Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục thân đến sinh trưởng và phát triển của cao lương ngọt tại thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN MẠNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN
(OSTRINIA FURNACALIS GUENEE) ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CAO LƯƠNG NGỌT
TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN VĂN MẠNH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ THUỐC
BẢO VỆ THỰC VẬT TRONG PHÒNG TRỪ SÂU ĐỤC THÂN
(OSTRINIA FURNACALIS GUENEE) ĐẾN SINH TRƯỞNG
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CAO LƯƠNG NGỌT
TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG


Người hướng dẫn khoa học:

1. TS. Nguyễn Minh Tuấn
2. TS. Bùi Lan Anh

THÁI NGUYÊN - 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 02 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Mạnh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
các thầy cô giáo, các tập thể, cá nhân, gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Bùi
Lan Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề

tài cũng như hoàn chỉnh luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng toàn thể công
nhân viên Nhà trường, đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Để hoàn thành khóa học này, tôi còn nhận được sự động viên hỗ trợ rất
lớn của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để tôi học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Mạnh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Nguồn gốc, phân bố của cây cao lương ..................................................... 4
1.2. Đặc điểm nông sinh học của cây cao lương............................................... 4

1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương trên thế giới và Việt Nam ......... 7
1.3.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương trên thế giới...................... 7
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cao lương ở Việt Nam .................... 10
1.4. Tình hình nghiên cứu sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)
trên thế giới và Việt Nam ................................................................................ 12
1.4.1. Tình hình nghiên cứu sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)
trên thế giới ..................................................................................................... 12
1.4.2. Tình hình nghiên cứu sâu đục thân ở Việt Nam ................................... 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 18
2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 18


iv

2.3. Dụng cụ thí nghiệm .................................................................................. 18
2.4. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 18
2.5. Nội dung ................................................................................................... 18
2.6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 18
2.6.1. Điều tra xác định thành phần, tần suất xuất hiện và diễn biến của
sâu đục thân hại cao lương ngọt ...................................................................... 18
2.6.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân
(Ostrinia furnacalis Guenee) .......................................................................... 20
2.6.3. Phương pháp nghiên cứu xác định hiệu lực của thuốc BVTV
phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) hại cao lương ngọt .... 21
2.6.4. Phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng một số
thuốc BVTV đến sinh trưởng, phát triển của cao lương ngọt........................ 23
2.6.5. Quy trình kỹ thuật trồng cao lương ngọt............................................... 24
2.7. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 25

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................... 26
3.1. Thành phần, tần suất xuất hiện và diễn biến mật độ của sâu đục thân
trên cao lương ngọt.......................................................................................... 26
3.1.1. Thành phần, tần suất xuất hiện của sâu đục thân trên cao lương
ngọt vụ xuân hè năm 2015 .............................................................................. 26
3.1.2. Diễn biến mật độ sâu đục thân .............................................................. 27
3.2. Đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis
Guenee) trên cao lương ngọt vụ Xuân hè 2015 tại Thái Nguyên ................... 29
3.2.1. Đặc điểm hình thái của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) ..... 29
3.2.2. Kích thước của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) ................. 32
3.2.3. Thời gian phát dục của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)
trên cao lương ngọt.......................................................................................... 35


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày 02 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Mạnh


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

: Bảo vệ thực vật

FAO

: Food and Agriculture Organization of the United Nations - Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc.

ICRISAT : Viện nghiên cứu cây trồng vùng khô hạn và bán khô hạn quốc tế
IPM

: Quản lý dịch hại tổng hợp

KLT

: Khối lượng thân tươi

KLTL

: Khối lượng thân lá tươi

NLSH

: Nhiên liệu sinh học

NSLT


: Năng suất lý thuyết

NSTT

: Năng suất thực thu

SAS

: Statistical Analysis System - Phần mềm thống kê và xử lý số
liệu SAS


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình sản xuất cao lương trên thế giới trong 5 năm gần đây ..... 7
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cao lương ở các châu lục trong 5 năm gần đây .......8
Bảng 3.1. Thành phần, mức độ phổ biến của các loài sâu đục thân trên
cao lương ngọt tại Thái Nguyên năm 2015 .................................. 26
Bảng 3.2. Kích thước các pha phát dục của sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee) ......................................................................... 32
Bảng 3.3. Thời gian phát dục của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis
Guenee) trên cao lương ngọt ở nhiệt độ 25oC, 30oC và ẩm độ
83,0 - 85,0% .................................................................................. 35
Bảng 3.4. Thời gian sống của trưởng thành sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee) trên cao lương ngọt ....................................... 37
Bảng 3.5. Khả năng đẻ trứng của trưởng thành sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee) trên cao lương ngọt ....................................... 39
Bảng 3.6. Hiệu lực trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee) của

một số thuốc BVTV ...................................................................... 41
Bảng 3.7. Hiệu lực phòng trừ sâu đục thân (TN ngoài đồng ruộng) .............. 43
Bảng 3.8. Động thái tăng trưởng chiều cao cây cao lương ngọt..................... 44
Bảng 3.9. Động thái ra lá của cây cao lương ngọt .......................................... 45
Bảng 3.10. Một số đặc điểm hình thái của các giống cao lương ngọt thí
nghiệm tại thời điểm thu hoạch .................................................... 47
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến các giai đoạn sinh trưởng
của cao lương ngọt ........................................................................ 52
Bảng 3.12. Các chỉ tiêu sinh lý khi thu hoạch cao lương ngọt ở thời kỳ
chín sữa ......................................................................................... 56
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật đến hàm lượng
Brix trong cao lương ngọt ............................................................. 60


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ chọn điểm điều tra ................................................................ 22
Hình 3.1. Tần suất xuất hiện của sâu đục thân hại cao lương ngọt ................ 27
Hình 3.2. Diễn biến mật độ sâu đục thân qua các kỳ điều tra......................... 28
Hình 3.3. Diễn biến mật độ sâu đục thân và tỷ lệ cây bị hại qua các giai
đoạn sinh trưởng của cây cao lương ngọt ..................................... 29
Hình 3.4. Kích thước trứng sâu đục thân ........................................................ 32
Hình 3.5. Kích thước sâu non sâu đục thân .................................................... 33
Hình 3.6. Kích thước nhộng của sâu đục thân ................................................ 34
Hình 3.7. Kích thước trưởng thành sâu đục thân ............................................ 34
Hình 3.8. Thời gian phát dục của sâu đục thân ............................................... 36
Hình 3.9. Thời gian sống của trưởng thành sâu đục thân ............................... 37
Hình 3.10. Thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái sâu đục thân .................. 39
Hình 3.11. Số ổ trứng trung bình của 1 trưởng thành cái sâu đục thân .......... 40

Hình 3.12. Số trứng trung bình của mỗi cá thể trưởng thành cái sâu đục
thân cao lương ngọt....................................................................... 40
Hình 3.12. Hiệu lực phòng trừ sâu đục thân (TN trong phòng)...................... 42
Hình 3.13. Động thái tăng trưởng chiều cao cây cao lương ngọt ................... 44
Hình 3.14. Động thái ra lá của cây cao lương ngọt ........................................ 46
Hình 3.15. Chiều cao cuối cùng của cây cao lương ngọt................................ 47
Hình 3.17. Số nhánh/thân ................................................................................ 49
Hình 3.18. Chiều dài bông .............................................................................. 50
Hình 3.19. Đường kính thân............................................................................ 51
Hình 3.20. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian từ gieo đến trỗ ......... 52
Hình 3.21. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian từ gieo đến chín sữa....... 53
Hình 3.22. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian từ gieo đến chín sáp ...... 54
Hình 3.23. Ảnh hưởng của thuốc BVTV đến thời gian từ gieo đến chín
hoàn toàn ....................................................................................... 55
Hình 3.24. Năng suất sinh vật học của cao lương ngọt .................................. 57
Hình 3.25. Tỷ lệ thân tươi/cây ........................................................................ 58
Hình 3.26. Năng suất thực thu ........................................................................ 59


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây cao lương (Sorghum bicolor L. Moench) thuộc chi lúa miến hay
chi Cao lương (chi Sorghum) một trong 30 loài thực vật họ hòa thảo (họ
Poaceae). Cao lương ngọt không những là “cây lương thực đứng hàng thứ
năm trên thế giới” cung cấp lương thực quan trọng ở châu Phi, Trung Mỹ và
Nam Á, cao lương ngọt còn được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như:
Thân cao lương ngọt sau khi ép có thể dùng làm chất đốt sản xuất điện năng
Và cũng như các loại nhiên liệu sinhhọc khác, ethanol điều chế từ cao lương

ngọt không phát thải CO2 như nhiên liệu hóa thạch, bã thải dùng làm phân
bón và thuốc nhuộm; Sợi cao lương được dùng làm ván ốp tường, hàng rào,
vật liệu bao bì phân hủy sinh học và dung môi. Lá và ngọn cao lương được
dùng cho chăn nuôi gia súc với hàm lượng dinh dưỡng cao(trong 100g
nguyên liệu với ẩm độ 12% có 10,4g Protein; 3,1g Fat; 1,6g Ash; 2,0g chất
xơ; 70,7g cacbohydrate; 329 kcal năng lượng; 25,0mg Ca; 5,4mg Fe; 0,38 mg
Thiamin; 0,15 mg Roboflavin và 4,3 mg niacin. Không những thế cao lương
ngọt còn có khả năng sản xuất cung cấp xăng sinh học với khối lượng rất
lớn, khắc phục được nguy cơ khủng hoảng năng lượng trầm trọng trong
giai đoạn hiện nay. Trên thế giới cao lương ngọt đang được coi là cây trồng
tiềm năng nhất để sản xuất xăng sinh học, 1 ha cao lương có năng suất trung
bình 80 tấn sẽ sản xuất được 6.300 lít Ethanol. Ở Việt Nam, nhiều kết quả
nghiên cứu chỉ ra rằng việc cung ứng đủ nguyên liệu để sản xuất xăng sinh
học của các nhà máy ở Việt Nam đang gặp rất nhiều khó khăn, do nguồn
nguyên liệu cung cấp chủ yếu cho các nhà máy chủ yếu là từ sắn. Tuy nhiên
việc sản xuất xăng sinh học với nguyên liệu từ sắn làm cho các nhà máy sản
xuất xăng sinh học phải cạnh tranh nguồn nguyên liệu sắn khốc liệt với các
doanh nghiệp chế biến khác trong nước và gần đây là cả Trung Quốc. Do đó,


2

việc nghiên cứu một loại cây trồng khác có khả năng cung cấp nhiên liệu cho
sản xuất xăng sinh học với năng suất cao, hàm lượng hoạt chất lớn là điều
kiện hết sức cần thiết cho sản xuất xăng sinh học ở Việt Nam
Cao lương ngọt là cây C4 có thời gian sinh trưởng ngắn (4-5 tháng), có
khả năng sinh trưởng rất mạnh và cho sinh khối lớn tại những vùng nhiệt đới
và á nhiệt đới như ở Việt Nam. Công trình này đánh giá trên 34 quốc gia và
kết quả cho thấy: cây cao lương ngọt là cây trồng có tiềm năng nhất do có
hiệu suất quang hợp cao và khả năng thích nghi rộng. Với những đặc tính

vượt trội như thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng sinh trưởng nhanh và cho
sinh khối lớn, chịu hạn tốt, khả năng thích nghi rộng, không kén đất có thể
trồng được trên những vùng đất khô cằn, thậm chí gần hoang hóa, nơi không
thể trồng lúa gạo. Vì thế cao lương ngọt được xem là một trong những cây
trồng có tiềm năng cao cho vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.
Sâu bệnh hại luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu đối với sản xuất
nông, lâm nghiệpnói chung và cây cao lương ngọt nói riêng. Sâu bệnh làm
giảm chất lượng, năng suất của cây trồng và tăng chi phí sản xuất dẫn đến
giảm hiệu quả kinh tế. Nhiều kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có khoảng 17
loài sâu đục thân khác nhau hại cao lương và ngô, các loài này thuộc hai họ
côn trùng (họ ngài sáng Pyralidae và họ ngài đêm Noctuidae). Trong đó, loài
Ostinia nubilalis là loài gây hại chính ở các nước Mỹ, Australia, Egyt, Peru,
Rumani, Thổ Nhĩ Kỳ, Berger và loài Ostrinia furnacalis Guenee là loài gây
hại chính trên ngô và cao lương ở các nước châu Á như: Việt Nam, Thái Lan,
Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Triều tiên, Phillippine, Indonesia, Brunei,
Malaysia, Campuchia. Sâu đục thân, xuất hiện và gây hại trong cả quá trình
sinh trưởng, phát triển của cây làm cho năng suất cao lương giảm xuống
khoảng 10%, thậm chí giảm 25-70%. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu được
đặc tính phát sinh phát triển, cũng như các biện pháp kỹ thuật để tìm ra cơ sở


3

phòng trừ sâu đục thân nhằm tăng khả năng sinh trưởng phát triển cũng như
năng suất và hàm lượng đường cho cao lương một cách bền vững là hết sức
cần thiết. Trước thực tế đó, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu
ảnh hưởng của một số thuốc bảo vệ thực vật trong phòng trừ sâu đục thân
(Ostrinia furnacalis Guenee) đến sinh trưởng và phát triển của cao lương
ngọt tại Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài

Xác định được thuốc BVTV thích hợp vừa đạt được hiệu quả trừ sâu
cao, vừa nâng cao năng suất và hàm lượng đường trong cao lương ngọt.
3. Yêu cầu của đề tài
- Xác định thành phần, tần suất xuất hiện, diễn biến mật độ của sâu đục
thân trên cao lương ngọt.
- Xác định được đặc điểm sinh vật học của sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee) trên cao lương ngọt.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc BVTV trừ sâu đục thân
(Ostrinia furnacalis Guenee) đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất
cao lương ngọt.
4. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả của đề tài nghiên cứu là cơ sở khoa học để xây dựng biện pháp
phòng trừ sâu đục thân thích hợp cho cây cao lương ngọt giúp cho cây sinh
trưởng, phát triển tốt, có năng suất, hàm lượng đường cao trong điều kiện sinh
thái tại Thái Nguyên.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân bố của cây cao lương
Cao lương là loại cây trồng nhiệt đới và bán nhiệt đới do đó không thể
trồng ở điều kiện lạnh giá; cao lương thích nghi với khoảng điều kiện khí hậu
rộng lớn từ những vùng có lượng mưa hàng năm cao đến những nơi khô hạn
270C (Wilson ,H.K. và Myer, 1954)[38]. Cây cao lương có nguồn gốc từ miền
Trung Phi cách đây 5 - 7 nghìn năm, sau đó được phát triển ở Ấn Độ, Trung
Quốc và được du nhập vào Mỹ năm 1890 để làm thức ăn gia súc (Evelyn,
1951)[17]. Trung tâm khởi nguyên chính của cao lương là ở châu Phi, vùng
đất khô hạn, lượng mưa hàng năm rất thấp. Có thể cao lương được trồng đầu

tiên ở Ethiopia sau đó lan rộng ra nhiều nước ở Châu Phi (Martin, 1970)[25] .
Hiện nay cao lương được phân bố rộng khắp các vùng nhiệt đới, cận
nhiệt đới, và các khu vực ôn đới ấm của thế giới. Cao lương rất thích nghi với
vùng đất nóng, khô hạn và bán khô hạn và là cây trồng chính ở châu Phi, châu
Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương, những nơi quá nóng và khô không phù hợp
sản xuất ngô. Đây cũng là cây trồng lấy hạt chính ở những vùng khô hạn và
bán khô hạn (Wilson ,H.K. và Myer, 1954) [38]
1.2. Đặc điểm nông sinh học của cây cao lương
Cao lương ngọt (Sweet sorghum) là một cây thuộc họ hòa thảo, thân thẳng,
chứa nhiều nước chiều cao trung bình từ 0,6 - 5m tùy thuộc vào giống, điều kiện
canh tác và môi trường mà chiều cao cây thay đổi từ 0,5 - 5m. Theo (Mc. Bee,
1983) [26] tùy thuộc vào tổng tích ôn của từng giống trong điều kiện trồng cụ thể,
do vậy mà thời gian sinh trưởng của cao lương chúng cũng khác nhau.
Thân cao lương gồm các lóng và đốt, lá mọc ra từ đốt, chồi có thể mọc
ra từ các đốt thân. Thân cây cứng, thông thường thuộc dạng thân đứng, thân


5

có thể khô hoặc chứa nhiều nước, giữa thân có thể rỗng hoặc không, có đốt
giống cỏ, nằm trong họ hòa thảo. Đường kính thân dao động từ 0,5 - 5cm và
thu nhỏ ở phần ngọn. Tại mỗi mắt thân xuất hiện một lá và một chồi. Trên
thân phát triển một vài chồi nách làm cho cây cao lương đẻ nhánh nhiều và
khỏe. Thời gian đẻ nhánh sớm hay muộn tùy thuộc vào giống, thời vụ và kỹ
thuật canh tác. Cao lương có sức tái sinh rất mạnh, nếu thân chính bị chết đi
thì các nhánh con sẽ mọc ra thay thế thân chính, do đó trồng một vụ có thể thu
hoạch liên tiếp 2 - 3 lần, có khi tới 4 lần tùy vào mức độ thâm canh.
Bộ rễ cao lương phát triển rộng, rễ chính đâm sâu với nhiều rễ phụ và rễ
bên, rễ chủ yếu xuất hiện ở tầng đất mặt. Rễ chính có thể đâm sâu tới 1,5m dưới
mặt đất nhưng thông thường tập trung ở độ sâu 0,9m hoặc có thể tăng lên gấp 2

lần chiều sâu đó. Rễ cao lương là rễ chùm với rất nhiều rễ bên có khả năng hút
nước hiệu quả, rễ đâm rộng. Nhờ đặc điểm này mà cao lương có thể sống ở
những nơi khô hạn hơn ngô (Wilson, 1995)[39], (Mortvedt và cs,1996) [28].
Lá cao lương rộng và dài, phân bố trên thân rất đa dạng, chúng có thể
tập trung phần gốc hoặc phân bố đồng đều trên thân ít hoặc nhiều. Số lá trên
thân chính có thể thay đổi từ 7 - 24 lá tùy thuộc từng giống. Lá cây trông rất
giống lá ngô, đôi khi cuộn tròn lại. Lá cao lương cũng có phần bẹ ôm sát vào
thân cây làm tăng độ cứng cho cây, bẹ lá thông thường có chiều dài khoảng
15 - 35cm và cuộn chặt lấy thân. Phiến lá thẳng hoặc lòng mo, dài từ 30 135cm và rộng từ 1,5 - 13cm với mép lá thẳng hoặc gợn sóng, mặt lá thường
phủ một lớp phấn sáp. Gân giữa lá có thể có màu trắng, vàng đối với giống có
thân rỗng và khô hoặc màu xanh đối với giống thân có dịch.
Hoa cao lương kết lại thành bông dài 4 - 25cm, rộng 2 - 20cm, có thể
mọc thẳng đứng hoặc cong xuống như cổ ngỗng. Hoa cao lương mọc thành
chùm, chùm hoa có cả hoa đực và hoa cái, mỗi chùm gồm khoảng 6000 bông
con. Chùm hoa có một cuống trung tâm, với những nhánh cấp 1, cấp 2, đôi


6

khi có cấp 3, từ các nhánh này sinh ra các chùm hoa nhỏ. Chiều dài và khoảng
cách của những nhánh hoa quyết định hình dạng của chùm, từ hình nón hoặc
hình ô van kín
Hạt cao lương có dạng tròn hoặc ô van có kích thước từ 4 - 8mm, có
nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau tùy từng giống. Một kg hạt giống chứa
25.000 đến 61.740 hạt. Hạt cao lương có nhiều màu sắc khác nhau từ màu
vàng nhạt, màu nâu đỏ nhạt đến màu nâu sẫm tùy thuộc vào từng nhiều tanin
làm cho hạt có vị đắng.
Cao lương là cây C4 có khả năng sử dụng ánh sáng cao hơn các loại
cây khác, dưới điều kiện ánh sáng cao và nhiệt độ nóng, chúng có thể quang
tổng hợp mạnh hơn. Theo (Trần Văn Hòa, 2003) [4] hơn 90% chất khô tích

lũy được là do quang hợp và sản xuất nhiều sinh khoáng, có khả năng thích
nghi và tiến hóa trong những vùng bị hạn chu kỳ. Cây cao lương đóng vai trò
quan trọng trong các khu vực có khí hậu khô cằn. Chúng tạo thành một phần
quan trọng của các bãi chăn thả gia súc tại nhiều khu vực nhiệt đới do có đặc
tính chịu khô hạn và chịu nóng cao
Cao lương không chỉ có thể phát triển ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới
với lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 400 - 600mm, nơi quá khô ngô không
trồng được mà nó còn có khả năng phát triển được ở điều kiện thường xuyên
ngập nước, do đó nó cũng có thể trồng ở những vùng có lượng mưa lớn. Theo
(Duke, 1983) [16] thì cao lương cũng có thể trồng được ở những vùng đất có
pH xuống tới 4,3 hoặc lên tới 8,7; khoảng nhiệt độ cao lương có thể thích
ứng được là từ 2 - 41oC, nhiệt độ hàng năm trung bình có thể từ 7,8 - 27,80C,
thông thường khoảng 20,10C. Cao lương có thể thích ứng tốt trong các điều
kiện nóng và lạnh của các vùng thuộc khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới.
Theo báo cáo từ các khu vực Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Tây Á, Địa
Trung Hải… thì cây cao lương là cây trồng chống chịu được với các loại đất


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của
các thầy cô giáo, các tập thể, cá nhân, gia đình cùng bạn bè đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Minh Tuấn, TS. Bùi
Lan Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề
tài cũng như hoàn chỉnh luận văn.
Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng toàn thể công
nhân viên Nhà trường, đã giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu và tạo mọi
điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành luận văn này.
Để hoàn thành khóa học này, tôi còn nhận được sự động viên hỗ trợ rất

lớn của gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để tôi học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Tác giả luận văn

Nguyễn Văn Mạnh


8

Theo FAO,2014, diện tích trồng cao lương trên thế giới trong 5 năm
gần đây có sự thay đổi không nhiều, với diện tích dao động trong khoảng trên
40 triệu ha. Năng suất của giống cao lương dao động trong khoảng 13,77 đến
14.95 tạ/ha với sản lượng là 56 - 61 triệu tấn.
Bảng 1.2: Tình hình sản xuất cao lương ở các châu lục
trong 5 năm gần đây
Năm

2009

2010

2 011

2012

2013

DT (triệu ha)


24,99

25,57

26,66

23,14

26,54

NS hạt (tạ/ha)

8,95

9,68

9,47

10,09

9,69

SL hạt (triệu tấn)

22,37

24,74

25,24


23,35

25,71

DT (triệu ha)

5,9

5,88

5,85

6,23

6,82

NS hạt (tạ/ha)

35,65

38,23

33,82

34,03

34,53

SL hạt (triệu tấn)


21,03

22,49

19,80

21,22

23,53

DT (triệu ha)

9,14

9,45

8,91

7,89

7,84

NS hạt (tạ/ha)

11,13

11,12

11,59


11,97

11,17

SL hạt (triệu tấn)

10,17

10,51

10,33

9,44

8,76

DT (triệu ha)

0,15

0,16

0,26

0,23

0,33

NS hạt (tạ/ha)


44,39

44,95

36,32

33,66

35,20

SL hạt (triệu tấn)

0,67

0,71

0,93

0,78

1,16

DT (triệu ha)

0,77

0,52

0,63


0,66

0,60

NS hạt (tạ/ha)

35,10

30,98

30,57

33,97

37,49

SL hạt (triệu tấn)

2,70

1,60

1,94

2,24

2,23

Châu lục


Châu Phi

Châu Mỹ

Châu Á

Châu Âu

Châu Đại
Dương

(Nguồn: FAOSTAT, 2014)
Bảng 1.3 cho thấy tình hình sản xuất cao lương giữa các châu lục có sự
khác nhau rất nhiều về diện tích, năng suất và sản lượng. Châu Mỹ là châu lục
có năng suất cao lương cao thứ thế giới, sản lượng cao lương lớn thứ hai thế


9

giới tập trung chủ yếu ở Mỹ, Mexico, Braxin và Argentina. Châu Á cũng là
châu lục trồng nhiều cao lương trong đó Trung quốc là đại diện của châu Á về
diện tích, năng suất và sản lượng (FAOSTAT, 2014). Châu Phi là Châu lục có
diện tích trồng cao lương lớn nhất thế giới chiếm 62,9% diện tích cao lương
trên thế giới. Mặc dù năng suất hạt cao lương khá thấp, năm 2013 đạt 9,69
tạ/ha, thấp hơn so với bình quân năng suất thế giới (15,93 tạ/ha) nhưng do
diện tích lớn nên châu Phi có sản lượng cao nhất thế giới chiếm 41,87% sản
lượng của thế giới (FAOSTAT, 2014).
Cây cao lương được coi như một cây trồng đa tác dụng, sản phẩm của
nó phục vụ cho nhiều ngành khác nhau tùy vào mục đích sử dụng: hạt làm
thực phẩm cho người và gia súc, thân lá dùng làm thức ăn cho gia súc, làm

chất đốt hoặc trong ngành công nghiệp sản xuất ethanol. Hiện nay có hơn 50
quốc gia trồng cao lương phân bổ ở cả 5 châu lục, tập trung chủ yếu ở châu
Phi và châu Mỹ. Không những được sử dụng làm thức ăn cho gia sức, đến
nay mục đích sử dụng sản phẩm từ cây cao lương đang dần thay đổi như: Cây
cao lương được sử dụng thân lá làm thức ăn gia súc, đây là loại cây gia súc
rất thích ăn. Khi thu hoạch năng suất thân của một số giống làm thức ăn có
thể đạt tới 54,3 tấn/ha và 43,4 - 71,4 tấn/ha/lứa đối với cao lương lai. Năng
suất chất khô ở một số nước cũng thay đổi, tại Brazil là 13 - 15 tấn/ha, tại Mỹ
là 14 - 17 tấn/ha, tại Irac 24 - 28 tấn/ha; 2,5 - 25 tấn/ha ở Oklahoma; 12 tấn/ha
ở CuBa (Menedez và Martinez, 1980) [27]; 6 - 8 tấn/ha ở Ấn Độ, 14 - 33
tấn/ha ở Louisiana (Ricaud và cs, 1981) [32]. năng suất chất khô của cây cao
lương thay đổi rất lớn tùy thuộc vào điều kiện đất đai khí hậu, kỹ thuật chăm
sóc, thu hái và giống. Theo Boardman, cao lương sử dụng làm thức ăn gia
súc ở 120 ngày sau trồng tại California có tốc độ sinh trưởng trung bình đạt
23g/m3/ngày sẽ cho năng suất đạt 27,6 tấn/ha; tại Australia cao lương 83
ngày sau trồng có tốc độ sinh trưởng trung bình đạt 17g/m3/ngày sẽ cho
năng suất 14,1 tấn/ha.


10

Ngoài mục đích sử dụng làm thức ăn gia súc, thân cao lương còn được
sử dụng để sản xuất mật cao lương, đường, đồ uống chứa cồn, ethanol... Cứ
16 tấn cây cao lương có thể sản xuất được một tấn cồn, phần bã còn lại có thể
chiết suất được 500kg dầu diesel sinh học, người ta chỉ chế biến nhiên liệu từ
thân cây, phấn hạt cao lương vẫn để dùng làm thực phẩm. Thân cao lương có
thể là nguyên liệu để sản xuất Ethanol với hiệu xuất cao, 1 hecta cao lương có
năng suất trung bình 80 tấn và sản xuất được 6.300 lít Ethanol (Rooney
W.L.J. và cs, 2007) [33]. Ở Trung Quốc người ta đã ước tính giá thành sản
xuất cồn từ cây cao lương chỉ có 3.500 NDT/tấn.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cao lương ở Việt Nam
Cao lương ở nước ta được trồng từ lâu đời và trồng chủ yếu ở các khu
vực vùng cao của tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên…
hoặc khu vực Tây Nguyên với rất nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vùng
miền như lúa miến, củ làng, mì, bobo…Tại những vùng này, cây cao lương
được đồng bào dân tộc dùng làm thức ăn cho chăn nuôi là chủ yếu
Kể từ năm 1962 trở đi, khi có các giống cao lương nhập nội được trồng
trong nước thì sản xuất cao lương mới thực sự có bước phát triển cả về năng
suất, chất lượng và sản lượng. Trong giai đoạn vừa qua nước ta đã nhập nội
210 mẫu giống cao lương từ ICRISTAT, Pacific Seed, Philippin, Nhật Bản bao
gồm cả hai dòng lai và dòng thuần, một số giống địa phương cũng được thu
thập. Mẫu giống được tiến hành đánh giá, thử nghiệm tại nhiều vùng và đã cho
nhiều kết quả khả quan. Kết quả nghiên cứu về một số giống cao lương ngọt :
EN 4, EN 6, EN 8, EN 16, EN 19 nhập nội từ Nhật Bản của trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên ở các địa phương Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Tuyên
Quang bước đầu cho thấy các giống cao lương ngọt nhập nội từ Nhật Bản có
năng suất từ 70 - 120 tấn/ha/vụ 4 - 5 tháng và hứa hẹn là cây trồng năng lượng
tiềm năng ở Việt Nam. Các nghiên cứu tiến hành ở Hà Nội, Bắc Thái, Hải


11

Dương, Thừa Thiên Huế, Cần Thơ, Minh Hải đã thu được kết quả chung là
giống có thời gian sinh trưởng trung bình là 115 - 125 ngày, thì khả năng
chống bệnh đốm lá, mốc hồng nhạt, chống độc tố và năng suất cao như các
giống: ICSV (5,8 tấn/ha), ICSR - 9075 (4,8 tấn/ha). Các giống được trồng tại
Hà Nội, Hải Dương và Cần Thơ là cho kết quả đáng chú ý hơn, có thể mở
rộng diện tích trồng các loại cây này phổ biến trong các nông hộ. Nhìn chung,
những nghiên cứu về cây cao lương trên thế giới rất đa dạng. Đối với nước ta,
nghiên cứu về cây cao lương chỉ mới bắt đầu phát triển ở một số khía cạnh

nhưng chỉ là đánh giá sơ bộ chưa có nghiên cứu nào đi sâu.
Thế giới đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng năng lượng trầm trọng.
Theo dự báo của tổ chức năng lượng quốc tế IEA, khoảng 60 năm nữa các
nguồn tài nguyên hóa thạch trên thế giới sẽ cạn kiệt vì con người đã và đang
khai thác nhanh hơn mức tái tạo của thiên nhiên. Còn ở Việt Nam, theo báo
cáo của các chuyên gia năng lượng, dự báo đến năm 2025 Việt Nam về cơ
bản cạn kiệt tài nguyên dầu khí. Trong bối cảnh nhiên liệu hóa thạch ngày
càng cạn kiệt, giá nhiên liệu liên tục tăng như hiện nay cùng với biến đổi khí
hậu và yêu cầu cắt giảm khí thải CO2 thì việc nghiên cứu tìm ra nguồn năng
lượng sạch, năng lượng tái tạo (NLTT) thay thế năng lượng truyền thống là
một giải pháp hết sức cấp bách. Do vậy, tìm ra cây trồng mới tham gia cơ cấu
cây trồng để đáp ứng được yêu cầu thực tiễn là hết sức cần thiết và quan trọng
với Nông nghiệp Việt Nam.
Theo Quyết định 177/2007/QĐ-TTg ngày 10/11/2007 của Thủ tướng chính
phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm
nhìn 2020, với mục tiêu sản xuất xăng E10 (10% ethanol trong xăng) và dầu sinh
học nhằm thay đổi một phần nhiên liệu truyền thống hiện nay.
Trong những năm gần đây, một số tổ chức đã tiến hành nghiên cứu cao
lương ngọt làm nhiên liệu sinh học: Từ những năm 1990, trường Đại học


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. vi
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................. vii
DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Đặt vấn đề...................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ........................................................................................ 3
3. Yêu cầu của đề tài ......................................................................................... 3
4. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................ 4
1.1. Nguồn gốc, phân bố của cây cao lương ..................................................... 4
1.2. Đặc điểm nông sinh học của cây cao lương............................................... 4
1.3. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương trên thế giới và Việt Nam ......... 7
1.3.1. Tình hình sản xuất và nghiên cứu cao lương trên thế giới...................... 7
1.3.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất cao lương ở Việt Nam .................... 10
1.4. Tình hình nghiên cứu sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)
trên thế giới và Việt Nam ................................................................................ 12
1.4.1. Tình hình nghiên cứu sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)
trên thế giới ..................................................................................................... 12
1.4.2. Tình hình nghiên cứu sâu đục thân ở Việt Nam ................................... 16
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 18
2.2. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 18


13

3 - 4 ngày; sâu non có 6 - 7 tuổi và kéo dài từ 17 - 30 ngày; pha nhộng dao
động từ 6 - 9 ngày. Như vậy, vòng đời của sâu đục thân (Ostrinia furnacalis
Guenee) dao động từ 26 - 43 ngày tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu và
thức ăn. Sâu trưởng thành có thể sống được từ 7 - 11 ngày. Một trưởng thành
cái đẻ trung bình 602 - 817 trứng (Lee, 1982) [23], (Hussein, 1983) [22]. Sâu
đục thân trưởng thành (Ostrinia furnacalis Guenee) có thể phát tán với khoảng

cách 8 - 10 km, trung bình chỉ phát tán với khoảng cách 2 km.
Theo (Saito, 1980) [35], chất lượng thức ăn ảnh hưởng rõ rệt đến sinh
trưởng, phát triển của sâu non (Ostrinia furnacalis Guenee). Sâu non sống
trong cây ở giai đoạn chín có tỷ lệ sống sót cao hơn so với sâu sống trên cây ở
giai đoạn đang sinh trưởng sinh dưỡng.
Theo Chu Y.P, 1996 [14], kết quả nuôi sâu đục thân (Ostrinia
furnacalis Guenee) trong phòng thí nghiệm ở Đài Loan cho thấy: sự thay
đổi mật độ sâu non tuổi 4 và tuổi 5 ảnh hưởng rõ rệt đến sự tăng trưởng
quần thể sâu. Theo (Delattre, 1993) [15], (Goto, 1996) [20], Sâu đục thân
(Ostrinia furnacalis Guenee) gây hại trên ngô, cao lương và bông. Tuy nhiên,
tùy theo từng loại thức ăn mà tỷ lệ sống của sâu non và thời gian phát dục của
sâu khác nhau. Trên loại thức ăn thích hợp, sâu non có tỷ lệ sống cao và thời
gian phát dục ngắn lại.
1.4.1.2. Biện pháp phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia furnacalis Guenee)
* Biện pháp canh tác:
Ở Nicaragua đã khuyến cáo, việc cày đất trước khi trồng có tác dụng trừ
được một số mầm mống sâu, bệnh hại trong đất, trong đó có sâu đục thân. Ở
Philippine, việc xen canh ngô với lạc có tác dụng hạn chế số lượng sâu đục
thân (Ostrinia furnacalis Guenee) (FAO,1997) [18].
Theo (Phelan, 1995) [31], (Setamou, 1996) [36], phân đạm có ảnh
hưởng lớn đến sâu đục thân. Thí nghiệm năm 1991 ở Benin cho thấy: phân


14

đạm không những chỉ có tác dụng tăng sinh trưởng và năng suất ngô mà nó
còn làm tăng cả tỷ lệ sống sót của các loài sâu đục thân (Ostrinia furnacalis
Guenee, Sesamia cretica, Chilo agamemnon) do đó làm tăng tỷ lệ cây bị hại
và tăng số lỗ đục trên 1 cây. Mật độ ổ trứng sâu đục thân (Ostrinia furnacalis
Guenee) trên ruộng ngô bón phân hóa học cao gấp 18 lần so với trên ruộng

ngô bón phân hữu cơ. Nếu không bón đạm cho cây, tỷ lệ thiệt hại năng suất
ngô do sâu đục thân là 20%, cao hơn so với có bón đạm (tỷ lệ thiệt hại năng
suất 11%) là 9%. Nếu bón đạm vô cơ (đạm, lân, kali) cân đối cùng với phân
vi lượng có chứa muối mangan và kẽm thì sẽ tăng khả chống chịu của cây ngô
đối với sâu đục thân.
* Biện pháp sinh học:
Nghiên cứu biện pháp sinh học bắt đầu từ việc nghiên cứu thành phần
lớn là vai trò của thiên địch trong hạn chế số lượng sâu đục thân. Ở Liên Xô
cũ đã phát hiện hơn 20 loài thiên địch thuộc bộ cánh màng (Hommoptera) và
bộ 2 cánh (Diptera) là ký sinh sâu đục thân (Ostrinia nubilalis). Trong đó,
ong mắt đỏ (Trichogramma evanescens) ký sinh trứng, ong vàng
(Habrobracon hebetor) ký sinh sâu non. Ở Pháp, đã phát hiện 4 loài ruồi họ
Tachinidae ký sinh sâu đục thân (Ostrinia nubilalis). Ở Thổ Nhĩ Kỳ, ong mắt
đỏ (Trichogramma evanescens) là loài ký sinh quan trọng trên sâu đục thân
(Ostrinia nubilalis). Ở Triều Tiên, mới ghi nhận được 2 loài ký sinh sâu đục
thân. Trong đó, ong mắt đỏ (Trichogramma evanescens) có thể tiêu diệt được
63,8% số trứng của vật chủ. Ở Malaysia, đã ghi nhận được 2 loài bắt mồi ăn
thịt. Ở Philippine, đã phát hiện được 3 loài bắt mồi ăn thịt và 1 loài ký sinh
trứng sâu đục thân (Hussein, 1983) [22]; (Lee, 1982) [23]. Ngoài ra, các loài
vi khuẩn Bacillus thuringiensis, virus nhân đa diện NPV, nấm Beauveria
bassiana, tuyến trùng Steinernama carpocapsae, trùng bào tử (Nosema
furnacalis và Nosema pyrausta) có tác dụng trong phòng trừ sâu đục thân


15

(FAO, 1997) [18]; (Gahlukar, 1976) [19]. Ở Hoa Kỳ, đã xác định được 4 loài
ký sinh và 6 loài vi sinh vật là thiên địch của sâu đục thân (Ostrinia nubilalis),
trong đó loài Nosema pyraustae là loài có triển vọng nhất, nó có khả năng gây
chết 60% ký chủ. Số lượng quần thể ký sinh tăng hay giảm phụ thuộc vào số

lượng quần thể ký chủ và diễn biến mật độ 2 loài ký sinh và ký chủ theo
đường parabol (Andreadis, 1982) [11]. Ở Đức, đã nghiên cứu ứng dụng ong
mắt đỏ để phòng trừ sâu đục thân, kết quả cho thấy: Nếu thả 50 - 100 nghìn
ong mắt đỏ/1 ha với số lần thả 1 - 3 lần, thả cách nhau 1 tuần thì loài ong này
đã tiêu diệt được 80 - 94% sâu đục thân và vào năm 1979-1981, đã tiến hành
thả ong mắt đỏ trên diện tích 12 - 73 ha/năm (Neuffer, 1981) [29]. Ở Liên Xô
cũ, việc thả ong mắt đỏ với số lượng 30 ngàn con/ha cho kết quả khá cao (tỷ
lệ trứng sâu đục thân bị ký sinh lên tới 78%) (Gahlukar, 1976) [19]. Ở Trung
Quốc, vào năm 1974 đã tiến hành thả ong mắt đỏ trên diện tích 5 ngàn ha để
trừ sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) (thả 2 lần, mỗi lần thả 150 ngàn con và
kết quả cho thấy: 62,2 - 78% trứng sâu đục thân bị ong ký sinh (FAO, 1997)
[18]. Ngoài ra, việc nghiên cứu ứng dụng ong mắt đỏ (Trichogramma
evanescens) trong phòng trừ sâu đục thân (Ostrinia nubilalis) còn được thực
hiện ở nhiều nơi trên thế giới như: Thổ Nhĩ Kỳ, Italy, Đài Loan, Australia,
Philippine,… (Berger, 1984) [12], (Chu, 1996) [14], (Greatti, 1996) [21],
(Ozpinaz, 1996) [30].
* Biện pháp sử dụng thuốc hóa học:
Việc sử dụng thuốc hóa học BVTV quá mức và máy móc, đặc biệt là
việc dùng các thuốc có độ độc cao, có thể kéo theo những hậu quả nặng nề:
làm gia tăng số lượng và ý nghĩa kinh tế của nhiều loài sâu hại do sự phá hủy
hệ thiên địch của chúng trong tự nhiên.
Ở Pháp, do sử dụng lạm dụng thuốc Pyrethroid (Decis và Sumisidin)
trừ sâu đục thân đã gây bùng phát số lượng các loài rệp muội Rhopalosiphum


×