Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
1
Môi trường Marketing
Môi trường vĩ mô Môi trường vi mô
Yếu tố
dân số
Yếu tố
kinh tế
Yếu tố
CT-PL
Yếu tố
VH-XH
Yếu tố
KH-CN
Yếu tố
địa lý
Lời mở đầu
“Môi trường Marketing của doanh nghiệp là tập hợp những tác nhân và những lực lượng
hoạt động ở bên ngoài chức năng quản trị Marketing của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả
năng thiết lập và duy trì mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng”. (Philip Kotler)
Môi trường marketing là những yếu tố, lực lượng mà bộ phận marketing không thể kiểm soát
được. Những diễn biến của các lực lượng và các yếu tố đó không phải do bộ phận marketing gây
ra hay bộ phận marketing có quyền làm thay đổi. Do đó, việc phân tích môi trường Marketing có
ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động marketing cũng như sự tồn vong và phát triển của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cũng như một cơ thể sống hoạt động trên một lãnh thổ và trong nền kinh tế
hàng ngày tác động vào môi trường, đồng thời cũng chịu những tác động của môi trường. Để có
thể thích ứng và phát triển doanh nghiệp cần phải tiến hành các hoạt động phù hợp với điều kiện
môi trường bằng cách đưa ra những giải pháp chiến lược và những điều chỉnh phù hợp với khả
năng của doanh nghiệp. Phân tích môi trường là những căn cứ quan trọng để xây dựng chiến lược
Marketing cho doanh nghiệp.
Môi trường Marketing được cấu thành bởi môi trường vĩ mô và vi mô:
Trong phạm vi bài thảo luận này, chúng tôi xin được đề cập đến hai vấn đề chính:
- Nghiên cứu môi trường vĩ mô ở Việt Nam
- Sử dụng mô hình SWOT để phân tích môi trường kinh doanh của một doanh nghiệp.
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
2
SWOT là mô hình “ điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - đe dọa” cho phép phân tích môi trường
kinh doanh cả từ bên trong và bên ngoài dưới trạng thái động. Nhờ đó cho phép doanh nghiệp đưa
ra cách ứng xử lý kịp thời và nhạy bén hơn, nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn bám sát
thị trường để cập nhật thông tin một cách hữu hiệu. Trong đó:
- Thế mạnh và điểm yếu là những nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp (các yếu
tố bên trong).
- Cơ hội và đe dọa là những nhân tố bên ngoài của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp mà nhóm chúng tôi lựa chọn là VINAMILK. Là doanh nghiệp có lịch sử hình
thành và phát triển lâu dài từ những năm 70, Vinamilk là 1 trong 10 doanh nghiệp tư nhân lớn
nhất Việt Nam, đứng hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa với hệ thống phân phối rộng
khắp, sản phẩm chất lượng tốt và được người tiêu dùng ưa thích. Ứng dụng mô hình SWOT vào
phân tích sẽ giúp đưa ra một số giải pháp phát triển bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp
VINAMILK.
Marketing là lĩnh vực đang ngày càng được quan tâm đầu tư ở hầu hết cá quốc gia trên thế
giới. Do đó, việc nghiên cứu Marketing cần được tiến hành lâu dài, từng bước một. Trong phạm
vi bài thảo luận này, mặc dù nhóm chúng tôi đã đầu tư thời gian tìm kiếm tài liệu trên mọi phương
tiên có thể nhưng vẫn khó tránh khỏi những sai sót. Vì vậy nhóm rất mong nhận được những lời
khuyên, những ý kiến đóng góp từ cô giáo và các bạn để bài phân tích này được chính xác và
hoàn chỉnh hơn.
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
3
I. Phân tích 6 yếu tố vĩ mô của môi trường kinh doanh Việt Nam.
Định nghĩa:
Môi trường vĩ mô của doanh nghiệp là nơi mà doanh nghiệp phải bắt đầu tìm kiếm những cơ
hội và những mối đe dọa có thể xuất hiện, nó bao gồm tất cả các nhân tố và lực lượng có ảnh
hưởng đến hoạt động và kết quả thực hiện của Doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô bao gồm 6
yếu tố chủ yếu:
- Yếu tố nhân khẩu học
- Yếu tố kinh tế
- Yếu tố chính trị - pháp luật
- Yếu tố văn hóa - xã hội
- Yếu tố công nghệ
- Yếu tố địa lý
1. Yếu tố nhân khẩu học
Các nhà marketing cần quan tâm hàng đầu dến các yếu tố của môi trường dân số vì chính con
người hợp thành thị trường của doanh nghiệp. Nghiên cứu yếu tố dân số (nhân khẩu học) đòi hỏi
các nhà marketing phải thu thập cá thông tin cụ thể như: quy mô và tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân
số, sự thay đổi quy mô hộ gia đình…Tất cả các yếu tố đó đều chi phối đến quy mô và cơ cấu thị
trường hành vi người tiêu dùng. Do đó, để hiểu rõ tác động của yếu tố dân số đến môi trường kinh
doanh Việt Nam, cần nghiên cứu một số nội dung cơ bản sau:
- Quy mô, tốc độ tăng dân số và cơ cấu dân số
- Quy mô dân số thành thị, nông thôn và các vùng miền
- Sự thay đổi quy mô hộ gia đình
- Chính sách dân số ở Việt Nam
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
4
Dân số TB phân theo thành thị
và nông thôn 2009
30%
70%
1.1. Quy mô, tốc độ tăng dân số và cơ cấu dân số:
Theo số liệu chính thức của Tổng cục
Thống kê tính đến ngày 1/4/2009 Việt Nam có
Tổng dân số: 85.789.573 người
Số nữ giới: 43.307.024 người.
Tỷ số giới tính: 98,1 nam trên 100 nữ
Tỷ lệ tăng dân số: 1,2% (2009)
Cơ cấu độ tuổi:
0-14 tuổi: 24,5%
15-59 tuổi: 69,1%
trên 60 tuổi: 6,4%
Với dân số này, Việt Nam là nước đông dân thứ 3 ở ASEAN và thứ 13 trên thế giới. Theo dự
báo của Tổng cục Thống kê, năm 2024, dân số nước ta sẽ vượt 100 triệu người, mật độ dân số sẽ
lên tới 335 người/km2
Việt Nam có tỷ lệ tăng tự nhiên hiện ở mức 1,2%, cao thứ 8 ở Đông Nam Á, cao thứ 32 ở
châu Á và đứng thứ 114 trên thế giới.
Tuổi thọ bình quân đạt 72 tuổi (nam 70 tuổi, nữ 73 tuổi), đứng thứ 4 ở Đông Nam Á, đứng thứ
20 ở châu Á và đứng thứ 83 trên thế giới. Hiện Việt Nam có trên 7.200 cụ sống thọ trên 100 tuổi.
1.2. Quy mô dân số thành thị, nông thôn và các vùng miền:
Dân cư thành thị là 25.436.896
người (29,6%); khu vực nông thôn có
60.410.101 người (70,4%). Trong thời
kỳ 1999 – 2009, dân số thành thị đã
tăng lên với tỷ lệ tăng bình quân
3,4%/năm, trong khi ở khu vực nông
thôn, tỷ lệ tăng dân số chỉ có
0,4%/năm. Dân số khu vực thành thị
tăng nhanh chủ yếu do di dân và quá
trình đô thị hoá.
Năm
Tỷ trọng từng nhóm tuổi (%)
Tổng
số
0-14 15-59 60+
1979
1989
1999
2007
42,55
39,00
33,48
25,51
50,49
54,00
58,41
65,04
6,96
7,00
8,11
9,45
100
100
100
100
2009 24,5 69,1 6,4 100
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
5
Dân số Việt Nam phân bố không đều và có sự khác biệt lớn theo vùng: hai vùng đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có tới 43% dân số của cả nước sinh sống. Hai vùng
trung du, miền núi phía Bắc và vùng Tây Nguyên chỉ có 19% dân số cả nước sinh sống.
Dân số và mật độ dân số năm 2009 phân theo địa phương
Dân số TB
(Nghìn người)
Diện tích
(*)
(Km
2
)
Mật độ dân số
(Người/km
2
)
CẢ NƯỚC 86024.6 331051.4 260
Đồng bằng sông Hồng 19625 21063.1 932
Hà Nội 6472.2 3344.6 1935
Trung du và miền núi phía Bắc 11095.2 95338.8 116
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 18870.4 95885.1 197
Tây Nguyên 5124.9 54640.6 94
Đông Nam Bộ 14095.7 23605.2 597
TP.Hồ Chí Minh 7165.2 2095.5 3419
Đồng bằng sông Cửu Long 17213.4 40518.5 425
Dân số trung bình phân theo thành thị, nông thôn
Tổng số
Phân theo
Thành thị Nông thôn
Nghìn người
2005
82393.5 22332.2 60061.3
2006
83313.0 23046.1 60266.9
2007
84221.1 23746.7 60474.4
2008
85122.3 24673.7 60448.6
Sơ bộ 2009
86024.6 25466.0 60558.6
Tốc độ tăng -%
2005
1.17 3.38 0.38
2006
1.12 3.2 0.34
2007
1.09 3.04 0.34
2008
1.07 3.90 -0.04
Sơ bộ 2009
1.06 3.21 0.18
Cơ cấu - %
2005
100.00 27.10 72.90
2006
100.00 27.66 72.34
2007
100.00 28.20 71.80
2008
100.00 28.99 71.01
Sơ bộ 2009
100.00 29.60 70.40
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
6
Mật độ dân số phân theo vùng 2009
932
116
197
94
597
425
Dân số TB phân theo vùng 2009
23%
13%
22%
6%
16%
20%
Dân số trung bình phân theo địa phương
Nghìn người
2005 2006 2007 2008 Sơ bộ 2009
CẢ NƯỚC 82393.5 83313.0 84221.1 85122.3 86024.6
Đồng bằng sông Hồng 18976.7 19108.9 19228.8 19473.7 19625.0
Hà Nội 3133.4 3184.8 3228.5 6381.8 6472.2
Trung du và miền núi phía Bắc 10798.7 10904.3 11004.2 10997.3 11095.2
Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 18608.6 18667.4 18729.1 18797.9 18870.4
Tây Nguyên
4768.2 4860.9 4948.0 5036.7 5124.9
Đông Nam Bộ 12380.6 12822.8 13266.4 13683.6 14095.7
TP.Hồ Chí Minh 6230.9 6483.1 6725.3 6946.1 7165.2
Đồng bằng sông Cửu Long 16860.7 16948.7 17044.6 17133.1 17213.4
1.3. Sự thay đổi quy mô hộ gia đình:
Quy mô hộ gia đình ngày càng thu hẹp. Những mô hình gia đình nhiều thế hệ theo kiểu “tứ đại
đồng đường”, có khi tới hơn chục người cùng chung sống trong một ngôi nhà đang dần được thay
thế bằng mô hình gia đình ít người, thường chỉ có
hai thế hệ cha mẹ-con cái hay có thể đến thế hệ
thứ ba, rất hiếm thấy gia đình có 4-5 thế hệ cùng
chung sống, mặc dù tuổi thọ trung bình ngay nay
cao hơn trước rất nhiều.
Quy mô trung bình của một gia đình Việt Nam
đã giảm từ 5,2 người (năm 1979) xuống 4,8
người (năm 1989) và 4,5 người (năm 2001). Năm
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
7
2004, gia đình hạt nhân, tức là gia đình chỉ có vợ chồng hoặc bố mẹ và các con chiếm tới 67,4%
tổng số gia đình.
Quy mô gia đình nhỏ góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế gia đình, tạo điều kiện
xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc. Việc sinh ít con đã trở nên phổ biến trong các gia đình,
cả ở nông thôn và thành thị. Điều này giúp phụ nữ có nhiều cơ hội tham gia vào công việc xã
hội, sống bình đẳng hơn với nam giới, có điều kiện học hỏi nâng cao trình độ, trẻ em được
chăm sóc tốt hơn.
1.4. Chính sách dân số ở Việt Nam:
Kết quả từ số liệu điều tra mẫu cho thấy Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”,
thời kỳ mà nhóm dân số trong độ tuổi lao động cao gần gấp đôi nhóm dân số trong độ tuổi phụ
thuộc và nhóm dân số già tiếp tục tăng cao. Hiện, mức sinh giảm liên tục trong 10 năm, cuộc sống
nhân dân cải thiện đáng kể. Theo dự báo, đến năm 2024, cả nước có 12.811,4 nghìn người cao
tuổi, chiếm tỷ lệ 13% trong tổng dân số, vượt tiêu chuẩn xã hội già hóa.
Người cao tuổi ở Việt Nam: Số lượng và tỷ lệ
Năm Số dân
(Triệu người)
Số người cao tuổi
(Triệu người)
Tỷ lệ người cao
tuổi (%)
(1) (2) (3) (4) = (3) : (2)
1979 53,74 3,71 6,90
1989 64,41 4,64 7,20
1999 76,32 6,19 8,12
2007 85,1549 8,05 9,45
2020 99,003 11,125 11,24
Phụ thuộc trẻ và phụ thuộc già
Năm Tỷ số phụ thuộc trẻ Tỷ số phụ thuộc già Tổng tỷ số phụ thuộc
1979
1989
1999
2007
84,2
72,0
57,1
39,2
13,8
13,0
13,9
14,5
98
85
71
53,7
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
8
Chính vì vậy, ông Đỗ Thức, Phó Tổng cục trưởng Tổng
cục Thống kê, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Tổng điều tra
dân số và nhà ở Trung ương cho rằng: Trong thời kỳ dân số
vàng này, Việt Nam cũng cần có những chính sách phù hợp
với sự già hóa dân số để đảm bảo an sinh xã hội cho người
già, vì nhóm dân số già dễ bị tổn thương trước những khó
khăn cho cuộc sống.
Kết quả suy rộng mẫu cũng cho thấy, đời sống của người
dân Việt Nam đã có sự cải thiện. Cứ 10.000 hộ thì có khoảng 5 hộ không có nhà (hoặc có nhà thì
cũng không đủ điều kiện tối thiểu). Trong số những hộ có nhà ở, tỷ trọng nhà kiên cố chiếm 47%,
nhà bán kiên cố chiếm 37,8%. Về hình thức sở hữu nhà ở, tỷ trọng nhà riêng chiếm của hộ chiếm
93%. Diện tích ở bình quân đầu người là 18,6m
2
…
Các chính sách phát triển cũng hướng mạnh đến tạo việc làm, nâng cao chất lượng lao động
đa dạng hóa ngành nghề, chuyển đổi cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch
vụ. Thực hiện tốt việc điều chỉnh quy mô dân số trên phạm vi toàn quốc cũng như từng vùng,
miền, bao gồm KHHGĐ, di cư và đẩy mạnh xuất khẩu lao động.
Về đại thể, Việt Nam vẫn là mảnh đất “tam nông”: nông
thôn, nông nghiệp và nông dân. Quá trình công nghiệp hóa và di
dân sẽ kéo theo đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, đô thị sẽ mở rộng và
dân số tích tụ trong khu vực đô thị sẽ tăng lên. Bộ mặt lãnh thổ,
không gian sẽ thay đổi mạnh mẽ.
Do đó, nhà nước luôn chú trọng đến kế hoạch mở rộng phát triển các đô thị lớn để chủ động
đón dòng di cư đến nhưng cũng cần tránh sự hình thành các siêu đô thị với những thảm họa về
môi trường và các vấn đề xã hội bằng cách xây dựng đô thị vừa và nhỏ, tạo điều kiện phân bố dân
cư hợp lý. Tính đến các dự báo dân số trong quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế xã
hội, nhất là quy hoạch xây dựng các công trình như đường sá, cầu cảng, nghĩa trang… để tránh
những tổn thất do quy hoạch sai lầm gây nên.
Bên cạnh chính sách điều chỉnh số lượng, hiện nay cần xây dựng chính sách nâng cao chất
lượng dân số. Nên thay mục tiêu “mỗi gia đình có 2 con” (đã đạt được) sang mục tiêu “2 con
chất lượng cao” hay “2 con khỏe mạnh, có giáo dục và được đào tạo”. Cần tuyên truyền cho các
bậc cha mẹ thấy được ý nghĩa của bước chuyển này và tư vấn cho họ có kỹ năng thực hiện việc
nuôi, dạy con cái.
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
9
Việt Nam có quy mô dân số lớn, tốc độ tăng dân số còn ở mức cao (gần 1tr người/năm)
Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng qua các năm.
Cơ cấu dân số vàng, tỷ lệ người già tăng qua các năm, tỷ lệ sinh giảm.
Phân bố dân số không đồng đều giữa nông thôn, thành thị và giữa các vùng miền.
Dân số thành thị tăng nhanh.
Số dân ở nông thôn vẫn còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Số lượng người dân có nhà ở tăng cao, chất lượng cuộc sống được cải thiện.
Quy mô gia đình thu hẹp, chất lượng cuộc sống, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngày càng
được chú trọng.
Nhà nước luôn chú trọng đến các chính sách bảo vệ người già và trẻ em, phát triển các đô
thị bền vững.
Ảnh hưởng của yếu tố dân số đến hoạt động của doanh nghiệp
Cơ hội
- Dân số thành thị tăng nhanh, tầng lớp trung lưu gia tăng, đẩy mạnh nhu cầu tiêu dùng trên
thị trường.
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao, tạo nguồn lao động dồi dào.
- Mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng, làm gia tăng nhu cầu tìm hiểu và
tiêu thụ các sản phẩm có chất lượng.
- Dưới tác động của các chính sách nâng cao chất lượng dân số của Chính phủ, người dân
ngày một chú trọng hơn đến các sản phẩm có lợi cho sức khỏe.
- Dân cư tập trung chủ yếu ở hai thành phố lớn HN, TPHCM và các khu đô thị lớn nên
doanh nghiệp có thể tập trung nghiên cứu thị trường và tiến hành hoạt động marketing
cũng như phân phối sản phẩm ở các khu vực này, giúp giảm thiều chi phí nghiên cứu,
quảng cáo…
Thách thức
- Chất lượng cuộc sống, trình độ học vấn của người dân ngày một nâng cao đòi hỏi các sản
phẩm không chỉ có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá cả phải chăng mà còn phải thân thiện
với môi trường.
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
10
- Số lượng người già tăng cao, đòi hỏi các doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến những loại
sản phẩm phục vụ cho nhóm người tiêu dùng này.
- Thị trường Việt Nam hấp dẫn, nhu cầu tiêu dùng cao sẽ thu hút nhiều doanh nghiệp trong
và ngoài nước sẽ khiến cho sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt.
- Tỷ lệ dân sống ở nông thôn còn cao, số hộ nghèo còn nhiều, do đó vẫn còn rất nhiều người
chưa có khả năng tiếp cận sản phẩm của các doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp thường quá chú trọng đến các thị trường lớn, nơi các sản phẩm cạnh
tranh gay gắt và gần như đã bão hòa mà bỏ quên các thị trường tiềm năng.
2. Yếu tố kinh tế
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường.
2.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hay
suy thoái kinh tế
Tỷ lệ lạm phát
Lãi suất ngân hàng
Thu nhập bình quân đầu người
Sức mua,
cơ cấu tiêu
dùng
Hoạt động
Marketing
của các
DN
…
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
11
Kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt nam nói riêng trong năm 2009 vẫn trong thời kỳ khó
khăn do hậu quả của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên Chính phủ Việt Nam đã có những
chính sách hiệu quả để kiềm chế sự suy thoái và dần dần khôi phục nền kinh tế. Tốc độ tăng
trưởng GDP là 5,32%, là 1 trong 12 nước có GDP tăng trưởng dương của thế giới và là nước tăng
trưởng cao nhất Đông Nam Á.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp trong việc mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh, tăng đầu tư…
Khi khủng hoảng kinh tế diễn ra các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn (đặc
biệt về mặt tài chính) nhưng cũng là cơ hội để doanh nghiệp đổi mới chiến lược.
2.2.Tỷ lệ lạm phát:
- Lạm phát ở mức thấp và nằm trong sự kiểm soát của chính phủ không gây ra những tác
động đáng kể đối với nền kinh tế.
- Khi lạm phát tăng cao: khách hàng mua sắm sản phẩm lâu bền nhiều hơn, sản xuất kinh
doanh giảm sút, sức tiêu thụ giảm, hàng hóa ứ đọng, họat động sản xuất kinh doanh có xu
hướng thu hẹp trong nhiều lĩnh vực.
TĂNG TRƯỞNG GDP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003 – 2008 ,
Nguồn: Báo cáo của WB, 12/2008.
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
12
- Trong 10 năm qua, chỉ số lạm phát ở Việt Nam không ổn định và tăng dần. Nếu trước năm
2000, tốc độ lạm phát giảm và thậm chí âm liên tiếp hai năm 2000, 2001 với mức -1,6%; -
0,4%. Sau đó lạm phát cao đã xuất hiện, tăng nhanh và bùng nổ vào năm 2007, đạt đỉnh
điểm vào năm 2008 (ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu).
2.3. Lãi suất ngân hàng:
- Năm 2007: Lãi suất USD tăng, lãi suất VND tương đối bình ổn: Năm 2007, lãi suất huy
động USD chứng kiến 3 đợt tăng phổ biến, ngược với diễn biến trên thị trường thế giới.
Trong khi đó, lãi suất VND tương đối ổn định, cân bằng từ xu hướng giảm nhẹ đầu năm và
tăng nhẹ cuối năm. Sự ổn định này đã góp phần tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Đáng chú ý là những tháng cuối năm, lãi suất trên thị trường mở có
những thời điểm tăng đột biến, phản ánh cầu nội tệ khá căng thẳng ở một số ngân hàng
thương mại.
LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2007
Nguồn: NHNNVN
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
13
- Năm 2008: biến động lớn. Chính sách thắt chặt tiền tệ đầu năm của Ngân hàng Nhà nước
gắn liền với sự căng thẳng về thanh khoản của các ngân hàng thương mại. Lãi suất huy
động VND có kỳ biến động mạnh nhất từ trước tới nay. Cuộc chạy đua bùng phát trong
tháng 5 và tạo những đỉnh điểm nóng sốt trong tháng 6. Trên thị trường liên ngân hàng, lãi
suất ghi nhận kỷ lục “treo” tới 43%/năm; nhiều thành viên đồng loạt đẩy mức huy động
trong dân cư lên tới trên 19%/năm, cá biệt có trường hợp áp tới 20%/năm.
Đó cũng là thời điểm mà hoạt động cho vay của nhiều ngân hàng thương mại cầm
chừng, doanh nghiệp vay vốn khó khăn cả về lãi suất cao lẫn khả năng tiếp cận
vốn, tín dụng tiêu dùng gần như bị cắt bỏ, tốc độ tăng trưởng tín dụng bước vào
vùng thấp nhất trong năm (liên tục tăng dưới 1%/tháng; cả năm ước chỉ tăng
khoảng 21% thay vì mức dự kiến khống chế 30%).
Ngược lại, từ cuối tháng 7, cùng với cơ chế cho vay mới, sự hỗ trợ của Ngân hàng
Nhà nước với nguồn vốn khả dụng của hệ thống tăng mạnh lên, lãi suất trên thị
trường bắt đầu có đợt thoái trào. Đặc biệt từ tháng 9 đến cuối năm, gắn với những
điều chỉnh các lãi suất chủ chốt của Ngân hàng Nhà nước, cả lãi suất huy động và
cho vay dồn dập giảm; ít nhất có 8 đợt điều chỉnh trên diện rộng. Từ đỉnh điểm trên
19%/năm, lãi suất huy động VND rút về quanh mốc 8%/năm; lãi suất cho vay tối
đa từ 21%/năm về còn 12,75%/năm.
LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG 2008
Nguồn: NHNNVN
Báo cáo thảo luận nhóm MKT01A.06
14
- Năm 2009: Sau 10 tháng duy trì ổn định, từ ngày 1/12, lãi suất cơ bản tăng từ 7%/năm lên
8%/năm, lãi suất tái cấp vốn tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, lãi suất chiết khấu tăng từ
5%/năm lên 6%/năm. Ngày 26/11, Ngân hàng Nhà nước trực tiếp tăng thêm 5% tỷ giá
bình quân liên ngân hàng, thu hẹp biên độ từ +/-5% về +/-3%.
Đó là những điều chỉnh mới của Ngân hàng Nhà nước, với mục tiêu góp phần duy
trì sự ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế bền vững
trong năm 2010, chủ động đối phó với diễn biến phức tạp của thị trường tài chính
và kinh tế thế giới.
- Hiện nay, lãi suất vẫn quá cao so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Hiện trung
bình lãi suất vay vẫn là 14 -15%, trong khi lợi nhuận của doanh nghiệp không vượt quá
20%, thì rốt cuộc chỉ còn 5% để trang trải tất cả các khoản.
Hơn nữa, các doanh nghiệp thế giới vốn vay ngân hàng chỉ là vay bổ sung, trong
khi doanh nghiệp Việt Nam phần lớn là vay ngân hàng tới 90%, nên khi ngân hàng
thắt chặt cho vay thì doanh nghiệp sẽ lao đao vì không tiếp cận vốn được.
Bên cạnh đó, có hiện tượng không gặp nhau giữa ngân hàng và doanh nghiệp. Có
doanh nghiệp cần vốn thì không tiếp cận được, nhưng cũng có một số ngân hàng
có nhu cầu cho vay lại không đàm phán và chọn lựa được doanh nghiệp đủ điều
kiện cho vay.
2.4. Tỷ giá hối đoái:
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường quốc tế. Khi giá
cả sản phẩm nội địa rẻ tương đối so với sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế thì khả năng
cạnh tranh tăng lên, do đó xuất khẩu có xu hướng tăng. (Khi đồng nội tệ mất giá so với đồng đô-
la, các doanh nghiệp có thặng dư thương mại (XK > NK) sẽ có lợi, các doanh nghiệp có thâm hụt
thương mại (XK < NK) sẽ bị bất lợi).
Việt Nam hiện nay đang thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý.
- Năm 2007: Nới rộng biên độ tỷ giá: NHNN đã nới rộng biên độ tỷ giá VND/USD từ +/-
0,25% lên +/-0,5% và +/-0,75%, thể hiện chủ trương tạo điều kiện kinh tế Việt Nam thích
nghi dần với mức độ mở cửa, đưa tỷ giá sát hơn với thị trường. Trước đó, sức ép từ cung
ngoại tệ đã đẩy tỷ giá của các ngân hàng thương mại xuống sàn biên độ trong thời gian
dài. Tính chung cả năm, tỷ giá VND/USD tương đối ổn định, chỉ tăng bình quân 0,62% so