Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nghiên cứu môi trường vĩ mô để xây dựng dự án mở hệ thống bán sữa tự động trên địa bàn trung tâm thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.72 KB, 14 trang )

ĐỀ TÀI
“NGHIÊN CỨU MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN MỞ
HỆ THỐNG BÁN SỮA TỰ ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TRUNG TÂM THÀNH
PHỐ HÀ NỘI”

Bất kỳ dự án nào muốn triển khai thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố:bao gồm các yếu tố khỏch quan từ môi trường chớnh trị kinh tế xó hội và các
yếu tố chủ quan từ khâu lập dự án lên kế hoạch triển khai. Để chủ động khi lập dự
án cần nghiên cứu kỹ lưỡng môi trường kinh tế vĩ mô. Vì vậy khi lập dự án mở hệ
thống bán sữa tự động trên địa bàn trung tâm thành phố Hà Nội nhóm chúng tôi
nghiên cứu kỹ càng các yếu tố môi trường chính trị luật pháp cũng như văn hoá xã
hội của người dân Hà Nội để dự án triển khai một cách thuận lợi nhất.
I.MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ -LUẬT PHÁP HÀ NỘI
1.Về chính trị: là thủ đô của đất nước-là trung tâm kính tế-chính trị song
tình hình chính trị của Hà Nội luôn ổn định.
Cách đây tròn 10 năm, ngày 16/7/1999, tại La Paz, thủ đô Bolivia, UNESCO
đã tổ chức trọng thể Lễ trao "Giải thưởng UNESCO-Thành phố vì Hòa bình" năm
1999 cho 5 thành phố thuộc 5 châu lục trên thế giới. Thủ đô Hà Nội là thành phố
duy nhất của khu vực châu Á-Thái Bình Dương vinh dự nhận phần thưởng cao quý
này.
Đây là danh hiệu được bạn bè quốc tế tôn vinh, ghi nhận những đóng góp của Hà
Nội trong cuộc đấu tranh vì hoà bình, cũng như trong sự nghiệp phát triển, xây
dựng thành phố phù hợp với những tiêu chí do UNESCO đề ra về bình đẳng trong


cộng đồng, xây dựng đô thị, giữ gìn môi trường sống, thúc đẩy phát triển văn hóa
giáo dục, chăm lo giáo dục công dân và thế hệ trẻ./.
2. Về pháp luật
Trong tồng thể chung, hệ thống luật pháp Việt Nam đã và đang dần hoàn
thiện theo hệ thống luật pháp chung của thê giới. Là một trong những nước đi đầu
theo định hướng Xá Hội Chủ Nghĩa nên luật pháp có những đặc thù riêng để đảm


bảo tính công bằng chung cho cả xã hội. Do đó quá trình làm luật gặp nhiều khó
khăn trắc trở và không tránh những hạn chế nhất định như còn nhiều điểm chưa
khoa học, thiếu tính đồng bộ…
Việc mở hệ thông bán sữa tự động, doanh nghiệp phải tuân theo các văn bàn
quy phạm pháp luật sau:
A, Trước khi xin giấy phép mở hệ thông sữa doanh nghiệp phải đảm bảo
hoạt động đúng:
1. Luật doanh nghiệp ngày 29/11/2005
2. Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban
hành ngày 26 tháng 7 năm 2003
B, Để mở hệ thống bán sữa doanh nghiệp, doanh nghiệp phải tuân theo
1. Quy hoạch xây dựng , quy hoạch đô thị của thành phố Hà Nội
2. Xin Giấy phép kinh doanh của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội
3. Xin Giấy đồng ý cho phép sử dụng đất kinh doanh tại các địa điểm công
cộng của UBNN Quận, UBNN Phường.
4. Hợp đồng thuê, chuyển nhượng đất giữa doanh nghiệp và người có quyền
sử dụng đất tại địa điểm đặt máy.


5.HÖ thèng m¸y b¸n s÷a, ph¶i ®¹t tiªu chuÈn theo ph¸p lÖnh vÖ sinh an toµn
thùc phÈm do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành ngày 26 tháng 7 năm 2003
II. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ VĨ MÔ
1.Tình hình tằng trường kinh tế
Chín tháng đầu năm 2009, kinh tế TP. Hà Nội đã có những dấu hiệu ổn định,
sản xuất bắt đầu hồi phục, thị trường có những dấu hiệu khởi sắc hơn.
Dự kiến 9 tháng năm 2009, tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 5,7%, giá trị sản
xuất công nghiệp tăng 7,7% so cùng kỳ năm trước, trong đó giá trị sản xuất công
nghiệp Nhà nước Trung ương tăng 5,8%, giá trị sản xuất công nghiệp Nhà nước
Địa phương tăng 6%, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài Nhà nước tăng 10,9%, giá
trị sản xuất công nghiệp khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 6,4%.

2. Lãi xuất
Lãi xuất là một nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc quyết định đầu tư của dự
án chúng ta. Vì nó là cơ sở để xác định chi phí vốn và NPV… Trong nhưng năm
qua biến động lãi xuất nước ta có những biến động rất khó dự báo. Suốt một thời
gian dài trước năm 2008 lãi xuất cơn bản của nước ta ko có nhiều biến đông ( lãi
xuất cơ bản nhà nước là 8%/ năm lãi xuất trần các ngân hàng thương mại ko qua
150% lãi xuất cơ bản 12%/năm). Sang năm 2008 do thực hiện chính tài khóa tiền
tệ thắt chặt ( cắt giảm chi tiêu chính phủ và giảm lượng tiền trong lưu thông). Đẻ
giảm lượng tiền trong lưu thông nhà nước đã phát hành công trái, trái phiếu chính
phủ ra thị trường tài chính. Như một biện pháp rất quan trọng khác là tăng lại xuất
cơn bản. Lãi xuất cơ bản tăng từ 8% lên 10% rồi 12% đỉnh điểm lên tới 14%. Nhu
tình hình lãi xuất hiện năm đã có những thay đồi theo hướng tích cực lãi xuất cơ
bản đã giảm xuống do chính phủ thay đổi chỉnh sách tài khóa tiền tệ và tắc động


của gói kích cầu kinh tế đã có tác động tích cực làm giảm lãi xuất cơ bản xuống
hiện nay lãi xuất cơ bản là 7%/ năm.
3. Tỷ lệ lạm phát
Trong những năm gần đây do chính sách phát triền kinh tế và chính sách tiền
tệ nới lỏng của nước ta trong một thời gian dài từ khi đã làm cho lạm phát nước ta
tăng nhanh trong năm 2007 và 2008. Đến năm 2009 do nhà nước thực hiện nhiều
biện phát nhằm giảm tỷ lệ làm phát đã có hiệu quả rõ rệt nhưng vẫn ở mức cao.
Hiện này nguy cơ lạm phát cao quay trở lại là khá cao do nhà nước đã chuyển từ
chính sách tài khóa tiền tệ từ thắt lưng buộc bụng sang chính sách tài khóa tiền tệ
mở rộng. Chín tháng đầu năm 2009 so cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng
tăng 9,44% (tốc độ trượt giá bình quân 1 tháng là 0,48%).
4. Tình hình xuất nhập khẩu
Trong thời gian qua do tình hình kinh tế thế giới suy giảm đã ảnh hưởng ko
nhỏ tới nền kinh tế nước ta( do nền kinh tế nước ta hiện nay có độ mở rất lớn).
Làm tổng mức tiêu thụ hàng hóa nước ta và xuất khẩu không còn giữ được nhịp độ

tăng trưởng cao như các năm trước đó nữa. cụ thể
Tính chung cả năm, nhập siêu của Việt nam là 17.5 tỷ USD. Con số này
thấp hơn mức được dự báo ban đầu, khi nhập siêu đang tăng cao. Tuy nhiên, việc
nhập siêu phần nào được kềm chế chủ yếu là do nhập khẩu của những tháng
cuối năm không tăng cao, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu sản xuất. Trong
khi đó, xuất khẩu mặc dù nhìn chung vẫn tăng và đạt 63 tỷ USD, cho thấy có
những dấu hiệu đáng quan ngại. Trước hết, xuất khẩu của những tháng cuối
năm liên tục giảm. Việc kim ngạch xuất khẩu cả năm phần nào do giá trị chủ
yếu tạo nên. Nếu loại bỏ những yếu tố này, kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng
13.5%. Nếu xét chung về cán cân thanh toán, thì với việc dòng đầu tư trực
tiếp nước ngoài cả năm là 11.5 tỷ và tình hình kiều hối được ước tính vẫn khả


quan ở mức 6-8 tỷ USD thì nhìn chung cán cân thanh toán vẫn chưa rơi vào tình
trạng thâm hụt
5. Tình hính đầu tư.
Sau khi ra nhập tổ chức thương mại toàn cầu WTO số vốn đầu tư trong nước
và vốn đầu tư nước ngoài đã tăng đáng kể trong năm 2006 2007 nhưng sang năm
2008 do ảnh hưởng của cơn báo tài chính xuất phát từ thị trường tài chính ( thị
trường bất động sản) đã làm mất nhịp độ tăng cao của các nguồn vốn đầu đặc biệt
là vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta. Sang năm 2009 chính phủ thực hiện gói kích
cầu trị giá 5 tỷ USD đã làm cải thiện đáng kể tình hình đầu tư ở nước ta đặc biệt là
vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong nước
Vốn đầu tư phát triển 9 tháng năm 2009 đạt 18.518,1 tỷ đồng, tăng 4% so
cùng kỳ năm trước. Trong đó: Vốn ngân sách Nhà nước tăng 35,5% so cùng kỳ;
vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước giảm 19,3%; vốn tự có của doanh nghiệp Nhà
nước bằng 70,7% kế hoạch năm.
Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn dự kiến 9 tháng đạt 84.711 tỷ đồng, tăng
19,1% so cùng kỳ năm trước, trong đó vốn Nhà nước 1,5%, vốn ngoài Nhà nước
tăng 31,2%, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm 3,4%.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hà Nội giảm nhiều: So với cùng kỳ năm
trước, số dự án đăng ký bằng 90% (225/250), số vốn đầu tư đăng ký chỉ bằng 9%
(400/4.427), vốn đầu tư thực hiện bằng khoảng 60%.
6. Chính sách tài khóa tiền tệ
Trong thời gian vừa qua chính sách tài khóa mở rộng của nước ta có những
thay đổi tích cự nhằm thích nghi với sự biến đổi của môi trường kinh tế trong nước
và quốc tế. Trước 2008 nước ta theo đuổi chính sách tài khóa tiền tệ nới lỏng nhằm
thúc đẩy phát triền kinh tế trong nước. Như sang năm 2008 do những diễn biến từ


thị trường tài chính Mỹ, thế giới đặc biệt là tình trạng lạm phát cao chỉnh phủ đã
chuyển từ chính sách tài chính nới lỏng sang thắt chặt nhằm thích nghi với sự biến
động môi trường quốc tế và kim chế lạm phát cao ở trong nước. sang năm 2009 do
những biến động từ quốc tế và tình hình kinh tế trong nước chính phủ đã bắt đầu
chuyển sang chính sách tài khóa tiền tệ mở rộng để kích thích phát triền kinh tế
chống lại suy thoái kinh tế trên toàn câu. Cụ thể các gói kích cầu của chính phủ trị
giá 5 tỷ USD đã có tắc động thúc đẩy lại đã tăng trường kinh tế trong nước trước
nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, hiện nay chính phủ đang cân nhắc có nên thực
hiện gới kích cầu thư 2.
7. Chính sách kinh tế
Sau năm 1986 nền kinh tế nước ta chuyển từ chế độ tập chung bao cấp sang
chế độ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước.
chính sách kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế
quốc tế và trong nước phục vụ mục tiêu phát triền kinh tế. thay vì điều tiết trực
tiếp chính phủ chuyển sang chế độ điều hành gián tiêp thông qua các chính sách
kinh tế, chính sách tài khóa tiền tệ vv. Hệ thống luật phát nước ta đã có sự thay đổi
rất lớn từ điều hành tập chung bao cấp với 2 thành phần kinh tế được thừa nhận là
tập thể và kinh tế nhà nước sang chế động kinh tế thị trường với 5 thành phần kinh
tế đc thừa nhận.
Như vậy:đánh giá môi trường kinh tố vĩ mô cuả nền kinh tế thuận lợi cho

việc hệ thông sữa do nền kinh tế trên đà tăng trưởng nên nhu cầu tiêu dùng tăng
đặc biệt là các măt hàng nâng cao sức khỏe như sữa tươi.

III. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA-XÃ HỘI HÀ NỘI


1.Thuận lợi
Năm 2008 dân số của Hà Nội là 6116,2 nghìn người với mật độ trung bình là
1827 người/1km2,trong đó số dân trong nội thành là khoảng 40%. Dân số đông là
một điều kiện thuận lợi cho dự án.
Mức thu nhập bình quân của người dân Hà Nội so với các khu vực khác
cũng cao hơn đáng kể.Với mức tăng GDP gần 10,6%, năm 2008 thu nhập bình
quân của người dân Hà Nội đạt 1.500 USD. Con số này trong năm 2009 dự kiến sẽ
là hơn 1.700 USD. Với mức thu nhập cao thì mức sống của người dân cũng cao.
Khi mức sống được cải thiện thì người dân có xu hướng hưởng thụ và quan tâm
đến việc chăm sóc sức khỏe nhiều hơn. Trẻ em ngày càng có nhu cầu uống sữa để
tăng chiều cao,trí thông minh và bổ sung những dưỡng chất cần thiết. Khả năng chi
trả cho các dịch vụ được tốt hơn.
Hà Nội là trung tâm kinh tế , văn hóa - xã hội,khu du lịch nổi tiếng nên hàng
năm thu hút nhiều khách du kịch trong và ngoài nước. Vì vậy lượng người tiêu
dùng thực phẩm nói chung và sữa nói riêng là rất cao. Bên cạnh đó trong những
năm gần đây người dân Việt Nam cũng đang tiếp cận lối sống phương Tây trong
thói quen ăn uống. Đó là xu hướng ăn nhiều đồ ăn nhanh,nhẹ,,và không thể thiếu
sữa trong thực đơn .
Việc đặt hệ thống máy bán sữa tự động trong thành phố giúp người dân dễ
dàng hơn khi mua sữa. Họ có thể tạt ngay vào bên đường để mua một cốc sữa mà
không phải bỏ nhiều thời gian để chạy vào các của hàng hay siêu thị. Điều này
cũng giúp các du khách nước ngoài khi sang du lịch tại Hà Nội. Dukhách có thể
vừa đi bộ ngắm cảnh đường phố mà vẫn có thể tìm mua được một cốc sữa một
cách dễ dàng.

2.Khó khăn


Việc mua sữa ở các máy tự động đồi hỏi người dân phải tiêu dùng tiền xu
thường xuyên. Nhưng người việt Nam không quen với việc tiêu tiền xu vì một số
lì do như bất tiện hoặc sợ đánh rơi.
Người dân Việt Nam đặc biệt là người dân Hà Nội dù đã tiếp cận với lối
sống phương tây nhưng chỉ có thế hệ mới sau này tầm cuối 80 đầu 90 dễ dàng hòa
nhập.
Như vậy: nhìn chung về dài hạn nhu cầu sữa trở nên thiết yếu và tăng mạnh.
IV. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN HÀ NỘI
1.Vị trí địa lí
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính ngày 29/05/2008, thành phố Hà Nội
rộng 334.470 ha và dân số hiện tại là 6.232.940 người. Hà Nội phía Bắc giáp Thái
Nguyên và Vĩnh Phúc; phía Nam giáp Hà Nam và Hòa Bình; phía Đông giáp các
tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình và tỉnh Phú
Thọ.
Địa hình Ba Vì được chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng núi, vùng đồi gò và vùng
đồng bằng ven sông. Ba Vì nối liền với các tỉnh và thủ đô Hà Nội bằng các trục
đường chính như: quốc lộ 32, tỉnh lộ 89A và các tuyến đường thủy qua sông Hồng,
sông Đà có tổng chiều dài 70km.
Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện
khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ
khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng nông nghiệp, dịch vụ,
du lịch, công nghiệp.
=> Có thể vận chuyển sữa tươi từ Ba Vì đến trung tâm thành phố Hà Nội trong
thời gian ngắn.=> sữa không bị chua. Vì xây dựng hệ thống máy bán sữa tự động
nên cần phương tiện vận chuyển với khối lượng lớn và thiết bị bảo quản tốt.



2.

Khí hậu và thời tiết ở Hà Nội
Khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho kiểu khí hậu Bắc Bộ với đặc điểm là khí

hậu nhiệt đới gió mùa ấm, mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa Đông lạnh, mưa ít.
Nằm trong vùng nhiệt đới, Hà Nội quanh năm tiếp nhận được lượng bức xạ mặt
trời rất dồi dào và có nhiệt độ cao. Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm ở
Hà Nội là 122,8 kcal/cm2 và nhiệt độ không khí trung bình hàng năm là 23,6 oC. Do
chịu ảnh hưởng của biển, Hà Nội có độ ẩm và lượng mưa khá lớn. Độ ẩm tương
đối trung bình hàng năm là 79%. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1245 mm và
mỗi năm có khoảng 114 ngày mưa. Đặc điểm khí hậu Hà Nội rõ nét nhất là sự thay
đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh. Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và
mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa Đông thời tiết khô ráo. Giữa hai
mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên có thể nói rằng
Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông.926).
=> Nhiệt độ trung bình ở Hà Nội là 23,6 oC, trời mát nên chất lượng sữa được
đảm bảo, không bị chua. Mùa nóng, nhu cầu giải khát tăng, sữa cần phải mát lạnh
thì mới thỏa mãn được người tiêu dùng. Ngược lại đối với mùa lạnh, sữa cần được
làm nóng để làm ấm cơ thể. Như vậy, khi xây dựng hệ thống máy bán sữa tươi tự
động cần chú ý đến đặc điểm này.
Đối với thời tiết, nếu vào mùa mưa, mưa nhiều thì nhu cầu giải khát của người dân
giảm, nếu muốn uống sữa thì họ sẽ mua ở các đại lí, cửa hàng gần với họ nhất.
Tóm lại: Xét về môi trường tự nhiên, khí hậu và thời tiết ở Hà Nội cũng khá thuận
lợi lắm cho việc xây dựng hệ thống máy bán sữa tự động.
IV. QUY HOẠCH CHUNG CHO DỰ ÁN
1.

Quy hoạch phát triển chung Hà Nội



Hà nội với diện tích khoảng 3200km2 là địa bàn kinh tế chiến lược, nằm trong
vùng kinh tế Đồng bằng sông Hồng và trọng điểm Bắc Bộ. Đây là vùng kinh tế đặc
biệt quan trọng của cả nước.
Trong tương lai gần, Hà nội xây dựng theo hướng thành phố sinh thái, trọng
tâm phát triển các ngành công nghiệp chủ lực với công nghệ cao như điện, tin học,
viễn thông, chế tạo máy, công nghiệp ô tô…du lịch…
2.
2.1



Quy hoạch ngành công nghiệp sữa Hà nội
Quy hoạch vùng chăn nuôi bò sữa
Phát triển đàn bò sữa Việt Nam từ nay tới năm 2010 nhằm thay thế một phần

nguyên liệu nhập khẩu là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết. Sản lượng sữa tươi đạt
hơn 140 ngàn tấn vào năm 2005 (thay thế được khoảng 20% nguyên liệu nhập),
năm 2010 đạt trên 300 ngàn tấn, tự túc được khoảng 40% nguyên liệu, sau năm
2010 đạt 1 triệu tấn sữa. Năm 2020 tự túc được 50% nguyên liệu sữa tươi.

Dự kiến đàn bò sữa năm 2010 như sau:
2010



Tổng đàn bò

Bò vắt sữa


9.545

49.100

Tổng hợp vốn đầu tư cho phát triển ngành sữa đến năm 2010
TT Hạng mục
1

Phát triển nguyên liệu làm thức ăn chăn
nuôi bò

Đến năm 2010 (tỷ đồng)
100

2

Vốn cho phát triển đàn bò

1.000

3

Vốn cho các trạm thu mua sữa

101,6


4

Vốn đầu tư xây dựng các nhà máy sữa


993,75

Tổng cộng

2195,35

2.2 Quy hoạch xây dựng hệ thống bán sũa tự động
Mặt bằng để đặt một máy bán sữa khoảng 1- 1,5 m2. Địa điểm lý tưởng để đặt máy
bán sữa phải đáp ứng được các nhu cầu sau:



Có khoảng trống diện tích từ 1 – 1,5 m2
Địa điểm là những nơi đông người như siêu thị,chợ, các trung tâm thương

mại, công viên, các điểm du lịch…

Địa điểm phải đảm bảo được sự thuận lợi trong khâu vận chuyển, bảo quản
sữa


Có thể kết hợp đặt các máy bán sữa bên cạnh các cửa hàng, các shop…như

cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh hàng may mặc..
Đề xuất phương án đặt các máy bán sữa ở các khu vực sau:



Khu vực có các siêu thị lớn như : Metro, Bigc

Khu vực có các khu vui chơi, công viên: Công viên Thống Nhất, công viên

Thủ Lệ, công viên nước Hồ Tây…

Khu có các địa điểm du lịch trọng điểm của Hà Nội như: khu Lăng Bác- phủ
chủ tịch, khu Hồ Gươm- phố Cổ…

Và một số khu vực xung quanh các trường học, các khu ăn uống, các cửa
hàng
Như vậy: Qua các dữ liệu và phân tích trên,dự án hệ thống bán sữa khá khả thì
vì có nguồn cung cấp sữa dài hạn và nhiều vị trí thuận lợi để đặt máy.
V. KÕt luËn
Dựa vào kết quả phân tích, đánh giá môi trường vĩ mô như trên nhóm chúng
tôi sau khi cân nhắc kỹ càng những thuận lợi, cũng như khó khăn mắc phải khi


triển khai dự án đã quyết định đâu tư. Về mặt dài hạn đây là dự án có tính kinh
tế cũng như nâng cao cuộc sống của người dân Hà Nội.


Môc lôc
V. KÕt luËn………………………………………………………………………….12


Thành viên nhóm thơng mại 48C

1.

Trần Ngọc Sơn


2.

Nguyễn Văn Sơn

3.

Nguyễn Thị Hoài Ân

4.

Nguyễn Thị Hạnh

5.

Nguyễn Thị Hồng Liên

6.

Chu Quyết Thắng

7.

Tạ Thị Tín



×