Tải bản đầy đủ (.docx) (54 trang)

Luận Văn Xây Dựng Cổng Thông Tin Điện Tử UBND Tỉnh Quảng Bình Bằng Wordpress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 54 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
************

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Xây Dựng Cổng Thông Tin Điện Tử UBND Tỉnh Quảng Bình
Phần mềm: Wordpress

Hà nội 8/2015


ĐẶT VẤN ĐỀ
Công nghệ mạng Internet/Intranet đang phát triển mạnh mẽ và xu hướng ứng
dụng các dịch vụ thông tin thương mại trên nền tảng đó ngày càng phát triển.
Dịch vụ web ứng dụng không chỉ được áp dụng vào các trang thông tin trực tuyến
mà ngày còn được ứng dụng vào các lĩnh vực thuwong mại điện tử như trang cung cấp
dịch vụ, sản phẩm, cổng mua bán online, cổng thanh toán điện tử, hệ thống game
online…, những dịch vụ đó ngày càng làm cho các giá trị gia tăng trên internet ngày càng
phong phú và đa đạng, mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và giảm thời gian chi phí cho
người sử dụng
Chính vì lẽ đó nên em đã chọn đề tài có tên là” Cổng Thông Tin Điện Tử UBND
Tỉnh Quảng Bình” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
Khuôn khổ luận văn bao gồm 5chương:
Chương 1: THỰC TIỄN KHÁCH QUAN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG WEB
Chương 2: CƠ CẤU, CHỨC NĂNG VÀ HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA UBND
TỈNH QUẢNG BÌNH
Chương 3: XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN TRỰC TUYẾN
Chương 4: XÂY DỰNG HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA UBND TỈNH QUẢNG
BÌNH
Chương 5: TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CỦA ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH
TẾ CHÍNH TRỊ CỦA HỆ THỐNG



2


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG I- THỰC TIỄN KHÁCH QUAN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG WEB
1 . Các nền tảng ứng dụng
1.1

Các dòng hệ điều hành cho nền tảng web

1.2 Phần mềm webserver
2. Tình hình ứng dụng web
2.1 Khối nhà nước
2.2 Khối tư nhân
CHƯƠNG II. CƠ CẤU, CHỨC NĂNG VÀ HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA UBND
TỈNH HOÀNG MAI
1.

Cơ cấu và chức năng cung cấp thông tin của UBND tỉnh Hoàng Mai
2.1 Cơ cấu tổ chức
2.2 Chức năng quyền hạn

2. Hệ thống cung cấp thông tin cho UBND tỉnh Hoàng Mai
CHƯƠNG III – XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN TRỰC TUYẾN

3.1 Nền tảng công nghệ
3.1.1 Ngôn ngữ lập trình web
3.1.2 Hệ quản trị CSDL MySQL
3.2 Hệ thống mã nguồn WP
3.2.1 Cấu trúc
Cấu trúc của database mặc định
Tối ưu database
Backup database bằng PhpMyAdmin
3.3 Triển khai phát triển ứng dụng
3.3.1 Giới thiệu về WP
3.3.2 Thao tác cài đặt
3.4 Những ứng dụng bổ sung
3.4.1 Hệ thống bổ trợ ( plugin)
Cách 1: cài đặt plugins WordPress thông qua dashboard quản lý
Cách 2: Cài đặt plugins WordPress bằng cách upload plugin lên thư mục /wp-content/plugin/
Quản lý Plugins trong WordPress
Plugins tốt nhất cho WordPress
3.4.2 Hệ thống giao diện ( theme)
3.5 Ưu nhược điểm của hệ thống WP
3.5.1 Ưu điểm
3.5.2 Nhược điểm
CHƯƠNG IV - XÂY DỰNG HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN UBND TỈNH HOÀNG MAI
4.1 Sơ đồ cung cấp thông tin
3


4.2 Nội dung khác
1. Tải và cài đặt plugin Contact Form 7
2. Hướng dẫn tạo form liên hệ
3. Chèn form vào post/page

CHƯƠNG V- TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CỦA ỨNG DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ
CHÍNH TRỊ CỦA HỆ THỐNG
5.1 Nền tảng hệ thống
5.1.1 Hệ thống máy chủ web
Máy chủ Web - Web Server
Máy chủ cơ sở dữ liệu - Database Server
Máy chủ FTP - FTP Server
Máy chủ thư điện tử - SMTP server
Máy chủ DNS - DNS Server
5.1.2 Hệ thống lưu trữ CSDL và Media
5.2 Vận hành
5.2.1 Quản trị viên
5.2.2 Biên tập viên
.5.2.3 Người viết tin
5.2.4 Cộng tác viên
5.3 Hiệu quả ứng dụng
1. Hiệu quả về mặt kinh tế
2. Hiệu quả về mặt xã hội
3. Về mặt kinh tế
4. Về mặt chính trị và văn hóa
KẾT LUẬN

4



CHƯƠNG I- THỰC TIỄN KHÁCH QUAN CỦA VIỆC ỨNG DỤNG WEB
1 . CÁC NỀN TẢNG ỨNG DỤNG
1.1 Các dòng hệ điều hành cho nền tảng web
1.1.2 Hệ điều hành Unix

Unix là một hệ điều hành máy tính được viết vào những năm 1960 và
1970 do một số nhân viên của công ty AT&T Bell Labs bao gồm:
Ken Thompson
Dennis Ritchie
Douglas Mcliroy
Ngày nay hệ điều hành Unix được phân ra thành nhiều nhánh khác nhau,
nhánh của AT&T, nhánh của một số nhà phân phối thương mại và nhánh
của những tổ chức phi lợi nhuận
a. Quá trình hình thành
• Giữa năm 1969 – 1970, Kenneth Thompson, Dennis Ritchie, và
những người khác của phòng thí nghiệm AT&T Bell Labs bắt
đầu phát triển hệ điều hành nhỏ dựa trên PDP-7
• Vào khoảng 1972-1973, hệ thống được viết bằng ngôn ngữ C và
thông qua quyết định này, Unix đã trở thành hệ điều hành được
sử dụng rộng rãi nhất có thể chuyển đổi được và không cần
phần cứng ban đầu cho nó
• Vào những năm 1979, phiên bản thứ 7 của Unix được phát
hành, đó chính là hệ điều hành gốc cho tất cả hệ thống Unix có
hiện nay.
• Sau thời điểm đó, lịch sử Unix bắt đầu trở nên hơi phức tạp.
Cộng đồng các trường đại học và học viện, đứng đầu là
Berkeyley, phát triển một nhánh khác gọi là Berkeyley Software
Distribution (BSD), trong khi AT&T tiếp tục phát triển Unix
dưới tên gọi là “ Hệ thống III ” và sau đó là “ Hệ thống V ”

b.

Sơ đồ phát triển của các hệ điều hành



1.1.2 Hệ điều hành windows
a. Giới thiệu hệ điều hành Windows
Hệ điều hành Windows là một bộ chương trình do hãng Microsoft sản xuất. Từ version 3.0,
Microsoft đã không ngừng cải tiến làm cho môi trường Windows ngày càng được hoàn thiện,
tập hợp các chương trình điều khiển máy tính thực hiện các chức năng chính như:
Điều khiển phần cứng của máy tính. Ví dụ, nó nhận thông tin nhập từ bàn phím và gởi thông
tin xuất ra màn hình hoặc máy in.
Làm nền cho các chương trình ứng dụng khác chạy. Ví dụ như các chương trình xử lý văn
bản, hình ảnh, âm thanh…
Quản lý việc lưu trữ thông tin trên các ổ đĩa.
Cung cấp khả năng kết nối và trao đổi thông tin giữa các máy tính.
Windows có giao diện đồ họa (GUI – Graphics User Interface). Nó dùng các phần tử đồ họa
như biểu tượng (Icon), trình đơn (Menu) và hộp thoại (Dialog) chứa các lệnh cần thực hiện.
b.Khởi động Windows XP
Windows XP được tự động khởi động sau khi bật máy. Sẽ có thông báo yêu cầu nhập vào tài
khoản (User name) và mật khẩu (Password) của người dùng. Thao tác này gọi là đăng nhập
(logging on).

Nhập password để đăng nhậpvào màn hình Desktop


Có thể thiết lập nhiều tài khoản trên cùng một máy tính, mỗi người sử dụng sẽ có một tập
hợp thông tin về các lựa chọn tự thiết lập cho mình (như dáng vẻ màn hình, các chương trình
tự động chạy khi khởi động máy, tài nguyên/ chương trình được phép sử dụng, v.v...).
c. Thoát khỏi Windows XP
Khi muốn thoát khỏi Windows XP, bạn phải đóng tất cả
các cửa
sổ đang mở.
Click nút Start, hoặc nhấn tổ hợp phím Alt + F4, hoặc
Ctrl +

Esc và click chọn mục Turn Off Computer.
Hộp thoại Turn off computer xuất hiện, click nút Turn off.
Chú ý: Trước khi thoát khỏi Windows để tắt máy tính, bạn nên thoát khỏi các ứng dụng đang
chạy sau đó thoát khỏi Windows. Nếu tắt máy ngang có thể gây ra lỗi khi khởi động lại ở lần
sử dụng tiếp theo.
1.2 Phần mềm webserver
1.2.1 IIS
a. Khái quát về IIS
- IIS là viết tắt của từ Internet Information Services
- IIS được đính kèm với các phiên bản của Windows.

Microsoft Internet Information Services (các dịch vụ cung cấp thông tin Internet) là các
dịch vụ dành cho máy chủ chạy trên nền Hệ điều hànhWindow nhằm cung cấp và phân
tán các thông tin lên mạng, nó bao gồm nhiều dịch vụ khác nhau như Web Server, FTP
Server,…
Nó có thể được sử dụng để xuất bản nội dung của các trang Web lên Internet/Intranet
bằng việc sử dụng “Phương thức chuyển giao siêu văn bản“ - Hypertext Transport
Protocol (HTTP).
Như vậy, sau khi bạn thiết kế xong các trang Web của mình, nếu bạn muốn đưa chúng
lên mạng để mọi người có thể truy cập và xem chúng thì bạn phải nhờ đến một Web
Server, ở đây là IIS.
Nếu không thì trang Web của bạn chỉ có thể được xem trên chính máy của bạn hoặc
thông qua việc chia sẻ tệp (file sharing) như các tệp bất kỳ trong mạng nội bộ mà thôi.
b. Chức năng của IIS
Nhiệm vụ của IIS là tiếp nhận yêu cầu của máy trạm và đáp ứng lại yêu cầu đó bằng
cách gửi về máy trạm những thông tin mà máy trạm yêu cầu.
Bạn có thể sử dụng IIS để: ·
-

Xuất bản một Website của bạn trên Internet ·


-

Tạo các giao dịch thương mại điện tử trên Internet (hiện các catalog và nhận được các
đơn đặt hàng từ nguời tiêu dùng) ·


-

Chia sẻ file dữ liệu thông qua giao thức FTP. ·

-

Cho phép người ở xa có thể truy xuất database của bạn (gọi là Database remote
access).

-

Và rất nhiều khả năng khác …
c. IIS hoạt động như thế nào?
IIS sử dụng các giao thức mạng phổ biến là HTTP và FTP (File Transfer Protocol) và
một số giao thức khác như SMTP, POP3,… để tiếp nhận yêu cầu và truyền tải thông
tin trên mạng với các định dạng khác nhau.
Một trong những dịch vụ phổ biến nhất của IIS mà chúng ta quan tâm trong bài thảo
luận này là dịch vụ WWW (World Wide Web), nói tắt là dịch vụ Web.
Dịch vụ Web sử dụng giao thức HTTP để tiếp nhận yêu cầu (Requests) của trình duyệt
Web (Web browser) dưới dạng một địa chỉ URL (Uniform Resource Locator) của một
trang Web và IIS phản hồi lại các yêu cầu bằng cách gửi về cho Web browser nội dung
của trang Web tương ứng


1.2.2 Apache
a. Khái quát về Apache
Apache là một phần mềm có nhiều tính năng mạnh và linh hoạt dùng để làm Web Server
- Hỗ trợ đầy đủ những giao thức HTTP trước đây như HTTP/1.1
- Có thể cấu hình và mở rộng với những module của công ty thứ ba
- Cung cấp source code đầy đủ với license không hạn chế
- Chạy trên nhiều hệ điều hành như Windows NT/9X, Netware 5.x, OS/2 và hầu hết các hệ

điều hành Unix
Khi được phát hành lần đầu, Apache là chương trình máy chủ mã nguồn mở duy nhất có
khả năng cạnh tranh với chương trình máy chủ tương tự của Netscape Communications
Corporation mà ngày nay được biết đến qua tên thương mại Sun Java System Web Server.
Từ đó trở đi, Apache đã không ngừng tiến triển và trở thành một phần mềm có sức cạnh
tranh mạnh so với các chưong trình máy chủ khác về mặt hiệu suất và tính năng phong
phú.
Hiện nay, Apache chiếm khoảng 70% WebServer trên internet .Apache được phát triển và
duy trì bởi một cộng đồng mã nguồn mở dưới sự bảo trợ của Apache Software
Foundation. Apache được phát hành với giấy phép Apache License và là một phần mềm tự
do và miễn phí.


b. Tính năng cơ bản
- Máy chủ web Apache có thể được bổ sung bằng một chương trình cho phép tích hợp
chức năng tìm kiếm với một website. Các đơn vị phần mềm khác nhau có sẵn với hệ thống
tìm kiếm HTDig cho phép đánh chỉ số toàn bộ website. Trình Iprogram sử dụng robot để
tạo ta một chỉ số tìm kiếm mà chỉ số này có thể được duyệt bằng một CGI script phù hợp.
Các chức năng cơ bản của phần mềm này được mô tả ở phần dưới:
- Tạo ra một chỉ số của máy tìm kiếm (cho 1 hoặc nhiều website và/hoặc các phần của một
webiste)
-. Sử dụng bộ lọc để hạn chế chức năng đánh chỉ số. Tiêu chuẩn lọc có thể là dạng tệp và

URL đặc biệt.
-. Các chương trình bổ sung bên ngoài có thể được sử dụng để đánh chỉ số các định dạng
tệp (PDF, DOC,…)
-. Các lựa chọn yêu cầu số tồn tại và các thuật toán tìm kiếm khác nhau có thể được sử
dụng (các từ, phần của từ, các từ đồng nghĩa…)
-. Trang tìm kiếm và bản liệt kê tương ứng có thể được chỉnh bằng việc sử dụng các tệp
mẫu template đơn giản.
-. Các nguyên âm biến âm sắc trong chuỗi tìm kiếm được hỗ trợ
-. Robot hỗ trợ chuẩn cho việc "Loại trừ Robot" và "Xác thực WWW cơ bản" cho
việc đánh chỉ số các nội dung được bảo vệ
c. Phương thức hoạt động
Sau khi quá trình install hoàn tất, Apache sẽ đăng ký một Windows service có tên là
“Apache …”. Đây là ứng dụng httpd.exe trong bin\httpd.exe được khởi động ngay khi
máy tính khởi động Windows.
Khi bạn lập trình web có nghĩa là bạn lập trình một ứng dụng gồm 2 phần
chính, client và server. Ứng dụng chạy trên web server (máy tính cài Apache) và người
dùng sử dụng 1 phần mềm để làm việc với ứng dụng. Với web, phần mềm đó client đó là
các web browser như FireFox, Chrome, Internet Explorer
Client và Server cần một cách nói chuyện với nhau mà đôi bên cùng hiểu, cách nói chuyện
của ứng dụng web là giao thức HTTP . Giao thức này hoạt động dựa trên một giao thức
khác nữa gọi là TCP và sử dụng port 80. Nói đơn giản hơn, HTTP là giao thức ở tầng ứng
dụng (cao nhất), TCP là giao thức ở tần thấp hơn trong mô hình giao tiếp qua mạng giữa 2
máy tính (mô hình OSI 7 lớp).


Do client có thể ở trên 1 máy tính khác, client cần kết nối với server bằng một cách nào đó
và đương nhiên đơn giản nhất là dùng mạng Internet. Đừng tưởng rằng Internet thì có
nghĩa là HTTP và web nhé. Internet, đơn giản chỉ kết nối các máy tính trên thế giới với
nhau, nó giúp cho web hoạt động và không chí có web mà còn nhiều dịch vụ khác nữa. 2
máy tính trong một mạng LAN cũng có thể giả lập nên một môi trường web.

Do các máy tính muốn trao đổi với nhau cần có “tên tuổi” nên bạn mới thấy cái gọi là IP
(hay IP Address). Dân lập trình web quen với IP là 127.0.0.1 – đây là IP loopback hay là
IP quy định cho bản thân máy tính đó và không bao giờ được hiểu bới máy tính khác bởi
vì máy tính khác cũng có 127.0.0.1 của nó rồi. Khi bạn đã cài Apache, giờ khởi động
FireFox và gõ địa chỉ 127.0.0.1, bạn sẽ thấy Apache hoạt động. Lý do:


Apache cài trên máy tính của bạn là 1 web server, client nào gửi y/c tới máy đó
(127.0.0.1) thì Apache sẽ trả lời



Apache chỉ nhận y/c trên port 80, nếu client thích gửi port 81 hay 8080 cũng được,
có điều sẽ không có phản hồi gì hết !!!



FireFox mặt định gửi y/c bằng port 80 khi bạn gõ vào ô Address (URL) địa chỉ của
web server



Kết quả mặt định Apache trả về thường là chữ ‘It works‘

2. TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG WEB
2.1.1 Khối nhà nước
- 80% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan Nhà nước được trao đổi hoàn
toàn dưới dạng điện tử thông qua trang thông tin điện tử và hệ thống thông tin điều hành tác
nghiệp qua mạng của thị xã.
- 100% cán bộ công chức - viên chức có hộp thư điện tử; phấn đấu đạt 60% cán bộ công

chức - viên chức thường xuyên sử dụng tốt hệ thống thư điện tử trong công việc.
- Nâng cao tỉ lệ cán bộ công chức sử dụng phần mềm mã nguồn mở và một số phần mềm
chuyên ngành có bản quyền khác.
- Xây dựng các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, số hóa một số cơ sở dữ liệu quan trọng tích hợp
lên website thị xã.
- Đào tạo và bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực CNTT, bảo đảm có đủ nhân lực CNTT cho
nhu cầu ứng dụng và phát triển CNTT tại địa phương; chú trọng nâng cao năng lực CNTT
cho lãnh đạo, công chức quản lý và công chức chuyên môn.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân nắm được
các quy định mới của Nhà nước về lĩnh vực CNTT và Truyền thông.
2.1.2 Khối tư nhân
- Từng bước đưa các dịch vụ công lên website thị xã; chú trọng cung cấp các dịch vụ công trực
tuyến đạt mức độ 3 trở lên như: cấp giấy phép đầu tư, kinh doanh; giấy phép thành lập doanh


nghiệp; đăng ký mã số thuế; giấy phép xây dựng; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp
giấy chứng nhận đăng ký mô tô, ô tô, … phục vụ người dân và doanh nghiệp. Phấn đấu đến
năm 2015, cung cấp khoảng 5 dịch vụ hành chính công ở mức độ 3 phù hợp với yêu cầu cải
cách hành chính của thị xã.
- Phấn đấu đến năm 2015, hệ thống một cửa điện tử được triển khai tại UBND thị xã Quảng
Trị nhằm hỗ trợ người dân và doanh nghiệp, từng bước hoàn thiện chính quyền điện tử tại
địa phương
CHƯƠNG II. CƠ CẤU, CHỨC NĂNG VÀ HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN
CỦA UBND TỈNH QUẢNG BÌNH
1. CƠ CẤU VÀ CHỨC NĂNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA UBND TỈNH
2.1 Cơ cấu tổ chức
a. Các phòng thuộc khối hành chính
- Phòng Hành chính - Tổ chức (bao gồm cả công tác văn thư, lưu trữ);
- Phòng Quản trị - Tài vụ (bao gồm cả quản lý đội xe)
- Phòng Tiếp công dân.

b. Các phòng thuộc khối chuyên viên nghiên cứu, tổng hợp
- Phòng Kinh tế tổng hợp
- Phòng Kinh tế ngành
- Phòng Xây dựng cơ bản và tài nguyên môi trường
- Phòng Nội chính
- Phòng Văn xã
- Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính
Các chuyên viên nghiên cứu thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh được làm việc trực tiếp
với Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch, các Phó
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh khi có yêu cầu
c. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
- Trung tâm Tin học
- Trung tâm Công báo
Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, có
con dấu và tài khoản riêng để hoạt động, có trụ sở đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng
Bình.
2.2 Chức năng quyền hạn
I. Vị trí và chức năng
1. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (sau đây gọi tắt là Văn phòng Ủy ban nhân
dân tỉnh) là cơ quan chuyên môn, ngang sở, là bộ máy giúp việc của Ủy ban nhân dân tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình (bao gồm cả Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh).
2. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có chức năng tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân
tỉnh tổ chức các hoạt động chung của Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, điều hành các hoạt động chung của bộ máy hành chính ở địa
phương; bảo đảm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và thông tin cho công chúng theo quy định của
pháp luật; bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.



3. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng;
chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh, sự chỉ
đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Văn phòng Chính phủ.
Trụ sở đặt tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.
II. Nhiệm vụ, quyền hạn
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định
số 13/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và những nhiệm
vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Tham mưu tổng hợp, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Xây dựng, quản lý chương trình công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của
pháp luật.
b) Theo dõi, đôn đốc các sở, cơ quan ngang sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây
gọi tắt là sở, ngành), Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi tắt là Ủy
ban nhân dân cấp huyện), các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện chương trình công tác của
Ủy ban nhân dân tỉnh và Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh.
c) Phối hợp thường xuyên với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ
chức liên quan trong quá trình chuẩn bị và hoàn chỉnh các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy
phạm pháp luật trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
d) Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự
án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo quan trọng theo chương trình công tác
của Ủy ban nhân dân tỉnh và các công việc khác do các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
đ) Xây dựng các đề án, dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và các báo cáo theo sự
phân công của Ủy ban nhân dân tỉnh.
e) Kiểm soát thủ tục hành chính và tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức
về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
g) Chỉ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên

quan chuẩn bị nội dung, phục vụ phiên họp thường kỳ, bất thường, các cuộc họp và hội nghị
chuyên đề khác của Ủy ban nhân dân tỉnh, các cuộc họp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
h) Chủ trì, điều hòa, phối hợp việc tiếp công dân giữa các cơ quan tham gia tiếp công dân tại
Trụ sở tiếp công dân của tỉnh; quản lý, bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động của Trụ sở
tiếp công dân của tỉnh.
2. Tham mưu tổng hợp, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Xây dựng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và đôn đốc thực hiện chương
trình công tác năm, 6 tháng, quý, tháng, tuần của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kiến nghị
với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh những nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm cần tập trung chỉ
đạo, điều hành các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan
trong từng thời gian nhất định.
b) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp
huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, các đề án, dự án, dự thảo
văn bản pháp luật để trình cấp có thẩm quyền quyết định.
c) Thẩm tra về trình tự, thủ tục chuẩn bị và có ý kiến đánh giá độc lập đối với các đề án, dự
án, dự thảo văn bản, báo cáo theo chương trình công tác của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh


và các công việc khác do các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức
liên quan trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên
quan hoàn chỉnh nội dung, thủ tục, hồ sơ và dự thảo văn bản để trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh xem xét, quyết định đối với những công việc thường xuyên khác.
đ) Chủ trì làm việc với lãnh đạo cơ quan, các tổ chức, cá nhân liên quan để giải quyết những
vấn đề thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh mà các sở, ngành, Ủy ban nhân
dân cấp huyện còn có ý kiến khác nhau theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
e) Chủ trì soạn thảo, biên tập hoặc chỉnh sửa lần cuối các dự thảo báo cáo, các bài phát biểu
quan trọng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
g) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các Quy chế phối hợp công tác giữa
Ủy ban nhân dân tỉnh với các cơ quan của Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ

quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh.
h) Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra thực hiện những công việc thuộc thẩm
quyền kiểm tra của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đối với các sở, ngành, Hội đồng nhân dân,
Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quan để báo cáo và kiến nghị với Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp cần thiết nhằm đôn đốc thực hiện và bảo đảm chấp
hành kỷ cương, kỷ luật hành chính.
i) Đề nghị các sở, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ
chức liên quan báo cáo tình hình, kết quả thực hiện các văn bản chỉ đạo, điều hành của Ủy
ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
k) Được yêu cầu các sở, ngành, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ
quan, tổ chức liên quan cung cấp tài liệu, số liệu và văn bản liên quan hoặc tham dự các cuộc
họp, làm việc để nắm tình hình, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Bảo đảm thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân
dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
a) Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; thông
tin để các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh,
Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan của Đảng, Nhà nước
và các cơ quan, tổ chức liên quan về tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, hoạt động của
Ủy ban nhân dân tỉnh, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
tỉnh.
b) Cung cấp thông tin cho công chúng về các hoạt động chủ yếu, những quyết định quan
trọng của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; những sự kiện kinh tế, chính
trị, xã hội nổi bật mà dư luận quan tâm theo quy định pháp luật và chỉ đạo của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh.
c) Thực hiện nhiệm vụ phát ngôn của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
d) Quản lý, xuất bản và phát hành Công báo cấp tỉnh.
đ) Quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Ủy ban nhân dân tỉnh.
e) Quản lý tổ chức và hoạt động của Cổng thông tin điện tử (Trang Thông tin điện tử) của Ủy
ban nhân dân tỉnh và Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh.

4. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Xây dựng, ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh
theo quy định của pháp luật.


6. Tổ chức việc phát hành và quản lý các văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh.
7. Tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác văn phòng đối với Văn phòng
các sở, ngành, Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, thành phố.
8. Tổ chức nghiên cứu, thực hiện và ứng dụng các đề tài nghiên cứu khoa học.
9. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách
đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật; đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ,
công chức, viên chức thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
10. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban
nhân dân tỉnh.
11. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
2. HỆ THỐNG CUNG CẤP THÔNG TIN CỦA UBND TỈNH QUẢNG BÌNH

Các kênh truyền thông
- Báo Chí
- Bưu Chính
- Xuất Bản
b. Các kênh tương tác
- Hỗ Trợ Trực Tuyến
- Dịch vụ Công Trực Tuyến
- Tài Liệu Hướng Dẫn
a.


CHƯƠNG III – XÂY DỰNG CỔNG THÔNG TIN TRỰC TUYẾN
3.1 Nền tảng công nghệ

3.1.1 Ngôn ngữ lập trình web
- PHP
- MySQL
- JaVa
- ASP.net

3.1.2 Hệ quản trị CSDL MySQL


Mysql là một hệ quản trị CSDL được sử dụng rất rộng rãi trên thế giới, đặc biệt là các
ứng dụng website và nó thường đi kết hợp với ngôn ngữ lập trình PHP để xây dựng
các ứng dụng website. Các hệ thống web ưa chuộng MYSQL là tại vì tốc độ xử lý của
nó cao, tính dễ sử dụng và thương thích với các hệ điều hành thông dụng hiện nay như
Linix, Window, ... Mysql có sử dụng ngôn ngữ truy vấn T-SQL để thao tác dữ liệu
3.2 Hệ thống mã nguồn WP

3.2.1 Cấu trúc
Bộ quản trị wordpress gồm các phần sau:
Dashboard: Tổng quan về quản trị wordpress, bao gồm thông tin tóm tắt về website
wordpress, viết blog nhanh, một số bình luận mới nhất, bài từ wordpress.org blog, plugin
mới và phổ biến nhất, và link đến website của bạn.

Updates: Hiển thị tất cả các theme và plugin có bản mới.

Posts:Quản lý bài viết, tag và danh mục (category).

All posts: Quản lý tất cả các bài viết.


Add new: Đăng bài viết mới.

Categories: Quản lý tất cả các danh mục.

Tags:Quản lý tất cả các Post Tag.

Appearance: Quản lý giao diện.

Plugins: Quản lý các thành phần mở rộng.

Settings: Thiết lập các tùy chọn
3.2.2 Hệ thống CSDL của WP
Trước khi vọc vạch vào trong database thì chúng ta cần biết mã nguồn WordPress kết nối với
database ở đâu và có các tham số cấu hình liên quan. Và chắc tất cả đều biết là cấu hình
database sẽ nằm trong file wp-config.php trên website, file đó có nhiều nội dung nhưng đây
là 4 dòng cấu hình database:


01
02

// ** MySQL settings - You can get this info from your web host ** //
/** The name of the database for WordPress */


03
04
05
06

07
08
09
10
11
12
13
14
15
16
17
18

define('DB_NAME', 'tên của database');
/** MySQL database username */
define('DB_USER', 'tài khoản quản trị database');
/** MySQL database password */
define('DB_PASSWORD', 'mật khẩu quản trị database');
/** MySQL hostname */
define('DB_HOST', 'localhost');
/** Database Charset to use in creating database tables. */
define('DB_CHARSET', 'utf8');
/** The Database Collate type. Don't change this if in doubt. */
define('DB_COLLATE', '');

Ở trong cách cài đặt WordPress mình không nói đến bước sửa file wp-config.php bởi vì chỉ
cần chạy website và nó sẽ tự kêu bạn nhập các thông tin database, tránh khả năng bạn mở lên
và sửa không đúng cách dẫn tới việc bị lỗi.
Nhưng khi bạn chuyển website sang host khác hoặc làm gì đó liên quan đến việc thay đổi
database thì chắc chắn bạn cần phải hiểu 6 dòng trên. Và liên quan đến bảo mật, bạn cần hiểu

thêm dòng này:
01
02
03
04
05
06
07

/**
* WordPress Database Table prefix.
*
* You can have multiple installations in one database if you give each a unique
* prefix. Only numbers, letters, and underscores please!
*/
$table_prefix = 'wp_';

Mặc định WordPress sẽ cấu hình các tiền tố của database là wp_ nhưng bạn nên đổi nó thành
một cái tên khác để hạn chế local attack, plugin iThemes Security có hỗ trợ chức năng này.
Hoặc là bạn nên nhập một tiền tố khác khi cài đặt một website WordPress mới và tiền tố phải
có dấu _ ở cuối để phân cách tên table của database.
Cấu trúc của database mặc định
Để xem cấu trúc các bảng và cột dữ liệu bạn cần truy cập vào PhpMyAdmin thường có mặt ở
tất cả mọi gói host mà bạn mua. Bạn có thể thấy mặc định WordPress có tổng cộng 11 bảng
dữ liệu (table).


Ý nghĩa của các table như sau:
wp_commentmeta: Mục này sẽ chứa các dữ liệu vĩ mô của các bình luận có trên website nếu
bạn có sử dụng custom comment meta. Chẳng hạn như bạn sử dụng plugin CommentLuv thì

table này sẽ chứa các địa chỉ website từ RSS Feed của người bình luận. Nếu bạn dùng
Akismet thì cột này sẽ phình to ra sau một thời gian dài.


wp_comments: Cột này sẽ chứa dữ liệu cần thiết về các bình luận như tên người bình
luận, nội dung, ngày tháng, địa chỉ website,….



wp_links: Kể từ phiên bản WordPress 3.7 thì họ đã tắt đi chức năng Blogroll thường
được dùng để thêm các liên kết mình yêu thích. Và các dữ liệu từ blogroll đó sẽ lưu ở đây,
nhưng bây giờ thì hầu như không dùng tới.



wp_options: Table này khá quan trọng vì nó lưu trữ hầu hết các dữ liệu liên quan đến
thiết lập của bạn trong website. Chẳng hạn như tên website, địa chỉ website, plugin đang
dùng, theme đang dùng, dữ liệu khi kích hoạt theme và plugin,…Do đó nếu bạn muốn sửa
plugin và theme đang dùng thì cứ vào table này.



wp_postmetas: Các dữ liệu trong bảng này là những dữ liệu vĩ mô có liên quan đến
thiết lập của các post type mà bạn đang dùng. Chẳng hạn như các giá trị custom field,…



wp_posts: Những nội dung chính của một post type như tiêu đề, tác giả, nội dung,…sẽ
chứa trong bảng này. Áp dụng cho toàn bộ post type, kể cả custom post type.




wp_term: Như bạn biết mặc định taxonomy là Category và Tag. Ví dụ ở category, bạn
tạo ra 5 mục khác nhau thì 5 mục đó chính là term. Term sẽ được lưu trữ toàn bộ tại table
này.



wp_term_relationships: Table này là chứa dữ liệu để một term có thể kết nối với một
taxonomy qua ID. Chẳng hạn như bạn vừa tạo ra một term tên “Giáo dục” nhưng nó sẽ
không thể hiểu “Giáo dục” là tag hay category nếu thiếu table này.



wp_term_taxonomy: Là nơi chứa đựng các danh sách taxonomy mà bạn đang có, bao
gồm cả custom taxonomy.




wp_usermeta: Mỗi thông tin thành viên sẽ có thêm các tùy chọn thông tin thêm như họ
tên, nickname và các user custom field. Các dữ liệu vĩ mô đó sẽ lưu ở đây.



wp_users: Là nơi chứa đựng các thông tin quan trọng của một thành viên như

username, mật khẩu, email,…
Nhưng có thể bạn vào sẽ thấy nhiều table hơn vì có khá nhiều plugin sẽ tự tạo cho nó một
table riêng để chứa các dữ liệu liên quan tới nó.


Mỗi một table sẽ có rất nhiều cột (column) và hàng (row) khác nhau, và mỗi cột và hàng nó
đều có các key (khóa) và value (giá trị). Nó giống thế này:


Nếu bạn cần sửa giá trị thì chỉ cần ấn vào nút Edit rồi tiến hành sửa là xong.
Tối ưu database
Database tương tự như ổ cứng, do nó phải thường xuyên đọc – ghi – xóa dữ liệu liên tục nên
sau một thời gian dài nó sẽ phát sinh ra các phân mảnh database làm cho dữ liệu bạn nặng nề
hơn, truy xuất chậm hơn thông thường.
Vì vậy để chăm sóc “sức khỏe” cho database, bạn nên tiến hành sử dụng công cụ optimize
database để tối ưu nó. Cách tối ưu là bạn click chọn vào phần Check All để chọn tất cả các
table.


Sau đó ở phần With selected kế bên, bạn chọn Optimize Database.

Hoặc bạn có thể sử dụng plugin WP Cleanup để dọn rác và tối ưu database tốt hơn
Backup database bằng PhpMyAdmin
Một vài trường hợp bạn không thể dùng plugin để backup WordPress thì bạn còn có cách
khác để thử đó là backup thủ công bằng PhpMyAdmin.


Sau khi chọn database trong PhpMyAdmin, bạn chọn phần Export và ấn Go để tải file
backup của database về máy, file này có đuôi mở rộng là .sql.

Trường hợp cần khôi phục (restore) lại dữ liệu thì chỉ cần chuyển qua tab Import và upload
file .sql lên.
3.3 Triển khai phát triển ứng dụng


3.3.1 Giới thiệu về WP
WordPress là một dạng phần mềm mã nguồn mở được Christine Selleck đề xuất . Mọi người
biết đến WordPress đơn giản là để viết Blog, để đăng tải thông tin của mình lên mạng.
Nhưng thực tế không đơn giản như vậy, WordPress còn có chức năng như mọi Website
bạn thiết kế website ở nơi khác. Nó có thể làm site tin tức, đánh giá, bán hàng… thậm chí
là… mạng xã hội. Các bạn có thể ứng dụng wordpress để tạo cho mình 1 website trên nền
wordpress , 1 website được tạo ra nhanh chóng đơn giản mà lại tiện cho việc quảng bá sản
phẩm , thông tin , kiến thức ….
WordPress được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng MySQL database. WordPress
là sản phẩm của B2 / Cafelog, được xây dựng trên sự tiện dụng, cùng với các định dạng
chuẩn của web. Phiên bản mới nhất của WordPress hiện nay là 3.8. Rất nhiều Website nổi
tiếng đang sử dụng WordPress làm nền tảng để phát triển như ebay, bata,….
WordPress là một mã nguồn mở cho phép bạn tạo các website hoặc blog nhanh, đẹp và cực
kỳ dễ dùng!
WordPress được phát triển bởi cộng đồng trên toàn thế giới. Với hàng ngàn trình cắm và giao
diện miễn phí, WordPress có thể làm được mọi điều bạn cần cho website của mình.


3.3.2 Thao tác cài đặt
Bước 1: Chuẩn bị các công cụ cần thiết
a. Với localhost
Trong trường hợp bạn không có 1 hosting, không có internet hoặc muốn cài thử
nghiệm trên máy tính để đảm bảo tốc độ khi thao tác do không bị ảnh hưởng bởi
mạng thì chúng ta có thể chọn phương án cài trên localhost. Chúng ta vẫn có thể
chuyển website từ localhost đã hoàn thiện lên host thật một cách dễ dàng. Có nhiều
phần mềm cài đặt localhost như XAMPP, WAMPP,… Trong bài viết này thì mình sử
dụng XAMPP (tải về tại đây). Xampp là chương trình tạo máy chủ Web (Web Server)
được tích hợp sẵn Apache, PHP, MySQL, FTP Server, Mail Server và các công cụ như
phpMyadmin.
Sau khi cài đặt XAMPP, các bạn khởi động Apache và MySQL trong XAMPP Control Panel

lên.

Các file của website bạn sẽ nằm trong đường dẫn C:\xampp\htdocs. Thay vì với host thật thì
ta cần upload lên, với localhost, các bạn chỉ cần chép các file của website vào thư mục này
để thao tác. Đường dẫn mặt định của thư mục gốc trên localhost các bạn có thể thử với các
trình duyệt là localhost
b. Với Host
Để cài đặt được WordPress, hosting của bạn ít nhất phải hỗ trợ PHP 5.2 và SQL
database. Để thuận tiện cho quá trình upload các file mã nguồn WordPress lên host,
bạn cần chuẩn bị một công cụ FTP như CuteFTP, FileZilla,…khuyến khích các bạn sử
dụng FileZilla


Bước 2: Tạo cơ sở dữ liệu cho WordPress
a. Với Localhost
Các bạn vào phpmyadmin theo đường dẫn localhost/phpmyadmin, sau đó chọn
tab Database, đặt tên cho cơ sở dữ liệu cần tạo và nhấn create để khởi tạo như hình sau

Với localhost, cơ sở dữ liệu bạn tạo sẽ có user mặc định là root và không có mật khẩu (rỗng).
b. Với host
Trong trường hợp host sử dụng cPanel, Ở phần Database, các bạn chọn MySQL
Databases. Trong trang mới mở ra, ở phần Create New Database: Các bạn nhập tên của
Database cần tạo vào ô New Database (thông thường, tên database, tên user sẽ có thêm 1 tiếp
đầu ngữ ứng với thông số host của bạn đã được định sẵn). Sau đó nhấn Create Database

Tiếp theo chúng ta cần tạo user cho database này. Ở phần MySQL users > Add new user, các
bạn nhập các thông số cho User sao đó nhấn Create user như sau:


Sau đó, các bạn cần kết nối database và user với nhau. Tại phần Add User to Database ở cuối

trang , các bạn chọn user và database vừa khởi tạo và ấn Add và chọn Make Changes ở cửa
sổ tiếp theo

Đến đây, quá trình tạo cơ sở dữ liệu đã hoàn tất. Các bạn cần ghi nhớ các thông số đã thiết
lập để cấu hình trong bước tiếp theo.
Bước 3: Tải gói mã nguồn WordPress và upload lên host
Để tải gói cài đặt mới nhất của WordPress truy cập website để chọn tải
về bản WordPress Tiếng Anh. Hòa khuyên các bạn nên sử dụng tải về bản Tiếng Anh tại đây,
không khuyến khích dùng bản Tiếng Việt tải tại vì các bản Tiếng
Anh thường xuyên được cập nhật, sửa lổi và chúng ta luôn có thể sử dụng 1 phiên bản
WordPress mới nhất, còn nếu bạn muốn dùng Tiếng Việt trong WordPress thì trong các bài
tiếp theo tại iTBiBoo.com, mình sẽ hướng dẫn cho các bạn sau.
Sau khi tải về, các bạn giải nén file đó ra, chúng ta sẻ có 1 thư mục tên wordpress. Chúng ta
sẽ upload tất cả các file trong thư mục này lên vị trí trên host chúng ta cần cài đặt.
Ở đây, mình sử dụng FileZilla để upload lên host (với localhost, chúng ta chép tất cả chúng
vào vị trí cần cài trong thư mục htdocs ) :


×