1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
LÊ SỸ DOANH
NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU ĐẾN NGUY CƠ
CHÁY RỪNG Ở VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành: Kỹ thuật lâm sinh
Mã số: 62.62.02.05
HÀ NỘI - 2014
2
Luận án được hoàn thành tại:
Trường Đại học Lâm nghiệp – Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS. TS. Trần Quang Bảo
2. GS. TS. Vương Văn Quỳnh
Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại:
Vào hồi …… giờ, ngày tháng năm 2014.
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia và Thư viện trường
Đại học Lâm nghiệp
3
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lê Sỹ Doanh, Vương Văn Quỳnh, 2014. Phương pháp dự báo nguy cơ cháy
rừng theo điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Lâm
nghiệp, số 1, trang 3 - 10.
2. Lê Sỹ Doanh, Trần Quang Bảo, 2014. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam. Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn, số 7,
trang 113 - 118.
3. Lê Sỹ Doanh, Bế Minh Châu, 2014. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
nguy cơ cháy rừng ở vùng Tây Bắc Việt Nam. Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp, số 1,
trang 3154 – 3162.
1
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án
Ở Việt Nam tính đến năm 2013 có 13,86 triệu ha rừng, trong đó có tới 6 triệu ha các loại rừng dễ
cháy như rừng tràm, rừng khộp, rừng thông, rừng bạch đàn, rừng tre trúc v.v… (Bộ NN&PTNT 2013). Vào
mùa khô, với xu hướng gia tăng nóng hạn của khí hậu toàn cầu và diễn biến thời tiết phức tạp trong khu vực
như hiện nay thì hầu hết các loại rừng trên đều dễ dàng bắt lửa và cháy lớn. Vì vậy, cháy rừng thường xảy ra
rất nghiêm trọng. Theo thống kê của Cục kiểm lâm trong vòng 10 năm qua (2002-2012) trên cả nước đã xẩy
ra 9.689 vụ cháy rừng làm thiệt hại 55.505 ha rừng, bình quân mỗi năm rừng bị cháy tới hàng nghìn ha.
Đồng thời Việt Nam cũng được nhận định là một trong năm quốc gia chịu tác động mạnh mẽ nhất của biến
đổi khí hậu (BĐKH). Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay chưa có một nghiên cứu bài bản nào, hay một tác giả
nào đề xuất và thực hiện một cách hệ thống các đánh giá về tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng.
Chính vì vậy, tác giả đã xác định và thực hiện luận án “Nghiên cứu tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy
rừng ở Việt Nam và đề xuất giải pháp ứng phó”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Góp phần quản lý tài nguyên rừng bền vững nhằm thích ứng và ứng phó với
BĐKH ở Việt Nam.
Luận án có những mục tiêu cụ thể sau:
1. Xác định được chỉ số khí hậu (Qi) phản ánh nguy cơ cháy rừng và đặc điểm biến đổi của chúng
theo kịch bản BĐKH.
2. Xác định được các vùng trọng điểm cháy rừng theo kịch bản BĐKH trong tương lai.
3. Đề xuất được các giải pháp giảm thiểu nguy cơ cháy rừng nhằm thích ứng với BĐKH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận án nghiên cứu tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy tại các trạng thái rừng ở vùng đồi núi
Việt Nam theo kịch bản BĐKH trung bình B2 do Bộ Tài Nguyên và Môi trường công bố năm 2009. Trong
nghiên cứu này, tác giả lựa chọn kịch bản BĐKH B2 do: (1) - Kịch bản B1 là kịch bản phát thải thấp và kịch
bản A2 là kịch bản phát thải cao đều không phù hợp với các yếu tố: dân số, kinh tế, công nghệ, năng lượng,
sử dụng đất và nông nghiệp của Việt Nam; (2) – Kịch bản B2 là kịch bản phát thải trung bình của nhóm các
kịch bản phát thải trung bình và đã được Bộ Tài Nguyên Môi Trường khuyến cáo áp dụng ở Việt Nam.
4. Ý nghĩa khao học và thực tiễn của luận án
4.1. Ý nghĩa khoa học
Lần đầu tiên ở Việt Nam, luận án xây dựng được chỉ số khí hậu phản ảnh nguy cơ cháy rừng Qi liên
quan đến BĐKH và phương pháp nghiên cứu tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng. Góp phần hoàn
thiện phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về tác động của BĐKH đến cháy rừng và quản lý bảo vệ
rừng nói chung ở Việt Nam.
Nghiên cứu của luận án đã góp phần bổ sung những hiểu biết về tác động tiềm tàng của BĐKH đến
nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài luận án đã xác định được các vùng cháy rừng hiện tại và ở những thời điểm khác nhau đến
năm 2090. Đây là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc hoạch định chính sách và xây dựng các phương án
phòng cháy chữa cháy rừng và quản lý bảo vệ rừng nói chung.
Đề tài đã xác định được nhiều phương pháp cần thiết để giảm thiểu nguy cơ cháy rừng, thích ứng với
BĐKH đến năm 2020.
2
Luận án có thể được sử dụng như một tài liệu tham khảo hữu ích phục vụ công tác giảng dạy, nghiên
cứu khoa học, học tập của đội ngũ giảng viên và sinh viên của các trường có đào tạo về lĩnh vực lâm nghiệp
và BĐKH.
5. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
5.1. Về phương pháp nghiên cứu:
Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống về ảnh hưởng của BĐKH
đến nguy cơ cháy rừng, kết quả nghiên cứu đã cho phép luận án đề xuất và hoàn thiện: “Phương pháp đánh
giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam”.
Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam được đề xuất thực
hiện qua 4 bước. Với chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Qi được xác định theo công thức sau: Qi=
((Ki-2*Ti-2*abs(Ri-2-100)^0,8)*0,1) + ((Ki-1*Ti-1*abs(Ri-1-100)^0,8)*0,2) + (Ki*Ti*abs(Ri-100)^0,8.
Phương trình liên hệ giữa số ngày có nguy cơ cháy rừng cao Snc45 và chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy
rừng Qi được xác định là: Snc45 = 7,284*Qi + 1,029 với R2 = 0,588. Phân cấp nguy cơ cháy rừng theo số
ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 được chia thành 5 cấp: ít khả năng cháy, nguy cơ cháy thấp, nguy cơ cháy
trung bình, nguy cơ cháy cao, nguy cơ cháy rất cao.
5.2. Về cơ sở lý luận và khoa học:
Kết quả đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở các vùng sinh thái và tại các địa
phương của luận án góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận và cơ sở khoa học về tác động của BĐKH đến
ngành lâm nghiệp nói chung và nguy cơ cháy rừng nói riêng ở Việt Nam trong tương lai. Tính trung bình các
địa phương trong toàn quốc vào thời điểm năm 2090, số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trong năm là 84
ngày/năm với hệ số biến động giữa các tỉnh là 41%. Như vậy, số ngày có nguy cơ cháy rừng cao đã tăng 6
ngày so với thời điểm năm 2050 và 12 ngày so với năm 2030 do tác động của quá trình BĐKH ở nước ta.
Vùng Tây Nam Bộ và Tây Nguyên được dự báo là khu vực có nguy cơ cháy rừng cao nhất do điều kiện thời
tiết nóng hạn gia tăng với số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trong năm được dự báo là 123 ngày/năm và 101
ngày/năm. Hệ số biến động số ngày có nguy cơ cháy rừng cao giữa các vùng sinh thái được xác định là
khoảng 36%.
3
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đã công bố ở trên thế giới và trong nước theo các
chủ điểm: (1) Tổng quan và đánh giá các tài liệu liên quan đến BĐKH và tác động của BĐKH trong lâm
nghiệp, (2) Tổng quan và đánh giá các tài liệu liên quan đến phương pháp dự báo cháy rừng, (3) Tổng quan
và đánh giá các tài liệu về tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng; tác giả rút ra một số nhận xét:
+ Trên thế giới các nghiên cứu đã chứng minh quá trình BĐKH là sự thực và đang tiếp tục diễn ra.
Tác động của nó sẽ ảnh hướng tới nhiều ngành, lĩnh vực và các vùng lãnh thổ. Ở Việt Nam, các nghiên cứu
về BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp là khá mới mẻ và chưa có nhiều công trình được thực hiện. Vì vậy, việc
thực hiện đánh giá tác động của BĐKH trong Lâm nghiệp và đề xuất các giải pháp ứng phó là thực sự cần
thiết và cấp bách.
+ Hiện nay vẫn chưa có phương pháp dự báo cháy rừng chung cho toàn thế giới, mỗi quốc gia, mỗi
khu vực đều nghiên cứu và phát triển các phương pháp dự báo cháy rừng riêng. Ở Việt Nam hiện sử dụng chỉ
tiêu khí tượng tổng hợp của Nesterop có điều chỉnh hệ số K cho các địa phương để dự báo cháy rừng trên
toàn quốc. Tổng quan tài liệu cũng cho thấy, hiện ở Việt Nam chưa có phương pháp dự báo nguy cơ cháy
rừng theo các chỉ tiêu khí hậu.
+ Phương pháp tiếp cận chung của các tác giả trong nghiên cứu tác động của BĐKH đến nguy cơ
cháy rừng là: (1) Xây dựng các chỉ số phản ánh nguy cơ cháy rừng theo điều kiện khí hậu; (2) Sử dụng chỉ số
này để đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng theo các kịch bản BĐKH; (3) Đánh giá nguy cơ
cháy rừng qua số ngày có nguy cơ cháy rừng cao và rất cao trong tháng hay trong năm.
+ Hiện nay ở nước ta chưa có tác giả nào thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH đến
nguy cơ cháy rừng trên quy mô toàn quốc, cũng như đề xuất đươc phương pháp đánh giá tác động của
BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam.
Từ những kết luận được rút ra trong quá trình nghiên cứu tổng quan, cho phép tác giả xác định ba
vấn đề chính sẽ được giải quyết trong đề tài luận án: (1) Nghiên cứu xác định chỉ số khí hậu phản ánh nguy
cơ cháy rừng ở Việt Nam. (2) Xây dựng “Phương pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ
cháy rừng ở Việt Nam”. (3) Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam. Chỉ
số khí hậu dùng để phản ánh nguy cơ cháy rừng được xác định trong đề tài luận án cần có những đặc điểm
sau: (1) – Được xác định thông qua các chỉ tiêu khí hậu (nhiệt độ trung bình, lượng mưa trung bình), (2) –
Phản ánh được sự ảnh hưởng của điều kiện khí hậu những tháng liền trước đến nguy cơ cháy rừng ở tháng dự
báo, (3) – Liên hệ chặt với đặc điểm phân hóa mùa mưa của khu vực dự báo.
4
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu luận án xác định những nội dung nghiên cứu cụ thể sau:
2.1.1. Nghiên cứu xây dựng chỉ tiêu khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng
+ Nghiên cứu đặc điểm biến đổi của các chỉ tiêu khí hậu
+ Nghiên cứu chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng
+ Nghiên cứu đặc điểm biến đổi nguy cơ cháy rừng theo điều kiện khí hậu
+ Nghiên cứu lựa chọn chỉ tiêu khí hậu và ngưỡng phân cấp phản ánh cấp độ của nguy cơ cháy rừng
2.1.2. Nghiên cứu phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng
+ Nghiên cứu đặc điểm biến đổi của chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng theo không gian
+ Nghiên cứu đặc điểm biến đổi của chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng theo thời gian
+ Nghiên cứu đặc điểm biến đổi của nguy cơ cháy rừng theo loại trạng thái rừng
+ Nghiên cứu phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng
2.1.3. Đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng theo kịch bản BĐKH trung bình B2
+ Nghiên cứu đặc điểm biến đổi nguy cơ cháy rừng ở các địa phương khác nhau
+ Nghiên cứu xác định đặc điểm nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam năm 2020
+ Nghiên cứu xác định đặc điểm nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam năm 2050
+ Nghiên cứu xác định đặc điểm nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam năm 2090
2.1.4. Đề xuất giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng
Các giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng được xây dựng và đề xuất theo
các phương pháp của tài liệu hướng dẫn “Đánh giá tác động của biến đối khí hậu và xác định các giải pháp
thích ứng” [26] và dựa trên các kết quả nghiên cứu về tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng của luận
án.
2.2. Phương pháp tiếp cận
2.2.1. Cách tiếp cận hệ thống
Theo quan điểm hệ thống BĐKH và cháy rừng vừa là hiện tượng tự nhiên vừa là hiện tượng kinh tế xã
hội. BĐKH và cháy rừng là hiện tượng tự nhiên, bởi vì nó diễn ra theo những quy luật của tự nhiên và chịu
ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác trong hệ thống tự nhiên như: khí hậu, thời tiết, loại rừng, địa hình, thổ
nhưỡng v.v BĐKH và cháy rừng cũng là một hiện tượng kinh tế - xã hội vì sự xuất hiện và mức độ nguy
hiểm của nó thường gắn liền với các hoạt động kinh tế của con người như: phát triển các hoạt động sản xuất
nông lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, khai thác tài nguyên khoáng sản… Tựu chung, tất cả các yếu tố và
hoạt động này đã góp phần gây nên quá trình BĐKH toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng như hiện
nay. Theo các kết quả nghiên cứu và dự báo thì quá trình BĐKH sẽ diễn ra ngày càng phức tạp và có thể gây
ra những tác động tiêu cực đến môi trường sống, cũng như các hoạt động sản xuất, phát triển của loài người.
Nghiên cứu các kịch bản BĐKH và ảnh hưởng của nó đến nguy cơ cháy rừng được xem là một cách giải
quyết tối ưu cho công tác dự báo và đề xuất các giải pháp ứng phó với những tác động tiêu cực của BĐKH
đến quá trình phát triển của ngành lâm nghiệp trong tương lai.
2.2.2. Cách tiếp cận đa ngành
BĐKH và cháy rừng là hiện tượng tự nhiên, nhưng cũng là hiện tượng kinh tế xã hội. Vì vậy, những
giải pháp giảm thiểu tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng cũng phải bao gồm cả những giải pháp
khoa học công nghệ và cả những giải pháp kinh tế xã hội. Những giải pháp này sẽ liên quan đến cả lâm
nghiệp, nông nghiệp, thuỷ lợi, địa chính, giao thông, môi trường, văn hoá, giáo dục, quốc phòng v.v Chúng
được xây dựng trên cơ sở những kiến thức khí tượng học, thuỷ văn học, lâm sinh học, dân tộc học, xã hội
5
học, kinh tế thể chế, công nghệ thông tin, môi trường và phát triển v.v Chúng được lồng ghép với nhau, hỗ
trợ và bổ sung cho nhau để đạt được mục tiêu đặt ra và giảm đến mức thấp nhất những chi phí của xã hội.
Những kiến thức đơn ngành thường không đầy đủ hoặc phiến diện khi giải quyết các vấn đề liên quan đến
nhiều ngành, nhiều cấp và đòi hỏi kiến thức của nhiều lĩnh vực khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu ảnh hưởng của
BĐKH đến nguy cơ cháy rừng và đề xuất các giải pháp ứng phó là một trong những vấn đề phức tạp, liên
quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực khác nhau cần được giải quyết trên quan điểm đa ngành.
2.2.3. Cách tiếp cận nghiên cứu phát triển
Trong nghiên cứu này các giải pháp ứng phó với ảnh hưởng của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng luôn
hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và được lồng ghép với những hoạt động phát triển kinh tế xã hội
khác. Vì vậy, việc nghiên cứu chúng mang tính chất của những nghiên cứu phát triển với trình tự logic chung
là: phân tích thực trạng tác động của BĐKH theo kịch bản trung bình B2 đến nguy cơ cháy rừng ở các địa
phương, xác định thực trạng, nguyên nhân và xây dựng giải pháp ứng phó phù hợp với hoàn cảnh địa
phương.
Hình 2.1. Sơ đồ phương pháp tiếp cận nghiên cứu của luận án
6
2.3. Cơ sở dữ liệu của luận án
Trong luận án để phục vụ quá trình nghiên cứu và hoàn thiện báo cáo, tác giả đã sử dụng các nguồn tư
liệu cụ thể như sau:
1. Hệ thống 66 ô tiêu chuẩn điển hình đại diện cho các trạng thái rừng đặc trưng được lựa chọn nghiên
cứu do tác giả cùng các cán bộ của Viện Sinh thái rừng và Môi trường điều tra.
2. Kịch bản BĐKH do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố công bố năm 2009.
3. Tham khảo hệ thống số liệu về đặc điểm cấu trúc, vật liệu cháy dưới rừng, số liệu khí tượng,
phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu đã công bố:
- Đề tài Cấp nhà nước: Nguyên cứu các giải pháp sử dụng rừng để chắn sóng ven biển và giảm lũ ở
Việt Nam. Chủ trì đề tài: GS. Vương Văn Quỳnh. Thời gian thực hiện: 2009 – 2010. Thuộc chương trình
khoa học công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên
nhiên. Mã số: KC08.31/06-10.
- Nhiệm vụ: Điều tra, đánh giá tác động, xác định các giải pháp ứng phó, xây dựng và triển khai các kế
hoạch hành động ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực lâm nghiệp. Chủ trì nhiệm vụ: TS. Phạm Minh Thoa.
Thời gian thực hiện: 2010 – 2012. Nhiệm vụ nghiên cứu của Bộ NN&PTNT.
- Dự án Tổng Điều tra Kiểm kê rừng toàn Quốc giai đoạn 2013 – 2015 thực hiện trên địa bàn các tỉnh
Hà Tĩnh, Đăk Lăk, Đăk Nông. Do Trường Đại học Lâm nghiệp là đơn vị thực hiện.
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Chỉ tiêu khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng
3.1.1. Đặc điểm biến đổi của các chỉ tiêu khí hậu
3.1.1.1. Đặc điểm biến đổi của nhiệt độ không khí
Nhiệt trung bình ở nơi cao nhất tăng xấp xỉ 4
o
C vào tháng 6; 3
o
C vào tháng giêng. Nhiệt độ tăng lên
nhiều hơn vào mùa hè nhưng cũng tăng cả vào mùa đông. Tình trạng gia tăng của nhiệt độ ở nơi cao nhất
được thể hiện ở hình 3.1.
Hình 3.1. Sự gia tăng của nhiệt độ nơi cao nhất ở Việt Nam trong các thời kỳ
Nhiệt độ trong mùa đông ở nơi thấp nhất được nâng lên rõ rệt. Trong mùa hè nhiệt độ ở nơi cao nhất
chỉ tăng khoảng 2
o
C, còn mùa đông tăng lên đến 3
o
C hoặc 4
o
C.
Nhiệt độ trung bình ở các nơi đều có xu hướng tăng như nhau, không khác biệt rõ rệt vào mùa hè hay
mùa đông.
7
Nhìn chung nhiệt độ không khí ở nơi cao nhất tăng lên nhiều hơn vào mùa hè, nhiệt độ ở nơi thấp nhất
cũng tăng lên nhiều hơn vào mùa đông, trung bình thì nhiệt độ ở mọi nơi đều tăng lên như nhau ở các tháng
trong năm. Mức tăng của nhiệt độ không khí dao động từ 3 đến 4
o
C từ nay đến năm 2090.
Nhiệt độ tháng thấp nhất tăng dần từ các vùng sinh thái phía Đông bắc đến Đồng bằng Sông Hồng và
tăng dần lên ở các vùng sinh thái phía Nam. Nhiệt độ tháng thấp nhất ở các vùng sinh thái phía bắc thấp hơn
so với các vùng sinh thái phía nam tới trên 10
o
C.
Số liệu cho thấy nhiệt độ tháng cao nhất không phụ thuộc vào vĩ độ nhiều như nhiệt độ tháng thấp nhất
mà chịu ảnh hưởng của độ cao địa hình nhiều hơn. Nó giảm dần từ thấp lên cao. Nhiệt độ tháng cao nhất ở
các vùng thấp cao hơn so với các vùng cao chừng 5
o
C.
Nhiệt độ trung bình năm chịu ảnh hưởng đồng thời của độ cao địa hình và vĩ độ địa phương. Càng lên
cao và càng về phương bắc nhiệt độ trung bình tháng càng thấp. Chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa
các vùng sinh thái chừng 7
o
C.
3.1.1.2. Đặc điểm biến đổi của độ ẩm không khí
Để phân tích đặc điểm biến đổi của độ ẩm theo các vùng sinh thái tác giả đã thống kê đặc điểm biến
đổi độ ẩm không khí ở từng vùng, kết quả thể hiện qua hình 3.9.
Hình 3.9. Biến đổi độ ẩm không khí trung bình ở các vùng sinh thái
Độ ẩm không khí thấp nhất ở khu vực Đông Nam bộ, và Tây Nguyên, các vùng có độ ẩm không khí
trung bình năm cao hơn ở các vùng Bắc Trung bộ và Đồng bằng Bắc bộ. Xu hướng giảm đi của độ ẩm không
khí là rõ rệt ở tất cả các vùng, mức giảm bình quân ở các khu vực khoảng 3 - 4%. Các vùng phía Bắc độ ẩm
sẽ giảm khoảng 4%, ở các khu vực phía Nam là 3%. Một số vùng có mức giảm độ ẩm không khí thấp nhất
khoảng 2% là Nam Trung bộ và Tây Nam bộ.
3.1.1.3. Đặc điểm biến đổi của lượng mưa
Đặc điểm biến đổi của lượng mưa theo kịch bản biến đổi khí hậu trung bình (B2) được tổng hợp và mô
phỏng qua hình 3.10 sau.
8
Hình 3.10. Biến đổi của lượng mưa ở Việt Nam trong các thời kỳ
Số liệu cho thấy sự tăng lên của lượng mưa qua các thời kỳ. Nhìn chung, mức tăng lên trung bình mỗi
năm khoảng 0,05 mm/năm. Tuy nhiên, lượng mưa tăng lên một chút vào mùa hè trong khoảng từ tháng 6 đến
tháng 8, nhưng lại giảm đi vào các tháng mùa khô. Chúng làm sâu sắc hơn tính hạn hán của mùa khô.
Lượng mưa thấp nhất ở khu vực Đông Nam bộ, Tây Bắc và Tây Nam bộ, các vùng có lượng mưa
trung bình năm cao hơn là các vùng Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên. Xu hướng tăng lên của
lượng mưa là thể hiện ở tất cả các vùng. Mức tăng bình quân ở các khu vực khoảng 0,05 mm/năm.
3.1.2. Chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng
Để xác định chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam, tác giả sử dụng hệ thống số liệu
thời tiết trong thời kỳ từ 1980 – 1999 để phục vụ phân tích và nghiên cứu. Đây cũng chính là thời kỳ được sử
dụng làm cơ sở so sánh trong quá trình xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam năm 2009 và thời kỳ
này cũng được sử dụng để xây dựng báo cáo đánh giá tác động của BĐKH lần thứ 4 của IPCC [3].
Trong nghiên cứu này, nguy cơ cháy rừng của một tháng và một năm được xác định theo số ngày có
nguy cơ cháy cao và rất cao. Công thức xác định chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
sẽ được lựa
chọn thông qua khảo nghiệm thực tế mối liên hệ giữa chỉ số Q
i
được tính theo 9 dạng công thức ở bảng 2.1
với số ngày có nguy cơ cháy rừng cao Snc45. Kết quả khảo nghiệm các công thức 2.4 – 2.12 cụ thể như sau:
+ Công thức 2.4; 2.5; 2.6: Kết quả khảo nghiệm cho thấy, khi sử dụng các công thức này để xác định
chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
thì mối liên hệ với số ngày có nguy cơ cháy rừng cao Snc45
đều rất thấp. Vì vậy, nghiên cứu loại bỏ khả năng sử dụng các công thức 2.4; 2.5; 2.6 để xác định chỉ số khí
hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
.
+ Công thức 2.7: Q
i
= K
i
*T
i
*abs(R
i
-100)
Khi sử dụng công thức dạng (2.7) để xác định chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng, cho thấy
mối liên hệ giữa chỉ số Q
i
và số ngày có nguy cơ cháy rừng cao Snc45 tồn tại phương trình chính tắc có
dạng:
Snc45 = 4,635Q
i
+ 0,947 với R² = 0,587. (3.1)
+ Công thức 2.8: Q
i
= (K
i-1
*T
i-1
*abs(R
i-1
-100)*β) + K
i
*T
i
*abs(R
i
-100)
Hệ số β điều chỉnh mức độ ảnh hưởng của điều kiện khí hậu tháng liền trước đến chỉ số khí hậu phản
ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
ở tháng hiện tại của công thức được lựa chọn thông qua kết quả khảo sát mối liên
hệ thực nghiệm giữa chỉ số Q
i
tính theo công thức với số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45, kết quả được tổng
hợp trong bảng 3.12.
9
Bảng 3.12. Sự phù hợp của Q
i
với chỉ số Snc45 theo hệ số β
TT Liên hệ giữa Snc45 với chỉ số Q
i
Hệ số R
2
Hệ số β
1 Snc45 = 4,289*Q
i
+ 0,923 0,590 0,1
2 Snc45 = 3,975*Q
i
+ 0,923 0,590 0,2
3 Snc45 = 3,694*Q
i
+ 0,938 0,589 0,3
4 Snc45 = 3,442*Q
i
+ 0,962 0,586 0,4
5 Snc45 = 3,217*Q
i
+ 0,991 0,583 0,5
6 Snc45 = 3,016*Q
i
+ 1,023 0,579 0,6
7 Snc45 = 2,836*Q
i
+ 1,057 0,575 0,7
8 Snc45 = 2,673*Q
i
+ 1,090 0,571 0,8
9 Snc45 = 2,527*Q
i
+ 1,124 0,568 0,9
10 Snc45 = 2,395*Q
i
+ 1,156 0,564 1,0
Khi hệ số β giảm xuống trong khoảng 0,1 - 0,2 thì hệ số tương quan của liên hệ giữa Q
i
tính theo công
thức (2.8) và chỉ số Snc45 luôn được duy trì là R² = 0,590; cụ thể như sau:
- Khi β = 0,1 tức Q
i
được xác định theo công thức: Q
i
= (K
i-1
*T
i-1
*abs(R
i-1
-100)*0,1) + K
i
*T
i
*abs(R
i
-
100) thì phương trình liên hệ giữa Qi và Snc45 được xác định là: Snc45 = 4,289*Q
i
+ 0,923; với R² = 0,590.
(3.2)
- Khi β = 0,2 tức Q
i
được xác định theo công thức: Q
i
= (K
i-1
*T
i-1
*abs(R
i-1
-100)*0,2) + Ki*Ti*abs(Ri-
100) thì phương trình liên hệ giữa Q
i
và Snc45 được xác định là: Snc45 = 3,975*Q
i
+ 0,923; với R² = 0,590.
(3.3)
+ Công thức 2.9: Q
i
= (K
i-2
*T
i-2
*abs(R
i-2
-100)*µ) + (K
i-1
*T
i-1
*abs(R
i-1
-100)* β) + K
i
*T
i
*abs(R
i
-100)
Với công thức dạng (2.9) chỉ số Q
i
phản ánh mối liên hệ giữa điều kiện khí hậu với nguy cơ cháy rừng
được xác định thông qua điều kiện khí hậu của 3 tháng liên kề: tháng hiện tại và hai tháng liền trước. Để xác
định các hệ số β, µ tác giả tiến hành thử nghiệm với cả 2 trường hợp β = 0,1 và β = 0,2 đồng thời tiến hành
khảo nghiệm sự ảnh hưởng của hệ số µ đến mối liên hệ thực nghiệm giữa Q
i
và Snc45. Kết quả khảo nghiệm
cho thấy khi β =0,2 và µ thay đổi thì liên hệ giữa Q
i
và Snc45 là chặt chẽ hơn so với trường hợp β = 0,1 và µ
thay đổi, mối liên hệ giữa Q
i
và Snc45 khi β = 0,2 và µ thay đổi được tổng hợp trong bảng 3.13.
Bảng 3.13. Sự phù hợp của Q
i
với chỉ số Snc45 theo hệ số β, µ
TT Liên hệ giữa chỉ số Snc45 với Q
i
Hệ số R
2
Hệ số β và µ
1 Snc45 = 3,757*Q
i
+ 0,945 0,583 β = 0,2 và µ = 0,1
2 Snc45 = 3,546*Q
i
+ 0,988 0,573 β = 0,2 và µ = 0,2
3 Snc45 = 3,345*Q
i
+ 1,044 0,563 β = 0,2 và µ = 0,3
4 Snc45 = 3,156*Q
i
+ 1,110 0,552 β = 0,2 và µ = 0,4
5 Snc45 = 2,979*Q
i
+ 1,181 0,541 β = 0,2 và µ = 0,5
6 Snc45 = 2,815*Q
i
+ 1,256 0,530 β = 0,2 và µ = 0,6
7 Snc45 = 2,663*Q
i
+ 1,332 0,519 β = 0,2 và µ = 0,7
8 Snc45 = 2,523*Q
i
+ 1,406 0,508 β = 0,2 và µ = 0,8
9 Snc45 = 2,393*Q
i
+ 1,480 0,498 β = 0,2 và µ = 0,9
10 Snc45 = 2,274*Q
i
+ 1,552 0,488 β = 0,2 và µ = 1,0
Khi µ = 0,1 và β = 0,2 tức Q
i
được xác định theo công thức: Q
i
= (K
i-2
*T
i-
2*abs(R
i-2
-100)*0,1) + (K
i-
1
*T
i-1
*abs(R
i-1
-100)*0,2) + K
i
*T
i
*abs(R
i
-100) thì liên hệ giữa Q
i
và số ngày có nguy cơ cháy cao được xác
định theo phương trình: Snc45 = 3,757*P
i
+ 0,945; với R² = 0,583. (3.4)
+ Công thức 2.10: Q
i
= K
i
*T
i
*abs(R
i
-100)^α
Liên hệ giữa chỉ số Snc45 với Q
i
tính theo công thức (2.10) có liên hệ chặt nhất khi α = 0,8 hoặc α =
0,9 (α là hệ số hiệu chỉnh mức độ ảnh hưởng của lượng mưa tháng đến chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ
cháy rừng Q
i
) các phương trình liên hệ được tổng hợp trong bảng 3.14.
10
Bảng 3.14. Sự phù hợp của Q
i
với chỉ số Snc45 theo hệ số α
TT Liên hệ giữa chỉ số Snc45 với Q
i
Hệ số R
2
Hệ số α
1 Snc45 = 4,635*Q
i
+ 0,947 0,587 1,0
2 Snc45 = 6,368*Q
i
+ 0,868 0,588 0,9
3 Snc45 = 8,731*Q
i
+ 0,794 0,588 0,8
4 Snc45 = 11,94*Q
i
+ 0,726 0,587 0,7
5 Snc45 = 16,30*Q
i
+ 0,666 0,585 0,6
6 Snc45 = 22,22*Q
i
+ 0,614 0,582 0,5
7 Snc45 = 30,16*Q
i
+ 0,572 0,576 0,4
8 Snc45 = 40,90*Q
i
+ 0,541 0,571 0,3
9 Snc45 = 55,24*Q
i
+ 0,519 0,562 0,2
10 Snc45 = 74,44*Q
i
+ 0,511 0,554 0,1
+ Công thức 2.11: Q
i
= ((K
i-1
*T
i-1
*abs(R
i-1
-100)^ α)*β) + (K
i
*T
i
*abs(R
i
-100)^ α)
Sự phù hợp của giá trị Q
i
tính theo công thức (2.11) với chỉ tiêu phản ánh nguy cơ cháy rừng Snc45
được xác định qua mối liên hệ thực nghiệm; trong nghiên cứu này tác giả khảo nghiệm lần lượt giá trị của hệ
số β trong hai trường hợp hệ số α = 0,9 và α = 0,8. Kết quả cho thấy với hệ số α = 0,8 liên hệ giữa Q
i
tính
theo công thức (2.11) và chỉ tiêu thực nghiệm Snc45 có mối liên hệ chặt chẽ hơn. Kết quả khảo nghiệm được
tổng hợp trong bảng 3.15.
Bảng 3.15. Sự phù hợp của Q
i
với chỉ số Snc45 theo hệ số α, β
TT Liên hệ giữa chỉ số Snc45 với Q
i
Hệ số R
2
Hệ số α, β
1 Snc45 = 4,519*Q
i
+ 0,996 0,568 α = 0,8 và β = 1,0
2 Snc45 = 4,769*Q
i
+ 0,964 0,572 α = 0,8 và β = 0,9
3 Snc45 = 5,045*Q
i
+ 0,92 0,575 α = 0,8 và β = 0,8
4 Snc45 = 5,349*Q
i
+ 0,896 0,579 α = 0,8 và β = 0,7
5 Snc45 = 5,689*Q
i
+ 0,862 0,582 α = 0,8 và β = 0,6
6 Snc45 = 6,068*Q
i
+ 0,830 0,586 α = 0,8 và β = 0,5
7 Snc45 = 6,491*Q
i
+ 0,80 0,589 α = 0,8 và β = 0,4
8 Snc45 = 6,964*Q
i
+ 0,778 0,591 α = 0,8 và β = 0,3
9 Snc45 = 7,494*Q
i
+ 0,764 0,592 α = 0,8 và β = 0,2
10 Snc45 = 8,081*Q
i
+ 0,767 0,592 α = 0,8 và β = 0,1
+ Công thức 2.12: Q
i
= ((K
i-2
*T
i-2
*abs(R
i-2
-100)^α)*µ) + ((K
i-1
*Ti-1*abs(R
i-1
-100)^α)*β) +
(K
i
*T
i
*abs(R
i
-100)^α)
Công thức dạng (2.12) là công thức cho phép xác định giá trị Q
i
phản ánh mối liên hệ của điều kiện
khí hậu với nguy cơ cháy rừng có tính đến ảnh hưởng của điều kiện khí hậu hai tháng liền trước tháng hiện
tại. Với kết quả khảo nghiệm ở trên để xác định hệ số µ trong công thức (2.12), tác giả cố định hệ số α = 0,8
khảo nghiệm sự ảnh hưởng của hệ số µ đến liên hệ giữa chỉ tiêu Snc45 với giá trị của Q
i
theo hai trường hợp
β = 0,2 và β = 0,1 với số liệu thực tế. Kết quả khảo nghiệm cho thấy khi β = 0,2 thì tương quan giữa Snc45
và Q
i
chặt chẽ hơn, quá trình khảo sát được thống kê trong bảng 3.16.
Bảng 3.16. Sự phù hợp của Q
i
với chỉ số Snc45 theo hệ số µ
TT Liên hệ giữa chỉ số Snc45 với Q
i
Hệ số R
2
Hệ số α, β, µ
1 Snc45 = 7,082*Q
i
+ 0,786 0,585 α = 0,8; β = 0,2 và µ = 0,1
2 Snc45 = 6,684*Q
i
+ 0,829 0,576 α = 0,8; β = 0,2 và µ = 0,2
3 Snc45 = 6,302*Q
i
+ 0,887 0,566 α = 0,8; β = 0,2 và µ = 0,3
4 Snc45 = 5,945*Q
i
+ 0,955 0,555 α = 0,8; β = 0,2 và µ = 0,4
5 Snc45 = 5,611*Q
i
+ 1,029 0,544 α = 0,8; β = 0,2 và µ = 0,5
6 Snc45 = 5,300*Q
i
+ 1,107 0,533 α = 0,8; β = 0,2 và µ = 0,6
7 Snc45 = 5,014*Q
i
+ 1,185 0,522 α = 0,8; β = 0,2 và µ = 0,7
8 Snc45 = 4,747*Q
i
+ 1,263 0,511 α = 0,8; β = 0,2 và µ = 0,8
9 Snc45 = 4,502*Q
i
+ 1,340 0,501 α = 0,8; β = 0,2 và µ = 0,9
11
TT Liên hệ giữa chỉ số Snc45 với Q
i
Hệ số R
2
Hệ số α, β, µ
10 Snc45 = 4,276*Q
i
+ 1,415 0,491 α = 0,8; β = 0,2 và µ = 1,0
* Lựa chọn chỉ số khí hậu Q
i
Với đặc thù mùa cháy rừng tại các địa phương trên địa bàn nước ta thường kéo dài từ 4 – 6 tháng,
chính vì vậy khi lựa chọn công thức xác định chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng tác giả dựa vào 3
tiêu chí: (1) – Chỉ số khí hậu Q
i
cần phản ánh được sự ảnh hưởng của điều kiện khí hậu các tháng liền trước
đến kết quả dự báo nguy cơ cháy rừng của tháng hiện tại, (2) – Chỉ số khí hậu Q
i
được lựa chọn phải có hệ
số tương quan cao nhất với số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45, (3) – Phương trình liên hệ giữa Snc45 và Q
i
phải thực sự tồn tại và đáp ứng được mục tiêu dự báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ số khí hậu.
Qua khảo nghiệm các công thức xác định chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
cho thấy công
thức tính Q
i
đáp ứng tốt nhất 3 tiêu chí trên được xác định là:
Q
i
= ((K
i-2
*T
i-2
*abs(R
i-2
-100)^0,8)*0,1) + ((K
i-1
*Ti-1*abs(R
i-1
-100)^0,8)*0,2)
+ (K
i
*T
i
*abs(R
i
-100)^0,8 (3.5)
Khi tính Qi theo công thức trên, thì phương trình liên hệ giữa Q
i
và Snc45 được xác định là: Snc45 =
7,082*Q
i
+ 0,786; với R² = 0,585. (3.6)
Trong quá trình lựa chọn công thức xác định chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
luận án căn
cứ theo các kết quả nghiên cứu của TS. Phạm Ngọc Hưng [11]: mùa cháy rừng có thể xác định là những
tháng có lượng mưa ≤ 100mm; chính vì vậy ngưỡng lượng mưa được xác định để điều chỉnh giá trị của hệ
số K từ 1 sang 0 cũng được lựa chọn là 100 mm. Để nâng cao độ chính xác của kết quả dự báo nguy cơ cháy
rừng theo chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
, tác giả tiến hành khảo nghiệm và lựa chọn công
thức hiệu chỉnh hệ số K, kết quả thực nghiệm được tổng hợp trong bảng 3.17.
Bảng 3.17. Công thức xác định hệ số K hiệu chỉnh theo lượng mưa
TT Hệ số K Phương trình liên hệ Hệ số R
2
1 K
i
=(80-Ri)/R
i
Snc45 = 7,500*Q
i
+ 1,300 0,585
2 K
i
=(90-Ri)/R
i
Snc45 = 7,284*Q
i
+ 1,029 0,588
3 K
i
=(100-Ri)/R
i
Snc45 = 7,082*Q
i
+ 0,786 0,585
4 K
i
=(110-Ri)/R
i
Snc45 = 6,919*Q
i
+ 0,547 0,582
5 K
i
=(120-Ri)/R
i
Snc45 = 6,740*Q
i
+ 0,376 0,575
Bảng 3.17. cho thấy ngưỡng lượng mưa điều chỉnh hệ số K cho kết quả tương quan giữa Q
i
và Snc45
cao nhất khi K = 0 với lượng mưa lớn hơn 90mm và công thức xác định hệ số hiệu chỉnh theo lượng mưa K
được xác định cụ thể như sau: K
i
=(90-R
i
)/R
i
, phương trình thể hiện mối liên hệ giữa Snc45 và Q
i
được xác
định là: Snc45 = 7,284*Q
i
+ 1,029 với R
2
= 0,588.
Liên hệ giữa chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
với số ngày có nguy cơ cháy rừng cao
Snc45 là thực sự tồn tại theo phương trình:
Snc45 = 7,284*Q
i
+ 1,029 (3.7)
Với R
2
= 0,588 và đáp ứng tốt mục tiêu dự báo nguy cơ cháy rừng theo chỉ số khí hậu Qi phụ biểu 01.
3.1.3. Đặc điểm biến đổi nguy cơ cháy rừng theo điều kiện khí hậu
Ở nước ta, căn cứ vào điều kiện địa hình, khí hậu và tình hình phát triển dân sinh kinh tế đã chia toàn
bộ lãnh thổ nước ta thành 8 vùng sinh thái, chính vì vậy nghiên cứu cũng đã tiến hành thống kê số ngày có
nguy cơ cháy rừng cao ở các vùng theo kịch BĐKH trung bình B2 kết quả được tổng hợp trong bảng 3.18.
12
Bảng 3.18. Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trong năm ở các vùng sinh thái
TT Vùng sinh thái 2000 2010 2020 2030 2050 2090 Chênh lệch
1 Đồng Bằng bắc bộ 44 49 51 53 55 62 18
2 Đông Bắc bộ 40 44 47 48 51 58 18
3 Tây Bắc bộ 46 51 55 56 60 67 21
4 Bắc Trung bộ 27 31 33 33 36 41 14
5 Nam trung bộ 57 63 65 65 70 77 20
6 Tây nguyên 77 84 88 90 95 101 24
7 Đông Nam bộ 94 101 103 106 110 118 24
8 Tây Nam bộ 99 109 110 113 118 123 24
Hình 3.13. Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao ở các vùng sinh thái
Nguy cơ cháy rừng thấp nhất ở vùng Bắc Trung bộ, Đông Bắc và Đồng bằng Bắc bộ do chịu sự chi
phối của khí hậu đại dương và hơi ẩm từ biển thổi vào, các vùng có nguy cơ cháy rừng cao nhất là các vùng
Đông Nam bộ và Tây Nam bộ và Tây Nguyên. Nguy cơ cháy rừng ở các khu vực đều tăng lên ở những thời
kỳ sau. Tuy nhiên, ở những vùng ít khô hạn thì số ngày có nguy cơ cháy cao tăng thêm khoảng 14 ngày, còn
các vùng khô hạn thì tăng thêm tới 24 ngày trong thời kỳ từ năm 2000 đến năm 2090.
3.1.4. Chỉ tiêu khí hậu và ngưỡng phân cấp phản ánh mức độ của nguy cơ cháy rừng
Trung bình trên cả nước số ngày có nguy cơ cháy rừng cao sẽ tăng lên từ 63 ngày/năm thời kỳ 2000
đến 84 ngày/năm thời kỳ 2090. Nhìn chung, nguy cơ cháy rừng cao xuất hiện chủ yếu từ tháng 11 đến tháng
4 năm sau. BĐKH làm cho nguy cơ cháy rừng tăng lên và dường như kéo dài hơn một chút sang đến đầu
mùa hè.
Hình 3.14. Diễn biến nguy cơ cháy rừng trung bình trên cả nước trong những thời kỳ khác nhau
13
Luận án đã căn cứ vào số ngày có nguy cơ cháy rừng cao và rất cao để xác định cấp nguy cơ cháy cho
mỗi địa phương. Các ngưỡng phân cấp phản ánh cấp độ của nguy cơ cháy rừng được xác định trên cơ sở kết
quả khảo sát đặc điểm biến đổi của nguy cơ cháy rừng theo chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Qi.
Mỗi ngưỡng là một điểm biến đổi về tính chất của đường cong liên hệ giữa nguy cơ cháy rừng với chỉ số khí
hậu. Các ngưỡng để phân cấp nguy cơ cháy theo số ngày có nguy cơ cháy cao và rất cao được xác định cụ
thể như sau.
Bảng 3.20. Cấp nguy cơ cháy rừng xác định theo số ngày có nguy cơ cháy
cao và rất cao trong một tháng
TT
Số ngày có nguy cơ cháy cao và
rất cao trên một tháng
Cấp nguy cơ cháy Mức nguy cơ cháy
1 <= 3 I Ít khả năng cháy
2 3 - 8 II Nguy cơ cháy thấp
3 8 - 13 III Nguy cơ cháy trung bình
4 13 - 18 IV Nguy cơ cháy cao
5 >=18 V Nguy cơ cháy rất cao
Như vậy, phân cấp nguy cơ cháy rừng theo số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 được chia thành 5 cấp:
ít khả năng cháy, nguy cơ cháy thấp, nguy cơ cháy trung bình, nguy cơ cháy cao, nguy cơ cháy rất cao.
3.2. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng
3.2.1. Đặc điểm biến đổi của chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng theo không gian
Đặc điểm biến đổi của chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
theo không gian được đánh giá
thông qua đặc điểm biến đổi của số ngày có nguy cơ cháy rừng cao Snc45. Để xác định quy luật biến đổi của
chỉ số Snc45 theo không gian, nghiên cứu tiến hành phân tích quy luật biết đổi chỉ số Snc45 theo các chỉ số
phản ánh không gian: kinh độ, vĩ độ và độ cao.
Nghiên cứu tiến hành xác định số ngày có nguy cơ cháy rừng cao Snc45 trung bình cho 88 Trạm Khí
tượng phân bố đều trên phạm vi cả nước theo từng tháng trong năm và trung bình cho cả năm, tiếp theo tiến
hành phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu Snc45 tính được với các thông tin về: kinh độ, vĩ độ và độ cao
của từng trạm khí tượng. Kết quả đã xác định được các phương trình phản ánh mối liên hệ giữa chỉ tiêu
Snc45 với các yếu tố không gian: kinh độ (kd), vĩ độ (vd) độ cao (dc) của từng tháng và tính trung bình cho
cả năm cụ thể như sau.
Bảng 3.21. Liên hệ của chỉ số Snc45 với các yếu tố ảnh hưởng
Tháng Liên hệ giữa chỉ số Snc45 với kinh độ, vĩ độ và độ cao
11 Snc45 = 113.37+0.4812*(vd)-1.10016*(kd)-0.00301*(dc)
12 Snc45 = 268.97+0.2201*(vd)-2.406*(kd)-0.006*(dc)
1 Snc45 = 288.95-1.03713*(vd)-2.3981*(kd)-0.00533*(dc)
2 Snc45 = 199.0979-2.33691*(vd)-1.3987*(kd)+0.00006*(dc)
3 Snc45 = 271.679-2.07425*(vd)-2.08609*(kd)-0.00289*(dc)
4 Snc45 = -23.2658-1.38248*(vd)+0.5172654*(kd)-0.00445*(dc)
5 Snc45 = -130.34+0.03265*(vd)+1.243782*(kd)-0.00067*(dc)
6 Snc45 = -57.706+0.214652*(vd)+0.535204*(kd)-0.003*(dc)
7 Snc45 = -46.69+0.2641*(vd)+0.453045*(kd)-0.00621*(dc)
Cả năm Snc45 = 883.85-5.618*(vd)-6.6398*(kd)-0.03264*(dc)
Các phương trình tương quan xác lập được kết hợp với phương pháp nội suy không gian theo nghịch
đảo giá trị khoảng cách đến 3 trạm khí tượng gần nhất, đã cho phép chúng ta nội suy chỉ tiêu số ngày có nguy
cơ cháy cao ở một điểm x bất kỳ khi biết giá trị của Snc45 ở ba trạm khí tượng gần nhất và khoảng cách đến
các trạm.
14
3.2.2. Đặc điểm biến đổi của chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng theo thời gian
Số ngày có nguy cơ cháy rừng cao thường rơi vào các tháng 11, 12, 1, 2, 3, 4 điều này hoàn toàn phù
hợp với thực tế vì đây cũng chính là những tháng trọng điểm trong mùa cháy rừng ở nước ta. Ở nước ta mùa
cháy rừng bắt đầu vào tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 4, số liệu cũng cho thấy số ngày có nguy cơ cháy
rừng cao trong năm bắt đầu tăng dần từ tháng 11 và đạt đỉnh điểm vào 3 tháng 1, 2 và 3 sau đó giảm dần vào
tháng 4 và kết thúc vào đầu tháng 5.
Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến 2010 số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trung bình trên toàn
quốc đã tăng thêm 7 ngày, theo kịch bản BĐKH trung bình B2 do Bộ TN&MT công bố thì số ngày có nguy
cơ cháy rừng vào năm 2020 sẽ là 72 ngày/năm tăng 9 ngày so với năm 2000 và vào năm 2090 số ngày có
nguy cơ cháy cao sẽ tăng lên 84 ngày/năm tăng thêm 21 ngày so với thời điểm năm 2000.
3.2.3. Đặc điểm biến đổi của nguy cơ cháy rừng theo loại trạng thái rừng
Đặc điểm liên quan đến nguy cơ cháy của các trạng thái rừng được hiểu là những đặc điểm chi phối
hoàn cảnh tiểu khí hậu rừng, khối lượng và phân bố vật liệu cháy dưới rừng. Để xác định đặc điểm liên quan
đến nguy cơ cháy của các trạng thái rừng đề tài đã thiết lập 66 ô tiêu chuẩn (OTC) điển hình ở những trạng
thái rừng có diện tích lớn tại các vùng trọng điểm cháy rừng, thu thập các thông tin về cấu trúc rừng và khối
lượng, độ ẩm vật liệu cháy dưới tán rừng vào thời điểm 13 giờ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có thể phân cấp nguy cơ cháy theo các trạng thái rừng ở Việt Nam. Khi
phân tích nguy cơ cháy đối với các trạng thái rừng ở khu vực nghiên cứu, đề tài đã căn cứ đồng thời vào khối
lượng thảm khô, khối lượng thảm tươi và độ ẩm của thảm khô. Đây là ba yếu tố quyết định nhất đến khả
năng bén lửa và hình thành đám cháy khởi đầu, hay nói cách khác, chúng là 3 yếu tố quyết định nhất đến
nguy cơ cháy rừng. Kết quả thống kê đặc điểm của khối lượng thảm khô, thảm tươi và độ ẩm vật liệu cho các
trạng thái rừng được trình bày ở bảng 3.25.
Bảng 3.25. Đặc điểm của khối lượng thảm khô, thảm tươi và độ ẩm vật liệu cháy
của các trạng thái rừng
TT
Tên trạng thái rừng và đất không có rừng
(LDLR)
Khối lượng VLC (kg/ha)
M
tk
(kg/ha)
W
13
(%)
M
tt
(kg/ha)
1 Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh 8.740 14,8 8.320
2 Đất trống cây bụi 4.900 12,9 2.280
3 Rừng trên núi đá 4.283 9,6 3.500
4 Rừng lá rộng nửa rụng lá 7.294 9,1 0
5 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 9.880 13,3 3.122
6 Rừng tre nứa 10.150 12,5 2.950
7 Rừng lá rộng lá kim 9.760 12,9 1.941
8 Rừng trồng 8.200 11,4 1.667
9 Rừng lá rộng rụng lá 10.282 8,6 0
10 Rừng lá kim 11.890 11,7 1.340
Căn cứ vào số liệu ở bảng trên tác giả xác định chỉ số f
ij
và chỉ số Ect ứng với từng yếu tố và từng
trạng thái rừng theo công thức trình bày ở phần phương pháp xử lý số liệu, kết quả trình bày ở bảng 3.26.
Bảng 3.26. Chỉ số f
ij
và chỉ số Ect cho từng yếu tố và từng trạng thái rừng
TT
Tên trạng thái rừng và đất không có
rừng (LDLR)
F
ij
ECT
F
tk
F
w
Ft
t
1 Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh 0,74 0,00 0,00 0,74
2 Đất trống cây bụi 0,41 0,13 0,73 1,26
3 Rừng trên núi đá 0,36 0,35 0,58 1,29
4 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 0,83 0,10 0,62 1,56
5 Rừng tre nứa 0,85 0,15 0,65 1,65
15
TT
Tên trạng thái rừng và đất không có
rừng (LDLR)
F
ij
ECT
F
tk
F
w
Ft
t
6 Rừng lá rộng lá kim 0,82 0,13 0,77 1,71
7 Rừng trồng 0,69 0,23 0,80 1,72
8 Rừng lá rộng nửa rụng lá 0,61 0,38 1,00 2,00
9 Rừng lá kim 1,00 0,21 0,84 2,05
10 Rừng lá rộng rụng lá 0,67 0,42 1,00 2,09
Phân tích số liệu ở bảng trên và tham khảo ý kiến của các chuyên gia đề tài đã căn cứ vào phạm vi
biến động của chỉ số Ect để phân chia các trạng thái rừng thành 3 cấp theo mức nguy hiểm với lửa như 3.27.
Bảng 3.27. Phân cấp nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng ở vùng đồi núi
Việt Nam
TT
Cấp nguy
cơ cháy
Tên cấp nguy
cơ cháy
Giá trị của chỉ
số Ect
Tên trạng thái rừng và đất không
có rừng (LDLR)
1 I Ít nguy hiểm 0 <= Ect < 1 Rừng tự nhiên lá rộng thường xanh
2 II Nguy hiểm 1 <= Ect < 2
Đất trống cây bụi
Rừng trên núi đá
Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa
Rừng tre nứa
Rừng lá rộng lá kim
Rừng trồng
3 III Rất nguy hiểm Ect => 2
Rừng lá rộng nửa rụng lá
Rừng lá kim
Rừng lá rộng rụng lá
Số liệu ở bảng trên cho thấy loại rừng rất nguy hiểm với cháy là rừng rụng lá, nửa rụng lá và rừng lá
kim, rừng có nguy hiểm với cháy là rừng trên núi đá, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng tre nứa, rừng lá rộng
lá kim và rừng trồng, rừng ít nguy hiểm với cháy là các rừng tự nhiên lá rộng thường xanh. Từ kết quả
nghiên cứu, tác giả tiến hành tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực cháy rừng và đề xuất bảng
phân loại các trạng thái rừng theo nguy cơ cháy tại phụ biểu 02.
Kết quả phân tích trên cho thấy nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam phụ thuộc đồng thời vào quá trình
BĐKH và trạng thái rừng. Theo phương pháp chuyên gia [8], [17] đề tài đã lập được biểu tích hợp ảnh
hưởng đồng thời của quá trình biến đổi khí hậu và kiểu trạng thái rừng đến nguy cơ cháy rừng như 3.28.
Bảng 3.28. Tích hợp cấp nguy cơ cháy theo trạng thái rừng với cấp nguy cơ cháy
theo điều kiện khí hậu
Cấp Snc45
Cấp trạng thái rừng
I II III IV V
I I I I II II
II I II III IV V
III I III IV V V
Số liệu ở bảng trên cho thấy khi nguy cơ cháy theo điều kiện khí hậu ở cấp I thì cấp nguy cơ cháy rừng
là cấp I với tất cả các kiểu rừng.
Khi nguy cơ cháy theo điều kiện khí hậu ở cấp II thì nguy cơ cháy rừng là cấp I với trạng thái rừng ít
bị cháy, là cấp II với rừng dễ cháy, cấp III với rừng rất dễ cháy.
Khi nguy cơ cháy theo điều kiện khí hậu ở cấp III thì nguy cơ cháy rừng là cấp I với rừng ít bị cháy,
cấp III với rừng dễ cháy và cấp IV với rừng rất dễ cháy.
Khi nguy cơ cháy theo điều kiện khí hậu ở cấp IV thì nguy cơ cháy rừng là cấp II với rừng ít bị cháy,
cấp IV với rừng dễ cháy và cấp V với rừng rất dễ cháy.
16
Khi nguy cơ cháy theo điều kiện khí hậu ở cấp V thì nguy cơ cháy rừng là cấp II với rừng ít bị cháy,
cấp V với rừng dễ cháy và rất dễ cháy.
3.2.4. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng
Để đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam, từ kết quả nghiên cứu đã trình
bày của luận án, kết hợp tham vấn ý kiến các chuyên gia tác giả đề xuất phương pháp thực hiện với các bước
cụ thể như sau:
Hình 3.20. Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam
Bước 1:
Lựa chọn và chuẩn hóa kịch bản BĐKH được sử dụng để đưa vào đánh giá tác động của BĐKH đến
nguy cơ cháy rừng.
17
Bước 2:
Sử dụng chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
, phương trình liên hệ giữa số ngày có nguy cơ
cháy rừng cao Snc45 với Q
i
, phương pháp nội suy không gian có tính đến trọng số khoảng cách (Inverse
Distant Weighted) để xác định chỉ số Snc45 cho vùng nghiên cứu.
+ Công thức tính chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
theo công thức (3.5).
+ Phương trình liên hệ giữa Q
i
và Snc45 theo phương trình (3.7).
+ Phương pháp nội suy không gian:
Phương trình phản ánh mối liên hệ giữa chỉ tiêu Snc45 với các yếu tố không gian: kinh độ (kd), vĩ độ
(vd) độ cao (dc) theo bảng 3.21.
Chỉ tiêu số ngày có nguy cơ cháy cao ở một điểm x bất kỳ được nội suy từ giá trị Snc45 của ba trạm
khí tượng gần nhất theo công thức (3.8).
Bước 3:
Tổng hợp kết quả tính toán và tra bảng phân cấp nguy cơ cháy theo chỉ tiêu Snc45 tại bảng 2.20 để xác
định cấp dự báo tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng cho khu vực quan tâm.
Bước 4:
Tích hợp kết quả dự báo nguy cơ cháy rừng theo điều kiện khí hậu với hệ thống tư liệu nền về hiện
trạng lớp thảm thực vật rừng để đưa ra thông tin về dự báo tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng có
tính đến ảnh hưởng của các trạng thái rừng khác nhau cho vùng nghiên cứu.
Phương pháp đánh gía tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam được luận án đề xuất
thực hiện theo 4 bước cụ thể như đã trình bày ở trên.
3.3. Đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng theo kịch bản BĐKH trung bình B2
3.3.1. Thực trạng cháy rừng ở các địa phương trong cả nước
Theo thống kê của Cục Kiểm lâm trong giai đoạn 2002 – 2011, tổng diện tích đất lâm nghiệp đã xảy ra
cháy là 55.506 ha, trong đó đất rừng tự nhiên chiếm 16.148 ha, đất rừng trồng chiếm 34.287 ha và đất trảng
cỏ chiếm 5.071 ha. Phần lớn diện tích rừng bị cháy là rừng trồng, diện tích rừng bị cháy của rừng trồng lớn
gấp hơn 2 lần diện tích rừng tự nhiên.
Tổng số vụ cháy rừng đã xảy ra là 9.689 vụ, trong đó có 6.611 vụ được cứu, số người đã tham gia vào
công tác chữa cháy rừng là 60.418 lượt người. Tuy nhiên số vụ tìm được thủ phạm chỉ có 246 vụ chiếm
khoảng 2,5% tổng số vụ và số vụ được xử lý chỉ có 87 vụ chiếm 0,15% là rất thấp.
Tỉnh có số vụ cháy rừng cao nhất là Cao Bằng, Lâm Đồng và Hà Giang tuy nhiên đây lại không phải
là những tỉnh có diện tích rừng bị cháy cao nhất cả nước, diện tích rừng bị cháy của các tỉnh này lần lượt
được xác định là 1.202 ha, 1.856 ha và 1.465 ha. Khi loại trừ 3 tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long là Kiên
Giang, Cà Mau, Long An có diện tích rừng bị cháy lớn do vụ cháy lịch sử tại hai Vườn quốc gia U Minh
Thượng và U Minh Hạ thì các tỉnh có diện tích rừng bị cháy lớn nhất lần lượt là: Kon Tum, Quảng Ninh và
Sơn La với diện tích rừng bị cháy lần lượt là: 3.206 ha, 2.408 ha và 2.163 ha. Như vậy, số vụ cháy rừng xảy
ra trên địa bàn 17 tỉnh trọng điểm cháy rừng là 4.508 vụ chỉ chiếm 47% tổng số vụ, tuy nhiên tổng diện tích
rừng bị cháy là 40.409 ha chiếm 73% diện tích rừng bị cháy của cả nước.
3.3.2. Đặc điểm nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam năm 2020
Theo kịch bản BĐKH trung bình B2 thì vào thời điểm năm 2020 tại nước ta tỉnh có số ngày có nguy
cơ cháy rừng cao Snc45 thấp nhất là Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế và Quảng Nam với 14, 19 và 23 ngày/năm.
Các tỉnh có số ngày có nguy cơ cháy rừng cao Snc45 cao nhất là Kon Tum, Đồng Tháp, Khánh Hòa với 120,
122 và 123 ngày/năm. Số ngày có nguy cơ cháy cao trung bình trên toàn quốc là 72 ngày/năm với hệ số biến
động giữa các tỉnh là 46%.
18
Bảng 3.32. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại các vùng sinh thái năm 2020
Vùng sinh thái T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 CN
Đồng Bằng bắc bộ 12 12 7 3 0 0 0 0 0 0 5 12 51
Đông Bắc bộ 11 12 6 1 0 0 0 0 0 0 6 11 47
Tây Bắc bộ 13 14 9 1 0 0 0 0 0 2 5 11 55
Bắc Trung bộ 6 7 9 4 0 1 2 0 0 0 1 3 33
Nam trung bộ 7 10 15 13 4 3 8 4 0 0 0 1 65
Tây nguyên 22 25 21 6 0 0 0 0 0 0 1 13 88
Đông Nam bộ 22 26 26 9 1 1 1 1 0 0 2 14 103
Tây Nam bộ 24 27 30 16 0 0 0 0 0 0 0 13 110
Năm 2020 15 17 16 11 0 0 1 0 0 0 2 10 72
Hệ số biến động 39
Max 24 27 30 16 4 3 8 4 0 2 6 14 110
Min 6 7 6 1 0 0 0 0 0 0 0 1 33
Khi xét trên quy mô vùng sinh thái thì hai vùng Bắc Trung Bộ và Đông Bắc Bộ là hai vùng có nguy cơ
cháy rừng thấp nhất với số ngày có nguy cơ cháy cao tại thời điểm năm 2020 được dự báo là 33 và 47
ngày/năm. Hai vùng có nguy cơ cháy rừng cao nhất là Tây Nguyên và Tây Nam Bộ với số ngày có nguy cơ
cháy cao tại thời điểm năm 2020 được dự báo là 88 và 110 ngày/năm.
3.3.3. Đặc điểm nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam năm 2050
Số ngày có nguy cơ cháy cao trong năm 2050 tính trung bình cho cả nước là 78 ngày/năm với hệ số
biến động giữa các tỉnh là 44%, như vậy sau 30 năm so với với năm 2020 dưới tác động của quá trình BĐKH
số ngày có nguy cơ cháy rừng cao ở nước ta đã tăng thêm 6 ngày tương đương tăng thêm khoảng 10%. Tỉnh
có số ngày có nguy cơ cháy rừng cao nhất là Đồng Tháp, Kon Tum, Bình Thuận và Gia Lai với 131
ngày/năm, 127 ngày/năm, 111 ngày/năm và 107 ngày/năm tỉnh có số ngày có nguy cơ cháy rừng cao thấp
nhất là Hà Tĩnh với 16 ngày/năm.
Bảng 3.34. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại các vùng sinh thái năm 2050
Vùng sinh thái T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 CN
Đồng Bằng bắc bộ 14 14 8 4 0 0 0 0 0 0 4 11 55
Đông Bắc bộ 13 14 7 0 0 0 0 0 0 1 6 10 51
Tây Bắc bộ 15 17 10 1 0 0 0 0 0 2 5 10 60
Bắc Trung bộ 6 8 9 7 0 0 2 0 0 0 1 3 36
Nam trung bộ 7 11 17 16 4 3 7 4 0 0 0 1 70
Tây nguyên 24 26 23 7 0 0 0 0 0 0 1 14 95
Đông Nam bộ 24 26 28 12 1 1 1 1 0 0 1 15 110
Tây Nam bộ 27 28 30 18 0 0 0 0 0 0 0 15 118
Năm 2050 17 19 17 11 0 0 1 0 0 0 2 11 78
Hệ số biến động 38
Max 27 28 30 18 4 3 7 4 0 2 6 15 118
Min 6 8 7 0 0 0 0 0 0 0 0 1 36
Tại thời điểm năm 2050 vùng có nguy cơ cháy rừng thấp nhất vẫn được xác định là vùng Bắc Trung
bộ với số ngày có nguy cơ cháy rừng cao trong năm được dự báo là 36 ngày/năm tăng thêm 3 ngày so với
thời điểm năm 2020. Vùng có nguy cơ cháy rừng cao nhất cũng được xác định là vùng Tây Nam Bộ và Tây
Nguyên với số ngày có nguy cơ cháy rừng cao được dự báo là 118 ngày/năm và 95 ngày/năm lần lượt tăng
thêm 8 ngày và 7 ngày so với thời điểm năm 2020. Nhìn chung, theo thời gian cùng với quá trình gia tăng
nhiệt độ do BĐKH thì nguy cơ cháy rừng của tất cả các vùng sinh thái đều tăng lên, tuy nhiên sự biến đổi
này là không đều giữa các vùng, hệ số biến động giữa các vùng được xác định là 38%.
19
3.3.4. Đặc điểm nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam năm 2090
Tính trung bình các địa phương trong toàn quốc vào thời điểm năm 2090, số ngày có nguy cơ cháy
rừng cao trong năm là 84 ngày/năm với hệ số biến động giữa các tỉnh là 41%. Như vậy số ngày có nguy cơ
cháy rừng cao đã tăng 6 ngày so với thời điểm năm 2050 và 12 ngày so với năm 2030 do tác động của quá
trình BĐKH ở nước ta.
Bảng 3.36. Số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 tại các vùng sinh thái năm 2090
Vùng sinh thái T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 CN
Đồng Bằng bắc bộ 16 16 9 7 0 0 0 0 0 0 4 10 62
Đông Bắc bộ 15 17 9 2 0 0 0 0 0 1 5 9 58
Tây Bắc bộ 16 20 12 2 0 0 0 0 0 3 5 9 67
Bắc Trung bộ 7 9 11 9 0 0 1 0 0 0 1 3 41
Nam trung bộ 8 12 18 19 5 3 7 4 0 0 0 1 77
Tây nguyên 25 26 25 8 0 0 0 0 0 0 1 16 101
Đông Nam bộ 26 26 29 15 1 1 1 1 0 0 1 17 118
Tây Nam bộ 28 28 30 20 0 0 0 0 0 0 0 17 123
Năm 2090 19 20 19 11 1 0 1 0 0 0 2 11 84
Hệ số biến động 36
Max 28 28 30 20 5 3 7 4 0 3 5 17 123
Min 7 9 9 2 0 0 0 0 0 0 0 1 41
Số liệu cho thấy, nguy cơ cháy rừng theo kịch bản BĐKH trung bình B2 tại thời điểm năm 2090 sẽ
tăng cao tại tất cả các vùng sinh thái; vùng Bắc Trung bộ có số ngày nguy cơ cháy rừng cao được dự báo là
41 ngày/năm tăng thêm khoảng 30% so với thời điểm năm 2020. Vùng Tây Nam bộ và Tây Nguyên được dự
báo là khu vực có nguy cơ cháy rừng cao nhất do điều kiện thời tiết nóng hạn gia tăng với số ngày có nguy
cơ cháy rừng cao trong năm được dự báo là 123 ngày/năm và 101 ngày/năm. Hệ số biến động số ngày có
nguy cơ cháy rừng cao giữa các vùng sinh thái được xác định là khoảng 36%.
Đặc điểm biến đổi nguy cơ cháy rừng tại các địa phương, vùng miền trong toàn quốc theo số liệu
thống kê cũng như theo các kịch bản BĐKH trung bình B2 trong tương lai có thể được mô tả như sau:
- Mức nghiêm trọng của cháy rừng thay đổi rõ rệt giữa các vùng. Những vùng cháy rừng nghiêm trọng
nhất có thể xếp theo thứ tự là Tây Nguyên (Kon Tum, ĐăK Lăk và Gia Lai), Nam trung bộ (Ninh Thuận,
Bình thuận), Bắc Trung bộ (Thanh Hoá, Nghệ An), Tây Bắc (Sơn La, Hoà Bình) và Đông Bắc (Lạng Sơn,
Bắc Giang, Quảng Ninh). Đây là những khu vực vừa có thời kỳ khô hạn kéo dài (thường trên 3 tháng) vừa có
những kiểu rừng dễ cháy (rừng khộp, rừng mới phục hồi, các rừng trồng, đặc biệt là rừng thông và rừng mới
trồng). Tây Nam Bộ cũng là vùng có mùa khô hạn kéo dài và rừng tràm rất dễ cháy. Tuy nhiên, diện tích
rừng còn lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với đất nông nghiệp và đất khác.
- Các vùng trọng điểm cháy rừng thay đổi rõ theo các tháng trong năm. Vào tháng 11 các vùng trọng
điểm chủ yếu ở các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng. Tháng 12 vùng có nguy cơ cháy rừng cao
mở rộng hầu hết các tỉnh miền Bắc, các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Vào tháng 1 vùng có nguy cơ
cháy rừng cao mở rộng cả vào các tỉnh Tây Nam Bộ, sang tháng 2 do ảnh hưởng của mưa phùn, các nguy cơ
cháy rừng ở các tỉnh miền Bắc giảm hẳn chỉ còn lại ở Sơn La và Lai Châu. Vào tháng 3 mưa phùn giảm đi
làm cho miền Bắc lại có nguy cơ cháy rừng cao. Sang tháng 4 nguy cơ cháy rừng ở miền Bắc giảm hẳn, chỉ
còn tập trung chủ yếu ở Nghệ An và khu vực Mường Tè của tỉnh Lai Châu. Vào tháng năm mùa cháy ở hầu
hết các khu vực đất nước đã kết thúc. Tuy nhiên, khu vực Trung trung bộ lại có nguy cơ cháy rừng tăng dần.
Vào các tháng 6, 7 trong khi các khu vực khác gần như không còn nguy cơ cháy rừng nữa thì ở Trung trung
bộ bắt đầu đến thời kỳ có mức nguy cơ cháy rừng cao nhất. Vào các tháng 8, 9, 10 ở tất cả các vùng trong cả
nước đều không có nguy cơ cháy rừng.
20
- Thời kỳ cháy rừng nghiêm trọng nhất của cả nước, có nhiều khu vực đồng thời ở nguy cơ cháy rừng
cao là các tháng 12, tháng 1 và tháng 3. Đây là thời kỳ cần huy động nhiều nhất mọi nguồn lực cho phòng
cháy, chữa cháy rừng.
3.4. Đề xuất giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng
Để xây dựng các giải pháp ứng phó tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng, luận án thực hiện
theo phương pháp của tài liệu “Hướng dẫn Đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu và xác định các giải
pháp thích ứng” do Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường xây dựng năm 2011 với sự tài trợ
của Chương trình Phát triển Liên hợp Quốc (UNDP). Theo tài liệu hướng dẫn thì các giải pháp ứng phó với
tác động của biến đối khí hậu được phân loại cụ thể như sau: (1) - Các giải pháp về tăng cường năng lực; (2)
- Các giải pháp điều chỉnh; (3) - Các giải pháp công nghệ; (4) - Các giải pháp về cơ chế; (5) - Các giải pháp
đầu tư cơ sở hạ tầng; (6) - Các giải pháp sinh thái; (7) - Các giải pháp kinh tế.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng tại các
vùng sinh thái trong cả nước theo chỉ tiêu khí hậu Qi vùng có nguy cơ cháy rừng thấp nhất là vùng Bắc
Trung bộ, Đông Bắc bộ và Đồng Bằng Bắc bộ với số ngày có nguy cơ cháy cao tại thời điểm năm 2090 được
dự báo sẽ tăng lần lượt 14 ngày/năm và 18 ngày/năm so với thời điểm năm 2000. Tiếp theo đến hai vùng
Nam Trung bộ và Tây Bắc bộ với số ngày có nguy cơ cháy rừng cao tăng thêm tại thời điểm năm 2090 lần
lượt là 20 ngày/năm và 21 ngày/năm. Ba vùng có nguy cơ cháy rừng cao nhất được dự báo theo chỉ tiêu khí
hậu Qi là Đông Nam bộ, Tây Nam bộ và Tây Nguyên với số ngày có nguy cơ cháy cao tăng thêm ở thời
điểm năm 2090 so với năm 2000 là 24 ngày/năm.
Đồng thời, theo kết quả nghiên cứu của luận án về phận cấp nguy cơ cháy cho các trạng thái rừng ở
vùng đồi núi Việt Nam đã chia các trạng thái rừng thành ba nhóm cụ thể như sau:
- Nhóm có nguy cơ cháy thấp (Ít nguy hiểm) bao gồm các trạng thái rừng tự nhiên lá rộng thường
xanh.
- Nhóm có nguy cơ cháy trung bình (Nguy hiểm) bao gồm các trạng thái: đất trống cây bụi, rừng trên
núi đá, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa, rừng tre nứa, rừng lá rộng lá kim và rừng trồng.
- Nhóm có nguy cơ cháy cao (Rất nguy hiểm) bao gồm các trạng thái: rừng lá rộng nửa rụng lá, rừng
lá rộng rụng lá và rừng lá kim.
Kết hợp với việc nghiên cứu, phân tích vùng phân bố hiện tại của các nhóm trạng thái rừng trên theo
các vùng sinh thái; cũng như đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, thực trạng và định hướng quy
hoạch phát triển lâm nghiệp của từng vùng sinh thái đến năm 2020 [7]. Từ các thông tin thu thập được, tác
giả đã tiến hành thảo luận nhóm với các các bộ cơ sở và tham vấn ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực lâm
nghiệp và BĐKH để xây dựng và đề xuất các nhóm giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến nguy cơ
cháy rừng ở Việt Nam đến năm 2020, cụ thể như sau:
(1) - Các giải pháp về tăng cường năng lực:
- Tăng cường tuyên truyền giáo dục nâng cao hơn nữa ý thức của cộng đồng, thúc đẩy họ tham gia tích
cực vào công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và các quy định về bảo vệ rừng cho
nhân dân.
- Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, diễn tập chữa cháy rừng cho cán bộ quản lý và người dân địa
phương.
- Rà soát ban hành, bổ sung quy chế quản lý, quy chế phối hợp hoạt động bảo vệ, phòng cháy và chữa
cháy rừng.
- Kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý cháy rừng, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực
lượng bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng.
21
(2) - Các giải pháp điều chỉnh:
Cần căn cứ vào tình hình thực tế để có những điều chỉnh hợp lý về mặt quy hoạch phát triển Lâm
nghiệp, cũng như cơ cấu cây trồng rừng của vùng, các hệ thống biện pháp kỹ thuật áp dụng.
- Không kinh doanh, phát triển các trạng thái rừng có nguy cơ cháy cao tại những vùng được dự báo là
chịu ảnh hưởng mạnh của các quá trình BĐKH làm cho nguy cơ cháy rừng sẽ tăng cao trong tương lai.
- Chuyển đổi loài cây trồng và tăng cường các biện pháp kỹ thuật, chính sách, cơ chế phòng cháy chữa
cháy rừng cho những vùng có nguy cơ cháy rừng cao hoặc vùng có phân bố nhiều các trạng thái rừng có
nguy cơ cháy cao.
(3) - Các giải pháp công nghệ:
- Nghiên cứu phát triển các giống mới có khả năng thích nghi tốt với các quá trình BĐKH đang diễn ra
trên thế giới và đáp ứng tốt các mục tiêu kinh tế của người trồng rừng.
- Nghiên cứu công nghệ sử dụng hữu ích vật liệu cháy dưới rừng như sản xuất nhiên liệu, vật liệu xây
dựng, đồ gia dụng, sản xuất phân bón, than đốt v.v từ thảm khô dưới rừng để thúc đẩy việc đưa vật liệu
cháy ra khỏi rừng.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dự báo, cảnh báo, đưa tin PCCCR đến các nhà quản lý,
chủ rừng và cộng đồng dân cư.
- Ứng dụng công nghệ Viễn thám, GIS và GPS để quản lý bền vững tài nguyên rừng nhằm nâng cao
hiệu quả và giảm thiểu thiệt hại của cháy rừng.
(4) - Các giải pháp về cơ chế:
- Nghiên cứu xây dựng và hòan thiện hệ thống chính sách về dịch vụ môi trường rừng để tăng cường
các nguồn lợi do rừng tạo ra và từng bước tiến tới xã hội hóa nghề rừng.
- Nghiên cứu xây dựng, đề xuất và hoàn thiện hệ thống pháp luật về Quản lý bảo vệ và Phát triển rừng
làm nền tảng cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp theo hướng bền vững và đáp ứng tốt các mục tiêu kinh
tế.
Hai nhóm giải pháp trên góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng cho
công đồng và giảm thiểu các nguyên nhân gây cháy rừng do các hoạt động khai thác tài nguyên từ rừng: đốt
nương làm rẫy, săn bắn, khai thác mật ong số liệu thống kê trong nhiều năm cho thấy đây là một trong
những nguyên nhân chính gây nên cháy rừng ở nước ta.
(5) - Các giải pháp đầu tư cơ sở hạ tầng:
- Tăng cường, bổ sung các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy gồm các phương tiện vận chuyển, máy
bơm và thiết bị chữa cháy chuyên dụng.
- Xây dựng các công trình phòng cháy chữa cháy rừng như: chòi canh lửa, các biển báo cấp độ cháy
rừng, bể nước phòng cháy, trạm bảo vệ rừng, trạm dự báo cháy rừng được thực hiện theo phương châm 4
tại chỗ.
(6) - Các giải pháp sinh thái:
- Áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật phòng cháy như xây dựng các băng trắng và băng xanh cản
lửa, tu bổ rừng giảm khối lượng vật liệu cháy, thu dọn vật liệu cháy, v.v để giảm nguy cơ cháy rừng.
- Áp dụng các biện pháp lâm sinh chuyển những rừng trồng thuần loại đồng tuổi có nguy cơ cháy rừng
cao thành rừng trồng hỗn loài khác tuổi có nguy cơ cháy thấp hơn.
(7) - Các giải pháp kinh tế:
Nghiên cứu, đầu tư xây dựng và mở rộng các mô hình nông lâm kết hợp, mô hình kinh doanh rừng
trồng, rừng tự nhiên có hiệu quả kinh tế cao đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường sinh thái và có khả
năng thích ứng với BĐKH để người dân học theo.
22
Với bảy nhóm giải pháp ứng phó với tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng được đề xuất, tùy
vào điều kiện, hoàn cảnh và thời điểm cụ thể cho từng vùng sinh thái và các địa phương chúng ta có thể vận
dụng một cách linh hoạt; tuy nhiên cần xác định rõ những nhóm giải pháp nào là trọng tâm, là cốt yếu, phù
hợp với điều kiện khả năng thực hiện của vùng, địa phương để có những chiến lược ưu tiên đầu tư đảm bảo
phát huy tốt hiệu quả và đáp ứng được mục tiêu phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của BĐKH đến
nguy cơ cháy rừng.
KẾT LUẬN – TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ toàn bộ nghiên cứu của luận án có thể đi đến một số kết luận chủ yếu sau:
Đặc điểm biến đổi của các chỉ tiêu khí hậu theo kịch bản BĐKH B2 năm 2009 ở Việt Nam:
+ Theo kịch bản BĐKH trung bình B2, nhiệt độ không khí tăng thêm khoảng 2,2 – 2,5
o
C/100 năm.
Mùa hè ở những nơi nóng nhất nhiệt độ không khí tăng 4
o
C, ở những nơi lạnh nhất tăng khoảng 2
o
C, mùa
đông ở những nơi nóng nhất tăng 2
o
C, ở nơi lạnh nhất tăng 3 - 4
o
C. Chênh lệch nhiệt độ trung bình năm giữa
các vùng sinh thái khoảng 7
o
C.
+ Độ ẩm không khí thấp nhất ở khu vực Đông Nam bộ, và Tây Nguyên, các vùng có độ ẩm không khí
trung bình năm cao là các vùng Bắc Trung bộ và Đồng bằng Bắc bộ. Mức giảm bình quân của độ ẩm không
khí ở các khu vực khoảng 3-4%, các vùng phía Bắc giảm khoảng 4%, ở các khu vực phía Nam là 3%, thấp
nhất khoảng 2% ở Nam Trung bộ và Tây Nam bộ.
+ Lượng mưa tăng lên trung bình mỗi năm khoảng 0,17 mm/năm, tuy nhiên trong 4 tháng mùa mưa
tăng lên khoảng 25 mm, còn 4 tháng mùa khô lại giảm đi khoảng 30 mm. Mức hạn hán của mùa khô sẽ tăng
lên. Theo vùng sinh thái, lượng mưa thấp nhất ở khu vực Đông Nam bộ, Tây Bắc và Tây Nam bộ, các vùng
có lượng mưa trung bình năm cao hơn là các vùng Nam Trung bộ, Bắc Trung bộ và Tây Nguyên.
Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam:
+ Chỉ số khí hậu Q
i
phản ánh nguy cơ cháy rừng được xác định theo nhiệt độ và lượng mưa tháng hiện
tại và hai tháng liền trước đó liên hệ chặt chẽ với số ngày có nguy cơ cháy rừng cao (Snc45). Từ mối liên hệ
này cho phép xác định được số ngày có nguy cơ cháy cao và cấp nguy cơ cháy cho từng tháng, từng địa
phương ở những thời kỳ khác nhau.
+ Chỉ số khí hậu phản ánh nguy cơ cháy rừng Q
i
cho độ tin cậy cao nhất được xác định theo công thức
sau:
Q
i
= ((K
i-2
*T
i-2
*abs(R
i-2
-100)^0,8)*0,1) + ((K
i-1
*Ti-1*abs(R
i-1
-100)^0,8)*0,2) + (K
i
*T
i
*abs(R
i
-100)^0,8
+ Phương trình liên hệ giữa Snc45 và Q
i
được xác định là:
Snc45 = 7,284*Q
i
+ 1,029 với R
2
= 0,588
+ Bảng phân cấp nguy cơ cháy rừng theo số ngày có nguy cơ cháy cao Snc45 với 5 cấp: ít khả năng
cháy (Snc45 (ngày) <= 3), nguy cơ cháy thấp (3 < Snc45 (ngày) <= 8), nguy cơ cháy trung bình (8 < Snc45
(ngày) <= 13), nguy cơ cháy cao (13 < Snc45 (ngày) <= 18),, nguy cơ cháy rất cao (Snc45 (ngày) > 18).
+ Phương pháp đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam được đề xuất thực
hiện qua 4 bước.
Đánh giá tác động của BĐKH đến nguy cơ cháy rừng ở Việt Nam:
+ Trong giai đoạn 2002 - 2011, tổng diện tích đất lâm nghiệp đã xảy ra cháy là 55.506 ha, trong đó đất
rừng tự nhiên chiếm 16.148 ha, đất rừng trồng chiếm 34.287 ha và đất trảng cỏ chiếm 5.071 ha. Phần lớn
diện tích rừng bị cháy là rừng trồng, diện tích rừng bị cháy của rừng trồng lớn gấp hơn 2 lần diện tích rừng tự
nhiên.
+ Tính trung bình các địa phương trong toàn quốc vào thời điểm năm 2090, số ngày có nguy cơ cháy
rừng cao trong năm là 84 ngày/năm với hệ số biến động giữa các tỉnh là 41%. Như vậy số ngày có nguy cơ