Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Điều tra tình hình sản xuất và nghiên ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và phát triển giống khoai sọ vĩnh lĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 80 trang )

Lời Cảm Ơn
Để hoàn thành được bài nghiên cứu khoa học này, tôi chân thành
cảm ơn Ban giám hiệu cùng quý thầy, cô trong khoa Nông học trường
Đại học Nông Lâm Huế đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho quá trình
nghiên cứu và làm việc của tôi.
Đặc biệt, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo
Trần Thị Lệ, thầy giáo Trần Minh Quang, những thầy cô đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài, cho tôi những lời khuyên và đóng góp
kịp thời để tôi có thể hoàn thành tốt báo cáo tốt nghiệp này.
Tôi xin được cảm ơn các cô, chú làm việc tại Ủy ban Nhân dân cùng
các hộ nông dân ở xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị đã cung
cấp thông tin và giúp đỡ tôi rất nhiều trong khi tiến hành điều tra, nghiên
cứu tại địa phương.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến những người
thân trong gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tay, nên có thể không
tránh được những sai sót nhất định. Kính mong nhận được sự góp ý,
nhận xét từ phía thầy, cô để kiến thức cũng như kỹ năng của tôi được
hoàn thiện hơn, rút ra được nhiều kinh nghiệm bổ ích để áp dụng thực
tiễn trong tương lai.
Kính chúc mọi người luôn vui vẻ, hạnh phúc, dồi dào sức khỏe và
thành công trong công việc.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực tập
Hoàng Lê Quý Nam


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT


BCĐ

Ban chỉ đạo

DT

Diện tích

BQLHTX

Ban quản lý hợp tác xã

GPMB

Giải phóng mặt bằng

GCNQSDĐ

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

KH

Kế hoạch

HTX

Hợp tác xã

MH


Mô hình

TCSX

Tổ chức sản xuất

UBND

Ủy ban Nhân dân

XDNTM

Xây dựng nông thôn mới

NSTT

Năng xuất thực thu

NSLT

Năng suất lí thuyết


DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH
Bảng 2.1. Thành phần giá trị dinh dưỡng của cũ khoai sọ..............................7
Bảng 4.1. Diện tích sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh của 30 hộ điều tra............18
Bảng 4.2 Hiện trạng sản xuất và phương pháp để giống...............................20
Bảng 4.3. Lượng phân sử dụng cho cây khoai sọ Vĩnh Linh trên 1 ha........22
Bảng 4.4 Tập quán canh tác của nông dân.....................................................23
Bảng 4.5 Tình hình sâu bệnh hại trên cây khoai sọ Vĩnh Linh.....................24

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây.......................................24
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của mật độ đến số lá thực sinh.....................................25
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của mật độ đến số cặp gân thứ cấp..............................25
Bảng 4.9 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều dài phiến lá...............................25
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều rộng phiến lá...........................26
Bảng 4.11 Ảnh hưởng của mật độ đến chiều dài bẹ lá...................................26
Bảng 4.12: Ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất
khoai môn sọ......................................................................................................27
Bảng 4.13: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất khoai môn sọ..................27


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1. Mô hình lên luống trồng khoai sọ Vĩnh Linh.................................22
Hình 2: Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất khoai môn sọ.......................28


MỤC LỤC
NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT..........................................................................2
DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH......................................................................3
DANH MỤC HÌNH ẢNH...................................................................................4
Phần 1...................................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.1.Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................1
1.2.Mục tiêu của đề tài.......................................................................................2
Phần 2...................................................................................................................3
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................................3
2.1 Giới thiệu chung về cây khoai môn sọ.........................................................3
2.1.1. Nguồn gốc phân bố và phân loại khoai môn sọ....................................3
2.1.2. Đặc tính di truyền và đăc điểm thực vật học của khoai môn sọ............3
2.1.2.1. Đặc tính di truyền của khoai môn sọ............................................3

2.1.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây khoai môn sọ..............................4
2.1.3. Giá trị của cây khoai môn sọ.................................................................5
2.1.3.1. Giá trị kinh tế của cây khoai môn sọ............................................5
2.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của khoai môn sọ...........................................7
2.1.3.3. Tác dụng dược lý..........................................................................8
2.2. Tình hình cơ bản của xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị......9
2.2.1. Vị trí địa lý............................................................................................9
2.2.2. Địa hình, khí hậu...................................................................................9
2.2.2.1. Địa hình........................................................................................9
2. 2.2.2. Khí hậu - thủy văn.......................................................................9
2.2.3. Dân số lao động.....................................................................................9
2.2.4. Về Hạ tầng kinh tế - xã hội.................................................................10
2.2.4.1. Giao thông..................................................................................10
2.2.4.2.Thủy lợi.......................................................................................10
2.2.4.3. Điện............................................................................................11
2.2.4.4. Trường học.................................................................................11
2.2.4.5. Cơ sở vật chất văn hoá................................................................12


2.2.4.6. Chợ nông thôn............................................................................12
2.2.4.7. Bưu điện.....................................................................................12
2.2.4.8. Nhà ở dân cư...............................................................................12
2.2.5. Kinh tế và tổ chức sản xuất.................................................................13
2.2.5.1.Thu nhập......................................................................................13
2.2.5.2. Hộ nghèo....................................................................................13
2.2.5.3. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên..................................13
2.2.5.4. Hình thức tổ chức sản xuất.........................................................13
2.2.6. Về văn hóa - xã hội - môi trường........................................................13
2.2.6.1. Giáo dục- đào tạo........................................................................13
2.2.6.2. Y tế.............................................................................................14

2.2.6.3. Văn hóa.......................................................................................14
2.2.6.4. Môi trường..................................................................................14
Phần 3.................................................................................................................15
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................15
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................15
3.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................15
3.3. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................15
3.3.1.Phương pháp điều tra nông hộ bằng phỏng vấn trực tiếp theo phiếu
điều tra...........................................................................................................15
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất
của khoai sọ Vĩnh Linh.................................................................................15
3.3.3.Phương pháp đánh giá sinh trưởng, phát triển của giống khoai sọ Vĩnh
Linh...............................................................................................................16
3.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu..................................................17
PHẦN 4...............................................................................................................18
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN................................................18
4.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh tại xã Vĩnh Kim,
huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.....................................................................18
4.1.1. Phương thức canh tác..........................................................................19
4.1.1.1. Hiện trạng sản xuất và phương pháp để giống...........................19
4.1.1.2. Tập quán canh tác khoai sọ Vĩnh Linh.......................................21
4.1.2. Tình hình sâu, bệnh của giống khoai sọ Vĩnh Linh............................24


4.2.1.Ảnh hưởng của mật độ đến các sinh trưởng và phát triển của cây khoai
môn sọ...........................................................................................................24
4.2.2.1. Ảnh hưởng của mật độ đến chiều cao cây..................................24
Phần 5.................................................................................................................29
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................29
5.1. Kết luận.....................................................................................................29

5.2. Kiến nghị...................................................................................................30
Phần 6.................................................................................................................31
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................31
Phần 7...................................................................................................................1
PHỤ LỤC.............................................................................................................1


Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất nông nghiệp ngày nay rất quan trọng không những trên phạm vi
quốc gia mà còn trên quy mô toàn cầu. Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đóng
góp 24% GDP, 30% sản lượng xuất khẩu, tạo việc làm cho 60% lao động cả
nước. Sản xuất nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng nông sản nhằm đảm
bảo thu nhập, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân và địa phương là mục
tiêu phấn đấu của ngành nông nghiệp nói chung và nông dân nói riêng.
Khoai môn sọ (Colocasia esculenta) là cây trồng lấy củ quan trọng của
nhiều nước Châu Á và Thái Bình Dương. Ở nước ta khoai môn sọ được người
dân trồng phổ biến khắp mọi nơi, cả vườn nhà cũng như ngoài ruộng, nương, ở
nhiều vùng sinh thái từ đồng bằng tới miền núi đặc biệt có thể phát triển tốt ở
vùng núi trọc, đất trống, nhờ đặc tính thích nghi rộng, dễ trồng, dễ nhân và bảo
quản giống đơn giản.
Tại nhiều tỉnh miền núi, khoai môn sọ đóng vai trò quan trọng trong sự
đảm bảo an toàn lương thực của hộ gia đình nông dân. Khoai môn sọ rất phù
hợp với định hướng phát triển, góp phần xóa đói giảm nghèo, góp phần năng cao
đời sống của nông dân. Ngoài ra khoai môn sọ còn là nguồn thu đáng kể của
một số vùng trồng truyền thống.
Khoai môn sọ chứa hàm lượng hydratcacbon cao, hàm lượng chất béo thấp
và có nhiều khoáng chất. Giá trị sử dụng khoai môn sọ được dùng cho nhiều
mục đích khác nhau như làm rau cung cấp vitamin đặc biệt là acid folic, thân và

lá mottj số giống khoai môn sọ được dùng làm thuốc chữa bệnh, lương thực,
thức ăn gia súc và một số sản phẩm khác… Cùng với sự phát triển của nền nông
nghiệp hiện đại và cuộc cách mạng xanh, quy mô sản xuất khoai sọ đã bắt đầu
giảm nhanh chống, chủ yếu do khâu chế biến và thị trường. Ngoài ra, công tác
giống cũng chưa được quan tâm đúng mức.
Kết quả điều tra đa dạng sinh học của Trung tâm Tài nguyên Di truyền
Thực vật cho thấy rằng Việt Nam là một trong những trung tâm khởi nguyên và
đa dạng di truyền của cây khoai môn sọ. Tuy nhiên, các giống khoai môn sọ
đang bị mai một nhanh chống. Theo báo cáo tổng hợp khoa học công nghệ đề tài
“Nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống cây có củ (khoai Môn Sọ, khoai Mỡ) có
1


khả năng chịu hạn phục vụ sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung và Tây
Nguyên” của Lê Tiến Dũng và cộng sự (2008): Khoai sọ Vĩnh Linh - một trong
số 11 giống khoaimôn sọ được tuyển chọn từ 28 giống khoai môn sọ ở miền
Trung và Tây Nguyên –là giống có triển vọng phát triển.
Giá trị và tiềm năng phát triển của khoai môn sọ rất lớn nhưng hiệu quả đạt
được vẫn chưa đáp ứng được triển vọng phát triển. Chúng ta cần có một nghiên
cứu đánh giá cụ thể về giống khoai sọ Vĩnh Linh để có hướng phát triển phù hợp
cho loại cây trồng nhiều tiềm năng này.
Trong bối cảnh đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Điều tra tình hình
sản xuất và nghiên ảnh hưởng của mật độ đến sự sinh trưởng và phát triển giống
khoai sọ Vĩnh Lĩnh tại Vĩnh Kim, Vĩnh Linh, Quảng Trị ”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
- Tìm hiểu rõ về tình hình sản xuất khoai sọ ở địa bàn xã Vĩnh Kim huyện
Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị để từ đó đề ra các phương pháp canh tác mới và phù
hợp sử trên cơ sở sử dụng hiệu quả các tiềm năng sẵn có của địa phương.
- Làm cơ sở giúp lãnh đạo địa phương đề ra kế hoạch phát triển sản xuất
cây khoai sọ Vĩnh Linh trong thời gian tới.

- Biết được những khó khăn người nông dân đang gặp phải trong quá trình
sản xuất khoai sọ để tìm ra giải pháp phù hợp hạn chế rủi ro trong quá trình sản
xuất.
- Đánh giá tình hình sinh trưởng và phát triển giống khoai sọ Vĩnh Linh
năm 2015.

2


Phần 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Giới thiệu chung về cây khoai môn sọ
2.1.1. Nguồn gốc phân bố và phân loại khoai môn sọ
Khoai sọ, khoai môn; Colocasia esculenta Schott ( C.esculenta (Schott),
var. antiquorum (Schott) Hubb.), thuộc họ Ráy – Araceae. Là cây trồng có lịch
sử phát triển rất là lâu đời. Đến nay các nhà khoa học chưa thống nhất về nguồn
gốc chính xác của chúng. Có nhiều minh chứng thực vật học, dân tộc học cho
thấy khoai môn sọ có nguồn gốc phát sinh tại các giải đất kéo dài từ Đông Nam
Ấn Độ, Đông Nam Á tới Papua New Guinea và Melanesia. Lịch sử trồng trọt
cũng bắt đầu từ những vùng đất đó. Vào khoảng 100 năm trước công nguyên
khoai môn sọ đã được trồng ở Trung Quốc và Ai Cập. Trong thời tiền sử, việc
trồng trọt được mở rộng tới các quần đảo Thái Bình Dương, sau đó nó được đưa
tới vùng Địa Trung Hải rồi tới Tây Phi. Từ Tây Phi, cây trồng này được mở rộng
tới Tây Ấn và tới vùng nhiệt đới của Châu Mỹ. Ngày nay, khoai môn sọ được
trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới cũng như ôn đới ấm áp.
Các loài trong chi khoai môn sọ (Colocasia) phân bố ở vùng nhiệt đới và
cân nhiệt đới, trên thế giới chi này bao gồm khoảng 8 loài.
Việt Nam là một trong số 15 trung tâm đa dạng nhất của thế giới về tài
nguyên cây trồng trong đó có cây khoai sọ. Qua số liệu khảo sát ban đầu tại một
vùng sinh thái từ đồng bằng tới trung du và miền núi cho thấy khoai môn sọ

phân bố rộng rãi tại tất cả các vùng sinh thái của nước ta từ độ cao 1 – 1.500m
so với mực nước biển và có sự đa dạng di truyền cao. Ở Việt Nam hiện đã phát
hiện có các loài và loài phụ sau đây thuộc nhóm khoai môn sọ ddag được nông
dân sử dụng:
•Colocasia esculenta gồm Colocasia esculenta var. Aquatic và Colocasia
esculenta var. Antiquorum
•Colocasia gigantean
2.1.2. Đặc tính di truyền và đăc điểm thực vật học của khoai môn sọ
2.1.2.1. Đặc tính di truyền của khoai môn sọ
Số lượng nhiễm sắc thể (NST) cơ bản được báo cáo đối với chi Colocasia
3


là n=14, hai dạng bội NST đã được phát hiện là dạng lưỡng bội (2n = 2x =28) và
dạng tam bội (2n = 3x = 42). Cả 2 dạng khoai môn này được trồng ở nhiều nơi
trên thế giới và đều đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tinh bột. Cho
đến nay, Khoai sọ tứ bội (2n = 4x = 56) vẫn chưa được phát hiện thấy trong tự
nhiên. Vấn đề nguồn gốc của các giống khoai sọ tam bội (2n = 3x = 42) cũng
như mối quan hệ của 2 dạng bội NST ở loài cây trồng này vẫn chưa hoàn toàn
sang tỏ.
Ở Việt Nam, đến nay tên của các loài cây trong tài liệu hiện hành cũng được
sử dụng rất khác nhau. Từ năm 1998, khi nghiên cứu đa dạng di truyền nguồn gen
khoai môn sọ ở Việt Nam, các tác giả Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Trương Văn Hộ,
Nguyễn Văn Viết, Nguyễn Phùng Hà giả thiết cho rằng có hai loài phụ dưới loài
Colocasia esculenta là C. Esculenta var. esculenta và C. esculenta var. antiquorum
với tên gọi khoai môn và khoai sọ là có lý hơn cả. Nguồn gen khoaimoon sọ bao
gồm 3 biến dạng thực vật là khoai môn (Dasheen type) với 2n = 28, khoai sọ
(Eddoe type) với 2n = 42 và nhóm trung gian. Ba biến dạng này có mối quan hệ
khá gần gũi trong quá trình tiến hóa từ cây khoai nước đến khoai môn và sau cùng
là cây khoai sọ. Nhóm khoai sọ có thể do nhóm khoai môn tự đa bội mà thành

hoặc do sự tái tổ hợp giữa dạng nhị bội (2x)và dạng tứ bội (4x). Ranh giới giữa 3
nhóm không rõ ràng nếu chỉ dựa vào đặc điểm hình thái nông học.
Loài phụ C. esculenta var. esculentacó hai nhóm cây là nhóm khoai nước
( chịu ngập úng) và nhóm khoai môn (trồng trên đất cao). Hai nhóm này sử dụng
củ cái để ăn, củ con đê làm giống và dọc lá dung để phục vụ chăn nuôi. Hoa có
phần phụ vô tính ngắn hơn so với phần cụm hoa đực.
Loài phụ C. esculenta var. . antiquorum gồm nhóm cây khoai sọ. Nhóm này
có củ củ cái kích thước nhỏ đến trung bình kèm theo nhiều củ con có tính ngủ
nghỉ. Nhóm khoai sọ phân bố rộng có thể trồng trên đất ruộng lúa nước hoặc
trên đất phẳng có tưới, thậm chí trên đất dóc sử dụng nước trời. Hoa có phần
phụ vô tính dài hơn cụm hoa đực.
Vì vậy nên gọi nhóm cây khoai môn sọ là chính xác nhất.
2.1.2.2. Đặc điểm thực vật học của cây khoai môn sọ
Khoai môn sọ; Colocasia esculenta Schott (C. esculenta Schott, var.
antiquorum ( Schott) Hubb), thuộc họ Ráy – Araceae. Cây thảo, có phần hốc
phình lớn thành củ sần sùi hình trứng, có thể đẻ nhánh cấp 1-2-3 thành nhiều củ
con sít nhau. Lá hình khiêng , dài từ 20 – 50cm, gốc hình trái tim, cuống là mập,
bẹ ôm thân, mọc đứng, dài 1 – 2 cm. Mo có màu vàng nhạt, ống thuôn, màu lục
4


nhạt, ngắn, liền, phiến hình mũi mác hẹp có mũi dài . Trục hoa ngắn hơn mo, có
4 phần, phần hoa cái dưới cùng, tiếp đến một phần không sinh sản, trên nữa là
phần hoa đực dài gấp đôi phần hoa cái, cuối cùng là phần không sinh sản, mũi
nhọn. Hoa không có bao hoa; hoa đực có nhị tụ nhiều cạnh, hoa cái có bầu 1 ô,
vòi rất ngắn, quả mọng, hạt có nôi nhũ.
2.1.3. Giá trị của cây khoai môn sọ
2.1.3.1. Giá trị kinh tế của cây khoai môn sọ
Khoai môn sọ đã phát triển cùng với nền văn hoá của người dân trong khu
vực châu Á Thái Bình Dương. Trên thế giới, khoai môn sọ có tầm quan trọng

đối với khu vực châu Á Thái Bình Dương. Trong khu vực này, nó đóng vai trò
như là một loại cây an ninh lương thực, một đặc trưng của văn hoá – xã hội, một
loại hàng hoá trong nước và xuất khẩu và là một loại cây góp phần phát triển
nông thôn .
Nó được coi là một cây trồng cần thiết, được làm quà tặng cho hoàng gia.
Nó là nguyên liệu trong ẩm thực truyền thống của nhiều nền văn hoá tại châu Đại
Dương, Nam Á và Đông Nam Á. Khoai môn sọ được đưa vào các đặc điểm về
văn hoá xã hội nên nó trở thành một đặc điểm nhận dạng của các nền văn hoá.
Ở một số nơi, khoai môn sọ được trồng và tiêu thụ tại chỗ, nhưng bên cạnh
đó, nhiều nơi khác đã trồng với quy mô lớn hơn để bán ra thị trường, thu về một
khoản lợi nhuận và có thể góp phần xoá đói giảm nghèo.
Sản xuất khoai môn sọ tạo ra nhiều công việc cho một số lượng lớn người
dân, chủ yếu là ở các vùng nông thôn. Ở nơi sản xuất khoai môn sọ, các công
việc như làm sạch, phân loại, đóng gói, vận chuyển… giúp tạo công ăn việc làm,
góp phần xoá đói giảm nghèo.
Ở Việt Nam, cây khoai môn sọ là một điển hình cho thấy có thể bảo tồn tài
nguyên di truyền cây trồng thông qua sử dụng. Kết quả nghiên cứu của các tác
giả: Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Lưu Ngọc Trình, Nguyễn Phùng Hà, Bhwon
Sthapit, Devra Jarvic cho thấy tại các vùng nghiên cứu, người nông dân trồng và
duy trì các giống khoai môn sọ khác nhau. Việc trồng giống gì phụ thuộc vào
điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu, thị trường và theo giá trị sử dụng.
Giá trị sử dụng các giống khoai môn sọ tại bản Cang và bản Tát tại huyện
Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình; thôn Yên Minh và thôn Quảng Mào thuộc huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình; thôn Đồng Lạc và thôn Yên Thành thuộc huyện Nghĩa
Hưng, tỉnh Nam Định được nghiên cứu bởi các tác giả trên cho thấy: Một số
5


giống khoai môn sọ được các hộ trồng với nhiều mục đích sử dụng, trong đó có
một số giống khác được trồng và duy trì trong các hộ do các mục đích đặc thù

khác nhau. Có giống chỉ sử dụng củ con cấp I, có giống được sử dụng toàn bộ
cây, lại có giống chỉ sử dụng phần thân lá hoặc thân củ,.. Dọc lá của các giống
khoai môn trồng và khoai môn bán hoang dại đều có thể sử dụng làm nguồn
thức ăn xanh cho lợn.
Các tác giả đưa ra kết luận như sau: Ở các vùng nhiệt đới người nông dân
duy trì nguồn giống môn sọ theo sở thích của họ với đặc điểm và yêu cầu sử
dụng theo ba mục đích chính:
+ Làm lương thực, thực phẩm.
+ Làm thuốc.
+ Làm thức ăn chăn nuôi.
Sở thích của các nông hộ đối với các giống khoai môn sọ biến đổi và phụ
thuộc vào văn hóa ẩm thực của địa phương.
Cây khoai sọ được trồng ở các vùng nhiệt đới trên thế giới. Ở nước ta,
khoai sọ được trồng phổ biến khắp mọi nơi, kể cả các vùng cao nhung chủ yếu
là vùng đồi trung du.Khoai sọ là cây trồng cạn, có khả năng chịu hạn mà không
chịu được ngập úng, trồng thích hợp ở các chân đất màu.
Đây là một loại cây củ bột có giá trị kinh tế cao, được trồng chủ yếu để lấy
củ cho người ăn (luộc, nấu canh, nấu chè, làm bánh,…).Ngoài ra, củ và dọc lá
khoai sọ là nguồn thức ăn rất tốt cho lợn. Trước thu hoạch khoảng một tháng,
người dân thường tỉa bớt dọc lá để băm nhỏ nấu cho lợn ăn. Đến khi thu hoạch,
khối lượng dọc lá thu được nhiều, lợn ăn không hết thì có thể muối chua cho lợn
ăn dần hoặc băm nhỏ, phơi khô làm thức ăn dự trữ.
Ngoài việc dùng làm thức ăn, nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm.
Cây khoai môn sọ còn là cây thuốc nam dễ sử dụng: Hoa, vỏ củ, rễ củ là các vị
thuốc quý dùng để sắc uống giải rượu, lợi tiểu, tiêu sỏi thận, trừ phong thấp, dị
ứng, nổi mề đay.
Ngoài ra trồng khoai môn sọ còn có lợi ích khác như: giữ ẩm cho môi
trường, bảo vệ đất canh tác, giúp chống xói mòn, giảm đất bạc màu. Đối với các
vùng địa hình thấp, gần sông rạch, trồng môn sọ sẽ cải tạo được đất phèn và
chống được đất nhiễm mặn. Do đó, nên sớm đưa cây khoai môn sọ vào chương

trình khuyến nông, nhất là đối với các vùng sản xuất lương thực còn khó khăn
do đất đai bị bạc màu, mặn phèn, hạn hán,….
6


2.1.3.2. Giá trị dinh dưỡng của khoai môn sọ
Cây khoai sọ được sử dụng làm lương thực, thưc phẩm trên khắp thế giới.
Tất cả các bộ phận của cây khoai môn sọ (lá, thân, củ ) đều có thể làm thức ăn
cho người và gia súc, trong đó bộ phận có giá trị kinh tế và được sử dụng chính
là củ. Xét về thành phần dinh dưỡng (gluxit, protein va lipid…) củ khoai môn sọ
không thua kem các củ khác như: khoai tây, khoai lang, sắn… Củ khoai môn sọ
có thể dùng làm lương thực khi thiếu đói. Đặc biệt dân ta thường dùng thân, lá
của khoai môn sọ còn non nấu canh ăn rất ngon, chè được nấu từ khoai môn sọ
cũn.g rất co giá trị; nhất là dùng khoai môn sọ nấu hầm với xương động vật để
có món hầm ngon miệng… Gần đây, khi xu hướng sử dụng sản phẩm nông
nghiệp sạch làm thức ăn thì xu hướng sử dụng các loại cây có củ sống trong đất
đặc biệt được coi trọng, nhất là đối với những nước phát triển. Do đó sản phẩm
khoai môn sọ sẽ là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Thành phần khoai môn sọ
được trình bày ở bảng 2.1.
Bảng 2.1. Thành phần giá trị dinh dưỡng của cũ khoai sọ
Các chỉ tiêu

Thành phần hóa
học (%)

Trong 1 kg thức
ăn có

Củ tươi


Củ khô

Nước

69,0

15,0

Protid

1,8

3,1

Lipid

0,1

2,2

Glucid

26,5

73,0

Celulose

1,2


3,1

Khoáng toàn phần

1,4

3.6

Năng lượng trao
đổi, (Kcal)

903

2650

Đơn vị thức ăn

0,36

1,06

Protein tiêu hóa
(g)

12

2,1

Photpho (g)


0,6

2,9

Canxi (g)

0,5

0,7

(Nguồn: Nguyễn Bích Ngọc, dinh dưỡng và thức ăn gia súc)

Điểm đặc biệt hơn của khoai môn sọ là tinh bột. Trong củ khoai môn sọ có
7


chứa một loại tinh bột khá đặc biệt, chúng có tính chất chưc năng công nghệ
(technofuntion properties) rất đáng chú ý. Từ tinh bột khoai môn sọ người ta đã
biết chế biến ra nhiều sản phẩm có kết cấu, trạng thái, tính chất cơ lí cũng như
tính chất cảm quan rất đặt trưng. Ngoài ra với kích thước nhỏ, độ tiêu hóa cao
(độ tiêu hóa 98%), hạt có nhiều góc cạnh tác dụng tốt đến vị giác, tạo cảm giác
ngon miệng nên chúng được sử dụng nhiều để chế biên thức ăn cho trẻ em, đồ
ăn cho những người ăn chay và rối loạn tiêu hóa. Theo FAO tinh bột khoai môn
được các nhà khoa học quan tâm , nghiên cứu sử dụng trong sản xuất túi plastic,
màng bao thực phẩm (MAP-Mpdified Atmosphere Packaing) và đặc biệt dùng
sản xuất plastic phân hủy sinh học (Biodegradable plastic). Tinh bột khoai môn
sọ có kích thước nhỏ hơn so với các loại tinh bột hiện nay, nên chúng có thể
thay thế tinh bột ngô trong sản xuất plastic sinh học, có khả năng chống thấm
khí cao trong bao gói thực phẩm và bảo vệ môi trường
2.1.3.3. Tác dụng dược lý

Khoai môn sọ rất thông dụng, rẻ tiền, tuy nhiên ngoài giá trị làm lương
thực cho người và thức ăn cho gia súc, thì ít người biết tất cả các bộ phận của nó
đều là những vị thuốc, có thể sử dụng để chữa trị nhiều chứng bệnh thường gặp
hàng ngày. Nó dùng làm thuốc từ hơn 1500 năm trước.
Trong củ khoai môn sọ có thể tìm thấy đủ loại khoáng chất và vitamin cần
thiết cho cơ thể như canxi, photpho, sắt, carotene, B1, B2, B3, PP, C. Ngoài ra
hàm lượng protid, lipid, gluxid, cellulose đều cao. Củ khoai môn sọ có bột trắng,
dính, vị ngọt, hơi the, tính bình, đều hòa nội tạng, hạ khí đầy, bổ hư tổn, có tác
dụng tán khối kết, tiêu u hạch, nhuận tràng, thông đại tiện. Người ta thường
dùng củ khoai môn sọ để chữa các loại thũng độc sung đau, khối kết, bỏng lữa,
viêm khớp, viêm thận, sung hạch, bạch huyết…
Lá khoai môn sọ vị cay, tính mát, có thể dùng để chữa tiêu chảy, cầm mồ
hôi, tiêu thũng độc, ung nhọt…
Dọc khoai sọ có tính vị như lá khoai, lợi thủy, điều hòa chức năng tiêu hóa,
chữa tiêu chảy, kiết lỵ rất hiệu nghiệm. Hoa khoai sọ vị the, tính bình, có độc tố,
chữa đau dạ dày, thổ huyết, sa tử cung, sa trực tràng, trĩ lỡ loét…
Các bộ phận của khoai môn sọ với rất nhiều khả năng chữa bệnh khác nhau
từ phức tạp như viêm màng não cấp tính mới phát, trị sản phụ động thai, chữa
kiết lỵ lâu ngày không khỏi, chữa viêm thận mãn tính, trị gân cốt đau nhức, sung
tấy, rắn cắn… Tuy nhiên, muốn tận dụng hết các công dụng của các bộ phận cây
khaoi sọ cần có sự hướng dẫn tỉ mỉ của các thầy thuốc có kinh nghiệm.
Khoai môn sọ đặc biệt phù hợp với những người cơ thể suy nhược, mệt
8


mỏi, cần bồi bổ. Ăn vào ngày nóng trị háo nước, thích hợp cho những người lao
động chân tay nặng nhọc, hay phơi ngoài trời nắng nhiều.
2.2. Tình hình cơ bản của xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
2.2.1. Vị trí địa lý
Vĩnh Kim là xã nằm ở phía Đông huyện Vĩnh Linh, cách trung tâm huyện

lỵ khoảng 14 km, toàn xã có 12 thôn. Người dân sống chủ yếu bằng sản xuất
nông nghiệp tập trung khai thác thế mạnh của vùng đất đỏ Bazan, với tổng diện
tích đất tự nhiên: 1.235,44ha. Có vị trí địa lý như sau:
- Phía Tây giáp xã Vĩnh Hòa.
- Phía Bắc giáp xã Vĩnh Thái.
- Phía Nam giáp xã Vĩnh Thạch và Vĩnh Hiền.
- Phía Đông giáp biển Đông
2.2.2. Địa hình, khí hậu
2.2.2.1. Địa hình
Xã Vĩnh Kim chủ yếu có địa hình gò đồi, có độ dốc tương đối từ 3- 8%.
Địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đông, đất đai tập trung chủ yếu là
đất đỏ bazan nên phù hợp với việc phát triển cây lâm nghiệp và cây công nghiệp
dài ngày.
2. 2.2.2. Khí hậu - thủy văn
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, xã Vĩnh Kim có những đặc
điểm khí hậu chung của huyện, khí hậu trong năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa khô từ
tháng 2 đến tháng 7; mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau.
Nhiệt độ bình quân hàng năm là 22,50C, mùa nóng do ảnh hưởng của gió
Tây Nam (gió Lào), nhiệt độ cao nhất trong những ngày nắng nóng có thể lên
đến 380C- 400C. Mùa mưa do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc nhiệt độ thấp
có thể xuống 11 – 13 o C). Thời kỳ nhiệt độ cao cộng với độ ẩm thấp đã làm bốc
hơi nước lớn gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
2.2.3. Dân số lao động
1. Số hộ: 740 hộ;
2. Nhân khẩu: 2.986 người;
3. Lao động trong độ tuổi: 1.179 người;
9


4. Thuận lợi, khó khăn về tình hình nhân lực của xã:

- Thuận lợi: Lực lượng trong độ tuổi lao động nhiều, với truyền thống cần
cù, chịu khó, năng động lại có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, ham học
hỏi và luôn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền.
- Khó khăn: Số lao động lớn tuổi vẫn còn nặng về tư duy sản xuất kinh
nghiệm. Lao động sản xuất theo mùa vụ dẫn đến lực lượng lao động nhàn rỗi
còn nhiều. Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn cao.
2.2.4. Về Hạ tầng kinh tế - xã hội
2.2.4.1. Giao thông
- Hiện trạng hệ thống và chiều dài các tuyến giao thông trên địa bàn xã bao
gồm;
Tổng số Km đường giao thông trong xã, (đường Quốc phòng, đường liên
xã, đường trục xã, đường liên thôn, đường nội thôn, đường sản xuất: 113,97km.
Trong đó:
+ Đường trục xã, liên xã: 18,1km
+ Đường liên thôn: 3,6 km
+ Đường nội thôn: 38,23 km
+ Đường sản xuất: 54,04 km
- So sánh với tiêu chí 2 trong bộ tiêu chí:
+ Đường xã, liên xã: Tổng số 18,1 km, số km nhựa hóa: 8.5 km: đạt 47%
+ Đường liên thôn: Tổng số 3,6 km, số km cứng hóa đạt chuẩn: 0.6km; đạt 17 %
+ Đường nội thôn, ngõ xóm: Tổng số 38,23 km đã cứng hóa: 22.7 km, đạt 59,4 %
+ Đường trục chính nội đồng: Tổng số 54,04 km; số km được cứng hóa, xe
cơ giới đi lại thuận tiện: 0 km, chưa đạt
Nhìn chung về mặt đường việc cứng hoá còn thiếu, cụ thể:
Đường liên xã: 3,5m (yêu cầu 7m)
Đường liên thôn: 3m (yêu cầu 3,5m)
Đường nội thôn: 2,5m (yêu cầu : 3m)

2.2.4.2.Thủy lợi
10



Hiện nay xã đang quản lý toàn bộ hệ thống kênh mương với chiều dài
26km và 40 đập ngăn nước lớn nhỏ, trong đó:
- Hệ thống mương tự chảy lâu đời có chiều sâu hơn mặt ruộng 1m trở lên
(kênh tưới, tiêu kết hợp) với chiều dài 20km có thể kiên cố hoặc đầu tư rất lớn
nhưng hiệu quả không cao
- 6,8 km kênh mương tưới có thể kiên cố trong đó: Đã kiên cố : 360m đạt
6%
- Số đập kiên cố 20 đập còn 20 đập chưa được kiên cố, đạt 50%
Đánh giá chung về hệ thống thuỷ lợi so với tiêu chí: Chưa đạt.
2.2.4.3. Điện
- Hiện nay ở xã có 3 trạm biến áp, trong đó số trạm đạt yêu cầu: 2 trạm, số
trạm cần nâng cấp sửa chữa: 1 trạm , số trạm cần xây mới : 02 trạm
Số km đường dây hạ thế: 16,193km, trong đó 5,107km đạt chuẩn,
11,086km cần cải tạo.
Hệ thống điện đã bàn giao cho ngành điện lực quản lý do vậy nâng cấp, cải
tạo, sửa chữa hệ thống điện phụ thuộc vào ngành điện lực.
- Số hộ và tỷ lệ hộ được dùng điện thường xuyên, an toàn: 100%
2.2.4.4. Trường học
a. Trường mầm non:
- Số phòng học đã có: 4; Số phòng chưa đạt chuẩn: 1; Số phòng cần xây
mới: 2
- Số phòng chức năng đã có: 4, số phòng còn thiếu: 3, số phòng cần cải tạo: 3
- Diện tích sân chơi, bãi tập đã có: 963m2
Tổng số có 16 giáo viên (chuyên môn nghiệp vụ: Đại học 4 giáo viên, Cao
đẳng: 8 giáo viên, Trung cấp: 4 giáo viên), Tổng số học sinh: 124 cháu
b. Trường tiểu học:
- Số phòng học đã có: 5; Số phòng chưa đạt chuẩn:0; Số phòng cần xây
mới: 0

- Số phòng chức năng đã có: 9, số phòng còn thiếu: 0
- Diện tích sân chơi, bãi tập đã có: 3500m2 (đạt)
11


Tổng số có 14 giáo viên (chuyên môn nghiệp vụ: Đại học 8 giáo viên, Cao
đẳng: 4 giáo viên, Trung cấp: 2 giáo viên), Tổng số học sinh: 135 cháu
- Hiện nay các trường mầm non, tiểu học đều đã đạt chuẩn quốc gia
2.2.4.5. Cơ sở vật chất văn hoá
- Xã có 1 nhà văn hoá (trung tâm học tập cộng đồng) xã nằm trong khuôn
viên UBND xã với diện tích xây dựng: 800m2, có hơn 200 chỗ ngồi.
- Khu sân chơi thể thao xã: Diện tích: 9000m2 đã đạt chuẩn về diện tích
- Xã có 12 nhà văn hoá của 12 thôn , trong đó số nhà văn hoá đã đạt chuẩn:
5; Số nhà văn hoá cần nâng cấp sửa chữa hoặc xây dựng mới: 6; Số nhà văn hoá
cần xây mới: 1
- Đã có 9 khu thể thao thuộc 12 thôn
- Quy hoạch thêm 1 khu thể thao của thôn Hương Bắc.(Riêng 2 thôn ĐôngTây chung một khu thể thao, Thôn Roọc chung khu thể thao tại trung tâm xã).
Theo đánh giá của BCĐ XDNTM tỉnh, huyện: Đạt
2.2.4.6. Chợ nông thôn
- Xã đã xây dựng 01 chợ tại khu trung tâm xã , được thiết kế theo đúng
tiêu chuẩn chợ nông thôn của Bộ xây dựng: diện tích 5.500m 2, số ki ốt: 45, có
phòng BQL chợ, nhà vệ sinh và hố rác.
2.2.4.7. Bưu điện
- Xã có 1điểm phục vụ bưu chính viễn thông của xã đã được xây dựng
nhưng từ năm 2009 không hoạt động.
- có 12/12 thôn trong toàn xã có hộ sử dụng internet, với khoảng 8% số hộ
và cơ quan sử dụng , tuy nhiên xã không có điểm truy cập Internet công cộng .
- Mức độ so với Tiêu chí: đạt 50% ; Dự kiến đến năm 2013 đạt tiêu chí
2.2.4.8. Nhà ở dân cư
- Xã đã hoàn thành việc xoá nhà tạm bợ, dột nát, hiện nay trong toàn xã có

96% nhà ở đạt chuẩn theo tiêu chuẩn của Bộ xây dựng. Nhà tạm bợ dột nát: 0%;
Nhà kiên cố, bán kiên cố: 100%

12


2.2.5. Kinh tế và tổ chức sản xuất
2.2.5.1.Thu nhập
Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh tại địa bàn xã vào năm 2012:
- Tổng giá trị sản xuất: 64.199.000.000 đồng; Trong đó: nông nghiệp:
36.600.000.000đồng; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại:
14.488.000.000 đồng; Thu từ nguồn chính sách xã hội, lương và các nguồn
khác: 13.111.000.000 đồng.
- Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông, lâm, thuỷ sản chiếm: 57%.
- Thu nhập bình quân đầu người/năm của xã: 21.5 triệu đồng/người/năm
- Đánh giá so với tiêu chí: đạt
2.2.5.2. Hộ nghèo
Hiện toàn xã có 57 hộ nghèo, chiếm 7.7% tống số hộ.
- Đánh giá so với Tiêu chí: chưa đạt ;
Dự kiến đến năm 2013 tỷ lệ hộ nghèo còn 5% và đạt tiêu chí
2.2.5.3. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên
- Hiện nay trong toàn xã có 1.179 người trong độ tuổi lao động/2986 người
dân
Trong đó: Lao động có việc làm thường xuyên đạt 91%
- Mức độ đạt được so với Tiêu chí: đạt .
2.2.5.4. Hình thức tổ chức sản xuất
- Xã có 1 HTX NN-DV và sau đại hội đã đi vào hoạt động có hiệu quả, số
người trong BQL HTX: 5 người và có hơn 700 xã viên
Có 01 doanh nghiệp dịch vụ với số lao động tham gia thường xuyên: 4
người

Mức độ đạt được so với Tiêu chí : đạt
2.2.6. Về văn hóa - xã hội - môi trường
2.2.6.1. Giáo dục- đào tạo
- Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở: đạt
- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục học lên trung học phổ
thông, bổ túc và học nghề: 96% tổng số học sinh trong độ tuổi
13


- Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề: 20,8% chưa đáp ứng được yêu cầu trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước
- Mức độ đạt được so với Tiêu chí: đạt 59,4% ;
Dự kiến đến năm 2014 đạt tiêu chí
2.2.6.2. Y tế
- Trạm Y tế xã đã được xây dựng kiên cố với 9 phòng và đã được công
nhận xã đạt chuẩn quốc gia về y tế từ năm 2008, năm 2012 khảo sát theo bộ
tiêu chí xây dựng xã đạt chuẩn y tế mới: Xã chưa đạt chuẩn
- Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế: 65%
- Mức độ đạt được so với Tiêu chí : chưa đạt;
Dự kiến đến năm 2013 đạt tiêu chí
2.2.6.3. Văn hóa
- Số hộ gia đình văn hoá: 663, chiếm tỷ lệ: 90%
- 12 thôn /12 thôn đạt tiêu chuẩn làng văn hóa.
- So sánh mức độ đạt được so với Tiêu chí: đạt
2.2.6.4. Môi trường
- Tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh : 100%
- Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 81,9%. Các hộ chăn nuôi nhỏ lẽ
trong khu dân cư đã tiến hành xử lý chất thải, nước thải chăn nuôi kết hợp với
các chất độn chuồng để tận dụng làm phân bón chon các loại cây trồng.
- Tỷ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh 74,5%

- Đã tổ chức tốt công tác thu gom và xử lý rác thải tại 12 khu dân cư tại hố
xử lý rác thải.
- Nghĩa trang nhân dân: đã có quy hoạch tại 12 khu dân cư
- Các hoạt động bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp ở địa phương: Triển
khai trồng cây xanh tại các nơi công cộng.

14


Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: giống khoai sọ Vĩnh Linh.
Phạm vi nghiên cứu: Xã Vĩnh Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra tình hình sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh tại xã Vĩnh Kim, huyện
Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Mô tả các đặc điểm sinh học của giống khoai sọ Vĩnh Linh.
- Đánh giá sinh trưởng, phát triển của giống khoai sọ Vĩnh Linh.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1.Phương pháp điều tra nông hộ bằng phỏng vấn trực tiếp theo phiếu
điều tra
•Điều tra nhằm thu thập thông tin về tình hình sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh
về:
- Thời vụ gieo trồng và thời điểm thu hoạch.
- Tình hình sâu bệnh.
- Phương thức canh tác.
- Cách thức xữ lý giống.
- Tình hình đầu tư phân bón.
- Hiệu quả kinh tế thu được từ sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh tại địa phương.

•Phương pháp chọn hộ:
- Chọn 30 hộ có diện tích trồng khoai sọ Vĩnh Linh trên địa bàn xã Vĩnh
Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị.
- Có nhiều kinh nghiệm sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh.Độ tuổi từ 28 đến 69.
Lập phiếu điều tra nông hộ
3.3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất
của khoai sọ Vĩnh Linh




CT1: 70 x 45 cm
CT2: 70 x 55 cm (ĐC)
CT3: 70 x 65 cm
15




Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

IIa

Ib

Ic

Ia

IIIb


IIIc

IIIa

IIb

IIc

Bảo vệ

Bảo vệ

Bảo vệ

Bảo vệ
Nền cho 1ha: 20 tấn phân chuồng + 220 kg N, 128 kg P2O5 + 105 kg K2O.
3.3.3.Phương pháp đánh giá sinh trưởng, phát triển của giống khoai sọ Vĩnh
Linh
Cách thức tiến hành: Trên ruộng trồng giống khoai sọ Vĩnh Linh, chon 45
cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, có sức chống chiu, sinh trưởng và phát triển
tốt, mang đầy đủ tính trạng đặc trưng của giống. Cắm cọc và đánh số thứ tự các
cây:1, 2, 3, … 45. Thường xuyên kiểm tra, theo dõi và loại bỏ các cây không đạt
chỉ tiêu.
Thời điểm tiến hành đo đếm theo các chỉ tiêu, đối với các chỉ tiêu về tình
hình sinh trưởng phá triển của cây khoai sọ Vĩnh Linh thì thực hiên sau khi cay
được trồng từ 4 – 5 tháng, còn đối với các yếu tố cấu thành năng suất của cây
khoai môn sọ thì thực hiện vào thời điểm thu hoạch.
Các chỉ tiêu theo dõi: Dựa theo phương pháp mô tả và đánh giá nguồn gen
cây họ Ráy của IPGRI.

- Chiều cao cây: Đo từ mặt đất đến điểm đính phiến lá với cuống lá.
- Số lá thực sinh/cây: Đếm số lá hiện sinh trên mỗi cây.
- Số cặp gân thứ cấp nối với gân chính của phiến lá : Đếm số gân dọc theo
dài của một bên phiến lá.
- Góc chữ V: Đặt tâm thước vào rốn lá, cạnh của thước trùng với một cạnh
góc chữ V.
- Độ sâu gian thùy: Đo từ đỉnh mép dưới của lá đến góc thùy.
- Chiều dài của phiến lá: Đo từ đỉnh lá đến đến đáy lá.
- Chiều rộng của phiến lá: Đo chiều rộng tại vị trí rộng nhất của phiến lá.
- Chiều dài bẹ lá: Đo từ mặt đất đến điểm trên cùng của lòng mo.
- Chiều dài của củ cái (cm).
- Đường kính của củ cái (cm).
16


- Số lượng củ con/khóm (củ).
- Chiều dài của củ con (cm).
- Đường kính của củ con (cm).
- Khối lượng củ con (g).
- Khối lượng củ cái/khóm (g).
3.3.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
- Sau khi tiến hành đo đếm các tính trạng số lượng của từng cá thể đã được
chọn, tính giá trị trung bình (

, độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình ( ) theo

các công thức sau:
- Giá trị trung bình:

=


- Độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình: s =

(n>25)

Trong đó:
s là độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình.
Xilà giá trị đo đếm được của cá thể thứ i (i từ 1,…,n).
n là tổng số cá thể được đánh giá.
là giá trị trung bình.
- Phương pháp thống kê sinh học
- Số liệu thu thập được xử lý thống kê trên phần mềm Excel.

17


PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả điều tra tình hình sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh tại xã Vĩnh
Kim, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị
Cây khoai sọ Vĩnh Linh được xem là cây trồng bản địa, đã gắn bó từ rất lâu
đời với người dân sản xuất nông nghiệp nơi đây. Toàn xã có khoảng 90 ha sản
xuất khoai sọ Vĩnh Linh với năng suất trung bình đạt 5 tấn/ha.
Hiện nay, tình hình sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh có xu hướng giảm về cả
diện tích lẫn số nông hộ do sâu bệnh hại gây giảm năng suất lớn.
Cây khoai sọ Vĩnh Linh có khả năng thích nghi tốt với điều kiện tự nhiên
của vùng, có khả năng cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn nhiều loại
cây trồng khác, lại dễ trồng, ít tốn công chăm sóc nên đây là loại cây trồng rất
được ưa chuộng. Tuy nhiên một vài năm trở lại đây do điều kiện dịch hại hoành
hành nên sản lượng và chất lượng khoai sọ không được như trước, thậm chí

nhiều hộ phải từ bỏ loại cây trồng này. Ngoài ra vấn đề giá cả thu mua giảm
mạnh cũng ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của người nông dân. Đây là một
trong những nguyên nhân gây suy giảm nguồn gen cây khoai sọ Vĩnh Linh.
Bảng 4.1. Diện tích sản xuất khoai sọ Vĩnh Linh của 30 hộ điều tra
TT

Họ Tên Chủ Hộ

Diện tích (m²)

1

Nguyễn Thị Thái

1500

2

Nguyễn Đức Phong

2000

3

Nguyễn Xuân Huế

1500

4


Hồ Thị Hường

1000

5

Nguyễn Thị Hồng

1000

6

Nguyễn Văn Nam

500

7

Văn Thị Thẻo

1500

8

Hoàng Văn Bình

1000

9


Trần Viết Cường

750

10

Nguyễn Lương Ngọc

1000

11

Nguyễn Việt Lương

1500

12

Nguyễn Đức Khương

1000
18


×