Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

So sánh hoạt động đầu tư của DNBH phi nhân thọ và DNBH nhân thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.26 KB, 12 trang )

Họ và tên: Hoàng Hải Hà
Khoa: Bảo hiểm
Mã SV: CQ493982
BÀI KIỂM TRA
MÔN: QUẢN TRỊ KINH DOANH BẢO HIỂM.
Câu 1: So sánh hoạt động đầu tư của DNBH phi nhân thọ và
DNBH nhân thọ?
1) Giống nhau:
- Đều dùng dòng tiền nhàn rỗi lấy từ quỹ tài chính thu từ phí bảo hiểm để đem
đi đầu tư.
- Ngoài những nghiệp vụ chính, các DNBH tham gia các hoạt động đầu tư đều
vì muốn theo đuổi mục đích:
- Cạnh tranh: Tỷ suất lợi nhuận cao giúp DNBH giảm phí bảo hiểm →Giành
khách hàng từ các đối thủ cạnh tranh.
+ Giảm giá sản phẩm, mở rộng phạm vi trách nhiệm hay tăng quyền lợi
cho khách hàng.
+ Bù đắp sự mất giá của đồng tiền, bảo toàn quỹ tài chính bảo hiểm trước
rủi ro lạm phát.
+ Mở rộng quy mô doanh nghiệp, tăng cổ tức cho cổ đông, tăng quỹ khen
thưởng phúc lợi và thu nhập cho người lao động.
+ Khuyếch trương quảng cáo, tạo thêm khách hàng…
- Hoạt động đầu tư của các DNBH đều phải tuân thủ các nguyên tắc:
+ Nguyên tắc an toàn.
+ Nguyên tắc sinh lời.
+ Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán thường xuyên.


- Mang đặc điểm của các trung gian tài chính nên vốn đầu tư của doanh nghiệp
bảo hiểm đều được huy động từ các nguồn:
+ Vốn điều lệ: Các DNBH có vốn điều lệ tương đối lớn, thường phải ký
quỹ 2% vốn pháp định, phần còn lại đem đầu tư để sinh lời. Nguồn vốn này


chiếm tỷ trọng không phải là lớn nhất xong nó là vốn tự có không phải chịu sự
kiểm soát chặt chẽ của pháp luật nên các DNBH có điều kiện đầu tư vào những
lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao.
+ Quỹ đầu tư bắt buộc và quỹ dự trữ tự nguyện: Là nguồn vốn đầu tư
chiếm tỷ lệ nhỏ.
+Các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng.
+ Nguồn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm: Luôn chiếm tỷ trọng
lớn trong tổng số vốn đầu tư của DNBH – Nhưng nguồn vốn này chịu sự kiểm
soát chặt chẽ của pháp luật.
- Trong hoạt động đầu tư của mình các DNBH đều phải chịu tác động của nhân
tố bên trong và nhân tố bên ngoài:
+ Cả DNBH nhân thọ và phi nhân thọ đều có 2 loại nghĩa vụ tài chính chủ
yếu là: Trách nhiệm với người tham gia bảo hiểm và trách nhiệm đối với cổ đông
→ ảnh hưởng đến chính sách lựa chọn danh mục đầu tư và số lượng vốn đầu tư
vào từng danh mục.
+ Cả DNBH nhân thọ hay phi nhân thọ, khi tham gia đầu tư cũng cần chú
ý tới quy mô của doanh nghiệp mình. Quy mô doanh nghiệp lớn hay nhỏ sẽ có
hành vi đầu tư khác nhau.
+ Thái độ đầu tư có thận trọng hay không không phụ thuộc vào việc đó là
DNBH nhân thọ hay phi nhân thọ mà quyết định đầu tư cuối cùng là do người
chịu trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư quyết định.


+ Hoạt động đầu tư của DNBH nào cũng chịu tác động của các nhân tố:
Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế xã hội, môi trường chính trị, môi trường
kinh tế quốc tế.
- Danh mục đầu tư của các DNBH đều bị hạn chế trong sự quản lý của nhà
nước.
- Việc tổ chức hoạt động đầu tư của các DNBH như thế nào đều phụ thuộc vào
3 nhân tố chủ yếu: Quy mô của doanh nghiệp, tính chất của nghiệp vụ bảo hiểm

và quy định pháp luật nơi DNBH hoạt động.
- Việc đánh giá hoạt động đầu tư của DNBH phải dựa trên nhiều chỉ tiêu khác
nhau để có được những nhìn nhận đúng đắn từ đó có phương án đầu tư chính
xác.
2) Khác nhau:
Tiêu thức so sánh
1. Nghĩa vụ tài
chính đối với
người tham gia
bảo hiểm.

BHPNT
- Dự báo về mức thanh toán
khiếu nại trong tương lai
thường không chắc chắn kể
cả dự đoán về thời gian khiếu
nại lẫn số tiền phải trả nên
nghĩa vụ tài chính với người
tham gia bảo hiểm có thể phát
sinh bất ngờ. Để đối phó với
tình trạng mức khiếu nại tăng
cao một cách bất thường và
thanh toán các khiếu nại trong
thời gian ngắn, DNBH phi
nhân thọ phải đầu tư một tỷ lệ
đáng kể vào những tài sản có
tính thanh khoản cao để đảm
bảo chi trả. Tài sản đầu tư có
đặc điểm:
+ Không bị biến động về giá

trong thời gian ngắn, từ đó
làm giảm rủi ro đầu tư.

BHNT
- Nghĩa vụ tài chính với
người tham gia bảo hiểm
của doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ có thời hạn dài
hơn, giới hạn thời gian cho
việc đầu tư các quỹ của
người tham gia bảo hiểm
nhân thọ dài hơn nhiều so
với quỹ của người tham gia
bảo hiểm phi nhân thọ.
Luồng tiền thu vào từ phí
bảo hiểm cũng tương đối
ổn định do phí đã được tính
trước và thường được thu
định kỳ. Việc trả tiền bảo
hiểm và khoản chi khác
cũng có thể được tính toán
khá chính xác, tạo điều kiện
cho các DNBH nhân thọ
yên tâm, không phải lo lắng


2.Nghĩa vụ tài
chính đối với cổ
đông.


3. Đặc điểm của
hoạt động đầu tư.

+ Tồn tại một thị trường để
có thể chuyển đổi tài sản đó
thành tiền mặt nhanh chóng
khi phải bán gấp.
- Vốn chủ sở hữu thuộc sở
hữu của các cổ đông nên việc
đầu tư từ nguồn vốn này ít bị
hạn chế hơn so với đầu tư quỹ
của người được bảo hiểm. Ở
mức độ nào đó các DNBH
cũng quan tâm đến rủi ro
thanh khoản của các tài sản
đầu tư mà doanh nghiệp nắm
giữ nhưng ít lo ngại có rủi ro
hơn. Vốn chủ sở hữu được
dùng để phục vụ mục tiêu tài
trợ cho việc phát triển kinh
doanh lâu dài. Vì vậy nguồn
vốn đó được ưu tiên sử dụng
để đầu tư vào các tìa sản có
khả năng thu lợi nhuận cao,
đặc biệt giá trị của vốn chủ sở
hữu tăng lên theo thời gian,
hay ít nhất cũng theo kịp với
tốc độ tăng trưởng kinh
doanh.
- Quy mô quỹ nhỏ hơn, thời

gian bồi thường không dự
đoán chắc chắn được →Việc
lựa chọn đầu tư rất hạn chế,
thường đầu tư vào các loại
chứng khoán ngắn hạn

- Quỹ bảo hiểm được hình
thành từ phí bảo hiểm không
mang tính chất tiết kiệm nên
ít chịu sự kiểm soát đầu tư ra
nước ngoài hơn →Các

quá nhiều về tính thanh
khoản của các tài sản trong
danh mục đầu tư của họ.
- Vốn chủ sở hữu của
DNBH nhân thọ thuộc sở
hữu của các cổ đông và
những người tham gia bảo
hiểm được quyền chia lãi.
Trong một doanh nghiệp
bảo hiểm tương hỗ, số vốn
này hoàn toàn thuộc quyền
sở hữu của những người
tham gia bảo hiểm được
quyền chia lãi →Tỷ lệ giữa
vốn chủ sở hữu và quỹ của
người được bảo hiểm tương
đối nhỏ, do đó những người
quản lý quỹ rất lo ngại có

rủi ro.Vì vậy họ sẽ thận
trọng hơn trong chính sách
đầu tư của mình.

- Do tính chất dài hạn của
các hợp đồng bảo hiểm
nhân thọ và nhu cầu chi trả
có thể dự đoán khá chính
xác, nguồn quỹ tiền mặt lớn
nên quỹ bảo hiểm nhân thọ
thường được đầu tư vào các
loại chứng khoán dài hạn, ít
nhu cầu về đầu tư chứng
khoán ngắn hạn.
- Quỹ bảo hiểm được hình
thành từ phí bảo hiểm
mang tính chất tiết kiệm,
chiu sự kiểm soát đầu tư ra
nước ngoài →Khó khăn


4.Chính sách
phân phối lợi
nhuận ảnh hưởng
đến hoạt động
đầu tư của
DNBH.

DNBH phi nhân thọ có xu
hướng đầu tư ra nước ngoài

để tìm kiếm lợi nhuận cao.
- Các khoản chi của quỹ bảo
hiểm khó dự đoán được chắc
chắn, có thể là rất lớn nếu rủi
ro xảy ra mang tính chất thảm
họa → Đầu tư ngắn hạn có
tính thanh khoản cao.
- Nhân tố này không ảnh
hưởng đến hoạt động kinh
doanh của DNBH phi nhân
thọ.

trong việc tìm cách đầu tư
ra nước ngoài.
- Các khoản chi có thể
được dự đoán chính xác →
Quỹ được đầu tư vào các
khoản đầu tư dài hạn.

- Khi ký kết các hợp đồng
bảo hiểm có cam kết chia
lãi, phân phối lợi nhuận cho
người tham gia bảo hiểm
dưới hình thức chia lãi
hàng năm bằng tiền mặt
→NBH nhân thọ sẽ chú
trọng hơn vào mức thu
nhập ngắn hạn từ việc đầu
tư. Còn ngược lại, DNBH
nhân thọ sẽ tập trung đầu tư

vào các khoản đầu tư dài
hạn.
5.Giới hạn đầu tư. - Mua cổ phiếu, trái phiếu
- Mua cổ phiếu, trái phiếu
doanh nghiệp không có bảo
doanh nghiệp không có bảo
lãnh, góp vốn vào doanh
lãnh, góp vốn vào doanh
nghiệp khác tối đa là 35%
nghiệp khác tối đa là 50%
vốn nhàn rỗi tự dự phòng
vốn nhàn rỗi từ dự phòng
nghiệp vụ bảo hiểm.
nghiệp vụ bảo hiểm.
- Kinh doanh bất động sản,
- Kinh doanh bất động sản,
cho vay, ủy thác đầu tư qua
cho vay, ủy thác đầu tư qua
các tổ chức tài chính tín dụng các tổ chức tài chính tín
tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự dụng tối đa 40% vốn nhàn
phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
rỗi từ dự phòng nghiệp vụ
bảo hiểm.
6.Danh mục đầu
- Danh mục các khoản đầu tư - Dạnh mục đầu tư dài hạn
tư.
dài hạn rất hạn chế.
của các công ty bảo hiểm
nhân thọ lớn hơn nhiều so
với các DNBH phi nhân

thọ.
- Đầu tư vào danh mục có
- Đầu tư vào các danh mục
thời hạn ngắn và tính thanh
có thời hạn dài, tính thanh


khoản cao như trái phiếu, gửi
tiến ngân hàng, cho vay.
7.Đánh giá hiệu
quả đầu tư.

- Việc đánh giá hiệu quả đầu
tư đơn giản hơn
- Phương pháp đánh giá hiệu
quả đầu tư là phương pháp
giá trị hiện tại dòng. Giá trị
hiện tại dòng:

C
T
NPV= ∑ (1 + r ) − ∑
(1+ r )
n

i =0

i

n


i =0

i

i

• Nếu NPV ≥ 0: Danh mục
đầu tư lãi→DNBH có thể
xem xét danh mục đầu tư nào
có NPV lớn hơn có thể ưu
tiên để xem xét tiếp tục đầu
tư.
• Nếu NPV<0: Danh mục
đầu tư lỗ, cần phải được xem
xét lại.

khoản thấp như bất động
sản, cho vay thế chấp, cổ
phiếu.
- Việc đánh giá hiệu quả
đầu tư là phức tạp và khắt
khe hơn nhiều so với BH
phi nhân thọ.
- Đánh giá hiệu quả đầu tư
phải đưa chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận lên hàng đầu, không
chỉ đơn giản là đầu tư có
lời mà còn phải đảm bảo tỷ
suất lợi nhuận đầu tư thu

được phải lớn hơn lãi suất
kỹ thuật dùng để tính phí.

Câu 2: Tìm hiểu hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm
trên thị trường Việt Nam.
Trong nền kinh tế, các trung gian tài chính bảo hiểm là một kênh huy
động vốn đầu tư không thể thiếu và đầy tiềm năng. Bảo hiểm dài hạn vừa là
nguồn bổ sung vốn đầu tư phát triển, vừa là biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia,
đảm bảo và ổn định đời sống kinh tế - xã hội ở mỗi nước. Thị trường bảo hiểm
bùng nổ, vấn đề đầu tư tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm đã và đang trở thành
vấn đề sống còn.


Cách đây khoảng 5 năm, các DN bảo hiểm Việt Nam thường bị Vụ Quản
lý bảo hiểm (nay là Cục Quản lý và giám sát bảo hiểm) nhận xét là không quan
tâm đến công tác đầu tư vốn, mà chủ yếu chỉ gửi ngân hàng lấy lãi. Sở dĩ có hiện
tượng này vì khi đó số lượng các DN bảo hiểm còn ít, sự cạnh tranh trên thị
trường chưa khốc liệt, việc làm ăn của các DN này tương đối "dễ thở" nên họ
chưa chú ý nhiều đến đầu tư. Mặt khác, do chưa có nhiều kinh nghiệm đầu tư và
để đảm bảo an toàn vốn nên danh mục đầu tư của các DN bảo hiểm chủ yếu là
gửi tiết kiệm và mua trái phiếu chính phủ. Việc cho vay, nếu có, thì chủ yếu
dành cho các khách hàng lớn của DN.
Theo số liệu từ Hiệp hội Kinh doanh bảo hiểm Việt Nam, năm 2008 có
đến 17/26 DN bảo hiểm phi nhân thọ có kết quả kinh doanh lỗ, dù lĩnh vực này
đạt doanh thu 10.879 tỷ đồng, tăng 30,13% - cao nhất trong 6 năm qua, vượt chỉ
tiêu chiến lược phát triển đề ra đến năm 2010 là 20,8%. Nguyên nhân có thể kể
đến như: đội ngũ cán bộ còn thiếu chuyên nghiệp; công nghệ quản lý chưa đáp
ứng được nhu cầu tăng trưởng về doanh thu, số lượng hợp đồng bảo hiểm; khai
thác bảo hiểm chưa quan tâm tới đánh giá rủi ro để định phí bảo hiểm, tạo ra sự
cạnh tranh gay gắt bằng cách hạ phí bảo hiểm, mở rộng điều khoản bảo hiểm

một cách phi kỹ thuật… Tuy nhiên, các DN vẫn hạch toán có lãi, phần lớn được
bù đắp bởi hoạt động tài chính. Năm 2008, TTCK sụt giảm nên doanh thu từ
hoạt động tài chính của các DN bảo hiểm chủ yếu vẫn là tiền gửi tiết kiệm.
Dưới áp lực cạnh tranh ngày càng cao, phí bảo hiểm giảm, trong khi chi
phí bồi thường có xu hướng tăng, rất ít doanh nghiệp có lời từ hoạt động kinh
doanh bảo hiểm. Đầu tư tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp bảo hiểm bảo toàn
quỹ tài chính bảo hiểm, góp phần nâng cao tiềm lực tài chính và đứng vững
trong cạnh tranh. Thêm nữa, thu nhập từ đầu tư tài chính còn là nguồn để doanh
nghiệp bảo hiểm thực hiện các cam kết với khách hàng, nâng cao tính hấp dẫn
của các sản phẩm bảo hiểm. Hoạt động đầu tư trở thành nguồn thu chính cho hầu


hết doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia ngành
tài chính, danh mục đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm hiện nay còn hạn chế,
chỉ tập trung vào một vài sản phẩm tài chính nhất định. Trên thế giới, các công ty
bảo hiểm lớn coi đầu tư tài chính là hoạt động mang lại thu nhập chính và luôn
được coi trọng.
Thống kê sơ bộ cho thấy, hiện tại, khoảng 60% tổng giá trị danh mục được
các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào trái phiếu, 22% dưới dạng tiền gửi, phần
còn lại đầu tư vào thị trường vốn, bất động sản và một số lĩnh vực khác.
Thống kê của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cho thấy, tính đến hết quý
III/2009, trong số 11 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ chỉ có Bảo Việt và
Manulife Việt Nam, ngoài việc đầu tư vào trái phiếu hay gửi tiền tại ngân hàng
như những doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khác, là có hoạt động đầu tư góp
vốn vào doanh nghiệp khác hoặc kinh doanh bất động sản.
Trong đó tập đoàn Bảo Việt đạt doanh thu hợp nhất 4.055 tỷ đồng, bằng
41,7% kế hoạch năm, nhưng lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 842 tỷ đồng, bằng
108,6% kế hoạch năm. Lợi nhuận đạt cao, bên cạnh kết quả tăng trưởng nhanh
doanh thu và tiết kiệm chi phí trong những tháng đầu năm, phải kể đến việc hoàn
nhập dự phòng giảm giá chứng khoán khi TTCK hồi phục mạnh so với đầu năm.

Thực tế, quá trình mở cửa thị trường bảo hiểm đã kích thích các doanh
nghiệp bảo hiểm trong nước mở rộng kinh doanh để nâng cao năng lực cạnh
tranh, từ đó đầu tư trở lại cho nền kinh tế nhiều hơn. Theo số liệu thống kê của
Bộ Tài chính, đến cuối năm 2008, ngành bảo hiểm đã đầu tư trở lại nền kinh tế
khoảng 57.000 tỷ đồng, tăng hơn 10.000 tỷ đồng so với năm 2007. Năm 2009,
thị trường bảo hiểm tiếp tục có mức tăng trưởng ổn định và dự tính đóng góp vào
tăng trưởng chung của nền kinh tế với tỷ trọng doanh thu/GDP khoảng 2,3%.
Ngành bảo hiểm cũng đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 69.000 tỷ
đồng, tăng xấp xỉ 12.000 tỷ đồng so với năm 2008. Nguồn vốn đầu tư này không


chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội, mà còn giúp nguồn bảo tức của khách
hàng mua bảo hiểm được cao hơn. Tuy nhiên, doanh thu từ hoạt động đầu tư của
các doanh nghiệp bảo hiểm dù tăng nhưng vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm
năng. Năm 2009, doanh thu hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm
ước đạt 6.016 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2008; trong đó, doanh thu của các
doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 1.350 tỷ đồng, của các doanh nghiệp bảo
hiểm nhân thọ là 4.666 tỷ đồng .
Năm 2010, tổng doanh thu phí bảo hiểm 6 tháng đầu năm 2010 đạt 14.042
tỷ đồng (tăng 17,8% so với cùng kỳ năm 2009). Tong đó doanh thu phí bảo hiểm
phi nhân thọ đạt 7.996 tỷ đồng (tăng gần 26%), doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ
đạt khoảng 6.046 tỷ đồng (tăng 10%). Tổng doanh thu hoạt động đầu tư của các
DNBH trong nửa đầu năm 2010 đạt 3.321 tỷ đồng. Tổng số tiền bồi thường và
trả tiền bảo hiểm của toàn thị trường trong 6 tháng đầu năm 2010 là 3.979 tỷ
đồng.
Ông Đỗ Minh Hoàng, quyền Tổng giám đốc CTCP Bảo hiểm Ngân hàng
Nông nghiệp (ABIC) cho biết, hiện ABIC đang tập trung vào hai lĩnh vực chính
là kinh doanh bảo hiểm và đầu tư tài chính. Trong tương lai, ABIC sẽ mở rộng
đầu tư sang một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật. Hiện tại, đầu tư tại
ABIC đảm bảo tỷ lệ an toàn, cổ phiếu chiếm tỷ trọng khoảng 5% tổng nguồn vốn

đầu tư, trái phiếu khoảng 12%, còn lại là gửi tiết kiệm và đầu tư bất động sản.
Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm
nhân thọ được phép đầu tư vốn vào các lĩnh vực: mua trái phiếu chính phủ, trái
phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, tiền gửi tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;
mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào doanh
nghiệp khác tối đa là 50% vốn nhàn rỗi tự dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; kinh
doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các tổ chức tài chính tín dụng
tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Còn đối với doanh


nghiệp BHPNT: Mua trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh,
gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế; mua cổ phiếu, trái phiếu doanh
nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào doanh nghiệp khác tối đa là 35% vốn
nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm; kinh doanh bất động sản, cho vay, uỷ
thác đầu tư qua các tổ chức tài chính tín dụng tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự
phòng nghiệp vụ bảo hiểm. Việc đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo
đảm an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các
cam kết theo hợp đồng bảo hiểm. Thống kê sơ bộ cho thấy, hiện tại, khoảng 60%
tổng giá trị danh mục được các doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư vào trái phiếu,
22% dưới dạng tiền gửi, phần còn lại đầu tư vào thị trường vốn, bất động sản và
một số lĩnh vực khác.
Các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước có lợi nhuận từ hoạt động tài
chính cao và tăng so với năm 2008 như: Bảo Việt (240 tỷ đồng, tăng 46% so với
năm 2008), PVI (200,1 tỷ đồng, tăng 20,2% so với năm 2008), Bảo Minh (206 tỷ
đồng, tương đương mức của năm 2008), AAA (78,6 tỷ đồng, gấp 5 lần so với
2008), BIC đạt 89,6 tỷ đồng, Bảo hiểm hàng không dù mới đi vào hoạt động
nhưng lợi nhuận từ hoạt động tài chính đạt khá cao 66,2 tỷ đồng, Bảo hiểm Than
- Khoáng sản đạt 32,4 tỷ đồng, MSIG đạt 21,7 tỷ đồng, Furbon đạt 19,1 tỷ đồng.
Riêng các doanh nghiệp bảo hiểm liên doanh và 100% vốn nước ngoài,
mức lợi nhuận từ hoạt động tài chính có phần kém hơn, giảm 12% so với năm

2008, đạt 153,4 tỷ đồng.
Theo nhận xét của Cục Quản lý giám sát bảo hiểm, sở dĩ các doanh nghiệp
trong nước đạt được hiệu quả đầu tư cao hơn bởi hình thức đầu tư đa dạng hơn,
trong khi các doanh nghiệp bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư
dưới hình thức gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (chiếm gần 90%).
Ngoài hình thức gửi tiền, các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước còn đầu
tư dưới nhiều hình thức như: cho vay và ủy thác đầu tư (chiếm 13,95%, có xu


hướng giảm 25,65% so với năm 2008), góp vốn vào các doanh nghiệp khác tăng
56,45%, đạt 2.160 tỷ đồng (chiếm 11,18%), đầu tư bất động sản đạt 502,2 tỷ
đồng, tăng 5,29 lần so với năm 2008 và đầu tư vào trái phiếu Chính phủ tăng
49%, đạt 825 tỷ đồng.
Trong những năm gần đây xu hướng của các công ty bảo hiểm là đầu tư
vào trái phiếu công ty, vì so với cổ phiếu đầu tư vào trái phiếu công ty an toàn
hơn, và so với trái phiếu chính phủ nó có lãi suất đầu tư cao hơn. Hay là đầu tư
vào trái phiếu công ty có mức độ rủi ro cũng như lãi suất đầu tư có thể chấp
nhận được.
Để khơi thông dòng vốn đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm nhiều hơn
nữa, Bộ Tài chính đang tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách phát triển và
sắp xếp các doanh nghiệp bảo hiểm theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả
hoạt động, từng bước mở rộng phạm vi hoạt động ra thị trường quốc tế; khuyến
khích các thành phần kinh tế trong nước góp vốn tham gia hoạt động kinh doanh
bảo hiểm dưới hình thức công ty cổ phần; thành lập tổ chức bảo hiểm tương hỗ
trong các lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản... Trong năm 2010, Bộ sẽ nghiên cứu
xây dựng các cơ chế khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm huy động và sử dụng
có hiệu quả các nguồn vốn.
Bộ Tài chính dự báo, tốc độ tăng trưởng thị trường bảo hiểm năm 2010
tiếp tục phát triển ổn định ở mức từ 15%-20%. Doanh thu phí bảo hiểm năm
2010 ước đạt 29.147 tỷ đồng. Trong đó doanh thu phí bảo hiểm phi nhân thọ

khoảng 16.297 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2009; doanh thu phí bảo hiểm
nhân thọ khoảng 12.850 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2009. Doanh thu hoạt
động đầu tư toàn thị trường năm 2010 ước đạt 6.474 tỷ đồng.
Trên thế giới, ở nhiều tập đoàn bảo hiểm lớn, lợi nhuận chủ yếu đến từ đầu
tư, chứ không phải từ kinh doanh bảo hiểm đơn thuần. Chính vì thế, trong tương
lai gần, một số doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp bảo


hiểm phi nhận thọ, đã xác định sẽ mở rộng đầu tư sang một số lĩnh vực khác
nhằm đem lại hiệu quả hoạt động cao hơn.



×