Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân đạm đến năng suất lúa trên đất phù sa tại phường hương an, thị xã hương trà, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.93 KB, 79 trang )

Phần 1. MỞ ĐẦU
Lúa gạo (Orya sativa. L) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân số
thế giới, tập trung tại các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh. Lúa gạo có
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và ổn định xã hội.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) cho rằng thương
mại lúa gạo toàn cầu sẽ đạt mức kỷ lục 39.4 triệu tấn trong năm 2014, tăng 6%
so với năm 2013. [w]
Nước ta là một nước nông nghiệp, có truyền thống trồng canh tác lúa nước
từ lâu đời và là một quốc gia sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Chình vì lý
do trên lúa gạo có vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp chất dinh
dưỡng thiết yếu cho con người,Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở giữa năm
nay, tổng dân số Việt Nam đạt gần 90,5 triệu người [y] thì vấn đề đảm bảo an
ninh lương thực phụ thuộc rất nhiều vào sản xuất lúa gạo thế nên ngành lúa gạo
có vai trò rất lớn trong việc cung cấp sản phẩm cho toàn xã hội. Một vai trò nữa
của lúa gạo không thể không kể đến đó là lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp của
đại đa số người nông dân vì thế việc sản xuất lúa gạo không chỉ cung cấp lương
thực cho dân cư mà còn giải quyết việc làm cho người dân. Việt Nam có một thế
mạnh về xuất khẩu lúa gạo và là nước xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới nên lúa
gạo còn có vai trò to lớn trong việc thu ngoại tệ về cho đất nước. Theo đó, thống
kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, ước cả năm, sản lượng lúa đạt 45 triệu tấn, mặc
dù diện tích giảm 54 nghìn ha, nhưng do áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên năng
suất đạt 57,7 tạ/ha (tăng 1,7 tạ/ha so với 2013), sản lượng đã tăng 1 triệu tấn
(2,3%).[x]. Thực trạng hiện nay sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác
lúa nước nói riêng đang đối mặt với nhiều thách thức lớn đó là vấn đề thiếu
nước tưới, ô nhiễm môi trường đất và không khí trong điều kiện quỹ đất trồng
trọt ngày càng bị thu hẹp. Một trong những hoạt động làm ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng là việc sủ dụng nhiều phân hóa học nhưng mất cân đối. Hoạt
động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư quan trọng và
được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp phần đáng kể
làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối với cây lúa ở
Việt Nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế (IPNI), phân


bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng.[z]
Tuy nhiên phân bón cũng chính là những loại hoá chất nếu được sử dụng
đúng theo quy định sẽ phát huy được những ưu thế, tác dụng đem lại việc duy trì
độ phì của đất, ổn định năng suất cây trồng, gia tăng hoạt động vi sinh vật và cải
1


thiện lý hóa tính, góp phần quan trọng trong nông nghiệp bền vững đem lại sản
phẩm trồng trọt nuôi sống con người, gia súc. Ngược lại nếu không được sử
dụng đúng theo quy định, phân bón lại chính là một trong những tác nhân gây
nên sự ô nhiễm môi trường sản xuất nông nghiệp, môi trường sống và làm tăng
khả năng thải khí CH4, N2O gây hiệu ứng nhà kính làm gia tăng quá trình biến
đổi khí hậu và mực nước biển dâng. Hiện nay, do nhu cầu phát triển của xã hội
diện tích trồng lúa không được mở rộng có xu hướng ngày càng bị thu hẹp để
đáp ứng nhu cầu, là một nước nông nghiệp để đảm bảo an ninh lương thực cho
toàn xã hội thì cần phải ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào thực tế sản
xuất trong đó có việc sử dụng phân bón đặc biệt là phân đạm nhằm tăng năng
suất cây trồng.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy, đạm có vai trò rất quan trọng trong việc
phát huy hiệu quả cử việc sử dụng phân bón cho cây trồng. Các loại phân khác
chỉ phát huy tác dụng khi có đủ đạm hay bón cân đối đạm theo nhu cầu của cây.
[9] Đạm tham gia quá trình đồng hóa cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ
và việc hấp thu các thành phần dinh dưỡng khác, cây lúa cần đạm trong suốt quá
trình sống nhất là giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng, nên việc bón phân đạm cho
lúa là cần thiết nhứng phải bón đủ, bón cân đối, bón hợp lý và đúng cách, nếu
không sẽ làm giảm 20 – 50% năng suất (Nguyễn Văn Bộ, 1999) [11].Việc bón
phân cân đối đạm (N), lân (P), kali (K) cho lúa là rất cần thiết, giúp cây sinh
trưởng phát triển tốt và cho năng suất cao.
So với cả nước thì khu vực miền Trung là chịu nhiều tác động của biến
đổi khí hậu nhất, trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm giữa khu

vực miền Trung, với đất đai, địa hình đa dạng, thời tiết diễn biến phức tạp như
bão, lũ lụt, hạn hán đã ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp nói chung
và việc trồng lúa nói riêng. Thực tế khảo sát tại phường Hương An, Thừa thiên
Huế, các hộ nông dân vẫn chưa áp dụng đúng quy trình bón phân nên chưa
khai thác được hết tiềm năng của phân bón. Do vậy việc xác định liều lượng và
dạng phân bón thích hợp cho lúa cần được nghiên cứu để làm tăng năng suất
và hiệu quả kinh tế. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn chúng tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân đạm đến
năng suất lúa trên đất phù sa tại phường Hương An, thị xã Hương Trà, tỉnh
Thừa Thiên Huế”.

2


1.1.

Mục đích của đề tài

-

Xác định ảnh hưởng củaliều lượng và dạng phân đạm đến một số chỉ tiêu sinh
trưởng, phát triển và năng suất lúa.

-

Xác định ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân đạm đến hiệu quả kinh tế
trong sản xuất lúa.

-


Xác định ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân đạm đến đến một số tính chất
hóa học của đất.

1.2.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

1.2.1.

Ý nghĩa khoa học

-

Kết quả của đề tài sẽ là cơ sở dữ liệu tin cậy cho các nghiên cứu về phân bón sau
này.

-

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật bón
phân cho lúa trên nền đất phù sa.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả đề tài góp phần đánh giá đúng được vai trò của đạm trong thâm
canh tăng năng suất lúa. Khuyến cáo nông dân bón phân cân đối và hợp lý để
tăng năng suất lúa, cải thiện độ phì đất và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế,
bảo vệ môi trường.

3


Phần 2.

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Vai trò và nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa
Phân bón có vai trò tối quan trọng trong quá trình sinh trưởng, phát triển
của cây lúa. Nó cần thiết cho suốt quá trình từ giai đoạn mạ cho đến lúc thu
hoạch, cung cấp cho cây nguồn nguyên liệu để tái tổ hợp các chất dinh dưỡng
như: tinh bột, đường, chất béo, prôtêin. Ngoài ra chúng còn giữ vai trò duy trì sự
sống của toàn bộ cây lúa, không có nguồn dinh dưỡng thì cây lúa sẽ chết, không
thể tồn tại.Các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón cung cấp cho cây lúa có vai trò
khác nhau, với hàm lượng cung cấp khác nhau trong quá trình sinh trưởng, phát
triển của cây lúa. Vì vậy việc bón phân, bổ sung dinh dưỡng cho lúa người ta đã
nghiên cứu và đưa ra những công thức bón phân hợp lý cho từng giống lúa, cho
từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển, theo từng điều kiện đất đai, khí hậu... cụ
thể [28]. Một số dinh dưỡng chính cây lúa cần như sau:
2.1.1.1. Dinh dưỡng đạm (N)
Đạm là yếu tố quan trọng hàng đầu cho lúa nếu không bổ sung đạm thì đất
lúa Việt nam hầu như chỗ nào cũng thiếu đạm. Đạm là chất tạo hình cây lúa, là
thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng
chiều cao cây, số chồi và kích thước lá thân.Cây lúa thiếu đạm dẫn tới đẻ nhánh
kém, lá nhỏ, vàng, cây thấp và bông ngắn. Nếu bón đạm quá nhiều thân lá phát
triển rậm rạp, non mềm dễ sâu bệnh, lốp đổ… [18].
Khác với các cây trồng cạn, cây lúa có thể hấp thu và sử dụng cả hai dạng
đạm nitrat (NO3-) và amôn (NH4+) nhưng chủ yếu là đạm amôn, nhất là trong
giai đoạn sinh trưởng ban đầu. Cây lúa thích hút và hút đạm amônnhanh hơn
nitrat. Dù vậy, cây lúa vẫn không tích lũy amôn trong tế bào lá, lượng amôn dư
thừa sẽ được kết hợp thành asparagin ở trong lá. Ngược lại, khi nồng độ nitrat
trong môi trường cao thì cây lúa sẽ tích lũy nhiều nitrat trong tế bào [8].Tùy
thuộc vào chân đất và nhu cầu dinh dưỡng của cây mà sử dụng các loại phân
bón cho phù hợp, có các loại phân đạm phổ biến như: Amôn sulfat - (NH 4)2SO4,
Amôn clorua – NH4Cl, Urê – (NH2)2CO, Amôn nitrat - NH4NO3, Canxi nitrat –

Ca(NO3)2… Nhu cầu về đạm của lúa ở các thời kỳ sinh trưởng là khác nhau.
Thời kỳ từ lúc hạt nảy mầm cho đến khi có 3 lá thật lúa sử dụng dinh
dưỡng dự trữ trong hạt, khi cây đã có 4 lá thật thì chất dự trữ trong phôi nhũ đã
4


hết nên cây trực tiếp đồng hóa dinh dưỡng từ đất để sinh trưởng, phát triển. Khi
cây bước vào thời kỳ đẻ nhánh cây lúa sinh trưởng nhanh mạnh, rễ nhiều, ra lá,
đẻ nhánh nên cây lúa cần nhiều dinh dưỡng và nhất là phân đạm.Khi lúa bắt đầu
làm đòng cũng cần dinh dưỡng nhưng ít hơn giai đoạn đầu [18].Để cây lúa sử
dụng hiệu quả phân bón cần nắm rõ đặc điểm sinh trưởng, phát triển mà có cách
bón và liều lượng, dạng phân và thời điểm bón cho phù hợp. Tất cả các loại cây
trồng giai đoạn đầu nên bón nhiều đạm để mở rộng diện tích quang hợp, khi cây
chuyển từ giai đoạn dinh dưỡng sang giai đoạn sinh thực thì nhu cầu đạm của
cây ít đi [26]. Vậy nên bón nặng đầu nhẹ cuối.
Trong đất ngập nước, lượng phân đạm bón vào thường bị mất đi do nhiều
nguyên nhân khác nhau, do đó tỷ lệ đạm cây hút được trên lượng đạm bón vào
chỉ khoảng 30-50 % ởvùng nhiệt đới (De Datta, 1979) [8].
2.1.1.2. Dinh dưỡng lân (P)
Lân là chất sinh năng (tạo năng lượng), là thành phần của ATP, NADP…
Thúc đẩy việc sử dụng và tổng hợp chất đạm trong cây, kích thích rễ phát triển,
giúp cây lúa mau lại sức sau khi cấy, nở bụi mạnh, kết nhiều hạt chắc, tăng
phẩm chất gạo, giúp lúa chín sớm và tập trung hơn. Lân còn là thành phần cấu
tạo acid nhân (acid nucleic), thường tập trung nhiều trong hạt.Cây lúa cần lân
nhất là trong giai đoạn đầu, nên cần bón lót trước khi sạ cấy.Khi lúa trổ, khoảng
37 - 83 % chất lân được chuyển lên bông.
Hàm lượng lân di động trong dung dịch đất phụ thuộc vào độ pH. Ở pH =
4-8 các ion chủ yếu có mặt trong dung dịch đất là H 2PO4- và HPO42-. Đối với năng
suất hạt, hiệu quả của phân lân ở các giai đoạn đầu cao hơn các giai đoạn cuối, do
lân cần thiết cho sự nở bụi. Nhu cầu tổng số về lân của cây lúa ít hơn đạm nhưng

thiếu lân, cây lúa lùn hẵn, nở bụi kém, lá rất thẳng hẹp và màu sậm hơn bình
thường hoặc ngã sang màu tím bầm, lúa sẽ trổ và chín muộn, hạt không no đầy và
phẩm chất giảm. Trong tự nhiên lân không ở dạng tự do mà thường là ở dạng hợp
chất oxit hóa (P2O5). Các loại phân lân phổ biến hiện nay là super lân (lân Lâm
Thao) 16 – 16,5% P2O5 dễ tiêu, lân Văn Điển (Thermophosphat) 16% P 2O5dễ
tiêu, apatit (đá nghiền) 20 – 40 % P 2O5dễ tiêu. Lân cũng hiện diện trong nhiều
loại phân hỗn hợp như DAP, NPK…[3].
2.1.1.3. Dinh dưỡng Kali (K)
Kali còn gọi là bồ tạt (potassium), kali giúp cho quá trình vận chuyển và
tổng hợp các chất trong cây, duy trì sức trương của tế bào, giúp cây cứng cáp,
tăng khả năng chống sâu bệnh, chống ngã đổ, chịu hạn, lạnh và khỏe hơn, tăng
5


số hạt chắctrên bông và làm hạt no đầy hơn. Kali tập trung chủ yếu trong rơm rạ,
chỉ khoảng 6 - 20% ở trên bông.
Thiếu kali (K) cây lúa có chiều cao và số chồi gần như bình thường, lá vẫn
xanh nhưng mềm rủ, yếu ớt, dễ đổ ngã, dễ nhiễm bệnh nhất là bệnh đốm nâu
(Helminthosporium oryzae), lá già rụi sớm. Thiếu kali thường xảy ra ở đất thoát
thủy kém, đất trầm thủy, do các độc chất sinh ra trong điều kiện yếm khí đã
ngăn cản sự hấp thụ K của cây lúa. Ở đất phèn cây lúa thiếu K thường kết hợp
với triệu chứng ngộ độc do sắt. Thiếu kali còn có thể xảy ra trên đất cát, nghèo
dinh dưỡng.Khi đất ngập nước, nồng độ kali trong dung dịch đất tăng lên.Nhu
cầu kali đối với giai đoạn sinh trưởng đầu của cây lúa cao, sau đó giảm xuống và
lại tăng lên ở giai đoạn cuối, vậy sẽ chia ra làm 2 đợt bón. Bón lót giúp cho lúa
đẻ nhánh khỏe, chống rét và bón vào thời kỳ phân hóa đòng giúp cho cây cứng,
đứng vững, hạt chắc…
Phân kali phổ biến hiện nay là Clorua Kali (KCl) - 60% K 2O và Sulphat
Kali (K2SO4) - 48% K2O. Ngoài ra còn có các loại phân hỗn hợp 2 hay 3 chất
như: NPK: 16 - 16 - 8 (16% N, 16% P2O5, 8% K2O); NPK: 20 - 20 - 15 (20% N,

20% P2O5, 15% K2O),… [8], [10].

6


Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng trong cây lúa qua các thời kỳ sinh trưởng (%
so với trọng lượng khô)
Thời kỳ sinh
trưởng
Mạ
Đẻ nhánh
Đầu làm đòng
Cuối làm đòng
Trổ bông
Chín

N
(%)
1,54
3,65
3,06
1,95
1,17
0,46

P2O5
K2O
(%)
(%)
0,664

2,86
0,593
4,15
0,527
3,69
0,521
2,98
0,499
2,27
0,171
1,69
“Nguồn: Trần Văn Minh, 2003”

Qua bảng ta thấy rằng hàm lượng kali trong cây lúa ở các giai đoạn sinh
trưởng cao nhất rồi đến đạm và đến lân. Theo các nghiên cứu của Yoshida và
Hayakava (1970) đã chứng minh: Tốc độ đẻ nhánh có liên quan chặt chẽ với
hàm lượng đạm, lân, kali trong lá, cây ngừng đẻ nhánh khi hàm lượng đạm là
2%, lân 0,03%, kali 0,5% [18].
2.1.2. Cơ sở lý luận của bón phân cân đối và hợp lý cho lúa
Trong thực tiễn sản xuất, bón phân cân đối là bón cân đối giữa phân hữu cơ
và phân vô cơ, cân đối giữa các yếu tố dinh dưỡng khoáng để vừa đảm bảo cung
cấp dinh dưỡng cho cây đạt năng suất cao phẩm chất tốt với hiệu quả phân bón
cao vừa ổn định và làm tăng hàm lượng dinh dưỡng và mùn trong đất. Bón phân
cân đối cho cây trồng là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng cần
thiết, đủ về liều lượng, với tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối
tượng, đất và mùa vụ cụ thể để đảm bảo năng suất, phẩm chất cây trồng cao,
hiệu quả phân bón cao đồng thời không gây hại với môi trường [5].
Bón phân cân đối phải tuân thủ các định luật, các yếu tố chi phối đến việc
bón phân cân đối [29].
- Định luật trả lại: Để đất khỏi bị kiệt quệ cần trả lại cho đất các yếu tố dinh

dưỡng mà cây trồng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, cũng như các yếu tố bị mất
trong quá trình bay hơi,rửa trôi.
Tuy nhiên trong thực tế có những yếu tố dinh dưỡng cây trồng lấy đi nhưng
không cần trả lại vì hàm lượng của chúng có quá nhiều trong đất.
- Định luật tối thiểu: Bón phân theo yếu tố có hàm lượng dễ tiêu ít nhất
trong đất so với yêu cầu của cây.
7


- Định luật bón phân cân đối: Bằng phân bón con người phải trả lại tất cả mọi
sự mất cân bằng các nguyên tố khoáng có trong đất để tạo cho cây trồng có năng
suất cao với chất lượng sinh học cao.
Muốn xây dựng được một chế độ bón phân cân đối phải dựa trên cơ sở hiểu biết
sinh lý cây trồng, kết hợp phân tích đất, phân tích cây cũng như năng suất, dinh
dưỡng lấy đi theo sản phẩm thu hoạch, khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây
trồng từ đất và lượng phân bón vào. Cùng với sự tăng năng suất thì lượng hút tất
cả các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cũng gia tăng theo, do đó đòi hỏi phải bón
phân lân cân đối theo mức năng suất của cây. Tác hại của việc bón phân không
cân đối cho lúa là làm giảm năng suất lúa và chất lượng gạo,đồng thời còn làm nguy
hại tới môi trường [31].
Để định lượng được phân bón cân đối, ngoài những căn cứ nêu trên còn cần
phải quan tâm điều chỉnh tuỳ thuộc điều kiện cụ thể. Vụ hè ở các tỉnh phía Nam do
nắng nóng, đất chua nhiều, phèn bốc mạnh nên cần bón nhiều lân hơn so với
vụĐông xuân và vụThu đông.
Khi hàm lượng kali trong nước tưới cao (chẳng hạn phù sa nhiều) thì bón
kali với lượng thấp và ngược lại. Đất nhẹ cần bón nhiều kali hơn đất nặng,
đất phù sa bón ít kali hơn đất xám. Đất cát, đất xám, đất bạc màu do hàm lượng
kali thấp nên cần bón nhiều kali hơn so với các loại đất khác. Trên đất này do hàm
lượng hữu cơ và sét thấp nên phải chia phân ra làm nhiều lần bón hơn để giảm thất
thoát phân bón.

Đất phèn, đất trũng nghèo lân lại có nhiều sắt nhôm di động gây độc, do đó
cần phải bón nhiều phân lân hơn các loại đất khác, nhằm giảm độ độc của sắt,
nhôm và cung cấp lân cho cây lúa.
Nếu vừa thu hoạch hạt thóc, vừa lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng thì bón phân
nhiều hơn, đặc biệt là phân kali, do khá nhiều kali bị lấy đi khỏi đồng ruộng
theo rơm rạ, nhưng nếu không lấy rơm rạ khỏi đồng ruộng thì chỉ khoảng 5%
lượng kali bị lấy đi theo sản phẩm thu hoạch qua hạt. Khoáng trong đất, rạ và
nước tưới là nguồn kali cung cấp cho cây.
Như vậy việc bón phân cân đối có vai trò vô cùng quan trọng, nó không những
làm tăng năng suất, chất lượng của cây trồng mà còn làm tăng thu nhập trong sản
xuất nông nghiệp, duy trì hoặc cải tạo độ phì đất lâu bền, tránh làm hại đến môi
trường sinh thái. Sử dụng phân bón cân đối hợp lý sẽ đảm bảo cung cấp đầy đủ các
chất dinh dưỡng thiết yếu, xúc tiến tác động tương hỗ và loại trừ các tác động đối
kháng ra khỏi hệ thống trồng trọt. Bón phân cân đối cũng là sự cần thiết để giữ vững
năng suất và lợi nhuận tối ưu đồng thời tiết kiệm phân bón và bảo vệ môi trường.
8


2.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
2.2.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới và việt nam
2.2.1.1. Tình hình sản xuất lúa trên thế giới
Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới năm 2014 thấp hơn 2013 khoảng 0,2%
do mùa mưa đến muộn ở vùng Nam Á và vài nơi khác, với sản lượng khoảng
744,7 triệu tấn lúa (hay 496,6 triệu tấn gạo) và được trồng trên gần 163 triệu ha.
Năng suất lúa trung bình là 4,57 tấn/ha. Khí hậu gió mùa bất thường làm sản
xuất lúa tại Ấn Độ giảm 3% và cũng ảnh hưởng đến một số nước khác, như
Indonesia, Campuchia, Nepal, Pakistan, Philippines, Sri Lanka, Bắc Triều Tiên
và Thái Lan. Trong khi đó, khí hậu tương đối thuận lợi tại các nước: Trung
Quốc, Indonesia, Myanmar, Malaysia, Nam Hàn, Nigeria và Việt Nam. Năm
2014, vùng Bắc Phi (Ai Cập) và Tây Phi bị ảnh hưởng khí hậu bất thường, trong

khi miền Đông và Nam Phi Châu (Madagascar và Tanzania) được mùa. Riêng
ngành nông nghiệp của 3 nước Guinea, Liberia và Sierra Leone bị ảnh hưởng
khá nặng do dịch bệnh Ebola đã làm thiệt nặng gần 7.000 người. Châu Âu sản
xuất lúa gạo tăng 2,8% đến 4,1 triệu tấn lúa, phần lớn do phục hồi sản xuất tại
Liên Bang Nga. Sản xuất lúa tại Úc Châu giảm 28% so với 2013, do hạn hán và
thiếu nước trồng (1 và 2).[KK]
Theo thống kê của tổ chức lương thực thế giới (FAO, 2008) cho thấy, có
114 nước trồng lúa, trong đó 18 nước có diện tích trồng lúa trên trên 1.000.000
ha tập trung ở Châu Á, 31 nước có diện tích trồng lúa trong khoảng 100.000 ha 1.000.000 ha. [15]
Bảng 2.4. Tình hình sản xuất lúa của một số quốc gia trên thế giới trong năm 2013
Chỉ tiêu
Quốc gia
Thế giới
Trung Quốc
Ấn Độ
In-đô-nê-si-a
Việt Nam
Thái Lan
Băng-la-đet
Brazil
Ai cập

Diện tích
(ha)
165.163.423
30.581.915
43.940.000
13.835.252
7.902.807
12.373.163

11.770.000
2.353.152
640.100

Năng suất
Sản lượng
(ta/ha)
(tấn)
44,858
746.902.531
67,100
205.206.520
36,231
159.200.000
51,520
71.279.709
55,726
44.039.291
29,145
36.062.600
43,755
51.500.000
50,071
11.782.549
95,297
6.100.000
“Nguồn: FAO, 2015”
9



2.2.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, nóng ẩm có thể xem
là cái nôi hình thành cây lúa nước. Đã từ lâu, cây lúa trở thành cây lương thực
chính, có ý nghĩa đáng kể trong nền kinh tế và xã hội của nước ta. Với địa bàn
trải dài trên 15 vĩ độ Bắc bán cầu, từ Bắc vào Nam đã hình thành những đồng
bằng châu thổ trồng lúa phì nhiêu, cung cấp nguồn lương thực chủ yếu để nuôi
sống hàng chục triệu người [7].
Nghề trồng lúa gạo được xem là nghề sống chính của hơn 70% số dân sống
ở các vùng nông thôn nước ta. Với họ lúa là loại cây trồng và mùa vụ chính
quan trọng nhất. Chúng ta có khoảng 9,3 triệu ha đất nông nghiệp, phần lớn diện
tích đất dành cho trồng lúa là chính, khoảng 4,3 triệu ha (chiếm khoảng 46%
diện tích đất nông nghiệp). Năm 1990 diện tích canh tác lúa có khoảng 6,04
triệu ha, năm 1995 là 6,77 triệu ha, năm 2000 đã tăng lên 7,67 triệu ha, năm
2011 diện tích chỉ còn 7,65 triệu ha vậy mà tổng sản lượng đạt mức cao. [GG]
Theo Tổng cục Thống kê, sản lượng lúa cả năm 2013 ước tính đạt 44,1
triệu tấn, tăng 338,3 nghìn tấn so với năm trước (Năm 2012 tăng 1,3 triệu tấn so
với năm 2011), trong đó diện tích gieo trồng ước tính đạt 7,9 triệu ha, tăng 138,7
nghìn ha, năng suất đạt 55,8 tạ/ha, giảm 0,6 tạ/ha. Trong sản xuất lúa, diện tích
gieo trồng lúa đông xuân đạt 3140,7 nghìn ha, tăng 16,4 nghìn ha so với vụ đông
xuân trước; sản lượng đạt 20,2 triệu tấn, giảm 54,4 nghìn tấn do năng suất đạt
64,4 tạ/ha, giảm 0,5 tạ/ha. Diện tích gieo trồng lúa hè thu đạt 2146,9 nghìn ha,
tăng 15,1 nghìn ha so với vụ trước; sản lượng đạt 11,2 triệu tấn, giảm 81,6 nghìn
tấn do năng suất chỉ đạt 52,2 tạ/ha, giảm 0,8 tạ/ha [HH].
Bảng 2.5. Tình hình sản xuất lúa của Việt Nam từ năm 2003 – 2013
Chỉ tiêu
Năm
2003
2004
2005
2006

2007
2008
2009
2010
2011
2012

Diện tích
( ha)
7.452.200
7.445.300
7.329.200
7.324.800
7.207.400
7.400.200
7.437.200
7.489.400
7.655.440
7.753.163

Năng suất
(tạ/ ha)
46,387
48,553
48,891
48,943
49,869
52,336
52,372
53,416

55,383
56,315

Sản lượng
(tấn)
34.568.800
36.148.900
35.832.900
35.849.500
35.942.700
38.729.800
38.950.200
40.005.600
42.398.346
43.661.570
10


2013

7.902.807

55,726
44.039.291
“Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015”

Từ bảng 2.5 ta thấy rằng hơn 10 năm qua diện tích sản xuất và năng suất
lúa của nước ta tăng liên tục, năng suất đạt 46,387 tạ/ha vào năm 2003 tăng lên
55,726 tạ/ha vào năm 2013 nhờ vậy mà sản lượng lúa của cả nước tăng đạt hơn
44 triệu tấn và đứng thứ tư thế giới, là một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai thế

giới sau Thái lan.
Theo thống kế của FAO năm 2008, Việt Nam có tổng sản lượng lúa hàng
năm đứng thứ 5 trên thế giới, nhưng lại là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 (5,2
triệu tấn) sau Thái Lan (9,0 triệu tấn), chiếm 18% sản lượng xuất khẩu gạo thế
giới, 22,4% sản lượng xuất khẩu gạo của châu Á, mang lại lợi nhuận 1275,9 tỷ
USD năm 2006, xuất khẩu gạo năm 2013 đạt 6,61 triệu tấn với trị giá 2,95 tỉ
USD. Như vậy, so với cùng kỳ 2012, khối lượng gạo xuất khẩu giảm 17,4% về
khối lượng và giảm 19,7% về giá trị [15]. Malaysia là thị trường xuất khẩu gạo
thứ 3 của Việt Nam. Tuy nhiên lượng nhập khẩu gạo của quốc gia này từ Việt
Nam chỉ đạt 453.240 tấn trị giá 225,5 triệu USD trong 11 tháng đầu năm, giảm
39,05% về khối lượng và giảm 42,49% về giá trị so với năm 2012.[18]
Về giá cả, gạo VN đã dần dần được nâng lên tương đương với gạo Thái
Lan, vào cùng thời điểm và cấp loại gạo. Điều này cho thấy, chất lượng gạo và
quan hệ thị trường của gạo VN đã có thể cạnh tranh ngang hàng với gạo Thái
Lan trên thị trường thế giới [24]
9 tháng đầu năm 2014 so với cùng kỳ năm 2013, giá chào bán gạo xuất
khẩu loại 5% tấm phổ biến ở mức 370-465 USD/tấn, tăng 25 -45USD/tấn; giá
chào bán gạo xuất khẩu loại 25% tấm phổ biến ở mức 360-410 USD/tấn, tăng
15-35 USD/tấn. Cụ thể: ĐVT: USD/tấn
Tháng
Tháng 1/2014
Tháng 2/2014
Tháng 3/2014
Tháng 4/2014
Tháng 5/2014
Tháng 6/2014
Tháng 7/2014
Tháng 8/2014
Tháng 9/2014
9 tháng đầu năm 2014


Gạo 5% tấm
Thái Lan Việt Nam
420-440
415-430
420-440
385-405
413-430
370-400
390-400
380-395
380-395
385-410
370-400
395-410
375-435
405-465
430-445
420-460
430-435
445-450
370-445
370-465

Gạo 25% tấm
Thái Lan
Việt Nam
380-400
385-395
380-400

375-380
365-390
360-375
355-365
360-375
355-365
370-375
350-360
360-370
350-360
365-410
360-400
390-410
400-405
400-410
350-400
360-410
11


9 tháng đầu năm 2013

420-575
355-420
410-560
Giảm 509T/2014 so với 9T/2013
Tăng 25-45 Giảm 60-160
130
2.2.1.2. Tình hình sản xuất lúa ở Thừa Thiên Huế


325-395
Tăng 1535

Thừa Thiên Huế là một tỉnh nằm trong khu vực miền trung, là một khu vực
có điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất nước, hàng năm phải hứng chịu không ít
những trận bão lớn nhỏ, mùa đông mưa lạnh gây ngập lụt trên diện rộng, mùa hè
thì nắng nóng và chịu ảnh hưởng của gió lào vậy nên đã ảnh rất nhiều đến quá
trình sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nền sản xuất lúa nước. Thế nhưng Huế
vẫn trở thành một trong những vựa lúa lớn của cả nước.
Bảng 2.6. Tình hình sản xuất lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm
2003– 2013
Chỉ tiêu
Năm
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Diện tích
( nghìn ha)
51,70
51,30
50,50

50,30
50,90
53,10
53,10
53,70
53,50
53,8
53,7

Năng suất
Sản lượng
(tạ/ ha)
(nghìn tấn)
51,70
235,80
51,30
246,60
50,50
235,00
50,30
252,60
50,90
259,60
53,10
274,80
53,10
282,60
53,70
285,20
53,50

299,10
55,6
299,0
53,1
284,9
“Nguồn: Tổng cục thống kê, 2015”

Tình hình sản xuất lúa của tỉnh qua các năm được thể hiện cụ thể qua bảng.
Nhìn chung trong hơn 10 năm qua diện tích sản xuất lúa tăng liên tục, trong đó
từ năm 2005 – 2007 có giảm nhẹ nhưng rồi lại tăng mạnh vào năm 2008 và đạt
trên 53 nghìn ha. Năng suất cũng tăng từ 51,7 tạ/ha lên 53,7 ta/ha vào năm 2013.
Năng suất tăng, diện tích sản xuất được mở rộng nên sản lượng lúa cũng tăng
đáng kể, cụ thể năng suất đạt 235,80 nghìn tấn vào năm 2003 tăng lên 284,9
nghìn tấn vào năm 2013.
Năm 2013, sản xuất nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế gặp nhiều khó khăn
do thời biết bất thuận từ đầu vụ đến cuối vụ cộng với tình trạng chuột phá hoại
trên diện rộng, sản lượng lúa toàn tỉnh giảm gần 10 nghìn tấn.
12


Đến năm 2014, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ phấn đấu tổng sản lượng
lương thực có hạt đạt 305.000 tấn, trong đó sản lượng lúa 300.000 tấn [27].
Vụ Đông xuân 2013 - 2014, thời tiết cơ bản thuận lợi cho các loại cây trồng
sinh trưởng và phát triển. Tổng diện tích gieo cấy lúa đạt 27.911 ha, năng suất
ước đạt 59,82 tạ/ha, tăng 2,12 tạ/ha so với Đông xuân năm trước, sản lượng lúa
dự kiến đạt trên 166.000 tấn, tăng trên 7.900 tấn so với vụ Đông Xuân 2012 2013. Diện tích kế hoạch lúa Hè thu toàn tỉnh dự kiến là 26.300 ha, năng suất
phấn đấu đạt 54 tạ/ha.
2.2.2. Tình hình sử dụng phân bón trên Thế giới và ở Việt nam
2.2.2.1. Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp phân bón là một trong những vật tư

quan trọng và được sử dụng với một lượng khá lớn hàng năm. Phân bón đã góp
phần đáng kể làm tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, đặc biệt là đối
với cây lúa ở Việt nam. Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Cây trồng Quốc tế
(IPNI), phân bón đóng góp khoảng 30 - 35% tổng sản lượng cây trồng [2].
Theo nhận định của FAO (2004) về lâu dài ở nhiều nước trên thế giới trong
các biện pháp tăng năng suất cây trồng thì bên cạnh yếu tố giống, quan trọng
nhất vẫn là biện pháp bón phân [24].
Ngành công nghiệp sản xuất phân bón được ra đời vào cuối thế kỷ 18 và
nữa đầu thế kỷ 19, bắt đầu từ vùng tây bắc của châu Âu (IFA, 1998), song chỉ
thật sự phát triển mạnh vào những năm 60 của thế kỷ 20 khi mà cuộc cách mạng
xanh ra đời. Việc ứng dụng các giống cây trồng có năng suất cao và kỹ thuật
canh tác mới vào thời điểm đó đã đưa sản lượng lương thực tăng từ 830 triệu tấn
lên 1.820 triệu tấn từ 1960 đến 1990, trong khi đó diện tích đất sử dụng chỉ tăng
từ 1,4 tỷ ha lên 1,48 tỷ ha. Cũng trong khoảng thời gian đó thì lượng phân bón
của thế giới cũng gia tăng từ 30 triệu tấn lên 138 triệu tấn (IFA, 1998). Như vậy,
với diện tích đất chỉ tăng 3,5% trong khi sản lượng lương thực tăng đến 120%
trong vòng 30 đã năm nói lên vai trò của thâm canh trong đó phân bón giữ vai
trò quyết định. Theo FAO (1980), phân bón làm gia tăng năng suất đến 55% ở
những nước đang phát triển trong giai đoạn 1965 đến 1975 và đầu tư 1 kg N P2O5 - K2O sẽ thu được 10 kg hạt ngũ cốc. Vì vậy trong giai đoạn này các nước
đang phát triển sử dụng phân bón rất nhiều từ 4 triệu tấn năm 1960 lên đến 65
triệu tấn năm 1990 để gia tăng năng suất [20].
Trong nền nông nghiệp thế giới việc ra đời phân hoá học đã làm năng suất
cây trồng các nước Tây âu tăng 50% so với năng suất đồng ruộng luân canh cây
13


họ đậu. Đến thời kỳ 1970 - 1985 năng suất lại tăng gấp đôi so với năng suất
đồng ruộng trước đại chiến thế giới lần thứ nhất. Ấn độ là nước mà trong những
năm 1950 hầu như không dùng phân bón. Sau đó lượng phân bón tiêu thụ tăng
đều đặn đến mức 7,8 triệu tấn chất dinh dưỡng vào năm 1983 - 1984, nhờ đó sản

lượng ngũ cốc tăng từ 50 triệu tấn lên đến 140 triệu tấn trong thời gian từ 1950
đến 1984, chấm dứt nạn đói triền miên ở Ấn độ. Nhờ kỹ thuật canh tác, cải tiến,
trong đó chủ yếu là tăng cường sử dụng phân bón hoá học mà năng suất cây
trồng nông nghiệp đã tăng 2 - 3 lần trong vòng 60 năm [4].
Trên thế giới, sử dụng phân bón tăng dần theo hàng năm. Trong năm
1989/1990 lượng phân bón tiêu thụ là 143 triệu tấn (tính theo lượng nguyên chất)
so với 31 triệu tấn năm 1961/1962 tăng 4,6 lần. Trong đó, ở các nước phát triển
trong khoảng thời gian trên tăng từ 27 triệu tấn lên 81 triệu tấn (Gros. A, 1977).
Giai đoạn từ 1961 đến 2011, khi dân số tăng từ 3 tỷ người lên gần 7 tỷ
người thì sản lượng ngũ cốc cũng tăng từ khoảng 0,9 tỷ tấn lên trên 2,5 tỷ tấn và
sản lượng tiêu thụ phân bón cũng tăng từ 30 triệu tấn dinh dưỡng N - P2O5 - K2O
lên 176 triệu tấn (IFA, 2012). Qua đó, cho thấy rằng ba yếu tố dân số, sản lượng
ngũ cốc và tiêu thụ phân bón tỷ lệ thuận với nhau, sự gia tăng giữa dân số và sản
lượng ngũ cốc là tương đương nhau trong khi sản lượng tiêu thụ phân bón có tỷ
lệ tăng gấp đôi so với dân số và sản lượng ngũ cốc [20].
Bảng 2.7. Dân số, sản lượng ngũ cốc và tiêu thụ phân bón Thế giới năm 1961/2011
Chỉ tiêu
Dân số (tỷ người)
Sản lượng ngũ cốc (tỷ tấn)
Tiêu thụ phân bón (triệu tấn)
N + P2O5 + K2O

1961

2011

3,0
0,9

7,0

2,5

Tỷ lệ 2011 so
với 1960 (lần)
2,3
2,8

30,0

176,0

5,8
“Nguồn: IFA, 2012”

Theo FAO (2011), với nhu cầu lương thực tăng, nông dân sẽ đầu tư thêm
phân bón để gia tăng năng suất, vì vậy nhu cầu phân bón được dự báo sẽ tăng
khoảng 2,0% năm và đạt 190,4 triệu tấn vào năm 2015. Còn theo Ủy ban Nông
nghiệp của IFA (6/2012) lại cho rằng nhu cầu phân bón của thế giới tăng trung
bình 1,7% với cả 3 yếu tố dinh dưỡng chính và sẽ đạt 189,9 triệu tấn vào năm
2015 (IFA, tháng 5/2012) và gia tăng nhu cầu phân bón tập trung ở hầu hết các
nước châu Á, châu Phi và Nam Mỹ [20].

14


Bảng 2.8. Tình hình sử dụng phân bón của một số nước trên Thế giới trong 5
năm (từ năm 2007 – 2011)
Đơn vị tính: Tấn
Quốc
gia

Trung
Quốc

Ấn Độ

Brazil
Pakitstan
Thái
Lan
Việt
Nam
Bangla-đet
Ai
Cập

Loại
phân
N
P2O5
K2O
N
P2O5
K2O
N
P2O5
K2O
N
P2O5
K2O
N

P2O5
K2O
N
P2O5
K2O
N
P2O5
K2O
N
P2O5
K2O

2007

2008

2009

2010

2011

32.408.684 40.864.945 44.922.624 40.907.243 38.098.094
11.200.413 10.787.843 13.468.158 14.296.272 10.542.267
8.351.151 6.014.010 4.825.395 5.423.029 7.789.419
14.417.665 14.863.815 15.558.372 16.549.642 17.320.285
5.518.072 6.051.820 7.249.010 8.056.813 7.947.748
2.635.371 3.312.802 3.638.144 3.513.283 2.566.998
2.948.784 2.498.138 2.459.306 2.764.043 3.574.732
4.049.235 3.314.417 2.777.881 3.294.608 4.048.191

4.297.609 4.151.607 2.393.830 3.961.037 4.706.272
2.714.053 2.928.057 3.750.944 3.482.247 3.357.572
816.044
565.675 1.200.657
946.079
800.274
43.924
16.564
18.299
33.546
18.341
1.188.173 1.194.047 1.491.875 1.604.873 1.532.041
348.518
370.492
256.202
488.513
459.122
362.593
425.854
167.644
462.188
554.280
1.124.727 1.008.572 1.529.841 1.224.447
807.573
636.267
468.097
690.245
481.699
387.650
466.336

443.883
319.086
292.420
440.042
1.048.507 1.287.000 1.168.420 1.131.240 1.365.800
256.050
109.700
37.260
138.160
269.660
136.800
164.400
49.200
157.800
298.200
1.106.359 1.562.670 1.205.636 1.424.975 1.344.990
167.175
228.134
226.682
289.260
313.390
64.329
49.595
17.830
24.100
27.750
“Nguồn: FAO, 2014”

Qua bảng 2.8 ta thấy được tình hình sử dụng phân bón của một số nước
trong 5 năm từ năm 2007 - 2011. Nước tiêu thụ phân bón nhiều nhất là Trung

quốc, tính tới năm 2011 tổng lượng phân đã sử dụng hơn 56 triệu tấn, trong đó
phân đạm đã dùng hơn 38 triệu tấn, phân lân hơn 10,5 triệu tấn và kali gần 8
triệu tấn. Ấn độ gần 28 triệu tấn, Brazil hơn 12 triệu tấn… ở Việt nam lượng
15


phân bón sử dụng có xu hướng giảm, nhất là phân đạm từ 1,5 triệu tấn vào năm
2009 xuống 1,2 triệu tấn vào năm 2010 và chỉ còn 808 nghìn tấn vào năm 2011.
2.2.2.2. Tình hình sử dụng phân bón ở Việt nam
Theo Vũ Hữu Yêm (1995), Việt nam hiện đang là một trong số 20 nước sử
dụng phân bón cao nhất Thế giới.
Mỗi năm nước ta sử dụng 1.202.140 tấn đạm, 456.000 tấn lân và 402.000
tấn kali, trong đó dùng cho sản xuất lúa là 62%, nhưng do điều kiện khí hậu còn
gặp nhiều bất lợi nên kĩ thuật bón phân chỉ mới phát huy được 30% hiệu quả đối
với đạm và 50% hiệu quả đối với lân và kali. Trong tương lai vẫn hứa hẹn sử
dụng một lượng phân bón rất lớn trong sản xuất nông nghiệp [23].
Lúa là cây trồng có phản ứng tốt với phân hóa học cho lúa cho hiệu quả
cao, trong thâm canh lúa, bón phân hữu cơ chủ yếu nhằm ổn định hàm lượng
mùn cho đất, tạo thành nền thâm canh nên có thể sử dụng các loại phân hữu cơ
khác nhau, kể cả rơm rạ sau thu hoạch.
Bảng 2.9. Lượng phân bón cho các vùng trồng lúa ở Việt nam
Vùng

Các tỉnh
miền Trung

Vụ
Đông
Xuân
Hè Thu


Giống
Lúa thuần
Lúa lai
Lúa thuần
Lúa lai
Địa phương

Lượng bón ( kg/ha )
N
P2O5
K2 O
100 - 120
40 - 60
40 – 60
140 - 160
80 - 100
80 – 100
80 - 100
50 - 70
40 – 60
120 - 140
80 - 100
80 – 100
60 - 80
40 - 60
30 – 40
“Nguồn: Nguyễn Xuân Trường, 2000”

Lượng phân lân bón cho lúa dao động từ 30 - 100 kg P 2O5, thường bón 60

kg P2O5/ha. Đối với đất xám bạc màu có thể bón 80 - 90 kg P 2O5/ha, đất phèn có
thể bón 90 - 150 kg P2O5/ha. Lượng phân kali bón cho lúa phụ thuộc chủ yếu
vào mức năng suất và khả năng cung cấp kali của đất. Các mức bón trong thâm
canh lúa trung bình là 30 - 90 kg K2O/ha, và mức bón trong thâm canh lúa cao là
100 - 150 kg K2O/ha, trong đó kali của phân chuồng và rơm rạ có hiệu suất
không kém kali trong phân hóa học [23].

16


Bảng 2.10. Liều lượng bón phân thực tế và mức bón tối thích cho lúa
Loại phân bón
Phân chuồng
Phân bắc
Urê
Supe lân
Kali clorua

Lúa Xuân (kg/ha)
Lúa Mùa (kg/ha)
Thực tế
Tối thích
Thực tế
Tối thích
9.790
13.680
9.074
12.800
0
749

0
707
17
255
197
228
306
418
242
362
93
144
86
138
“Nguồn: Ðỗ Ðình Thuận, Nguyễn Văn Bộ, 2001”

2.1.5. Những nghiên cứu về phân đạm cho lúa trên Thế giới và Việt nam
2.1.5.1. Những nghiên cứu về phân đạm cho lúa trên Thế giới
Đạm là yếu tố quan trọng đối với cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng.
Nhu cầu về đạm của cây lúa đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới đi sâu
nghiên cứu và có nhận xét chung là: Nhu cầu đạm của cây lúa có tính chất liên
tục từ đầu thời kỳ sinh trưởng cho đến lúc thu hoạch. Trong suốt quá trình sinh
trưởng, phát triển của cây lúa, có hai thời kỳ mà nhu cầu dinh dưỡng đạm của
cây lúa cao nhất là thời kỳ đẻ nhánh rộ và thời kỳ làm đòng. Ở thời kỳ đẻ nhánh
rộ cây hút nhiều đạm nhất.[6][12]
Hiệp hội phân bón quốc tế (IFA) đã tiến hành nghiên cứu tại các nước phát
triển trong những năm 1979 chỉ rõ: Nếu không sử dụng phân bón thì sản lượng
lương thực ở các nước này chắc chắn sẽ giảm 40 - 50% (Lê Văn Căn, 1978)
[21].
Theo Yoshida (1985), lượng đạm cây hút ở thời kỳ đẻ nhánh quyết định tới

74% năng suất. Bón nhiều đạm làm cây lúa đẻ nhánh khỏe và tập trung, tăng số
bông/m2, số hạt/bông, nhưng khối lượng nghìn hạt ít thay đổi (P1000).[C]
Yoshida (1985) cho rằng: Oử các nước nhiệt đới lượng các chất dinh dưỡng
(N, P, K) cần để tạo ra một tấn thóc trung bình là: 20,5 kg N; 5,1 kg P 2O5 và 44
kg K2O. Trên nền phố hợp 90 P2O5 – 60 P2O5 hiệu suất phân đạm và năng suất
lúa tăng nhanh ở các mức bón từ 40 – 120 kg N/ha [C]
Năm 1973, Xiniura và Chiba có kết quả thí nghiệm nón đạm theo 9 cách
tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Mỗi lần bón với 7 mức đạm
khác nhau, hai tác giả trên đã có những kết luận sau:
+ Hiệu suất của đạm (kể cả rơm rạ và thóc) cao khi lượng đạm bón ở mức thấp
17


+ Có hai đỉnh về hiệu suất, đỉnh đầu tiên là xuất hiện ở thời kỳ đẻ nhánh
đỉnh thứ hai xuất hiện từ 19 đến 9 ngày trước trỗ, nếu lượng đạm nhiều thì
không có đỉnh thứ hai. Nếu bón liều lượng đạm thấp thì bón vào lúc 20 ngày
trước trỗ, nếu bón liều lượng đạm cao thì bón vào lúc cây lúa đẻ nhánh[14][1]
Theo FAO (1980), phân bón làm gia tăng năng suất đến 55% ở những nước
đang phát triển trong giai đoạn 1965 đến 1975 và đầu tư 1 kg N - P 2O5 - K2O sẽ
thu được 10 kg hạt ngũ cốc. Theo Viyas (1983, dẫn theo Heisey và Mwangi,
1996) thì từ giữa những năm 1960 phân bón đóng góp vào việc gia tăng năng
suất ở các nước đang phát triển tại châu Á từ 50 - 75% [20].
Theo Koyama (1981) và Sarker (2002) cho thấy: Đạm là yếu tố xúc tiến
quá trình đẻ nhánh của cây, lượng đạm càng cao thì lúa đẻ nhánh càng nhiều, tốc
độ đẻ nhánh lớn nhưng tỷ lệ nhánh vô hiệu cũng cao. Theo Shuichi Yoshida
(1985) cho thấy lượng đạm cây hút ở thời kỳ đẻ nhánh quyết định tới 74% năng
suất. Bón nhiều đạm làm cây đẻ nhánh khỏe và tập trung, tăng số bông/m 2, số
hạt/bông nhưng trọng lượng hạt ít thay đổi. Mặt khác tác giả lại cho rằng ở các
nước nhiệt đới lượng các chất dinh dưỡng (N, P, K) cần để tạo ra 1 tấn thóc
trung bình là 20,5 kg N; 5,1 kg P2O5; 4,4 kg K2O [24]

Theo Takahasi (1987) cho biết giữa đẻ nhánh ở cây lúa và tỉ lệ đạm tích lũy
trong lá lúa có liên quan mật thiết với nhau. Theo Schunutuz và Hartman, 1994
tại Đức, nếu giảm một nửa lượng phân đạm trong trồng trọt thì năng suất cây
trồng giảm 22% trong thời gian ngắn, 25 - 30% trong thời gian dài, thu nhập
trang trại giảm 12%, lợi nhuận của các trang trại giảm 40%, tổng sản lượng hoa
màu giảm 10% [21].
2.1.5.2. Những nghiên cứu về phân đạm cho lúa ở Việt Nam
Theo nhiều tác giả (Nguyễn Văn Bộ, 1999; Thái Phiên, 1999; Bùi Đình
Dinh, 1998; Kanwar, 1995; Mutert, 1995) nền tảng của quản lý tổng hợp dinh
dưỡng cho cây trồng là bón phân cân đối và hợp lý [3].
Theo Bùi Đình Dinh (1998), ở Việt nam, phân đóng góp vào việc tăng sản
lượng từ 38% - 40%. Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Bộ (1998) cho
thấy với lúa xuân phân bón đóng góp khoảng 37% và với lúa mùa là 21% vào
việc tăng sản lượng. Theo tác giả Nguyễn Văn Luận (1998) thì ở đồng bằng
sông Cửu Long, phân bón đóng góp khoảng 37%, trong đó phân vô cơ đóng góp
khoảng 33% vào việc tăng sản lượng cây trồng [3].
Theo tác giả Đinh Văn Lữ (1978), Bùi Huy Đáp (1980), Đào Thế Tuấn
(1980) và Nguyễn Hữu Tề (1997): Thông thường cây lúa hút 70% tổng lượng
18


đạm là trong giai đoạn đẻ nhánh, đây là thời kỳ hút đạm có ảnh hưởng lớn đến
năng suất, 10 – 15% là hút ở giai đoạn làm đòng, còn lại là từ giai đoạn làm
đòng đến chín.[f]
Qua nhiều năm nghiên cứu, Đào Thế Tuấn đã đi đến nhận xét: Cây lúa
được bón đạm thỏa đáng vào thời kỳ đẻ nhánh rộ thúc đẩy cây lúa đẻ nhánh
khỏe và hạn chế số nhánh bị lụi đi. Ở thời kỳ đẻ nhánh của cây lúa, đạm có vai
trò thúc đẩy tốc độ ra lá, tăng tỷ lệ đạm trong lá, tăng hàm lượng diệp lục, tích
lũy chất khô và cuối cùng là tăng số nhánh đẻ [25]
Tiềm năng năng suất thể hiện khả năng chịu đạm của cây, nhiều thí nghiệm

và thực tiễn sản xuất lúa ở đồng bằng Bắc Bộ cho thấy muốn đạt 5 tấn thóc/ha
phải cung cấp cho lúa từ 90 – 120 kg N [26].
Theo tổng kết của Mai Văn Quyền (2002), trên 60 thí nghiệm thực tiễn
khác nhau ở 40 nước có khí hậu khác nhau cho thấy: Nếu đạt năng suất lúa 3 tấn
thóc/ha, thì lúa lấy đi hết 50 kg N, 26 kg P 2O5, 80 kg K2O, 10 kg Ca, 6 kg Mg, 5
kg S. Và nếu ruộng lúa đạt năng suất 6 tấn/ha thì lượng dinh dưỡng cây lúa lấy
đi là 100 kg N, 50 kg P2O5, 160 kg K2O, 19 kg Ca, 12 kg Mg, 10 kg S (Nguồn
FIAC, do FAO Rome dẫn trong Fertilizes and Their use lần thứ 5, [16]
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về vai trò của đạm cho lúa ở đất phù sa sông
Hồng cho thấy: trong điều kiện bón (6 tấn phân chuồng + 90kg P 2O5 + 60kg
K2O)/ha, với lượng bón 160kg N cho năng suất cao nhất, khi bón 240kg N thì
năng suất chỉ còn tương đương mức bón 80kg N (Mai Văn Quyền, 2000, dẫn
theo Võ Minh Kha). Theo Nguyễn Thủy Trọng, 2000. Khi bón (120 kg N +
60kg P2O5 + 60kg K2O)/ha trên nền 10 tấn phân chuồng/ha cho giống lúa Khang
Dân 18, vụ Xuân ở Lâm Thao, Phú Thọ cho năng suất cao nhất. theo kết quả
nghiên cứu của Nguyễn Như Hà, 2006 tại xã Quang Minh, huyện Bắc Quang
tỉnh Hà Giang cho giống lúa chịu hạn CH5 tại các vụ mùa từ năm 2002 – 2005
cho thấy nên bón (120kg N + 90 kg P 2O5 + 90kg K2O)/ha trên nền 8 tấn phân
chuồng và mật độ 55 khóm/1m2 [11].
Viện Nông hóa – Thổ nhưỡng đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của đất,
mùa vụ và liều lượng phân đạm bón đến tỷ lệ đạm cây hút. Không phải do bón
nhiều đạm thì tỷ lệ đạm của cây lúa sử dụng nhiều. Ở mức đạm 80 kg N/ha, tỷ lệ
sử dụng đạm là 46,6%, so với mức đạm này có sử dụng phân chuồng tỷ lệ đạm
hút được là 47,4%. Nếu tiếp tục tăng liều lượng đạm đến 160 N và 24O N có
phân chuồng thì tỷ lệ đạm mà cây lúa sử dụng cũng giảm xuống. Trên đất bạc
màu so với đất phù sa sông Hồng thì hiệu suất sử dụng đạm của cây lúa thấp
19


hơn. Khi bón liều lượng đạm từ 40 N – 120 N thì hiệu suất sử dụng phân giảm

xuống, tuy lượng đạm tuyệt đối do lúa sử dụng vẫn tăng lên. [14]
Theo các công trình đã nghiên cứu, muốn đạt năng suất 50 tạ/ha/vụ cần bón
100 - 120 kg N/ha. Lượng đạm này lấy từ các loại phân vô cơ và hữu cơ bón cho
lúa [14].
Giống lúa miến ngọt ICSV 574 có thể trồng được ba vụ/năm tại Việt Nam,
ở mức phân bón 120N + 40 P2O5 + 40 K2O giống này đạt năng suất hạt 6,84
tấn/ha, năng suất thân cây + hạt đạt 65,05 tấn/ha, quy đổi được trên 2600 lít cồn
sinh học/ha/vụ. Năng suất sinh khối lúa miến ngọt ICSV 574 đạt 90 tấn/ha cao
hơn nhiều so với năng suất sinh khối ngô lai thông thường đạt 60 tấn/ha. Đây là
nguồn thức ăn ủ chua rất tốt dùng cho chăn nuôi và nguồn nguyên liệu sinh học
triển vọng [19].
Bón lượng đạm (120 kg, 90kg)/ha trên nền 60kg P2O5 + 60 kg K2O cho số
nhánh hữu hiệu, sự tích lũy chất khô và các yếu tố cấu thành năng suất, năng
suất thực thu cao hơn lượng đạm 60 kg [8].

20


Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài
3.1.1.

Cây trồng
Giống lúa sử dụng trong đề tài là giống Khang Dân 18, đang được trồng
phổ biến tại địa phương.

3.1.2.

Đất

Thí nghiệm được tiến hành trên đất phù sa cổ chua (thuộc nhóm đất phù sa)
chuyên trồng lúa nước.
3.1.3. Phân bón
Thí nghiệm sử dụng các loại phân bón sau:

-

Phân đạm: Urê (46% N), Amôn clorua (22% N), Canxi Nitrat (15% N).

-

Phân lân: Lân supe (16% P2O5)

-

Phân kali: KCl (60% K2O)

-

Phân chuồng: được sản xuất tại địa phương

-

Vôi bột

3.2.

Phạm vi đề tài

-


Thời gian thực hiện: Vụ hè thu ( tháng 6/2014 – tháng 9/2014)

-

Địa điểm thực hiện: Phường Hương An, Thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên
Huế.
3.3. Nội dung nghiên cứu

-

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân đạm đến sinh trưởng, phát
triển và năng suất lúa.

-

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân đạm đến hiệu quả kinh tế
trong sản xuất lúa.

-

Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng và dạng phân đạm đến một số tính chất
hóa học đất.

21


3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Công thức thí nghiệm và sơ đồ bố trí thí nghiệm
Bảng 3.1. Các công thức thí nghiệm

Ký hiệu

Dạng N

Lượng đạm

D1N0

0

D1N40

40

Urê

D1N80

80

D1N120

120

D2N0

0

D2N40


40

D2N80

80

NH4Cl

D2N120

120

D3N0

0

D3N40

40

D3N80

80

Ca(NO3)2

D3N120

120
Bảng 3.2. Sơ đồ bố trí thí ngiệm

BẢO VỆ

B

O
V


D1N0

D3N80 D2N40 D3N120 D2N0

D1N80 D3N120 D2N0
D1N40

D3N0

D1N40 D2N80 D1N120 D3N0

D2N40 D1N80 D2N40 D1N80 D3N80

D3N0 D2N120 D3N80 D2N120 D1N120 D2N0

D1N120 D3N40 D2N80 D3N40 D2N80
LNL1

BẢO VỆ
LNL2

D1N40 D3N40


D1N0 D2N120 D1N0 D3N120

B

O
V


LNL3

- Kiểu bố trí theo kiểu ô lớn – ô nhỏ (Split - plot), 3 lần nhắc lại, 20 m2/ô thí
nghiệm. Liều lượng đạm bố trí ô nhỏ, dạng đạm bố trí ô lớn.
- Kỹ thuật bón phân
+ Bón lót :
10 - 15 ngày trước sạ: 100% vôi
22


Trước sạ: 100% lân + 100% phân chuồng
+ Bón thúc :
@ Lần 1: 8 - 10 NSS: 40% N + 50% K2O
@ Lần 2: 18 - 20 NSS: 35% N
@ Lần 3: 42 - 45 NSS: 25% N + 50% K2O
3.4.3. Chỉ tiêu theo dõi
3.4.3.1. Về cây
Thời gian sinh trưởng: Gieo - Bắt đầu đẻ nhánh, đẻ nhánh rộ, kết thúc đẻ
nhánh, làm đòng, trổ bông, thu hoạch
- Chiều cao cây và sinh khối khô và tươi: Đo từ mặt đất đến lá hoặc bông
cao nhất (không kể râu) vào các giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng, thu hoạch. Mỗi ô

thí nghiệm thu 5 cây cả rễ (không lấy vào vị trí đo năng suất và cây theo dõi)
vào 3 giai đoạn trên để xác định sinh khối tươi và khô tại phòng thí nghiệm.
- Chỉ tiêu về nhánh: 10 ngày theo dõi một lần
+ Tổng số dảnh (dảnh): Đếm tổng số dảnh hiện có ở trên cây.
+ Số dảnh hữu hiệu (dảnh): Đếm những dảnh thành bông
+ Tỷ lệ nhánh hữu hiệu (%): Số dảnh thành bông/tổng số dảnh hiện có
trên cây.
- Sâu bệnh hại chính:
+ Sâu hại:
Mật độ (con/m2)
Tỷ lệ hại (%) =
+ Bệnh hại:
Tỷ lệ bệnh (%) =

Chỉ số bệnh (%) =

Tổng số sâu hại thu được
Tổng diện tích điều tra
Số cây (lá ….) bị hại

x 100

Tổng số cây (lá …) điều tra
Số cây (lá….) bị bệnh
Tổng số cây (lá...) điều tra

x 100

(N1x1) + (N2x2) + … + (Nnxn)
NxK


x 100

- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất.
23


+ Số bông/m2 (bông): Đếm những bông có từ 15 hạt trở lên trên 5 điểm
khác nhau (mỗi điểm 0,2m2) rồi cộng lại.
+ Số hạt trên bông (hạt): Đếm tổng số hạt có trên bông của 5 cây/1ô rồi
lấy giá trị trung bình.
+ Số hạt chắc trên bông (hạt): Đếm tổng số hạt chắc có trên bông của 5
cây/1ô rồi lấy giá trị trung bình.
+ Tỷ lệ hạt chắc (%) = [(Số hạt chắc/bông)/(Tổng số hạt/bông)] x 100
+ P1000 hạt (gam): Mỗi công thức lấy 3 mẫu ở 3 tầng khác nhau (trên,
giữa, dưới), mỗi mẫu 1000 hạt. Mỗi mẫu chia 2 lần cân, mỗi lần 500 hạt, sai số
giữa 2 lần cân không vượt quá 2%, sau đó tính trung bình.
+ Năng suất lý thuyết (tấn/ha):
NSLT (tấn/ha) = (Số bông/m2) x (Số hạt chắc/bông) x (P1000 hạt)/105
+ Năng suất thực thu (tấn/ha):
Sản phẩm thu hoạch ở các lần nhắc lại để riêng (2m 2/ô) và đem phơi khô
(độ ẩm 13% theo qui định của IRRI), quạt sạch và cân lấy khối lượng của từng
lần nhắc lại và tính trung bình.
* Về đất: Tính chất lý hóa học đất trước và sau thí nghiệm: Mẫu đất hỗn
hợp được lấy đại diện trên 5 điểm theo đường chéo góc tại các ruộng được lựa
chọn cho nghiên cứu trước và sau khi thực hiện thí nghiệm ở tầng 0 – 20 cm, sau
đó trộn đều và phơi khô trong không khí và tiến hành rây qua rây 2mm. Phân
tích các chỉ tiêu theo các phương pháp như sau: pH KCl (pH met, tỷ lệ 1:5), OC
(Wakley Black), N tổng số (Kjeldahl), P 2O5 tổng số (So màu trên quang phổ kế),
K2O tổng số (Quang kế ngọn lửa) , NH 4+, NO3- (Kjeldahl) và CEC (Kjeldahl),

thành phần cơ giới (phương pháp pipet) (chỉ phân tích trước thí nghiệm).
* Hiệu quả kinh tế:
- Lãi ròng = tổng thu – tổng chi
+ Tổng thu: năng suất thực thu x giá bán sản phẩm (đ/kg).
+ Tổng chi: giống + phân bón + thuốc bảo vệ thực vật + công lao động

24


- Hiệu suất phân đạm: Năng suất tăng lên do bón phân chuồng/lượng phân
chuồng bón (kg thóc/tạ phân chuồng)
- VCR (Value Cost Ratio): Giá trị sản phẩm tăng thêm do bón phân/Chi phí
tăng thêm do bón phân
3.5. Biện pháp kỹ thuật áp dụng
3.5.1. Làm đất
Đất được cày bừa kỹ, nhuyễn bùn, sạch cỏ dại, san bằng phẳng sau đó chia
ô và be bờ.
3.5.2. Mật độ gieo sạ
-

Gieo 5kg/sào
3.5.3. Thời vụ

-

Vụ hè thu năm 2014, gieo ngày 1/6/2014
3.5.4. Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
Theo quy trình kỹ thuật áp dụng chung cho cây lúa của Cục trồng trọt.

-


-

-

Làm cỏ và tỉa dặm: tiến hành tỉa dặm khi lúa có 4 đến 5 lá đồng thời kết hợp làm
cỏ đợt một. Trước bón thúc lần hai tiến hành làm cỏ sục bùn, cỏ bờ cho ruộng
thông thoáng.
Điều tiết nước: khi lúa giai đoạn cây con giữ mực nước khoảng 3 - 6 cm, thời kì lúa
đẻ nhánh cần mực nước thấp hơn, thời kì làm đòng và trổ bông giữ mực nước 5 - 7
cm, khi lúa bước vào thời kì chín thì rút dần nước đến khi thu hoạch phải tháo cạn
nước.
Phòng trừ sâu bệnh: phòng trừ theo nguyên tắc phòng là chính, trừ khi cần thiết.
Biện pháp phòng: xử lý hạt giống, là sạch cỏ dại, dọn sạch mầm mống cỏ dại
trên đồng ruộng.
Biện pháp trừ: khi sâu bệnh xuất hiện với mật độ dày trên đồng ruộng có
khả năng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển, năng suất thì bắt buộc phải
dùng biện pháp trừ bằng thuốc.
3.6. Diễn biến thời tiết vụ Hè Thu năm 2014 tại tỉnh Thừa Thiên Huế
Sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng
chịu sự tác động của rất nhiều yếu tố, trong đó khí hậu thời tiết là một yếu tố hết
sức quan trọng. Nắm bắt được các yếu tố thời tiết sẽ giúp chúng ta có thể lý giải
một số khác biệt trong thí nghiệm mà sự khác biệt về yếu tố thí nghiệm khác
không thể giải thích được.
25


×