Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Thực trang vấn đề xuất khẩu cafe sang thị trường thế giới của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.26 KB, 36 trang )

Cà phê của Việt Nam hiện nay được sử dụng rộng rãi nó không chỉ đáp
ứng nhu cầu của người dân trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam ra thị trường nước ngoài, đứng thứ hai thế giới sau Braxin
về xuất khẩu cà phê. Tuy nhiên, để chiếm lĩnh được thị trường cà phê trên
thế giới thì việc trồng, chế biến, quảng cáo cà phê ở nước ta phải có sự cải
tiến hơn, quy mô hơn nữa. Với xu thế hộ nhập kinh tế khu vực và thê giới,
cà phê cũng đóng vai trò quan trọng. Nó là một trong những mặt hàng nông
sản chủ yếu giúp nước ta phát triển hơn không chỉ so với các nước trong khu
vực mà khắc cả năm châu. Đó cũng chính là lý do mà tôi muốn tìm hiểu sâu
hơn về vấn đề này. Tôi hy vọng trong một tương lai không xa cà phê Việt
Nam sẽ được mọi người dân trên thế giới biết đến với các thương hiệu lớn
trên thị trường thế giới.
Là một sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường, nên vieecj thực tế của
tôi vềe lĩnh vực này còn có nhiều hạn chế, hy vọng các thầy cô giáo khi đọc
xong có thể góp ý cho em để đề tài hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân tành cảm ơn.

CHƯƠNG I. CÀ PHÊ VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.
1


1. Xuất xứ và đặc thù của cà phê Việt Nam.
Xuất xứ.
Dân tộc Việt Nam tự hào có bốn nghìn năm văn hiến gắn liền với nền văn
minh lúa nước. Trên dải đất hình chữ S từ thế kỷ XVIII trở về trước chưa hề
xuất hiện kỹ thuật trồng trọt, chế biến cà phê, cao su… Phải đến cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX người Pháp mới du nhập loại cây công nghiệp này vào
nước ta bắt đầu từ Quảng Bình, Sơn La, Ninh Bình, Thanh Hoá, Quảng Trị,
sau đó đưa vào các tỉnh phía Nam. Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nhiệt
đới phù hợp, chẳng bao lâu cà phê trở thành cây kinh tế mũi nhọn của Việt


Nam nhất là miền Trung- Tây Nguyên và Đông Nam bộ đặc biệt là khu vực
Buôn Ma Thuột.
Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ trước, người Pháp đã đặt chân lên
vùng Buôn Ma Thuột để khai thấc thế mạnh sinh thái, địa lý này. Họ đã lập
ra các đồn điền cà phê ở xung quanh địa bàn Buôn Ma Thuột như Defant,
Rossi,Cada, Chư H’lâm…và đã đua sản phẩm cà phê Việt Nam tiêu thụ ở
nhiều nước Châu Âu. Mặc dù ban đầu số lượng cà phê không lớn nhưng cà
phê Việt Nam ban đầu cũng đã chiếm được tình cảm của nhiều người
thưởng thức cà phê. Sau ngày miền Nam giải phóng, một số nước Đông Âu
và Liên Xô đã tìm đến Việt Nam để mở rộng hợp tác, liên kết đầu tư, sản
xuất cà phê. Việc hình thành các xí nghiệp cà phê Việt-Xô; Việt-Đức… và
nhiều nông trường cà phê là những mốc quan trọng nâng cà phê Việt Nam
thành hàng nông sản mũi nhọn xuất khẩu trong suôt hơn 20 năm qua.
Trong thời kỳ đổi mới, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, cà phê
Việt Nam đã có mặt trên 52 quốc gia trên thế giới, trong đó có những bạn
2


hàng rất khó tính, đòi hỏi khắt khe về chất lượng như: Mỹ, Nhật, một số
nước Tây Âu…Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chuẩn bị gia nhập WTO,
một số sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam được sản xuất tại các vùng địa lý
đặc thù đã được bảo hộ tên gọi, xuất xứ như: chè Shan Tuyết Mộc Châu,
nước mắm Phú Quốc… Đối với cà phê, sau gần một năm thực hiện và hoàn
tất các thủ tục, tháng 10/2005 Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp quyết định đăng bạ.
Các tài liệu gốc đã đăng ký phục vụ cho kiểm tra, kiểm soát gồm tài liệu xác
nhận đặc tính sản phẩm và quy trình kỹ thuật, chăm sóc, thu hoạch và chế
biến cà phê nhằm tạo dựng và bảo vệ uy tín của thương hiệu cà phê Việt
Nam.
Đặc thù của cà phê Việt Nam.
Vì cà phê sản xuất ra chủ yếu để xuất khẩu nên sự cạnh tranh của cà

phê Việt Nam trên thị trường quốc tế là ngày càng khốc liệt, giá cà phê
xuống thấp trong những năm 1999-2001 làm cho rất nhiều doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê phải lao đao, phá sản, các vườn cà phê sơ xác không đủ
tiền để chăm sóc chứ đừng nói đến phát triển. Nhưng không thể làm gì khác
được vì cà phê là cây có giá trị kinh tế cao, rất phù hợp với điều kiện tự
nhiên của vùng đất đỏ bazan trong đó tập trung nhiều ở hai vùng: Tây
Nguyên và Đông Nam bộ với diện tích hàng triệu ha. Khí hậu nhiệt đới gió
mùa, lượng mưa phân bố đều các tháng trong năm, nhất là những tháng cà
phê sinh trưởng. Cây cà phê cần hai yếu tố cơ bản là: Đất và nước thì cả hai
yếu tố ấy đều có ở nước ta.
Điều kiện để cây cà phê phát triển:
Thứ nhất: Phạm vi nhiệt độ thích hợp, chênh lệch nhiệt độ ngày đêm lớn,
đặc biệt vào giai đoạn thu hoạch.
3


Thứ hai: Độ cao so với mặt nwocs biển lý tưởng khoảng từ 350-600m.
Thứ ba: lượng mua phải đầy đủ trong giai đoạn phát triển quả và hình thành
hạt.
Thứ tư: Nền đất phì nhiêu, đó là đất đỏ bazan, tính chất vật lý lý tưởng, độ
phì nhiêu cao.
Như vây, với những điều kiện thuận lợi như trên và với những chính sách
mà nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê thì
chúng ta tin tưởng răng cà phê Việt Nam sẽ có một chỗ đứng an toàn trên thị
trường thế giới.
2. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Cà phê là một trong những loại hàng hoá được buôn bán nhiều nhất, được
sản xuất ở trên 60 nước đang phát triển và được tiêu thụ chủ yếu ở các nước
phát triển với kim ngạch bán lẻ hàng năm đạt tới hơn 70 tỷ USD. Có ít nhất
14 nước có thu nhập xuất khẩu chiếm 10% và hơn nũa là cà phê cũng rất

quan trọng đối với đời sống của nông dân, vì có đến trên 70%sản xuất cà
phê trên thế giới là do những trang trại nhỏ dưới 10 ha sản xuất. Người ta
ước tính rằng việc trồng cà phê đem lại cuộc sống cho khoảng 25 triệu người
và có đên 100 triệu người đang tham gia trong ngành cà phê, từ việc trồng
trọt đến chế biến và phân phối trên thế giới.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam niên vụ 1992-1993.
Niên vụ
1992-1993
1993-1994
1994-1995
1995-1996
1996-1997
1997-1998

Lượng xuất khẩu(tấn)
130500
158520
212038
233000
346000
382000

Tốc độ tăng(%)
65
21,5
33,7
9,8
48,5
10,4
4



1999-2000

660000

72,7

Cà phê Việt Nam là cây công nghiệp gắn liền với xuất khẩu(trên 95%
cà phê sản xuất là để xuất khẩu). Nên quy mô sản xuất chủ yếu phụ thuộc
chủ yếu vào thị trường thế giới.
2.1. Khái quát tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam.
Cà phê Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm, đã một thời cà phê Việt Nam
đứng trước sóng gió do tình hình tiêu thụ và giá cả xuốn thấp, phần lớn tư
nhân trồng cà phê chặt bỏ để trồng các cây khác có hiệu qủa hơn. Đầu những
năm 1980, cả nước mới có khoảng 20 ngàn ha, với sản lượng không quá 10
ngàn tấn. Đến năm 1995 đã có khoảng 186 ngàn ha, với sản lượng 218,1
ngàn tấn, đạt năng suất bình quân 21,8 tạ cà phê nhân khô. Diện tích cà phê
phát triển tương đối nhanh, đến năm 1997 cả nước có tới 240 ngàn ha với
sản lượng 400 ngàn tấn, năm 1998 có tới 230 ngàn ha với sản lượng 402,5
ngàn tấn.
Diện tích trồng cà phê nhiều nhất là ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ,
chiếm 80-90% diện tích và 85-98% sản lượng cà phê của cả nước. Việt Nam
là một trong 3 nước sản xuất cà phê lớn nhất khu vực. Trong những năm gần
đây sản xuất cà phê đã có nhiều tiến bộ vượt bậc có tính “bùng nổ”, đặc biệt
là năng suất rất cao so với thế giới. Năm 1988, Việt Nam đã chính thức gia
nhập tổ chức cà phê thế giới (ICO). Hiện nay, Việt Nam đã thành lập 3 trung
tâm giống cà phê ở 3 miền chủ yếu trồng cà phê Robusta chiếm 65% diện
tích, tập trung ở vùng Tây Nguyên và Đông Nam bộ, còn lại là cà phê chè
Arabca chiếm 35%.Tây Nguyên là vùng chuyên canh cà phê tập trung lớn

nhất của cả nước gồm 4 tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng chiếm
5


tới 55% diện tích và 60% sản lượng cả nước, cà phê có chất lượng cao, thơm
ngon, được thị trường thế giới ưa chuộng.
Nước ta sản xuất cà phê chủ yếu để xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng trong nước
không đáng kể, chiếm khoảng 10% sản lượng cà phê. Việc sản xuất và xuất
khẩu cà phê chủ yếu là cà phê Robusta nên sự cạnh tranh diễn ra khá mạnh
giữa các nước trồng và xuất khẩu cà phê Robusta trên thế giới như: Braxin,
Achentina, Indonexia...
2.2 Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong thời gian qua.
Năm 1994, giá cà phê thế giới tăng đột biến do nạn sương muối ở Braxin
phá huỷ phần lớn diện tích cà phê ở các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê
lớn nhất thế giới, làm cung cà phê thế giới giảm mạnh. Giá tăng ttrong điều
kiện thương mại ngày càng tự do đã khuyến khích người trồng cà phê ở Việt
Nam mở rộng diện tích. Năm 1994 đến năm 2000diện tích trồng cà phê tăng
nhanh bình quân 23,9%. Trong khi đó sản lượng tăng trên 20%/năm ( các
năm 1994,1995,1996 sản lượng tăng thậmm chí còn cao hơn, với tỷ lệ tương
ướng lần lượt là 48,5%; 45,8%; và 33% ). So với năm 1980, diện tích cà
phê năm 2000 tăng gấp 23 lần và sản lượng gấp 83 lần. Nhưng năm 2004
lượng cà phê xuất khẩu đã đạt 906000 tấn. Nếu chỉ nhìn vào con số này,
không ai không phấn khởi về thành tích vượt bậc của sản xuất và xuất khẩu
cà phê Việt Nam. Nhưng việc tăng ồ ạt diện tích trồng cà phê ở Tây Nguyên
đã làm tăng cung và tác động giảm giá cà phê thế giới đã ảnh hưởng trực
tiếp tới thu nhập của người trồng cà phê. Trước tình hình đó, chính phủ phải
áp dụng một loạt chính sách hỗ trợ người trồng cà phê như khoanh nợ, giảm
nợ cho người sản xuất và chế biến cà phê.

6



Vụ thu hoạch cà phê tháng 1/2003, lượng cà phê thu họch chưa nhiều do
giá chào bán cao và ảnh hưởng của các hoạt động đầu cơ. Trong niên vụ đó,
sản klượng cà phê củ Việt Nam đạt 600.000 tấn
Một trong những nguyên nhân làm cho cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt
thấp là do các nhà sản xuất không đủ vốn để thanh toán ngay cho mỗi đợt
mua hàng. Một nhà giao dịch nước ngoài đã giả thích: “ nông dân cho rằng
giá cà phê sẽ lên, nên họ chờ cho mức giá có lợi nhất mới bán ra”
Cũng vào thời điểm tháng 1/2003 cà phê Robusta được bán với giá 10.000
đồng/kg,các nhà xuất khẩu cũng chào bán cà phê Robusta loại 5% đen, vỡ
với giá FOB khoảng 700-710USD/tấn. Tương tự trong tháng 3/2003, các
nhà xuất khẩu choà bán giá FOB thấp hơn giá cà phê cùng loại trên thị
trường LonDon từ 95-100USD/tấn, trong khi khách hàng đòi khaỏng 110
USD/tấn do đó việc tiêu thụ cà phê của Vidệt Nam trên thế giới gặp rất
nhiều khó khăn. Để làm giảm khó khăn cho cá doanh nghiệp kinh doang
xuất khẩu cà phê, tại hội nghị quốc tế về cà phê diễn ra tại TP Hồ Chí Minh,
ông Thomas Lines cố vấn chích sách thương mại của tổ chức Oxfam(Anh)
khẳng đinh: Kế hoạch tiêu huỷ 300.000 tấn cà phê chất lượng kém là hoàn
toàn khả thi vì theo ông biện pháp này nhằm hỗ trợ giá lên.
Trong năm 2004, trên thị thường thế giới, vượt qua ngưỡng
800USD/taasn, giá cà phê Robusta đạt 826USD/tấn. Thị trường cà phê
Arabica tuy không giữ được mức cao song cũng đạt trên 80 UScent/lb. Thời
tiết tại Braxin là yếu tố ảnh hưởng lớn tới sự biến động giá trên thị trường cà
phê. Lo ngại về khả năng sương giá gây hại cho cà phê các nước sản xuất,
xuất khẩu cà phê lớn nhát thế giới, hoạt động mua vào cuả các nhà đầu cơ và
quỹ hàng hóa được tăng cường, đẩy giá lên cao. Khi những đợt giá rét qua
đi, không có dáu hiệu của sươnh gía, thị trường lại có chiều hướng giảm sút
vì hoạt động thanh lý của các quỹ hàng hoá và cá nhà đầu cơ.
7



Ở Việt Nam, sự lên giá của thị trường thế giới đã góp phàn đẩy giá cà phê
trong nước lên cao, đem lại lợi ích cho người trồng cà phê. Tuy nhiên, các
doanh gnhiệp xuất khẩu lại gặnp nhiều khó khăn vì lượng cà phê giảm do
chưa đến vụ thu hoạch mới và giá xuất khẩu còn rất thấp so với giá trên thị
trường thé giới. Theo hiệp hội cà phê-cacao Việt Nam, trong 9 tháng đầu
năm 2004, cả nước xuất khẩu được 751.000 tấn cà phê đạt kim nghạch 500
triệu USD, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước. Và Mỹ vẫn là quócc gia
đứng đầu về nhập khẩu cà phê của Việt Namvà giá vẫn ổn định. Niên vụ
2003-2004 cả nước đạt 790.000 tấn cà phê tăng 10% so với niên vụ 20012002.
Cuối năm 2004 cho đến nay giá cà phê các loại đã liên tục tăng trên thị
trường giao dịch thế giới và hiện đã đạt mức kỷ lục trong gần 6 năm qua.
Theo Bộ Thương Mại, trong 5 tháng đầu năm 2005 đã có 7 mặt hàng xuất
khẩu đạt từ 500 triệu USD trở lên chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu của
cả nước bao gồm: Dầu thô đạt 2,825 tỷ USD; dệt may đạt 1,605 tỷ USD; dày
dep đạt 1,102 tỷ USD; thuỷ sản đạt 862 triệu USD; gạo đạt 647 triệu USD;
sản phẩm gỗ đạt 617 triệu USD; điện tử-máy tính đạt 546 triệu USD và huy
vọng trong cuối năm 2005 cà phê sẽ nằm trong số những mặt hàng đạt từ
500 triệu USD trở lên.
Cũng trong 2005, theo tin tức của trung tâm thông tin thương mại, giá cà
phê nguyên liệu giảm trung bình từ 2000-2500 đồng/kg cụ thể giá cà phê
loại 1 chỉ còn 15.000-15.700 đồng/kg; loại 2 từ 14.500-14.800 đồng/kg đặc
biệt giá FOB của cà phê robusta chỉ còn 980-990 USD/tấn. Và hiện nay
lượng cà phê bán ra của nông dân không còn nhiều, các nhà vườn đang chủ
yếu tận dụng mùa mưa để chăm sóc cây chuẩn bị cho mùa thu hoạch sau
nêm giá giảm trước mắt không ảnh hưởng nhiều đến người nông dân. Theo
dự báo của Bộ Thương Mại, việc tăng giá trong thời gian qua chỉ là thuận lợi
8



ngắn hạn, về lâu dài, tthi trường cà phê thế giới vẫn trong tình trạng cung lớn
hơn cầu. Vì vậy, để giữ giá nông dân cần nên tập trung chăm bón để nâng
cao chất lượng cà phê, các doanh nghiệp Việt Nam cần làm tốt công tác sơ
chế sau thu hoạch để giữ ổn định chất lượng cho xuất khẩu.
Giá trị kim nghạch xuất khảu cà phê năm 2005 đạt 725 triệu USD bằng
113,1 so với năm 2004 và trong 2 tháng đầu năm 2006 cà phê đạt 165 triệu
USD bằng 101,8 so với cùng kỳ năm 2005.
2.3 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Hiện nay, có một số thị trường tiêu thụ cà phê của Việt Nam với số lượng
khá lớn, tương đối ổn định, có giá tôt và chúng ta nên duy trì: Các nước
trong khối ASEAN, một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung
Quốc… các nước Châu Âu như Pháp, Đức, Anh, Thuỵ Sỹ, Đan Mạch, Italia,
Rumani…một số nước thuộc Châu Mỹ, Châu Úc và Trung Đông. Hiện có
Mỹ, Angeria, Ấn Độ…là những nước nhập khẩu với một số lượng rất lớn cà
phê của Việt Nam.
Đối với Angeria,theo số liệu thống kê của cục hải quan Angeria, Việt Nam
hiện là nước xuất khẩu cà phê nhiều thứ ba vào nước này với số lượng là
7000 tấn, chỉ đứng sau Côte D’ivoire ( 59.831 tấn) và Indonexia (10.746
tấn). Angeria là một trong những nước tiêu thụ cà phê hàng đầu thế giới,
Trong 9 tháng đầu năm 2004 Angeria đã nhập hơn 92.685 tấncà phê với
tổng kim ngạch nhập khẩu xấp xỉ 82,8 triệu USD.
Đối với Ai Cập, Theo thương vụ Việt Nam tại Ai Cập Việt Nam hiện là
nhà cung cấp cà phê lớn thứ tư cho thị trường Ai Cập, chiếm 5% thị phần,
sau Indonexia (50%),Ấn Độ 16%, Braxin (15%). Quốc gia này không trồng
cà phê mà dụa chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Lợi thế duy nhất của cà phê

9



Việt Nam là giá rẻ. Số liệu của cơ quan hải quan Ai Cập cho thấy, mức giá
trung bình của cà phê Việt Nma năm 2003 là 866 USD/ tấn.
Điểm yếu của cà phê Việt Nam là hạt nhỏ, chất lượng không đồng đều và
hương vị chưa phù hợp với nhu cầu của người dân nước này. Năm 2003
khối lượng cà phê Việt Nam xuất khẩu ssang Ai Cập là 249 tấn, trị giá
230.000 USD. Trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa có cjiến
lược xâm nhập thị trường Ai Cập lâu dài, chỉ làm ăn mang tính thời vụ,
nhiều lúc gây mắt uy tín trầm trọng. Hàng xuất khẩu của Việt Nam chưa đáp
ứng được yêu cầu của thị trường Ai Cập do chất lượng chưa cao và các
doanh nghiệp cũng chưa nắm bắt được yêu cầu cụ thể về chỉ tieu thương
phẩm, mẫu mã, bao bì đóng gói. Các hoạt động xúc tiến thương mại như:
quảng cáo sản phẩm, tham dự hội chợ triển lãm… Chưa được đẩy mạnh tại
thị trường Ai Cập. Những chuyến thăm và khảo sát thị trường Ai Cập của
các đoàn chính phủ và doanh nghiệp chưa thực sự phát huy được hiệu quả
mong muốn. Nhu cầu tiêu thụ cà phê của Ai Cập trong những năm gần đây
khoảng 6000-7000 tấn/ năm, phần lớn là cà phê nhân chiếm 95% về khối
lượng và 85% về giá trị, còn lại là cà phê chế biến. Với mặt hàng cà phê
nhân, cà phê vối chiếm 55% và cà phê chè là 45%. Nhu cầu này tăng khoảng
5%/ năm do dân số Ai Cập trong những năm gần đây tăng đòng thời do xu
hướng chuyển sang uống cà phê của người dân Ai Cập và của du khách
nước ngoài tăng mạnh. Điều đó tạo ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp
xuất khẩu cà phê của Việt Nam, bới Ai Cập là thị trường tiềm năng rất lớn.
Ngoài ra, chúng ta còn rất nhièu thị trường khác như: Nga, Bồ Đào
Nha...
Có thể nói, một tương lai tươi sáng đang ở phía trước cho thị trường xuất
khẩu cà phê của Việt Nam và đã đến lúc chúng ta cần phải nghiên cứu
nghiêm túc, đầy đủ và có một tâm hồn, một bầu nhiệt huyết để khai thác giá
10



trị không phải chỉ về mặt kinh tế mà cả sinh thái, nhân văn, môi trường, diện
mạo cho cây cà phê Việt Nam để cây cà phê Việt Nam không chỉ nổi tiếng
về năng suất, chất lượng với săn lượng đứng thứ hai thế giơisau Braxin mà
còn là sản phẩm hàng hoá được hàng triệu người trong cả nước, hàng tỷ
người trên thế giới thưởng thức, mến mộ.
3. Thị trường cà phê thế giới.
Tiêu thụ cà phê của thế giới phụ thuộc vào mức sống và trình độ cộng
nghiệp hoá ở mỗi nước. Khoản 25% sản lượng cà phê thế giới ( tương đương
23 triệu bao) do các nước trồng cà phê tiêu thụ; 75% được tiêu thụ tại các
nước nhập khẩu ( tương đương 95 triệu bao) Tổng mức tiêu thụ cà phê toàn
thé giới đẵtng liên tục trong giai đoạn 1995,1996,2000 với tốc độ tăng
trưởng bình quân 2.05%/ năm. Trong đó tốc độ của các nước xuất khẩu cà
phê tăng 2.25%/ năm trong thập niên 90; các nước xuất khẩu 1.5%/ năm.
Trong thời gian vừa qua cà phê các loại trên thị trường thế giới liên tục
giảm mạnh, trước ảnh hưởng của đồng USD lên giá và xu hướng bán ra cuar
các nhà đầu cơ. Có thông tin thời tiết đang tạo điều kiện thuận lợi cho cây cà
phê phát triển tốt đã gây nhiều sức eps lên thị trường thế giới. Tuy nhiên xu
hhướng giá giảm sẽ không kéo dài trỏng trong thời gian tới do nguồn cung
trên toàn cầu giảm.
Trên thị trường Châu Á, giá cà phê cũng không nằm ngoài xu hướng đó
bởi tại thị trường này luôn chịu sự tác động lớn tại các thị trường giao dịch
New DiLân và LonDon. Trong bối cảnh nông dân găm hàng chờ giá phục
hồi và hầu hết thương gia dự định tăng khôní lượng giao dịch trong ngắn hạn
nếu giá kỳ hạn tăng thêm 30-40 USD. Giới giao dịch cho hay, các nhà xuất
khẩu cà phê của Việt Nam đang tăng cường bán ra, do e ngại rằng giá cà phê
sẽ tiếp tục giảm, khi Indonexia bắt đầu thu hoạch cà phê.
11


Trong khi đó Indonexia sẽ bắt đầu thu hoạch cà phê chính vào tháng

5/2006, nhưng ngay trước khi vụ thu hoạch bắt đầu các hoạt động bán cà phê
cũng sẽ dần tăng lên. Theo hãng EO.Licht (Đức) xuất khẩu cà phê của
Indonexia trong hai tháng đầu năm nay đã giảm 6.6% xuống 38,892 tấn.
Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn đạt 104,90 UScent/bb,trong khi
đó giá cà phê robusta tại Lon Don cũng giảm 100USD/ tấn xuống còn 112,7
USD/ tấn.
Côlombia đã bắt đầu xuất khẩu cà phê sang Braxin-nước xuất khẩu cà phê
lớn nhất thế giới với 500 bao loại 60 kg. Côlombia là nước xuất khẩu cà phê
lớn thứ ba thế giới sau Braxin và Việt Nam, dự định dần dần sẽ tăng lượng
cà phê xuất khẩu sang Braxin. Trong năm 2004/2005, xuất khẩu cà phê
Côlombia đã tăng lên 10,81 triệu bao loại 60kg, từ 10,26 triệu bao năm
2004, đạt tổng giá trị 1,5 tỷ USD nhờ giá cà phê trên thế giới tăng cao.
Theo hội đồng cà phê Braxin, uỷ ban về chính sách cà phê thuộc bộ nông
nghiệp nước này ủng hộ quyết định của ngành cà phê đưa vấn đề EU đánh
thuế nhập khẩu cà phê tan của Braxin ra bàn thảo tại WTO. Tháng 1/2006,
EU đã đánh thuế 9% cho tất cả các loại cà phê tan của Braxin.Braxin là nước
xuất khẩu cà phê hàng đầu thé giới, theo dự đoán của Uỷ ban cà phê quốc
gia Braxin sản lượng cà phê của nước này niên vụ 2006/2007 sẽ thấp hơn dự
báo ban đầu dẫn tới khan hiếm nguồn cung trên toàn cầu. Do đó, sản lượng
cà phê của Braxin giảm chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới cung trên toàn cầunhất
là khi nhu cầu cà phê trên thế giới đang tăng lên. Sản lượng cà phê niên vụ
2006/2007 của Braxin dự đoán sẽ đạt 45 triệu bao, trong khi Việt Nam sẽ đạt
sản lượng cà phê là 12 triệu bao.
Sản lượng cà phê thế giới niên vụ 2006/2007 dự báo ở mức 121 triệu bao,
trong khi sản lượng vụ 2004/2005 ước đạt 107,15 triệu bao, gồm 69 triệu
bao Arabica và 38 triệu bao Robusta. Theo tổ chức cà phê thế giới (ICO),
12


tồn kho cà phê đầu vụ 2005/2006 ở những nước xuất khẩu là 23,35 triệu bao,

giảm 16,94% so với vụ 2004/2005; tồn kho cà phê hạt ở các nước nhập khẩu
vào cuối tháng 12/2005 gồm cả những cảng miễn thuế là 20,9 triệu bao tăng
3,4% so với cùng kỳ thời điểm năm 2004.
Biểu1:
Cung cầu cà phê thế giới.
2002/2003
Sản lượng
130.872
Nam Mỹ
44.296
Braxin
28.820
Colombia
11.097
Mexico và Trung Mỹ 17.096
Mexico
4.550
Guatemala
3.610
Honduas
2.968
Châu Á và Châu Đại 28.757

ước 2003/2004
114.852
56.261
39.272
11.500
115.594
3.867

3.450
2.750
27.424

2004/2005
110.010
52.150
34.300
11.800
16.340
3.968
3.680
2.980
24.910

Dương.
Việt Nam
Indonexia
Ấn Độ
Papua New Guinea
Châu Phi
Ethiopia
Uganda
Bờ biển Ngà
Tiêu thụ
Nước nhập khẩu
nước sản xuất
Tồn cuối vụ.

12.500

7.538
4.850
1.002
15.573
5.000
2.750
1.950
115.550
87.000
28.550
40.426

10.600
6.950
5.247
1.200
16.660
5.200
2.900
2.350
117.000
87.500
29.500
33.486

15.230
6.571
4.495
1.147
13.723

3.874
2.510
2.689
133.800
86.260
27.540
41.126

Biểu 2: Xuất khẩu cà phê thế giới.

13


2002/2003
Tổng cộng
Braxin
Colombia
Việt Nam
Indonexia
Ấn Độ
Honduras
Ethiopia
Guatemala
Uganda
Bờ biển Ngà
Peru
Costa Rica.

89.840
23.380

10.770
15.750
4.910
3.930
3.660
2.435
3.345
2.350
2.550
2.575
1.560

Ước 2003/2004 Dựbáo
92.530
26.200
11.070
12.000
5.500
4.505
3.440
3.250
3.250
2.570
1.920
2.921
1.430

2004/2005.
88.900
23.000

11.500
10.500
5.040
4.900
3.700
3.400
3.500
2.700
2.300
2.600
1.500

14


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT
NAM SANG THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI.
Lịch sử phát triển cây cà phê ở nước ta đã có từ rất lâu đời, nhưng phát
triển nhanh với quy mô lớn, bắt đầu sau năm 1975 khi đất nước thống nhất
và đi lên chủ nghĩa xã hội, nhưng tăng tốc thực sự từ khi đất nước bbước vào
thời kỳ đổi mới. Nếu năm 1976, quy mô sản xuất mới chỉ 19 nghìn ha diện
tích với sản lượng 6,1 nghìn tấn thì năm 1986 lên tới 65,6 nghìn ha và 202
nghìn tấn, năm 1999 là 397 nghìn ha và 486,8 nghìn tấn. Năm 2000 trên 430
nghìn ha và 680 nghìn tấn. So với năm 1976 thì năm 2000diện tích cà phê
tăng 21,6 lần và sản lượng tăng gấp 116,5 lần. Đáng chú ý là hiện nay ở
nước ta đã hình thành vùng cà phê tập trung là Tây Nguyên và Đông Nam
bộ, trong đó Đăk Lăk là tinhdr có diện tích và sản lượng cà phê lớn nhất cả
nước, đồng thời cũng là địa phương có tốc độ tăng trưởng sản lượng cà phê
nhanh nhất : năm 2000 đạt trên 350 nghìn tấn, tăng gấp 2,3 lần so với năm
1995 (150 nghìn tấn). Kế đến là Lâm Đồng, khoản 100 nghìn tấn, Gia Lai 70

nghìn tấn và Đồng Nai 30 nghìn tấn-chủ yếu là cà phê vối.
Cà phê Việt Nam là cây công nghiệp gắn liền với xuất khẩu rất chặt chẽ
(trên 95% cà phê sản xuất là để xuất khẩu). Nên quy mô sản xuất chủ yếu
phụ thuộc chủ yếu vào thị trường cà phê thế giới. Năm 2000, sản lượng cà
phê xuất khẩu của Việt Nam đã lên tới 694 nghìn tấn, đứng thứ hai thế giới
sau Braxin. Nếu so với các năm trước đó, chúng ta mới thấy tốc độ phát triển
của Việt Nam là đột biến: năm 1995 là 248,1 nghìn tấn nhân khô; 1996 là
283,7 nghìn tấn; 1997 là 391,6; 1998 là 382; 1999 là 482 nghìn tấn; Giá trị
xuất khẩu cà phê nhiều năm liền đứng thứ hai trong số các mặt hàng về nông
sản xuất khẩu chỉ sau gạo, nhưng có những năm do giá cà phê thế giới tăng
nên giá trị xuất khẩu cà phê đã vwotj giá trị xuất khẩu gạo. Cà phê được giá
càng làm cho cơn sốt đaats cà phê Tây Nguyên lên cao. Rừng Tây Nguyên
15


và Đông Nam bộ bị chặt phá để chuyển sang trồng cà phê với quy mô mỗi
năm đạt vài nghìn ha. Nhân dân vùng Tây Nguyên nhất là Đăk Lăk, Lâm
Đồng giàu lên nhời cây cà phê, nhờ giá cà phê thế giới đứng ở mức cao. Lợi
thế xuất khẩu cà phê trong những năm đó được coi là phát huy tối đa nên từ
nông trường, lâm trường đén nhân dân ở các thành phố, thị xã trong vùng và
cả TP Hồ Chí Minh đổ về Tây Nguyên để kinh doanh cà phê. Ttình hình
mua bán, cầm cố, sang nhượng vườn cà phê trở nên phổ biến và sôi động.
Phong trào đàu tư thâm canh cây cà phê được đẩy lên cao nên năng suất cà
phê nước ta từ 1 tấn năm 1990 tăng 1,5 tấn thời kỳ 1999-2000.
Theo thống kê sơ bộ, cả nước hiện có khoảng 550 nghìn ha cà phê, trong
đó 70% là cà phê dân doanh tập trung ở khu vực Tây nguyên. Tổng sản
lượng niên vụ 2000-2001 khoảng 800 nghìn tấn cà phê nhân, trong đó hơn
95% là dành cho xuất khẩu. Năng suất bình quân đạt từ 1,5 tới 2 tấn/ha tuỳ
theo vùng và độ tuổi của vườn cà phê. Giá thành bình quân, theo tính toán sơ
bộ, vào khoảng 8-9 nghìn đồng đối với cà phê dân doanh là 11 nghìn

dồng/kg đối với cà phê quốc doanh. Với giá thành này, mỗi kg cà phê xuất
khẩu đang bị mất giá từ 2.500-5000 đồng/kg, tuỳ chủng loại. Nếu giá xuấ
khẩu FOB không được cải thiện thì người sản xuất sẽ bị hụt thu khoảng
1.600 tỷ đồng so với giá thành.
2.1 Những khó khăn của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê.
Mặc dù cà phê của Việt Nam là mặt hàng nông sản đứng thứ hai thế giới
sau gạo về kim nghạch xuất khẩu và cà phê Việt Nam đã có mặt ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới… Nhưng cà phê Việt Nam gặp không ít những
khó khăn, thách thức. Bắt đầu từ năm 2000.
Thứ nhất: Ở trong nước: Mặc dù, cà phê Việt Nam có tốc độ phát triển
nhanh vầ số lượng, nhưng chất lượng dường như chưa được quan tâm đúng
16


mức, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với diện tích trồng tăng một
cách tự phát, thiếu sự quản lý điều tiết của các ngành chức năng. Ngoài ra
yếu tố thời tiết nắng mưa thất thường cũng làm cho cà phê lúc được mùa, lúc
thất bát, cảnh tượng được mùa, rớt giá thường xuyên tái diễn, vì thế thị
trường cà phê Việt Nam luôn trong tình trạng khi thiếu, khi thừa. Người trực
tiếp hứng chịu những thiệt thòi không ai khác chính là người nông dân.
Cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là cà phe xanh nguyên liệu, giá
cả thường bấp bênh, phụ thuộc giá thị trường càphê thế giới. Người tiêu
dùng ở các nước nhập khẩu hầu như chưa biết tới tên tuổi , thương hiệu cà
phê Việt Nam là bao…Những lĩnh vực này còn tồn tại phần nào là do lĩnh
vực chế biến còn nhiều hạn chế nên đã phải chịu thua thiệt đủ đường vì
không có khoản thu thêm giá trị gia tăng từ chế bíe, vừa khồn khuếch trương
được thương hiệu cà phê Việt Nam.
Khi Việt Nam bắt đầu hội nhập kinh tế toàn cầu, cơ hội cho sản xuất,
tieu thụ hàng hoá lại nảy sinh thêm nhiều bất cậpvới những sự canh tranh
mới giữa các khu vực thị trường, thiếu bình đẳng giữa các nhà sản xuất và

nàh nhập khẩu thông qua các rào cản thuế quan, qua việc đánh giá chất
lượng theo chuẩn mực quốc tế, giá cả thị trường cà phê trong và ngoài
nước…
Thứ hai: Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam quay ngược theo chiều
hwongs hết sức bất lợi trên thị trường quốc tế. Theo số liệu báo cáo của Hiệp
hội cà phê-cacao Việt Nam (VICOFA) ở thời điểm tháng 10/1999, giá xuất
khẩu FOB bình quân là 1032,4 USD/tấn thì đến tháng 6/2000 giá tụt xuống
chỉ còn 706,8 USD/tấn và đến nay giá loại 1 còn 670 USD/tấn, loại 2: 620
USD/tấn. Một nguyên nhân chính làm cho cà phê Việt Nam không bán được
giá cao so với một số nước trong khu vực như Indonexia, Thai Lan… là do
chất lượng cà phê xuất khẩu kém, phải chấp nhận trừ lùi khá cao so với giá
17


Lon Don, bình quân của niên vụ này là 250 USD/tấn, có thời điểm lên tới
340 USD/tấn. Cũng theo báo cáo trên, mặc dù sản lượng cà phê xuất khẩu
tăng 54.43% nhưng kim ngạch lại giảm 4.73%, ước tính thiệt hại từ 50-100
triệu USD.Bên cạnh yếu tố giá cả biến động chung của cà phê thế giới,
nguyên nhân chính dẫn đến cà phê Việt Nam thiếu sức cạnh tranh trên thị
trường quốc tế vẫn là do chất lượng sản phẩm cà phrê chưa cao. Tại trung
tâm ngiên cứu và kiểm nghiệm cà phê thì được biết: Chất lượng cà phê do
người nông dân sản xuất ra rất thấp so với tiêu chuẩn xuất khẩu( trong
trường hợp này không loại trừ một số đơn vị trực tiếp sản xuất, kinh doanh
xuất khẩu) nhưng tỷ lệ hạt đen, hạt mốc, hạt lên men, hạt màu xanh mực…
quá cao. Tiếp đó là các mùi lạ xuất hiện, mùi khói, mùi dầu do phơi sấy
không đảm bảo, mùi hoá chất…sản sinh trong quá trình chế biến, trong bảo
quản thường để độ ẩm cao quá giới hạn cho phép. Những bất ổn của chất
lượng cà phê là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều nhà nhập
khẩu e ngại và giảm mua cà phê Việt Nam mặc dù vẫn công nhận cà phê
Việt Nam thuộc loại hàng đầu thế giới. Tuy nhiên đó mới chỉ là phần nổi. Vì

vậy, dù cho các đơn vị xuất khẩu có gia công chế biến, phân loại kỹ càng đi
chăng nữathì cũng chỉ là biện pháp nhất thời để có hàng xuất khẩu chứ thực
chất của hạt cà phê được quyết định ngay từ công đoạn thu hoạch, chế bién,
bảo quản…ở mỗi hộ nông dân. Do vậy đã đến lúc người dân phải thực sự
thấy rõ việc nâng cao chất lượng sản lượng cà phê là một yêu cầu cấp bách
hiện nay, không nên phó mặc cho giới king doanh hay trông chờ vào sự ăn
may như hiện nay và chính họ là người đóng vai trò chủ đạo trong cuộc cách
mạng về chất lượng này.
Thứ ba: Quy mô và tốc độ phát triển sản xuất ở nước ta có quan hệ trực
tiếp với quan hệcung-cầu trên thị trường cà phê thế giới, nhất là các nước
sản xuất cà phê và thị trường tiêu thụ cà phê. Giá cà phê thế giới không ổn
18


định, lên xuống thất thường. Năm 1992 đã có lúc giá cà phê Robusta chỉ còn
600 USD/tấn. Nhưng đến năm 1994, giá cà phê Robusta lại tăng mạnh, có
thời điểm đạt 4.000 USD/tấn. Giá cả diễn biến phản ánh tình hình cung-cầu
cà phê thế giới và tình hình tồn kho ở các nước tiêu thụ. Năm 1998, do hậu
quả của Elnino, sản lượng cà phê thế giới giảm nên giá cà phê tăng 23% so
với năm 1997 nhưng 1999và 2000 lại sút lớn. Đến tháng 12/2000, giá cà phê
nhân của nước ta rớt xuống dưới mức 5.000 đồng/kg thấp nhất từ trước đến
nay.
Thứ tư: Theo thống kê của Hiệp hội cà phê Việt Nam, cả nước hiện cóa
khoảng 130 dongh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê. Việc có nhiều doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê có mặt tích cực là góp phần tiêu thụ hết cà
phê cho dân, nhưng cũng tạo ra tình trạng tranh mua, tranh bán, dễ bị khách
nước ngoài ép giá nhất lừ trong điều kiện khách hàng nhập khẩu lớn của
Việt Nam chỉ có trên dưới 10 hãng. Do tiềm lực tài chính mạnh, nhiều hãng
nước ngoài mua cà phê tại thời điểm giá rẻ, sau đó đưa vào kho ngoại quan
tại Việt Nam để chời xuất khẩu. Thậm chí, có nhiều doanh nghiệp Việt Nam

không đủ chân hàng phải nhập khẩu lại cà phê tại kho ngoại quan với giá cao
hơn để thực hiện các hợp đồng khác Mặtkhác, các doanh nghiệp Việt Nam
vẫn phổ biến bán cà phê theo phương thức trừ lùi, chốt giá sau. Đây là một
hình thức đầu cơ giá nên coa rất nhiều rủi ro. Trong khi đó giá giao dịch cà
phê diễn bién từng ngày, từng giây, từng phút đòi hỏi người giao dịch mua
bán hết sức nhạy bén vì từng lô hàng bán có giá trị rất lớn, thậm chí có thể
khiến cho doanh gnhiệp bị lỗ hay phá sản ngay lâp tức.
Như vậy, cà phê Việt Nam đã thực sự có ảnh hưởng lớn đến. Có thể nói
rằng giá cà phê thế giới giảm theo mùa thu hoạch của cà phê Việt Nam và
Indonexia.TRong titnhf hình diễn biến phức tạp của thị trường, với sự cạnh
tranh gay gắt,ngành cà phê còn non trẻ của Việt Nam cần xác định cho mình
19


phương hướng sản xuất kinh doanh đúng đắn. Nói một cách khác là chúng ta
phải có một chiến lược đúng về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cà phê.

2. Những thuận lợi của Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị
trường thế giới.
Năng xuất cà phê Việt Nma vào loại nhất nhì thế giới, có nhiều điển
hình năng xuất đạt trên dưới 30 tạ/ha trên diệ rộng hàng ngàn ha như nông
trường Eachur Cap, EaSim, IA Sao, Phước An, Thắng Lợi, Tháng 10,
Drao… Năng xuất cà phê của Việt Nam cao hơn Indonexia khoảng 1,5-1,7
lần. Do điều kiện thiên nhien và sinh thái) thuận lợi không chỉ có năng xuất
cao mà còn chất lượng tốt, bên cạnh đó nguồn lao động dồi dào, giá tiền
công thấp so với các nước (giá tiền công ở Việt Nam thwowngf thấp hơn so
với các nước 3-5 lần). Lợi thế về chi ohí thấp, giá thành rẻ, hay nói cách
khác cà phê Việt Nam có sức cạnh tranh cao.
Thế giới đánh giá cao về chất lượng, tính thơm ngon tự nhiên mà cà phê
của các nước khác ít có được như cà phê Việt Nam. Hiệp hội cà phê-cacao

thế giới đã xếp cà phê Việt Nam có chất lượng tốt hơn cả cà phê Ấn Độ và
Indonexia.
Thứ nhất: Về thị trường và giá xuất khẩu.
Sản phẩm cà phê Việt Nam chủ yếu để xuất khẩu. Việc xuất khẩu cà phê
được tự do, không hạn chế bới quota, do vậy giá xuất khẩu cà phê phụ thuộc
vào giá cà phê thế giới. Giá cà phê thế giới lại phụ thuộc vào quan hệ cungcầu cà phê thế giới. Trong những năm vừa qua, tình hình giá cả cà phê thế
giới đã biến động (lên, xuống bất thường) đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản
xuất của Việt Nam. Theo dự báo, do mức tăng nhu cầu của thế giới sẽ vượt
20


quá cung, nên giá tăng lên. Điều đó là những lợi thế về giá cho cà phê Việt
Nam có cơ hội sản xuất và cạnh tranh trên thị trường.
Thứ hai: Tiêu thụ ngoài nước-xuất khẩu
Cà phê của Việt Nam sản xuất chủ yếu để xuất khẩu và là mặt hàng xuất
khẩu quan trọng. Hiện nay phần lớn xuất khẩu ở dạng cà phê nhân và sơ chế
(95%). Kim ngạch xuất khẩu có lúc đạt tới trên 500 triệu USD. Triển vọng
cà phê sẽ là mặt hàng trong nhóm “top ten” về xuất khẩu ở Việt Nam và
chiếm 10% thị phần của thế giới.
Thứ ba: Về thị trường.
Trước những năm 1990, thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam chủ
yếu là LIên Xô và các nước Đông Âu theo các hiệp định và xuất qua trung
gian. Những năm gần đây đã có vị trí nhất định và uy tín ngày càng tăng trên
thị trường cà phê trong khu vực và thế giới. Đến nay cà phê của Việt Nam
đã có mặt ở 40 nước trên thế giới. Trong đó khoảng 75-80% kim ngạch được
xuất khẩu trực tiếp sang 30 nước, đang là những cơ hôi và điều kiện để mở
ra triển vọng lớn trong ngành cà phê Việt Nam. Gần đây, Mỹ có nhập khẩu
cà phê của Việt Nam. Niên vụ 1995-1996 Mỹ là khách hàng lớn nhất của
Việt Nam, nhập tới 63.366 tấn, chiếma 27,6% lượng cà phê xuất khẩu của
Việt Nam.

3.Nâng cao khả năng cạnh tranh của cà phê Việt Nam.
Khi đã ổn về số lượng ( vị trí thứ hai thế giới), ngành cà phê Việt Nam
đang cần bước đột phá mới về chất để phát triển bền vững. Trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế, có rất nhiều các doanh nghiệp tham gia sản xuất và
xuất khẩu cà phê, thì ssự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là điều không thể
tránh khỏi. Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là phườn thức hoạt động
diễn ra thường xuyên, liên tục. Cạnh tranh trở thành phương thức hữu hiệu
21


để nuôi dưỡng các doanh nghiệp làm ăn tốt, nâng cao hiệu quả và phát triển
kinh tế
Để nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu
cà phê cảu Việt Nam trong điều kiện hội nhập và tự do hoá thương mại,
chúng ta phải giải quyết hàng loạt các vấn đề:
Thứ nhất: Bản thân các doanh nghiệp phải giải quyết các hạn chế có tính
chất chủ quan như chiến lược kinh doanh cà phê như thế nào; chiến lược đầu
tư trang thiết bị cho sản xuất và chế biến cà phê xuất khẩu; về đội ngũ lao
động tham gia; các vấn đề về giảm chi phí sản xuất…Nhà nước hỗ trợ các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê chủ yếu bằng chính sách tạo
thuận lợi, tối thiểu hoá những chính sách ưu tiên,ưu đãi. Càng ban hành
nhiều chính sách ưu đãi, càng tạo ra môi trường khập khễnh, nhà nước hao
tổn tài, lực, doanh nghiệp tổn công chạy chọt, tiêu cực và tham nhũng có đất
phát triển. Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hạot động là
chính sách hiệu quả nhất, thành công nhất trong quá trình đổi mới. Tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tự chủ kinh doanh,lựa chon chiến lược, phương án
nâng cao chất lượngcủa cà phê Việt Nam, nâng cao năng lực thị trường
nhằm nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam vói cà phê các nước như
Braxin, Indonexia, Ấn Độ…Và chúng ta cũng thấy rằng, chính môi trường
cạnh tranh là môi trường thuận lợi và nuôi dưỡng những doanh nghiệp xuất

khẩu cà phê giàu và ngành cà phê có thể trở thành ngành mũi nhọn của Việt
Nam.
Thứ hai: Ở tầm vĩ mô.
Chính phủ phải tạo ra môi trường và động lực thúc đẩy cạnh tranh của các
doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu cà phê như: hoàn thiện môi trường kinh
tế xã hội; môi trường pháp luật cho kinh doanh; hoàn thiện công tác tổ chức
quản lý nền kinh tế quốc dân.
22


Cam kết về AFTA hoặc WTO… đó là những quy định cho hoạt động cạnh
tranh vì thế muốn cạnh tranh được các doanh nghiệp sản xuất và chế biến cà
phê phải hiểu thấu đáo, cặn kẽ các cam kết này, bao gồm cả các quy định nội
dung, lộ trình thực hiện, đến các thiết chế thực hiện, nhất là giải quyết tranh
chấp sảy ra giữa các doanh nghiệp nảy ,sinh trong quá trình mua bán-xuất
khẩu cà phê. Để thực hiện việc này, không chỉ tổ chức các lớp học, hội thảo,
phổ biến là đủ, mà điều quan trọng là các doanh nghiệp trên cơ sở nắm thông
tin, cần hoạch định chiến lược sách lược phát triển và lộ trình cho phù hợp.
Thứ ba: Vấn đề thâm canh tăng năng suất và duy trì môi trờng sinh thái
vườn cấy bền vững.
Năm 1975 toàn quốc mới có 14.000 ha cà phê, sản lượng dưới 5.000 tấn,
năng suất 4 tạ/ha thì niên vụ 1999-2000 diện tích cà phê kinh doanh đã tới
hơn 200.000 ha, năng suất bình quân 15 tạ/ha, sản lượng hơn 680.000 tấn.
Hầu hết cà phê đwowcj trông trong các hộ gia đình quy mô vườn 0.5-1 ha
vfa đang ở đọ sung sức, có năng suất khá cao, tập trung thành các vùng lớn ở
các tỉnh Tây Nguyên, Đông Nam bộ và một số tỉnh miền núi phía bắc. Trong
điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa nhiều, môi trường sinh thái đã có
sự thay đổi lớn, cà phê sinh trưởng trong các vùgn tập trung, sâu bệnh sẽ
phát triển mạnh và dễ dàng trở thành dịch. Mấy năm nay, sâu bệnh sau bệnh
đã gây hại ở một số nơi cần tập trung chũa trị dứt điểm tránh để thành dịc

lan rộng gây thiệt hại lớn như ở một số nước. Mặc khác cũng cần ngăn chặn
những khuynh hướng khai thác, bóc lột vườn cây như sử dụng phân hoá học
quá nhiều, lạm dụng chất kích thích sinh trưởng, tưới nước ồ ạt… thúc đẩy
ra hoa quả nhiều để có năng suất rất cao trong một năm nhưng sau đó vườn
cây lại chóng tàn lụi làm cho hiệu qua kinh tế thấp kém. Do đó, việc đẩt
mạnh thâm canh chăm sóc vườn cây, duy trì năng suất ổn định, tạo môi
trường sinh thái bền vững suốt chu kỳ sinh trưởng phải là phương hướng,
23


nhiệm vụ quan trọng của toàn ngành. Phương hướng thâm canh trong thé kỷ
21 là đầu tư chiều sâu,ứng dụng rộng rãi tién bộ sinh họcvà kỹ thật mới vào
khâu giống, chăm sóc để tăng chất lượng cà phê.
Thứ 4: Sự cạnh tranh thắng lợi của mặt hàng cà phê phụ thuộc vào sức
mạnh của tập hợp các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh trong ngành này. Vì
thế cần chú ý giải quýet các vấn đề:
Thành lập hội điều hành cà phê nhằm làm tham mưu trong việc sản xuất,
chế biến và xuất khẩu cà phê.
Củng cố thị trường đã có mở rộng một số thị trường mới. Tành lập quỹ hỗ
trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ các doannh nghiệp đưa mặt hàng cà phê giới thiệu
tại các trung tâm giới thiẹu hàng hoá của Việt Nam ở các nước trong khu
vực và thế giới.
Để giảm bớt việc mua bán qua trung gian đối với cà phê , tính mạnh dạn
đề xuất với Chính phủ cho phép hình thành các sàn giao dịch cà phê, đây là
hình thức mua bán giao dịch điện tử hiện đại với mức vốn đầu tư 43 tỷ đồng,
chợ mang tầm quốc gia. Qua đó, các doang nghiệp có thể biết được tình hình
biến động của giá cả cà phê thế giới, từ đó có những biện pháp cụ thể trong
việc xuất khẩu cà phê.
T.S.Monika Midel, trưởng đại diện GTZ tại Việt Nam cho rằng: “ tuy được
xếp là một trong ba nước dẫn đầu thế giới (Braxin và Colombia), ngành cà

phê Việt Nam hiện đang đứng ở ngã ba đường và chưa tìm được cho mình vị
trí vững vàng trong cộng đông cà phê thế giới. Cái khó mà Việt Nam phải gỡ
là xác đinh đúng số lượng cà phê có thể sản xuất,khả năng tiêu thụ nội địa,
ổn định chất lượng, đảm bảo thông tin thị trường, tìm thị trường mới và đặc
biệt là một chính sách ổn định để phát triển cà phê ổn định trong bối cảnh thị
trường thế giới luôn thay đổi.

24


Trong bối cảnh đó, nâng cao và ổn định chất lượng cà phê là yếu tố hàng
đầu để đảm bảo cho xuất khẩu và giữ giá. Các chuyên gia thế giới cho rằng,
với ,mức chênh lệch giá thấp như trên, Việt Nam cần đặc biệt chú trọng chất
lượng trước khi các hãng rang xay chuyển đơn đặt hàng sang quốc gia khác.
Tuy Việt Nam đã giới thiệu hệ thống phân loại mới TCVN4193-2001 đáp
ứng được yêu cầu của nghị quyết 407, nhưng chỉ 30% số đó đạt tiêu chuẩn
quốc tế do chất lượng đầu ra thấp.
Như vậy, ngành cà phê Việt Nam phải nổ lực giảm diện tich cà phê
Robusta, tăng Arabica; chuyển diện tích trồng cà phê kém chất lượng sang
trồng các loại cây khác như: Cacao, hạt điều, tiêu…Trong số 100.000120.000 ha diện tích chuyển đổi này, riêng Đăk Lăk đã chiếm 1/3, còn lại là
các tỉnh khác như Đồng Nai, Gia Lai, KomTum, Lâm Đồng…
CHƯƠNG III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÂY CÀ PHÊ ĐỨNG VỮNG?
1. Triển vọng cà phê Việt Nam và thế giới.
• Triển vọng cà phê Việt Nam.
Theo tổ chức cà phê thế giới, vụ 2005/2006 sản lượng cà phê của Braxinnước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới sẽ suy giảm do cây cà phê chuyển
sang giai đoạn suy giảm chu kỳ 2 năm/ lần. Vì thế, cà phê xuất khẩu của
Việt Nam có điều kiện cải thiện nhời cơ hội này.
Giá cà phê thế giới có xu hướng nhích lên đã bắt đầu có tác động đối với
thị trường trong nước. Giá mua gom cà phê hiện vào khoảng 8.100-8200
đồng/kg, tăng 200-250đồng/kg so với đầu tháng 11/2004. Theo Hiệp hội cà

phê cacao Việt Nam , giá cà phê xuất khẩu bình quân năm 2004 đạt 660
USD/ tấn, thấp hơn 674USD/ tấn so với năm 2003. Giá xuất khẩu giảm
trong khi giá thành sản xuất tăng do giá phân bón,xăng dầu ,điện tăng cao đã
làm nhiều người trồng cà phê thua lỗ và nhiều doanh nghiệp tạm ngừng mua
hàng.Vơi những diênx biến khá tích cực trên thị trường thế giới trong thời
25


×