Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể, chế phẩm dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển cuả giống hoa Hồng môn Alabama trồng chậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (315.82 KB, 46 trang )

Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
nTên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể, chế phẩm dinh
dưỡng đến sinh trưởng và phát triển cuả giống hoa Hồng môn Alabama
trồng chậu”.
PHẦN I
MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây hoa Hồng môn (Anthurium sp) là giống cây lớn nhất thuộc họ
ráy (Aracea), với khoảng 600 loài, phân bố ở Trung và Nam mỹ. Đây là
một loài hoa đẹp ,sang trọng và đa dạng về mầu sắc cũng như hình thái của
hoa. Hồng môn được trồng trong chậu để trang trí nội thất, trồng trong
công viên, hoặc trồng sản xuất hoa cắt cành trong thương mại. Các loài
hồng môn được tìm thấy ở các vùng có điều kiện khí hậu rất khác nhau, từ
miền khô hạn tây Mehico đến vùng mưa nhiệt đới Nam Mỹ. Ngoài ra còn
tìm thấy một số loài ở miền tây Ấn Độ (Mayo et al, 1997).
Sự phân bố theo độ cao còn tùy thuộc vào loài nhưng thường phân
bố ở độ cao từ 0-300 m. Hiện nay hồng môn được trồng rộng rãi ở nhiều
nước như: Hà Lan, Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan, Philippine, Các vùng có độ
cao từ 600-1000m so với mực nước biển rất thích hợp cho cây hồng môn
Ở Việt nam từ trước đến nay việc trồng và sử dụng hoa hồng môn chủ
yếu là dưới hình thức cắt cành và chỉ tập chung ở những vùng có khí hậu ôn đới
như Đà lạt. Việc trồng và sử dụng hoa chậu chiếm tỷ lệ nhỏ, trong khi đó trên
thế giới hiện nay việc trồng và sử dụng hoa chậu chiếm tỷ lệ rất cao, đặc biệt
một số vùng có khí hậu nóng (Quảng Châu, Trung Quốc). Cây hồng môn đã
được trồng ở miền Bắc, tuy nhiên số lượng còn rất ít, hình dáng hoa và mầu sắc
của hoa chưa được phong phú, đa dạng.
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
1
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Hiện nay các nghiên cứu về giá thể cũng như việc sử dụng các loại
chế phẩm dinh dưỡng vẫn chưa phù hợp và chưa mang lại tính hiệu quả


kinh tế, do vậy mà chưa đáp ứng được cho sản xuất dẫn đến cây sinh
trưởng chậm, chất lượng hoa kém. Vì vậy, việc xác định tối ưu về giá thể
và dinh dưỡng giúp cây sinh trưởng phát triển tốt trong điều kiện Miền Bắc
Việt Nam là điều rất cần thiết. Vì giá thể tốt cộng với chế độ dinh dưỡng
hợp lý sẽ giúp Hồng môn sinh trưởng phát triển tốt. Đứng trước thực tế
trên, chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể, chế
phẩm dinh dưỡng đến sinh trưởng và phát triển cuả giống hoa Hồng môn
Alabama trồng chậu ”.
II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
II.1. Mục đích
- Chọn ra loại giá thể, loại chế phẩm dinh dưỡng thích hợp cho giống
Hồng môn Alabama.
II.2. Yêu cầu
- Lựa chọn nền giá thể phù hợp để cây sinh trưởng phát triển tốt.
- Xác định loại chế phẩm dinh dưỡng tốt nhất phun bổ sung cho cây .
PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
I. Nguồn gốc cây,phân loại hoa hồng môn
I.1. Nguồn gốc
Tên khoa học của Hồng Môn là Anthurium andreanum Linden ex
Andres là cây thuộc họ Araccea-họ ráy, sống chủ yếu ở vành đai nhiệt đới
Trung và Nam Mỹ, gồm khoảng 500 loài khác nhau. Có 3 loài chính được
dùng để nhân giống thương mại là: A.andreanum Lind được trồng chủ yếu
để cắt hoa, A.scherzerianum trồng chậu làm cây cảnh và A.crystallium Lind
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
2
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
là cây trồng lấy lá. Nhưng phổ biến hơn cả là hai loài A.andreanum và
A.scherzerianum, hai loài này đều có hoa đẹp và lâu tàn.
Anthurium andreanum có nguồn gốc ở Colombia còn Anthurium

scherzerianum thì được tìm thấy ở Costa Rica và Guatamala. Nguồn gốc và
mối quan hệ của các loài này trong tự nhiên với các giống cây trồng ngày
này không thật sự rõ ràng. Theo Birdsey (1951) cho rằng các giống cây
trồng ngày nay có nguồn gốc là dạng lai giữa các loài khác nhau trong bộ
sưu tập lớn nhất về Anthurium.
Theo Mayoetal, (1997), hoa hồng môn có 800 loài được tìm thấy ở
vùng nhiệt đới từ Mêhico đến vùng Bắc Achentina và Urugoay. Nó cũng có
nguồn gốc ở Tây Ấn độ. Mặc dù giống này không có nguồn gốc từ đảo Ha
Oai, song nhiều người vẫn nghĩ đó là loài hoa của đảo Ha Oai. Giống này
có nguồn gốc từ các khu rừng ẩm ướt ở sườn phía tây của dãy Andes cao từ
400m đến 1.300m ở phía nam Colombia và phía Bắc Urugoay. Ở đó loại
này phát triển nhanh chóng [5].
Theo Mandison (1980), Edonard Andre phát hiện ra loài hoa này
năm 1876, ở Colombia, Andre gửi giống hoa này đến Jean Linden ở Bỉ. Từ
đó nó được đưa vào trồng trong vườn của hoàng gia Anh [5]
Theo Marie Neal (1948) giống hoa này được giới thiệu ở đảo Haoai
vào năm 1889 bởi Sammuel Millsdamon (Bộ trưởng bộ tài chính cộng hòa
Haoai) [5].
Theo Bown, 2000, giống này được nhập từ Luân đôn và được lai tạo
với các cây hoang dại đề tạo ra giống màu hồng, màu cam và được trồng ở
nhiều nơi [5].
Từ những năm 1940 trở về trước người ta đã không hiểu cách lai tạo
giống. Sau đó thì con người đã hiểu ra vấn đề này và từ đó số lượng cây và
loài tăng lên rất nhanh. Các loài hoa này được bày bán ở khắp các cửa hàng
hoa ở Ha Oai sau năm 1940. Công nghiệp hoa cắt được bắt đầu ở các trang
trại, cây này được trồng ở dưới tán những cây to.
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
3
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Birdsey (1951) cho rằng các giống trồng trọt là Anthurium cultorum,

bởi vì các giống trồng trọt cũng có điểm giống với các loài hoang dại. Sự
khác nhau giữa loài trồng và loài hoang dại được tìm thấy là kết quả của phép
lai tạo ưu thế lai [5].
* Đặc điểm hình thái của cây Anthurianum andreanum.
Cây Anthurianum andreanum có nguồn gốc từ Colombia và được
mang sang châu Âu vào năm 1876. Anthurianum andreanum là loài thực
vật biểu sinh, có cách phát triển giống như cây nho, tự đứng thẳng bằng các
rễ khí trên không. Trên mỗi thân chính của cây Anthurium andreanum có
thể mọc 3 đến 8 lá một năm tuỳ thuộc vào dinh dưỡng, môi trường và từng
giống cây khác nhau. Các chồi nách ở sát gốc cây cũng có thể phát triển
thành cây con, làm tăng dần số lượng cây qua từng năm.
Cây A.andreanum mỗi năm cho từ 3 đến 8 bông hoa. Đặc điểm
chung của hoa A.andreanum là một thể phức tạp bao gồm bông mo, là một
cụng hoa hình trụ rắn chắc, dày đặc với hàng trăm bông hoa nhỏ lưỡng tính
và lá mo, có hình dạng như một phiến lá dày, bên ngoài có lớp biểu bì cứng
bao bọc, có màu sắc đa dạng tuỳ thuộc vào các giống khác nhau, gắn sát
với chân đế của bông mo. Bông mo và lá mo đều được mang trên các
cuống không có lá hoặc trên các cuống lá.
* Các yêu cầu ngoại cảnh của cây Anthurium andreanum
-Nhiệt độ: Cây Anthurium andreanum từ lúc bắt đầu ra hoa đến khi
nở cần điều kiện nhiệt độ là 18
o
C và thích hợp nhất ở 20
o
C hoặc cao hơn.
Nhiệt độ cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình ngủ của hoa và có ảnh hưởng
nhất định đến sự dài ra của cuống hoa.
Sự phát triển của cuống lá và bông mo tốt nhất ở 19-20
o
C vào ban

ngày và 13-16
o
C vào ban đêm
- Ánh sáng: Anthurium andreanum có nhu cầu ánh sáng phụ thuộc
vào độ tuổi, và giống cây. Điều kiện ánh sáng được đề nghị cho giống cây
này là 75% bóng râm, tương đương với 32-38kilo lux. Đối với các cây
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
4
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
được gieo từ hạt thì yêu cầu ánh sáng còn thấp hơn. Vì nếu có quá nhiều
ánh sáng có thể làm phai màu thậm chí có thể làm cháy lá, ảnh hưởng đến
sự phát triển của lá và hoa.
I.2. Phân loại
Trong hệ thống phân loại thực vật, Hồng môn được xếp vào ngành
hạt kín (Angiospermae), thuộc lớp một lá mầm (Monocotynedone), phân
lớp cau (Arecidae), bộ ráy (Aralep), họ ráy (Araceae). Họ ráy được chia
thành 8 phân họ phụ, tiểu Hồng môn thuộc họ phụ Pothoideae và tộc
Anthureae. Trong họ Araceae, Tiểu hồng môn là chi lớn nhất bao gồm
nhiều loài có khả năng phân bố rộng, một số loại được trồng làm cảnh, một
số loài có giá trị thương mại cao, trong đó nổi lên hai loại đang được ưa
chuộng là Anthurium andreanum Lind dùng sản xuất hoa cắt và Anthurium
Sherzerianum Lind chủ yếu sản xuất hoa trồng chậu.
II. Giá trị thương mại của cây hoa hồng môn
Tại thị trường châu Âu, năm 2006, các nhà sản xuất hoa Hồng
môn Hà Lan đã bán đấu giá trên 84.000.000 cành đạt tổng giá trị thương
mại gần 46.500.000 €, tăng 8% so với năm trước.
Cùng với hoa lan, hoa Hồng môn chiếm tới 90% của tất cả các hoa
nhiệt đới nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Thị phần tại Mỹ được mở rộng đáng kể từ
giữa năm 2006 đến 2009 do vùng sản xuất chính của Mỹ là Hawai sụt giảm
năng xuất do vi khuẩn Xanthomonas phá hoại đến 60% so với thời gian

trước đó. Mặc dù hiện nay, sản xuất hoa tại Hawai đã phục hồi đáng để, tuy
nhiên thị trường này vẫn còn nhiều hứa hẹn.
Hiện nay, mức tiêu thụ Mỹ được bổ sung chủ yếu là hoa từ các nước
Caribê (Jamaica, Dominica, St Lucia, Trinidad), Mexico, Costa Rica,
Colombia và những nước khác. Tổng giá trị và số lượng hàng năm hoa
Hồng môn nhập khẩu vào Hoa Kỳ có khác nhau trong thập kỷ qua. Trong
năm 2006, gần 420 tấn anthuriums hoa cắt đã được nhập khẩu vào Hoa Kỳ,
với giá trị là 362.000.USD
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
5
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Tại Nhật Bản, thị trường chủ yếu được cung cấp bởi các nước tương
đối gần như Philippines, Malaysia, Úc và gần đây hơn là Trung Quốc.
Ở cấp độ bán buôn, giá cho hoa hồng môn có dấu hiệu phục hồi Mỹ
khoảng 0,87USD (tăng từ 0,78 USD vào năm 2003 và 0,60USD vào năm
2002). Giá cả ở châu Âu thường cao hơn, nhưng cho thấy một xu hướng đi
xuống, từ 0,63 € năm 2003 lên 0,55 € trong năm 2006.
Giá được báo cáo tại Nhật Bản cho hoa Hồng môn nhập khẩu
khoảng 1,08.USD [5].
III. Tình hình nghiên cứu về nhân giống hoa hồng môn
1. Tình hình nghiên cứu hoa hồng môn trên thế giới
Từ những năm 70 đến nay đã có nhiều nghiên cứu sinh học mà đối
tượng là cây Anthurium. Trong đó có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến
nhân giống loài cây này.
- Năm 1974, Pierik và năm 1976, Hauzinka đã nghiên cứu về sự hình
thành chồi từ callus và sự ra rễ tự nhiên của chồi. Các thí nghiệm này được
tiến hành trên nguồn vật liệu ban đầu là phôi và các mô non của cây trưởng
thành như: lá, cuống lá, cuống hoa, bông mo và trên các đoạn thân[10].
- Năm 1975, Pierik đã nghiên cứu khả năng phát triển callus trên môi
trường nuôi cấy lỏng [16].

- Cũng năm 1975, Pierik và cộng sự đã nghiên cứu cải tiến điều kiện
kích tạo chồi từ callus, tăng hệ số nhân chồi và khả năng ra rễ từ chồi.
- Năm 1976, Pierick nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NH4
+
đến
sự hình thành chồi [16]
- Năm 1978-1979, Lefffring và Soede nghiên cứu cải tiến phương
pháp vi nhân giống bằng cách nhân chồi phát sinh từ mô lá[16]
- Năm 1991, Rosario và Lapitan nghiên cứu khả năng tái sinh cây từ
phôi với nguồn nguyên liệu ban đầu là hạt giống[16]
- Năm 1986, Finnie và Staden nghiên cứu ảnh hưởng của môi
trường, ánh sáng tới sự tái sinh chồi từ mô lá, rễ, cuống lá[16].
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
6
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Chi Anthurium gồm khoảng 1500 loài nhiệt đới, là những cây hoa
quan trọng và thường được nhân giống bằng hạt (Dufour và Guerin, 2003).
Các phương pháp nhân giống vô tính được áp dụng với hồng môn vẫn chưa
đưa ra những kết quả tốt và kĩ thuật nuôi cấy mô xuất hiện như một sự thay
thế để tăng sản xuất (Pierik et al., 1974; Chen et al., 1997) [16]. Sự tái sinh
cây của Anthurium andreanum đã đạt được thông qua sự hình thành các
chồi bất định từ mô sẹo (Pierik et al, 1974; Pierik và Steegmans, 1976) và
sự tái sinh chồi trực tiếp từ những cây vi cắt (Martin et al., 2003) [14]
Teng (1997) đã thiết lập 1 sự thật là trong nuôi cấy lỏng hoặc màng
nổi, phần lớn các chồi Anthurium bất định được tái sinh riêng rẽ hoặc trong
những tập hợp lỏng, đây là một ưu điểm vượt trội so với nuôi cấy đặc [18]
Geier (1986) đã kết luận rằng tuổi của cây và kiểu gen của cây có
ảnh hưởng tới sự tái sinh cây của Anthurium andreanum, và đã phân tích
ảnh hưởng của NH
4

NO
3
đến sự hình thành callus và chồi từ những mô lá
non [10]
Kuehnle và Sugii (1991) [12]. đã thiết lập một hệ thống tái sinh từ lá
và cuống lá của các giống Anthurium Hawiian thông qua nuôi cấy mô sẹo
và Kunisaki (1980) [13].đã thiết lập sự vi nhân giống Anthurium từ những
chồi nách. Chen et al. (1997) đã tái sinh cây Anthurium andreanum từ rễ
[7]
2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất ở Việt Nam
Anthurium là giống cây nhập nội vào Việt Nam, vì vậy cho đến nay
việc nghiên cứu giống cây này vẫn còn hạn chế và mới chỉ tập trung vào
nghiên cứu phương pháp canh tác trên đồng ruộng.
Ở Việt Nam, việc ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật hiện đang
phát triển mạnh mẽ trên nhiều loại hoa khác nhau trong đó có Hồng Môn.
Đã có nhiều kết quả nghiên cứu đối với cây Hồng Môn đã công bố trong
những năm gần đây:
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
7
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
- Tại Viện sinh học Nông Nghiệp, Trường đại học Nông Nghiệp,
Đinh Nguyệt Thu (2003) đã nghiên cứu đề xuất một số khâu trong nhân
giống in vitro giống Hồng Môn “Tropical” [4].
- Tại hội nghị Công nghệ sinh học toàn quốc năm 2003, các nhà
nghiên cứu của viện Di truyền Nông Nghiệp đã đưa ra kết quả nghiên cứu
“Nghiên cứu tạo phôi vô tính ở cây Hồng Môn” nhằm xây dựng quy trình
nhân giống Hồng Môn thông qua phôi vô tính với nguồn mẫu là mô thân và
cuống lá in vitro. (Đoàn Duy Thanh, 2003) [3].
- Cũng trong hội nghị này, nhóm tác giả Chu Bá Phúc, Lê Huy Hàm,
Nguyễn Khánh Vân, Đỗ Năng Vịnh đã công bố một số khâu trong quy

trình nhân giống vô tính cây Hồng Môn trong phòng thí nghiệm và ngoài
đồng góp phần làm đa dạng và phong phú loài hoa này ở Việt Nam, (Chu
Bá Phúc, 2003) [1].
Các tác giả Dương Tấn Nhựt, Đinh Văn Khiêm, Đỗ Năng Vịnh và
các CTV đã nghiên cứu ảnh hưởng của nuôi cấy lỏng trong vi nhân giống
cây hoa hồng môn (Anthurium spp), các tác giả cho rằng cây con khi được
chuyển ra vườn ươm, có sức sống rất tốt với tỷ lệ sống tối đa 100%, sau 45
ngày [2].
Nhìn chung các kết quả nghiên cứu về hoa hồng môn ở Việt Nam
chưa nhiều, đặc biệt là công nghệ nhân giống hoa hồng môn bằng nuôi cấy
mô tế bào vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu, do vậy hệ số nhân
giống thấp, giá thành còn cao, thời gian vườn ươm kéo dài, chất lượng cây
giống chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường.
IV. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁ THỂ VÀ CHẾ PHẢM
DINH DƯỠNG TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
IV.1. Các nghiên cứu về giá thể cho Hồng môn
Các nhà khoa học trên thế giới và Việt Nam đã tìm hiểu, nghiên cứu
và áp dụng từng loại giá thể phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nơi:
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
8
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Để trồng Hồng môn trong giai đoạn phát triển biểu sinh sơ khởi,
công ty Anthura sử dụng giá thể rỗ tổ ong. Công ty này cho rằng rỗ tổ ong
khi làm giá thể sẻ rất tốt cho việc tiêu nước và phần vụn nhuyễn giúp cho
duy trì, điều phối nước và dinh dưỡng. Thông thường giá thể gồm 50 - 60%
mảnh rỗ tổ ong, 40- 50% phần vụn nhuyễn. Những mảnh rỗ tổ ong gồm
những vật liệu như: mùn Ireland, vỏ cây, những hạt nhỏ tán vụn. Phần vụn
nhuyễn có thể là đá trân châu, mùn hoặc vỏ cây xay nhuyễn.
Ở Hawaii, giá thể trồng Hồng môn là giá thể hữu cơ tổng hợp gồm:
mùn cưa, cây dương xỉ băm nhỏ, vỏ quả bồ đào, tro núi lửa, cây khoai sọ

bóc vỏ, bã mía băm nhỏ. Ngoài ra, ở Hawaii còn sử dụng các loại giá thể
khác như: than bùn, bột đá, vỏ cây, trộn với tỷ lệ 1:1:1, hoặc trộn than bùn
với bột đá tỷ lệ 2: 1 cũng rất tốt cho Hồng môn phát triển.
Năm 2005, Nguyễn Thị Lý Anh và cộng sự đã nghiên cứu, xác định
được giá thể phù hợp cho sinh trưởng củ Hồng môn Invito giai đoạn vườn
ươm. Giá thể gồm: Đất + mùn + trấu hun, tỷ lệ 1: 1: 1.
Các nhà khoa học ở phân viện sinh học Đà Lạt lại sử dụng giá thể gồm
60% trấu hun + 40% tro bếp để trồng Hồng môn.
Năm 2006, Đoàn Huy Thanh và cộng sự khi nghiên cứu ảnh hưởng
của cá loại giá thể tảo biển, bông, nham thạch nghiền và mùn cưa cho rằng
giá thể tảo biển là thích hợp nhất sau đó đến mùn cưa, do các giá thể này có
khả năng giữ ẩm và tạo được độ thoáng khí tốt.
Như vậy có thể nói rằng, giá thể trồng Hồng môn rất đa dạng. Tuy
nhiên việc sử dụng loại giá thể nào vừa giúp cho cây sinh trưởng, phát triển
tốt vừa phù hợp với điều kiện địa phương lại đảm bảo hiệu quả kinh tế thì
cần phải được nghiên cứu nhiều hơn nữa.
IV.2. Các nghiên cứu chế phẩm dinh dưỡng cho Hồng môn
IV.2.1. Vai trò của các các yếu tố dinh dưỡng với cây hoa Hồng môn
Các loại phân hữu cơ, phân vô cơ và phân vi lượng có ý nghĩa quan
trọng đối với sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất hoa Hồng môn.
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
9
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
+ Phân hữu cơ: Bao gồm các loại phân bắc, phân chuồng, nước giải,
xác bã các loại động thực vật, phân xanh, phân rác,…Các loại phân này có
tác dụng giúp cây sinh trưởng tốt, bền, khoẻ, hoa đẹp.
+ Phân vô cơ:
Đạm: Đạm có tác dụng thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát triển của
cây, tạo nên nguyên sinh chất của tế bào, tham gia cấu tạo diệp lục của lá.
Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, phát dục nhanh, cây nhỏ, ra hoa nhanh,

chất lượng kém, lá bị vàng, cuống hoa nhỏ. Thừa đạm cây sinh trưởng thân
lá mạnh nhanh vóng, mềm, yếu, dễ bị đổ, ra hoa muộn cũng có thể không
ra hoa, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển mạnh. Cây Hồng môn cần
nhiều đạm vào giai đoạn sinh trởng sinh dưỡng tức là từ lúc cây còn nhỏ
đến khi phân hoá mầm hoa.
Lân: Lân tham gia chính vào sự hình thành chất nucleoprotein của
nhân tế bào do vậy toàn bộ bộ phận của cây: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt đều
cần lân. Lân giúp cho bộ rễ sinh trưởng phát triển mạnh, cây con khoẻ, tỷ lệ
sống cao, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp. Thiếu lân đường trong lá tăng,
lá già tăng, lá xanh tím, màu tím từ mép lá lan dần vào phía trong mặt lá,
hoa nhỏ, cuống hoa ngắn, ít hoa, hoa chóng tàn, màu sắc nhợt nhạt, khả
năng chống chịu kém. Trong quá trình sinh trưởng Hồng môn cần nhiều lân
vào giai đoạn sinh trưởng sinh thực tức là thời kỳ hình thành nụ và hoa,
ngoài ra giai đoạn cây con cũng rất cần.
Kali: Kali tham gia vào các quá trình vận chuyển các chất trong cây,
kali làm tăng tính thấm của màng đối với nhiều chất, ảnh hưởng mạnh tới
quá trình trao đổi gluxit, trạng thái nguyên sinh chất của tế bào. Kali có tác
dụng làm tăng tính chống chịu của cây như: tính chịu hạn, chịu rét, chịu sâu
bệnh. Thiếu kali đầu chóp lá vàng già, bắt đầu vàng chết khô, sau đó cả
phần thịt lá giữa các gân lá cũng như vậy, cuống hoa mềm, màu sắc hoa
nhợt nhạt, cánh mềm, hoa chóng tàn. Trong quá trình sinh trưởng Hồng
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
10
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
môn cần kali vào thời kỳ kết hạt và nở hoa.
Canxi: Canxi rất cần cho quá trình phân chia tế bào và cho sự sinh
trưởng giai đoạn giãn, canxi cũng rất cần cho sự sinh trưởng của bộ rễ.
Thiếu canxi trên lá non xuất hiện những vết đốm màu xanh nhạt, lá non và
đỉnh sinh trưởng có thể bị chết khô, nhưng lá già vẫn duy trì được trạng
thái bình thường, cuống lá cuống hoa bị mềm. Canxi cũng giúp cho Hồng

môn tăng khả năng chịu nhiệt, hạn chế được tác dụng độc của các axit hữu
cơ.
Ngoài các yếu tố đa lượng chính kể trên còn một số nguyên tố vi lư-
ợng khác như: Mg, Fe, Cu, Na cũng rất cần cho Hồng môn. Những
nguyên tố này được bổ sung bằng phân hữu cơ hoặc phân bón lá, phân vi
sinh có chứa vi lượng.
IV.2.2. Cơ sở khoa học của việc phun chế phẩm dinh dưỡng qua lá
Bên cạnh quá trình hút chất dinh dưỡng bằng rễ là chính thì cây có thể
lấy một phần chất dinh dưỡng bằng lá thông qua khí khổng và tầng cutin.
Thực vật sống trên đất hút khí (CO
2
,

O
2
) từ khí quyển qua khí khổng,
chất dinh dưỡng ở dạng khí SO
2
, NH
3
và NO
3
cũng có thể đi vào lá qua khí
khổng. Điều này được chứng minh đối với khí SO
2
(
35
SO
2
) đã được đồng

hoá rất nhanh và có mặt trong các hợp chất hữu cơ (Weigl và Ziegler,
1962). Cũng thí nghiệm tương tự với NH
3
, NH
3
cũng được đồng hoá nhanh
và tạo thành các hợp chất hữu cơ. Hàng ngày, sự hấp thụ NH
3
qua lá
khoảng 100 – 450 g/ha ( Cowlinh và Lockyer, 1981). ở các vùng công
nghiệp sự sinh trưởng của cây bị ức chế do cây hút SO
2
qua lá nhiều (có thể
gây độc cho cây) và hút cả nitơ ở dạng NO và N
2
O (Mohr, 1983). Trong
trường hợp này ức chế các mối liên kết với CO
2
do ảnh hưởng đến hoạt tính
của Ribulosediphophat cacboxilase là enzim chủ yếu tham gia khử CO
2
trong chu trinh calvin.
Sự hấp thụ chất hoà tan qua lá phụ thuộc vào cấu tạo của lá, lớp
cutin, số lượng và sự phân bố khí khổng tế bào lá cũng như tế bào rễ hấp
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
11
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
thụ các chất phụ thuộc vào nhiều nhân tố bên trong và ngoài – yếu tố bên
ngoài như nồng độ dung dịch và hoá trị, nhiệt độ; nhân tố bên trong như
quá trình trao đổi chất. Mức độ hấp thụ các nguyên tố khoáng qua lá

thường giảm theo độ tuổi ( và đồng thời cũng giảm theo sự trao đổi chất).
Ngược lai hấp thụ ion qua tế bào rễ và ở tế bào lá xanh ánh sáng có tác
dụng kích thích trực tiếp cho quá trình hấp thụ (Hoàng Thị Hà, 1996).
Bón phân qua lá bằng cách phun các chế phẩm dinh dưỡng lên lá có
ưu điểm tiết kiệm được phân, tiết kiêm nhiên liêu, tiết kiệm được thời gian
và sức lao động. Thường nên phun vào lúc cây còn non khi lớp màng cutin
chưa thật phát triển hoặc lúc cây sắp đạt cường độ cực đại của quá trình
trao đổi (Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm, 2005).
IV.2.3. Tình hình nghiên cứu về chế phẩm dinh dưỡng
Theo Nguyễn Văn Uyển (1995) phân bón lá trên thị trường trong nước
và thế giới rất phong phú, thường sản xuất dưới dạng các chế phẩm dinh
dưỡng phun qua lá, có thể chia thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm chỉ có các yếu tố dinh dưỡng đa lượng và vi lượng phối hợp
hoặc riêng rẽ.
- Nhóm có thêm các chất kích thích sinh trưởng nhằm thúc đẩy sinh
trưởng hoặc thúc đẩy ra hoa kết trái, giảm tỷ lệ rụng quả, thúc đẩy quá trình
chín hoặc mau ra rễ.
- Nhóm có các loại thuốc hoá học phòng trừ sâu bệnh hoặc phối trộn
với tỷ lệ thích hợp.
Việc phát hiện ra các chất kích thích sinh trưởng như Auxin (1880 –
Darwin, 1928 – Went, 1934 – Kogl), Gibberelin (1926 – Kurosawa, 1938 –
Yabuta), Xytokinin (1955 – Miller, Skoog), các chất ức chế sinh trưởng
như axit abxixic (1961 – Liu, Cam, 1963 – Ohkuma, Eddicott), Ethylen,
các hợp chất phenol và sử dụng các chất này làm phương tiện hoá học để
điều chỉnh quá trình sinh trưởng, phát triển của cây trồng, được coi như
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
12
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
một bước tiến đầu tiên sử dụng chế phẩm dinh dưỡng bón qua lá cho cây
trồng (Cao Kỳ Sơn, Nguyễn Văn Bộ, Bùi Đình Dinh, 1998).

Trong những năm gần đây nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Nhật,
Anh, Đức, Thái Lan, Trung Quốc đã sản xuất nhiều chế phẩm dinh dưỡng
bón qua lá có tác dụng làm tăng năng suất, phẩm chất nông sản, nhưng
không làm ô nhiễm môi trường: YoGen, Atonik (Nhật Bản), Organic,
Cheer (Thái Lan), Bloom Plus, SoluSpray – N – Grow (Hoa Kì), Đặc đa
thu, Đặc phong thu, Diệp lục tố, (Trung Quốc). Nhiều chế phẩm đã được
khảo nghiệm và cho phép sử dụng trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
Ở Việt Nam cũng đã sản xuất được một số chế phẩm dinh dưỡng phun
qua lá đang được ưa chuộng như Thiên Nông, Đầu Trâu 502
Theo Đoàn Thị Thuỳ Vân (2006) bổ sung tổ hợp GA
3
và α-NAA nồng
độ 50ppm hoặc hỗn hợp dinh dưỡng Komix 0,3% hoặc Atonik 0,2% định
kỳ phun một tuần một lần thì cây sẽ sinh trưởng phát triển tốt.
Ở thí nghiệm phun chế phẩm dinh dưỡng chúng tôi sử dụng Atonik
1.8DD, chế phẩm Thiên nông, Đầu trâu 502.
+ Chế phẩm Atonik 1,8DD: Do công ty cổ phần thuốc sát trùng Cần
Thơ sản xuất có chứa hợp chất Nitro thơm là 1,8gam/lít, Mg (0,1%), S
(0,05%), Zn, Cu, Mo, Ni, Co, Mn và một số chất điều hoà sinh trưởng như
GA
3
, α-NAA
+ Chế phẩm đầu trâu 502: Do Công ty phân bón Bình Điền (Vệt Nam)
sản xuất. Có thành phần dinh dưỡng như sau:
N : 30% Ca : 0,05% Cu : 0,05% Mn : 0,01%
P
2
O
5
: 12% Mg : 0,05% B : 0,02% Mo : 0,001%

K
2
O : 10% Zn : 0,05% Fe : 0,01%
Và các chất điều hoà sinh trưởng như PENAC P, GA
3
, α-NAA, β-NOA
(0,002%).
+ Chể phẩm Thiên nông: Do công ty hoá phẩm Thiên Nông sản xuất,
có chứa chất điều hoà sinh trưởng GA
3
(1%).
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
13
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Giống Hồng môn Alabama được nhập từ Trung Quốc đang được trồng tại
Viện Nghiên cứu Rau Quả Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội đến nay được 5
tháng tuổi.
- Địa điểm nghiên cứu: tại Viện Nghiên cứu Rau quả - Trâu Quỳ - Gia Lâm
- Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: từ 1/1/2011 - 30/4/2011.
II. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến sinh trưởng, phát triển của
giống Hồng môn Alabama trồng chậu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại chế phẩm dinh dưỡng đến sinh
trưởng, phát triển của giống Hồng môn Alabama trồng chậu.
III. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm nghiên cứu được tiến hành tại khu nhà lưới thuộc Bộ môn Hoa

cây cảnh - Viện Nghiên cứu Rau quả.
1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các loại giá thể đến sinh
trưởng, phát triển của giống Hồng môn Alabama trồng chậu.
Thí nghiệm được tiến hành với 5 công thức, bố trí theo kiểu ngẫu nhiên
hoàn toàn với 3 lần nhắc lại, mỗi công thức 10 chậu.
CT1: đất phù sa + trấu hun + phân chuồng, tỷ lệ 1:1:1 (đ/c)
CT2: xơ dừa + trấu hun + phân chuồng, tỷ lệ 1:1:1
CT3: trấu hun + xơ dừa + phân chuồng, tỷ lệ 1:1:1
CT4: đất phù sa + phân chuồng, tỷ lệ 1:1
CT5: xơ dừa + phân chuồng, tỷ lệ 1:1
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
14
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm dinh dưỡng
phân bón lá đến sinh trưởng và phát triển của cây hoa hồng môn Alabama.
CT1: Không phun (đ/c)
CT2: Phun Atonik
CT3: Phun Komix
CT4: Đầu trâu 902
Giống hồng môn Alabama được trồng trong chậu có đường kính 5 cm, đặt
trong nhà lưới, được che một lớp lưới đen, các chế độ chăm sóc khác là
như nhau.
Atonik 1.8EC, Đầu trâu 902, Komix: phun nồng độ 10ml/bình 10 lít, định
kì phun 7 ngày/lần.
IV. Các chỉ tiêu theo dõi
- Các chỉ tiêu về sinh trưởng phát triển thân lá:
+ Chiều cao cây (cm) = Tổng chiều cao cây/ Tổng cây theo dõi
+ Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây (cm/ngày) =
H2 – H1
25

Trong đó: H1 là chiều cao cây đo lần trước
H2 là chiều cao cây đo lần sau
+ Tốc độ tăng chiều dài cuống lá (cm) =
L2 – L1
25
Trong đó: L1 là chiều dài cuống lá đo lần trước
L2 là chiều dài cuống lá đo lần sau
+ Khả năng phát triển của lá non:
Chiều dài cuống lá trung bình (cm) =

chiều rộng lá

Số lá theo dõi
Chiều dài lá trung bình (cm) =

chiều dài lá

Số lá theo dõi
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
15
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Chiều rộng lá trung bình(cm) =

chiều rộng lá

Số lá theo dõi
+ Tốc độ ra lá (lá/ngày) =
Số lá lần sau – Số lá lần trước
20



số lá
+ Số lá trung bình/ cây (lá): =

số cây theo dõi
+ Tốc độ hình thành chồi mới (chồi/cây) = T2 – T1
Trong đó: T1 là số chồi đếm được lần trước
T2 là số chồi đếm được lần sau
+ Diện tích lá (cm
2
): Được đo bằng phương pháp hệ số K
Để tính được hệ số K của Hồng môn chúng tôi dùng phương pháp
cân gián tiếp: Ngắt lá Hồng môn in trên một tờ giấy, cân miếng giấy hình lá
Hồng môn vừa được in cho khối lượng P
1
. Cân 1cm
2
giấy (cùng loại) được
khối lượng P
2
. Diện tích của miếng giấy hình lá là: S = P
1
/P
2
. Đo chiều dài
(D) và chiều rộng (R) của miếng giấy hình lá Hồng môn. Mà S = D* R* K,
như vậy K = S/ D*R. Áp dụng cách làm này với 3 lá ở 3 tầng lá lần lượt
thu được các giá trị K
1
, K

2
, K
3
. Lấy giá trị trung bình của ba giá trị này
được hệ số K của lá Hồng môn. Qua tính toán được K = 0,71.
+ Tốc độ tăng diện tích lá (lá/ngày) =
S2 – S1
25
Trong đó: S1 là diện tích lá đo lần trước
S2 là diện tích lá đo lần sau
V. Phương pháp theo dõi
Tiến hành theo dõi 10 chậu trên mỗi ô thí nghiệm.
- Chiều cao cây, chiều dài cuống lá, số lá /cây, diện tích lá, tiến hành
theo dõi 25 ngày/lần.
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
16
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Đo chiều cao cây: Vuốt lá. Dùng thước nhựa 20 cm đo từ bề mặt giá
thể đến chóp lá dài nhất.
Đếm lá/cây: Đánh dấu số lá trên cùng của mỗi lần đếm, số lá mỗi lần
theo dõi bằng số lá lần đếm trước + số lá mới ra thêm.
Đo cuống lá(cm): Dùng thước nhựa 20 cm đo từ gốc cuống đến gốc lá.
Đo chiều dài lá(cm): Dùng thước nhựa 20 cm đo từ gốc lá đến chóp lá.
Đo chiều rộng lá(cm): Dùng thước nhựa 20 cm đo chiều rộng của lá
ở vị trí có kích thước lớn nhất.
Đo cuống lá ở lá có cuống dài nhất, đo chiều dài và chiều rộng lá ở lá
lớn nhất.
- Số chồi mọc mới, theo dõi 20 ngày/lần tính từ khi có chồi xuất hiện.
- Phát triển của lá non: Tiến hành theo dõi kích thước (dài cuống, dài
lá, rộng lá) của lá non theo định kỳ 20 ngày/lần, tính từ khi các lá non cùng

đợt xuất hiện.
Đo cuống lá(cm): Dùng thước nhựa 20 cm đo từ gốc cuống đến gốc lá.
Đo chiều dài lá(cm): Dùng thước nhựa 20 cm đo từ gốc lá đến chóp lá.
Đo chiều rộng lá(cm): Dùng thước nhựa 20 cm đo chiều rộng của lá
ở vị trí có kích thước lớn nhất.
VI. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp Excell
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
17
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
PHẦN III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
I. THÍ NGHIỆM 1: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ ĐẾN
SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA HỒNG MÔN ALABAMA.
Cùng với các yếu tố như nước, dinh dưỡng, điều kiện tiểu khí hậu,
giá thể là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng
phát triển của cây. Với giống Hồng môn Alabama cũng vậy, giá thể không
chỉ là nơi để cây trồng bám rễ, giúp cây đứng vững mà còn là nơi dự trữ
nước và chất dinh dưỡng để cung cấp dần cho cây. Ngoài tác dụng dự trữ,
giá thể còn có tác dụng nâng đỡ và bảo vệ cây, điều này lại càng quan trọng
đối với những cây có bộ rễ mẫn cảm như giông Hồng môn Alabama.
I.1. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây
và chiều dài cuống lá của Hồng môn Alabama.
Sự sinh trưởng và phát triển của Hồng môn alabama được thể hiện
qua nhiều yếu tố, trong đó tốc độ tăng trưởng chiều cao cây phản ánh một
cách sát thực về tình hình sinh trưởng, phát triển của cây. Hồng môn
Alabam là cây thuộc họ ráy vì vậy, chiều cao cây có quan hệ mật thiết với
chiều dài cuống lá và kích thước của lá. Sự tăng trưởng của cuống lá nhanh
hay chậm là một phần để thể hiện sự tăng trưởng của chiều cao cây.
Theo dõi hai chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và chiều dài

cuống lá qua các thời điểm 25 ngày, 50 ngày, 75 ngày sau khi sang chậu
thu được kết quả trình bày ở bảng 1.
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
18
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Bảng 1. Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây và chiều dài cuống lá của
tiểu Hồng mônAlabama (cm/ngày)
Chú thích:
TĐ: tốc độ
CT1 : công thức 1
CT2: công thức 2
CT3: công thức 3
CT4: công thức 4
CT5: công thức 5
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
Kỳ theo dõi 25 ngày sau trồng 50 ngày sau trồng 75 ngày sau trồng
Chỉ tiêu
CT

tăng chiều
cao

dài cuống


tăng chiều
cao

dài cuống



tăng
chiều
cao

dài cuống

CT1 0.030 0.017 0.048 0.021 0.073 0.037
CT2 0.033 0.017 0.055 0.022 0.086 0.039
CT3 0.034 0.018 0.070 0.025 0.104 0.046
CT4 0.025 0.013 0.036 0.016 0.060 0.028
CT5 0.026 0.014 0.041 0.019 0.069 0.030
19
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Đồ thị 1-2. Tốc độ tăng chiều cao cây và chiều dài cuống lá của Hồng
môn Alabama
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
20
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
21
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Từ bảng 1 và đồ thị 1-2 cho thấy: Thời gian đầu (từ khi trồng đến 25
ngày) do mới chuyển chậu, cây đang dần thích nghi với giá thể mới, khả
năng hấp thụ dinh dưỡng của cây còn thấp, tốc độ tăng trưởng chiều cao
cây và chiều dài cuống lá còn đang chậm, chiều cao cây và chiều dài cuống
lá ở các công thức chênh lệch không đánh kể, tốc độ phát triển chiều cao
cây và dài cuống lá ở thời gian này là thấp hơn các giai đoạn 50 ngày và 75
ngày sau trồng. Qua theo dõi chúng tôi cũng nhận thấy ở giai đoạn cuối (75
ngày sau trồng) tốc độ phát triển của hai chỉ tiêu trên ngày càng tăng rất

nhanh so với hai giai đoạn trước, nguyên nhân là do đây là thời kỳ cây đã
hoàn toàn ổn định và tạo điều kiện cho cây sinh trưởng sinh dưỡng ngày
càng mạnh mẽ, dinh dưỡng được tập trung nuôi thân, lá, chồi vì vậy khả
năng phát triển thân lá của Hồng môn Alabama trong thời kỳ này là rất
nhanh.
Về tốc độ tăng chiều dài cuống lá: Từ đồ thị 1 cho thấy, tốc độ phát
triển chiều dài cuống lá của các công thức mạnh nhất là ở thời điểm 75
ngày sau trồng. Ở lần đo này, CT3 và CT2 có tốc độ phát triển chiều dài
cuống lá tăng 0,046 cm/ngày và 0,039 cm/ngày so với giai đoạn trước, tăng
nhanh hơn so với công thức khác. Sau 75 ngày theo dõi chúng tôi nhận
thấy rằng: tốc độ tăng chiều dài cuống lá của CT3 là cao nhất, CT2 cao hơn
CT1(ĐC), CT5 và CT4 thấp hơn CT1(ĐC) trong đó CT4 là công thức thấp
nhất cụ thể là:
CT1(ĐC): tốc độ tăng chiều dài cuống lá đạt 0,037 cm/ngày.
CT2: tốc độ tăng chiều dài cuống lá đạt 0,039 cm/ngày, cao hơn ĐC
0,002 cm/ngày.
CT3: tốc độ tăng chiều dài cuống lá đạt 0,046 cm/ngày cao hơn ĐC
0,009 cm/ngày.
CT4: tốc độ tăng chiều dài cuống lá đạt 0,028 cm/ngày thấp hơn ĐC
0,009 cm/ngày.
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
22
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
CT5: Tốc độ tăng chiều dài cuống lá đạt 0.03 cm/ngày thấp hơn ĐC
0,007 cm/ngày.
Về tốc độ tăng chiều cao cây: đặc điểm của Hồng môn là chiều cao
cây tăng tỉ lệ thuận với chiều dài cuống lá, do vậy ở chỉ tiêu này thời điểm
75 ngày sau trồng cũng là thời điểm tốc độ tăng chiều cao cây là mạnh
nhất, CT3 và CT2 vẫn là những công thức có tốc độ tăng trưởng tốt hơn
các kết quả đạt được lần lượt là 0,104 cm/ngày và 0,086 cm/ngày. CT4 và

CT5 có tốc độ tăng chiều cao cây ở mức thấp hơn CTĐC (CT4 đạt 0,06
cm/ngày, CT5 đạt 0,069 cm/ngày).
Như vậy, ở các công thức có thành phần giá thể khác nhau thì tốc độ
tăng trưởng chiều cao cây và tốc độ dài cuống lá là khác nhau. CT3 (giá thể là
xơ dừa + trấu hun + phân chuồng tỉ lệ 1:1:1) là công thức cho kết quả tốt nhất,
tiếp đến là CT2 (giá thể là xơ dừa + đất phù sa + phân chuồng tỉ lệ 1:1:1).
Công thức đối chứng (CT1) với thành phần giá thể là đất phù sa + trấu hun +
phân chuồng tỉ lệ 1:1:1 cho kết quả tốt hơn CT4 (giá thể đất phù sa + phân
chuồng tỉ lệ 1:1), và CT5 (giá thể là sơ dừa + phân chuồng tỉ lệ 1:1)
I.2. Ảnh hưởng của giá thể trồng đến tốc độ ra lá và diện tích lá của
Hồng môn Alabama.
Lá là cơ quan sinh dưỡng với chức năng quan trọng là quang hợp,
tổng hợp các chất hữu cơ tạo ra năng lượng để nuôi cây, là cơ sở cho sự
duy trì và tích luỹ chất khô. Chỉ số diện tích lá cho biết mức độ che phủ của
lá trên diện tích đất mà cây trồng chiếm chỗ.
Nhìn chung, cây có số lá và chỉ số diện tích lá càng cao thì khả năng
tạo sinh khối càng lớn, do đó số lá và chỉ số diện tích lá là những chỉ tiêu
quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng của cây. Theo dõi hai chỉ tiêu tốc độ
ra lá và diện tích lá tại các thời điểm 25 ngày, 50 ngày, 75 ngày sau khi
sang chậu thu được kết quả trình bầy ở bảng 2.
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
23
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Bảng 2. Tốc độ tăng diện tích lá và tốc độ ra lá của Hồng Môn Alabama.
Kỳ theo dõi 25 ngày sau trồng 50 ngày sau trồng 75 ngày sau trồng
Chỉ Tiêu
CT
TĐ tăng S

(cm

2
/ngày
)
TĐ ra lá
(lá/ngày
)
TĐ tăng S

(cm
2
/ngày
)
TĐ ra lá
(lá/ngày
)
TĐ tăng S

(cm
2
/ngày
)
TĐ ra

(lá/ngày
)
CT1(ĐC) 0.055 0.080 0.092 0.120 0.221 0.220
CT2 0.058 0.090 0.105 0.130 0.237 0.240
CT3 0.064 0.102 0.128 0.142 0.326 0.260
CT4 0.049 0.070 0.084 0.095 0.163 0.160
CT5 0.052 0.072 0.089 0.102 0.197 0.200

Chó thÝch:
T§: tèc ®é
CT1 : c«ng thøc 1
CT2: c«ng thøc 2
CT3: c«ng thøc 3
CT4: c«ng thøc 4
CT5: c«ng thøc 5
S: diÖn tÝch
§C: §èi chøng
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
24
Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội Khoa Nông Học
Đồ thị 3-4. Tốc độ phát triển diện tích lá và tốc độ ra lá
Nguyễn Thị Vẻ Chuyên đề tốt nghiệp
25

×