Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản và giải pháp thích ứng trên địa bàn xã hương phong thị xã hương trà tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (934.11 KB, 104 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

Khoa Tài nguyên đất và Mơi trường Nơng nghiệp

KHĨA LUẬN

TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI :
Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất ni
trồng thủy sản và giải pháp thích ứng ở xã Hương Phong- Thị Xã
Hương Trà- Tỉnh Thừa Thiên Huế

Sinh viên thực hiện

: Phạm Minh Hoàng

Lớp

: Quản Lý Đất Đai – 45B

Địa điểm thực tập

: Phịng Tài ngun và Mơi trường thị
xã Hương Trà

Thời gian thực tập

: Từ ngày 05/01 đến 08/05/2015

Giáo viên hướng dẫn


: Ths. Trần Trọng Tấn

Bộ môn

: Quy hoạch và Kinh tế đất

Năm 2015


LỜI CÁM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu thực hiện đề tài khóa luận tốt
nghiệp trong khoảng thời gian từ 05/01/2015-08/05/2015 tại địa phương. Đến
nay, em đã hồn thành khóa luận tốt nghiệp của mình với đề tài: ”Nghiên cứu
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đất ni trồng thủy sản và giải pháp
thích ứng trên địa bàn xã Hương Phong- Thị Xã Hương Trà- Tỉnh Thừa
Thiên Huế”.
Để hồn thành khố luận tốt nghiệp này, trước tiên em xin chân thành
cảm ơn quý thầy giáo, cô giáo Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông
nghiệp, Trường ĐHNL Huế trong suốt 4 năm của khóa học đã tận tình truyền
đạt kiến thức bổ ích và kinh nghiệm quý báu.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn rất sâu sắc đến thầy giáo Th.s Trần Trọng
Tấn, người đã trực tiếp hướng dẫn tận tình cho em trong suốt thời gian thực tập
vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn các cơ, chú, các anh, các chị phịng Tài ngun
và Môi trường thị xã Hương Trà. Lãnh đạo và cán bộ UBND thị xã Hương Trà,
UBND xã Hương Phong đã tạo điều kiện giúp đỡ em hồn thành khóa luận tốt
nghiệp đúng thời gian.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã động viên, giúp
đỡ tơi trong suốt q trình học tập và thực tập tốt nghiệp.
Do kiến thức còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa cao nên việc thực

hiện đề tài khoá luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận
được sự giúp đỡ, góp ý kiến và sự thơng cảm của q thầy cơ.
Một lần nữa, em xin kính chúc quý thầy giáo, cô giáo sức khỏe dồi dào!
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Phạm Minh Hoàng


MỤC LỤC
PHẦN 1.................................................................................................................1
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................................1
1.2. Mục đích.........................................................................................................2
1.3. Yêu cầu...........................................................................................................2
PHẦN 2.................................................................................................................4
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ YÊN CỨU.........................................................4
2.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu......................................................4
2.1.1. Đất nông nghiệp........................................................................................................4
2.1.1.1. Khái niệm chung về đất đai................................................................................4
2.1.1.2. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp............................................................4
2.1.3. Một số khái niệm liên quan đến khí hậu và các hiện tượng có liên quan.................6
2.1.3.1. Biến đổi khí hậu.................................................................................................6
2.1.3.2. Nước biển dâng..................................................................................................7
2.1.3.3. Khơng khí lạnh...................................................................................................7
2.1.3.4.Mưa phùn............................................................................................................7
2.1.3.5. Thiên tai.............................................................................................................7
2.1.3.6. Bão.....................................................................................................................7
2.1.3.7. Lũ lụt..................................................................................................................8
2.1.3.8. Hạn hán..............................................................................................................8

2.1.3.9. Lốc.....................................................................................................................8
2.1.3.10. Rủi ro................................................................................................................8
2.1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu...............................................................................8
2.1.4.1. Ảnh hưởng của biến đỏi khí hậu theo ngành.....................................................9
2.1.4.2. Ảnh hưởng của biến đỏi khí hậu theo vùng.....................................................10
2.1.4.3. Ảnh hưởng của biến đỏi khí hậu với các nước phát triển và đang phát triển. .10

2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu........................................................11
2.2.1. Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu trên thế giới.............................................11
2.2.1.1. Băng-la-đét.......................................................................................................11
2.2.1.2. Trung Quốc......................................................................................................12
2.2.2. Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu tại Việt Nam...........................................16
2.2.2.1. Biểu hiện về nhiệt độ.......................................................................................17
2.2.2.2. Biểu hiện về lượng mưa...................................................................................18
2.2.2.3. Diễn biến mực nước biển.................................................................................19
2.2.2.4. Diễn biến của các yếu tố khác..........................................................................20
2.2.2.5. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam..............................20
2.2.2.6. Kịch bản biến đổi khí hậu được khuyến nghị sử dụng.....................................25
2.2.3. Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu đối với tỉnh Thừa Thiên Huế..................25
2.2.4. Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu đối với thị xã Hương Trà........................28

2.3. Khả năng canh tác đất nơng nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu của Thị
xã Hương Trà......................................................................................................28


2.4. Khả năng ni trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu của Thị xã
Hương Trà...........................................................................................................29
PHẦN 3...............................................................................................................31
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG...........................................................31
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................................................................31

3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................31
3.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................31
3.3. Nội dung nghiên cứu....................................................................................31
3.4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................31
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu tài liệu......................................................................31
3.4.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp..........................................................31
3.4.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp............................................................32
3.4.2. Phương pháp chọn mẫu, chọn điểm........................................................................32
3.4.3. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc.....................................................................32
3.4.4. Phương pháp phân tích số liệu, tài liệu...................................................................33

PHẦN 4...............................................................................................................34
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...............................................................................34
4.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Hương Phong, thị xã
Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.......................................................................34
4.1.1.Điều kiện tự nhiên....................................................................................................34
4.1.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................................34
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo.............................................................................................35
4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết..............................................................................................35
4.1.1.4. Thủy văn..........................................................................................................36
4.1.1.5. Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường...............................................36
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................................38
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................38
4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế...........................................................38
4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập...........................................................41
4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng..................................................................43
4.1.3.Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội............................................45
4.1.3.1 Thuận lợi...........................................................................................................45
4.1.3.2. Khó khăn..........................................................................................................46


4.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã Hương Phong năm 2014.......46
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Hương Phong......................46
4.2.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản của xã Hương Phong.............................................48
4.2.2.1. Tình hình chung...............................................................................................48
4.2.2.2. Hạ tầng vùng ni............................................................................................51
4.2.2.3. Kỹ thuật nuôi....................................................................................................52
4.2.2.4. Phương thức và thực trạng sản xuất.................................................................54


4.3. Những thay đổi của khí hậu ở xã Hương Phong trong vòng 20 năm trở lại
đây ( 1994 – 2014)..............................................................................................55
4.3.1. Thay đổi về nhiệt độ................................................................................................55
4.3.2. Thay đổi về lượng mưa...........................................................................................58
4.3.3. Thay đổi về tần suất và cường độ của thiên tai (bão, lũ lụt,…)..............................61

4.4. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động ni trồng thủy sản
của bà con xã Hương Phong...............................................................................63
4.4.1. Tác động do nhiệt độ tăng.......................................................................................63
4.4.2. Tác động do mưa trái mùa với tần suất cao vào mùa hè.........................................64
4.4.3. Tác động do các hiện tượng bão, lũ thất thường.....................................................65
4.4.4. Tác động do nước biển dâng...................................................................................67

4.5. Đề xuất một số loại hình nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu...................70
4.5.1. Ni xen ghép nhiều đối tượng thủy sản trong cùng một ao nuôi..........................70
4.5.2. Nuôi cá lồng............................................................................................................72
4.5.3. Chuyển đổi một phần diện tích ni kém hiệu quả sang các hoạt động sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp..............................................................................................73

4.6. Các giải pháp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu....................................74
4.6.1. Giải pháp về giống..................................................................................................74

4.6.2. Giải pháp về cơ sở hạ tầng vùng nuôi.....................................................................75
4.6.3. Giải pháp về môi trường.........................................................................................76
4.6.4. Giải pháp về vốn.....................................................................................................76
4.6.5. Giải pháp về quản lý dịch bệnh và tổ chức sản xuất...............................................77
4.6.6. Giải pháp về quy hoạch vùng ni tập trung và chun mơn hóa..........................77
4.6.7. Giải pháp về tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật.......................................78
4.6.8. Giải pháp về chính sách..........................................................................................78

PHẦN 5...............................................................................................................79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................................79
5.1. Kết luận........................................................................................................79
5.2. Kiến nghị......................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................82
PHỤ LỤC...........................................................................................................84


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Ước tính tốc độ nước biển dâng và triều dâng ở Trung Quốc.....13
Bảng 2.2. Ước tính thiệt hại do nước biển dâng tại các vùng châu thổ........14
của Trung Quốc.................................................................................................14
Bảng 2.3. Thay đổi của nhiệt độ và lượng mưa 50 năm qua ở các vùng khí
hậu và trung bình cho cả nước.........................................................................18
Bảng 2.4. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải thấp (B1)....................................................................21
Bảng 2.5. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải trung bình (B2)..........................................................22
Bảng 2.6. Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ 1980 - 1999
theo kịch bản phát thải cao (A2)......................................................................22
Bảng 2.7. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo
kịch bản phát thải thấp (B1).............................................................................23

Bảng 2.8. Mức thay đổi lượng mưa (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch
bản phát thải trung bình (B2)..........................................................................23
Bảng 2.9. Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo
kịch bản phát thải cao (A2)..............................................................................24
Bảng 2.10. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999 Kịch bản
biến đổi khí hậu được khuyến nghị sử dụng...................................................25
Bảng 4.1. Tình hình chăn ni xã Hương Phong năm 2014..........................39
Bảng 4.2. Lượng giống thủy sản thả nuôi năm 2014 xã Hương Phong........40
Bảng 4.3. Sản lượng thủy sản thu hoạch năm 2014 xã Hương Phong..........40
Bảng 4.4. Tình hình dân số xã Hương Phong năm 2013................................42
Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp xã Hương Phong năm 2014
.............................................................................................................................46
Bảng 4.6. Thống kê diện tích, sản lượng thu hoạch của các đối tượng nuôi
thủy sản qua các năm từ 2009 – 2014..............................................................50
Bảng 4.7. Thống kê đối tượng và giống thả từ các năm từ 2009 – 2014.......53
Bảng 4.8. Nhiệt độ khơng khí trung bình tháng và năm giai đoạn1994 –
2014.....................................................................................................................56
Bảng 4.9. Tổng lượng mưa tháng và năm giai đoạn 1994 – 2014..................59
Bảng 4.10 . Số cơn bão đổ bộ vào khu vực Quảng Bình – Thừa Thiên Huế 62
Bảng 4. 11. Tần suất (%) số cơn bão ảnh hưởng tới Thừa Thiên Huế.........62
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của nắng nóng đến nuôi trồng thủy sản ở Hương
Phong..................................................................................................................63


Bảng 4.13. Ảnh hưởng của mưa trái mùa đến nuôi trồng thủy sản.............64
Bảng 4.14. Mức độ ảnh hưởng của bão, lũ thất thường đến nuôi trồng thủy
sản.......................................................................................................................66
Bảng 4.15. Mức độ ảnh hưởng của nước biển dâng đến nuôi trồng thủy sản
.............................................................................................................................67
Bảng 4.16. Thống kê diện tích bị nhiễm mặn qua các năm từ 2009 – 2014. 69

Bảng 4.17. Hình thức nuôi trồng thủy sản qua các năm từ 2011 – 2014 xã
Hương Phong.....................................................................................................70
Bảng 4.18. Hạch toán kinh tế các hộ tham gia mơ hình ni xen ghép qua
các năm 2012 – 2013 xã Hương Phong............................................................72


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1. Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp năm 2014 xã Hương Phong. 48
Biểu đồ 4.2. Biểu đồ thể hiện nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 1994 – 2013
.............................................................................................................................58
Biểu đồ 4.3. Biểu đồ thể hiện tổng lượng mưa năm giai đoạn 1994 – 2014..61
Biểu đồ 4.4. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của nắng nóng đến ni
trồng thủy sản....................................................................................................63
Biểu đồ 4.5. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của mưa trái mùa đến nuôi
trồng thủy sản....................................................................................................65
Biểu đồ 4.6. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của bão, lũ thất thường
đến nuôi trồng thủy sản....................................................................................66
Biểu đồ 4.7. Biểu đồ thể hiện mức độ ảnh hưởng của nước biển dâng đến
nuôi trồng thủy sản............................................................................................68
Biểu đồ 4.8. Biểu đồ thể hiện diện tích bị nhiễm mặn qua các năm từ năm
2009 – 2014.........................................................................................................69
Biểu đồ 4.9. Biểu đồ thể hiện hình thức ni trồng thủy sản ở xã Hương
Phong qua các năm từ 2011 – 2014..................................................................71


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Diễn biến nhiệt độ tại các trạm khí tượng Việt Nam.....................17
Hình 2.2. Diễn biến nhiệt độ (a) và lượng mưa (b) ở Việt Nam 50 năm qua
.............................................................................................................................19



BẢNG CHÚ GIẢI NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT

ATNĐ

: Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BVTV

: Bảo vệ thực vật

ĐB

: Đồng bằng

HĐND

: Hội đồng nhân dân

HTX

: Hợp tác xã

KHKT

: Khoa học kỹ thuật


NN

: Nông nghiệp

NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

TB

: Trung bình

TBA

: Trạm biến áp

TS

: Thủy sản

TTCN

: Tiểu thủ cơng nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân



PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở Miền Trung Việt Nam, có
đường bờ biển dài 126km có nhiều thế mạnh trong phát trển kinh tế nói chung
và ni trồng thủy sản nói riêng. Hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, với diện
tích hơn 22.000 ha mặt nước trải dài trên 5 huyện (Phong Điền, Quảng Điền,
Hương Trà, Phú Vang, Phú Lộc), là hệ đầm phá lớn nhất Đông Nam Á, có hệ
sinh thái đa dạng, phong phú, là nơi sinh tồn của hàng nghìn lồi thủy sinh có
giá trị kinh tế cao và là nguồn sinh kế của hàng chục ngàn hộ dân sinh sống trên
sông nước và ven bờ với các hoạt động đánh bắt, khai thác và nuôi trồng thủy
hải sản,…
Nuôi trồng thủy sản là một trong những thế mạnh của các huyện ven phá
Tam Giang, các hoạt động nuôi trồng thủy sản phát triển rất nhanh và chuyển
hóa mạnh từ ni tự nhiên, ni quảng canh, nuôi với mật độ thấp sang nuôi
công nghiệp, nuôi thâm canh, ni với mật độ cao… diện tích ni trồng thủy
sản tăng lên nhanh chóng từ các hoạt động khai hoang lấn phá, chuyển đổi đất
nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản… Do nuôi trồng thủy sản là
một hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao nên bà con tiến hành một cách ồ ạt,
không theo quy hoạch.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu tác động lớn nhất do biến đổi
khí hậu gây ra. Theo các nhà khoa học, cường độ mưa lớn làm cho nồng độ
muối giảm đi trong một thời gian ngắn dẫn đến sinh vật nước lợ và ven bờ, đặc
biệt là lồi nhuyễn thể hai vỏ (nghêu, ngao, sị…) bị chết hàng loạt do không
chống chịu nổi với nồng độ muối thay đổi. Các loại cá nhiệt đới kém giá trị kinh
tế tăng, ngược lại các loại cá cận nhiệt đới có giá trị kinh tế cao bị giảm hoặc
mất hẳn. Thay đổi nhiệt độ còn làm dịch bệnh xảy ra cho nhiều loại cây trồng,
vật nuôi, cùng với môi trường nước xấu đi, là điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển của các loài vi sinh vật gây hại ảnh hưởng xấu đến q trình sản xuất nơng
nghiệp nhất là nuôi trồng thủy sản.

Hương Phong là một xã nhỏ của thị xã Hương Trà nằm dọc theo vùng bờ
biển tỉnh Thừa Thiên Huế, với tổng diện tích tự nhiên 1.570 ha và khoảng
10.000 dân sinh sống. Hai phần ba ranh giới của xã được bao quanh bởi sông

1


Hương và phá Tam Giang nên tác động của các yếu tố thiên tai lên cuộc sống,
hoạt động canh tác và nuôi trồng thủy sản là rất lớn, rất rõ ràng. Đời sống người
dân địa phương chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp và khai thác,
nuôi trồng thủy sản, những hoạt động này phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí
hậu, thời tiết.
Với tổng diện tích mặt nước 668.9 ha xã có tiềm năng rất lớn trong khai
thác và nuôi trồng thủy sản. Đây được xem như là ngành kinh tế chính theo kế
hoạch và định hướng phát triển của xã. Nuôi tôm là hoạt động nuôi trồng thủy
sản chính và là một hoạt động sinh kế quan trọng mang lại lợi nhuận kinh tế cao
nhưng cũng dễ gặp rủi ro và tổn thất khi dịch bệnh xảy ra. Người dân địa
phương đang phải đối mặt với những khó khăn do bệnh tơm gây nên, ơ nhiễm
nước, dụng cụ đánh bắt hủy diệt và giá cả không ổn định. Trong những năm gần
đây nhiều hộ nuôi tôm thâm canh đã bị dịch bệnh và thua lỗ nặng do các yếu tố
thời tiết, khí hậu thay đổi và thiên tai xảy ra thường xun. Ni tơm nói riêng
và ni trồng thủy sản nói chung chịu tác đơng rất lớn bởi các yếu tố môi trường
nhất là nhiệt độ, lượng mưa, thiên tai, bão lũ,…
Xuất phát từ những vấn đề trên, được sự đồng ý của khoa Tài nguyên đất và
Môi trường nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm Huế, sự hướng dẫn của Th.s
Trần Trọng Tấn, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu đến đất ni trồng thủy sản và giải pháp thích ứng trên địa
bàn xã Hương Phong- Thị Xã Hương Trà- Tỉnh Thừa Thiên Huế”.
1.2. Mục đích
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Hương Phong, thị xã

Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến đất nuôi trồng thủy sản.
- Đề xuất một số loại hình sử dụng đất thích ứng với biến đổi khí hậu tại xã
Hương Phong.
- Đề xuất một số giải pháp thích ứng biến đổi khí hậu cho đất ni trồng
thủy sản tại xã Hương Phong.
- Cũng cố các kiến thức đã được học.
1.3. Yêu cầu
- Thu thập đầy đủ các tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài đảm bảo độ chính
xác và có độ tin cậy cao

2


- Số lượng mẫu điều tra phải đủ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu. Thông tin
trong mẫu phiếu phải rõ ràng, đầy đủ, đảm độ tin cậy và có tính khách quan, tính
đại diện cao
- Các loại hình sử dụng đất đề xuất phải có tính khoa học và tính thực tiễn
- Các giải pháp đưa ra phải phù hợp với tình hình của địa phương và phải
có tính khả thi

3


PHẦN 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ YÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận của các vấn đề nghiên cứu
2.1.1. Đất nông nghiệp
2.1.1.1. Khái niệm chung về đất đai
Trong phạm vi nghiên cứu về sử dụng đất, đất đai được nhìn nhận như nhân

tố sinh thái (FAO, 1976). Theo FAO thì đất đai bao gồm tất cả các thuộc tính sinh
học và tự nhiên của bề mặt trái đất ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng và hiệu quả
sử dụng đất. Như vậy đất được hiểu như tổng thể nhiều yếu tố bao gồm: Khí hậu,
địa hình, đất, thổ nhưỡng, thảm thực vật tự nhiên, động vật, những biến đổi do
hoạt động của con người.[ TS.Huỳnh Văn Chương, giáo trình Đánh giá đất, năm
2011, nhà xuất bản Trẻ]
Đất đai là một vạt đất được xác định về mặt địa lý, là một phần diện tích bề
mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc thay đổi có tính chất
chu kỳ có thể dự đốn được của mơi trường bên trên, bên trong, bên dưới nó như
khơng khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn, động thực vật, những hoạt động
từ trước và hiện tại của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh
hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó của con người trong hiện tại và tương
lai.[ TS.Huỳnh Văn Chương, giáo trình Đánh giá đất, năm 2011, nhà xuất bản Trẻ]
Như vậy đất đai là một khoảng không gian giới hạn theo chiều thẳng đứng và
theo chiều nằm ngang có vai trị quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động
sản xuất cũng như trong cuộc sống của xã hội loài người.
Từ các định nghĩa trên, đất đai được hiểu là: Đất đai là một vùng đất có vị trí
cụ thể, có ranh giới và có những thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên kinh
tế xã hội như: địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất, thủy văn, động thực vật và
các hoạt động sản xuất của con người
2.1.1.2. Khái niệm và phân loại đất nông nghiệp
Theo quy định của Luật đất đai năm 2013, có thể hiểu “đất nơng nghiệp” là
tổng thể các loại đất có đặc tính sử dụng giống nhau, với tư cách là tư liệu sản xuất
chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp như trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, khoanh ni tu bổ bảo vệ rừng, nghiên
cứu thí nghiệp về nơng nghiệp, lâm nghiệp. Nhóm đất nơng nghiệp gồm các loại
đất như sau:
4



- Đất trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm.
- Đất rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.
- Đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối.
- Đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ.
Đất nơng nghiệp: là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí
nghiệm về nơng nghiệp, lâm nghiệp, ni trồng thuỷ sản, làm muối và mục đích
bảo vệ, phát triển rừng; bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất
nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác.[20]
Đất sản xuất nông nghiệp: là đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích sản xuất
nơng nghiệp; bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm.
Đất lâm nghiệp: là đất đang có rừng tự nhiên hoặc đang có rừng trồng đạt tiêu
chuẩn rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, đất đang
khoanh nuôi để phục hồi rừng (đất đã giao, cho thuê để khoanh nuôi, bảo vệ nhằm
phục hồi rừng bằng hình thức tự nhiện là chính), đất để trồng rừng mới (đất đã
giao, cho thuê để trồng rừng và đất có cây rừng mới trồng chưa đạt tiêu chuẩn
rừng). Bao gồm đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
Trường hợp đất lâm nghiệp được phép sử dụng kết hợp nuôi trồng thủy sản,
kinh doanh dịch vụ dưới tán rừng thì ngồi việc thống kê theo mục đích lâm
nghiệp cịn phải thống kê theo các mục đích phụ là ni trồng thủy sản, sản xuất,
kinh doanh phi nông nghiệp (trường hợp sử dụng đồng thời vào cả hai mục đích
phụ thì thống kê cả hai mục đích phụ đó).
Đất ni trồng thuỷ sản: là đất được sử dụng chun vào mục đích ni trồng
thủy sản; bao gồm đất nuôi trồng thủy sản nước lợ, mặn và đất chuyên nuôi trồng
thủy sản nước ngọt.
Đất làm muối: là ruộng muối để sử dụng vào mục đích sản xuất muối.
Đất nông nghiệp khác: là đất tại nông thôn sử dụng để xây dựng nhà kính và
các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt kể cả các hình thức trồng trọt không
trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại
động vật khác được pháp luật cho phép; xây dựng trạm, trại nghiên cứu thí nghiệm
nơng nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, xây dựng cơ sở ươm tạo cây

giống, con giống, xây dựng kho, nhà của hộ gia đình, cá nhân để chứa nông sản,
thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, cơng cụ sản xuất nơng nghiệp.

5


2.1.3. Một số khái niệm liên quan đến khí hậu và các hiện tượng có liên quan
2.1.3.1. Biến đổi khí hậu
* Thời tiết – khí hậu
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định
bằng tổ hợp các yếu tố như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa.
Khí hậu là trạng thái trung bình theo thời gian (thường là 30 năm) của thời tiết .
Nếu như thời tiết thể hiện sự thay đổi hàng ngày về các yếu tố như nhiệt độ,
áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa,… và có tính thất thường thì khí hậu thể hiện sự
thay đổi lâu dài về các yếu tố đó và thường có tính ổn định.
Như vậy, mặc dù có những cách hiểu khác nhau về thời tiết và khí hậu, song
các khái niệm đều chỉ chung được rằng: Thời tiết là tình trạng khí quyển nhất thời,
khơng có tính ổn định theo thời gian, cịn khí hậu là trạng thái trung bình nhiều
năm của thời tiết và có đặc tính ổn định cao. Phạm vi của thời tiết được xem xét
nhỏ hơn so với phạm vi của khí hậu.
* Biến đổi khí hậu
BĐKH hiện nay trở thành một vấn đề toàn cầu, khơng riêng gì của bất kỳ
một Quốc gia hay một thể chế xã hội nào, bởi vì ảnh hưởng của BĐKH hết sức
rộng lớn và tác động vào nhiều hoạt động kinh kế - xã hội cũng như đe dọa đến sự
tồn vong của nhân loại.
- Theo công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC):
“Biến đổi khí hậu là “những ảnh hưởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những
biến đổi trong mơi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại
đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự
nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc

đến sức khỏe và phúc lợi của con người” [14].
- Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC): “Biến đổi khí hậu
đề cập đến sự thay đổi về trạng thái của khí hậu mà có thể xác định được (ví dụ sử
dụng các phương pháp thống kê…) diễn ra trong một thời kỳ dài, thường là một
thập kỷ hoặc lâu hơn. Biến đổi khí hậu đề cập đến bất cứ biến đổi nào theo thời
gian, có hay khơng theo sự biến đổi của tự nhiên do hệ quả các hoạt động của con
người” [18].
- Biến đổi khí hậu là “sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài
6


thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể là do các quá trình tự nhiên bên
trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi
thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất” [6].
2.1.3.2. Nước biển dâng
Là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó khơng bao gồm
triều cường và nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể
cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình tồn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ
của đại dương và các yếu tố khác [4].
Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy, tốc độ
dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm
( giai đoạn 1993 – 2008 ), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới.
Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển ở Việt Nam dâng lên khoảng 20 cm.
2.1.3.3. Khơng khí lạnh
Số đợt khơng khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập
kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện mà gần đây nhất
là đợt khơng khí lạnh làm rét đậm, rét hạn kéo dài ở Bắc Bộ.
2.1.3.4.Mưa phùn
Số ngày mưa phùn trung bình ở Hà Nội giảm dần từ thập kỷ 1981 – 1990 và

chỉ còn gần 1 nữa ( 15 ngày/năm ) trong 10 năm gần đây.
2.1.3.5. Thiên tai
Là hiện tượng bất thường của thiên nhiên có thể tạo ra các ảnh hưởng bất lợi
và rủi ro cho con người, sinh vật và môi trường. Thiên tai có thể xảy ra ở một
vùng, một khu vực nhất định nào đó (sấm sét, núi lửa…), một quốc gia (bão, lũ lụt,
hạn hán…), một châu lục (động đất, đứt gãy địa chấn…), hoặc trên toàn thế giới
(hiện tượng nóng lên tồn cầu, hiện tượng El Nino, La Nina…) [4].
2.1.3.6. Bão
Là một nhiễu động sâu sắc nhất trong cơ chế gió mùa mùa hè. Đó là một
vùng khí áp thấp gần trịn, có sức gió từ cấp 8 (17,2 m/s) trở lên cịn những vùng
gió xốy có sức gió từ cấp 6, cấp 7 được gọi là áp thấp nhiệt đới; bán kính một cơn
bão vào khoảng 200 - 300 km, các đường đẳng áp gần đồng tâm và dày sít nhau,
gây ra gió rất mạnh có thể lên tới trên 35 m/s. Trừ phần trung tâm của bão gọi là
mắt bão lặng gió, cịn tồn bộ hệ thống có chuyển động xốy đi lên rất mãnh liệt.
Bão có trữ lượng ẩm rất lớn, có năng lượng nội tại khổng lồ. Mây hình thành trong
bão là những lớp mây rất dày, cho mưa dữ dội trên một vùng rộng lớn. Riêng vùng
trung tâm bão là một vùng gió rất yếu, thậm chí lặng gió và thường rất ít mây [1].
7


2.1.3.7. Lũ lụt
Là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau
đó giảm dần. Trong mùa mưa lũ, những trận mưa từng đợt liên tiếp, cường độ
mạnh, nước mưa tích lũy nhanh trên lưu vực sông, phá, ao, hồ… làm cho nước
sông từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra những trận lũ trong sơng, suối, nếu đất
tại chỗ đã no nước thì nước mưa đổ cả vào dòng chảy, dễ gây ra lũ [10].
2.1.3.8. Hạn hán
Là hiện tượng lương mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm
lượng ẩm trong khơng khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy
sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất

gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng, làm môi trường suy thối
gây đói nghèo, dịch bệnh… Dựa vào ngun nhân gây ra hạn mà có thể chia ra
làm hai loại là: hạn đất và hạn khơng khí
2.1.3.9. Lốc
Là những xốy với hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục đến hàng trăm mét, thường
xảy ra nhanh và khơng lan rộng. Lốc xốy là những xốy nhỏ cuốn lên, thường
xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản khơng dự báo được.
2.1.3.10. Rủi ro
Là những thiệt hại ước đoán (số người chết, bị thương, thiệt hại tài sản và sự
đình trệ các hoạt động kinh tế hay đời sống) do một hiện tượng cụ thể gây ra. Rủi
ro là hàm số giữa khả năng xảy ra cụ thể và những thiệt hại từng trường hợp sẽ gây
nên. Cụm từ này cũng được sử dụng theo nghĩa khả năng thảm họa xảy ra và hậu
quả dưới từng mức độ thiệt hại cụ thể [21].
2.1.4. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu và các tác động tiềm tàng của nó đang ngày càng nhận
được nhiều sự quan tâm trên phạm vi toàn cầu. Các nghiên cứu khoa học ngày
càng đưa ra nhiều bằng chứng về các tác động của BĐKH đối với con người.
BĐKH có những tác động tiềm tàng đến các lĩnh vực, khu vực và các cộng đồng
khác nhau. BĐKH gây ảnh hưởng đến 3 lĩnh vực: (i) kinh tế (bao gồm các
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, công
nghiệp và xây dựng, du lịch), (ii) xã hội (sức khỏe con người) và (iii) môi trường
(bao gồm tài nguyên nước, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, hệ sinh thái và đa
dạng sinh học, chất lượng khơng khí) [9].

8


2.1.4.1. Ảnh hưởng của biến đỏi khí hậu theo ngành
BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống trên phạm vi
tồn thế giới. Khi trái đất nóng dần lên, lượng mưa sẽ thay đổi và các hiện tượng

thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt và cháy rừng cũng trở nên thường xuyên
hơn. Nước biển dâng sẽ gây ngập lụt và nhiễm mặn nguồn nước. BĐKH đã,
đang và sẽ làm thay đổi toàn diện và sâu sắc q trình phát triển và an ninh tồn
cầu trên các lĩnh vực như nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, năng lượng,
nguồn nước, lương thực, việc làm, ngoại giao, văn hóa, kinh tế, và thương mại.
Do phụ thuộc trực tiếp vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên nhạy cảm với
BĐKH, nông nghiệp sẽ là ngành dễ bị tổn thương nhất trước tác động của
BĐKH. Sự gia tăng nhiệt độ và các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ làm cho các
khu vực thích hợp với sản xuất nơng nghiệp bị thu hẹp, độ dài của mùa sinh
trưởng bị rút ngắn, từ đó năng suất nơng nghiệp có thể bị giảm sút trên toàn thế
giới, đặc biệt tại các vùng nhiệt đới, ngay cả khi có những thay đổi trong tập
quán canh tác. Sự suy giảm năng suất nông nghiệp sẽ đe dọa vấn đề an ninh
lương thực toàn cầu. Ước tính rằng, mỗi năm có thể có hơn 3 triệu người bị chết
vì suy dinh dưỡng, khoảng 100 đến 400 triệu người có nguy cơ bị đói và khoảng
1 đến 2 tỷ người sẽ khơng có đủ nước dùng cho nhu cầu sinh hoạt (Ngân hàng
thế giới, 2010, tr.7) [9].
Bên cạnh nơng nghiệp, các ngành/lĩnh vực khác cũng có nguy cơ bị ảnh
hưởng bởi tác động của BĐKH. Hạn hán gia tăng tại một số khu vực trong khi
một số nơi khác có thể bị ngập lụt sẽ gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước.
Đối với ngành thuỷ sản, các khu vực đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản đều bị ảnh
hưởng bởi sự thay đổi của khí hậu, dẫn đến sự thay đổi về giống loài, trữ lượng
và năng suất của nguồn lợi thuỷ sản. Các ngành kinh tế then chốt ở vùng ven
biển như du lịch và cơng nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng làm
phá huỷ các tài sản du lịch và công nghiệp. Nước biển dâng có nguy cơ làm phá
vỡ các cơng trình xây dựng dân dụng, các cơng trình giao thơng, và các khu dân
cư. Nhìn chung, các ảnh hưởng của BĐKH có thể dẫn tới những khủng hoảng về
sinh thái (suy giảm các nguồn tài nguyên thiên nhiên), kinh tế (thiệt hại về tài
sản, mất các sinh kế) và xã hội (tạo ra những dòng người di cư khỏi các vùng bị
ảnh hưởng gây ra sự xáo trộn về trật tự xã hội). Những ảnh hưởng từ BĐKH sẽ
de doạ đến sự phát triển bền vững của các quốc gia trên thế giới [9].


9


2.1.4.2. Ảnh hưởng của biến đỏi khí hậu theo vùng
Các khu vực dễ bị tổn thương nhất trước tác động của BĐKH là các đảo
nhỏ, các vùng châu thổ của các con sông lớn, dải ven biển và vùng núi, trong đó
vùng ven biển là khu vực sẽ bị tổn thương nhiều nhất. Các vùng duyên hải ngày
càng có nhiều nguy cơ bị ảnh hưởng bởi bão, ngập lụt, xâm thực bờ biển và
những ảnh hưởng này đều có nguy cơ gây ra những tác động mang tính thảm
họa và không thể đảo ngược.
Hàng triệu người ở các vùng ven biển đông dân cư và các quốc đảo, đặc
biệt là ở những vùng đất thấp trên các châu thổ của Châu Á và Châu Phi, sẽ bị
mất nhà cửa, phá hủy cơ sở hạ tầng thiết yếu và mất các sinh kế phụ thuộc vào
tài nguyên thiên nhiên. Các cộng đồng ven biển vốn đã nghèo sẽ phải gánh chịu
thêm nhiều thiên tai và rủi ro gây tổn thất nghiêm trọng [9].
2.1.4.3. Ảnh hưởng của biến đỏi khí hậu với các nước phát triển và đang phát triển
Mặc dù BĐKH là một vấn đề toàn cầu nhưng những tác động của BĐKH
không được san sẻ một cách công bằng giữa các quốc gia trên thế giới cũng như
giữa các khu vực trong một quốc gia. Xét trên phạm vi toàn cầu, các nước có
mức đóng góp rất khác nhau vào lượng phát thải chung mà đang làm gia tăng trữ
lượng khí nhà kính trong bầu khí quyển. Mặc dù chỉ chiếm 13% dân số thế giới
nhưng các nước giàu chiếm gần 50% lượng phát thải khí CO 2 (UNDP, 2008,
tr.7). Điều này cho thấy các nước phát triển được coi là thủ phạm chính gây ra
BĐKH nhưng họ có thể bị ảnh hưởng ít hơn các nước đang phát triển do có khả
năng thích ứng tốt hơn với BĐKH (Carew- Reid, 2008).
Các nước đang phát triển dễ bị tổn thương nhiều nhất (ước tính họ phải
gánh chịu khoảng 75 - 80% chi phí tổn thất do BĐKH) trong khi lại có khả năng
thích ứng kém hơn so với các nước phát triển do thiếu năng lực tài chính và thể
chế để quản lý rủi ro khí hậu, cũng như lệ thuộc trực tiếp hơn vào các nguồn tài

nguyên thiên nhiên nhạy cảm với khí hậu để tạo ra thu nhập và của cải. Phần lớn
dân số ở các nước này sống tại những nơi dễ bị ảnh hưởng bởi BĐKH và có điều
kiện kinh tế khơng ổn định (Ngân hàng hế giới, 2010).
Các nước đang phát triển phải gánh chịu chủ yếu các hậu quả của BĐKH
ngay cả khi họ đang thực hiện những nỗ lực xóa đói giảm nghèo và tăng trưởng
kinh tế. Với những nước này, BĐKH làm tăng khả năng dễ bị tổn thương, tàn
phá những thành tựu đã mất nhiều thời gian để gây dựng và phá hoại nghiêm
trọng những triển vọng phát triển. Mực nước biển có thể dâng thêm 1m vào cuối
thế kỷ này sẽ đe dọa hơn 60 triệu người và khối tài sản trị giá 200 tỷ đô la ở các
10


nước đang phát triển. Nhiệt độ trái đất ấm lên 20C có nghĩa là thu nhập đầu
người hàng năm tại Châu Phi và Nam Á sẽ giảm thường xuyên từ 4 đến 5%/năm
(trong khi tổn thất tối thiểu của các nước có thu nhập cao là khoảng 1%). Những
tổn thất này chủ yếu xuất phát từ các tác động trong nông nghiệp vốn là một
ngành quan trọng đối với nền kinh tế của cả châu Phi và Nam Á. Chính vì vậy,
việc thực hiện các mục tiêu phát triển hiên niên kỷ và đảm bảo một tương lai an
toàn và bền vững sau năm 2015 đối với các nước đang phát triển sẽ cịn khó
khăn hơn nữa (Ngân hàng hế giới, 2010) [9].
2.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng, tác hại của biến đổi khí hậu trên thế giới
2.2.1.1. Băng-la-đét
Băng-la-đét là một trong những vùng châu thổ lớn trên thế giới với địa hình
thoải từ phía Bắc xuống phía Nam với 710 km đường bờ biển. Theo đánh giá
của chương trình phát triển Liên hợp Quốc (UNDP) năm 2007, mực nước biển
dâng 1m sẽ nhấn chìm 18% diện tích đất, trực tiếp đe dọa 11% dân số, các đối
tượng bị tổn thương nặng nhất là tài nguyên vùng ven biển, tài nguyên trong
nước, nông nghiệp và đa dạng sinh học (Md. Golam Mahabub sawar, 2005).
Nước biển dâng sẽ làm tăng khả năng xói lở (trong giai đoạn 1972 - 1987,

đã có khoảng 196km2 cồn bị xói lở và tổng 11 cồn biến mất tại lưu cự sơng
Meghna. Giai đoạn 1973 – 1996, có 73.552 ha đất bị xói lở và chỉ có 10.628 ha
được bồi tụ) (Md. Golam Mahabub sawar, 2005).
Ngập lụt là một hiện tượng phổ biến ở Bănglađét, ảnh hưởng tới 80% diện
tích lãnh thổ mà nguyên nhân có thể do lũ quét, mưa lớn, ngập lụt theo mùa và
ngập lụt vùng ven biển do mực nước biển dâng kèm theo bão. Trong những nằm
bình thường, 20 - 25% lãnh thổ bị ngập do nước sơng dâng hoặc tắc nghẽn dịng
chảy, xu thế này càng tăng do các cơn bão lớn trên Vịnh Bengal trong thời gian
từ tháng 11 năm trước đến tháng 5 năm sau (Md. Golam Mahabub sawar, 2005).
Ở Băng-la-đét, diện tích đất canh tác bị thu hẹp hàng năm là 100.000 ha, do đơ
thị hóa và phát triển các khu định cư. Với tốc độ mất đất này, kèm theo các nguy cơ
nhiễm mặn và thối hóa đất, nền nơng nghiệp của Băng-la-đét chắc chắn sẽ bị ảnh
hưởng nghiêm trọng trong tương lai (Md. Golam Mahabub sawar, 2005).
Với một nước có địa hình thấp trũng như Bănglađét, thì các tác động của
nước biển dâng là quá rõ ràng. Các hoạt động sinh kế của người dân và các hệ
sinh thái quan trọng bị ảnh hưởng. Nước biển dâng sẽ là mối đe dọa nghiêm
11


trọng đến sự tồn tại của Bănglađét. Chính vì vậy, chính phủ Bănglađét đã đề ra
các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu các tác động của BĐKH và nước biển
dâng. Các giải pháp này được chia thành hai nhóm, gồm nhóm ‘can thiệp” và
nhóm “hỗ trợ” [12].
Nhóm các giải pháp “can thiệp” bao gồm: (NAPA, 2005)
- Thúc đẩy áp dụng nền canh tác vùng ven biển trong điều kiện độ mặn tăng.
- Thúc đẩy ngư nghiệp vùng ven biển thơng qua ươm, ni, đa dạng hóa
các thực tiễn ni các lồi cá có khả năng chịu mặn ở các vùng ven biển
Bănglađét.
- Xây dựng các khu nhà tránh lũ, thành lập trung tâm thơng tin và hỗ trợ
cho tình hình ngập lụt ngày càng tăng.

- Giảm thiểu tác động của BĐKH thông qua tái trồng rừng với sự tham gia
của cộng đồng địa phương.
- Cung cấp nước sạch cho các cộng đồng vùng ven biển nhằm giải quyết
tình trạng nhiễm mặn gia tăng do nước biển dâng.
- Tăng tính “đàn hồi” của cơ sở hạ tầng đô thị và các ngành công nghiệp
trước tác động của BĐKH như ngập lụt và bão.
Nhóm các giải pháp “hỗ trợ” bao gồm: (NAPA, 2005)
- Xây dựng năng lực về lồng ghép BĐKH vào quá trình quy hoạch, thiết kế
xây dựng cơ sở hạ tầng, quản lý xung đột.
- Tìm kiếm các giải pháp về bảo hiểm trước các thảm họa về BĐKH.
- Lồng ghép thích ứng với BĐKH vào các chính sách và các chương trình
trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau.
- Đưa vấn đề BĐKH vào chương trình giảng dạy ở cấp trung học trở lên.
- Phổ biến thông tin chung về BĐKH và các giải pháp thích ứng cho các
cộng đồng dễ bị tổn thương, các giải pháp ứng phó khẩn cấp và nâng cao nhận
thức về các thảm họa liên quan đến khí hậu.
- Thúc đẩy nghiên cứu các giống cây trồng có khả năng chống mặn, ngập
lụt nhằm hỗ trợ cho việc thích ứng trong tương lai.
- Tìm kiếm và phổ biến các tri thức và kinh nghiệm về thích ứng với khả
năng của BĐKH.
2.2.1.2. Trung Quốc
12


Trung Quốc cũng là nước nằm trong danh sách 20 nước có đơng dân số
sống ở các vùng ven biển có độ cao chưa đến 10m so với mực nước. Trong 50
năm qua, tốc độ nước biển dâng ở Trung Quốc là 2,5 mm/năm. Mực nước biển
dâng cao ở các địa phương có sự khác biệt lớn, trong đó có ảnh hưởng của các
hoạt động kiến tạo địa chất và hoạt động do con người, các vùng đồng bằng ven
biển và châu thổ các con sông lớn nằm trên đới địa chất bị ảnh hưởng lớn bởi tải

trọng của các cơng trình xây dựng cao tầng dày đặc và hoạt động bơm hút nước
ngầm quá mức
Bảng 2.1. Ước tính tốc độ nước biển dâng và triều dâng ở Trung Quốc
ĐVT: cm
Năm

Tốc độ nước biển dâng

2010
2030

2050

2100

Tốc độ thủy chiều dâng

4

5

Thấp

7

14

Trung bình

14


27

Cao

26

49

Thấp

12

23

Trung bình

25

47

Cao

44

81

Thấp

30


56

Trung bình

59

108

Cao

96

175
(Nguồn: [12])

Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của mực nước biển dâng là gia tăng
xói lở bờ biển. Xói lở bờ biển diễn ra mạnh nhất khi lượng phù sa giảm dưới
mức tới hạn hoặc hồn tồn khơng được cung cấp, mà điển hình là châu thổ
sơng Hồng Hà ở phía Bắc tỉnh Giang Tơ. Bờ biển khu vực này đã lùi vào sâu
20km và 14.000km2 đồng bằng châu thổ sơng đã bị nhấn chìm kể từ năm 1885
khi sơng Hồng Hà được chuyển hướng về vịnh Bột Hải ở phía Đơng Bắc tỉnh
Sơn Đơng. Gần 70% bờ biển dạng bùn của Trung Quốc đang bị nước biển xâm
thực do nước biển dâng, giảm phù sa sông, khai thác cát và các cơng trình xây
dựng khơng hợp lý ở vùng ven biển (Fan Daidu và Li Congxian, 2006).
Gia tăng xâm nhập mặn tại các vùng cửa sông và tầng ngập nước là một
hậu quả khác của nước biển dâng, làm trầm trọng hơn tình trạng thiếu nước ngọt
13



và gia tăng đất nhiễm mặn tại các vùng đồng bằng ven biển (Fan Daidu và Li
Congxian, 2006).
Các nhà khoa học Trung Quốc dự báo: tại cửa sông Trường Giang, nếu
mực nước biển dâng 0,44m vào năm 2050, ranh mặn 0,1 - 0,5 sẽ xâm nhập sâu
hơn 3km trong mùa lũ, nước biển dâng 0,96m vào năm 2100, ranh mặn 0,1 0,5% sẽ xâm nhập sâu hơn 6 - 8km. Vào mùa khô nếu nước biển dâng 0,8m ranh
mặn này sẽ tiến sâu vào đất liền hàng chục km (Zhu Jianrong, Wu Hi, Shen
Huanting, 2006).
Mực nước biển dâng cao gây ra những xáo động các hệ sinh thái. Hiện nay,
diện tích các khu rừng ngập mặn ở Trung Quốc là 250 nghìn km 2. Nhiệt độ và
độ mặn chính là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bổ của các khu rừng
ngập mặn. Nhiệt độ tăng có xu thế làm các khu rừng ngập mặn chuyển dịch về
phía Bắc (Zhu Jianrong, Wu Hi, Shen Huanting, 2006).
Bảng 2.2. Ước tính thiệt hại do nước biển dâng tại các vùng châu thổ
của Trung Quốc
Nước biển dâng 30cm

Nước biển dâng 1m

Thiệt hại

Thiệt hại

Thiệt hại

Ước tính

Ước tính

Ước tính


Năm
2000

Năm
2030

Năm
2000

Năm 2030

Châu thổ sơng Châu Giang

22,6

56

104,4

262,5

Châu thổ sông Trường Giang
với bờ biển Giang Tô và phía
Bắc bờ biển Chiết Giang

3,8

9,6

655,6


1599,5

Châu thổ sơng Hồng Hà và
Bờ biển Laizhou và Bột Hải

109,4

274,6

118,1

296,5

Khu vực

Thiệt hại
Ước tính

(Nguồn [12])
Các giải pháp thích ứng và đối phó với BĐKH đặc biệt là nước biển dâng
của Trung Quốc:
Trung Quốc đã đưa Chiến lược quốc gia thích ứng với BĐKH, chiến lược
này đưa ra nhiều giải pháp thích ứng, trong đó có các giải pháp liên quan đến
các lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều gồm nông nghiệp, tài nguyên nước, rừng và các
hệ sinh thái vùng ven biển (NAPA, 2005).
14


* Nông nghiệp

- Tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng nơng nghiệp, tiếp tục mở rộng trình
diễn các hệ thống tưới tiêu tiết kiệm nước. Cải thiện các hệ thơng tưới tiêu và
thốt nước.
- Thay đổi, điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và các hệ thống canh tác, chọn
lọc, ni trồng, nhân giống các loại cây trồng có khả năng chịu hạn, chịu mặn,
chịu nhiệt độ cao.
- Thúc đẩy nghiên cứu và triển khai các công nghệ mới, công nghệ sinh học.
* Tài nguyên nước
Tăng cường quản lý tài ngun nước, thích ứng hài hịa giữa thiên nhiên và
mơi trường trong quản lý tài nguyên nước, tăng cường xây dựng đê, kè, thực
hiện thống nhất quản lý nguồn tài nguyên nước thông qua lồng ghép quản lý lưu
vực vào quá trình quy hoạch, phân bổ và quản lý tài nguyên nước thông qua
lồng ghép quản lý lưu vực vào quá trình quy hoạch, phân bổ và quản lý tài
nguyên nước, thay đổi cách thức sử dụng nước truyền thống.
* Đối với các vùng ven biển
- Xây dựng và sửa đổi các luật và các quy định liên quan, đưa ra các quy
định quản lý cụ thể ở cấp vùng phù hợp với Luật Bảo vệ Môi trường Biển, Luật
Quản lý các vùng biển của Trung Quốc và phù hợp với từng địa phương.
- Nâng cao năng lực về giám sát quan trắc môi trường biển và cảnh báo
sớm. Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm hệ thống đối phó với các thảm họ do
thủy triều ở các vùng ven biển.
- Ngăn ngừa khai thác quá mức nguồn nước ngầm và sụt lún ở các vùng
ven biển bằng việc thực hiện các giải pháp tái nạp nước ngầm nhân tạo tại các
khu vực có mực nước ngầm hạ thấp và sụt lún nền đất.
- Áp dụng giải pháp sử dụng nguồn nước ngọt từ các sông và hồ chứa để
làm loãng và ngăn nước mặn, nước lợ xâm nhập tại các vùng cửa sông.
- Nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ các thành phố ven biển, các dự án lớn và cảng
biển, các dự án lớn và cảng biển.

15



×