Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Giáo trình miễn dịch tiêm chủng mở rộng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.46 KB, 7 trang )

Giáo trình số :
Tên môn học :
Tên bài học : TIÊM

CHỦNG MỞ RỘNG
Loại bài học : lý thuyết
Số tiết : 02
Lớp : YS YHCT

 Mục tiêu bài học :
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng :
1. Liệt kê đúng loại vaccine trong chương trình tiêm chủng mở
rộng.
2. Trình bày nguồn gốc, số liều, lịch tiêm, tiều tiêm uống, cách
tiêm uống, chống chỉ định và cách bảo quản 6 loại vaccine
3. Trình bày nghiệm pháp lắc và cách làm đóng băng bình tích
lạnh.

 Nội dung :
Từ năm 1983 chương trình tiêm chủng được triển khai cả nước cho đến nay đã
mang lại nhiều thành công to lớn : các bệnh trong mục tiêu quản lý của
chương trình đã được khống chế và góp phần nâng cao sức khoẽ cho trẻ dưới
1 tuổi. Muốn thực hiện tiêm chủng tốt phải có vaccine hiệu quả và kỹ thuật
tiêm uống đúng.
I. Vaccine BCG : để phòng bệnh lao ở trẻ
- Nguồn gốc : tạo từ vi khuẩn lao sống đã được làm giảm độc lực. BCG là viết
tắt từ Bacillus có nghĩa là hình que, mô tả hình dáng trực khuẩn lao, calmette
và Geurin là tên 2 người tạo ra vaccine.
- Dạng bào chế : dạng bột đông khô. Trước khi sử dụng phải pha hồi chỉnh
với dung môi đi kèm.
- Phần vaccine còn lại trong lọ sau mỗi buổi tiêm chủng hoặc sau 6 giờ phải


huỷ bỏ.
- Số liều : 1 liều
- Lịch tiêm : ngay sau khi sinh càng sớm càng tốt
- Liều nhắc lại : không
- Chống chỉ định : có dấu hiệu và triệu chứng của AIDS
- Phản ứng sau tiêm : áp xe tại chổ, nổi hạch, hiếm gặp hơn là viêm tủy,
nhiễm bệnh lao
- Chú ý đặc biệt : tiêm trong da chính xác. Sử dụng bơm kim riêng để tiêm
vaccine BCG


-

Liều lượng : 0,1 ml
Vị trí tiêm : mặt ngoài phía trên cánh tay hoặc vai trái
Đường tiêm : trong da
Bảo quản : Ở nhiệt độ +20C đến +80C ( vaccine không bị hỏng bởi đông
băng nhưng dung môi không được để đông băng )
 Chú ý :
• Nếu không tiêm lúc sơ sinh thì tiêm vào thời gian sớm
nhất
• Trẻ > 1 tuổi tiêm lều gấp đôi
• >= 6 tuần không có sẹo tiêm lều khác

II. Vaccine OPV ( vaccine bại liệt )
- Nguồn gốc : vaccine sống giảm động lực
- Dạng dùng : dung dịch màu hồng chứa trong lọ thủy tinh và ống nhỏ giọt
bằng nhựa dẻo để trong 1 túi riêng đã tiệt khuẩn
- Số liều : 03 liều
- Lịch tiêm : 2,3,4 tháng tuổi

- Liều nhắc lại : trong các hoạt động thanh toán bại liệt ( E < 5T)
- Chống chỉ định : không
- Liều lượng : 02 giọt
- Đường dùng : uống
- Bảo quản : nhiệt độ +20C đến 80C ( vaccine không bị hỏng bởi đông băng)
 Chú ý :
• Khoãng cách giữa các lần uống ít nhất 4 tuần
• Nếu bé bị tiêu chảy uống như thường lệ sau đó uống bổ
sung sau 4 tuần.
III. Sởi
- Nguồn gốc : vaccine sống giảm độc lực
- Dạng dùng : dạng đông khô kèm theo dung môi pha hồi chỉnh
- Hủy bỏ vaccine còn trong lọ sau 6 giờ hoặc sau mỗi buổi tiêm chủng
- Số liều : 01 liều. Nếu tiêm liều thứ 2 thì phải cách liều 1 tối thiểu 1 tháng
- Lịch tiêm : từ 9 tháng tuổi
- Liều tiêm nhắc : liều thứ 2 đang được khuyến nghị trong tiêm chủng thường
xuyên hoặc chiến dịch
- Chống chỉ định : có phản ứng nặng trong lần tiêm trước, phụ nữ có thai,
thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải ( không kể nhiễm HIV)
- Phản ứng sau tiêm :
 Khó chịu, sốt (5%) sau khi tiêm 5 -> 12 ngày và sốt kéo dài 1>2 ngày
 Ban : sau tiêm 5 -> 12 ngày
 Xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát
 Hiếm gặp : viêm não, dị ứng


-

Liều lượng : 0,5 ml
Vị trí tiêm : mặt ngoài giữa đùi, mặt ngoài trên cánh tay tùy tuổi

Đường tiêm : dưới da
Bảo quản : +20C đến 80C ( vaccine không bị hỏng bởi đông băng)
 Chú ý : Những trẻ có nguy cơ cao ( nhiễm HIV, đang trong vùng có
dịch : có thể tiêm 1 liều lúc 6 tháng tuổi và tiêm tiếp 1 liều nữa khi
được 9 tháng )

IV. Vaccine DPV ( vaccine bạch hầu_ ho gà_uốn ván)
- Nguồn gốc :
 D : giải độc tố bạch hầu
 P : vaccine ho gà
toàn tế bào đã bị làm chết
 T giải độc tố uốn ván
- Số liều : tối thiểu 3 liều
- Lịch tiêm : 2,3,4 tháng tuổi
- Liều tiêm nhắc lại : 18 tháng đến 6 tuổi
- Chống chỉ định : có biểu hiện quá mẫn với lần tiêm trước hoặc dị ứng.
- Phản ứng sau tiêm : hay gặp là phản ứng tại chổ hoặc toàn thân nhẹ
- Chú ý đặc biệt : không tiêm DPT cho trẻ trên 6 tuổi
- Liều lượng : 0,5 ml
- Vị trí tiêm :
 Trẻ nhỏ : mặt ngoài giữa đùi
 Trẻ lớn : mặt ngoài trên cánh tay
- Đường tiêm : tiêm bắp
- Bảo quản : +20C đến 80C không được để đông băng
V. Vaccine viêm gan B
- Nguồn gốc : vaccine viêm gan B có dạng dung dịch đóng lọ
- Số liều : 1 liều hoặc 2 liều hoặc trong bơm kim tiêm tự khoá
- Lịch tiêm :
 Mới sinh : VGB sơ sinh
 2 tháng : VGB mũi 2

 4 tháng : VGB mũi 3
- Liều nhắc lại : không
- Chống chỉ định : phản ứng quá mẫn với liều tiêm trước
- Phản ứng sau tiêm : đau, đỏ nhẹ tại chổ tiêm. Hiếm gặp phản ứng quá mẫn
- Chú ý đặc biệt : phải tiêm liều sơ sinh ở những đối tượng nguy cơ cao
- Liều lượng : 0,5 ml
- Vị trí tiêm : mặt ngoài giữa đùi ( trẻ nhỏ ) hoặc mặt ngoài trên cánh tay ( trẻ
lớn )
- Đường tiêm : tiêm bắp
- Bảo quản : +20C đến 80C không được để đông băng


VI. Vaccine VAT
- Để phòng bệnh uốn ván và bệnh uốn ván sơ sinh
- Nguồn gốc : giải độc tố uốn ván
- Dạng dùng : dung dich đ óng trong lọ thủy tinh
- Vaccine DPT ( bạ ch hầu_ho gà_uốn ván ) phòng được các bệnh bạch hầu ,
ho gà, uốn ván
- Vaccine Td ( UV_BH ) : dùng cho trẻ > 6 tuổi và người lớn, kể cả thai phụ
- Số liều : tối thiểu 2 liều cơ bản
- Lich tiêm :
Liều UV
hoặc Td
1
2
3
4
5
-


Thời gian tiêm

Thời gian bảo vệ

Tiêm càng sớm càng tốt khi có thai lần
đầu hoặc nữ từ 15-35 tuổi ở vùng có
nguy cơ mắc uốn ván sơ sinh cao
Ít nhất 4 tuần sau lần 1
Ít nhất 6 tháng sau lần 2 hoặc trong thời
kỳ có thai lần sau
Ít nhất 1 năm sau lần 3 hoặc trong thời
kỳ có thai lần sau
Ít nhất 1 năm sau lần 4 hoặc trong thời
kỳ có thai lần sau

Không
1 đến 3 năm
Tối thiểu 5 năm
Tối thiểu 10 năm
Trong suốt thời kỳ sinh
đẻ và có thể lâu hơn

Chống chỉ định : quá mẫn với lần tiêm trước
Phản ứng sau tiêm : thường gặp phản ứng tại chổ hoặc toàn thân nhẹ
Liều lượng : 0,5 ml
Nơi tiêm : mặt ngoài phần trên cánh tay
Đường tiêm : bắp
Bảo quản +20C đến 80C không được để đông băng

VII. Tóm tắt lịch tiêm chủng ở trẻ em

Vaccine
BCG
OPV
DPT
VGB
Sởi

Sơ sinh
X
X

2 tháng
X
X
X

Tuổi
3 tháng
X
X

4 tháng

9 tháng

X
X
X
X


VIII. Nghiệm pháp lắc
- Nghiệm pháp lắc có thể cho biết vaccine đã tiếp xúc với nhiệt độ đông băng
có thể bị hỏng do đông băng có phải hủy bỏ hay không


-

Dùng cho vaccine : DPT, Td, VAT, VGB
Quá trình lắng cặn thường nhanh hơn ở những lọ đã bị đông băng so với lọ
không đông băng của nhà sản xuất
Cách làm :
 Bước 1 : Chuẩn bị mẫu kiểm tra : lấy 1 lọ vaccine cùng số lô
với vaccine cần kiểm tra và cùng 1 nơi sản xuất. Làm đông băng
: vaccine bên trong bị đông rắn lại (ít nhất 10 tiếng ở -100C ) sau
đó làm tan ở nhiệt độ thường. Đây là lọ mẫu để kiểm tra nên
đánh dấu
 Bước 2 : chọn mẫu thử : lấy lọ ( hoặc các lọ ) vaccine từ cùng 1
lô mà nghi ngờ. Đây là mẫu thử
 Bước 3 : lắc lọ chứng và lọ mẫu : cầm trong cùng 1 tay và lắc
mạnh trong khoãng 10-15 giây
 Bước 4 : Để yên một chổ ( 2 lọ ) và không di chuyển chúng,
khoãng 15 phút
 Bước 5 : so sánh các lọ : xem cả 2 lọ dưới ánh đèn để so sánh tỷ
lệ lắng cặn
o Nếu mẫu thử lắng cặn chậm hơn lọ chứng, mẫu thử
không bị đóng băng và sử dụng được.
o Nếu tỷ lệ lắng cặn như nhau, mẫu thử có thể đã bị
đông băng và không được sử dụng.

IX. Làm đóng băng bình tích lạnh

- Làm đông băng bình tích lạnh mất khoãng 24 giờ
- Đổ đầy nước chỉ để lại 1 khoãng nhỏ cho không khí và đậy nắp thật chặt
- Để bình tích lạnh trong khoang làm đá ít nhất 24 giờ
- Không phải thay nước bình tích lạnh khi dùng
- Đảm bảo đá đã bắt đầu tan trong bình tích lạnh trước khi cho chúng vào hòm
lạnh để phòng ngừa vaccine không bị đông băng


Giáo trình số :
Tên môn học :
Tên bài học : ĐẠI

CƯƠNG VỀ MIỄN DỊCH
Loại bài học : lý thuyết
Số tiết :
Lớp : YS YHCT

 Mục tiêu bài học :
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng :
1. Định nghĩa đúng miễn dịch
2. Phân biệt được miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc
hiệu
 Nội dung :
I. Định nghĩa :
MD là trạng thái tự vệ nhất định của một cơ thể chống lại tác động xấu của
mầm bệnh vi sinh vật khi xâm nhập cơ thể làm cho cơ thể không bị mắc bệnh
MD có tính chất chuyên biệt với từng loại vi sinh vật. VD : MD với đậu mùa
không làm cho ta tránh được thương hàn
II. Các loại miễn dịch :
1. MD không đặc hiệu ( MD bẩm sinh = MD thụ động )

a. MD loài :
Người và động vật trong tự nhiên không mắc một số bệnh này hay
bệnh khác như người không mắc một số bệnh của động vật ( VD :

ngườ không mắc bệnh tã của gà, hoặc trâu bò không mắc bệnh ε,
lậu)
b. MD của trẻ sơ sinh :
Do hệ thần kinh chưa phát triển hòan toàn nên đối với một số mầm
bệnh cơ thể không mắc bệnh do không đáp ứng hoặc do kháng thể từ
mẹ truyền sang.
MD này có tính chất tạm thời hoặc cá nhân thụ động nên không lâu
dài.
VD : trẻ < 6 tháng tuổi ít mắc bệnh sởI, đậu mùa…
2. MD đặc hiệu ( MD lập thành = MD chủ động )
a. MD tự nhiên :
Sau khi mắc bệnh rõ ràng hoặc tiềm ẩn, cơ thể bị mầm bệnh hoặc
chất độc của vi sinh vật, thần kinh bị hưng phấn quá mức nên có sự
thay đổi, về sau óc những kích thích tương tự thì kém hưng phấn
do đó mà có MD. MD này có tính chất lâu dài, có khi suốt đời.


VD : Sau khi mắc bệnh thương hàn, đậu mùa …
b. MD nhân tạo :
Ngoài MD tự nhiên có sau khi mắc bệnh, có thể dùng phương pháp
nhân tạo làm cho người hoặc động vật có MD bằng cách tiêm
chủng các loại vacxin. ( MD chủ động nhân tạo) hoặc tiêm huyết
thanh MD ( MD thụ động nhân tạo )
III. Cơ chế miễn dịch :
Sở dĩ con người có MD là vì trong cơ thể có sự phòng ngự thiên nhiên và chống
đõ lại mầm bệnh bằng cơ chế thực bào và cơ chế thể dịch ( kháng thể )

1. Phòng ngự thiên nhiên của cơ thể :
- Da và niêm mạc : là một bình phong rất tốt ngăn không cho mầm
bệnh xâm nhập cơ thể. Ngoài ra da và niêm mạc có những tuyến tiết
dịch có khả năng diệt mầm bệnh ( như miệng, mũi, mắt, đường hô
hấp, sinh dục)
-> diệt khuẩn
- Hệ thống bạch mạch nhất là hạch bạch huyết có tác dụng ngăn cản
và tiêu diệt dần mầm bệnh tại chỗ.
2. Tuy nhiên có những loại mầm bệnh có thể chống lại những yếu tố đó mà
gây bệnh, do đó xuất hiện một cơ chế MD mới gồm 2 cơ chế : thực bào
và dịch thể
a. Cơ chế thực bào :
Hiện tượng thực bào là một cách tự vệ của cơ thể chống lại mầm
bệnh. Khi cơ thể có dị vật xâm nhập cơ thể sẽ huy động tập trung
các bạch huyết cầu tới bao vây, nuốt và làm tiêu tan mầm bệnh
b. Cơ chế thể dịch :
Ở người bệnh, cơ thể tiết ra các kháng thể đặc hiệu có khả năng
trung hòa các độc tố của mầm bệnh hoặc giết chết các mầm bệnh.



×