CARD ĐỒ HỌA
Nhóm 16 :
Nguyễn Thanh Nam
Trần Quốc Lập
Nguyễn Thu Thùy
CARD ĐỒ HỌA.
•
•
1. Card đồ họa là gì: card đồ họa (VGA: Video Graphics Adaptor hay Video
Graphics Card ) còn được gọi là bo mạch đồ họa, thiết bị đồ họa… là thiết bị có
nhiệm vụ xử lý các thông tin về hình ảnh trong máy tính, thông qua kết nối với
màn hình(CRT hay LCD..) để hiển thị hình ảnh cho người sử dụng giao tiếp. được
với máy tính.
Bất kỳ máy tính nào cũng đều phải có card màn hình. Tên gọi phổ thông của nó là
VGA( còn được hiểu là 1 chuẩn kết nối phổ thông: Analog hay D-Sub 15pin). Có
nhiều cách phân biệt màn hình như theo dạng vật lý , theo chip xử lý(GPU), theo
cách giao tiếp với bo mạch chủ(Mainboard) như PCI,AGP,PCI Express …
hình ảnh về một số loại card
Card Video AGP 1X
Card Video PCI
Card PCI là Card theo chuẩn cũ cắm trên khe mở rộng PCI Tốc độ Card PCI chỉ đạt 33MHz
Card PCI được sử dụng trong các thế hệ máy cũ trước máy
Pentium 2
Tốc độ 1 x 66MHz = 66Mhz
Sử dụng cho thế hệ máy Pentium 2
•
Card Video AGP 8X
Tốc độ 8 x 64MHz = 533Mhz
Sử dụng cho thế hệ máy Pentium 4
•
•
Card Video PCI Express 16X
Tốc độ 16 x 66MHz = 1066 MHz
Sử dụng trong các máy Pentium 4 đời mới nhất .
1.Nguyên lý chung
•
Các hình ảnh mà chúng ta thấy được trên màn hình máy tính được tạo bởi rất nhiều điểm ảnh gọi là pixel.
Trong hầu hết các thiết lập cho độ phân giải thì màn hình thường hiển thị khoảng hơn 1 triệu điểm ảnh.
Máy tính sẽ quyết định cần phải làm gì theo thứ tự đối với từng điểm ảnh để tạo ra một hình ảnh. Để có
thể làm được việc này, nó sử dụng một bộ chuyển đổi, lấy các dữ liệu nhị phân từ CPU và chuyển chúng
thành hình ảnh hiển thị trên màn hình.
Khi CPU nhận được yêu cầu xem một hình ảnh từ phía người sử dụng, nó sẽ chuyển yêu cầu này tới card
đồ họa để quyết định sẽ dùng những pixel nào hiển thị hình ảnh. Sau đó nó sẽ gửi những thông tin để màn
hình hiển thị thông qua dây cáp.
Quá trình tạo ra những hình ảnh không phải là dữ liệu nhị phân thường đòi hỏi quá trình xử lý phức tạp hơn rất
nhiều. Để có thể vẽ ra một hình ảnh 3D, card đồ họa phải tạo ra một khung điện từ, sau đó quét hình ảnh và
thêm vào đó ánh sáng, màu. Đối với trò chơi có nhiều hình ảnh 3D, máy tính phải lặp lại quá trình này khoảng
60 lần mỗi giây. Nếu như không có card đồ hoạ hỗ trợ thực hiện những tính toán cần thiết, CPU sẽ không thể xử
lý kịp, từ đó dẫn đến hình ảnh thể hiện sẽ bị giật, vỡ hình.
Card đồ họa phải cần đến sự hỗ trợ của mainboard, bộ xử lý, bộ nhớ và màn hình để có thể thực hiện việc xử lý các hình
ảnh. Chúng cần được kết nối với mainboard để nhận dữ liệu và nguồn điện, sử dụng bộ xử lý để quyết định tất cả, dùng
bộ nhớ như là một nơi lưu trữ tạm thời thông tin về các pixel trước khi chúng được hiển thị và cuối cùng màn hình là nơi
chúng ta sẽ nhận được kết quả của quá trình xử lý trên.
Cấu Tạo của card đồ họa
•
Trên card đồ họa có 2 thành phần quan trọng nhất là nhân xử lý đồ họa (core) và RAM dùng
cho card đồ họa.
•
Phần nhân xử lý đồ họa giống như CPU cũng là bộ não của card đồ họa, to nhất nằm bên
dưới bộ phận tản nhiệt, còn RAM của card đồ họa cũng giống như RAM của máy tính, là
những chip nhớ nhỏ nhằm trải dài xung quanh core và với các loại card tầm trung thì những
chip chớ này không có tản nhiệt.
Các loại card đồ họa
•
Có nhiều cách để phân loại card đồ họa. Nhưng thông thường người ta chia theo tính chất vật lý, gồm hai
loại :
1, Card đồ họa onboard: Loại này được tích hợp sẵn trên main board.
•
Ưu điểm: Do tích hơp sẵn trong main board nên gọn và rẻ hơn , độ ổn định khá cao, vì chúng thiết kế tối ưu
cho main và dựa vào chipset. Ít khi gặp trường hợp trục trặc ở card đồ họa onboard vì không sợ tranh chấp
phần cứng.
•
Nhược điểm: Đây là những dòng cấp thấp, phục vụ cho những người không quan trọng về đồ họa,sức
mạnh không thể bằng card rời. Về bộ nhớ của dòng onboard này,chúng thường lấy từ Ram hệ thống. Nên
sẽ ngốn ram hơn.
2, Card đồ họa rời.
•
Card màn hình rời là loại card kết nối với mainboard thông qua bus giao tiếp ở
các khe cắm mở rộng PIC, PIC Experss, AGP...
•
Ưu điểm: Mạnh hơn so với card onboard. Và khắc phục được các nhược điểm
trên. Cho chất lượng hình ảnh đẹp và đồ họa mượt mà hơn.
•
Nhược điểm: Tốn thêm tiền để mua card rời, khá vướng víu, cồng kềnh và mất
công mang vác theo người. Tốn điện hơn.
Một số quan niệm khi chọn mua card màn hình.
•
Quan điểm 1: Dung lượng bộ nhớ RAM trong card đồ họa càng nhiều thì chiếc card đó càng mạnh.
Điều này chưa chắc chắn. Đây là một quan điểm nhầm lẫn vô cùng phổ biến khi lựa chọn card màn hình. Theo ý kiến này, một
chiếc card có dung lượng bộ nhớ 1GB chắc chắn sẽ tốt hơn một sản phẩm có 512MB bộ nhớ RAM. Điều này chỉ đúng khi hai
chiếc card cùng một dòng sản phẩm hoặc sử dụng chung một loại bộ nhớ. Những trường hợp khác nếu so sánh 2 chiếc card
khác dòng sản phẩm hoặc khác thương hiệu (nVIDIA hoặc AMD) thì việc đánh giá sức mạnh của card màn hình thông qua dung
lượng bộ nhớ là hoàn toàn sai lầm. Lý do là bởi mỗi GPU (bộ vi xử lý hình ảnh) của từng hãng sản xuất sẽ có các thông số về
xung nhịp, bus… khác nhau. Và hiển nhiên, mỗi yếu tố này đều có ảnh hưởng đến hiệu năng của sản phẩm.
Quan điểm 2: GPU là nhân tố chính quyết định sức mạnh của một chiếc card màn
hình
•
Điều này là hoàn toàn đúng.
Bộ nhớ quan trọng, đó là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, trái tim thực sự của
một chiếc card đồ họa chính là bộ xử lý (GPU – Graphics Processing Unite). Khi bạn
lướt qua tên gọi của một số card màn hình từ những nhà sản xuất khác nhau, điểm
tương đồng dễ nhận ra nhất chính là loại GPU, khi con chip nhỏ bé này đóng vai trò
quyết định về hiệu năng của một sản phẩm.
Quan niệm 3: GPU có clock speed cao là mạnh
Đúng nhưng chưa đủ
Bạn có thể dựa vào chỉ số xung nhịp của GPU để khẳng định sức mạnh của một
chiếc card đồ họa, điều đó đúng nhưng chưa hoàn toàn đầy đủ. Bởi lẽ, ngày nay
những bộ vi xử lý đồ họa đã phát triển hơn nhiều trong việc xử lý đến từng điểm
ảnh. Ánh sáng, đổ bóng, khử răng cưa và một số hiệu ứng khác đã tạo nên tính
chân thực và góp phần không nhỏ vào việc quyết định hiệu năng và sức mạnh
khi phô diễn hình ảnh của một chiếc card đồ họa. Vì lý do đó, dựa vào clock
speed của GPU không sẽ là một thiếu sót lớn. Bởi vậy, trong giai đoạn hiện nay,
ta có thể đánh giá sức mạnh của một GPU thông qua các chỉ số như bus bộ nhớ,
hỗ trợ đổ bóng (shader model), khử răng cưa hoặc tỉ lệ làm đầy (texture fill rate).
Quan điểm 4: Card màn hình cắm là chạy
•
Nhiều người cho rằng, cũng giống như các thiết bị giao tiếp với mainboard khác như RAM, ổ cứng hay CPU, chỉ cần cắm đúng
khe là card màn hình có thể hoạt động. Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản. Tất cả các loại card màn hình hầu hết đều cần phải
cài đặt driver (phần mềm do nhà sản xuất cung cấp) thì hệ điều hành mới có thể nhận diện được phần cứng mới và qua đó, card
màn hình mới có thể hoạt động.
Không chỉ vậy, đối với các loại card màn hình sử dụng GPU tầm trung hoặc bộ tản nhiệt đơn giản thì chỉ cần cắm vào bo mạch
chủ, cài driver là bạn có thể sử dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, đối với những chiếc card màn hình “khủng” thì đôi khi các hãng sản
xuất còn yêu cầu người sử dụng phải cắm thêm nguồn điện phụ (để cung cấp cho quạt tản nhiệt) thì card màn hình mới có thể
hoạt động. Do đó, bạn nên lưu ý kỹ điểm này để tránh tình trạng card cắm xong, driver cũng đã cài nhưng không thấy hoạt
động! .
5, Mua card là phải “hàng hiệu”
•
•
•
Đã là người tiêu dùng, chắc chắn ai cũng muốn mua được một món đồ có chất
lượng tốt. Bởi vậy, đa phần người dùng đều hướng đến những hãng sản xuất linh
kiện máy tính nổi tiếng như ASUS, Gigabyte để chọn mua một chiếc card đồ họa.
Trên thực tế, giá thành mà các hãng này đưa ra thường cao hơn sản phẩm của
các hãng khác cùng tính năng và chủng loại card. “Đắt xắt ra miếng”, điều đó
đúng nhưng chưa đủ.
GPU mới là thành phần quan trọng nhất và quyết định sức mạnh của một chiếc
card màn hình. Bởi vậy, đây mới là yếu tố tiên quyết khi chọn mua VGA. Bởi vậy,
hãy xem xét thật kỹ giá thành chênh lệch giữa một chiếc card màn hình ASUS,
Gigabyte so với các hãng khác nằm ở đâu? Ở các tính năng phụ thêm hay các linh
kiện hoặc đĩa game tặng kèm?
Nếu một hãng khác cũng đưa ra một sản phẩm sử dụng GPU với các thông số kỹ
thuật tương tự, hãy cân nhắc thật kỹ.
Quang trọng là tiêu dùng thông minh là biết bỏ tiền ra mua thứ mình cần, chứ
không phải thứ nhà sản xuất muốn bán.