Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

’’Giai pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê trung nguyên sang thị trường EU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.02 KB, 45 trang )

ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

1.Lý do lựa chọn đề tài
Thúc đẩy xuất khẩu cà phê hiên đang là chủ trương kinh tế lớn đối với Đảng và
nhà nước ta.Nó được khẳng định rất nhiều trong thời kì hội nhập kinh tế thế
giới.Để đạt được mục tiêu trên chúng ta phải ngừng phấn đấu đẩy mạnh đổi mới
công nghệ khoa hoc kĩ thuật ,giúpViệt Nam bắt kịp được với tiến trình hội nhập
toàn cầu hóa,chúng ta phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu xuất khẩu ra
bên ngoài khu vưc.
Hiện nay,Việt nam có rất nhiều đối tác xuất khấu trên toàn cầu thế giới như
Mỹ,Nhật EU…Trong đó EU là một thì trường lớn có khả năng tiêu thụ hàng
hóa,sản phẩm của việt nam rất tốt.Các mặt hàng mà thị trường EU này có nhu cầu
nhập khẩu hàng năm với khối lượng lớn như giày dép,thủy hải sản, cà phê,gạo …
Trong đó cà phê là 1 mặt hàng nông sản quan trọng được bán rộng trên thị trường
EU.Khả năng xuất khẩu của mặt hàng cà phê hàng năm luôn cao và đứng đầu trong
mặt hàng nông sản,vượt xa hai loại đồi uống như chè và ca cao.Vì vậy thúc đẩy
xuất khẩu caaà phê vào thì trường EU là một việc làm cấp đối với nước ta hiện
nay.Tuy nhiên để làm điều này Việt Nam cần tập trung nghiên cứu và tìm cách giải
quyết các vướng mắc,cản trở hoạt động xuất khẩu sang thị trường EUvà tìm ra các
giải pháp hiệu quả nhất để đẩy mạnh xuất khẩu cà phê.
Nhận thức được tầm quan trọng của viêc xuất khẩu cà phê vào thị trường
EU,và sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn em đã chọn đề tài:’’Giai pháp
thúc đẩy xuất khẩu cà phê trung nguyên sang thị trường EU”
2.Mục đích nghiên cứu
Phân tích đánh giá vai trò của ngành cà phê đối với nền kinh tế quốc dân,trên
góc độ thực tiễn đưa ra các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê trung nguyên sang
thị trường EU.
3.Đối tượng nghiên cứu:
Xuất khẩu cà phê trung nguyên –Xuất khẩu sang thị trường EU


4.Phạm vi nghiên cứu
Không gian:Thị trường EU và cà phê trung nguyên
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 1

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

Thời gian:
5.Phương pháp nghiên cứu :Tổng hợp ,phân tích ,so sánh từ nhiều nguồn tư liệu
tham khảo như sách ,báo,trang web ,Bộ Công thương,Tổng Cục Thống Kê……….
6.Bố cục của đề tài gồm 3 chương :
Chương 1:Một số lí luận về xuất khẩu cà phê trung nguyên và vai trò của xuất
khẩu cà phê ở Việt Nam .
Chương 2:Thực trạng xuất khẩu cà phê Trung Nguyên của Việt Nam sang thị
trường EU
Chương 3:Một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu cà phê Trung Nguyên vào thị
trường EU

NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 2

LỚP THƯƠNG MẠI 51C



ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

CHƯƠNG I:
MỘT SỐ LÍ LUẬN VỀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN VÀ VAI
TRÒ CỦA XUẤT KHẨU CÀ PHÊ Ở VIỆT NAM
1.1Khái niệm và vài trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam
1.1.1Khái niệm
Xuất khẩu hàng hoá là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó
không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua
bán trong một nền thương mại có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản
phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài thu ngoại tệ, qua đẩy mạnh sản
xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế oỏn định từng bước nâng cao
mức sống nhân dân.
Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu
tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp
đã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình.
1.1.2 Bản chất
Hoạt động xuất khẩu được biểu hiện thông qua trao đổi hàng hoá dịch vụ của
một nước này cho nước khác và dùng tiền tệ làm phương tiện trao đổi đóng vai trò
trong việc khai thác tiềm năng của đất nước.
Hoạt động xuất khẩu rất cần thiết vì nó mở rộng khả năng tiêu dùng của nước
nhập khẩu và khai thác được lợi thế so sánh của nước xuất khẩu. Xét một cách cụ
thể thì nguyên nhân cơ bản và sâu xa của việc trao đổi mua bán đó là xuất phát từ
sự đa dạng về điều kiện tự nhiên nên một nước có thể chuyên môn sản xuất một số
mặt hàng có lợi thế hơn và xuất khẩu để đổi lấy hàng nhập khẩu từ nước khác
NGUYỄN THẮNG TIỀN


Page 3

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

nhằm mục đích lợi nhuận. mặc dù với xuất phát điểm thấp và chi phí sản xuất hầu
như lớn hơn tất cả các mặt hàng của các cường quốc kinh tế, nước ta vẫn có thể
duy trì quan hệ thương mại với các nước đó.
1.1.3Vai trò của xuất khẩu cà phê đối với Việt Nam
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên toàn thế
giới. Việt Nam cũng không nằm ngoài sự phát triển đó. Hoạt động xuất nhập khẩu
là cầu nối hết sức quan trọng đẩy mạnh quá trình hội nhập. Cùng với việc cà phê là
một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở nước ta nên việc phát triển sản
xuất cà phê xuất khẩu sẽ đóng góp vai trò lớn đối với nền kinh tế nước ta. Ta đi
xem xét vai trò của việc xuất khẩu cà phê đối với nền kinh tế Việt Nam dưới 2 góc
độ tích cực và tiêu cực.
1.1.3.1Tích cực
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá đất
nước
Để thực hiện công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đòi hỏi phải có
nguồn vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc trang thiết bị, kĩ thuật, công nghệ tiên
tiến và trình độ quản lí của nước ngoài. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể lâý từ: đầu
tư nước ngoài, vay nợ thu từ hoạt động du lịch, xuất khẩu mặt hàng khác. Nhưng
nguồn vốn quan trọng và bền vững đó là thu từ hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu
quyết định quy mô và tốc độ tăng của nhập khẩu.
Để xuất khẩu thành công, mỗi quốc gia phải tìm cho mình những mặt hàng

xuất khẩu có lợi thế nhất, đem lại lợi ích cao nhất. Nắm bắt được điều này, Việt
Nam cũng đã xây dựng cho mình chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực riêng, tạo
cho Việt Nam nguồn thu ngân sách chủ yếu. Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của nước ta. Hàng năm ngành cà phê đã đóng góp một kim ngạch khá lớn cho ngân
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 4

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

sách nhà nước. Kim ngạch thu được từ hoạt động xuất khẩu cà phê vào khoảng 22.5 tỷ USD, chiếm khoảng 10% kim ngạch xuất khẩu cả nước.
Xuất khẩu cà phê góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản
xuấtphát triển
Việt Nam có lợi thế rất lớn trong việc sản xuất cà phê. Hàng năm Việt Nam
sản xuất ra một khối lượng lớn cà phê. Tuy nhiên tiêu thụ cà phê nội địa của Việt
Nam là rất thấp. Vì thế thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất.
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu
hướng phát triển của kinh tế thế giới là tất yếu đối với nước ta.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện
đời sống nhân dân.
Sản xuất cà phê xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động vào làm việc và có
thu nhập cao và thường xuyên. Với một đất nước có hơn 82 triệu dân, lực lượng
người trong tuổi lao động khá cao chiếm khoảng 50% thì việc phát triển cà phê sẽ
góp phần thu hút một đội ngũ lao động rất lớn làm giảm gánh nặng về thất nghiệp
cho đất nước. Giúp người dân ổn định đời sống giảm các tệ nạn xã hội.

Xuất khẩu cà phê là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy các quan hệ kinh tế đối ngoại
của nước ta.
Xuất khẩu là hoạt động đổi buôn bán với nước ngoài do đó khi xuất khẩu sẽ
có điều kiện giúp cho quốc gia đó có được nhiều mối quan hệ với các nước khác.
1.1.3.2 Tiêu cực
Vấn đề đặt ra lớn nhất đặt ra trong xuất khẩu cà phê Việt Nam hiện nay là
tính bền vững chưa cao. Những năm gần đây, tuy sản lượng xuất khẩu tăng nhanh
nhưng giá cả không ổn định nên kim ngạch xuất khẩu tăng chậm hoặc giảm sút.
Vấn đề này có liên quan đến sản xuất, chế biến và xuất khẩu trong đó tính tự phát
trong sản xuất dẫn đến cung vượt cầu, công việc chế biến bảo quản sau thu hoạch
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 5

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

chưa đáp ứng được yêu cầu tăng sản lượng và nâng cao chất lượng, thị trường xuất
khẩu cà phê chưa ổn định.
Chất lượng cà phê còn thấp chưa tương xứng với lợi thế về đất đai, khí hậu
Việt Nam, còn cách xa với yêu cầu của thị trường thế giới. Xu hướng chạy theo
năng suất và sản lượng khiến không ít các hộ kinh doanh quan tâm đên chât lượng
cà phê dẫn đến giá cà phê bị thấp hơn rất nhiều cà phê thế giới.
Tổ chức quản lý,thu mua cà phê còn nhiều bất cập. Hiệp hội cà phê chỉ quản
lý được một phần các doanh nghiệp sản xuất cà phê, chủ yếu thuộc tổng công ty cà
phê Việt Nam, còn đại bộ phận cà phê hộ gia đình do tư thương chi phối.

Do những nhược điểm trên nên sức cạnh tranh của cà phê trên thị trường thế
giới còn thấp về chất lượng, giá thành cao, chủng loại sản phẩm còn đơn điệu. Đây
là những thách thức lớn đối với việc xuất khẩu cà phê Việt Nam trong giai đoạn hội
nhập với thị trường thế giới.
1.2Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê trung nguyên ở Việt Nam
1.2.1 Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là môi trường rộng lớn, bao trùm các hoạt động trong
phạm vi quốc gia và quốc tế. Do hoạt động xuất khẩu là hoạt động phức tạp liên
quan đến nhiều đối tợng. Không chỉ là quan hệ giữa các doanh nghiệp quốc gia và
còn là quan hệ giữa các nớc với nhau. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ có thể
dẫn tới hậu quả nghiêm trọng.Vì thế phải nghiên cứu nhân tố ảnh hởng thuộc môi
trường vĩ mô. Mỗi quốc gia có hệ thống chgính trị khác nhau, có nền văn hoá khác
nhau, có hệ thống pháp luật khác nhau, có chính sách kinh tế khác nhau. Điều đó
buộc bất kì một đơn vị kinh doanh quốc tế nào cũng phải nghiên cứu thật kĩ lưỡng.
1.2.1.1 Nhân tố pháp luật
Bao gồm hệ thống các luật tác động đến hoạt động xuât khẩu. Mỗi quốc gia
có một hệ thống luật pháp khác nhau vì thế có những quy định khác nhau về các
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 6

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

hoạt động xuất khẩu.
Đối với xuất khẩu cà phê chịu anh hởng các yếu tố sau:

- Các quy định về thuế, giá cả, chủng loại cà phê, khối lợng cà phê nhập
khẩu…Việt Nam hiện naycha đợc hưởng ưu đãi từ tổchức WTO, nên vẫn chịu
mức thuế cao. Vì thế khó khăn cho việc giảm giá thành để cạnh tranh với đối thủ.
- Các quy định về chế độ sử dụng lao động, tiền lương, tiền thưởng, bảo
hiểm phúc lợi…Ngành cà phê thu hút đội ngũ lao động khá lớn, bao gồm nhiều đối
tợng khác nhau. Vì vậy đòi hỏi chính sách tiền lương cũng đa dạng, tuỳ theo từng
đối tượng tham gia vào từng công đoạn của sản xuất cà phê xuất khẩu. Với người
dân trồng cà phê phải có chính sách cụ thể về giá cả, về chính sách bảo hộ, giúp họ
yên tâm hơn trong sản xuất. Với đội ngũ cán bộ tham gia công tác xuất khẩu cà phê
thì phải có chế độ tiền lương phù hợp, ngoài ra cung cấp các trang bị cần thiết để
họ nắm bắt được thông tin thị trường thế giới.
- Các quy định về giao dịch hợp đồng xuất khẩu cà phê nh: giá cà phê, số
lượng cà phê, phương tiện vận tải sử dụng trong giao dịch xuất khẩu cà phê…
Thông thường ta tính theo giá FOB tại cảng Sài Gòn khi giao hợp đồng xuất khẩu,
phương tiện chủ yếu là tàu chở contener.
- Các quy định về tự do mậu dịch hay xây dựng các hàng rào quan thuế chặt
chẽ. Việt Nam không được hưởng quy định về mậu dịch tự do vì ta không là thành
viên trong tổ chức này, hơn nữa Việt Nam là thành viên của WTO.
Như vậy yếu tố pháp luật là quan trọng vì nếu không biết được các quy định
về nước nhập khẩu thì đơn vị kinh doanh xuất khẩu sẽ gặp nhiều rủi ro.
1.2.1.2 Yếu tố văn hoá,xã hội
Văn hoá khác nhau cũng quy định viêc xuất nhập hàng hoá khác nhau. Nền
văn hoá của một quốc gia được hình thành từ lâu và trở thành thói quen với người
dân của nước đó. Việc xuất khẩu cà phê sẽ mang văn hoá của ta vào nước nhập
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 7

LỚP THƯƠNG MẠI 51C



ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

khẩu.Nếu như ta cố tình giữ cho văn hoá Việt Nam thì đôi khi nó lại là cản trở cho
việc xuất khẩu vào thị trờng EU. EU đánh giá rất cao về nguồn gốc xuất xứ cà phê,
tuy nhiên ở Việt Nam thì việc sản xuất cà phê phân tán, việc thu mua là tập trung
từ nhiều đơn vị nhỏ lẻ, hộ gia đình. Điều này rất khó cho Việt Nam trong việc lấy
tên xuất xứ sản phẩm cà phê. Mục đích xuất khẩu là phục vụ nhu cầu của nớc nhập
khẩu. Chính vì vậy mặt hàng cà phê của ta có phù hợp với nhu cầu của người tiêu
dung nước đó hay không. Đòi hỏi ta phải biết dung hoà giữa nền văn hoá Việt Nam
với văn hoá quốc gia nhập khẩu. Yếu tố văn hoá con chịu ảnh hởng của phong tục
tập quán của từng nước, nước đó thích uống cà phê hoà tan, hay la cà phê đen,
thích cà phê phin hay cà phê uống ngay.Nh vậybuộc ta phải tìm hiểu để có chính
sách xuất khẩu phù hợp.
1.2.1.3. Yếu tố kinh tế
Yếu tố này bao gồm các chính sách kinh tế, các hiệp định ngoại giao, tỉ giá
hối đoái..
- Các công cụ chính sách kinh tế cua nước nhập khẩu và Việt Nam : Sẽ giúp
cho các quốc gia có được một môi trường kinh doanh phù hợp nhất. Việt Nam với
chính sách là phát triển nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt
có chính sách mặt hàng xuất khẩu chủ lực cho cà phê vì thế nhà nước đã có nhiều
ưu đãi cho ngành cà phê. Đây là điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu cà phê của Việt
Nam. Ngoài ra EU còn có chính sách chuyển hướng đầu tư vào châu Á, chính sách
này cũng tạo cho Việt Nam nhiều lợi thế trong xuất khẩu hàng hoá nói chung và cà
phê nói riêng.
- Nhân tố thu nhập, mức sống của người dân: Mức sống người dân cao khi
đó quyết định mua cà phê không chịu ảnh hưởng của sự thay đổi về giá cả theo xu
hướng giảm. Thu nhập thấp thì ngược lại. Thị trường EU là thị trường lớn có mức

thu nhập cao, giá cả rẻ không phải là điều kiện để quyết định mua hàng hay không
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 8

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

mà giá cao đôi khi lại là yếu tố để đánh giá chất lượng sản phẩm và quyết định
mua hàng. Ngới dân Việt Nam thì lại khác giá rẻ là yếu tố quyết định cho việc mua
hàng. Trong việc sản xuất cà phê xuất khẩu cũng vậy, người dân Việt Nam khi có
sự giảm sút về giá cả là bỏ cây cà phê đi trồng cây khác. Điều này ảnh hưởng nhiều
đến cung cà phê. Thu nhập có ổn định thì nhu cầu tiêu dùng mới thường xuyên khi
đó mới taọ điều kiện cho sản xuất phát triển được.
- Nhân tố nguồn lực và tài nguyên thiên nhiên
Nhân tố này ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu. Nguồn lực
có đủ lớn thi mới có khả năng thực hiện được hoat động xuất khẩu . Vì hoạt động
xuất khẩu chứa nhiều rủi ro. Mỗi quốc gia có lợi thế riêng trong từng mặt hàng của
mình, vì thế cơ cấu sản xuất của các quốc gia cũng khác nhau.
Việt Nam có lợi thế để sản xuất cà phê xuất khẩu . Điều kiện tự nhiên, kết
hợp nguồn nhân lực dồi dào và kinh nghiệm sản xuất cà phê của ngời dân Việt
Nam từ lâu đời đã tạo cho cà phê Việt Nam có hương vị riêng, có điều kiện để
giảm giá thành xuất khẩu. Đây là điều kiện để thúc đẩy việc xuất khẩu cà phê.
1.2.1.4Yếu tố khoa học công nghệ
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh
tế nói chung và với hoạt động xuất khẩu cà phê nói riêng. Khoa học công nghệ

ngày càng phát triển làm cho sự giao thương giữa các đối tác ngày càng dễ dàng
hơn. Khoảng cách không gian thời gian không còn là trở ngại lớn trong việc xuất
nhập khẩu. Sự phát triển của mạng thông tin toàn cầu Internet, giúp cho mọi thông
tin thị trường thế giới đuợc cập nhật liên tục thường xuyên. Các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu cũng có thể quảng cáo đuợc sản phẩm của mình mà mà tốn rất ít chi
phí.
Tuy nhiên trong việc tạo nguồn hàng xuất khẩu, đối với những nuớc xuất
khẩu cà phê nhu Việt Nam. Việc trồng trọt chế biến cà phê còn thiếu máy móc
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 9

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

trang thiết bị nghiêm trọng, dẫn đến chất lượng không đảm bảo, năng suất không
ổn định,…Gây khó khăn cho việc xuất khẩu cà phê.
Nhu vậy khoa học kỹ thuật phát triển nếu như biết áp dụng nó tốt sẽ là điều
kiện giúp cho nước ta có điều kiện hội nhập tốt hơn. Nhưng nếu như không biết áp
dụng nó thì sẽ là một cản trở lớn vì khi đó ta sẽ bị tụt hậu xa hơn với các nước về
kỹ thuật như vậy sẽ không đủ khả năng để nâng cao khả cạnh tranh cho Việt Nam.
1.2.1.5. Nhân tố chính trị
Nhân tố chính trị ổn định là cơ hội để mở rộng phạm vi thị trường cũng như
dung lượng của thị trường cà phê. Song nó cũng có rào cản lớn hạn chế khả năng
xuất khẩu nếu như tình hình chính trị không ổn định.
Việt Nam ta có điều kiện chính trị tương đối ổn định, do vậy không chỉ là

điều kiện tốt để yên tâm sản xuất cà phê mà còn hấp dẫn các nhà đầu tư kinh doanh
cà phê vì đây chính là nguồn hàng ổn định cho họ.
Thị trường EU bao gồm các quốc gia độc lập về chính trị và khá ổn định
trong chính sách chiến lược phát triển kinh tế. Vì vậy sẽ giúp cho Việt Nam có thị
trường ổn định.
1.2.1.6. Yếu tố cạnh tranh quốc tế
Sự cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường quốc tế là rất mạnh mẽ và quyết
liệt. Hoạt động xuất khẩu cà phê của nước ta muốn tồn tại và phát triển được thì
một vấn đề hết sức quan trọng đó là phải giành được thắng lợi đối với đối thủ cạnh
tranh về mặt giá cả, chất lương, uy tín,... Đây là một thách thức và là một rào cản
lớn đối với Việt Nam. Các đối thủ cạnh tranh với Việt Nam về cà phê không chỉ có
sức mạnh về kinh tế chính trị, khoa học công nghệ mà ngày nay sự lên doanh liên
kết thành các tập đoàn lớn, tạo nên thế mạnh về độc quyền trên thị trường. Các tập
đoàn kinh tế này có thế mạnh rất lớn và quyết định thị trường do đó là một lực cản
rất lớn với doanh nghiệp nước ta. Nếu không tổ chức hợp lý hoạt động xuất khẩu,
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 10

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

các doanh nghiệp sẽ bị bóp nghẹt bởi các tập đoàn này. Chính vì vậy các doanh
nghiệp Việt Nam phải luôn biết xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh, ngoài
ra hợp lý về giá cả, tăng chất lượng mặt hàng cà phê. Đó là thành công lớn cho
cạnh tranh về mặt hàng cà phê của Việt Nam.

1.2.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
Đây là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu cà phê của các doanh
nghiệp Việt Nam. Sự kết hợp có hiệu quả các yếu tố vi mô sẽ làm cho hoạt động
kinh doanh xuất nhập khẩu được dễ dàng hơn và sẽ có khả năng thâm nhập sâu hơn
vào thị trường thế giới.
Các yếu tố thuộc môi trường vi mô có ảnh hởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩ u
bao gồ m như sau :


Tài chính :Tổng công ty cà phê Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước có
quy mô lớn với
Bảng 1.1 Số liệu về Tổng công ty cà phê Việt Nam
Nguyên giá tài sản cố định

1.400

Nguồn vốn kinh doanh

650

Tổng doanh thu

3.800

Kết quả sản xuất kinh doanh

30

Tổng số nộp ngân sách


45

Số liệu ước tính cho năm 2005- Tổng công ty cà phê Việt Nam


Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có của doanh nghiệp:

Các yếu này phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nó bao gồm các
nguồn vật chất cho sản xuất, các nguồn tài nguyên, nhiên liệu các nguồn tài chính
đang phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực của nó phục
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 11

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

vụ cho tương lai. Với Tổng công ty cà phê Việt Nam có 53 đơn vị thành viên hạch
toán độc lập, trong đó có 6 doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu, 40 doanh
nghiệp nông trường, 2 doanh nghiệp chế biến cà phê thành phẩm, 5 doanh nghiệp
thuộc các lĩnh vực khác. Các đơn vị đều có xưởng sản xuất , xưởng chế biến cà
phê.


Nguồn nhân lực Tổng công ty cà phê Việt Nam.


Tổng số cán bộ công nhân viên 26.000 người. Khối sản xuất là 23.500 ngời,
khối kinh doanh có 2.500 người. Nh vậy, Tổng công ty là một doanh nghiệp có quy
mô lớn, mạnh lới kinh doanh phủ khắp cả nước.
Đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp có trình độ cao, có kiến thức chuyên
môn sâu. Đội ngũ cán bộ này đề ra các chiến lược kinh doanh xuất khẩu cho Tổng
công ty. Đội ngũ lao động sản xuất có kinh nghiệm, cân cù chịu khó, tích cực tìm
kiếm áp dụng khoa học kỹ thuật.Tổng công ty luôn có sự hỗ trợ nhịp nhàng, hợp lí
của cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên vì vậy đã tạo ra được sức mạnh của
Tổng công ty và có thể phát huy được lợi thế tiềm năng của từng thành viên. Điều
đó còn giúp cho doanh nghiệp những thích ứng với sự thay đổi của môi trường
kinh doanh xuất khẩu đồng thời có thể nắm bắt đươc cơ hội kinh doanh. Tổng công
ty cà phê Việt Nam đã trở thành một trụ cột vững chắc cho ngành cà phê Việt Nam.
Ngoài các yếu tố về cơ sở vật chất kỹ thụât, cán bộ công nhân viên, còn có
các yếu tố khác như uy tín của doanh nghiệp, thương hiệu, văn hoá trong doanh
nghiệp sẽ tạo nên tinh thần cho doanh nghiệp. Tổng công ty cà phê Việt Nam có
thương hiệu khá nổi tiếng trên thị trường Việt Nam –Trung Nguyên cafe. Đây là
loại cà phê hoà tan có chất lượng cao, được tiêu thụ nhiều nhất trên thị trờng Việt
Nam và xuất khẩu được sang nhiều nước như Trung Quốc, Singapo, …
Nói tóm lại, hoạt động kinh doanh xuất khẩu cà phê không chỉ chiụ ảnh
hưởng của những điều kiện môi trường khách quan trên thị trường quốc tế mà còn
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 12

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT


chịu ảnh hưởng lớn của các yếu tố môi trường trong doanh nghiệp. Do đó để họat
động kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp không chỉ nghiên cúu các yếu
thuộc môi trường kinh doanh quốc tế mà còn nghiên cứu các yếu tố thuộc môi
trường trong nước, cũng như các yếu tố bên trong doanh nghiệp. Từ đó có biện
pháp nâng cao cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo và phát triển mạnh mẽ cán bộ giỏi
chuyên môn nghiệp vụ, đội ngũ công nhân lành nghề,.. để phát huy hết lợi thế của
đất nước, nắm bắt được cơ hội xuất khẩu..
1.3Cơ hội và thách thức đối với xuất khẩu cà phê trung nguyên ở Việt Nam
1.3.1Cơ hội đối với đối với xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
- Thông qua hội nhập, các quốc gia sẽ tham gia vào phân công lao động thế giới.
Từ đó giúp các quốc gia khai thác tốt nguồn lực và lợi thế mà mình có để phát triển
kinh tế và thương mại quốc tế của quốc gia.
- Thông qua hội nhập sẽ thúc đẩy thương mại quốc tế của quốc gia đó phát
triển. Hàng hóa của quốc gia đó sẽ được mở rộng về thị trường tiêu thụ vì vậy sẽ
khuyến khích các nhà đầu tư mở rộng đầu tư sản xuất. Mặt khác hàng hóa của
nước đó cũng sẽ bị cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trường thế giới và cả trên thị
trường nội địa, buộc các doanh nghiệp phải tự đầu tư đổi mới công nghệ, quản lý
để năng cao năng suất và hiệu quả sản xuất tăng sức cạnh tranh của hàng hóa của
mình. Bên cạnh đó hội nhập còn giúp cho quốc gia và các nhà sản xuất lựa chọn
được mặt hàng mà mình có lợi thế để sản xuất. Như vậy hội nhập thúc đẩy sự phát
triển nền sản xuất trong nước phát triển.
- Thông qua hội nhập giúp cho các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát
triển có cơ hội nhận chuyển giao công nghệ, vốn, khoa học kỹ thuật cũng như kinh
nghiệm quản lý kinh tế và kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế của các nước tiên
tiến trên thế giới.

NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 13


LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

- Qua hội nhập cũng giúp cho các quốc gia đang và kém phát triển như Việt
Nam sẽ có cơ hội giải quyết các tranh chấp thương mại bình đẳng hơn với các
nước phát triển.
1.3.2Thách thức đối với đối với xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
- Sự cạnh tranh diễn ra ngày càng khốc liệt trên thị trường thế giới và thậm chí
ngay cả trên thị trường nội địa. Đối với các nước hàng hóa chưa có sức cạnh tranh
cao thì đây là một thách thức to lớn. Nếu không có các biện pháp, chính sách thích
hợp để nâng cao sức cạnh tranh thì sẽ không có chỗ đứng trên thị trường thế giới,
tồi tệ hơn nó còn phá hủy nền sản xuất trong nước.
- Sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước, các nước kém phát triển
thường ở vào vị trí bất lợi, thua thiệt và thường bị các nước phát triển đối xử bất
công. Ngoài ra các tập đoàn đa quốc gia dễ dàng chi phối kinh doanh trong nền
kinh tế hội nhập, thậm chí là chi phối cả Chính phủ.
- Khi tham gia hội nhập mở cửa nền kinh tế sự giao lưu giữa các nước trên thế
giới sẽ ngày càng thông thoáng dễ dàng hơn và vì vậy văn hóa ngoại lai cũng như
các tệ nạn xã hội mới cũng theo con đường này mà du nhập vào. Nếu nền văn hóa
trong nước không đủ mạnh để đề kháng lại với văn hóa ngoại lai độc hại thì nó sẽ
phá vỡ nền văn hóa trong nước. Lối sống thực dụng chạy theo đồng tiền sẽ làm cho
con người ta ngày càng xa nhau hơn, văn hóa truyền thống sẽ bị phá vỡ đặc biệt là
với những quốc gia Á Đông có bẳn sắc văn hóa truyền thống lâu đời. Mà văn hóa
đã mất thì hội nhập sẽ thất bại và sẽ mất tất cả.
- Hội nhập làm phân hóa giàu nghèo giữa các nước và giữa các tầng lớp trong

cùng một nước gây ra nhiều vấn đề xã hội phức tạp mà các quốc gia khó giải quyết
một sớm một chiều được. Hội nhập còn khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên trong
nước gây ô nhiễm môi trường.

NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 14

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG EU
2.1Tổng qua về thị trường EU
2.1.1 Vàinét khái quát về thị trường EU
2.1.1.1Đặc điểm của thị trường EU
Thị trường chung EU là một không gian lớn gồm 27 nước thành viên mà ở
đó hàng hoá, sức lao động, vốn và dịch vụ được lưu chuyển hoàn toàn tự do giống
như khi chúng ta ở trong một thị trường quốc gia. Thị trường chung gắn với chính
sách thương mại chung. Nó điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng
hoá, dịch vụ trong nội khối.
Khi xuất khẩu cà phê vào thị này các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nắm
bắt được nhu cầu của từng thành viên trong EU như thích cà phê dạng bột hay cà
phê rang xay, cà phê tan thì tỉ lệ đường, sữa , cà phê như thế nào thì hơp lý,...Tuy
nhiên cũng phải tìm hiểu đặc điểm của thị trường chung này như quy định với

chủng loại cà phê, giá cà phê, độ an toàn của cà phê,Để từ đó có biện pháp để đẩy
mạnh xuất khẩu cà phê vào thị trường này. Đặc biệt kinh doanh với thị trường EU
các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý nhiều đến thương hiệu cà phê.
2.1.1.2 Chính sách thương mại chung của EU
2.1.1.2.1 Chính sách thương mại nội khối
Chính sách thương mại nội khối tập trung vào việc xây dựng và vận hành thị
trường chung Châu Âu nhằm xoá bỏ việc kiểm soát biên giới, lãnh thổ quốc gia,
biên giới hải quan để tự do lưu thông hàng hoá, sức lao động, dịch vụ và vốn, điều
hoà các chính sách kinh tế xã hội của các nước thành viên
Điều này tạo cho Việt Nam thuận lợi trong việc tìm hiểu các đối tác mới của EU
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 15

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

thông qua các đối tác truyền thống, ít phải điều tra ngay từ đầu, giảm chi phí cho
việc tìm kiếm thị trường mới. Ngoài ra nếu có được quan hệ tốt với thị trường
truyền thống, sẽ là điều kiện thuận lợi để thâm nhập vào thị trường mới dẽ dàng
hơn.
2.1.1.2. 2Chính sách ngoại thương
Chính sách ngoại thương được xây dựng trên nguyên tắc: Không phân biệt
đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng. Các biện pháp được áp
dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ
thuật , chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam

đó được hưởng một số chính sách tốt hơn trước, việc xuất khẩu cũng trở nên dễ
dàng hơn trước khi vào WTO.
2.1.2Tình hình nhập khẩu của EU trong những năm gần đây
Liên minh EU có nền ngoại thương lớn, có thị trường xuất nhập khẩu lớn
thứ 2 trên thế giới. Đầu năm 2010, khối liên minh Châu Âu gặp phải cuộc khủng
hoảng lớn: nợ công, xảy ra từ Hy Lạp, Italy rồi lan ra gần khắp khối liên minh
khiến nền kinh tế trở nên giảm sút và gặp phải nhiều khó khăn. Song song với điều
này là kinh tế cường quốc Hoa Kỳ cũng đang gặp phải tình trạng thất nghiệp tăng
cao, người dân không có việc làm. Họp mặt các tổng thống khối liên minh để đề ra
giải pháp giải quyết cấp thiết là điều cần thiết ngay bây giờ.Tuy rằng vậy, giá trị
nhập khẩu vào liên minh Châu Âu vẫn tăng qua từng năm. Kim ngạch nhập khẩu
từ 1.68 nghìn tỷ USD năm 2009 đã tăng lên 2 nghỉn tỷ USD năm 2010. Các mặt
hàng nhập khẩu chủ yếu của EU là máy móc và thiết bị chiếm 26,1%, sản phẩm
hóa học 9%, các sản phẩm thủ công 23,6%. Năm 2011 quan hệ kinh tế Việt NamEU tiếp tục phát triển cả về bề rộng và chiều sâu.
2.1.3Các phương thức xuất khẩu cà phê vào thị trường EU
Có nhiều phương thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng để
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 16

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

thâm nhập vào thị trường EU như : xuất khẩu qua trung gian, xuất khẩu trực tiếp,
liên doanh, đầu tư trực tiếp.
- Xuất khẩu qua trung gian: Hiện nay phương thức xuất khẩu này không còn

phổ biến đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam nữa vì các doanh nghiệp Việt
Nam đã có được quan hệ trực tiếp với từng nước
- Xuất khẩu trực tiếp: Các doanh nghiệp Việt Nam kí hợp đồng trực tiếp với
các nhà nhập khẩu EU. Phương thức này hiện nay rất phổ biến do hiện nay các
doanh nghiệp dễ dàng nắm bắt thông tin về thị trường, hiểu được nhu cầu của các
nước nhập khẩu.
- Liên doanh có thể dưới hình thức sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hoá.
Hình thức liên doanh này đem lại thành công cho các doanh nghiệp khi thâm nhập
vào thị trường EU vì người tiêu dùng EU có thói quen sử dụng những sản phẩm có
nhãn hiệu nổi tiếng chất lượng tốt.
2.1.4 Những thuận lợi và khó khăn của việc xuất khẩu cà phê vào thị trường
EU
Những thuận lợi
- EU đang có sự chuyển hướng chiến lược sang Châu Á. Việt Nam nằm
trong khu vực này nên có vị trí quan trọng trong chiến lược mới của EU. EU tăng
cường đầu tư và phát triển thương mại với Việt Nam, ngày càng dành ưu đãi cho
Việt Nam trong hợp tác phát triển kinh tế, đây là cơ hội thuận lợi cho các doanh
nghiệp Việt Nam xuất khẩu cà phê vào thị trường này
- Thị trường EU có yêu cầu lớn, đa dạng và phong phú về mặt hàng cà phê.
Vì vậy, nâng cao trình độ tay nghề cho người sản xuất, nâng cao trình độ quản lý
trong việc chế biến, kinh doanh xuất khẩu cà phê.
- EU là một liên minh nhiều nước có chính sách thương mại chung, có đồng
tiền thanh toán chung. Do đó hàng hoá xuất khẩu sang bất cứ quốc gia nào cũng
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 17

LỚP THƯƠNG MẠI 51C



ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

tuân theo chính sách chung đó. Như vậy sẽ dễ dàng thuận lợi hơn rất nhiều so với
việc xuất khẩu sang từng nước có chính sách thương mại riêng.
Những khó khăn
EU gồm 27 thành viên, sẽ có 27 nền văn hoá khác nhau. Mặc dù là một thị
trường chung tuy nhiên mỗi quốc gia lại có một sự thưởng thức cà phê khác nhau
đòi hỏi có nhiều loại cà phê khác nhau. Làm sao dung hoà được thị trường đó là
một điều hết sức khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê
Có thể nói đây là một thị trường rất khó tính vì thế để xuất khẩu thành công
vào thị trường này doanh nghiệp xuất khẩu cà phê phải vượt qua các hàng rào về
kỹ thuật. Điều này rất khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vì năng lực
tài chính còn nhỏ, điều kiện áp dụng khoa học kỹ thuật chưa nhiều.
Việc tự do hoá về thương mại, đầu tư thế giới khiến cho Việt Nam phải
đương đầu với nhiều thách thức như sự cạnh tranh về giá cả, mẫu mã, chất lượng.
Vì thế buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải phát huy được những lợi thế so sánh
của mặt hàng cà phê để nâng cao chất lượng, hạ giá thành, cải tiến mẫu mã, thương
hiệu để được thị trường này chấp nhận.
2.2Thực trạng xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang thị trường EU
2.2.1 Xuất khẩu cà phê việt nam qua các năm 2009 đến nay
Từ cuối thế kỷ 20 ngành cà phê Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh
mẽ cả về diện tích, năng suất tổng sản lượng và lượng cà phê xuất khẩu. So với
những ngày mới phát triển đất nước, năm 1980 sản lượng chỉ đạt 8.400 tấn thì 20
năm sau năm 2000 sản lượng đã đạt 720.000 tấn xuất khẩu được 705.300 lần. Thế
kỷ 21, cùng với những biến động của nền kinh tế thế giới, khủng hoảng tài chính
thế giới, nợ công ở các nước Châu Âu, Việt Nam đã gặp phải những thách thức
mới, đối mặt với những khó khăn ngoại cảnh để làm sao có thể duy trì, tăng sản
lượng xuất khẩu.

NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 18

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

Với diện tích khoảng 500.000 ha, lượng cà phê xuất khẩu hàng năm của
Việt Nam sang trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ ước khoảng 850.000 tấn, riêng
năm 2007, lượng cà phê xuất khẩu sang các nước đạt 1,074 triệu tấn, tương đương
giá trị 1,643 tỷ USD. Tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này đã đạt trên 1 tỷ USD.
Theo nghiên cứu của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (Vicofa), WTO
mang lại cho Việt Nam một “sân chơi” khổng lồ, với hơn 5 tỷ người tiêu thụ, 95%
giá trị thương mại thế giới và kim ngạch nhập khẩu trị giá 635 tỷ USD/năm.
Trong khi đó, dự báo nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới sắp tới mỗi năm
tăng khoảng 2 triệu bao, dự kiến đến năm 2018, thế giới cần tới 140 triệu bao. Đây
là cơ hội "vàng" cho cà phê Việt Nam .
Bảng 2.1 Khối lượng và giá trị xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Năm
Khối lượng ( nghìn tấn)
Giá trị xuất khẩu( triệu USD)

2009
989
1.426


2010
858
1.763

2011
1255
2.700

Theo thống kê hiệp hội cà phê Việt Nam, tổng cục hải quan

Cũng trong10 năm qua, cà phê của Việt Nam xuất khẩu đạt bình quân 14,24
triệu bao mỗi năm, chiếm 91,1% sản lượng. Theo số liệu thống kê, trong tháng
12/2009, cả nước xuất khẩu được 145.765 tấn cà phê, trị giá 202,89 triệu USD,
tăng 78,61% về lượng và tăng 76,24% về trị giá so với tháng 11/2009. Tính chung
cả năm 2009, xuất khẩu cà phê của nước ta đạt 1,18 triệu tấn, với kim ngạch 1,73
tỷ USD, tăng 11,71% về lượng, nhưng giảm 18,03% về trị giá so với năm 2008.
Xuất khẩu của doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài chỉ chiếm 17,18% tổng kim
ngạch, đạt 297,4 triệu USD. Với sự biến động tình hình kinh tế thế giới, Việt Nam
cũng bị cuốn vào khiến cho giá trị xuất khẩu giảm suy thoái kinh tế kéo dài và
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 19

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT


khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, một số nhà đầu cơ đã ngừng
mua cà phê để đẩy giá xuống thấp nhằm lũng đoạn thị trường. Hơn nữa, nếu những
tháng trước, giá cà phê thế giới ở mức cao là do thị trường thế giới lo ngại sương
giá sẽ làm giảm sản lượng cà phê của Brazil. Tuy nhiên, hiện những bang lớn trồng
cà phê tại Brazil như Panama, Sao Paolo, Minas Gerais đã hạn chế được ảnh hưởng
của sương giá, làm tăng lượng cà phê cho thị trường thế giới.
Riêng năm 2010, xuất khẩu cà phê ước khoảng 14,3 triệu bao, giảm 17% so
với năm 2009 và chiếm 15% tổng xuất khẩu toàn cầu. Với đầu năm 2010, thị
trường ảm đạm ít doanh nghiệp mua. Song điều ngược lại đã xảy ra vào giữa năm,
thị trường xảy ra tình trạng tranh nhau mua, tranh bán và ma bằng mọi giá với mọi
tiêu chuẩn. Thêm vào đó, ảnh hưởng của thời tiết cũng làm cho sản lượng cà phê
thu hoạch sụt giảm. Cuối cùng kết quả, dù không đạt được tăng trưởng về lượng
nhưng được lợi về giá đã giúp giá trị xuất khẩu lên tới 1,763 tỷ USD, tăng 1,9% so
với năm 2009. Ngoài ra, sự chỉ đảo quyết định của chính phủ từ đầu năm về việc
mua tạm trữ khoảng 200.000 tấn cà phê cho nông dân nhằm chặn đà giảm giá và
giúp nông dân không bán tháo hàng khi niên vụ thu hoạch 2010 kết thúc.
Năm 2011, tính đến hết tháng 7, lượng cà phê xuất đi đã lên tới 930 nghìn tấn,
trị giá hơn 2 tỷ USD, tăng 24% về lượng và 92,6% về giá trị so với cùng kỳ năm
trước. Tính cho toàn năm 2011 kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 1,2 triệu tấn, trị giá
2,7 tỷ USD, tăng 3,2% về lượng và 48,7% về kim ngạch so với năm 2011. Đạt kết
quả cao nhất từ trước đến nay của ngành cà phê. 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất
là Hoa Kỳ, Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Anh, Trung Quốc,
Hàn Quốc.
2.1.2 Thị trường xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Hiện nay Việt Nam có trên 95% sản lượng cà phê sản xuất ra là để xuất khẩu
vì vậy thị trường tiêu thụ cà phê thế giới chính là nhân tố quyết định cho sự phát
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 20


LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

triển của ngành cà phê Việt Nam. Cà phê Việt Nam đã có một vị trí đáng kể trên thị
trường cà phê thế giới. Thị trường tiêu thụ cà phê Việt Nam bao gồm nhiều nước,
tiêu thụ trên khắp các châu lục.
Bảng 2.2 Mười Thị trường nhập khẩu cà phê Việt Nam lớn nhất năm 2009

Thị trường

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Tăng, giảm so với năm 2008

CH LB Đức

136.248

201.768.433

-26,32

Hoa Kỳ


128.050

196.674.152

-6,69

Bỉ

132.283

190.495.368

+13,35

Italia

96.190

142.365.709

-16,83

Tây Ban Nha

81.617

118.020.895

-20,45


Nhật Bản

57.450

90.312.416

-29,13

Hà Lan

32.608

46.795.583

+45,41

Hàn Quốc

31.684

46.399.869

-44,03

Anh

30.918

44.162.090


-36,30

Thụy Sĩ

28.478

41.017.518

-24,55

Nguồn Tổng cục thống kê Việt Nam Vietrade
Trị giá xuất khẩu năm 2009 sang các quốc gia khác là 1.730.602.417 giảm
18,3%. Đức, Hoa Kỳ, Bỉ, Tây Ban Nha, Italia, Nhât Bản là các thị trường chính
của xuất khẩu cà phê Việt Nam. Dẫn đầu về kim ngạch năm 2009 là thị trường Đức
với 201,77triệu USD, chiếm 11,66% tổng kim ngạch; thứ 2 là thị trường Hoa Kỳ
với 196,67triệu USD,chiếm 11,36%; tiêp là thị trường Bỉ 190,5 triệu USD, chiếm
11%.
Trong năm 2009, xuất khẩu cà phê sang các thị trường hầu hết bị giảm kim
ngạch so với năm 2008. Dẫn đầu về mức sụt giảm kim ngạch là xuất khẩu
sang Thái Lan năm 2009 đạt 4,45triệu USD, giảm 85,12% so với năm 2008; tiếp
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 21

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN


GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

theo là xuất khẩu sang Singapore đạt 19,77 triệu USD, giảm 57,58%; tiếp theo là
thị trường Nga giảm 44,58%; sang Hàn Quốc giảm 44,03%...
Chỉ có 5 thị trường đạt mức tăng kim ngạch so với năm 2008. Kim ngạch xuất
khẩu sang Indonesia tuy chỉ đứng thứ 18 trong bảng xếp hạng kim ngạch, đạt 17,19
triệu USD, nhưng đạt mức tăng cao nhất tới 376,57% so với năm 2008; đứng thứ 2
về mức độ tăng trưởng kim ngạch là kim ngạch xuất sang Ấn Độ đạt 22,51triệu
USD, tăng 112,2%; tiếp đến kim ngạch xuất sang Hà Lan đạt 46,8 triệu USD, tăng
45,41%; Kim ngạch xuất sang Bỉ năm 2009 tuy đạt kim ngạch lớn trên 190,5 triệu
USD, nhưng mức tăng kim ngạch so với năm 2008 chỉ đạt 13,35%; kim ngạch xuất
sang Philippin tăng 12,86%.
Bảng 2.3Thị trường xuất khẩu cà phê năm 2011
ĐVT: Lượng (tấn); trị giá (USD)
Thị trường
Tổng KN
Hoa Kỳ
Đức
Bỉ
Italia
Tây Ban Nha
Nhật Bản
Anh
Hàn Quốc
Hà Lan
Nga
Trung Quốc
An Độ
Phillipin
Malaixia


KNXK T12/2011
lượng
trị giá
156.139
326.050.884
22.806
55.247.772
24.844
51.553.556
5.128
10.830.346
9.271
18.401.470
7.198
14.661.231
5.864
13.653.604
5.774
10.653.145
2.539
5.500.354
1.132
2.290.177
3.669
7.232.964
3.809
7.139.937
1.425
2.292.199

2.291
4.429.898
1.813
3.490.218

KNXK năm 2011
lượng
trị giá
1.256.396
2.752.423.409
138.601
341.082.531
135.893
296.249.465
94.916
210.788.653
84.002
177.547.677
63.220
135.757.336
50.710
128.252.001
33.613
72.580.025
31.467
66.459.490
27.242
58.834.497
25.864
54.092.021

24.594
53.176.525
23.856
45.688.772
22.252
48.447.264
22.026
50.054.488

Nguồn Tổng cục Hải quan, hiệp hội cà phê – cacao Việt Nam
Năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu cà phê sang 28 thị trường trên thị trường.
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 22

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

Các thị trường chính nhập khẩu cà phê của Việt Nam là Hoa Kỳ, Đức, Bỉ, Italia,
Tây Ban Nha….đứng đầu về lượng cà phê xuất nhiều nhất là thị trường Hoa Kỳ
với 138,6 nghìn tấn, chiếm 11% thị phần, với kim ngạch 341 triệu USD. Đứng thứ
hai là Đức 135,8 nghìn tấn, trị giá 296,6 triệu USD.
Đắk Lăk là một tỉnh trồng nhiều cà phê. Theo báo cáo của UBND tỉnh Đak Lak, số
lượng cà phê nhân xuất khẩu của tỉnh trong niên vụ 2010-2011 đạt 311.096 tấn,
giảm 12,8% so với niên vụ trước và chiếm 26,58% tổng sản lượng cà phê xuất
khẩu của cả nước. Tuy nhiên, giá trị cà phê xuất khẩu lại tăng lên mức 651 triệu

USD, tăng 29,4% về kim ngạch so với niên vụ trước và chiếm 26,32% tổng kim
ngạch xuất khẩu cà phê của cả nước.
Điều đáng mừng khác là cà phê nhân chất lượng cao của niên vụ 2010-2011
tăng đáng kể so với niên vụ trước, đạt 39.025 tấn chiếm 12,54% tổng số lượng cà
phê xuất khẩu. Trong đó, cà phê loại 1 (R1) là 125.140 tấn chiếm 40,22%, cà phê
nhân loại 2 (R2) là 146.931 tấn, chiếm tỷ lệ 47,23% số lượng cà phê xuất khẩu của
tỉnh.
Theo nguồn tin từ VICOFA, niên vụ 2012/13 sản lượng cà phê Việt Nam sẽ
giảm đáng kể. Đến thời điểm này, người dân trồng cà phê ở Tây Nguyên đã bước
vào giai đoạn cuối vụ thu hoạch cà phê (khoảng trên 80% sản lượng cả vụ) và chỉ
còn khoảng nửa tháng nữa là kết thúc. Tuy nhiên, người dân đang lo lắng năng suất
và sản lượng sẽ giảm bởi cà phê đang ồ ạt bung hoa sớm. Nguyên nhân chủ yếu là
do ảnh hưởng của các đợt áp thấp nhiệt đới, cơn bão số 7 và gió mùa đông bắc vừa
qua tràn vào gây cho khu vực Tây Nguyên có mưa phùn.
Thông thường, sau khi kết thúc thu hoạch, vườn cà phê phải trải qua khoảng 1
tháng mùa nắng nữa để dưỡng chất dồn lên những búp hoa, khi đó gặp nước hoa cà
phê mới nở đều và cho trái chín đúng mùa vụ. Năm nay do thời tiết thay đổi bất
thường, cà phê đang trong giai đoạn thu hoạch đã ra hoa. Hiện tượng này sẽ tác
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 23

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT

động làm giảm năng suất và sản lượng niên vụ 2012/13. Thêm vào đó là diện tích

cây cà phê già cỗi ngày càng tăng lên. Đến nay đã lên đến gần 30%. Năng suất
những vườn cà phê già chỉ bằng ½ so với năng suất các vườn cà phê trẻ. Do đó sản
lượng niên vụ cà phê 2012/13 tới sẽ giảm đáng kể.
2.2.2Thực trạng xuất khẩu cà phê Trung Nguyên sang Thị trường EU
2.2.2.1Kim ngạch xuất khẩu
Bảng 2.4 kim ngạch xuất khẩu của cà phê trung nguyên vào thị trường EU.
Năm
Kim ngạch
(1000USD)
Mức độ tăng

1999

2000

2001

2002

2003

2004

18.997

26.675

28.522

22.235


26.224

28.3400

40,4

6,9

-22

18

8,08

giảm(%)

(Báo cáo xuất khẩu hàng năm của Tổng công ty)
Năm 2001 được coi là năm thành công nhất của cà phê Việt Nam nói chung
Trung Nguyên cafe của Trung Nguyên cafe nói riêng. Kim ngạch của Trung
Nguyên cafe đạt 28.522.000 USD tăng 6,9 % so với năm 2000. Tuy nhiên kim
ngạch cà phê xuất khẩu luôn phụ thuộc vào giá cả cà phê. Năm 2002 do có sự
giảm sút về giá dẫn đến kim ngạch giảm –22% so với năm trớc. Năm 2003 do nhu
cầu tiêu thụ cà phê của EU tăng lên Trung Nguyên cafe vì thế xuất khẩu vào thị
trường này tăng lên.
Tổng công ty cà phê trung nguyên Việt Nam là một doanh ngiệp nhà nớc
lớn, đứng đầu trong ngành cà phê. Hàng năm Tổng công ty đã thực hiện sản xuất
tạo nguồn hàng, kinh doanh xuất khẩu mặt hàng cà phê. Tổng công ty đã đạt đợc
những thành công lớn, hàng năm thu về một nguồn ngoại tệ khá lớn chiếm từ 2030% kim ngạch cả nớc.
Bảng 2.5 kim ngạch xuất khẩu của cà phê trung nguyên sang thị trường EU

NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 24

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


ĐỀ ÁN

GVHD:TS.NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT
Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2011

72,2

106.7

114


89

94,5

96

47,8

6,8

-21,9

6,18

1.59

Kim ngạch xuất khẩu của
cà phê trung nguyên
(Triệu USD)
Mức độ tăng giẩm( %)

( Nguồn của ICO)
Từ năm 2006-2011 kim ngạch xuất khẩu của cà phê trung nguyên luôn tăng.
Đặc biệt vào niên vụ 2006-2007 kim ngạch cà phê của cà phê trung nguyên tăng
đột biến với 47,8% so với niên vụ trớc. Nguyên nhân là do năm 2006 cà phê thế
giới chịu ảnh hởng của hạn hán kéo dài. Việt Nam lại ít chịu ảnh hởng của hiện
tợng này nên xuất khẩu tăng lên, do đó kim ngạch xuất khẩu tăng lên rõ rệt.Tuy
nhiên năm 2009 thì do tình hình cung cầu cà phê thế giới có sự chênh lệch khá lớn,
trong đó cung lớn hơn rất nhiều so với cầu dẫn đến khủng hoảng thừa đẩy giá
xuống thấp. Vì thế kim ngạch cà phê bắt đầu có xu hướng giảm xuống. Năm 2004

thì giá cà phê thế giới đi vào ổn định hơn do vâỵ kim ngạch cũng tăng khá và ổn
định.
Đối với thị trường EU là thị trường lớn của cà phê trung nguyên nên mang
lại cho Tổng công ty một lượng ngoại tệ khá lớn. Điều này thể hiện bằng chỉ tiêu
kim ngạch của trung nguyên trên thị trường EU như sau .
2.3Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Trung Nguyên cafe trên thị truờng EU.
EU là thị trường có nhu cầu tiêu thụ cà phê khá lớn, tương đối ổn định. EU
với dân số 455 triệu ngời, thu nhập cao.Tuy nhiên đây là thị trường rất khó tính do
đó để chiếm lĩnh thị truờng này không phải đơn giản.
Năm 2003 nước ta xuất khẩu được 352 nghìn tấn cà phê vào EU chiếm 47%
và 109 nghìn tấn vào thị trường Hoa kỳ chiếm 14,6%.
NGUYỄN THẮNG TIỀN

Page 25

LỚP THƯƠNG MẠI 51C


×