TRỊ.........................................................54




LỜI NÓI ĐẦU
Từ những buổi đầu Internet còn sơ khai, không nhiều người nghĩ nó lại có
tác động to lớn đến thế giới loài người như vậy. Internet đã thay đổi hoàn toàn
cách chúng ta làm việc, học tập và giải trí. Thay vì phải vượt qua một khoảng
cách địa lý để đến trường và còn phải đến đúng giờ, ngay nay mọi người còn có
thể chọn cho mình cách học từ xa. Bằng cách này, mọi người có thể học ở bất cứ
chỗ nào tùy thích và hoàn toàn chủ động về mặt thời gian, miễn là có kết nối
mạng Internet. Trong công việc cũng vậy, thay vì phải đi hàng dặm để gặp khách
hàng, đối tác làm ăn, chúng ta có thể ngồi tại văn phòng và trao đổi với họ thông
qua rất nhiều công cụ hỗ trợ như Sky, Yahoo… Trong ngành giải trí cũng vậy,
mọi bộ phim, bài hát bạn cần có thể tìm thấy chỉ trong vài cú click chuột.
Nhận thấy tiềm năng to lớn của Internet trong lĩnh vực thương mại, một
vài cá nhân và tổ chức đã đi đầu trong lĩnh vực này bằng cách tạo ra các trang
web bán hàng, điển hình là hệ thống bán lẻ amazon.com. Với số vốn ban đầu ít ỏi
và trụ sở công ty ở trong một gara với mặt hàng duy nhất là sách, nhưng đến hiện
tại amazon.com là trang thương mại điện tử thành công nhất với các con số
doanh thu cao ngất ngưởng, đấy là còn chưa tính đến các chi nhánh website khác
thuộc điều hành của amazon.com.
Website mua bán hàng trên mạng đã làm thay đổi hoàn toàn ngành thương
mại, mở ra một khái niệm mới đó là thương mại điện tử. Chỉ cần ngồi ở nhà với
một chiếc máy tính có kết nối Ineternet cùng thẻ tín dụng, bạn có thể tha hồ chọn
lựa món đồ yêu thích mà không mất công chạy đi chạy lại. Bán hàng trên mạng
thông qua các trang web hoặc là các mạng xã hội đang là xu hướng phổ biến
trong giới trẻ. Với lợi thế không yêu cầu thuê mặt bằng để mở cửa hàng, hàng
hóa có thể lưa trữ tại nhà, chi phí đã được giảm đi rất nhiều. Nhận thấy những lợi
thế của mô hình thương mại điện em đã bắt tay vào xây dựng “Website bán dụng
cụ thể thao”


1


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ INTERNET
& THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 . INTERET LÀ GÌ?
Internet là một hệ thống toàn cầu của các mạng máy tính được liên kết lại
với nhau bằng cách sử dụng bộ giao thức theo chuẩn TCP/IP để phục vụ hàng tỷ
người dùng trên toàn cầu. Iternet là mạng của các mạng, bao gồm trong nó hàng
triệu mạng của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ trên phạm vi
toàn cầu. Internet còn một vùng mở rộng các tài nguyên thông tin và dịch vụ, như
là các tài liệu siêu văn bản của Word Wide Web (WWW), cơ sở hạ tầng để hỗ trợ
email, và mạng kết nối ngang hàng (peer – to – peer).
1.2 . TỔNG QUAN VỀ INTERNET VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Tiền thân của mạng Internet ngày nay là mạng ARPANET. Cơ quan quản
lý nghiên cứu dự án phát triển ARPA thuộc bộ quốc phòng Mỹ liên kết 4 địa
điểm đầu tiên vào tháng 7 năm 1969. Đó chính là mạng liên khu vực (Wide Area
Netword – Wan) đầu tiên được xây dựng.
Thuật ngữ “Internet” xuất hiên lần đầu vào khoảng năm 1974. Lúc đó
mạng vẫn được gọi là ARPANET. Năm 1983, giao thức TCP/IP chính thức được
coi như một chuẩn đối với ngành quân sự Mỹ và tất cả các máy tính nối với
ARPANET phải sử dụng chuẩn mới này. Năm 1984, ARPANET được chia thành
hai phần: phần thứ nhất vẫn được gọi là ARPANET, dành cho việc nghiên cứu và
phát triển; phần thứ hai được gọi là MILNET, là mạng dùng cho các mục đích
quân sự.
Mốc lịch sử quan trọng của Internet được xác lập vào giữa thập niên 1980
khi tổ chức khoa học quốc gia Mỹ NSF thành lập mạng liên kết các trung tâm
máy tính lớn với nhau gọi là NSFNET. Nhiều doanh nghiệp đã chuyển từ
ARPANET sang NSFNET và do đó sau gần 20 năm hoạt động, ARPNET không

còn hiệu quả đã ngừng hoạt động vào khoảng năm 1990.
Với khả năng kết nối mở, Internet đã trở thành một mạng lớn nhất trên thế
giới, mạng của các mạng, xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị,
quân sự, nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, xã hội… Cũng từ đó, các dịch vụ trên
Internet không ngừng phát triển tạo ra cho nhân loại một thời kỳ mới: kỷ nguyên
thương mại điện tử trên Internet.
2


1.2.1. Các tổ chức quản lý mạng Internet
Tổ chức Internet (Internet society- gọi tắt là ISOC) có trách nhiệm hoàn
toàn về Internet và đó là trụ sở chính của Internet. Ủy ban được gọi là ban kỹ sư
– kỹ thuật Internet (The internet architecture board - IAB). Nó có tổ chức các
cuộc họp về nguyên tắc, quy định để tiêu chuẩn hoá và phân chia các nguồn dữ
liệu như là: địa chỉ IP của những trang Web hoặc vị trí của nguồn. IAB có nhiệm
vụ quản lý các đường lối tiêu chuẩn này. IAB ra quyết định khi thấy tiêu chuẩn là
cấp thiết và quyết định ban tiêu chuẩn nên làm gì.
Khi một tiêu chuẩn được yêu cầu, nó được coi như là một sự cố xảy ra, sự
cố đó được IAB dựa theo tiêu chuẩn và thông báo nó thông qua hệ thống mạng.
IAB cũng dữ hàng loạt các các con số đa dạng và phải lưu giữ những con số đó
một cách đặc biệt. Ví dụ như mỗi máy vi tính trên mạng có trữ lượng 32- bit địa
chỉ đặc biệt mà không có một máy tính nào có thể có. IAB làm việc hướng đến
sự giải quyết liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau. Hầu hết mọi thứ trên mạng
đều trở thành kỹ thuật, kỹ xảo - chọn và ấn nút (point-and-click).
Để có thể lưu trữ và xem thông tin thực tế của thế giới và độc lập với
những hệ thống hoạt động và phần cứng – là một ngôn ngữ tiêu chuẩn được gọi
là Hypertext Markup Language (HTML) đã phát triển, những thông tin đã được
chia ra để lưu trữ trong những trang HTML trên trang Web của những nhà cung
cấp dịch vụ xuyên thế giới. Những trang này có cho ta thông tin về tất cả mọi thứ
trên thế giới này không ? Nhà cung cấp dịch vụ Internet (Internet Service

Provider – gọi tắt là: ISP) là người đóng vai trò chủ chốt để trả lời câu hỏi trên là
có. Những máy tính ở tại ISP thì có những thông tin về những nhà cung cấp dịch
vụ Internet khác được kết nối trên thế giới. Những ISP lập nên những trung tâm
kết nối những hệ thống mạng đa dạng khác nhau. Để vào Internet, bạn cần phải
thực hiện kết nối với hệ thống mạng của nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).
1.2.2. Tại sao cần Internet?
Một nguyên nhân quan trọng đó là những người sử dụng ở mức trung bình
sẽ tìm ra một con số thông tin khổng lồ ngoài sự tưởng tượng thông qua Internet
thậm chí tăng dần lên ngay cả như lúc bạn đang nghiên cứu nó ở đây. Khác xa
với hàng rào chắn thông tin truyền thông, Internet liên kết những người đang
sống cách xa hàng trăm Kilomet lại với nhau để họ học hỏi kinh nghiệm, tăng
thêm nguồn kiến thức – đây là một nguyên lý cơ bản và nền tảng của Internet.
3


1.2.3. Internet có thể làm gì cho bạn
Thư điện tử hay còn gọi là Email có thể giúp chúng ta gửi đi những lời
nhắn. Người nhận dù ở bất kỳ đâu trên thế giới này đều có thể nhận thư trong
vòng 2 giây đồng hồ, vậy nên email là một cách truyền đạt thông tin một cách
nhanh chóng, gọn nhẹ và dễ dàng. Bạn cũng có thể nói chuyện với một người
khác trên mạng bằng cách sử dụng phần mềm truyền tin hoặc chương trình đoc
lướt trên mạng tìm thông tin cụ thể. Tất cả những điều đó đã thúc đẩy việc
nghiên cứu và học internet, vậy muốn học Internet trước hết bạn phải có một cái
máy vi tính, sự kết nối với mạng và một chương trình phần mềm đọc lướt kết hợp
với sự đam mê và kiên nhẫn.
1.2.4. Ai là người trả cước phí Internet?
Không có bất cứ một người nào phải trả cước phí Internet. Những nhà
cung cấp trên thế giới ISP đã tự họ liên kết với nhau và với qũy liên liên kết. Bạn
chỉ phải trả phí liên kết mạng cho nhà cung cấp của bạn. Họ sẵn sàng liên kết bạn
với hệ thống mạng.

Sự thanh toán chỉ đơn thuần là cho phép bạn tham gia vào hệ thống mạng
và sử dụng nguồn. Bạn không phải lo lắng gì cả về việc chúng làm việc với nhau
như thế nào? Những nhà cung cấp ISP đã có trách nhiệm trông nom chuyện đó.
Tất cả những việc mà bạn có thể làm là liên kết máy tính của bạn với hệ thống
mạng của nhà cung cấp.
1.3 . Các dịch vụ của Internet
Một số dịch vụ cơ bản mà Internet cung cấp :
1.3.1 Email :
Bạn có thể gửi hoặc nhận email từ bất cứ một nơi nào với điều kiện là
người nhận và người gửi phải có một địa chỉ Email. Bạn chỉ ra lệnh nhận mail đã
được lưu trữ trong mạng phục vụ, thế là thư đã nằm trong máy tính của bạn.Sự
không ràng buộc của vịêc sử dụng và tốc độ chuyển giao thông tin đã tạo nên
nhiều thiệt hại đã xảy ra trên mạng Internet. Email tiếp tục là một trong những
hoạt động phổ biến nhất trên mạng.
1.3.2. Word Wide Web (WWW)
Word Wide Web hay còn viết tắt là WWW, là một không gian thông tin
toàn cầu mà mọi người có thể truy nhập (đọc và viết) qua các máy tính nối mạng
Internet. Thuật ngữ này thường được hiểu nhầm là từ đồng nghĩa với chính thuật

4


ngữ Internet. Nhưng web thật ra chỉ là một trong các dịch vụ chạy trên Internet,
chẳng hạn như dịch vụ thư điện tử. Web được phát minh và đưa vào sử dụng vào
khoảng năm 1990, 1991 bởi viện sĩ Viện Hàn lâm Anh Tim Berners – Lee và
Robert Cailliau tại CERN, Geneva, Thụy sĩ.
Các tài liệu trên WWW được lưu trữ trong hệ thống siêu văn bản
(hypertext), đặt tại các máy tính trong mạng Internet. Người dùng phải sử dụng
một chương trình được gọi là trình duyệt Web để xem siêu văn bản. Chương
trình này sẽ nhận thông tin (documents) tại ô địa chỉ (address) do người sử dụng

yêu cầu, rồi sau đó chương trình sẽ tự động gửi thông tin đến máy chủ và hiển thị
trên màn hình máy tính của người xem.
1.3.3 Newgroups (Tin tức nhóm)
Newgroups của Internet cho phép người sử dụng san sẻ ý tưởng và truyền
đạt thông tin với những người đồng ý nghĩ, Newsgroups cũng gọi là nhóm
Usenet. Có đến hàng ngàn Newsgroups và hàng triệu người sử dụng trên bất cứ
một chủ đề nào có thể tưởng tượng được.
1.3.4 Mailing list (Danh sách thư)
Mailing list là một danh sách thư của một nhóm với số lượng lớn những
người tham gia – những người mà chia sẻ những ý tưởng cùng quan điểm. Khi
bạn gửi một thư đến mailing list, thì nó tự động gửi cho tất cả mọi người trong
danh sách thư đã có sẵn và sự trả lời thư cũng diễn ra tương tự như vậy.
1.3.5 IRC(Internet Relay Chat)
Chat giúp cho con người truyền đạt thông tin thông qua internet bằng cách
gõ mẩu tin từ bàn phím máy vi tính. Để làm được điều này bạn phải kết nối với
mạng phục vụ IRC. Một lần kết nối bạn có thể tham gia chat với hàng trăm chủ
đề khác nhau hoặc thậm chí tạo chủ đề riêng cho chính bạn.
1.3.6 FTP (File Transfer Protocol – Nghi Thức Chuyển Giao Tập Tin)
FTP là một hệ thống chính yếu để chuyển tải file giữa các máy vi tính
vào Internet. File được chuyển tải có dung lượng rất lớn. FTP hầu hết được
sử dụng cho việc chuyển tải những dữ liệu mang tính cá nhân.
1.3.7 Telnet (Telephone Internet)
Telnet ý ám chỉ chương trình của máy tính nối liên kết chương trình nguồn
với một máy tính khác ở xa. Trong trường hợp này bạn cần phải có tên người sử
dụng (username) và mật mã (password) cũng như tên của máy đó, bạn cũng phải
5


cần biết mở hệ thống máy sử dụng - hệ thống tổng quát ở đây là UNIX. Để có
chương trình TELNET trên máy của bạn, bạn phải vào trang khu vực phần mềm

của thông tin dữ liệu nguồn tại một site đặc biệt.
1.3.8 WAIS - Wide Area Information Service (Dịch vụ tìm kiếm thông tin diện
rộng)
WAIS được xuất bản với bộ sưu tập dữ liệu to lớn. Khi bạn kết nối với
mạng phục vụ WAIS, thì bạn phải chạy một truy vấn (tức là đặt câu hỏi) thì bạn
sẽ nhận được hàng loạt danh sách các kết quả liên quan đến dữ liệu tại site đó.
Bạn chỉ cần click vào một kết quả thì nguồn dữ liệu thông tin mở ra và hiển thị
trên màn hình máy vi tính của bạn.
1.3.9 Gopher
Dịch vụ này có khả năng phục hồi được thông tin từ mạng Internet.
Gopher là phương tiện hữu dụng, hữu dụng như là công cụ đọc lướt qua bởi vì
nó cho phép bạn truy tìm những nguồn thông tin dữ liệu số, loại thông tin xuất
hiện như danh sách các số liệu. Phương tiện giúp bạn chọn lựa các mục thích
hợp theo ý bạn ở thanh menu một cách dễ dàng.
1.3.10 Archie, Finger and Whois
Những Gopher này thì được giữ lại để lưu hành vì khả năng của những
công cụ này giúp cho thu thập được một lượng thông tin to lớn khổng lồ.
Những người sử dụng archie thì cần thiết có những công cụ hữu dụng cho file
dò tìm trên FTP. Còn Finger và Whois thì thiết kế giúp bạn tìm những người
sử dụng khác trên mạng.
1.3.11. BBS (Bulletin Board System)
Đây là trung tâm tin nhắn điện tử, nó cho phép bạn quay số điện thoại
trong máy vi tính bởi một máy Modem, đồng thời nó hiển thị tin nội dung tin
nhắn bên góc trái của màn hình bởi các công cụ khác và nếu bạn muốn thì nó
sẽ gửi tin nhắn của bạn đi. Nó là nơi lý tưởng nhất để cho bạn tìm thông tin
một cách hoàn toàn miễn phí hoặc là lắp đặt một phần mềm không mắc tiền
lắm. BBS cho phép người sử dụng đọc và viết tin nhắn một cách đa dạng và
phong phú cho cuộc hội thảo, cho sự chuyển tải file về và bật chơi Game.
1.4 . TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.4.1 Các khái niệm về Thương mại điện tử


6


Cho đến hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về thương mại điện tử.
Các định nghĩa này xem xét theo các quan điểm, khía cạnh khác nhau.
Theo quan điểm truyền thông: Thương mại điện tử là khả năng phân phối
sản phẩm, dịch vụ, thông tin hoặc thanh toán thông qua một mạng ví dụ Internet
hay World Wide Web.
Theo quan điểm giao tiếp: Thương mại điện tử liên quan đến nhiều hình
thức trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với nhau, giữa khách hàng với doanh
nghiệp và giữa khách hàng với khách hàng.
Theo quan điểm quá trình kinh doanh: Thương mại điện tử bao gồm các
hoạt động được hỗ trợ trực tiếp bởi liên kết mạng.
Theo quan điểm môi trường kinh doanh: Thương mại điện tử là một môi
trường cho phép có thể mua bán các sản phẩm, dịch vụ và thông tin trên Internet.
Sản phẩm có thể hữu hình hay vô hình.
Theo quan điểm cấu trúc: Thương mại điện tử liên quan đến các phương
tiện thông tin để truyền: văn bản, trang web, điện thoại Internet, video Internet.
Một số định nghĩa khác về thương mại điện tử:
Thương mại điện tử: Là tất cả các hình thức giao dịch được thực hiện
thông qua mạng máy tính có liện quan đến chuyển quyền sở hữu về sản phẩm,
dịch vụ.
Theo Diễn đàn đối thoại xuyên Đại tây dương: Thương mại điện tử là các
giao dịch thương mại về hàng hoá và dịch vụ được thực hiện thông qua các
phương tiện điện tử.
Cục Thống kê Hoa kỳ định nghĩa: Thương mại điện tử là việc hoàn thành
bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng máy tính làm trung gian mà bao
gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử dụng hàng hoá và dịch vụ.
UNCITAD định nghĩa: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, phân

phối, marketing, bán hay giao hàng hoá và dịch vụ bằng các phương tiện điện tử.
Liên minh châu Âu định nghĩa: Thương mại điện tử bao gồm các giao dịch
thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử dụng các phương tiện điện tử.
Nó bao gồm thương mại điện tử gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu hình) và thương
mại điện tử trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình).
Thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao
gồm: mua bán điện tử hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các
nội dung số hoá được; chuyển tiền điện tử - EFT (Electronic Fund Transfer); mua
bán cổ phiếu điện tử - EST (Electronic Share Trading); vận đơn điện tử - EBL
(Electronic Bill of Lading); đấu giá thương mại - Commercial auction; hợp tác
7


thiết kế và sản xuất; tìm kiếm các nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến Online Procurement; marketing trực tiếp, dịch vụ khách hàng sau khi bán...
UN đưa ra định nghĩa đầy đủ nhất để các nước có thể tham khảo làm
chuẩn, tạo cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử phù hợp.
Định nghĩa này phản ánh các bước thương mại điện tử, theo chiều ngang:
“Thương mại điện tử là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm
marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán (MSDP) thông qua các phương
tiện điện tử”.
Định nghĩa của WTO Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng
cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận có thể hữu hình hoặc giao nhận qua Internet dưới
dạng số hoá.
Định nghĩa của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế): Thương
mại điện tử là việc làm kinh doanh thông qua mạng Internet, bán những hàng hoá
và dịch vụ có thể được phân phối không thông qua mạng hoặc những hàng hoá
có thể mã hoá bằng kỹ thuật số và được phân phối thông qua mạng hoặc không
thông qua mạng.
Định nghĩa của AEC (Hiệp hội thương mại điện tử): Thương mại điện tử

là làm kinh doanh có sử dụng các công cụ điện tử. Định nghĩa này rộng, coi hầu
hết các hoạt động kinh doanh từ đơn giản như một cú điện thoại giao dịch đến
những trao đổi thông tin EDI phức tạp đều là thương mại điện tử.
“Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng bao quát mọi vấn đề nảy sinh từ
mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù có hay không có hợp đồng. Mạng
trong thương mại điện tử được hiểu là bao gồm các máy tính, máy fax, điện
thoại, TV… được kết nối với nhau để trao đổi thông tin dưới dạng điện tử.
1.4.2 Các loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử.
Business-to-business (B2B) : Mô hình TMĐT giữa các doanh nghiệp với
doanh nghiệp. Đây là giao dịch mua và bán các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ
giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. B2B giúp cho các
doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí và đem lại lợi nhuận cao hơn. Trong
các giao dịch B2B, xuất hiện các website đứng ra để các doanh nghiệp mua bán
hàng hoá: hình thành một sàn giao dịch điện tử. Sàn giao dịch có thể do một
doanh nghiệp đứng ra làm trung gian, song có thể được tổ chức dưới dạng hiệp
hội cho phép kết nạp các doanh nghiệp dưới hình thức hội viên đóng hội phí nhất
định để duy trì sàn giao dịch. Hiện nay, giao dịch B2B đang được sử dụng nhiều
8


nhất trong TMĐT. Năm 2002 B2B chiếm khoảng 83% doanh số của TMĐT và
dự tính năm 2006 chiếm đến 88%. Theo số liệu của hãng IDC (International Data
Corp.), dự đoán doanh số giao dịch B2B trên toàn thế giới sẽ tăng từ 283 tỷ đô la
năm 2000 lên 4.300 tỷ đô la vào năm 2005. Theo eMarketer, tổng giá trị giao
dịch B2B trên thế giới đến cuối năm 2002 là 823,4 tỷ đô la, dự đoán đến cuối
năm 2004 sẽ là 2.700 tỷ đô la.
Business-to-consumer (B2C): Mô hình TMĐT giữa doanh nghiệp và người
tiêu dùng. Đây là giao dịch mà ở đó người tiêu dùng mua hàng trực tiếp từ các
doanh nghiệp và các doanh nghiệp thực hiện việc bán lẻ qua mạng (E-retail). Ví
dụ điển hình của giao dịch B2C là địa chỉ website amazon.com. Khởi sự từ

6/1995, lúc đầu chủ yếu là bán sách, đến năm 2000, doanh nghiệp đã có bày bán
28 triệu mặt hàng khác nhau, doanh số đạt 2,7 tỷ đô la. Trung bình mỗi tháng
có trên 20 triệu lượt người truy cập. Amazon.com đã biết tận dụng triệt để thế
mạnh của TMĐT là mối quan hệ trực tuyến với khách hàng nên đã liên tục cung
cấp và đổi mới các dịch vụ cho khách. Amazon cung cấp chi tiết cho khách hàng
thông tin về sản phẩm, thường xuyên cung cấp thông tin tư vấn cho đến từng
khách hàng trên cơ sở nắm bắt sở thích của họ. Điều đó giúp cho sự lựa chọn
khách hàng vững vàng hơn. Các giao dịch B2C không chỉ dừng ở việc bán lẻ mà
mở rộng ra các hoạt động dịch vụ như thông tin, ngân hàng, đấu giá, bất động
sản, du lịch. Mặc dù tỷ trọng giao dịch B2C kém xa so với B2B, nhưng tỷ trọng
của nó có thể coi là một trong những thước đo mức độ xã hội hoá của TMĐT.
Giao dịch doanh nghiệp và cơ quan chính phủ (G2B): đây là các giao dịch
giữa các doanh nghiệp và chính phủ. Các cơ quan chính phủ có thể thực hiện
mua sắm cho chính phủ thông qua mạng như người tiêu dùng. Các doanh nghiệp
thực hiện nộp báo cáo, tờ khai hải quan, giấy xin phép đăng ký kinh doanh qua
mạng thông qua các dịch vụ công mà các cơ quan chính phủ cung cấp. Khi đó,
các cơ quan chính phủ giữ vai trò người cung cấp hàng hoá, dịch vụ công cho
doanh nghiệp cũng như cho công dân.
Các giao dịch người tiêu dùng (công dân) với chính phủ (C2G): đây là các
giao dịch cung cấp thông tin chính sách, trả lương hưu, trợ cấp, giải đáp thắc
mắc, giải quyết các giao dịch dân sự, xin giấy phép kinh doanh v.v. mà các cơ
quan chính phủ muốn sử dụng TMĐT là phương tiện thông qua quá trình xây
dựng chính phủ điện tử.

9


1.4.3
-


-

Giao dịch người tiêu dùng với người tiêu dùng (C2C): đây là các giao dịch
giữa các người tiêu dùng có nhu cầu mua hoặc bán các hàng hoá dịch vụ mà
mình sở hữu. TMĐT cho phép thông qua Website của mình tổ chức các sàn đấu
giá (auction). Theo công ty nghiên cứu thị trường Jupiter Media Metrix foresees
đánh giá thị trường đấu giá trên mạng sẽ tăng từ 3,9 tỷ đô la năm 2001 lên đến
9,9 tỷ đô la năm 2005 trong các giao dịch B2C; và 7,2 tỷ đô la năm 2001 đến
12,3 tỷ đô la năm 2005 trong các giao dich C2C.
Giao dịch giữa các cơ quan chính phủ (G2G): đây là các giao dịch giữa các
cơ quan chính phủ giữa các ngành các cấp với nhau để trao đổi thông tin phục vụ
công tác điều hành, quản lý vĩ mô cũng như kiểm tra kiểm soát hoạt động của các
doanh nghiệp theo đúng luật pháp.
Lợi ích và hạn chế của Thương mại điện tử
1.4.3.1. Lợi ích:
Quảng bá thông tin và tiếp cận thị trường toàn cầu với chi phí thấp.
Cung cấp dịch vụ tốt hơn cho khách hàng.
Tăng doanh thu và giảm chi phí.
Tạo lợi thế cạnh tranh.
1.4.3.2. Hạn chế:
Sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ: vì ngày nay, các công nghệ phần cứng
và phần mềm thay đổi rất nhanh, nếu doanh nghiệp không nắm bắt và ứng dụng
kịp thời các công nghệ mới thì sẽ bị tụt hậu và từ đó đánh mất lợi thế cạnh tranh.
Vấn đề an ninh và bảo mật cơ sở dữ liệu: vì hoạt động trên mạng nên nguy cơ
này cao hơn rất nhiều so với phương thức hoạt động truyền thống. Vì trong môi
trường này doanh nghiệp phải đối mặt với sự tấn công của Virus tin học, worm,
trojan… Và đặc biệt là hiện tượng Hack để tấn công cơ sở dữ liệu. Ngoài ra còn
có rủi ro khi thanh toán qua mạng.

10



1.4.4. Lịch sử Thương mại điện tử
Thuật ngữ "Thương mại điện tử" được nói đến rất nhiều và nhiều người
nghĩ rằng thương mại điện tử là sản phẩm của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, theo
nghĩa rộng, thương mại điện tử, tức tiến hành kinh doanh bằng cách gửi và nhận
thông điệp qua mạng đã hình thành từ cách đây một thế kỷ.
Năm 1910, 15 người bán hoa của Đức đã tập hợp lại cùng nhau để trao đổi
theo đường điện báo những đơn hàng hoa đặt mua từ ngoại thành. Tổ hợp Điện
báo Giao nhận của những người bán hoa nói trên, ngày nay là công ty FTD Inc.,
có thể đã là mạng thương mại điện tử thực sự đầu tiên. Tuy nhiên đối với các hệ
thống thương mại điện tử được kết nối bằng máy tính, một yêu cầu quan trọng là
cần có những tài liệu kinh doanh đã được chuẩn hoá để các máy tính ở mỗi đầu
dây đều có thể hiểu được nhau. Cội nguồn của loại hình thương mại điện tử này
cũng bắt đầu rất sớm, từ năm 1948, khi Liên bang Xô Viết, kiểm soát Đông Đức
cắt đứt đường thuỷ, đường sắt và đường bộ giữa Tây Đức và Berlin. Kết quả là
Cầu hàng không Berlin ra đời. Trong 13 tháng, hơn 2 triệu tấn thực phẩm và
những đồ tiếp tế khác đã được chuyển vào Tây Berlin bằng đường hàng không.
Đầu những năm 1960, trong khi đang làm việc tại Công ty Du Pont,
Guilbert đã phát triển một chuẩn dành cho các thông điệp điện tử để gửi thông tin
hàng hoá giữa Công ty Du Pont và hãng vận chuyển Chemical Leahman Tank
Lines. Năm 1965, hãng vận chuyển Steamship Line bắt đầu gửi cho hãng vận
chuyển Atlantic những bản kê khai chuyển hàng dưới dạng những thông điệp
telex mà sau đó có thể in ra giấy hoặc nhập vào máy tính. Đến năm 1968, rất
nhiều các công ty vận chuyển đường sắt, hàng không, đường bộ và vận chuyển
đường biển đã sử dụng những chuẩn kê khai điện tử liên ngành do Uỷ ban Phối
hợp Truyền dữ liệu (Transportation Data Coordinating Committee - TDCC) của
Mỹ khởi xướng và vào năm 1975, TDCC đã xuất bản tài liệu đặc tả kỹ thuật
thuật trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) đầu tiên của mình. Đến đầu những năm 1980,
Tập đoàn ô tô Ford Motor và Tập đoàn ô tô General Motor yêu cầu những nhà

cung cấp của họ sử dụng EDI. Những nhà bán lẻ lớn như Sears, Roebuck và Co.
và Kmart Corp. cũng bắt đầu sử dụng EDI. Tuy nhiên, trong khi EDI tiết kiệm
cho khách hàng rất nhiều tiền bạc bằng cách loại bỏ tất cả các thủ tục giấy tờ, thì
nó lại tỏ ra rất đắt đối với những nhà cung cấp. Nó đòi hỏi nhà cung cấp phải sử

11


dụng phần mềm đắt tiền và những mạng gia tăng giá trị (VAN). Ngoài ra, những
nhà cung cấp thường phải sử dụng những hệ thống EDI khác nhau cho các khách
hàng lớn của mình vì không có khách hàng nào hoàn toàn tuân thủ tập chuẩn con
EDI trong ngành của mình. Trước tình hình phần lớn khách hàng lớn đều yêu cầu
các nhà cung cấp phải sử dụng EDI, sự lựa chọn trở nên khá đơn giản: Không có
EDI, không có doanh thu.
Đến năm 1991, khoảng 12.000 doanh nghiệp Mỹ đang sử dụng EDI. Đó
cũng là năm chính phủ Mỹ bãi bỏ hạn chế thương mại sử dụng Internet, và là
năm Tim Berners-Lee đã tạo ra trình duyệt web đầu tiên.
Năm 1994, trình duyệt web Netscape Navigator, với tính năng hỗ trợ
"cookies", những tệp dữ liệu nhỏ được lưu trên máy tính của người sử dụng đã
tạo điều kiện cho việc tạo những cửa hàng trên Web có khả năng nhận dạng
những khách hàng, tập hợp dữ liệu về họ và cá nhân hoá việc bán hàng để phủ
hợp với khách hàng.
1.5. Cấp độ ứng dụng của Thương mại điện tử
Có nhiều cách để phân chia cấp độ ứng dụng thương mại điện tử, dưới đây
là 2 cách phân chia phổ biến:
1.5.1. Phân chia theo 6 cấp độ:
- Cấp độ 1 - hiện diện trên mạng: doanh nghiệp bắt đầu có trên mạng, tuy
nhiên trang web còn rất đơn giản, cung cấp một số thông tin ở mức tối thiểu về
doanh nghiệp và sản phẩm dưới các dạng web tĩnh và không có các chức năng
phức tạp khác.

- Cấp độ 2 - có website chuyên nghiệp: doanh nghiệp có website với cấu
trúc phức tạp hơn, có nhiều chức năng tương tác với người xem, có chức năng
cập nhật nội dung, giúp người xem liên lạc trực tiếp với doanh nghiệp một cách
thuận tiện.
- Cấp độ 3 - chuẩn bị thương mại điện tử: doanh nghiệp bắt đầu triển khai
bán hàng, dịch vụ qua mạng. Tuy nhiên các giao dịch trên mạng chưa được kết
nối cơ sở dữ liệu nội bộ, vì việc việc xử lý giao dịch còn chậm và kém an toàn.
- Cấp độ 4 - áp dụng thương mại điện tử: website của doanh nghiệp được
kết nối trực tiếp với cơ sở dữ liệu nội bộ, mọi giao dịch đều được tự động hóa
với ít sự can thiệp của con người, vì thế giảm đáng kể chi phí hoạt động và tăng
hiệu quả kinh doanh.
12


- Cấp độ 5 - thương mại điện tử không dây: doanh nghiệp áp dụng thương
mại điện tử trên các thiết bị không dây như điện thoại di động, Pocketpc.. sử
dụng giao thức truyền vô tuyến Wap.
- Câp độ 6 - cả thế giới trong một máy tính: chỉ với một thiết bị điện tử kết
nội internet, người ta có thể truy cập và tìm kiếm các thông tin về doanh nghiệp
và sản phẩm mọi lúc mọi nơi.
1.5.2. Cách phân chia theo 3 cấp độ
- Cấp độ 1 - thương mại thông tin (i-commerce): doanh nghiệp có website
trên mạng để cung cấp các thông tin về sản phẩm và dịch vụ. Các hoạt động mua
bán vẫn diễn ra như truyền thống.
- Cấp độ 2 - thương mại giao dịch (t-commerce): doanh nghiệp cho phép
người dùng đặt hàng trên mạng,tuy nhiên có thể chưa có thanh toán trực tuyến.
- Cấp độ 3 - thương mại tích hợp (c-buiness): khách hàng có thể thực hiện
mọi thứ trên trang website.
1.6. VAI TRÒ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Các doanh nghiệp và các cá nhân có thể dùng thương mại điện tử để giảm

các chi phí giao dịch bằng cách đẩy luồng thông tin và tăng cường thêm sự phối
hợp các hoạt động để giảm bớt tình trạng không rõ ràng. Bằng việc giảm bớt chi
phí tìm kiếm thông tin về người kinh doanh và người bán và tăng số lượng tham
gia thị trường,thương mại điện tử có thể thay đổi sự thu hút thống nhất theo chiều
thẳng đứng đối với rất nhiều công ty.
Một số nhà nghiên cứu đã tranh luận rằng rất nhiều công ty và các đơn vị
kinh tế chiến lược hoạt động trong một cơ cấu kinh tế tồn tại giữa các thị trường
và các thị trường vòm ẩn. Trong cơ cấu kinh tế này các công ty phối hợp các
chiến lược, tiềm năng, và các kỹ năng bằng cách hình thành một mối quan hệ lâu
bền và ổn định dựa trên mục đích cùng chia sẻ. Tổ chức mạng lưới này rất phù
hợp với các ngành kỹ thuật công nghiệp chuyên sâu về thông tin.
Thương mại điện tử có thể khiến cho các mạng lưới dựa hoàn toàn vào
chia sẻ thông tin này có thể duy trì và quản lý dễ dàng hơn. Một số nhà nghiên
cứu tin tưởng rằng những hình thức tổ chức thương mại này sắp tới sẽ trở nên có
ưu thế.

13


CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ NGÔN NGỮ
Thương mại điên tử ngày một phát triển trên thế giới nói chung và ở Việt
Nam nói riêng,sự ra đời của các ngôn ngữ lập trình cho chép bạn thiêt kế và xây
dựng các ứng dụng thương mại điện tử dưới nhiều hình thức khác nhau. Trong
đó người ta thường sử dụng HTML cho việc thiết kế các trang web tĩnh và PHP
cho xây dựng web động cùng với My SQL để thiết kế cơ sở dữ liệu.
2.1. NGÔN NGỮ HTML
2.1.1. Định nghĩa
HTML (Viết tắt cho Hypertext Markup Language, tức là “Ngôn ngữ Đánh
dấu siêu văn bản”) là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các

trang web, nghĩa là các mẩu thông tin được trình bày trên World Wide Web.
Được định nghĩa như là một ứng dụng đơn giản của SGML, vốn được sử dụng
trong các tổ chức cần đến các yêu cầu xuất bản phức tạp, HTML giờ đây đã trở
thành một chuẩn Internet do tổ chức World Wide Web Consortium (W3C) duy
trì. Phiên bản mới nhất của nó hiện là HTML 5. Thay đổi lớn nhất trong phiên
bản HTML 5 mới chính là các API (giao diện lập trình ứng dụng) ... cơ chế gắn
kèm - điều khiển nội dung audio và video. HTML 5 là phiên bản HTML đầu tiên
được phát triển theo chính sách bản quyền miễn phí của W3C.
Dùng HTML động hoặc Ajax, có thể được tạo ra và xử lý bởi số lượng lớn
các công cụ, từ một chương trình soạn thảo văn bản đơn giản-bạn có thể gõ vào
ngay từ những dòng đầu tiên cho đến những công cụ soạn thảo WYSIWYG phức
tạp. HTML nói chung tồn tại như là các tập tin văn bản chứa trên các máy tính
nối vào mạng internet. Các file này có chứa thẻ đánh dấu, nghĩa là các chỉ thị cho
chương trình về cách hiển thị hay xử lý văn bản ở dạng văn bản thuần túy. Các
file này thường được truyền đi trên mạng internet thông qua giao thức mạng
HTTP và sau dố thì phần HTML của chúng sẽ được hiển thị thông qua một trình
duyệt web, phần mềm đọc email hay một thiết bị không dây như một chiếc điện
thoại di động.
2.1.2. Đánh dấu
Các loại phần tử đánh dấu trong HTML:

14


-

-

Đánh dấu “Có cấu trúc” miêu tả mục đích của phần văn bản (ví dụ,

Golf

sẽ điều khiển phần mềm đọc hiển thị "Golf" là đề mục cấp một).

Đánh dấu “trình bày” miêu tả phần hiện hình trực quan của phần văn bản bất kể
chức năng của nó là gì (ví dụ, <b>boldface</b> sẽ hiển thị đoạn văn bản
boldface). (Chú ý là cách dùng đánh dấu trình bày này bây giờ không còn được
khuyên dùng mà nó được thay thế bằng cách dùng CSS).
Đánh dấu “liên kết ngoài” chứa phần liên kết từ trang này đến trang kia (ví dụ,
4.01//EN" " />Ở đây, nó định nghĩa một tài liệu tuân thủ Strict DTD của HTML 4.01, mà
thuần túy là cấu trúc, nhường phần định dạng cho Các bảng trình bày xếp lớp.
Các DTD khác, bao gồm Loose, Transitional, và Frameset, định nghĩa các quy
tắc khác cho việc sử dụng ngôn ngữ. Bây giờ, theo thời đại, nó đã được thay đổi
chút ít nhưng vẫn là công cụ rất hữu ích.
2.2. GIỚI THIỆU VỀ PHP
2.2.1. Khái niệm
PHP (viết tắt hồi quy “PHP: Hypertext Preprocessor”) là một ngôn ngữ lập
trình kịch bản hay một loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng

15


dụng viết cho máy chủ, mã nguồn mở, dùng cho mục đích tổng quát. Nó rất thích
hợp với web và có thể dễ dàng nhúng vào trang HTML. Do được tối ưu hóa cho
các ứng dụng web, tốc độ nhanh, nhỏ gọn, cú pháp giống C và Java, dễ học và
thời gian xây dựng sản phẩm tương đối ngắn hơn so với các ngôn ngữ khác nên
PHP đã nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lập trình web phổ biến nhất thế
giới.
2.2.2. Lịch sử phát triển của PHP
PHP/FI
PHP được phát triển từ một sản phẩm có tên là PHP/FI. PHP/FI do Rasmus
Lerdorf tạo ra năm 1995, ban đầu được xem như là một tập con đơn giản của các
mã kịch bản Perl để theo dõi tình hình truy cập đến bản sơ yếu lý lịch của ông
trên mạng. Ông đã đặt tên cho bộ mã kịch bản này là ‘Personal Home Page
Tools’. Khi cần đến các chức năng rộng hơn, Rasmus đã viết ra một bộ thực thi
bằng C lớn hơn để có thể truy vấn tới các cơ sở dữ liệu và giúp cho người sử
dụng phát triển các ứng dụng web đơn giản. Rasmus đã quyết định công bố mã
nguồn của PHP/FI cho mọi người xem, sử dụng cũng như sửa các lỗi có trong nó
đồng thời cải tiến mã nguồn.
PHP/FI, viết tắt từ “Personal Home Page/Forms Interpreter”, bao gồm một
số các chức năng cơ bản cho PHP như ta đã biết đến chúng ngày nay. Nó có các
biến kiểu như Perl, thông dịch tự động các biến của form và cú pháp HTML
nhúng. Cú pháp này giống như của Perl, mặc dù hạn chế hơn nhiều, đơn giản và
có phần thiếu nhất quán.
Vào năm 1997, PHP/FI 2.0, lần viết lại thứ hai của phiên bản C, đã thu hút
được hàng ngàn người sử dụng trên toàn thế giới với xấp xỉ 50.000 tên miền đã
được ghi nhận là có cài đặt nó, chiếm khoảng 1% số tên miền có trên mạng
Internet. Tuy đã có tới hàng nghìn người tham gia đóng góp vào việc tu chỉnh mã
nguồn của dự án này thì vào thời đó nó vẫn chủ yếu chỉ là dự án của một người.

PHP/FI 2.0 được chính thức công bố vào tháng 11 năm 1997, sau một thời gian
khá dài chỉ được công bố dưới dạng các bản beta. Nhưng không lâu sau đó, nó đã
được thay thế bởi các bản alpha đầu tiên của PHP 3.0.
- PHP 3
PHP 3.0 là phiên bản đầu tiên cho chúng ta thấy một hình ảnh gần gũi với
các phiên bản PHP mà chúng ta được biết ngày nay. Nó đã được Andi Gutmans

16


-

và Zeev Suraski tạo ra năm 1997 sau khi viết lại hoàn toàn bộ mã nguồn trước
đó. Lý do chính mà họ đã tạo ra phiên bản này là do nhận họ thấy PHP/FI 2.0 hết
sức yếu kém trong việc phát triển các ứng dụng thương mại điện tử mà họ đang
xúc tiến trong một dự án của trường đại học. Trong một nỗ lực hợp tác và bắt đầu
xây dựng dựa trên cơ sở người dùng đã có của PHP/FI, Andi, Rasmus và Zeev đã
quyết định hợp tác và công bố PHP 3.0 như là phiên bản thế hệ kế tiếp của
PHP/FI 2.0, và chấm dứt phát triển PHP/FI 2.0. Một trong những sức mạnh lớn
nhất của PHP 3.0 là các tính năng mở rộng mạnh mẽ của nó. Ngoài khả năng
cung cấp cho người dùng cuối một cơ sở hạ tầng chặt chẽ dùng cho nhiều cơ sở
dữ liệu, giao thức và API khác nhau, các tính năng mở rộng của PHP 3.0 đã thu
hút rất nhiều nhà phát triển tham gia và đề xuất các mô đun mở rộng mới. Hoàn
toàn có thể kết luận được rằng đây chính là điểm mấu chốt dẫn đến thành công
vang dội của PHP 3.0. Các tính năng khác được giới thiệu trong PHP 3.0 gồm có
hỗ trợ cú pháp hướng đối tượng và nhiều cú pháp ngôn ngữ nhất quán khác.
Ngôn ngữ hoàn toàn mới đã được công bố dưới một cái tên mới, xóa bỏ mối liên
hệ với việc sử dụng vào mục đích cá nhân hạn hẹp mà cái tên PHP/FI 2.0 gợi
nhắc. Nó đã được đặt tên ngắn gọn là ‘PHP’, một kiểu viết tắt hồi quy của “PHP:
Hypertext Preprocessor”.

Vào cuối năm 1998, PHP đã phát triển được con số cài đặt lên tới hàng
chục ngàn người sử dụng và hàng chục ngàn Web site báo cáo là đã cài nó. Vào
thời kì đỉnh cao, PHP 3.0 đã được cài đặt cho xấp xỉ 10% số máy chủ Web có
trên mạng Internet. PHP 3.0 đã chính thức được công bố vào tháng 6 năm 1998,
sau thời gian 9 tháng được cộng đồng kiểm nghiệm.
PHP 4
Vào mùa đông năm 1998, ngay sau khi PHP 3.0 chính thức được công bố,
Andi Gutmans và Zeev Suraski đã bắt đầu bắt tay vào việc viết lại phần lõi của
PHP. Mục đích thiết kế là nhằm cải tiến tốc độ xử lý các ứng dụng phức tạp, và
cải tiến tính mô đun của cơ sở mã PHP. Những ứng dụng như vậy đã chạy được
trên PHP 3.0 dựa trên các tính năng mới và sự hỗ trợ khá nhiều các cơ sở dữ liệu
và API của bên thứ ba, nhưng PHP 3.0 đã không được thiết kế để xử lý các ứng
dụng phức tạp như thế này một cách có hiệu quả. Một động cơ mới, có tên ‘Zend
Engine’ (ghép từ các chữ đầu trong tên của Zeev và Andi), đã đáp ứng được các
nhu cầu thiết kế này một cách thành công, và lần đầu tiên được giới thiệu vào

17


giữa năm 1999. PHP 4.0, dựa trên động cơ này, và đi kèm với hàng loạt các tính
năng mới bổ sung, đã chính thức được công bố vào tháng 5 năm 2000, gần 2 năm
sau khi bản PHP 3.0 ra đời. Ngoài tốc độ xử lý được cải thiện rất nhiều, PHP 4.0
đem đến các tính năng chủ yếu khác gồm có sự hỗ trợ nhiều máy chủ Web hơn,
hỗ trợ phiên làm việc HTTP, tạo bộ đệm thông tin đầu ra, nhiều cách xử lý thông
tin người sử dụng nhập vào bảo mật hơn và cung cấp một vài các cấu trúc ngôn
ngữ mới.
Với PHP 4, số nhà phát triển dùng PHP đã lên đến hàng trăm nghìn và
hàng triệu site đã công bố cài đặt PHP, chiếm khoảng 20% số tên miền trên mạng
Internet. Nhóm phát triển PHP cũng đã lên tới con số hàng nghìn người và nhiều
nghìn người khác tham gia vào các dự án có liên quan đến PHP như PEAR,

PECL và tài liệu kĩ thuật cho PHP.
PHP 5
Sự thành công hết sức to lớn của PHP 4.0 đã không làm cho nhóm phát
triển PHP tự mãn.Cộng đồng php đã nhanh chóng giúp họ nhận ra những yếu
kém của PHP 4 đặc biệt với khả năng hỗ trợ lập trình hướng đối tượng (OOP), xử
lý XML, không hỗ trợ giao thức máy khách mới của MySQL 4.1 và 5.0, hỗ trợ
dịch vụ web yếu. Những điểm này chính là mục đích để Zeev và Andi viết Zend
Engine 2.0, lõi của PHP 5.0. Một thảo luận trên Slashdot đã cho thấy việc phát
triển PHP 5.0 có thể đã bắt đầu vào thời điểm tháng 12 năm 2002 nhưng những
bài phỏng vấn Zeev liên quan đến phiên bản này thì đã có mặt trên mạng Internet
vào khoảng tháng 7 năm 2002. Ngày 29 tháng 6 năm 2003, PHP 5 Beta 1 đã
chính thức được công bố để cộng đồng kiểm nghiệm. Đó cũng là phiên bản đầu
tiên của Zend Engine 2.0. Phiên bản Beta 2 sau đó đã ra mắt vào tháng 10 năm
2003 với sự xuất hiện của hai tính năng rất được chờ đợi: Iterators, Reflection
nhưng namespaces một tính năng gây tranh cãi khác đã bị loại khỏi mã nguồn.
Ngày 21 tháng 12 năm 2003: PHP 5 Beta 3 đã được công bố để kiểm tra với việc
phân phối kèm với Tidy, bỏ hỗ trợ Windows 95, khả năng gọi các hàm PHP bên
trong XSLT, sửa chữa nhiều lỗi và thêm khá nhiều hàm mới. PHP 5 bản chính
thức đã ra mắt ngày 13 tháng 7 năm 2004 sau một chuỗi khá dài các bản kiểm tra
thử bao gồm Beta 4, RC 1, RC2, RC3. Mặc dù coi đây là phiên bản sản xuất đầu
tiên nhưng PHP 5.0 vẫn còn một số lỗi trong đó đáng kể là lỗi xác thực HTTP.
-

18


Ngày 14 tháng 7 năm 2005, PHP 5.1 Beta 3 được PHP Team công bố đánh dấu
sự chín muồi mới của PHP với sự có mặt của PDO, một nỗ lực trong việc tạo ra
một hệ thống API nhất quán trong việc truy cập cơ sở dữ liệu và thực hiện các
câu truy vấn. Ngoài ra, trong PHP 5.1, các nhà phát triển PHP tiếp tục có những

cải tiến trong nhân Zend Engine 2, nâng cấp mô đun PCRE lên bản PCRE 5.0
cùng những tính năng và cải tiến mới trong SOAP, streams và SPL.
PHP 6
Hiện nay phiên bản tiếp theo của PHP đang được phát triển, PHP 6 bản sử
dụng thử đã có thể được download tại địa chỉ . Phiên bản
PHP 6 được kỳ vọng sẽ lấp đầy những khiếm khuyết của PHP ở phiên bản hiện
tại, ví dụ: hỗ trợ namespace (hiện tại các nhà phát triển vẫn chưa công bố rõ ràng
về vấn đề này); hỗ trợ Unicode; sử dụng PDO làm API chuẩn cho việc truy cập
cơ sở dữ liệu, các API cũ sẽ bị đưa ra thành thư viện PECL…
2.2.3. Lợi thế của PHP
Lịch sử ngành công nghiệp máy tính và mạng đã chứng minh PHP là một
trong số những ngôn ngữ mạnh và linh động nhất trên nền web và cũng không
quá khó để thành thục ở mức phổ thông.
Ta sẽ lần lượt điểm qua một số điểm mấu chốt sau:
Có khả năng xử lý các trang web lưu lượng truy cập lớn
Đây là một trong những tính năng quan trọng của PHP. Nó có rất nhiều
các tính năng trong xây dựng mà có thể xử lý các trang web có lưu lượng rất lớn.
Nó cũng giúp đơn giản hóa tất cả các công việc lập trình web phổ biến.
Dễ sử dụng
Trang web được thiết kế và xây dựng luôn dễ sử dụng so với ASP của
Microsoft. PHP cho phép người dùng thiết kế và phát triển các web của họ theo
sở thích. Nâng cao hiệu quả của công ty và giảm rất nhiều thời gian tiêu thụ.
Open-Source Ngôn ngữ:
PHP là một trong những ví dụ tốt nhất cho ngôn ngữ mã nguồn mở, luôn
có sẵn cho công chúng trong khi mã nguồn của các sản phẩm như ASP không thể
được tìm thấy trong lĩnh vực công cộng.
Cộng đồng lớn, luôn có những người sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức,
giúp giải đáp thắc mắc.
-


-

-

-

-

19


-

Thư viện, cả nội tại và mở rộng của PHP có chứa số lượng function cực
lớn,được đóng góp bởi những người tình nguyện.
- Frame work đa dạng về số lượng cũng như chất lượng, thậm chí đa dạng cả về
mô hình và mục đích sử dụng.
Sự mở rộng và phát triển:
Khái niệm về Namespace: .NET đã có từ lâu, Java cũng có khái niệm
package gần tương đương, và bây giờ chúng ta chứng kiến PHP. Mặc dù có rất
nhiều những giải thích về cách gõ namespace trong PHP, nhưng thực sự là rất
khó chấp nhận ký tự “\” để phân cách.
Thứ nhất là hơi va chạm với tư tưởng chạy đa nền của PHP vì ký tự “ \”
được dùng phổ biến trong windows để phân tách đường dẫn.
Thứ hai là có vẻ như PHP đã sử dụng cạn kiệt tài nguyên bàn phím.
Liên kết các khả năng:
Một lợi thế quan trọng của PHP là nó sử dụng hệ thống kiểu mô-đun của
extentions để giao diện với một loạt các thư viện như incryption, XML, và đồ
họa. Inaddition, các lập trình viên PHP có thể mở rộng bằng cách viết môt số tập
tin EXE hoặc trực tiếp tạo ra một file EXE và tải nó lên đến một trang web. Bên

cạnh đó, PHP cũng có rất nhiều giao diện máy chủ, các giao diện cơ sở dữ liệu.
Trong giao diện máy chủ, PHP có thể tải vào Apache, IIS, Roxen, THTTPD và
AOLserver. Nó cũng có thể được chạy như là một module CGI. Cơ sở dữ liệu
giao diện có sẵn cho MySQL, Ms SQL, Informix, Oracle và nhiều người khác.
Nếu cơ sở dữ liệu không được hỗ trợ, ODBC là một lựa chọn.
An toàn và an ninh:
Thật không may, internet không phải là một nơi an toàn để lưu trữ các dữ
liệu quan trọng. Một số lần nó rất khó khăn để bảo vệ các dữ liệu từ người sử
dụng trái phép. Nhờ có một tỷ lệ phần trăm của những người dùng tìm thấy niềm
vui trong tấn công người khác bằng điện tử. Đối với một số ít, đó là niểm vui,là
một trò chơi để tìm ra lỗ hổng trong mã của bạn và khai thác nó cho lợi ích của
họ.Tuy nhiên, việc bảo mật internet đã được đặt ra để hỏi trong một cuộc tranh
luận. Do đó, các bảo mật máy tính đã được thỏa hiệp. Đối với nhiều năm qua, an
ninh internet dường như không được cải thiện nhiều. Tất cả những bất an có thể
được thay thế bằng PHP mặc dù không an toàn nhưng PHP là một ngôn ngữ kịch

20


bản nguồn mở, vì nhiều người không thể sử dụng nó, cơ hội cho virus tấn công là
rất ít so với các phần mềm thương mại khác.
Hiệu suất:
Một trong những lợi thế của PHP là nó có khả năng xử lý lưu lượng truy
cập các trang wed nặng ngay cả trong những giờ cao điểm. Tất cả các ứng dụng
PHP thường thực hiện nhanh hơn nhiều so với các ứng dụng thương mại khác.
Hỗ trợ cho đa phương tiện truyền thông nội dung
Nhiều người dùng có một quan niệm sai lần rằng chỉ hỗ trợ PHP nội dung
HTML, quả thật vậy, nó không phải là như vậy, PHP cũng có thể xử lý nội dung
đa phương tiện có hiệu quả. Nó hỗ trợ tất cả các loại hình ảnh như JPEG, PNG,
Giff, vv…

Hỗ trợ tất cả các loại tài liệu:
Bên cạnh đó hỗ trợ cho đa phương tiện, PHP cũng có hiệu quả các trang
wed hỗ trợ các dạng khác nhau của các văn bản như RTF, PDF, ..vv..
Hỗ trợ cho cơ sở dữ liệu:
Nhiều người tin rằng sự hỗ trợ cho cơ sở dữ liệu là tính năng quan trọng
nhất của tất cả. Quả thực các nhà phát triển PHP đã làm hết sức mình để cung cấp
hỗ trợ tốt hơn cho cơ sở dữ liệu khác nhau như MySQL và vv. PHP cũng ám hỗ
trợ của nó để chỉnh sửa chúng cho phù hợp.
Hỗ trợ XML và HTML:
Nhiều người trong chúng ta nhận thức về các tính năng quan trọng của
XML và HTML. Họ có nhiều lợi thế, đó là con người có thể đọc được, nền tảng
chéo, và dễ dàng chuyển đổi thành hình thức khác. Bên cạnh đó tất cả những ywy
điểm của PHP đã nói ở trên, PHP rộng rãi hỗ trợ tất cả các khía cạnh của các hình
thức HTML, tập tin, hình động, phim ảnh, đồ họa, hình ảnh và vv….
Vì vậy, PHP là một ngôn ngữ kịch bản nguồn mở, dễ dàng thay thế tất cả
các ứng dụng thương mại trong tất cả các khía cạnh của công nghệ.
2.2.4. Lý do lựa chọn PHP
Hiện nay rất nhiều ngôn ngữ để viết một trang web chúng ta thường thấy
như ASP.Net và PHP. Cả hai công nghệ trên đều hổ trợ cho bạn viết web hoàn
chỉnh, đều có ưu và khuyết điểm riêng của nó, tùy theo đối tượng khách hàng của
bạn là ai, túi tiền của họ và tính chất của thông tin mà bạn lựa chọn một cách phù
hợp.

21


-

Đối với ASP.Net đây là công nghệ lập trình web do microsoft phát


triển, thông thường các trang web có tính bảo mật cao thường được viết bằng
công nghệ này như ngành ngân hàng, hay thương mại điện tử....Tuy nhiên, đồ
án của em là về thiết kế web bán sản phẩm sáng tạo nên đây là trang web có
chi phí bình dân và đề cao tính chất quảng cáo thì PHP +My SQL là lựa chọn
số một để thực hiện trang web đó.
PHP là một ngôn ngữ tương đối dễ sử dụng hơn so với ASP.net. Ban đầu,
PHP đã được viết bằng ngôn ngữ lập trình C để thay thế một tập hợp các script
trong Perl. Đó là lý do tại sao mã hóa trong PHP vẫn còn đơn giản. ASP.net cũng
có thể hỗ trợ MySQL, nhưng PHP mới là hỗ trợ tuyệt vời cho hệ thống quản lý
cơ sở dữ liệu.
Khi nói đến hỗ trợ, PHP thắng ASP.net. Lý do chính cho điều này vì PHP
là mã nguồn mở. Do đó, sự hỗ trợ có thể đến một cách tự do từ khắp nơi trên thế
giới. Trong hầu hết trường hợp, sửa PHP được thực hiện ngay lập tức. Hầu hết hỗ
trợ PHP có thể được ngay lập tức tìm thấy trực tuyến bằng cách thực hiện một
tìm kiếm đơn giản trên Internet.
PHP là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở, có nghĩa là nó là miễn phí
cho bất cứ ai sử dụng. Các lập trình viên có thể phát triển ứng dụng PHP gần như
miễn phí. ASP.net không phải là miễn phí nhưng phần mở rộng của nó lại miễn
phí trên nền tảng Windows. Do đó, ASP.net có sẵn cho người dùng Windows khi
họ mua nó. Điều đó đặt một chút hạn chế trong việc sử dụng.
2.3. GIỚI THIỆU VỀ MYSQL
2.3.1. MYSQL là gì?
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất thế giới
và được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Nó
là một trong những ví dụ rất cơ bản về hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ sử dụng
ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc (SQL). Cơ sở dữ liệu MySQL đã trở thành cơ sở
dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất trên thế giới vì cơ chế xử lý nhanh và ổn
định của nó, sự đáng tin cậy cao và dễ sử dụng.
Nó được sử dụng mọi nơi - ngay cả châu Nam Cực - bởi các nhà phát triển
Web riêng lẻ cũng như rất nhiều các tổ chức lớn nhất trên thế giới để tiết kiệm

thời gian và tiền bạc cho những Web sites có dung lượng lớn, phần mềm đóng

22


gói - bao gồm cả những nhà đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp như Yahoo!,
Alcatel-Lucent, Google, Nokia, YouTube và Zappos.com, …
MySQL không chỉ là cơ sở dữ liệu mã nguồn mở phổ biến nhất trên thế
giới, nó còn trở thành cơ sở dữ liệu được chọn cho thế hệ mới của các ứng dụng
xây dựng trên nền Linux, Apache, MySQL, PHP/Perl/Python. MySQL chạy trên
hơn 20 flatform bao gồm: Linux, Windows, OS/X, HP-UX, AIX, Netware,…
mang đến cho bạn tính linh hoạt trong việc sử dụng. Dù bạn mới làm quen với
công nghệ cơ sở dữ liệu hay là một nhà phát triển giàu kinh nghiệm hoặc là
DBA, MySQL sẽ giúp bạn thành công.
Tuy nhiên My SQL chỉ phù hợp với các cơ sở dữ liệu nhỏ và trung bình.
Nếu dùng cho doanh nghiệp lớn thì phải dùng SQL server (của Microsoft) hoặc
Oracle.
2.3.2. Đặc điểm của MYSQL
My SQL là một phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu dạng server-based (gần
tương đương với My SQL Server của Microsoft). Nó quản lý dữ liệu thông qua
các cơ sở dữ liệu, mỗi cơ sở dữ liệu có thể có nhiều bảng quan hệ chứa dữ liệu.
Ngoài ra còn có cơ chế phân quyền người sử dụng riêng, mỗi người dùng có thể
được quản lý một hoặc nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau, mỗi người dùng có một
trên truy cập (user name) và mật khẩu tương ứng để truy xuất đến cơ sở dữ liệu.
Khi ta truy vấn tới cơ sở dữ liệu My SQL ta phải cung cấp tên truy cập và
mật khẩu của tài khoản có quyền sử dụng cơ sở dữ liệu đón nếu không sẽ không
làm được gì cả.
2.3.3. Lý do sử dụng MYSQL
Qua khảo sát ta thấy có 9 lý do chính khiến người ta chọn My SQL cho
ứng dụng của mình:

2.3.3.1. Tính linh hoạt
Máy chủ cơ sở dữ liệu MySQL cung cấp đặc tính linh hoạt, có sức chứa để
xử lý các ứng dụng được nhúng sâu với dung lượng chỉ 1MB để chạy các kho dữ
liệu đồ sộ lên đến hàng terabytes thông tin. Sự linh hoạt về flatform là một đặc
tính lớn của MySQL với tất cả các phiên bản của Linux, Unix, và Windows đang
được hỗ trợ. Và dĩ nhiên, tính chất mã nguồn mở của MySQL cho phép sự tùy
biến hoàn toàn theo ý muốn để thêm vào các yêu cầu thích hợp cho database
server.

23


×