Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Thực trạng xuất khẩu cà phê việt nam và hướng đi trong tương lai trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.51 KB, 62 trang )

Lời mở đầu
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Là một nước nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa và có lưu lượng mưa
lớn cho nên Việt Nam có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
Thêm vào đó, vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ có không khí mát mẻ cộng
với nền đất bazan màu mỡ rất thích hợp cho việc phất triển cây công nghiệp
trong đó cà phê là một loại cây điển hình.
Xuất khẩu nông sản nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng là một trong
những ngành đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nền kinh tế trong nước. Đây là một
ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, giúp thúc đẩy phát triển nền kinh tế, giải
quyết vấn đề việc làm, giảm gánh nặng cho xã hội… Những năm gần đây Việt
Nam là một nước đứng thứ hai trên thế giới trong việc xuất khẩu cà phê (đứng
sau Brazin).
Sau khi Việt Nam gia nhập WTO (World Trade Organization) tổ chức
thương mại thế giới năm 2007, nền kinh tế bước vào một giai đoạn phát triển
mới. Trong đó lĩnh vực xuất khẩu cà phê cũng chuyển sang một bước ngoặc lớn.
Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt hơn 2,11 tỷ USD, tăng hơn so với
năm 2007 khoảng 9,46%. Xuất khẩu cà phê đem lại nguồn thu ngoại hối đứng
thứ hai cho quốc gia (trong lĩnh vực xuất khẩu nông nghiệp), chỉ đứng sau gạo
(2). Sản phẩm cà phê Việt Nam đã bán được trên nhiều quốc gia trên thế giới.
Bên cạnh các thị trường tiêu thụ lớn như: Châu Âu, Mỹ… cà phê còn được xuất
sang các nước như: Nam Mỹ (Ac-hen-ti-na), Trung Đông.
Tuy có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó thị trường xuất khẩu cà phê của Việt
Nam còn chịu nhiều sự bất lợi ảnh hưởng từ tình hình thế giới và cả những tồn
đọng hạn chế trong nước. Chất lượng cà phê của chúng ta chưa đảm bảo được
những thông số về kĩ thuật, vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng của các nước
đề ra, nhất là các thị trường lớn như EU hay Mỹ. Những năm gần đây giá cả thị
trường cà phê thế giới luôn biến động và có xu hướng giảm, thị trường cà phê
Việt Nam cũng bị ảnh hưởng theo và không có tính bền vững. Thành phẩm
thường chỉ là nguyên liệu thô chưa được chế biến thành sản phẩm tinh nên giá
trị còn thấp… Vậy chúng ta phải làm gì để phát triển ngành xuất khẩu cà phê


Việt Nam ngày một phát triển bền vững, nắm bắt được những cơ hội có được
khi tham gia các tổ chức quốc tế. Nhận thức được tính bức thiết của vấn đề này,
nhằm có thể phân tích thị trường, bối cảnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện
1


nay, Từ đó, tìm ra những biện pháp khắc phục, cải tiến .Đề ra những giải pháp
trước mắt lâu dài để cà phê có chất lượng tốt hơn ,có vị trí cao trên thị trường
thế giới, góp phần đẩy mạnh nền kinh tế Việt Nam bước lên những bậc thang
mới. Chính vì vậy em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “ Thực trạng xuất
khẩu cà phê Việt Nam và hướng đi trong tương lai trên con đường hội nhập
kinh tế quốc tế ”.
Để hoàn thành được đề tài này,em xin chân thành cảm ơn thầy giáo THS.
Nguyễn Xuân Hưng đã hỗ trợ cho em ngay từ khi lựa chọn đề tài đến khi hoàn
thành.Tuy nhiên,với vốn kiến thức còn hạn chế,em không thể tránh được những
sai sót trong đề tài của mình.Vì vậy em rất mong nhận được những ý kiến bổ
sung,chỉnh sửa của thầy giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!
2.Mục đích nghiên cứu:
2.1: Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê trong giai đoạn từ
năm 1980 đến nay và đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn ảnh hưởng
đến xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay.
2.2: Mục tiêu cụ thể:
- Phân tích hiện trạng xuất khẩu cà phê ở Việt Nam.
- Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong ngành.
- Đề ra những giải pháp giúp thúc đẩy xuất khẩu cà phê.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
3.1: Đối tượng nghiên cứu: thực trạng xuất khẩu cà phê trong giai đoạn từ năm
1980 đến nay và đưa ra giải pháp khắc phục những khó khăn, thúc đẩy phát triển
ngành cà phê Việt Nam.

3.2: Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Việt Nam
3.3: Phạm vi thời gian: Số liệu được nhập từ năm 1980 đến nay trong lĩnh vực
xuất khẩu cà phê

2


4. Phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phương pháp thu thập số liệu: Nguồn số liệu được thu thập chủ yếu từ
các nguồn: sách, báo, internet, các bài viết chuyên đề có liên quan….
4.2: Phương pháp phân tích: Phương pháp được áp dụng là thống kê mô tả,
phân tích biểu bảng thống kê, sử dụng các số tuyệt đối và số tương đối để phân
tích và chứng minh.
5. Nội dung: Gồm 3 chương:
Chương I: Cơ sở lí luận về xuất khẩu và sơ lược tình hình sản xuất và phát triển
cây cà phê ở Việt Nam:
Chương II: Phân tích thực trạng sản xuất & xuất khẩu cà phê trong thời kì hội
nhập kinh tế quốc tế:
Chương III: Phương hướng và giải pháp cho xuất khẩu cà phê Việt Nam trong
những năm tới:
Kết luận

3


Chương I: Cơ sở lí luận về xuất khẩu và sơ lược tình hình sản xuất và phát
triển cây cà phê ở Việt Nam:
1.1.Khái niệm, vai trò của xuất khẩu hàng hoá:
Xuất khẩu hàng hóa là một trong những hoạt động kinh doanh mà phạm
vi hoạt động của nó vượt qua ngoài biên giới của một quốc gia,là một

hoạt động mang tính quốc tế tức là phải tuân thủ các nguyên tắc,luật
pháp,quy định của quốc tế của những sân chơi chung mà chúng ta tham
gia
1.1.2.Vai trò ,nhiệm vụ, ý nghĩa của xuất khẩu:
+

Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu,thu hút ngoại tệ phục vụ

quá trình công nghiệp hóa,hiẹn đại hóa .
+ Xuất khẩu đóng ghóp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế,thúc đẩy sản xuất
phát triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển thuận lợi.Ví dụ như sự
phát triển cảu các ngành chế biến lương thực xuất khẩu kéo theo sự phát triển
của các ngành công nghiệp chế tạo ra thiết bị phục vụ nó,phát triển nông nghiệp
cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho các ngành công nghiệp chế biến đó.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện tiền đề kinh tế, kỹ thuật cait tạo và nâng cao năng lực
sản xuất trong nước.
+ Thông qua xuất khẩu, hàng hoá của chúng a sẽ tham gia vào cuộc cạnh tranh
trên thị trường thế giới về giá cả và chất lượng. Cuộc cạnh tranh này đồi hỏi
chúng ta phải tổ chức lại sản xuất, hoàn thiện cơ cấu sản xuất, luôn thích nghi
với môi trường luôn luôn biến động.
+ Xuất khẩu đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn đổi mới và hoàn thiện công việc
quản trị sản xuất và kinh doanh.

4


+ Xuất khẩu tác động tích cực đến giải quyết công ăn việc làm và cải thiện mọi
vấn đề của cuộc sống xã hội, mọi người được ngày càng được thoả mãn nhu cầu
về vật chất lẫn tinh thần.

+ Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại của nước
ta trên cơ sở hai bên cùng có lợi.
1.2. Cây cà phê ở Việt nam và vai trò xuất khẩu cà phê đối với nền
kinh tế quốc dân:
1.2.1: Cây cà phê và quá trình phát triển ở Việt Nam:
Cà phê được đưa vào Việt nam hơn một trăm năm nay, để có được vị trí
như ngày hôm nay đã trải qua không ít những thăng trầm. Cây cà phê đầu tiên
được đưa vào trồng tại Việt Nam vào năm 1857 bởi một số nhà truyền giáo
người Pháp nhằm cung cấp cà phê cho các tu viện ở Quảng Bình, Quảng Trị sau
lan sang Ninh Bình và theo dòng truyền đạo đi sang các tỉnh khác. Tới năm
1920 trở đi thực dân Pháp mới phát triển các đồn điền cây cà phê ở Phủ Quỳ
Nghệ An và một số nơi ở Tây Nguyên và lúc này cây cà phê mới bắt đầu có diện
tích đáng kể. Các đồn điền có qui mô từ 200- 300 ha và năng suất đạt từ 400-600
kg/ha. Năm 1930 diện tích trồng lên tới 5.900 ha trong đó có 4.700 ha cà phê
chè, 900 ha cà phê mít và 300 ha cà phê vối. Cho đến năm 1945, sản lượng cao
nhất trong những năm này là 4.500 tấn và hầu hết là xuất sang Pháp.
Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, từ năm 1945 đến 1954, các đồn điền
cà phê do Nhà Nước ta quản lý nhưng vì chiến tranh nên phần lớn diện tích bị
bỏ hoang, cà phê không xuất khẩu được. Năm 1954, diện tích cà phê chỉ còn lại
4000 ha (chủ yếu ở Tây Nguyên: 3100 ha), sản lượng cà phê 2.500 tấn.
Năm 1955, cùng với phong trào xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc,
các nông trường cà phê quốc doanh cũng được thành lập ơ một số nơi. Trong 6
năm ( 1956-1962), diện tích cà phê từ 500 ha lên 14.800 ha, sản lượng cà phê
tăng từ 225 năm 1960 lên 4.385 tấn năm 1967. Trong thời gian này cà phê ở
5


miền Bắc chủ yếu được xuất sang Liên Xô và các nước Đông Âu… với tổng sản
lượng xuất khẩu trong 20 năm là 30.000 tấn. Ở các tỉnh phía Nam, từ năm 1946
đến 1957, diện tích càphê tang không đáng kể từ 3.019 ha lên 3.370. Năm 1957

đến 1965, diện tích cà phê tăng lên đến 11.120 ha do chủ trương lập các dinh
điền của ngụy quyền Sài Gòn. Năm 1973 sản lượng cà phê của miền Nam vào
khoảng 3.120 tấn và hầu hết được tiêu dùng trong nước, xuất khẩu không đáng
kể.
Sau năm 1975 cà phê được phát triển mạnh tại các nông trường quốc
doanh thông qua chương trình hợp tác trồng cà phê với các nước thuộc hệ thống
xã hội chủ nghĩa cũ như: Liên Xô, Ba Lan, Bungari, Tiệp CHDC Đức… Chính
phủ ta đã ký hàng loạt các hiệp định trong đó ta được cung cấp vốn, thiếp bị vật
tư máy móc, phân bón… Nhờ vậy và sau năm 1976 quy mô sản xuất mới chỉ có
19.000 ha diện tích và sản lượng là 6,1 nghìn tấn thì năm 1986 đã lên tới 65,5
nghìn ha và 202 nghìn tấn.
Đến năm 1993-1994,sản lượng cà phê cả nước là 140 ngìn tấn, đứng thứ 3
Châu Á sau Inđônêxia và Ấn Độ. Năm 1996, Việt Nam vươn lên đứng thứ 4 thế
giới và thứ 2 Châu Á về sản lượng cà phê. Năm 1998 và năm 1999, Việt Nam
đứng đầu Châu Á. Nhờ lợi thế về điều kiện tự nhiên và năng suất thuộc loại cao
nhất trên thế giới (năng suất là 1.500 kg/ha bằng 2-3 lần năng suất thế giới và
1,7 lần năng suất Châu Á) nên Việt Nam đã trở thành nước sản xuất cà phê lớn
thứ hai trên thế giới năm 2001. Hiện nay Việt Nam là một trong những nước có
diện tích trồng cà phê lớn nhất thế giới. Năm 2000, diện tích trồng cà phê của
Việt Nam là 533 nghìn ha nhưng đến nay do cuộc khủng hoảng về giá, diện tích
trồng cà phê ở đã giảm xuống còn 500 nghìn ha vào năm 2002.
1.2.2.Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế quốc dân:
Cà phê là một trong những loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế
cao, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước trong đó có Việt
Nam.ngày nay cà phê là một trong những ngành hàng nông sản trọng yếu của
6


Việt Nam. Hàng năm, xuất khẩu cà phê mang lại cho đất nước trên 500 triệu
USD. Kim ngạch xuất khẩu đạt từ 4% đến 8% kim ngạch xuất khẩu cà nước và

chiếm 25% tổng giá trị nông nghiệp Việt Nam.
Cà phê luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt
Nam.Hàng xuất khẩu chủ lực là loại hàng chiếm vị trí quyết định trong kim ngạch
xuất khẩu do có thị trường ngoài nước và điều kiện sản xuất thuận lợi. Mặc dù có
chính sách đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, nhưng các quốc gia đều có chính
sách xây dựng mặt hàng xuất khẩu chủ lực.Vấn đề này cũng được nhà nước đề ra
từ những năm 1960 nhưng phải đến những năm gần đây khi chúng ta mở cửa có
cơ hội tiếp xúc manh mẽ với thị trường thế giới vấn đề xây dựng nhóm hàng xuất
khẩu chủ lực mới được nhấn mạnh. Những năm đầu kế hoạch năm năm 19911995 tình trạng hàng hóa xuất khẩu của ta còn manh mún. Từ năm 1993 chúng ta
đã hình thành dần các ngành sản xuất hàng hóa tạo ra một số mặt hàng xuất khẩu
chủ lực như: dầu thô,gạo, càphê, hạt điều. Hải sản, dệt may... Trước đây chúng ta
chỉ có 3-4 mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu từ 100 triệu USD trở lên thì
năm 1995 đã lên đến 12
Bảng 12: Một số mặt hàng nông sản chủ lực
Mặt hàng

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001


2002

Gạo

1.988 3.003 3.575 3.730

4.508

3.476

3.729

3.241

Cà phê

248

284

392

382

482

733

931


711

Hạt tiêu

17,9

16,5

33,3

25,7

18,4

34,2

43,7

62,8

Cao su

138,1 194,5 194,2 191,0

263,0

273,4

208,1


444,0

Rau quả

56,1

90,0

71,0

53,0

106,5

213,1

330,0

200,0

Chè

18,8

20,8

32,9

33,0


36,0

55,6

68,2

75,0

Lạc

11,5

127,0 86,0

87,0

56,0

76,1

78,2

107,0

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 2002-2003
7


Xuất khẩu cà phê đòi hỏi phải đầu tư vào sản xuất theo hướng chuyên môn


-

hóa hình thành những vùng chuyên canh với quy mô lớn với trang bị đồng bộ
của khoa học kĩ thuật ,áp dụng cơ khí hóa,hiện đại hóa quá trình sản xuất đến
các khâu sau thu hoạch,tiêu thụ,thúc đầy các ngành công nghiệp phục vụ như
sản xuất máy bơm nước tưới,máy chế biến…đẩy nhanh quá trình chuyển đồi
nền kinh té từ nôngnghiệp lạc hậu sang nước công nghiệp.
Xuất khẩu không những đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế mà còn giải quyết các

-

ván đề xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động,cải tạo điều kiện
sốngcho người dân ghóp phần xóa đói giảm nghèo,giảm bớt được tệ nạn xã
hội.
Xuất khẩu cà phê cho chúng ta khai thác triệt để lợi thế so sánh với những

-

nước khác.Đó là lợi thế về tự nhiên,vè đất đai,khí hậu,nguồn nước …tận dụng
nguồn lao động dồi dào.Vị trí địa lí của đất nước thuận lợi cho việc trao đổi
buôn bán hàng hóa,các cảng biển thuận tiện cho viẹc lưu thông đườg
thủy,thuận tiện cho việc chuyên chở,giao dịch hàng hóa.Chính vì vậy mà chúng
ta cần có những chính sách để khai thác triệt để lợi thế này trong cả quá trình
sản xuất,chế biến và tiêu thụ cà phê,tạo những điều kiện thuận lợi cho xuất
khẩu càphê.
Xuất khẩu cà phê còn tạo cơ hội để ta tranh thủ tận dụng cơ hội trên thị

-

trường thế giới.

+ Xuất khẩu cà phê chính là tận dụng cơ hội trên thị trường thế giới theo xu
hướng chuyên môn hóa và phân công lao động xã hội sâu sắc trên thế giới
đúng theo tư tưởng của các học thuyết về lợi thế tuyệt đối cảu Adam Smith và
lợi thế so sánh của David Ricardo là khi tham gia thương mại quốc tế,tất cả các
nứoc đều có lợi khi tận dụng ưu thế vè phân công lao động quốc tế.
+

Xuất khẩu cà phê để tranh thủ các ưu đãi về thuế quan của các tổ chức

thương mại mà Việt Nam cũng là mọt thành viên tạo khả năng thu hút được
nhiều lợi nhuận hơn cùng những ưu đãi về điền kiện xuât khẩu.
8


1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê:
1.3.1: Các yếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên:
Xuất khẩu nông sản Việt Nam nói chung và xuất khẩu cà phê nói riêng chịu
nhiều tác động từ điều kiện tự nhiên.Với đặc tính của Sản xuất nông nghiệp
chịu nhiều tác động từ điều kiện tự nhiên thời tiết đất đai,dịch bệnh,hạn hán…
thì cây cà phê không nằm ngoài tác động trên.Sự tác động này ảnh hưởng tới
sản lượng và chất lượng cà phê xuất khẩu cảu nước ta ngay từ khâu sản xuất
đến khâu thu gom chế biến,thực hiện quá trình xuất khẩu.Một ví dụ điển hình
là mùa khô năm 2006,hàng ngàn ha cà phê trồng ở vùg Tây nguyên đã bị thiếu
nước tưới,thậm chí còn bị cháy cho nhiệt độ quá cao và thời tiết hanh khô.
1.3.2 Các yếu tố thuộc về chủ trương chính sách của nhà nước:
Các chính sách của nhà nước có tác động lớn tới hoạt động sản xuất cũng
như trong quá trình xuất khẩu cà phê.
Trước khi gia nhập WTO,trong giai đoạn 1999-2001,VN trợ cấp dưới hình
thức thưởng xuất khẩu đối với 7 mặt hàng nông sản trong đó có cà phê.Hỗ trợ
lãi suất mua tạm trữ xuất khẩu đối với cà phê.Nhưng đến giai đoạn 20032005,những hỗ trợ đó đã bị loại bỏ dần.Ngoài ra qua khảo sát của dự án hỗ trợ

kĩ thuật nâng cao năng lực thể chế giúp VN gai nhập WTO cho thấy,giá trị trợ
cấp cao nhất dành cho hai nhóm hàng là cà phê và gạo.Tuy nhiên,có thể thấy
trợ cấp của nhà nước còn ít và còn có khả năng để điều chỉnh mọt cách hợp lí
có lợi cho sản xuất. Nhà nước chuyển số tiền trợ cấp xuát khẩu và trợ cấp nội
địa hóa trước đây sang phát triển thủy lợi,kiện toàn giao thông,nâng cao chất
lượng giống cây tròng,phát triển công nghệ sau thu hoạch,xây dựng các kho
đệm để dự trữ cà phê cho bà con nông dân,tránh để họ phải bán ồ ạt khi vào
vụ…

9


Ngoài ra nhà nước còn áp dụng chính sach hỗ trợ tín dụng(mà ưu điểm của
nó là lãi suất thấp) đối với các doanh nghiệp xuất khẩu,trong đó có hình thức
cho vay ngắn hạn và bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.Chính sách tín
dụng này là sự ưu đãi của nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp,tổ chức kinh
tế và các nhân phát triển sản xuất khinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách
xuất khẩu của nhà nước.
Bên cạnh đó nhà nước còn có các chính sách hỗ trợ về thuế,ưu đãi về thuế
xuất khẩu GTGT,có các chính sách để bình ổn giá mua nguyên liệu phục vụ
cho sản xuất,bình ổn giá thu mua cà phê cho nông dân,tạm trữ,đầu tư phát triển
hệ thống tiêu thụ trên toàn quốc,phát triển trao đổi buôn bán thông suốt trên thị
trường trong nứoc tạo điều kiện mở rộng thị trường thế giới.
Trong xu thế hội nhập nền kinh tế thế giới,nứơc ta cũng từng bước tiến vào
sân chơi chung của cả thế giới.Năm 2006 VN trở thành thành viên chính thức
của tổ chức thương mại thế giới WTO,mở ra những cơ hội mới cho cả nền kinh
tế nước ta khi bứoc vào luồng quay của nền kinh tế toàn cầu.Các mối quan hệ
song phương đa phương được mở rộng tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho
xuất khẩu cà phê nói riêng và quan hệ thương mại quốc tế nói chung.Có được
bước tiến quan trọng như vậy là do những chủ trương định hướng đúng đắn cảu

Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng nền kinh tế định hướng XHCN.
1.3.3: Các yếu tố về khoa học công nghệ.
Để tăng năng suất cà phê thì 1 yếu tố cực kì quan trọng là khoa học công
nghệ.Khoa học công nghệ thúc đẩy tăng sản xuất cả vè quy mô và chất
lượng.Khoa học công nghệ tạo ra những cây giống cà phê tốt nhất có khả năng
chống chịu sâu bệnh.Công nghệ tạo khả năng tiết kiệm thời gian ,tăng năng
suất lao động,giảm giá thành sản xuất,cơ khí hóa các quá trình tưới tiêu,thu
hoạch,chế biến đảm bảo một cách tốt nhất chất lượng cà phê xuất khẩu tránh
thất thoát không đang có trong qua trìh chế biến đáp ứng các yêu cầu nghiêm
10


ngặt về mặt chất lượng của các thị trường khó tính trên thế giới ghóp phàn làm
tăng giá trị của việc xuất khẩu cà phê.
1.3.4: Các nhân tố thuộc về cầu và giá cả của thị trường thế giới
A. Các thị trường nhập khẩu cà phê của VN
Trước năm 1986,nước ta thực hiện chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập
trung,quan hệ ngoại giao và thương mại chủ yếu với các nước XHCN nên thị
trường xuất khẩu bị hạn chế.SAu khi chuyển sang thời kì đổi mới,xây dựng
nền kinh tế nhiều thành phần,mở rộng quan hệ với tất cả các nước trên thế giới
trên cơ sở hai bên cùng có lợi thì thị trường nhập khẩu cảu VN ngày càng
tăng.Năm 1995,nước ta là thành viên chính thức của ASEAN; năm 1998,tham
gia APEC; năm 2001,đạt được hiệp định thương mại song phương với Hoa Kì
và đạc biệt năm 2006,VN trở thành thành viên chính thức thứ 150 của
WTO,chính sự hợp tác song phương đa phương tốt đẹp đó đã mở rộg thị
trường xuất khẩu cho VN.
Thị trường nhập khẩu cà phê của nước ta đã mở rộng ngoài những thị trường
chủ yếu như EU trong đó đặc biệt là Anh,Đức,Pháp…thị trường Hoa Kì…sang
thị trường đầy tiềm năng là Maroc.Ngày nay ngay cả những nước xuất khẩu cà
phê lớn trên Thế Giới cũng đã xem xét đén việc nhập khẩu cà phê của Việt

Nam như Braxin hay Comlombia…(do giá thành cà phê của VN rẻ hơn nhiều
so với các nước xuát khẩu cà phê khác).Tuy nhiên các nước này cũng là nhữg
đối thủ cạnh tranh lớn của xuất khẩu cà phê VN,và VN vẫn phải chia sẻ thị
trường cà phê với các đối thủ đó.
B. Về giá cả thị trường
Tình hình kinh tế thế giới,những biến động về giá cả thị trường có ảnh hưởng
lớn tới giá cả cà phe trên thị trường thế giới.Nền kinh tế thế giới sẽ có tác động
làm tăng giá cả cà phê,làm tăng giá trị cũng như khả năng thanh toán.Tỉ giá hối
11


đoái cũng là một rào cản,hay cơ hội ,thách thức của xuất khẩu cà phê.Nếu tỉ giá
hối đoái tăng thì với mức giá cũ ta sẽ thu được nhiều tiền VND,thúc đẩy xuất
khẩu.Ngược lại,nếu tỷ giá giảm sẽ gây giảm lượng xuất khẩu,các doanh nghiệp
xuất khẩu làm ăn ít có lãi,thậm chí ko có lãi.

12


Chương II: Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê trong thời kì hội nhập
kinh tế quốc tế:
2.1: Thực trạng sản xuất & xuất khẩu cà phê Việt Nam:
2.1.1: Thực trạng sản xuất cà phê tại Việt Nam:
A. Diện tích, năng suất, sản lượng
Cà phê là một loại cây trồng quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của
Việt Nam. Trong thập niên 90, sản lượng cà phê của Việt Nam đã tăng lên 10
lần, đưa Việt Nam trở thành nước sản xuất và xuất khẩu cà phê Robusta lớn
nhất thế giới.
Sau thời gian dài chiến tranh, đất nước giành được độc lập, bước vào thời
kì kinh tế, kết hợp với nhu cầu về cà phê toàn thế giới dần tăng cao, ngành xuất

khẩu cà phê Việt Nam đã được nhà nước ngày một chú trọng. au giải phóng diện
tích cà phê cả nước khoảng 20.000 ha, nhờ sự hỗ trợ vốn từ quốc tế, cây cà phê
dần được chú trọng, đến năm 1980 diện tích đạt 23.000 ha, xuất khẩu trên 6000
tấn. Bản kế hoạch ban đầu được xây dựng năm 1980 đặt mục tiêu cho ngành cà
phê Việt Nam có khoảng 180 nghìn ha với sản lượng 200 nghìn tấn. Sau đó, bản
kế hoạch này đã nhiều lần sửa đổi. Các con số cao nhất dừng lại ở mức 350
nghìn ha với sản lượng 450 nghìn tấn (VICOFA, 2002).Tuy nhiên trong năm
2003, dưới áp lực của cuộc khủng hoảng cà phê, nhiều hộ nông dân đã phải chặt
bỏ cây cà phê cộng thêm chủ trương của chính phủ và các địa phương cắt giảm
diện tích trồng cà phê. Riêng tỉnh ĐắcLăk và Gia Lai đã giảm khoảng 90.000 ha
cà phê. Đến nay diện tích cà phê chỉ còn lại khoảng 500 ngàn ha.
Năng suất của Việt nam cũng được tăng nhanh và được đánh giá là cao
nhất thế giới. Đầu thời kỳ 1990 năng suất chỉ mới là 1 tấn/ha thì đến nay đã lên
đến 1, 5 tấn/ha, có những nơi như ĐăkLăk năng suất đạt trên 2 tấn/ha.Nguyên
nhân là do Viện nghiên cứu cà phê Việt Nam những năm qua đã cung cấp hàng
chục tấn hạt giốngmới năng suất cao cho các địa phương. Mặt khác, cây cà phê
Việt Nam trẻ hơn rất nhiều so với cà phê các nước khác, đúng vào thời điểm cho
năng suất cao nhất.Tuy vậy, trong hai năm lại đây, do tình hình sâu bệnh tàn phá

13


cây trồng và vốn đầu tư cho ngành giảm nên năng suất cũng có xu hướng giảm
đi. Năm 2002 chỉ còn hơn 1,2 tấn/ha.
Về sản lượng, sau khi gia nhập tổ chức ICO năm 1993, đến nay Việt Nam
đã trở thành một trong những nước sản xuất cà phê lớn thứ hai trên thế giới. Sản
lượng cà phê trong 10 năm qua cũng tăng lên nhanh chóng từ khoảng 1 triệu
bao năm 1990 lên đến 10 triệu bao tương đương 600.000 tấn hiện nay.Sản
lượng cao nhất là vào năm 2001 với mức 847 tấn, vụ 2002 lại giảm xuống còn
688,7 tấn.Trong năm 1990, Việt Nam sản xuất ra 1% sản lượng cà phê thế giới

thì hiện nay tỉ lệ đó là 10%, thay thế vị trí thứ hai của Colombia và chỉ sau mỗi
Braxin.
Với tổng diện tích trồng đạt trên 500.000 ha, và sản lượng 10 triệu bao
mỗi năm, cà phê hiện nay được xếp thứ 2 sau gạo trong danh mục hàng nông sản
xuất khẩu của Việt Nam. Để đạt được sản lượng cao như vậy, ngành cà phê Việt
Nam mỗi năm thu hút khoảng 300.000 hộ gia đình, với trên 600.000 lao động,
đặc biệt vào 3 tháng thu hoạch, con số này có thể lên tới 700.000 hoặc 800.000.
Như vậy, số lao động của ngành cà phê đã đạt tới 1.83% tổng lao động trên toàn
quốc nói chung và 2.93% tổng số lao động trong ngành nông nghiệp nói riêng.
Bảng 13 : Sản xuất cà phê của Việt Nam 1991 - 2002

Sản lượng

Diện tích

Ngàn

Ngàn ha

% tăng

Năng suất
% tăng

Kg/ha

%tăng

tấn
1991


108,0

-

115,1

-

1992

119,2

110,3

103,7

90,1

1149,4

116,8

1993

136,1

114,2

108,3


104,4

1256,6

109,3

1994

180,0

132,2

123,9

114,4

1452,7

115,6

1995

218,0

121,1

186,4

150,4


1169,5

80,6

14

938,3

-


1996

316,9

146,8

254,2

136,4

1246,6

106,6

1997

420,5


132,7

340,4

133,9

1235,3

99,1

1998

409,3

97,3

370,6

108,9

1104,4

88,1

1999

509,8

124,6


408,0

110,1

1249,5

110,9

2000

800,4

157,0

516,7

126,6

1549,1

123,9

2001

847,0

105,5

561,3


108,6

1508,9

97,4

2002

688,7

81,3

591,3

94,3

1296,3

85,9

Nguồn: Niên giám thống kê, 2000, Tổng cục Thống kê.
Số liệu thống kê kinh tế-xã hội 2002, Tổng cục Thống kê.
B. Công nghiệp chế biến
Cả nước hiện có 152 đơn vị trực tiếp xuất khẩu cà phê,bao gồm các đơn vị
thành viên của các Tổng công ty có thu gom xuất khẩu.Trong đó nhóm 10 doanh
nghiệp xuất khẩu hàng đầu như : Vinacafe, 2/9Đaklăk, Intimex, Atlantic, Xí
nghiệp tổng hợp Hà Nội tại thành phố HCM, Thái Hòa, Tín Nghĩa Đồng Nai…
Do sản xuất cà phê phát triển nhanh đã tạo sự mất cân đối giữa sản xuất
và chế biến cà phê trong ngành cà phê. Với sản lượng cà phê nhân khoảng
600.00 tấn, mỗi năm ngành cà phê phải thu hái và chế biến trên 3 triệu tấn cà

phê tươi. Đó là một khối lượng sản phẩm không nhỏ, nó đòi hỏi sự phát triển
tương ứng của công nghiệp chế biến. Trong tình hình hiện nay, thế giới đòi hỏi
ngày càng cao không chỉ về mặt hàng: hình thức, chất lượng cà phê sau khi nếm
thử mà còn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, để chế biến trên
3 triệu tấn quả cà phê , vấn đề xử lý chất thải, bảo vệ môi trường cũng đòi hỏi
được quan tâm. Tuy nhiên ở Việt Nam công việc chế biến cà phê xuất khẩu nay
còn nhiều yếu kém, thiếu tập trung, chưa có điều kiện đổi mới công nghệ. Cơ sở
vật chất kỹ thuật của ngành chế biến cà phê còn nghèo nàn. Các nhà máy chế
biến ở Việt Nam, phần lớn còn hạn chế về công nghệ, chưa phát huy dược hết
15


công suất. Hiện nay, cả nước có 40 dây chuyền chế biến cà phê nhân với tổng
công suất 20 tấn/ giờ, chủ yếu trang bị cho các nông trường và các doanh nghiệp
nhà nước, với quy mô dây chuyền từ 2-9 tấn/ giờ. Khu vực cà phê của tư nhân
hầu hết sơ chế bằng các thiết bị nhỏ, công suất từ 0,3-0,5 tấn/ giờ.Một số các cơ
sở chế biến mới, chất lượng sản phẩm khá được xây dựng trong vòng 5-7 năm
trở lại đây mới đảm bảo chế biến được khoảng 150.000 đến 200.000 tấn cà phê
nhân xuất khẩu. Ngoài ra, còn nhiều cơ sở tái chế trang thiết bị không hoàn
chỉnh với nhiều máy lẻ, chế biến cà phê thu mua của dân thu hái về chủ yếu xử
lý phân tán ở từng hộ nông dân, phơi ở những vườn nhỏ, sân đất, không đúng
quy cách kỹ thuật, công cụ thô sơ nên sản phẩm xấu, phẩm cấp hạ. Kỹ thuật thu
hái cũng còn nhiều thiếu sót, không thu hoạch được cà phê đồng đều, làm ảnh
hưởng đến chất lượng cà phê. Ngoài ra, việc phát triển các nhà máy chế biến cà
phê hoà tan chưa được quan tâm chú trọng. Các nhà máy ở Việt Nam hầu hết là
các nhà máy rang xay, chế biến cà phê nhân. Việc chế biến cà phê nhân dược
tiến hành với hai phương pháp chủ yếu là khô và ướt. Phương pháp chế biến khô
phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết, kho cất trữ và sân phơi nên chưa chủ động
trong đảm bảo chất lượng, hương vị của cà phê. Phương pháp ướt cho cà phê
chất lượng tốt song lại đòi hỏi nhiều thao tác phức tạp và thải ra một lượng nước

rất lớn cần được xử lý. Cả hai phương pháp này đều được sử dụng trong sản
xuất quy mô nhỏ, phân tán. Hiện nay ở Việt Nam, nhà máy chế biến lớn nhất là
nhà máy chế biến Đắc Men( Buôn Ma Thuột) công suất 20.000 tân/năm, ở Đồng
Nai của Amasaco (Phú Yên) 10.000-15.000 tấn/năm. Nhà máy chế biến của
Vinacafe ở Khánh Hoà với công suất trên 3000 tấn/năm. Nhà máy cà phê Biên
Hoà gần đây đang thực hiện dự án 150 tỉ đồng nâng cấp thiết bị dây truyền chế
biến cà fê hoà tan trên 40 tấn nhân/ giờ đưa công suất lên đến 1000 tấn/năm.
Ngoài ra còn có một số nhà máychế biến quy mô 5000-10.000 tấn quả khô/năm
và các nhà may công suất 1000 tấn/năm nằm rải ở khắp cả nước.Một trong
những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu như kĩ
thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt,tình trạng thu hái đồng loạt quả xanh,quả non
16


còn khá phổ biến,cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu
thốn,cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm
đến chất lượng ,nhất là khâu thu hoạch,phơi sấy, phân loại.Cụ thể,theo thống kê
qua sàn giao dịch LIFFE ở London của Anh thì trong niên vụ 2006-2007,trong
tổng số 708.300 bao cà phê(mỗi bao nặng 60kg)bị loại ra thì Việt Nam chiếm tới
88%,tức tương đương hơn 37.000 tấn,tăng 19% so với lượng cà phê Việt Nam bị
loại ra trong niên vụ trước.
Hiện nay,mỗi năm Việt Nam xuất khẩu 800.000-900.000 tấn cà phê nhân,với
1% tạp chất,lượng cà phê bị thải ra vào khoảng 8.000-9.000 tấn.Phần lớn các tạp
chất trong cà phê là bụi bám,vỏ cà phê,cùi cà phê do chưa được sang quạt sạch ở
nhà máy chế biến.Mặt khác,hầu hết cà phê của Việt Nam hiện nay dựa trên thỏa
thuận giữa bên mua và bên bán,việc phân loại chất lượng theo tỉ lệ hạt đen,hạt
vỡ là các phân loại đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu đánh tụt
cấp chất lượng của các lô hàng và làm giảm uy tín chất lượng chung của cà phê
Việt Nam.
2.1.2: Tình hình xuất khẩu cà phê tại Việt Nam:

A.Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê
Việt Nam hiện là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới và đứng đầu
về sản lượng cà phê Robusta.Trong vòng 20 năm trở lại đây ngành cà phê đã có
những bước phát triển nhanh vượt bậc về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu.Cà
phê trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nhiều
năm liền đứng ở vị trí số 3 sau gạo và thuỷ sản, có năm còn vượt qua gạo.
Cà phê là cây công nghiệp gắn với xuất khẩu rất chặt chẽ, trên 95% cà phê
sản xuất ra là để xuất khẩu. Cùng với sự tăng lên của sản lượng cà phê, khối
lượng cà phê xuất khẩu trong thời gian qua cũng tăng lên nhanh chóng. Từ chỗ
là một ngành hàng nhỏ bé, hàng năm chỉ xuất khẩu được 3.000 đến 4000 tấn vào
những năm 80 , đến nay, mỗi năm cà phê xuất khẩu được khoảng 600 nghìn tấn.

17


Mức tăng trưởng lượng cà phê xuất khẩu hàng năm là khá lớn.Có thể xem mức
xuất khẩu cà phê nước ta từ năm 1997 đến năm nay ở bảng 15
Từ đầu những năm 1990 đến năm 1997. Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng
đều đặn. Đến năm 1997, lượng xuất khẩu lên tới 391 nghìn tấn, tăng 57,2% so
với năm 1996, đứng thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu cả nước, vượt qua Indonexia
trở thành nước xuất khẩu cà phê lớn nhất Châu Á, đánh dấu một bước tiến bộ
vượt bậc của ngành cà phê Việt Nam. Từ đó khối lượng cà phê xuất khẩu tăng
lên mạnh mẽ . Năm 2000, mức tăng lại đạt 52,1% so với năm 1999. Tuy nhiên
khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam đạt đến mức cao nhất là năm 2001
với 931 nghìn tấn. Khi này Việt Nam đã là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế
giới.
Bảng 14 : Khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam 1997 -2003
Đơn vị: 1000 tấn

Lượng xuất khẩu

1000 tấn

%thay đổi

1997

391,6

137,2

1998

382,0

97,5

1999

482,0

126,2

2000

733,0

152,1

2001


931,0

127,0

2002

718,5

77,2

2003*

347,4

* 6 tháng đầu năm
Nguồn: Số liệu thống kê xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan
Tuy nhiên không phải bao giờ khối lượng xuất khẩu tăng thì sẽ kéo theo
sự tăng lên của kim ngạch xuất khẩu vì kim ngạch xuất khẩu còn tuỳ thuộc vào
18


giá cả. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn 1991-1995 tăng liên tục
cả về số lượng và kim ngạch nhưng từ năm 1995 tới nay, tuy lượng xuất khẩu
tăng liên tục nhưng kim ngạch xuất khẩu biến động rất thất thường do sự suy
giảm giá cà phê trên thị trường thế giới, làm giảm tỷ trọng của xuất khẩu cà phê
trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam từ 5,4% tổng kim ngạch xuất
khẩu đến năm 2002 chỉ còn 1,9%.
Năm 1997, kim ngạch xuất khẩu đạt 497,5 triệu USD tăng gần 50% so với năm
trước đó. Từ năm 1998 đến năm 2000, tuy giá cà phê giảm đi nhưng nhờ lượng
xuất khẩu tăng nhanh nên kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ ổn định ở mức cao: 1998

= 594,4 triệu USD, 1999 = 585,2; và năm 2000 giá cà phê giảm sút lớn, ngưng
ngờ lượng tăng đén 52,1% nên kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt trên 500 triệu
USD. Tuy nhiên hai năm 2001, 2002 do cả giá và lượng đều giảm nên kim
ngạch xuất khẩu giảm mạnh xuống còn 322 triệu USD năm 2002. Đầu năm
2003 đến nay, giá cả có xu hướng tăng lên chút ít nên thúc đẩy xuất khẩu và làm
tăng kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 15 : Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam 1997 -2003
Đơn vị: tr USD
Trị giá xuất khẩu
tr.USD

%thay đổi

1997

497,5

147,7

1998

594,0

119,4

1999

585,2

98,5


2000

501,0

85,6

2001

391,0

78,0

2002

322,0

82,3

2003*

242,2

* 6 tháng đầu năm
Nguồn: Số liệu thống kê xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải quan.
B.Cơ cấu cà phê xuất khẩu.
19


Sản phẩm cà phê xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu gồm có cà phê vối

(Robusta) và cà phê chè (Arabica). Trong đó cà phê chè chỉ chiếm khoảng 2%,
còn lại là cà phê vối chủ yếu là xuất khẩu bán thành phẩm. Khoảng 95% tổng
khối lượng cà phê xuất khẩu là cà phê nhân sống, cà phê hoà tan chỉ chiếm 3-5%
và cà phê nhân rang chiếm tỷ lệ nhỏ khoảng 1-2%. Chủng loại cà phê xuất khẩu
của Việt Nam còn đơn điệu như vậy là do nhiều nhân tố như do công nghiệp chế
biến còn thô sơ, chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu thương mại. Hiện có
một số nước nhập khẩu cà phê Việt Nam về chế biến lại và bán với giá cao hơn
từ 100-150 USD/tấn như Thái Lan, Singapore,...
Thời gian gần đây, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu đã có những thay đổi tích
cực. Lượng cà phê hoà tan và cà phê rang xay xuất khẩu cũng đã tăng lên. Trong
niên vụ 2001/02, Việt Nam đã xuất khẩu được 596,950 tấn cà phê hoà tan, trị giá
1.651.428 US$, đơn giá 2766,44 US$/tấn; 41,766 tấn cà phê rang xay, trị giá
133.766 US$, đơn giá 3202,74 US$/tấn. Có thể thấy, giá cà phê nhân xuất khẩu
đã qua chế biến tăng lên nhiều lần. Vì vậy, tăng tỷ trọng cà phê chế biến trong
tổng lượng cà phê xuất khẩu là một hướng đi tích cực để nâng cao hiệu quả sản
xuất và xuất khẩu cà phê.
C. Chất lượng cà phê xuất khẩu
Chất lượng là khâu then chốt quyết định kết quả xuất khẩu của tất cả các
mặt hàng với cà phê thì chất lượng lại càng có ý nghĩa hơn vì cà phê là thị
trường đòi hỏi chất lượng cao. Chất lượng hàng nông sản nói chung và cà phê
nói riêng phụ thuộc rất nhiều yếu tố : Điều kiện tự nhiên, giống, kỹ thuật gieo
trồng, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Nếu bất cứ 1 khâu nào trong tất
cả quá trình không hoàn thiện sẽ đều ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Sản phẩm cà phê Việt Nam hầu hết được bắt đầu từ những giống đã được
chọn lọc qua nhiều thập kỷ, lại được gieo trồng trên những vùng đất có khí hậu
thích hợp, đặc biệt trên những vùng cao từ 500 m trở lên lên, cà phê càng có ưu
thế tạo hương vị thơm ngon được nhiều người ưu chuộng. Các nhà nghiên cứu
20



và lai tạo giống của Việt Nam hoạt động tích cực và hiện nay đã chọn được
giống cà phê vối lai chất lượng tốt. Tuy nhiên do thời gian gần đây sản xuất cà
phê phát triển mạnh mẽ, tạo ra một khối lượng không nhỏ sản phẩm, mặt khác vì
thiếu vốn và kinh nghiệm, ít được tiếp xúc thường xuyên với công nghệ vàkỹ
thuật mới nên ngành công nghiệp chế biến cà phê nước ta không theo kịp sự
phát triển của sản xuất, tạo nên sự mất cân đối dẫn đến chất lượng cà phê giảm
sút, giá xuất khẩu cà phê hạ gây thiệt hại không nhỏ cho người sản xuất.
Kỹ thuật thu hái, sơ chế cà phê cũng ảnh hưởng đến chất lượng cà phê
nhân. Việc hái quả không đúng tầm chín, lẫn quả xanh quả chín làm ảnh hưởng
đến mùi vị cà phê. Khâu chế biến rất phân tán, thô sơ, thiếu sân phơi bảo đảm
dẫn đến việc cà phê lẫn nhiều tạp chất, tỷ lệ hạt đen hạt vỡ cao khoảng 18%, độ
ẩm cao. Đây là vấn đề nhức nhối của toàn ngành. Khả năng xuất khẩu cà phê
chất lượng cao của chúng ta còn yếu nên dù khối lượng xuất khẩu hàng năm là
lơn nhưng kim ngạch không tương xứng do chưa được giá. Cà phê loại I chỉ
chiếm khoảng 23-24%, loại IIA chiếm 65%, còn lại là loại thấp hơn.Trong khi
chênh lệch giá giữa loại I và loạI II là khá cao: 30 USD/tấn. Một lượng lớn cà
phê của chúng ta sau khi xuất khẩu phải qua một nước tái chế mới đến tay người
tiêu thụ chính thức. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến mức chênh
lệch về giá cao giữa giá cà phê của Việt Nam với mức giá cà phê quốc tế.
Một vấn đề nữa là phần lớn cà phê xuất khẩu của Việt Nam là cà phê vối
trong khi thị hiếu tiêu dùng lại nghiêng về loại cà phê chè chất lượng cao. Vì
vậy, chủ trương của chính phủ nước ta cũng như các nước xuất khẩu cà phê
khác là trong thời gian tới tăng khối lượng xuất khẩu cà phê chè. Hiện Việt Nam
cũng đang tiến hành chuyển một số khu vực trồng cà phê vối năng suất thấp
sang trồng các loại cây có thu nhập cao hơn và trồng cà phê chè ở những nơi có
độ cao thích hợp. Tuy nhiên việc trồng cà phê chè ở những một vài khu vực có
địa hình thấp (khoảng 200-300m so với mặt biển) thì dường như vẫn khó thực
hiện. Khu vực cao nhất cà phê chè có thể sinh sống được là 1200 m, tại các khu
21



vực này có thể trồng các loại cà phê chè có chất lượng cao như giống Bourbon.
Tuy nhiên ở các vùng thấp hơn thì có thể trồng giống cà phê kháng rỉ sắt như
Catrra, Catimỏ. Tuy nhiên, hạt của các giống này khi đã được bóc vỏ và chế biến
ướt chỉ nhỉnh hơn chút ít so với loại cà phê vối chưa chế biến và có chất lượng
tầm tầm so với chất lượng cao hơn hẳn của loại cà phê Bourbon hảo hạng.
Như vậy để có thể đưa cà phê xuất khẩu của Việt Nam trở thành sản phẩm có
sức cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới, chúng ta cần cố gắng nhiều hơn nữa
trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách khắc phục những nhược
đIúm còn tồn tại trên, phát huy được những lợi thế của Việt Nam để có thể đáp
ứng được những nhu cầu của khách hàng quốc tế.
2.2. Ảnh hưởng của hội nhập kinh tế thề giới đối với xuất khẩu cà phê Việt
Nam:
2.2.1: Tiềm năng phát triển ngành:
A.Thị trường xuất khẩu tiềm năng của cà phê của Việt Nam
Tính đến năm 2002, cà phê của Việt Nam đã có mặt tới 64 nước trên thế
giới, ở nhiều các châu lục khác nhau, trong đó EU là thị trường tiêu thụ lớn nhất,
chiếm hơn 50% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam. Cà phê Việt
Nam đã thâm nhập được các thị trường có sức mua cao như thị trường Mỹ, Đức,
Pháp, Bỉ, Italia, Anh... tuy vẫn có xu hướng tập trung ở một số thị trường xuất
khẩu lớn. Trong niên vụ 2001/02, 15 nước hàng đầu tổng cộng đã nhập 614.275
tấn chiếm 86,06 % tổng lượng xuất khẩu, trong đó Đức là thị trường xuất khẩu
lớn nhất với 112.739 tấn, thứ hai là Mỹ với 89.288 tấn.
Các nước trong khu vực như Trung Quốc cũng là một khách hàng tiêu thụ lớn.
Ấn Độ và Inđônêxia là hai nước sản xuất cà phê lớn ở châu Á nhưng hàng năm
vẫn nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Riêng thị trường Nga - một thị trường có
triển vọng tăng tiêu thụ mạnh và Việt Nam đã có quan hệ hợp tác lâu dài nhưng
xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường này lại chưa đáng kể.

22



Một thay đổi đáng kể trong phát triển thị trường xuất khẩu là ngoài các
nhà buôn, một số nhà rang xay lớn trên thế giới đã bắt đầu thiết lập quan hệ
mua bán trực tiếp với các nhà sản xuất, kinh doanh của Việt Nam, mở ra một
triển vọng lớn trong ngành cà phê Việt Nam
Bảng 17: Các thị trường xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam
Đơn vị: triệu USD
1997
Tổng
497.536
Thuỵ sĩ 93.625
Mỹ
76.402
Singapo 99.348
Đức
38.985
Hà Lan 17.467
Anh
41.509
Thái Lan 51.709
Nhật
19.721
Italia
5.177
Bỉ
11.438
Pháp
18.076


1998
593.794
120.465
86.311
73.899
56.619
47.571
44.400
40.160
37.921
12.070
8.261
18.207

1999
585.255
161.975
59.211
61.193
55.810
47.010
41.529
31.413
24.496
19.185
15.957
14.497

2000
501.450

100.670
69.932
41.692
52.078
34.138
37.939
10.755
20.496
24.049
22.773
10.028

2001
391.329
42.920
60.016
14.344
53.967
19.944
25.610
115
17.858
18.978
38.704
14.970

2002
322.310
15.289
39.513

6.901
51.603
11.948
14.916
49
15.594
20.213
27.988
12.607

2003*
242.236
7.385
26.499
4.814
38.682
8.819
12.051
193
10.190
19.383
10.400
15.639

* 6 tháng đầu năm
Nguồn: Số liệu thống kê xuất nhập khẩu, Tổng cục Hải Quan.

* Một số thị trường xuất khẩu cà phê chính của Việt Nam
-Thị trường EU:
EU là một trong những thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới.Với

khoảng 370 triệu người, hàng năm EU tiêu thụ khoảng hơn 45% khối lượng cà
phê xuất khẩu toàn cầu. Trong năm 2002, nhập khẩu cà phê nhân ở EU đã tăng
3,4% từ 40,2 lên 41,6 triệu bao. Nhu cầu tiêu thụ cà phê ở Châu Âu vẫn tiếp tục
tăng lên một cách ổn định. Dự kiến trong những năm tới nhu cầu tiêu thụ cà phê
của EU còn tăng lên do kế hoạch mở rộng thêm thành viên. Do đó thâm nhập và
giữ ổn đinh thị trường cà phê này là niềm mong ước của tất cả các quốc gia sản
23


xuất cà phê, trong đó có Việt Nam. Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu vào EU một
khối lượng cà phê tương đối lớn, chiếm hơn 15% sản lượng tiêu thụ cà phê của
EU, đứng vị trí thứ hai sau Braxin.Tuy vậy Việt Nam vẫn cần có những biện
pháp thiết thực để EU vẫn tiếp tục là thị trường ổn định của Việt Nam. Để làm
được đIều này cũng không phải là dễ.Vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan
tâm đặc biệt của chính quyền các nước thuộc liên minh châu Âu, họ ngày càng
tăng cường áp dụng các quy định nghiêm ngặt về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn
đối với hàng nhập khẩu thông qua các quy định của luật và các quy định nhập
khẩu nông sản, thực phẩm vào EU.Việc đảm bảo chất lượng có thể bắt đầu từ
khâu trồng trọt, và trải qua tất cả các giai đoạn thu hái, chế biến, bảo quản cho
tới khi xuất khẩu. Tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu là căn cứ pháp lý xác định
tiêu chuẩn tối thiểu đối với nông sản thực phẩm nhập khẩu vào EU. Nhưng ở
đây cũng cần nhấn mạnh rằng yêu cầu chất lượng của các thương nhân ở các thị
trường lớn Bắc Âu (Đức, Hà lan, Anh và Pháp) thường cao hơn.
Theo Hiệp ước Lomé (và hiện nay được thay thế bằng Hiệp ước Cotonou)
ký kết giữa EU và các nước ACPC, các nước này được miễn thuế nhập khẩu và
hưởng những chế độ ưu đãi khác trong xuất khẩu nông sản sang EU. Vì vậy, các
nước ngoài ACPC sẽ khó khăn hơn trong cạnh tranh khi xuất khẩu cà phê sang
thị trường EU. Cà phê nhập khẩu vào EU phải tuân thủ các quy định của EEC
về bao bì hàng hoá và chất thải, theo đó “cà phê phải được đóng gói trong bao bì
tiêu chuẩn làm bằng sợi tự nhiên như đay, gai, si sal và các chất liệu tương tự”

cũng như quy định về hàm lượng các chất phụ gia có trong cà phê.
Bảng 18: Biểu thuế nhập khẩu cà phê vào thị trường EU:
Mã HS

Mô tả sản phẩm

Thuế

Thuế

Thuế

phổ cập

WTO

đãi đối với
VN

0901

Cà phê, rang hoặc chưa rang,
đã tách hoặc chưa tách cafein,
24

ưu


cà phê hạt nguyên vỏ, các chất
thay thế cà phê có chứa ca fein

21- Cà phê chưa rang
Miễn

0901
000

2101.11100

Miễn

Cà phê rang

thuế

thuế

10%

1.Cà phê chiết xuất

20%
24%

12%
24%

Miễn thuế*
15%

-Có thêm đường


Miễn thuế

- Cà phê hoà tan, không 12,3%
-210
-290

đường

8,8%

16%

15%

Miễn thuế

24%

24%

15%

-Các loại cà phê chiết xuất
khác, không đường

12-110 2. Cà phê đã pha chế từ

Miễn thuế*


nguyên liệu cà phê chiết xuất, 12,3%

8,8%

-121

có thêm đường

15%

-122

Cà phê đã pha chế, không

16%

Miễn thuế

đường
Các loại cà phê đã pha từ
nguyên liệu cà phê chiết xuất
khác
Nguồn: The European Commission, Taxation and Customs Union
Trong số các nước EU, Đức là nước nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất
Trong năm 2001, Đức nhập khẩu 13,9 triệu bao cà phê nhân, chủ yếu nhập khẩu
từ Bra xin (25%), Việt Nam, Inđônêxia và Pê ru, trong đó nhập khẩu cà phê
Arabica chiếm 76% và nhập khẩu cà phê Robusta chiếm 24%. Nhập khẩu cà phê
chế biến đạt 714 ngàn bao và tái xuất khẩu đạt 3,46 triệu bao. Tiêu thụ bình quân
đầu người đạt 6,7 kg trong năm 2001, giảm mạnh so với 7,4 kg của năm 1995.
Đây là thị trường cà phê lớn đặc biệt là cà phê pha nhanh. Thị hiếu truyền thống

ở Đức là cà phê Arabica càng đậm càng tốt. Trong những năm gần đây, nhu cầu
cà phê pha trộn với chất lượng cao đang tăng nhanh vì đơn giá thấp hơn, được
25


×