Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.72 KB, 31 trang )

Nhóm thực hiện : Nhóm 11- Ngoại thương 1 – Khóa 35

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THÁNG 11/2011

LỜI NÓI ĐẦU
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 1


Với sự phát triển của thương mại toàn cầu, phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp
không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới của một quốc gia, mà còn phát triển mạnh mẽ trên
thị trường quốc tế. Bắt kịp xu thế đó, các công ty trên khắp thế giới hiện nay đã và đang có xu
hướng mở rộng quy mô thành các công ty, tập đoàn đa quốc gia. Và đã có rất nhiều công ty đa
quốc gia nổi tiếng như GM, BP,Volkswagen, Nestle, Samsung, Toyota Motor.... Đối với các
công ty này, việc thực hiện các hoạt động kinh doanh quốc tế không còn là một chọn lựa mà là
một điều tất yếu.Tuy nhiên, để kinh doanh quốc tế thành công mỗi doanh nghiệp đều lựa chọn
cho mình một chiến lược phát triển riêng nhằm khai thác và phát triển lợi thế cạnh tranh của
công ty. Có nhiều loại chiến lược mà các doanh nghiệp có thể lựa chọn như: sản phẩm, thương
hiệu, marketing…
Và cũng không là ngoại lệ, từ năm 1896 Toyota đã bước những bước đi đầu tiên trên
con đường vươn ra tầm thế giới. Từ đó đến nay, Toyota đã liên tiếp gặt hái những thành công
và đã vượt qua General Motors để trở thành hãng sản xuất ôtô lớn nhất thế giới với thị phần
chiếm lĩnh gần 17% thị phần thế giới. Vậy Toyota đã làm như thế nào để đạt được những thành
công nhất định như vậy.
Câu trả lời cho vấn đề trên là nhờ vào việc Toyota đã lựa chọn cho mình một chiến
lược kinh doanh quốc tế, tạo lợi thế cạnh tranh cùng với một chiến lược sản xuất hiệu quả để
thực hiện linh doanh quốc tế một cách hữu hiệu.
Do đó, việc nghiên cứu tổng quan về Toyota, cách thức thực hiện chiến lược và những
thành công mà Toyota đã thu được nhờ chiến lược này trên toàn thế giới, cũng như những bài
học kinh nghiệm mà những doanh nghiệp bước vào kinh doanh quốc tế muốn thành công bằng
con đường hoạch định chiến lược hiệu quả.Với mục đích đó nhóm chúng tôi đã nghiên cứu về
những vấn đề trên với những nội dung cơ bản sau:


Phần I : SƠ LƯỢC VỀ TOYOTA
Phần II : CHIẾN LƯƠC SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA TOYOTA
Phần III : BÀI HỌC KINH NGHIỆM

MỤC LỤC
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 2


Trang
SƠ LƯỢC VỀ TOYOTA
TỔNG QUAN VỀ TOYOTA:
I.1 Lịch sử hình thành và phát triển
I.2 Cơ cấu tổ chức
I.3 Triết lí kinh doanh
CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ
CHIẾN LƯƠC LỢI THẾ CẠNH TRANH

I.
1.

2.
3.

CHIẾN LƯƠC SẢN XUẤT QUỐC TẾ CỦA TOYOTA:
1. NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN:
1.1 Hoạt động nghiên cứu và phát triển ở Toyota (R&D)
1.2 Nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
2. ĐỊNH VỊ SẢN XUẤT:
2.1 Những yếu tố ảnh hưởng
2.2 Chiến lược phân tán sản xuất

3. QUYẾT ĐỊNH NGUỒN LỰC:
3.1 Nguyên liệu
3.2 Nhà cung cấp
3.3 Nguyên lí của Toyota về mạng lưới đối tác và nhà cung ứng
4. QUẢN TRỊ CUNG ỨNG:
5. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
5.1 Dịch vụ sửa chữa và bảo trì.
5.2 Dịch vụ hậu mãi.

II.

BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

III.

I.

Sơ lược về Toyota Motor

1.

Tổng quan về Toyota Motor

a)

Lịch sử hình thành và phát triển.

Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 3


4
4
4
5
5
6
9
10
10
10
12
13
13
17
20
20
21
21
22
23
23
24
25
32


Toyota Motor Coporation là một tập đoàn xuyên quốc gia nổi tiếng trong ngành công nghiệp
sản xuất ô tô , được thành lập vào tháng 9 năm 1933 , dười hình thức là một bộ phận của
Toyoda Automatic Loom, chuyên sản xuất ô tô, dưới sự điều hành của con trai Kiichiro, người
sáng lập Toyoda. Tuy nhiên, vào ngày 28/8/ 1937 Toyota Motor chính thức tách ra hoạt động

độc lập. Công ty đã đổi từ tên Toyoda thành Toyota để mang đến cho công ty một khởi đầu tốt
đẹp và tách biệt cuộc sống công việc ra khỏi cuộc sống gia đình Toyoda. Cái tên Toyota dễ phát
âm hơn và trong tiếng Nhật chữ Toyota tượng trưng cho số 8, con số may mắn. Trụ sở chính
của Toyota đặt ở thành phố Toyota, tỉnh Aichi, Nhật Bản.
Trong suốt cuộc chiến tranh Thái Bình Dương, công ty được lựa chọn là nhà sản xuất xe tải cho
quân đội hoàng gia. Sau chiến tranh, Toyota bắt đầu sản xuất những dòng xe hơi thương mại
vào năm 1947 với mẫu SA. Vào năm 1957, Toyota Crown trở thành dòng xe hơi đầu tiên của
Nhật xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Toyota bắt đầu mở rộng thị trường với những trung tâm
nghiên cứu và phát triển, văn phòng đại diện công ty được thành lập ở Thái Lan, Toyota sản
xuất chiếc xe thứ 10 triệu, đồng thời liên kết với Hino Motors và Daihatsu. Vào cuối thập niên
60, Toyota thành lập những văn phòng đại diện trên khắp thế giới và xuất khẩu 1 triệu chiếc xe.
Cuối những năm 80, Toyota cho ra đời những dòng xe mới, tiêu biểu là dòng xe hạng sang
Lexus vào năm 1989.Những năm 90, Toyota bắt đầu đa dạng những dòng xe của mình với
những loại xe lớn và xe hạng sang, bao gồm: dòng T100 (sau này được biết đến với tên Toyota
Tundra), những dòng khác của SUVs, phiên bản thể thao của Camry, với tên gọi Camry Solara,
và dòng Scion, dòng xe thuận tiên, mang tính thể thao, hướng tới những người trẻ. Toyota cũng
đã trở thành nhà sản xuất loại xe sử dụng hai loại nhiên liệu (hybrid) hàng đầu thế giới vào năm
1997. Cũng trong khoảng thời gian này, TMME (Toyta Motor Europe Marketing &
Engineering) được thành lập phát triển hơn nữa thị trường châu Âu. Hai năm sau đó, Toyota
thành lập TMUK ở Anh, thương hiệu Toyota trở nên nổi tiếng. Năm 1999, Toyota quyết định
niêm yết trên thị trường chứng khoán ở New York và London.
Năm 2002, Toyota liên kết với Citroën and Peugeot, một công ty sản xuất ô tô của Pháp, năm
sau đó, Toyota bắt đầu sản xuất xe hơi ở Pháp.Năm 2007, Toyota cho ra đời dòng xe tải lớn,
Toyota Tundra, được sản xuất ở hai nhà máy ở Mỹ, một ở Texas và một ở Indiana. Motor Trend
đã bình chọn Toyota Camry là “Dòng xe của năm 2007”. Trong năm này, Toyota cũng bắt đầu
xây dựng nhà máy ở Misissippi.
Hiện nay Toyota là nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới về doanh thu cũng như thị phần. Với vốn
điều lệ: 397,05 tỉ Yên (tính tới 31/03/2010). Tổng số nhân viên làm việc: 320.579 người (tính
tới 31/03/2010) Ngoài ra, Toyota là cổ đông lớn của Daihatsu và Hino, Toyota còn sở hữu
8.7% của Fuji Heavy Industriex, 5,9% của Isuzu Motors Ltd.

Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 4


b)

Cơ cấu tổ chức:

Toyota không chỉ tham gia hoạt động trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô truyền thống với
các công ty con như : Toyota Industries Corporation, Toyota Auto Body Co., Ltd, Hino Motors,
Ltd, Daihatsu Motor, Co., Ltd. Mà còn hoạt động trên các lĩnh vực sau:


Sản xuất thép và phụ tùng máy móc: Aichi Steel Corporation, JTEKT Corporation…



Bất động sản và xây dựng: Towa Real Estate Co., Ltd, Kanto Auto Works, Ltd, Toyota
Housing Corporation.



Dịch vụ tài chính: Toyota Financial Services Corporation.



Kinh doanh đường biển: Toyota Marine.



Công nghệ sinh học và trồng rừng: Toyota Floritech Co., Ltd, Toyota Roof Garden

Corporation.

c)

Triết lý kinh doanh:

Bất kể sự đổi mới của công nghệ và thập kỷ, Toyota vẫngiữ vững các nguyên tắc được quy
định bởi các lãnh đạo chủ chốt của nó. Chìa khóa giữ cho Toyota luôn thành công nằm ngay
trong những lời nói và sự chia sẻ khôn ngoan của những con người tuyệt vời này mà đã trở
thành triết lý kinh doanh của công ty. Đó là:










Điều quan trọng hàng đầu, Khách hàng là linh hồn để tạo nên chất lượng sản phẩm.
Mỗi người thực hiện nhiệm vụ của mình đến mức tối đa có thể tạo ra sức mạnh rất
lớn khi kết hợp cùng nhau, và một chuỗi các sức mạnh như thế có thể tạo ra một vòng
tròn sức mạnh.
Mỗi tách nước chỉ có thể chứa một lượng nước. Để giữ nhiều nước hơn , bạn cần nhiều
tách hơn.
Niềm tin là quan trọng.
Hãy bảo vệ lâu đài của chính mình.
Luôn luôn ham học và sáng tạo, và phấn đấu để đi trước thời đại.
Tương lai càng không chắc chắn, bạn càng phải can đảm hơn.

Nếu mỗi người nỗ lực một cách chân thành nhất trong vị trí được giao của mình, toàn bộ
công ty có thể đạt được những điều tuyệt vời.

2.

Chiến lược kinh doanh quốc tế của Toyota Motor

Đối với các công ty trong điều kiện toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ trên thị trường toàn thế
giới như hiện nay, việc thực hiện các chiến lược kinh doanh quốc tế không còn là một chọn lựa
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 5


mà là một điều tất yếu. Thực hiện chiến lược kinh doanh quốc tế là nhằm đề khai thác và phát
triển lợi thế cạnh tranh của công ty. Và cũng không là ngoại lệ, khi Toyota đã trở thành một tập
đoàn xuyên quốc gia như ngày nay.
Có thể xem Toyota như một con tắc kè bông, bằng chứng là tập đoàn này đã thay đổi chiến lược
của mình cho phù hợp với từng giai đoạn. Cụ thể:
Giai đoạn 1:
Diễn ra vào những năm 50, đây là giai đoạn khởi đầu của Toyota trong việc phát triển ra thế
giới. Với chiến lược sản xuất trong nước và xuất khẩu thuần túy, Năm 1958, Toyota bắt đầu bán
các sản phẩm được thiết kế và sản xuất tại Nhật của mình đến thị trường Mỹ với việc xuất khẩu
chiếc Land Cruiser và Toyopet nhằm đảm bảo chất lượng cao và duy trì sự tin cậy của khách
hàng đối với nhãn hiệu Toyota. Doanh số của Land Cruiser cao hơn Toyopet, tuy nhiên cả hai
vẫn không đạt được con số mong muốn do không thích hợp với điều kiện địa hình ở Mỹ. Vì
vậy, năm 1964, Toyota quyết định rút Toyopet ra khỏi thị trường Mỹ.Và vào cuối những năm
1960, từ kinh nghiệm của thất bại trước, Toyota quyết định một lần nữa tấn công thị trường Mỹ
với mẫu xe được thiết kế dành riêng , mẫu xe Corona, cho thị trường này ,và doanh số Toyota
tăng lên không ngừng từ thời điểm đó (từ 157.882 sản phẩm trong năm 1967 lên đến 856.352
sản phẩm năm 1974 và 1.800.923 năm 1984).Tuy nhiên, sự thành công của chiến lược sản xuất
trong nước và xuất khẩu cũng gặp phải không ít khó khăn. Đó là sự phản ứng linh hoạt trước

các nhu cầu địa phương, chi phí vận chuyển, hàng rào bảo hộ thuế quan, quotas…
Do đó, Toyota đã quyết định chuyển sang chiến lược xây dựng nền tảng để sản xuất tại chỗ vào
những năm 80.
Giai đoạn 2:
Vào những năm 80, với việc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ của Toyota, đặc biệt là
đầu tư vào Mỹ, nơi doanh số bán xe Nhật tăng nhanh, nhưng đi kèm theo là các chính sách và
quan điểm bảo hộ. Toyota đã chuyển sang thực hiện chiến lược sản xuất tại chỗ, nghĩa là sản
xuất nhiều xe hơi hơn ở chính nơi xe hơi được tiêu thụ vừa giúp giảm nguy cơ bị hạn chế nhập
khẩu, vừa giảm thiểu khả năng lỗ nếu như các biện pháp hạn chế nhập khẩu đó được áp dụng.
Mở đầu cho chiến lược xây dựng nền tảng để sản xuất tại chỗ là việc Toyota liên doanh với
General Motors thành lập nhà máy sản xuất đầu tiên ngoài lãnh thổ của hãng tại thị trường Mỹ
là NUMMI vào năm 1983.Việc liên doanh hình thành NUMMI không chỉ giúp Toyota tiết kiệm
chi phí vận chuyển, tránh các hàng rào bảo hộ thuế quan mà còn giúp Toyota hiểu thêm về
phong cách làm việc ở địa phương cũng như các tiêu chuẩn và quy chuẩn ở Mỹ.
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 6


Tuy nhiên , chiến lược này cũng tồn tại nhiều khuyết điểm:




Mô hình ứng dụng tốt tại các thị trường đại chúng như Bắc Mỹ hay châu Âu, nhưng chưa
chắc hoạt động hiệu quả tại thị trường mới nổi BRICs – nơi nhu cầu địa phương biến
động nhanh chóng, mạnh mẽ hoặc có sự khác biệt rất lớn so với thị trường Nhật, Bắc Mỹ,
châu Âu.
Mô hình chủ yếu thiết lập các nhà máy sản xuất ngoàilãnh thổ nhằm giảm chi phí vận
chuyển, hàng rào bảo hộ thuế quan, quotas, tận dụng giá nhân công rẻ..mà chưa thật sự
chú trọng tiềm năng của địa phương.


Chính vì những khuyết điểm trên và mục tiêu lâu dài của công ty, Toyota đã quyết định theo
đuổi chiến lược xuyên quốc gia tữ những năm 90 cho đến nay.

Giai đoạn 3 cho đến nay:
Bằng chứng về việc Toyota theo đuổi chiến lược xuyên quốc gia:
a)

Khai thác kinh tế đại phương:

Đứng trước các áp lực về giảm thiểu chi phí ngày càng tăng khi mà các mẫu xe hơi dần dần
đang bị tiêu chuẩn hóa, Toyota đã bắt đầu thiết kế lại sản phẩm của họ, họ sử dụng nhiều bộ
phận và đầu tư vào các nhà máy sản xuất các linh kiện rời theo quy mô lớn đặt ở những địa
điểm thích hợp, nhằm đáp ứng nhu cầu toàn cầu khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô. Chẳng
hạn như thành lập công ty Canadian Autoparts Toyota Inc. (CAPTIN) năm 1985 ở Canada
chuyên sản xuất bánh xe, hay một loạt các công ty con sản xuất các linh kiện ở Mỹ, Châu Âu,
Châu Á, Nam Phi.
b)

Biến đổi sản phẩm đề nghị đáp ứng nhu cầu của địa phương

Nhằm mục tiêu khai thác sự khác biệt để đáp ứng tối đa nhu cầu của từng khu vực, bên cạnh
những dòng xe được ưa chuộng toàn cầu, Toyota cũng tập trung phát triển những dòng xe đáp
ứng tối đa nhu cầu của một số khu vực với khẩu hiệu “Global Best, Local best”. Để làm được
điều này, Toyota vẫn phải tuân thủ các quy tắc, bộ phân cơ bản ( hệ thống kaibetsu or kaizen),
thứ tạo nên lợi thế cạnh tranh của họ, cùng lúc này sử dụng các nhà thiết kế sản xuất địa
phương, của từng vùng để đáp ứng tốt hơn nữa các nhu cầu của từng vùng.

Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 7



Ví dụ:Toyota có mẫu xe Tundra 07 một loại xe thuộc dòng pick-up truck rất được ưa
chuộng ở North America hay như dòng Scion xD đáp ứng nhu cầu khác biệt của các
thanh niên ở Mỹ.
Trong khi đó, ở Châu Âu nơi rất coi trọng việc CO2 reduction , đồng thời cùng với đó là các
chính sách về bảo vệ môi trường được đề cao, vì thế các dòng xe của Toyota ở thị trường này là
RAV4, L600s, iQ với hàm lượng khí thải CO2 chỉ đạt 99g/km

Cùng với đó là việc thiết lập các cơ sở R&D khác nhau ở mỗi khu vực nhằm giữ vững thế mạnh
về nghiên cứu và thiết kế, mặc dù vẫn giữ nguyên các giá trị cốt lõi đã tạo nên một Toyota
thành công nhưng về mặt thiết thế thì lại được địa phương hóa nhằm thu hút khách hàng. Hiện
nay, Toyota luôn hương tơi viêc đáp ứng nhu cầu của từng đất nước và khu vực. Theo đó, chiến
dịch sản phẩm cơ bản từ năm 2000 đến nay của Toyota là cung cấp mọi loại xe cho tất cả các
nước, tất cả các khu vực. Tính đến năm 2009, Toyota đã hình thành nên môt mạng lưới toàn cầu
với 11 trung tâm nghiên cứu phát triển, 75 trung tâm sản xuất tại Nhât Bản và nước ngoài;
mạng lưới bán hàng đã có mặt tại hơn 170 nước và vùng miền.

3. Chiến lược lợi thế cạnh tranh
3.1

Phương thức sản xuất độc đáo:

Trong qúa trình phát triển của mình, Toyota đã dần hình thành nên một
phương thức sản xuất đặc trưng, nổi tiếng hiệu quả trong việc giảm chi phí
đến mức tối đa có thể cung cấp một dòng xe chất lượng nhưng lại có giá
thấp hơn nhiều so với đối thủ. Phương thức này tập trung vào 3 yếu tố
chính: luồng một sản phẩm, quan hệ với nhà cung cấp và vận chuyển, và
con người.
1.

Luồng một sản phẩm:

• Luồng một sản phẩm được hiểu đơn giản trong việc sản xuất
ôtô được tổ chức thành 3 phòng chức năng: phòng 1 sản xuất
động cơ, phòng 2 lắp ráp khung, phòng 3 thử xe. Theo cách
thức xử lý thông thường thì phòng vật tư sẽ chuyển mỗi lần 1 lô
gồm 10 sản phẩm.Mỗi phòng mất 1 phút để làm ra 1 sản phẩm
theo chức năng của mình. Do đó 1 phòng phải mất 10 phút cho
1 lô 10 sản phẩm. Toàn bộ quy trình sẽ mất 30 phút nếu không
tình thời gian vận chuyển giữa các phòng. Vậy phải mất 21
phút cho 1 chiếc ôtô đầu tiên thay vì chỉ mất 3 phút.

Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 8


Luồng một sản phẩm là chỉ lấy những máy móc thiết bị cần
thiết làm động cơ từ phòng động cơ, cần lắp ráp khung từ
phòng lắp ráp, và bộ thử nghiệm từ phòng thử nghiệm. nghĩa là
những người sản xuất trực tiếp không để tồn kho trong suốt
quá trình sản xuất. Do sản xuất đồng loạt như vậy thì chỉ mất
12 phút cho 10 chiếc ôtô thay vì 30 phút.
Luồng một sản phẩm giúp dễ dàng phát hiện những hỏng hóc của xe,
tiết kiệm được thời gian


2.

Nhà vận chuyển và cung cấp:
• Để tạo ra một luồng sản phẩm thành công thì phài có những
nhà cung cấp có khà năng đáp ứng những phụ tùng chất lượng
cao và kịp thời. Toyota là khách hàng tốt nhất và cũng khó tính
nhất của các nhà cung cấp. Toyota đặt ra những tiêu chuẩn rất

cao về sự tuyệt hảo và kì vọng mọi đối tác đều vươn tới những
chuẩn mực đó, quan trọng là Toyota sẽ giúp các đối tác làm
được đều đó. Toyota có những chuyên gia về hệ thống sản xuất
và chất lượng riêng tại phòng mua bán vật tư để sẵng sang lien
hệ với nhà cung cấp khi có xảy ra bất kì sự cố nào.
• Trong vấn đề vận chuyển, Toyota xây dựng bãi tập kết hàng để
nhận những đơn hàng từ nhà cung cấp. Các nhà máy sẽ nhận
được những lô hàng thường xuyên và các xe tải luôn đầy hàng
từ nhà cung cấp tới bãi và từ bãi tách hàng đến nhà máy lắp
ráp.

Do sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà cung cấp, nhà vận chuyển và các nhà
máy có thể điều khiển nhịp nhàng dòng chảy linh kiện. cơ bản của trao đổi
là một đối một giữa các thùng chứa rỗng và các công ten nơ rỗng trả lại.
Toyota đã nổ lực trong việc sắp xếp kế hoạch cho nhà máy lắp ráp nhờ đó
cân đối được việc giao nhận trong toàn mạng lưới.
3.

Con người:
Tại Toyota khi nói về hệ thống sản xuất thì tầm quan trong là tinh
thần tập thể nhẳm mang lại giá trị gia tăng. Mặc dù tinh thần tập
thể là quan trong, nhưng việc tập hợp mọi người thành một nhóm sẽ
không đủ bù đắp nếu thiếu đi sự vượt trội của một cá nhân và sự am
hiểu của cá nhân đối với hệ thống Toyota. Do vậy Toyota luôn thiết
lập sự cân bằng tuyết hảo giữa công viêc cá nhân và tập thể. Chính
yếu tố con người tạo nê văn hóa công ty, khó có công ty nào có thể
bắt chước phương thức sản xuất cùa Toyota

Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 9



3.2

Chiến lược phát triển của Toyota trên từng mảng thị trường
Chiến lược mở rộng thị phần tại các thị trường đang phát triển để thu lợi

nhuận.

Đây là chiến lược được Toyota đặt lên hàng đầu trong thời điểm lập báo cáo thường niên
năm tài chính 2009 (kết thúc ngày 31/3/2009). Trung quốc và các quốc gia mới nổi tại châu
Á, Trung và Nam Mỹ hứa hẹn trở thành đôông lực quan trọng cho sự tăng trưởng trong
tương lai của Toyota. Đăôc biêôt, thị trường Trung Quốc có tiềm năng phát triển tương đương
thị trường Mỹ. Toyota đang trong quá trình hình thành một mô hình giúp các kỹ sư chế tạo
nhìn nhâôn vấn đề theo con mắt của khách hàng. Đối với những nước châu Á còn lại cũng
như Nam Mỹ và những vùng khác, vẫn còn có những vùng mà thị phần của Toyota rất thấp
trong khi nhu cầu thì ngày càng tăng. Sản phẩm chiến lược là những chiếc xe chất lượng
cao, giá hợp lý.
Những thay đổi và đặc trưng sản xuất hướng về khách hàng tại thị trường Nhật Bản
Tại Nhật Bản, doanh số bán hàng kể cả xe mới và cũ đạt tổng số 12 triệu chiếc năm tài
chính 2009. Trong đó xe mới đóng góp xấp xỉ 3 triệu chiếc. Trong khi đó 75 triệu xe được
đăng ký tại Nhật Bản trong năm tài chính 2009. Điều này cho thấy Toyota vẫn còn rất nhiều
cơ hội phát triển trong nước. Để có thể khai thác tối đa cũng cơ hội này, chiến lược phát
triển của Toyota tập trung vào những biến đổi và đặc trưng sản xuất hướng về khách hàng.
Sự nhận thức về môi trường của khách hàng Nhật đang ngày càng gia tăng. Chính phủ
Nhật đẩy mạnh thực hiện các chương trình nhằm thay thế những dòng xe cũ và tăng nhu
cầu sử dụng dòng xe thân thiện môi trường. Toàn ngành sản xuất ô tô Nhật cũng nhấn
mạnh vấn đề môi trường và năng lượng. Từ thực tế như vậy Toyota tiếp tục đẩy mạnh việc
quản cáo chiếc Prius và các dòng xe hybrid khác.
Thêm vào đó công ty dự định phát triển những ý tưởng mới phù hợp với nhu cầu tiềm năng
của khách hàng và tái cấu trúc những sản phẩm của mình để có thể tạo nên những chiếc

xe thực sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
Đẩy mạnh mô hình tự cung tự cấp trong nghiên cứu phát triển và sản xuất tại Bắc Mỹ
Bắc Mỹ là môôt thị trường cực kì quan trọng đối với Toyota. Chiến lược trong thời gian tới
của Toyota tại Bắc Mỹ là đẩy mạnh xây dựng mạng lưới các cơ quan nghiên cứu phát triển
và các nhà máy sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu khu vực.
Đẩy mạnh quá trình xâm nhập và dành được những thị trường lớn tại Châu Âu
Châu Âu có nhiều nhà sản xuất xe hơi truyền thống lớn thống lĩnh thị trường khu vực. Đối
với Toyota, cách tốt nhất để tiếp câôn thị trường này không chỉ đơn giản là bán nhiều xe hơn
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 10


hoăôc tăng thị phần mà phải hình thành được thương hiêôu với những sự khác biêôt hóa.
Châu Âu là môôt thị trường quan trọng đối với Toyota. Với những quy tắc môi trường được
quản lý gắt gao, Toyota dự định khai thác kỹ thuâôt hybrid kết hợp với các hoạt đôông nhằm
củng cố hình ảnh của mình trên thị trường.

II.

Chiến lược sản xuất quốc tế của Toyota :

1/ Nghiên cứu và phát triển:
1.1 Hoạt động nghiên cứu và phát triển ở Toyota (R&D):
Tinh thần làm việc, tồn tại của các nhà sáng lập Toyota: " Be ahead of the
times through endless creativity, inquisitiveness, and pursuit of
improvement", vì thế Toyota rất chú trọng việc thực hiện tích cực các hoạt
động nghiên cứu và phát triển. R&D của Toyota được phân loại thành hai
khu vực, (1) Hoạt động R&D được thực hiện bởi các đơn vị kinh doanh, và (2)
R&D thực hiện chủ yếu bởi các "Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển"
1. Hoạt động R&D được thực hiện bởi các đơn vị kinh doanh
Trong mỗi bộ phận của Toyota, chủ yếu ở các phòng ban kỹ thuật, các sáng

kiến, ý tưởng khác nhau đang thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của các
sản phẩm trong tương lai sẽ dẫn đầu thế giới về tính năng, chất lượng, và
chi phí thấp. Các kết quả của các hoạt động R&D được công bố tại một cuộc
triển lãm công nghệ nội bộ trong từng bộ phận và tại cuộc triển lãm công
nghệ toàn công ty tổ chức hàng năm, nơi hội tụ các kỹ sư từ tất cả các bộ
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 11


phận trong tập đoàn. Bằng cách này, Toyota cố gắng cung cấp cơ hội cho
các kỹ sư tham gia trao đổi với nhau.

2. Các hoạt động của Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển (R&D Centers);
Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển chính của Toyota đặt tại Kyowa, thành
phố Obu, tỉnh Aichi, đảm nhiệm việc phát triển nền tảng công nghệ tiên
tiến cho Toyota - sẽ là chìa khóa cho các sản phẩm trong tương lai của từng
bộ phận sản xuất, và nghiên cứu chuyên sâu cho sự phát triển và ra đời của
các mẫu xe mới với cách tiếp cận mới mẻ, thay thế các vật liệu, phụ tùng và
công nghệ khác để phục vụ cho tất cả các bộ phận sản xuất. (sử dụng nhiên
liệu mới, công nghệ cung cấp điện không tiếp xúc, các lớp phủ siêu mịn cho
máy nén điều hòa không khí bên trong xe và sợi fabric tăng cường ba chiều
sử dụng công nghệ composite.
Để việc R&D hiệu quả hơn và giới thiệu công nghệ hàng đầu ra thế giới,
Toyota tiến hành hợp tác nghiên cứu với Toyota Central Research &
Development Laboratories, Inc, một liên doanh R&D của tập đoàn Toyota,
chủ yếu nghiên cứu nền tảng cơ bản, cũng như với các trường đại học, các
viện nghiên cứu, các tổ chức bên ngoài và các nhà sản xuất. Hoạt động
nghiên cứu cấp cao nhất được thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm mô
phỏng mới nhất và các công cụ phân tích. Trong môi trường này, các nhà
nghiên cứu và kỹ sư của Toyota được phát triển thông qua việc tham gia
rộng rãi trong các nghiện cứu khoa học trong tất cả các lĩnh vực công nghệ

chủ yếu, chẳng hạn như máy móc, điện tử, vật lý, và các tài liệu,…
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 12


1.2 Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới:
Toyota luôn đặt ra nhiệm vụ quan trọng nhất cho mình: đổi mới không
bao giờ tự thỏa mãn và luôn đi trước một bước so với xu hướng trên thị
trường. Khâu phát triển sản phẩm hàng ngày tại các trung tâm nghiên cứu
vận tải của Toyota đã và đang tạo ra các cải tiến liên tục từ mẫu xe này tới
mẫu xe khác. Tuy nhiên đặc điểm nổi bật của Toyota là nó đột phá theo định
kỳ từ khuôn mẫu truyền thống và phát triển một mẫu xe mới với cách tiếp
cận mới mẻ. Chẳng hạn như trong giai đoạn đầu Toyota tập trung vào sản
xuất những mẫu xe có chất lượng tốt, hiệu suất nguyên liệu cao, giá thành
hợp lý. Tuy nhiên khi nhận thấy rõ tiềm năng phát triển của các loại xe hạng
sang, Toyota đã cho ra mắt một thương hiệu mới nhằm đến những khách
hàng có điều kiện tài chính cao hơn với sự trải nghiệm về những chiếc xe hơi
đầy đủ tiện nghi và thoải mái.
Hiện nay Toyota đang tập trung vào việc nghiên cứu và đưa vào sản xuất đại
trà những dòng xe thân thiện môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Theo chiến lược phát triển sản phẩm này, chiếc Prius, dòng xe hybrid sản
xuất đại trà đầu tiên của thế giới, đã được ra mắt vào tháng 10/1997. Chiếc
xe không chỉ mang ý nghĩa mở ra một định hướng mới cho sản xuất của
Toyota cho thời đại vấn đề môi trường được đặt lên hàng đầu; mà còn khẳng
định đẳng cấp của công ty này. Toyota chỉ mất có 1 năm để có thể cho ra
mắt một sản phẩm xe mới trong khi đó các công ty sản xuất ô tô khác phải
mất tới 2 năm.

2. ĐỊNH VỊ SẢN XUẤT:
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 13



2.1/ Những yếu tố ảnh hưởng:
a. Các yếu tố Thể chế - Pháp luật (Political)
Môi trường chính trị - pháp luật Nhật Bản có ảnh hưởng nhiều nhất đến
hoạt động của các doanh nghiệp Nhật Bản trong đó có Toyota. Một vấn đề
không kém phần quan trọng là chính sách của chính phủ Nhật. Chính sách
thương mại của Nhật Bản là chủ yếu tập trung hướng về xuất khẩu. Nhật
Bản thực hiện các chính sách thuế quan nhằm hạn chế và bảo hộ trong nước
làm giảm sức mua của người Nhật Bản, giảm hàng nhập khẩu và tăng hàng
xuất khẩu. Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản còn thành lập ngân hàng xuất
nhập khẩu để hỗ trợ tín dụng cho cho những dự án xuất khẩu có kim ngạch
lớn như trong đó có ô tô. Nhật Bản có một chính sách kiểm tra chất lượng
hàng xuất khẩu rất khắt khe nhằm không cho hàng kém phẩm chất lọt ra thị
trường bên ngoài để giữ uy tín. Chính việc kiểm tra chặt chẽ chất lượng
hàng xuất khẩu của Nhật Bản đã làm cho những nhà nhập khẩu tin tưởng
vào hàng của Nhật và góp phần thúc đẩy việc tăng xuất khẩu của nước này.
Với chính sách ưu tiên xuất khẩu như vậy, Toyota nhận được nhiều ưu đãi từ
chính phủ Nhật Bản. Như vậy xét chung về môi trường chính trị - pháp luật
trong nước, Toyota có được nhiều thuận lợi.
Vì Toyota là một công ty xuyên quốc gia nên tất nhiên chịu ảnh hưởng
của môi trường chính trị của các thị trường nước ngoài cũng như môi trường
chính trị quốc tế. Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất của
Toyota. Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ ô tô lớn nhất thế giới
nhưng chính sách thuế của Trung Quốc lại nhằm hạn chế nhập khẩu ô tô,
điều này khiến cho Toyota gặp phải khó khăn khi muốn xuất khẩu ô tô
nguyên chiếc sang Trung Quốc, thay vào đó phải phát triển loại hình công ty
con tại Trung Quốc.
b. Các yếu tố Kinh tế (Economic)

Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 14



Giai đoạn 2007-2009, kinh tế Nhật Bản cũng như kinh tế thế giới đi vào
thời kỳ suy thoái.
Nhật Bản đang hồi phục dần sau khủng hoảng, tuy nhiên tỷ lệ tăng
trưởng âm và tỷ lệ thất nghiệp cao vẫn đang là những vấn đề nan giải.
Trước tình hình kinh tế suy thoái, chính sách trong ngắn hạn của chính phủ
Nhật Bản là nỗ lực duy trì một đồng yên yếu (tỷ giá USD/JPY, EUR/JPY luôn
được cố gắng giữ ở mức cao) nhằm tạo thuận lợi cho xuất khẩu. Với chính
sách tỷ giá như vậy và với các gói kích cầu của chính phủ Nhật Bản, Toyota
cũng nhận được sự trợ giúp nhất định.
Tuy nhiên xét trong dài hạn, Nhật Bản đã là một nước phát triển nên ít
nhiều sẽ chịu ảnh hưởng của xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ công
nghiệp sang dịch vụ. Xu hướng này sẽ gây khó khăn cho một công ty trong
ngành công nghiệp chế tạo như Toyota khi mà ưu tiên cho ngành này đang
dần giảm sút.
Xét đến môi trường ngoài nước, điển hình như Mỹ - thị trường lớn nhất của
Toyota, kinh tế suy thoái đã gây nhưng ảnh hưởng nặng nề đến các doanh
nghiệp sản xuất ô tô, trong đó có Toyota. Mỹ phải đối đầu với vấn đề tăng
trưởng thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao, vấn đề lạm phát. Khủng hoảng kinh tế
làm cho Mỹ - một thời là “con nghiện tiêu dùng” – trở nên hạn chế chi tiêu
tiêu dùng. Điều này chắc chắn làm cho việc duy trì doanh số bán xe, xây
dựng thêm nhà máy tại Mỹ của Toyota trở nên khó khăn.
Tóm lại, dưới tác động của khủng hoảng tài chính vừa qua, môi trường
kinh tế tác động đến Toyota theo chiều hướng tiêu cực nhiều hơn là tích cực.
c. Các yếu tố Văn hóa – Xã hội (Social)

Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 15



Các yếu tố này tác động đến Toyota trên cả phương diện hoạt động sản
xuất, quản lý và định hướng khách hàng.
Xã hội Nhật Bản tôn vinh lao động xả thân vì doanh nhân và vì xã hội.Có
một câu nói rằng: “Người Nhật kết hôn 2 lần trong cuộc đời của mình, một là
với công việc, hai là với người vợ, chồng của mình“. Người Nhật Bản coi
trọng lao động hơn tất cả, gắn bó với doanh nhân hơn với gia đình của mình,
đặt tất cả sự nghiệp của mình cho sự thành công của tổ chức. Là một doanh
nghiệp Nhật Bản, Toyota cũng kế thừa và phát huy phẩm chất của người
Nhật Bản. Toyota giai đoạn mới thành lập cũng phải học hỏi chế tạo sản
phẩm dựa theo xe ô tô của Mỹ nhưng không sao chép hoàn toàn mà tính
năng, chất lượng sản phẩm bao giờ cũng được nâng cao. Với sự ảnh hưởng
tính cách, văn hóa dân tộc như vậy chắc chắn Toyota sẽ góp phần vực dậy
kinh tế Nhật Bản trong thời gian sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính.
Bản thân thị trường Nhật Bản cũng là thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 của
Toyota nên những đặc điểm về văn hóa xã hội cũng ảnh hưởng không nhỏ
đến đặc điểm sản phẩm. Nhật Bản là một nước phát triển có thu nhập bình
quân đầu người thuộc nhóm cao nhất thế giới hiện nay. Sống trong môi
trường có mức sống cao nên người tiêu dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu
chuẩn đặc biệt chính xác về chất lượng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng
của sản phẩm. Đối với người tiêu dùng Nhật, giá cả là một tín hiệu của chất
lượng. Về cơ cấu chi tiêu, chi tiêu cho đi lại chỉ đứng sau thực phẩm, hơn
nữa chi tiêu cho đi lại của các hộ gia đình Nhật Bản lại có xu hướng tăng lên
trong những năm vừa qua. Đây là ảnh hưởng thuận lợi và định hướng sản
phẩm cho Toyota thiên về chất lượng cao, kiểu dáng không cần quá thời
trang và giá cả phải chăng.

Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 16


Tương tự như vậy các yếu tố cơ cấu dân số, thu nhập, trình độ văn hóa, …

của các nước khác mà Toyota coi là thị trường tiêu thụ cũng ảnh hưởng đến
đặc điểm của sản phẩm Toyota tại thị trường đó. Với một công ty đa quốc
gia có thị trường rộng khắp thì cần phải có sản phẩm đa dạng về mức giá,
kiểu dáng…
d. Yếu tố về Công nghệ (Technological)
Toyota cũng được hưởng lợi từ chính sách nghiên cứu – phát triển công
nghệ của Nhật Bản. Hiện nay Nhật Bản vẫn là nước có tỷ trọng đầu tư cho
nghiên cứu trong GDP lớn nhất thế giới. Hơn nữa việc hợp tác nghiên cứu
công nghệ hiện đại giữa chính phủ và doanh nghiệp lại được ủng hộ. Như
vậy, môi trường nghiên cứu khoa học – công nghệ trong nước tạo điều kiện
thuận lợi cho doanh nghiệp trong lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao nói
chung cũng như Toyota nói riêng.
Tham gia ngành ô tô – một ngành mà yếu tố công nghệ có vai trò nhất định,
Toyota cũng chịu tác động của việc công nghệ thường xuyên được cải tiến,
điều này buộc cho Toyota phải không ngừng tự nghiên cứu, áp dụng công
nghệ hiện đại vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm. Công nghệ hiện đại cho
phép năng lượng sử dụng ngày càng giảm, trọng lượng, kích thước của xe
ngày càng giảm, độ an toàn càng cao. Đặc biệt gần đây, công nghệ hybrid
nổi lên như một tiến bộ mới trong việc tiết kiệm năng lượng, hạn chế khí
thải ô nhiễm môi trường. Tính không ngừng cập nhật, không ngừng đổi mới
của khoa học – công nghệ đòi hỏi Toyota phải nghiên cứu, áp dụng công
nghệ mới liên tục để cắt giảm chi phí, giảm giá thành, tăng chất lượng sản
phẩm, tạo những sản phẩm hiệu quả về cả mặt kinh tế cũng như môi
trường.

Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 17


2.2/ Chiến lược phân tán sản xuất:


Toyota luôn hướng tới việc đáp ứng nhu cầu của từng đất nước và khu
vực. Theo đó, chiến dịch sản phẩn cơ bản từ 2000 đến nay của Toyota là
cung cấp mọi loại xe cho tất cả các nước, tất cả các khu vực. Tính đến năm
2009 Toyota đã hình thành nên một mạng lưới toàn cầu với 11 trung tâm
nghiên cứu phát triển, 75 trung tâm sản xuất tại Nhật Bản và nước ngoài;
mạng lưới bán hàng đã có mặt tại hơn 170 nước và vùng miền. Tuy nhiên,
giữa những điều kiện thị trường ô tô khắc nghiệt như ngày nay, việc mở
rộng theo cách thức này trở nên khó khăn hơn trong khi Toyota vẫn phải
thực hiện vai trò của mình như một nhà sản xuất ô tô góp phần vào một xã
hội phong phú, tăng trưởng kinh tế và tương lai môi trường của trái đất. Vì
vậy, trong thời gian tới Toyota phải xác định nơi nó muốn cạnh tranh và
những vùng cần có những bước đi cẩn thận.
Ngoài ra, đứng trước các áp lực về giảm thiểu chi phí ngày càng tăng
khi mà các mẫu xe hơi dần dần đang bị tiêu chuẩn hóa, Toyota đã bắt đầu
thiết kế lại sản
phẩm của họ, họ sử dụng nhiều bộ phận và đầu tư vào các nhà máy sản
xuất
các linh kiện rời theo quy mô lớn đặt ở những địa điểm thích hợp, nhằm đáp
ứng nhu cầu toàn cầu khai thác lợi thế kinh tế theo quy mô cũn như được.
Sau
đây là bảng tóm tắt về các cơ sở sản xuất linh kiện của Toyota trên thế giới:

Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 18


Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 19


Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 20



3. Quyết định nguồn lực
Để tạo ra luồng một sản phẩm thành công Toyota buộc phải có những
nhà cung cấp có khả năng đáp ứng những phụ tùng chất lượng cao và kịp
thời. Những nhà cung cấp trong ngành xe hơi đều cho rằng Toyota là khách
hàng tốt nhất của họ đồng thời cũng khó tính nhất. Khó tính không có nghĩa
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 21


là khó mà giao thiệp hay tỏ ra vô lý. Nó có nghĩa Toyota đặt ra các tiêu
chuẩn rất cao về sự tuyệt hảo và kỳ vọng mọi đối tác đều vươn tới những
chuẩn mực đó. Quan trọng hơn, Toyota sẽ giúp các đối tác làm được điều đó.
3.1 Hợp tác với nhà cung cấp trong khi vẫn duy trì năng lực nột tại
Toyota rất cẩn trọng trong việc quyết định những gì nên thuê ngoài và
những gì nên tự làm.Cũng như những nhà chế tạo ô tô khác, công ty cũng
tìm nhiều nguồn lực từ bên ngoài, 70 % phụ tùng là mua ngoài. Nhưng nó
cũng muốn duy trì năng lực bản thân, ngay cả với những bộ phận được mua
ngoài. Như chúng ta biết, một trong những cội nguồn triết lí của Toyota
chính là khái niệm “tự lực” .Điều này được ghi rõ trong tài liệu nội bộ của
công ty : “ Chúng ta phấn đấu để tự định đoạt số mệnh của mình. Chúng ta
hành động trên tinh thần tự lực, tự tin vào khả năng của chính mình”. Chính
vì thế, giao những năng lực chủ chốt cho những công ty bên ngoài là việc đi
ngược lại triết lí này. Thế nhưng , điều này dẫn đến một câu hỏi : “ Nếu công
ty mua ngoài đến 70% và để nhà cung cấp làm chủ công nghệ làm sao công
ty thể hiện sự vượt trội ?” Câu trả lời là, nếu có một công nghệ mới nào
mang tính then chốt, Toyota luôn muốn là một chuyên gia hạng nhất trong
lĩnh vực đó. Họ có thể học hỏi cùng chứ không bao giờ chuyển giao toàn bộ
kiến thức và trách nhiệm then chốt cho bất kì nhà cung cấp nào. Chúng ta
sẽ làm rõ điều này qua các ví dụ sau.
Một trong những bước đột phá của Toyota là chiếc Prius. Bộ phận trọng

yếu của động cơ hybrid dùng cho Prius là bóng bán dẫn IGBT ( biến tần
dùng cổng lưỡng cực cách ly ). Lúc đó, các kĩ sư của Toyota không phải là
những chuyên gia về bán dẫn, họ chủ yếu thuê và mau ngoài thiết bị cốt
yếu này. Thế nhưng, các Giám đốc cấp cao đã kiên định cho xây một nhà
máy mới tinh để chế tạo bộ phận này trong khoảng thời gian hạn hẹp của
dự án Prius vì họ nhận thấy đây là một khả năng cốt lõi để thiết kế và chế
tạo xe hơi hybrid với động cơ lai xăng- điện , một bước tiến về tương lai.
Trái tim của động cơ hybrid là công nghệ ắc quy.Toyota khát khao đạt
được khả năng chế tạo này ngay trong nội bộ, nhưng họ không có đủ thời
gian nên đành hợp tác với Masushita để mua ngoài công nghệ ắc quy.Thế
nhưng thay vì đơn giản giao trách nhiệm này cho Masushita, Toyota đã cùng
công ty kia thành lập một liên doanh gọi là Panasonic EV Energy.
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 22


3.2 Hợp tác với nhà cung cấp cùng học tập TPS
Toyota có một cách trau chuốt kĩ năng TPS bằng việc hợp tác với nhà
cung cấp. Toyota muốn các nhà cung cấp của mình có khả năng tương
đương với nhà máy Toyota trong việc chế tạo và phát triển nhưng phụ tùng
chất lượng cao, kịp thời và quan trọng là chi phí phải thấp. Thế nên họ phải
hợp tác với các nhà cung cấp năng lực cao có thể cùng học TPS .Ở đây, mọi
nhà cung cấp chính cảu Toyota đều thuộc hiệp hội cung cấp của công ty. Ở
Mỹ, thành viên của BAMA ( Bluegrass Automotive Manufacturers’
Association- Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Bluegrass ) tham gia vào cac
nhóm nghiên cứu để nâng cao các kĩ năng TPS. Họ là các jishuken - nhóm
nghiên cứu tự nguyện.( Jishuken đã đượckhởi động từ 1977 tại Nhật bởi Ban
Tư vấn Quản lí Nghiệp vụ )
3.3 Cứu giúp các nhà cung cấp yếu kém thông qua TPS
Phòng mua bán vật tư của Toyota có những chuyên gia về hệ thống
sản xuất Toyota và chất lượng của riêng nó để giao dịch với các nhà cung

cấp mỗi khi có xảy ra trục trặc, mà trục trặc nghiêm trọng nhất là khi một
nhà cung cấp khiến dân chuyền lắp ráp của Toyota phải ngừng hoạt động do
sự cố về chất lượng hoặc không đủ sản phẩm.
Trim Masters Inc. ( TMI ) là nhà máy sản xuất ghế ngồi của Toyota tại
Mỹ, cung cấp khoảng 250,000 ghế một năm cho các chiếc Avalon và Camry.
Nó hoàn toàn phụ thuộc vào CNTT để nhận các xuất phẩm từ Toyota . TMI có
một hệ thống dự phòng thủ công nhưng nó không bao giờ hoạt động. Một
ngày nọ, máy tính ngừng chạy trong 3 giờ đồng hồ, nhưng với hệ thống tinh
gọn của Toyota, việc đó cũng đủ làm dây chuyền sản xuất ngưng trệ . Ngay
lập tức một phái đoàn chuyên gia chất lượng của Toyota xuống ngay nhà
máy TMI và ở đó hàng ngày trong 2 tuần. TMI được gán cho điểm 2 trong
thang điểm xếp hạng nhà cung cấp của Toyota, nghĩa là họ bị vào vòng
kiểm soát và phải báo cáo hàng tháng về những cải tiến dựa trên phân tích
nguyên nhân gốc và những biện pháp giải quyết rõ ràng. Thực tế là TMI đã
có nhiều điểm đen về giao linh kiện trước đây và Toyota xem đây là một dấu
hiệu nữa của một vấn đề sâu xa hơn. Giải pháp được đưa ra: phân tích mọi
khía cạnh của công ty này, bao gồm hoạch định chất lượng, quá trình tuyển
chọn nhân công, việc huấn luyện, cơ cấu nhóm làm việc, quy trình giải
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 23


quyết sự cố, hệ thống kéo và các nghiệp vụ chuẩn. Cơ bản là cấp quản lý
gần như tái tạo lại công ty.
Giờ đây , TMI được xếp hạng là nhà cung cấp ghế ô tô hàng đầu về
chất lượng. Nó chạy chương trình thủ công hàng tháng để phòng trường hợp
máy tính trục trặc.Nếu các công ty khác chắc hẳn đã đưa ra tối hậu thư : “
Giải quyết đi, không thì chia tay “, ngược lại Toyota đã giúp TMI qua cơn
nguy cấp một cách toàn vẹn hơn.

4. Quyết định cung ứng

Ngày 1/2/1997, một trận hảo hoạn đã thiêu hủy Aisin, nhà cung cấp lớn
nhất và thân thiết nhất cuả Toyota. Thông thường , Toyota sử dụng hai nah2
cung cấp, nhưng Aisin lại là nhà cung cấp duy nhất của van p với số lượng
32,500 cái một ngày. Hệ thống JIT chỉ tồn kho 2 ngày. Lúc ấy, đã có một số ý
kiến cho rằng JIT là một ý tưởng tồi. Thế nhưng thay vì hoang mang, 200
nhà cung cấp đã tự tồ chức lại để sản xuất van p trong 2 ngày. Họ đã làm
được, giữ cho hoạt động của Toyota hầu như không ngưng trệ, vững bước
qua khủng hoảng. Sức mạnh của chuỗi cung ứng còn hơn cả CNTT. Nó là
bằng chứng của sự sáng tạo và gắn bó , tất cả đã tạo ra một sức mạnh đáng
nể.
Transfreight , thành lập năm 1987, là một liên doanh giữa TNT Logistics
và Mitsui, một thành viên của đại gia đình Toyota ở Nhật Bản.Dù vậy, Toyota
không giao toàn bộ trách nhiệm cho Transfreight trong bãi tập kết hàng,
thay vào đó là chậm rãi và có ý thức phát triển Transfreight thành một phần
trong mạng lưới doanh nghiệp trong giai đoạn kéo dài tận 10 năm. Với việc
các chuyên gia TPS tham gia sâu vào qua trình này, Toyota xây dựng nên
các bãi tập kết hàng để nhận những đơn hàng từ những nhà cung cấp ở xa
một vài lần trong ngày, tạm thời lưu giữ chúng và rồi đóng vào xe để gửi
đến nhà máy lắp ráp dưới dạng những lô hàng hỗn hợp chừng 12 lần một
ngày. Các nhà máy sẽ nhận được những lô hàng thường xuyên và các xe tải
luôn đầy hàng từ nhà cung cấp tới bãi tập kết và từ bãi tách hàng đến nhà
máy lắp ráp. Bãi tách hàng này ứng dụng mọi nguyên tắc của hệ thống sản
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 24


xuất Toyota. Nó là một cơ sở xuyên suốt, các nhân viên tham gia vào quá
trình cải tiến liên tục ( kaizen), các bảng biểu bằng hình ảnh và các công cụ
kiểm lỗi được dán khắc nơi để đảm bảo chất lượng và độ tin cậy, còn các tài
xế xe tải nắm được vai trò của mình trong việc giao nhận với những yêu cầu
khắt khe về thời hạn, đồng thời với việc tham gia kiểm tra chất lượng sản

phẩm.
Do có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà cung cấp, Transfreight và các
nhà máy, người ta có thể điều khiển nhịp nhàng dòng chảy của các linh kiện
giao đến nhà máy và các công-ten-nơ rỗng trả lại thông qua bãi tách hàng.
Cơ bản là trao đổi một – đối – một giữa các thùng chứa rỗng và các côngten-nơ rỗng trả lại. Toyota đã nỗ lực trong việc sắp xếp kế hoạch cho nhà
máy lắp ráp, nhờ đó cân đối được việc giao nhận trong toàn mạng lưới.
Khởi đầu với qui mô nhỏ bằng một bãi tách hàng và một nhà máy lắp
ráp, với chỉ sau một thập kỉ có thể phát triển được Transfreight có khả năng
phục vụ toàn bộ nhu cầu về bãi tách hàng của khu vực Bắc Mỹ, giải được bài
toán cung ứng JIT và trở thành công ty quốc tế thành đạt, bản lĩnh Toyota
thật không thể xem thường.

5. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ:
Cung cấp dịch vụ tốt nhất trong khu vực, tốt hơn các đối thủ để sao cho
chiếc xe của khách hàng luôn ở trong tình trạng tốt nhất vì vậy khách hàng
luôn tự tin khi vận hành xe.
5.1 Dịch vụ sau bán hàng:
Công ty Toyota toàn tâm toàn ý để cung cấp xe ôtô cho khách
hàngViệc bán xe chỉ có thể được coi là hoàn tất khi khách hàng đã sử
dụng xe và hoàn toàn hài lòng về nó.
Dịch vụ chất lượng của Toyota được thiết lập để gắn kết chặt chẽ giữa
đại lý và TMC.
Chiến lược sản xuất quốc tế của tập đoàn ToyotaPage 25


×