Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Thiết kế phương án tổ chức thi công tuyến đường từ quốc lộ 49b đi biển điền lộc đoạn từ cọc km0 cọc 67 km0 km1 302,53

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.02 KB, 43 trang )

PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Giao thông vận tải là một trong những ngành quan trọng trong công cuộc
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đó là một trong những ngành được ưu
tiên phát triển đi trước để hỗ trợ các ngành khác. Nó trở thành một ngành tiên
phong mở đường cho sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội,….trong các vùng
trên cả nước.
Hệ thống đường giao thông nông thôn không chỉ là những tuyến đường
huyện để nối các trung tâm huyện với các xã hoặc nối các trung tâm xã với
nhau, hoặc những tuyến đường xã để nối các trung tâm thôn, xóm mà còn là
những tuyến đường liên thôn, liên xóm dùng để nối các thôn, các xóm với nhau,
kể các đường mương, đường bờ vùng, bờ thửa , … để nối các thôn, xóm dân cư
với đồng ruộng, nương rẫy phục vụ đời sống dân sinh tại các vùng nông thôn mà
xe máy, xe thô sơ có thể đi lại được. Tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã
hội cho mỗi khu vực, mỗi vùng miền và mỗi địa phương.
Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt
Nam có tọa độ 16-16.8 Bắc và 107,8-108,2 Đông. Diện tích là 5.053,990 km².
Phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Trị, phía Đông Nam giáp với tỉnh Quảng Nam,
phía Nam giáp với phố Đà Nẵng, phía Đông giáp với biển Đông, phía Tây giáp
với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Với sự phát triển không ngừng về
mặt kinh tế đã làm thay đổi diện mạo của tỉnh, với những con đường được làm
mới, được sửa chữa và nâng cấp.Theo số liệu của “ Sở giao thông vận tải Tỉnh
Thừa Thiên Huế ” năm 2009, tổng chiều dài là 4.791,2 km, gồm : đường bê tông
xi măng : 1.226,5 km, đường bê tông nhựa :562,9 km, đường đá dăm láng
nhựa: 659,8 Km, Đường cấp phối : 923,4 Km, loại khác: 1.418,7 Km. Dù đã
được đầu tư song vẫn tồn tại những mặt hạn chế : khó đi vào mùa mưa, chưa có
sự đồng bộ giữa từng địa phương. Do hệ thống đường giao thông có tầm quan
trọng như vậy, nên trong việc thực hiện thi công các công trình cần được nghiên
cứu và đưa ra phương án tốt nhất cho mỗi công trình. Để cho công trình được
xây nhanh nhất nhưng phải đảm bảo chất lượng.Vì vậy, với những vấn đề đã
phân tích, tôi chọn đề tài: “Thiết Kế Phương án Tổ Chức Thi Công Tuyến
Đường Từ Quốc Lộ 49B Đi Biển Điền Lộc Đoạn Từ Cọc Km0 – Cọc 67 :


Km0 – Km1 + 302,53 ” . Thuộc Phong Điền thừa thiên huế.

1


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu.
2.1.1. Tầm quan trọng của giao thông nông thôn trong sự phát triển kinh tế xã hội việt nam.
Vì sao nói “ giao thông thể hiện bộ mặt của đất nước “ . Đúng như vậy khi
ta nhìn vào hệ thống giao thông ở mỹ hay nhật bản thì có ai dám khẳng định 2
nước này là 2 nước đang phát triển, thực tế đây là 2 cường quốc trên thế giới có
nền kinh tế vượt trội. Việt Nam là một nước thuần nông với đa số người dân làm
nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng và dịch vụ . Để đạt được mục
tiêu trên thì phải xuất phát từ nông thôn. Liệu với hệ thống đường xá thấp kém
có thể thay đổi cơ cấu kinh tế hay không ? trong những năm qua,dưới sự lãnh
đạo của đảng và sự điều hành của Chính phủ nền sản xuất nông nghiệp, đời sống
người nông dân cũng như cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn đã cơ bản thay đổi
và đạt được những thành tựu to lớn. Năng suất, chất lượng và hiệu quả của sản
xuất nông nghiệp phát triển với tốc độ khá cao, bền vững, hàng hóa nông sản
được phân phối rộng khắp các vùng miền trên toàn quốc nhờ hệ thống cơ sở hạ
tầng đường bộ đã có bước phát triển vượt bậc so với những năm trước. Tuy
nhiên, đứng trước công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn nhiều
thách thức được đặt ra. Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là yêu cầu
cấp thiết và có tính chất sống còn đối với xã hội, để xóa bỏ rào cản giữa thành
thị và nông thôn, rút ngắn khoảng cách phân hóa giàu nghèo và góp phần mang
lại cho nông thôn một bộ mặt mới, tiềm năng để phát triển mạnh mẽ hơn.
2.1.2. Khái quát tình hình phát triển giao thông nông thôn trong thời gian qua.
Hệ thống giao thông nông thôn có vai trò tiên quyết đến sự phát triển kinh
tế nông thôn, góp phần nâng cao mức tăng trưởng kinh tế quốc dân đưa đất nước
đi lên trong thời kỳ hội nhập và phát triển hiện nay.

Theo số liệu thống kê, đến 01/7/2011 cả nước đã có 8940 xã, chiếm
98,6% tổng số xã cả nước đã có đường ô tô đến trung tâm xã (tăng 2,3% so với
năm 2006), trong đó đi lại được 4 mùa là 8803 xã, chiếm 97,1% ( tăng 3,5% so
với năm 2006); trong đó xã có đường ô tô đến trung tâm xã đã được nhựa hóa,
bê tông hóa là 7917 xã chiếm 87,3% (tăng 17,2% so với năm 2006). Một điều
đáng chú ý là không chỉ đường đến trung tâm huyện, xã được chú trọng mà
đường đến các thôn, bản miền núi cũng được các cấp chính quyền hết sức quan
tâm đầu tư với số liệu rất ấn tượng đó là có tới 89,5% số thôn, bản có đường ô tô
2


đến được. Điều đó góp phần thay đổi cuộc sống của người dân nơi vùng cao vốn
chịu nhiều thiệt thòi về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng cũng như văn hóa xã hội.
So với năm 2005, tổng số chiều dài km đường giao thông nông thôn tăng thêm
34.811km; trong đó số km đường huyện tăng thêm 1.563km, đường xã tăng
17.414km và đường thôn xóm tăng 15.835km từ những nguồn vốn đầu tư cho
giao thông nông thôn rất đa dạng được huy động từ nhiều nguồn: Ngân sách
trung ương, ngân sách địa phương (chiếm khoảng 50% phần dành cho cơ sở hạ
tầng giao thông của các tỉnh); vốn ODA (các chương trình hạ tầng nông thôn
dựa vào cộng đồng của WB, Chương trình giảm nghèo Miền trung của ADB hay
Giao thông nông thôn của Ngân hàng thế giới WB); vốn huy động của doanh
nghiệp, tín dụng và của cộng đồng nhân dân. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và
đầu tư, các ngồn vốn đầu tư cho giao thông nông thôn trong 10 năm qua ước
tính khoảng 170.000-180.000 tỷ đồng, trong đó ngân sách nhà nước chiếm
khoảng 70% tổng nguồn vốn được huy động; vốn huy động từ cộng đồng, doanh
nghiệp chiếm khoảng 10-15% tổng nguồn vốn, kể cả việc huy động từ đóng góp
của cộng đồng dân cư để đầu tư; ngoài ra các địa phương còn huy động từ các
nguồn khác như thu phí sử dụng đất, thu sổ số kiến thiết… Chỉ tính riêng giai
đoạn 2003 đến năm 2010, cả nước đã đầu tư 749 dự án đường giao thông đến
trung tâm xã trên địa bàn các xã nông thôn, miền núi thuộc các vùng: Trung du

và miền núi Bắc bộ; đồng bằng sông Hồng; duyên hải miền Trung; Tây nguyên;
Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu long với tổng mức đầu tư các dự án đầu
tư đường ô tô đến trung tâm xã cả giai đoạn được các địa phương phân bổ vốn
TPCP là 32.951 tỷ đồng, các địa phương cũng đã chủ động lồng ghép các nguồn
vốn khác trên địa bàn để thực hiện.
Tuy có sự phát triển mạnh mẽ những năm vừa qua song cơ sở hạ tầng giao
thông nông thôn vẫn còn những tồn tại, bất cập và thách thức cần được các
chính quyền quan tâm hơn nữa
2.1.3

Chính sách giải pháp của nhà nước.
- Về đầu tư phát triển phải xác định đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông nông thôn phải đi trước một bước trong xây dựng nông thôn mới, hiện đại
hóa nông thôn.
- Công tác quản lý bảo trì đường giao thông nông thôn cần được chú
trọng. Trước hết, phân cấp công tác quản lý duy tu, bảo trì đường cần được thiết
lập và phải có đơn vị đầu mối trong quản lý bảo tri đường nông thôn. Để công
tác quản lý giao thông nông thôn ngày càng sát với thực tế, có sự theo dõi, cập
3


nhật một cách có hệ thống để có những thay đổi và điều chỉnh chính sách cho
kịp thời nhất thiết phải xây dựng hệ thống thông tin về giao thông địa phương.
- Tăng cường sử dụng vật liệu mới, áp dụng công nghệ thi công tiên tiến,
mạnh dạn đưa các vật liệu mới thay thế các nguyên vật liệu truyền thống gây ô
nhiễm môi trường. Đối với các kết cấu kiên cố cần chú trọng áp dụng cơ giới
hóa để đảm bảo chất lượng công trình.
- Đây mạnh đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho hệ thống quản lý, bảo
trì đường giao thông nông thôn, chú trọng đào tại cán bộ có chuyên môn, nghiệp
vụ và quản lý đầu tư, quản lý bảo trì cho cán bộ quản lý giao thông nông thôn

các cấp nhằm phát huy tối đa hiệu quả các dự án hoàn thàng đưa vào khai thác.
Đào tạo cán bộ kỹ thuật theo dõi, giám sát,hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ,
tập huấn cho cán bộ xã, huyện phụ trách giao thông, quy hoạch bằng các hình
thức đào tạo, kết hợp giữa đào tạo với thực hành nhằm nâng cao trình độ quản lý
và trình độ kỹ thuật.
2.1.4. Sự cần thiết phải nâng cấp và làm mới đường giao thông trong nước
hiện nay .
- Từ khi nền kinh tế việt nam chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập
trung sang nền kinh tế thị trường thì bức tranh kinh tế của việt nam có nhiều
điểm sáng,mức sống của người dân cải thiện, được bạn bè các nước trong khu
vực và quốc tế hết lòng ca ngợi về những thành tựu đổi mới trong quá trình xây
dựng đất nước. Trong đó nghành giao thông đóng vai trò quan trọng khi vừa là
cầu nối giữa các lĩnh vực trong xã hội ( kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hóadu lịch …) vừa thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Nhưng thực tế tại các địa phương lại cho thấy hệ thống nông thôn chưa theo kịp
với tốc độ phát triển và tiềm lực của vùng kinh tế sản xuất nông lâm ngư nghiệp.
Hệ thống đường giao thông nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối
liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh, đường huyện xuống nông thôn nhất là đối với
vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo. Ngoài ra tiêu chuẩn kỹ thuật còn
thấp, chủ yếu là đường một làn xe, an toàn giao thông còn nhiều bất cập như :
thiếu hệ thống biển báo, tình trạng hành lang an toàn giao thông đường bộ bị lấn
chiếm để phơi rơm rạ, bề rộng mặt đường hẹp, tầm nhìn người lái bị hạn chế,
nhiều dốc cao và nguy hiểm, chưa đồng bộ trong thiết kế cầu cống và đường
Hiện nay, tỷ lệ mặt đường là đất và cấp phối còn chiếm tỉ lệ cao, gây khó khan
cho đi lại và vận chuyển hang hóa vào mùa mưa. Trước tình hình đó cần phải
tiến hình nâng cấp và làm mới đường giao thông nông thôn hòa nhập vào tiến
trình đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay.
4


2.2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

2.2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu phương án tổ chức thi công của tuyến đường giao thông nông
thôn tuyến đường từ quốc lộ 49B đi biển Điền Lộc Đoạn Từ Cọc Km0 – Cọc
67: Km0 – Km1 + 302,53 ” . thuộc phong điền huế để tìm ra giải pháp tối ưu
cho thi công tuyến đường
2.2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
- Tìm hiểu, khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương
- Điều tra điều kiện địa chất, địa hình và hiện trạng của tuyến đường
- Nghiên cứu bản vẽ
- Tính toán khối lượng đào đắp.
- Tính toán số công nhân, ca máy
- Lập bảng tiến độ thi công
- Lập biểu đồ nhân lực
-

5


PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng trực tiếp
- Hiện trạng kỹ thuật của tuyến đường
- Đối tượng gián tiếp
- Điều kiện tự nhiên khu vực tuyến đường đi qua
- Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương khu vực có tuyến
đường đi qua
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nghiên cứu các loại tài liệu liên quan đến thiết kế nâng cấp và khảo sát
tuyến đường

3.2.2. Phương pháp thu nhập tài liệu.
Thu nhập các số liệu về điều kiên tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế xã
hội của khu vực tuyến đường đi qua và thu nhập các số liệu liên quan đến tiến
hành tính toán thiết kế tuyến đường.
3.2.3. Phương pháp tính toán.
Sử dụng các hệ thống tiêu chuẩn việt nam đối với các công trình giao
thông để đưa vào tính toán, xác định các chỉ tiêu kỹ thuật cho tuyến đường.
3.2.4. Phương pháp đo vẽ, thiết kế.
Sử dụng các phần mền như : auto cad, nova để lập các bản vẽ thiết kế.

6


PHẦN 4. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nơi tuyến đường đi qua.
4.1.1. Khảo sát điều kiện tự nhiên.
4.1.1.1 Vị trí địa lý.
Nằm ở vị trí trung tâm của xã Điền Lộc, cũng là trung tâm của các làng
vùng Ngũ Điền. Cách trung tâm Tỉnh lỵ Thành phố Huế 35km về hướng Đông
Bắc, cách trung tâm Huyện lỵ Thị Trấn Phong Điền 15km về hướng Đông.
Đất xã hình chữ nhật chiều dài 2km , chiều rộng 3,2km, ngoài ra còn có
một số diện tích ở phía Tây Nam 0,6km2 mặt trước Làng Thế Chí Tây, ở phía
Tây Bắc là 1,5km2 mặt trước Làng Kế Môn.
Tổng thể diện tích tự nhiên có 8,5km2, trong đó có 250ha đất canh tác
dành cho trồng lúa và 50ha đất dành cho trồng rau màu.
4.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Chạy theo hướng tây bắc – đông nam, từ làng Trung Đồng (giáp ranh
Quảng Trị) đến hai xã Điền Hải và Phong Hải của huyện (giáp ranh Quảng
Điền) dài gần 16km, cao độ 28-30m, rộng từ 3.000 đến 5.000m ở phía bắc và
thu hẹp dần về phía nam. Do gió biển, vùng này thường xuyên hình thành những

cồn cát di động hướng về phía làng mạc đầm phá ở phía tây.
4.1.1.3 Đặc điểm địa chất
Do đặc điểm địa hình đa dạng như trên cũng hình thành nhiều loại :
- Đất cồn cát ven biển: chiếm khoảng 4.955ha, phân bố ở các xã vùng
Ngũ Điền và Phong Hải, chủ yếu là cát chiếm đến 99%.
- Đất cát bãi bằng: chiếm diện tích rộng lớn trên 10.470ha, phân bố ở các
xã Phong Hiền, Phong Thu, Phong Hòa, Phong Bình và Phong Chương (97-98%
là cát).
- Đất mặn phèn: với diện tích hạn chế, hình thành dọc bờ phá Tam Giang
thuộc địa phận các xã Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Hải và Phong Hải ( cát chiếm
86%).
- Đất phù sa các loại: gồm loại được bồi tụ hằng năm, độ phì cao tốt cho
lúa nước, phân bố dọc bờ sông Ô Lâu và sông Bồ, loại phù sa chua, phù sa trên
cát (ở các cánh đồng trũng xã Phong Thu), và phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (ở
Phong An).

7


4.1.1.4 Điều kiện khí hậu thủy văn.
A, Khí hậu.
Điền lộc mang đặc điểm khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế, có nền tảng chung
với khí hậu cả nước. Đó là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Tuy nhiên do tác động
chắn gió của địa hình Trường Sơn mà khí hậu Điền Lộc -Thừa Thiên Huế có
những nét độc đáo, không giống, thậm chí còn lệch hẵn với khí hậu cả phía Bắc
lẫn phía Nam.
Một là, sự sai lệch của mùa mưa ẩm lớn sang các tháng Thu Đông: mùa
mưa bắt đầu chậm và kết thúc cũng chậm so với Bắc bộ, Nam bộ và Tây
Nguyên. Và, trong khi mùa Hạ là mùa mưa ở cả ba vùng trên thì ở Điền Lộc là
thời kỳ khô nóng kéo dài. Hai là, tính chất chuyển tiếp, trung gian về chế độ

nhiệt giữa hai miền Bắc Nam: từ đây trở ra đến biên giới phía Bắc là khí hậu gió
mùa nội chí tuyến, có mùa Đông lạnh, trong khi từ đây trở vào Nam là khí
hậu gió mùa á xích đạo không có mùa Đông lạnh. Ở Điền Lộc không có mùa
Đông lạnh thực sự và kéo dài như ở Bắc bộ mà chỉ có thời tiết lạnh.
Các yếu tố khí hậu :
- Gió Trong năm chịu sự khống chế của hai mùa gió chính là gió mùa
Đông và gió mùa Hè. Gió mùa Đông (từ tháng 9 đến tháng 4 năm sau) hướng
thịnh hành là tây bắc và đông bắc, mang lại thời tiết xấu, lạnh và gây mưa. Gió
mùa Hè (từ tháng 3,4 đến tháng 9) còn gọi là gió Lào mang lại thời tiết khô và
nóng.
Ngoài ra còn có gió Đông và Đông Nam ( tức Nồm, còn gọi là gió ấm)
đem lại thời tiết tốt trong các tháng chuyển tiếp 3-4, 8-9, và ngay cả trong mùa
Đông, giữa hai đợt gió chính.
- Mưa : Có lượng mưa trung bình năm gần 3.000 mm, tăng dần từ đông
sang tây, từ đồng bằng lên vùng núi. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu
vào mùa mưa chính từ tháng 9 đến tháng 12, chiếm đến 72-75% lượng mưa
năm. Tám tháng còn lại chỉ chiếm 25-30%. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây
tình trạng ngập lụt vào mùa mưa và thiếu nước, khô hạn vào mùa hè.
- Nhiệt độ : Có nền nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình năm trên đại bộ
phận lãnh thổ đạt 20-25oC, trung bình tháng lạnh nhất (tháng giêng) là 19-20 oC,
tháng nóng nhất (tháng bảy) là 29,4 oC. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè đạt 4041oC, thấp nhất vào mùa Đông xuống 8-9oC.
- Bão, dông, lốc, sương mù :Chịu ảnh hưởng của bão nhiều nhất vào tháng
9 (35%), tháng 10 (28%) và tháng 8 (18%). Có năm không có cơn bão nào,
8


nhưng có năm 3-4 cơn liên tiếp. Nhìn chung số lượng bão không nhiều nhưng
thiệt hại gây ra rất nghiêm trọng vì gió mạnh kèm theo mưa to và rất to, gây lũ
lụt lớn và sạt lở bờ biển.
Ngoài bão còn có dông là hiện tượng phóng điện (sấm sét) thường xảy ra

từ tháng 4 đến tháng 9, nhiều nhất là tháng 5. Dông thường kèm theo mưa rào,
đôi khi có gió mạnh. Vào mùa Hè cũng thường có lốc nhất là khi có gió tây khô
nóng. Nhiều cơn lốc có sức gió mạnh cấp 10 cuốn phăng cây cối, nhà cửa, gây
nhiều thiệt hại không kém gì bão.
Sương mù cũng là hiện tượng phổ biến ở Phong Điền. Có ba loại : sương
mù bình lưu hình thành khi không khí ấm và ẩm tràn qua mặt đất, mặt nước
sông biển, ao hồ lạnh; sương mù bức xạ do bức xạ mặt đất hình thành khắp nơi
trong các làng mạc, đồng ruộng, rừng cây, bãi cỏ; và sương mù hổn hợp là
sương mù kết hợp của hai loại trên.
Các trận hạn hán, bão lụt lớn trong lịch sử :
- Về hạn hán, từ thế kỷ 17 đến nay, nổi bật là trận hạn hán năm 1641 (thời
chiến tranh Trịnh Nguyễn) làm khô héo lúa má hoa màu gây ra nạn đói khủng
khiếp, gần đây là hai trận hạn hán năm 1951 và 1989 cũng gây ra những hậu quả
tương tự, tuy không gây ra đói kém nghiêm trọng.
- Về bão lụt, từ thế kỷ 15 đến nay có những trận bão và lụt lịch sử : trận
bão năm 1404 (thời nhà Hồ) phá dải cát bờ biển mở ra cửa Eo (Thuận An); trận
lụt năm Giáp Thìn 1844 (thời Thiệu Trị) nước dâng tới 4m dân chúng chết đuối
hơn ngàn người; trận bão năm Giáp Thìn 1904 làm sập bốn vài cầu Trường
Tiền; trận bão lụt năm 1953 với lượng mưa khủng khiếp cuốn trôi cả thôn Bằng
Lãng và cầu sắt bắc qua Gia Hội; gần đây là trận bão năm 1985 và trận đại hồng
thủy năm 1999 cũng gây ra những hậu quả nặng nề cho Phong Điền cả về nhân
mạng, tài sản và cơ sở hạ tầng, nhất là ở nông thôn, đồng bằng thấp.
B, Thủy văn
Sông ngòi :
- Sông Ô Lâu khởi nguồn từ ngọn Ô Lâu trên vùng núi phía tây, chảy về
phía đông và đông bắc qua vùng núi đồi Phong Mỹ, Phong Thu về thị trấn
Phong Điền. Sau khi qua khỏi cầu Phò Trạch chuyển hướng tây bắc men theo
phía đông QL. 1A về Hội Kỳ, rồi lượn thành một khúc uốn bao quanh ba mặt
làng Phước Tích. Qua khỏi cầu Phước Tích, nhập với sông Thác Mã (tức sông
Mỹ Chánh) chính thức thành sông Ô Lâu, chảy xuống Vân Trình theo hướng


9


đông bắc, là ranh giới Thừa Thiên Huế và Quảng Trị. Từ Vân Trình, sông đổi
hướng đông nam để vào phá Tam Giang.
Lưu vực sông Ô Lâu có diện tích 900km 2, sông chính dài 66km, độ cao
đầu nguồn 900m trên mực nước biển, dộ dốc trung bình 13,1m/km. Ô Lâu là
sông có nhiều nước, hằng năm đổ vào phá Tam Giang một lượng trung bình 576
triệu m3 nước, trong đó bốn tháng mùa mưa lũ chiếm 424 triệu m 3(73,6%) và
tám tháng còn lại chỉ 152 triệu m3 (26,4%).
Phá Tam Giang :
- Phá Tam Giang đại bộ phận nằm trong lãnh thổ huyện Quảng Điền, ở
Phong Điền chỉ có một dải hẹp ven bờ đông thuộc địa phận Điền Hòa và Điền
Hải, chiếm một diện tích khiêm tốn chưa đầy 1.00ha so với diện tích 5.200ha
của toàn phá. Tuy nhiên vì đây là vùng cửa sông Ô Lâu, nơi tiếp nhận nguồn
phù sa phong phú, thuận lợi về môi trường sinh sống và phát triển, nên tài
nguyên động thực vật khá dồi dào và đa dạng.
4.1.1.5 Tài nguyên môi trường :
Thực vật.
Do hoàn cảnh địa lý tự nhiên thuận lợi, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, mưa
nhiều, ánh sáng đầy đủ, lại có địa hình đất đai phân hóa từ đông sang tây gồm cả
bờ biển, đầm phá, đồng bằng và đồi núi, nên thảm thực vật Phong Điền khá đa
dạng, phong phú và xanh tốt quanh năm. Từ núi xuống biển, do khác nhau về
điều kiện sinh thái, hình thành những thảm thực vật khác nhau về ngoại hình, về
thành phần và loài giống.
Thảm thực vật vùng ven biển
Nằm trên dải bờ biển thuộc các xã vùng Ngũ Điền và Phong Hải. Sườn
hướng ra biển có cây rau muống biển, dừa cạn, cỏ lông chông. Ở lưng chừng
sườn là thực vật hoang dại như xương rồng, dứa dại và phi lao do con người

trồng chắn gió. Sườn phía đất liền là lùm bụi. Thành phần và cấu trúc giống như
rú cát nội đồng, độ phủ dày, có tác dụng lớn trong việc hạn chế cát bay, cát chảy
xuống vườn tược, ruộng đồng.
Thảm thực vật Phong Điền nói chung, còn có nhiều loài cây cỏ quen
thuộc với dân gian, có giá trị làm thực phẩm hoặc làm thuốc, dễ tìm kiếm, dễ sử
dụng, số lượng nhiều vô kể. Như rau má, cỏ mực, cây ké, cây gừng, cỏ cú, cây
thuốc cứu, mã đề, tía tô, cây vòi voi, cỏ xước, riềng, khổ qua, hà thủ ô, cam thảo
đất, cây dâu, cây nghệ, rau húng, ớt, sả, cây đậu săng, rau sam, cải trời, v.v..
10


Động vật
Trên lãnh thổ thuộc các xã Điền Hòa, Điền Hải và Phong Chương, là vùng
cửa sông Ô Lâu, một trong ba vùng có chim nước tập trung với mật độ cao. Các
đàn ngỗng trời, vịt trời có thể trên ngàn con, đặc biệt sâm cầm có đàn tới 2-3
ngàn con. Các loài thường trú có choi choi, chắt, nhàn đen, nhạn, chìa vôi, chích,
sẻ đồng…
Trong các sông suối, ao hồ, trằm bàu, đầm phá, ruộng nước có vô số các
loài thủy sản. Các loài cá từ lớn đến bé như cá tràu, cá trê, cá leo, cá gáy, cá
diếc, cá phát lát, cá bống, cá rô, cá thia, cá mại, cá cấn… Bên cạnh là tôm, tép,
rạm đồng, lươn, chạch, ếch cho đến ngao, trìa, ốc, hến v.v.. Ngày nay, do nhiều
nguyên nhân, nguồn thủy sản tự nhiên này ngày càng trở nên khan hiếm.
4.1.1.6 Tình hình phát triển kinh tế xã hội
- Hiện nay cư dân trong Làng có 915 hộ với 4410 người, có 53% lao động
nghề nông ( Trong đó có nhiều lao động có nghề phụ khi nông nhàn) 47% lao
động là thương mại dịch vụ và nghề tiểu thủ (Bao gồm cả lao động làm ăn
phương xa hàng năm có trở về). Ngoài ra dân gốc Làng Đại Lộc hầu hết có mặt,
sinh sống, công tác trên khắp các vùng miền đất Việt Nam. Một số khác ở nước
ngoài, nhưng tập trung hơn là ở phía Nam và Tây Nguyên, nơi nhiều nhất là
thành Phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đắc Lắc , Lâm Đồng,v.v… Không thể kể xiết

nhưng chắc chắn số dân đó không ít hơn số dân nội tại trong Làng hiện nay.
Cơ sở hạ tầng .
- Nhiều hạng mục cơ sở hạ tầng đã và đang được đầu tư xây dựng. Các
tuyến đường liên thôn, liên xã phát triển mạnh mẽ. Rõ hơn là các khu trung tâm
cụm xã An Lỗ, Phong An, Phong Hiền, Điền Lộc ngày một sáng, đẹp.
Giao thông phát triển, nhiều ngôi nhà mới khang trang dọc các tuyến
đường mọc lên, tạo bức tranh mới sinh động cho bộ mặt đô thị ở Phong Điền.
Cùng với đó, nhiều tuyến đường kết hợp giao thông, thủy lợi, cứu hộ, cứu nạn ở
Phong Điền đã và đang triển khai, là động lực thúc đẩy các xã vùng Ngũ Điền
phát triển. “Xã đã và đang đầu tư mạnh, tạo bộ mặt mới đô thị loại V theo mục
tiêu đã đề ra. Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, xã tiếp tục đầu tư mở rộng, nâng
quy mô hoạt động bãi tắm Điền Lộc, tạo điều kiện thu hút khách du lịch. Một dự
án lớn trọng điểm là Khu cảng biển Mỹ Hòa - Điền Lộc, hứa hẹn góp phần làm
cho khu trung tâm cụm xã Điền Lộc thêm sôi động.
4.2. Số liệu thiết kế.
11


4.2.1 Quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật.
Tiêu chuẩn thiết kế đường giao thông nông thôn loại B/315- Bộ Giao
Thông Vận Tải.
- Chiều rộng nền đường: 2.75+0.5x2 = 3.75 m
- Chiều rộng mặt đường: 2.75m
- Quy mô công trình: vĩnh cửu
- Tải trọng thiết kế: H13 –X60
- Khổ công trình bằng chiều rộng nền đường.
- Độ dốc ngang của mặt đường: imặt= 1%
- Độ dốc ngang của lề đường: ilề = 4%
- Độ dốc taluy đắp : italuy đắp= 1/1.5
- Độ dốc taluy đào : italuy đào= 1/1.5

- Tần suất thiết kế: p=4%
Trắc dọc tuyến:
Tuyến thiết kế bám theo nền đường cũ, cao trình hoàn thiện mặt đường
mới cao hơn nền đường cũ.
- Chiều dài tuyến đường L= 1302,53 m
- Mặt cắt ngang:
- Nền đường rộng 3.75m, mặt đường rộng 2.75m
- Làm mới mặt đường bêtông xi măng: B=2.75m
- Đất đắp lề hai bên đường : b= 0.5x2=1m
- Kết cấu mặt đường từ trên xuống dưới:
- Mặt đường bêtông xi măng M200 dăm 2x4 dày 20cm.
12


- Lót bạt ni lông xanh đỏ.
- Đệm cát dày 3cm.
- Đất cấp phối K95 dày 30cm.
- Đào khuôn đường.
- Nút giao thông
- Trên tuyến giữ nguyên các nút giao đầu và giao cuối tuyến
4.2.2 Công tác tổ chức chuẩn bị thi công.
4.2.3. Công tác giải phóng mặt bằng.
Trước khi triển khai thi công, nhà thầu phải tiến hành công tác giải phóng
mặt bằng, san, ủi các vị trí lồi, lõm và các chướng ngại vật trên hiện trường.
Sau khi hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng ta bắt đầu tiến hành tạo
mặt bằng tổ chức thi công theo các nguyên tắc sau:
- Việc bố trí tổng thể mặt bằng thi công dựa trên tổng thể mặt bằng xây
dựng bản vẽ thiết kế kỹ thuật thi công, trình tự thi công các hạng mục đề ra, có
chú ý đến các yêu cầu và các quy định về an toàn thi công, vệ sinh môi trường,
chống bụi, chống ồn, chống cháy, an ninh, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến

các hoạt động của các khu vực xung quanh.
- Trên tổng thể mặt bằng thể hiện vị trí xây dựng các hạng mục công trình,
vị trí các trang thiết bị máy móc, bãi tập kết, đá, sỏi… bãi gia công cốp pha, cốt
thép, kho xi măng, dụng cụ thi công, các tuyến đường tạm thi công, hệ thống
nhà ở, lán trại tạm cho các kỹ sư, hoặc các công nhiên viên của công ty.
- Cố gắng giảm bớt chi phí tổn thất vân chuyển trong quá trình xây dựng,
hệ thống giao thông trong công trường phải thuận lợi. Khi bố trí các xí nghiệp
phụ, các khu bãi, lán trại … được tính toán phù hợp với kinh phí và diện tích
chiếm đất cho việc xây dựng các công trình hạng mục tạm là nhỏ nhất.
4.2.4 Chọn biện pháp thi công cho các hạng mục công trình

13


- Cho đến nay, người ta có thể chia phương pháp tổ chức thi công, công
trình thành phương pháp chính: Phương pháp tuần tự, Phương pháp song song
và phương pháp dây chuyền.
4.2.5. Phương Pháp tuần tự.
- Qúa trình thi công được tiến hành lần lượt từ đối tượng này sang đối
tượng khác theo một trật tự đã quy định Ttt=m.t1
Trong đó:
- m: phân đoạn công trình.
- t1 :thời gian thực hiện từng phân đoạn.
- Ttt : thời gian thực hiện tuần tự m phân đoạn.
Ưu điểm : dễ tổ chức sản xuất và quản lý chất lượng, chế độ tài nguyên
thấp và ổn định.
Nhược điểm : thời gian thi công kéo dài, tính chuyên môn hóa thấp, giá
thành cao.
4.2.6. Phương pháp song song
Các sản phẩm xây dựng được bắt đầu thi công cùng một thời điểmvà kết

thúc sau một thời gian như nhau Tss=t1< Ttt.
Trong đó :
- m : phân đoạn công trình
- t1 : thời gian thực hiện từng phân đoạn
- Tss : thời gian thực song song từng phân đoạn
Ưu điểm: rút ngắn được thời gian thi công, giảm ứ động sản xuất.
Nhược điểm: đòi hỏi sự tập trung sản xuất cao, nhu cầu tài nguyên lớn, dễ
gây ra sai phạm hang loạt rất lãng phí.

14


4.2.7. Phương pháp dây chuyền.
Là sự kết hợp một cách logic phương pháp tuần tự và song song, chia quá
trình kỹ thuật thi công một sản phẩm xây dựng thành quá trình thành phần và
quy định thời hạn tiến hành các quá trình đó cho một sản phẩm là như nhau,
đồng thời phối hợp các quá trình này một cách nhịp nhàng về thời gian và không
gian theo nguyên tắc:
Thực hiện tuần tự các quá trình thành phần cùng loại từ sản phẩm này
sang sản phẩm khác.
Thực hiện song song các quá trình thành phần khác loại trên các sản phẩm
khác nhau.
Trong đó.
- m : phân đoạn công trình
- n : số dây chuyền thứ n
- k : thời gian thực hiện tưng phân đoạn
- Tcn : tổng thời gian thực hiện số dây chuyền n
- Cùng một năng lực sản xuất như nhau, người ta sản xuất nhanh hơn, sản
phẩm nhiều hơn, chi phí lao động và giá thành thấp hơn, nhu cầu về nguyên vật
liệu và lao động điều hòa liên tục

Sản xuất dây chuyền trong xây dựng có hai đặc điểm cơ bản sau :
- Phải chuyển các tổ thợ với các trang thiết bị kèm theo trong không gian
công trình từ bộ phận này sang bộ phận khác, từ công trình này sang công trình
khác
- Các dây chuyền sản xuất hầu hết ngắn hạn, thời gian ổn định ít hoặc
không ổn định, nghĩa là sau một khoản thời gian không dài lắm người ta tổ chức
lại để xây dựng công trình khác.
- Ngoài ra, còn phương pháp hòa hợp là phương pháp kết hợp cả ba
phương pháp trên được áp dụng công trình thi công ở những nơi có điều kiện thi
15


công khó khăn, vùng xa dân cư thiếu nhân lực, khó vận chuyển máy móc và vật
tư xây dựng …
4.3. Công tác chuẩn bị thi công.
4.3.1. Thiết kế biện pháp tổ chức thi công.
- Thi công bằng máy kết hợp với thủ công.
- Thi công đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật của hồ sơ mời thầu.
- Thi công tập trung tránh dàn trải.
- Dựng biển báo cấm hoặc chỉnh dẫn lối đi.
- Dựng các rào chắn, biển báo hạn chế tốc độ, đèn chiếu sang vào ban
đêm trong khu vực đang thi công.
- Thi công vào mùa nắng ráo đê đảo bảo nền đường được ổn định khi lu lèn.
- Phải kiểm tra các chỉ tiêu của cấp phối đá dăm, bê tông trước khi thi công.
- Thi công nền đường, mặt đường và các công trình khác phải được thí
nghiệm kiểm định chất lượng vật liệu, kết cấu,…
- Trong quá trình thi công nếu phát hiện ra những sai sót so với hồ sơ thiết
kế thì đơn vị thi công cần phải báo cáo cho chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế và
các đơn vị khác có liên quan để phối hợp xử lý.
4.3.2. Công tác khôi phục cọc và định phạm vi thi công.

- Công tác khôi phục cọc.
Trong giai đoạn từ thiết kế đến giai đoạn thi công phải trải qua một thời
gian dài. Trong khoản thời gian đó các cọc mốc thường bị mất nên việc tìm lại
những cọc mốc trên tuyến có trong hồ sơ thiết kế phải được tiến hành khôi phục
để đối chiếu và phục vụ công tác thi công được dễ dàng.
Hệ thống cọc gồm có cọc định vị và cọc cao độ nhằm xác định tuyến
đường thi công. Ngoài ra còn đo đạc kiểm tra và đóng cọc phụ, qua đó có thể đề
xuất phương án thay đổi hoặc chỉnh tuyến khi có sự cố xảy ra.
- Định phạm vi thông công.
Trong quá trình định phạm vi thi công, dựa vào bình đồ để xác định chính
xác phạm vi thi công, qua đó có thể dễ dàng bố trí nhân lực, máy móc, vật liệu
trong phạm vi đã được xác định.
Xác định phạm vi thi công bằng phương pháp căng dây nối liền giữa các
cọc gần nhau được đónh ở mép ngoài của phạm vi thi công.
Sau khi định xong phạm vi thi công, vẽ bình đồ chi tiết ghi đầy đủ nhà
cửa, ruộng vường, hoa màu, cây cối và các công trình kiến trúc khác trong
ohajm vi thi công để tiến hành công tác đền bù, giải tỏa và thống kê khối lượng
16


công tác dọn dẹp, so sánh với đồ án thiết kế, lập biên bản trình các đơn vị có
thẩm quyền phe duyệt.
4.3.3. Công tác dọn dẹp mặt bằng thi công.
Trong quá trình thi công thường có những chướng ngại vật ảnh hưởng đến
quá trình thi công như cây cối, nhà cửa,…tất cả phải được dỡ bỏ và dời đi. Dọn
sạch các chướng ngại vật để đảm bảo thuận lợi cho sự hoạt động của máy móc
và nhân công một cách an toàn, nhằm tăng năng suất lao động trong quá trình thi
công. Để dỡ bỏ thường dùng nhân lực là chủ yếu hoặc máy móc nếu điều kiện
cho phép.
Đối với lớp đất hữu cơ phía trên cùng được bóc bằng máy san và máy ủi

thực hiện. Vì lớp đất này có cường độ thấp, không thích hợp để làm nền đường
nên được bóc vỏ và được vận chuyển đến nơi khác hoặc được chuyển đến nơi
trồng trọt.
4.3.4. Công tác lên khuôn đường.
Công tác này nhằm mục đích cố định vị trí tuyến của mặt cẳt ngang nền
đường trên thực địa, để đảm bảo thi công nền đường đúng thiết kế.
4.4. Thi công nền đường.
4.4.1. Thi công bóc phong hóa.
Sau quá trình chuẩn bị, Nhà thầu sẽ tiến hành bóc phong hóa. Công việc
bóc đất phong hóa được tiến hành bằng máy ủi. Bóc bỏ lớp đất hữu cơ phía trên,
gỡ bỏ hoặc di dời các chướng ngại vật ảnh hưởng đến quá trình thi công, xử lý
các đoạn đường yếu .Bằng máy ủi, chúng ta vừa bóc phong hóa và dồn thành
đống, sau đó sử dụng máy xúc và ô tô vận chuyển đến bải thải vật liệu đã được
thỏa thuận từ trước. .
4.4.2. Thi công nền đường.
- Công tác đắp đất nền đường
Trước khi thi công phải, việc chọn loại đất đắp nền đường là rất quan
trọng, để đảm bảo tính ổn định, không lún, không bị biến dạng hoặc bị trượt sau
khi hoàn thành nền đường.
Xác địn các thành phần hạt và độ ẩm của đất để tìm ra thiết bị thi công
phù hợp, để phục vụ công tác đầm nén.
- Công tác đắp đất nền đường đắp hoàn toàn.
Trên từng lớp đất đắp chỉ dùng một loại đất đồng nhất về các chỉ tiêu cơ
lý đã được kiểm duyệt.
17


Đất đắp thành từng đống đã được tính toán trước, dùng máy ủi sang
thành từng lớp và tiến hành lu ngay khi đất còn độ ẩm tốt nhất.
Dùng xe lu đầm đến độ chặt thiết kế.

Kiểm tra độ chặt và tiến hành đắp lớp tiếp theo khi có kết luận đạt yêu
cầu của cơ quan giám sát tư vấn.
- Công tác đào đất nền đường.
Xác định các cọc báo điểm cắt đỉnh taluy đường xây dựng hệ thống cọc
báo hiệu cho máy thi công.
Xác định chiều cao taluy để thiết kế các biện pháp thi công cụ thể.
Dùng xe san gọt đúng các chỉ sô kỹ thuật yêu cầu và lu lèn đảm bảo độ chặt.
Kiểm tra các chỉ tiêu kũ thuật và hoàn thiện chuyển giao giai đoạn thi công.
Kết hợp đào rãnh dọc để thoát nước tốt hơn.
4.4.3. Thi công móng cấp phối đá dăm (CPĐD)
Sau khi nghiệm thu nền đường thì mới tiến thi công móng cấp phối đá dăm.
Lớp móng cấp phối đá dăm được thi công nghiệm thu và hoàn thiện theo
từng đoạn.
Cấp phối đá dăm được trộn theo đúng tỉ lệ từ mỏ được vận chuyển đến vị
trí thi công. Vận chuyển cấp phối đá dăm thường vận chuyển bằng xe ô tô đổ và
được đổ ngay trên lòng đường. việc đổ đá cấp phối đá dăm phải được bố trí hợp
lý theo khoảng cách được tính theo công thức.
L=
Trong đó:
- L: khoản cách giữa các đống đá cần đổ (m)
- Q: Là thể tích cấp phối đá dăm mà phương tiện chở được ().
- Là bề dày của lớp đá cần rải khi chưa lu lèn (m).
= K.h
- K: hệ số lèn ép đối với cấp phối đá dăm K=1.3 .
- h: là bề dày lớp đá thiết kế cấp phối đá dăm chặt (m).
Khi xác đinh bề rộng của mặt đường thì tiến hành đắp khuôn đường.
Chiều dày của khuôn đường lớn hơn hoặc bằng so với chiều dày của lớp cấp
phối đá dăm.

18



Dùng máy san, nhân công để thực hiện công việc gọt lại mép của khuôn
đường.
Thường xuyên kiểm tra độ ẩm cấp phối so sánh độ ẩm cấp phối tốt nhất
để kịp thời bổ sung nước. Kiểm tra độ chặt của lớp cấp phối lớp dưới đúng độ
chặt yêu cầu để tiến hành thi công lớp cấp phối tiếp theo.
4.5. Thi công mặt đường.
4.5.1. Đặc điểm của thi công mặt đường.
- Khối lượng công việc phải phân bố đều trên toàn tuyến.
- Quá trình thi công phụ thuộc và điều kiện khí hậu.
- Thi công mặt đường đúng với bản vẽ thiết kế.
- Tốc độ thi công không thay đổi trên toàn tuyến.
4.5.2. Điều kiện thi công.
- Tiến hành đào, đắp, vận chuyển đất.
- Tươi nước tạo dính bám giữa các lớp đắp đất.
- San rải đất.
- Đầm nén đất.
4.5.3. Trình tự thi công
- Thi công mặt đường BTXM M200 dăm 2x4 dày 20cm
- Thi công đệm cát dày 3cm
- Đắp đất cấp phối đối K95 dày 30cm
- Đào khuôn đường
- Bù BTXM M200
- Quét nhựa đường giữa mép bê tông cũ và mới.
- Thi công lớp giấy dầu.
- Thi công lớp mặt đường bê tông xi măng.
- Đắp đất phụ lề, hoàn thiện.
- Vật chuyển vật liệu cấp phối đá dăm (CPĐD) từ nguồn cung cấp về bãi
chứa tại chân công trình bằng ô tô chuyên chở.

- Vật liệu CPĐD được đưa đến vị trí rải, và được rải đồng đều với độ ẩm
quy định và nằm trong phạm vi quy định.
- Việc san rải được tiến hành bằng máy sang. Trong quá trình rải, nếu vật
liệu bị phân tầng thì phải sửa lại hoặc loại bỏ thay vào cấp phối mới.
đạt được chiều dày thiết kế.
- Trong suốt quá trình rải phải kiểm tra độ dốc ngang, độ dốc dọc, cao độ,
độ ẩm.
- Chỉ lu lèn khi độ ẩm của độ ẩm của vật liệu nằm trong phạm vi cho
phép. Việc lu lèn được tiến hành theo thứ tự : lèn ép sơ bộ bằng lu tĩnh bánh sắt
19


6-8 tấn, lèn chặt bằng lu rung 6-8 tấn và lu bánh lốp với tải trọng bánh 2,5-4
tấn/bánh, hoàn thiện bằng lu tĩnh bánh sắt 8-10 tấn.
4.5.4. Công tác xới đất, lu sơ bộ lòng đường.
4.5.4.1

4.5.4.2

Nội dung công việc
- Cắm lại hệ thống cọc tim đường và cọc xác định vị trí hai bên mặt
đường để xác định đúng phạm vi thi công.
- Chuẩn bị vật liệu, nhân lực, xe máy.
- Xới đất, loại bỏ lớp đất bùn hữu cơ, các loại cỏ dại rác thải…
- Lu lèn sơ bộ lòng đường.
- Thi công khuôn đường đắp đất cấp phối làm cho khuôn cho lớp móng
dưới ( h = 30cm ).
Yêu cầu đối với lòng đường khi thi công xong.
- Về cao độ : Phải đúng cao độ thiết kế.
- Về kích thước hình học : Phù hợp với kích thước mặt đường.

- Độ dốc ngang : Theo độ dốc ngang của mặt đường tại điểm đó.
Lòng đường phải bằng phẳng, lu lèn đạt độ chặt K = 0,95

20


4.5.4.3 Công tác lu lèn lòng đường.
Trước hết ta cần dãy cỏ, bóc đất hữu cơ.
Đánh cấp sườn đồi hoặc mặt đường cũ. Mỗi cấp có độ nghiêng vào trong
là 2% chiều rộng mỗi cấp tối thiểu là 1m. Và nếu đánh cấp bằng máy thì mỗi
cấp phải rộng tối thiểu bằng bề rộng lưỡi ủi.
Đất đánh cấp tận dụng để đắp nền đường do đó khi đào cần có phương
pháp giữ lại đất dắp ở nền đường đắp.
Trên cơ sở ưu nhược điểm của các phương pháp xây dựng lòng đường
đắp lề hoàn toàn, đào lòng đường hoàn toàn, đào lòng đường một nữa đồng thời
đắp lề một nữa, chọn phương pháp thi công đắp lề hoàn toàn để thi công.
Với phương pháp thi công này, trước khi thi công đắp lề đất và các lớp
mặt đường bên trên, ta cần phải lu lèn lòng đường trước để đảm bảo độ chặt K =
0,95.
Bề rộng lòng đường cần lu lèn được tính bằng :
Blu= 2.75+0.5x2 = 3.75 m
Tính năng suất lu và số ca máy.
Năng suất đầm nén lòng đường của lu phụ thuộc vào hành trình lu trong
một chu kỳ và được xác định theo công thức :
P = ( km/ca )
Trong đó :
T: Thời gian làm việc trong 1 ca, T = 8h
Kt: Hệ số sử dụng thời gian, Kt = 0,75
L: Chiều dài thao tác của lu khi đầm nén L = 0,04 km
V: Tốc độ lu khi công tác là V = 2km/h

N: Tổng số hành trình lu.
β: Hệ số xét đến ảnh hưởng do lu chạy không chính xác β = 1,25
Tổng số hành trình lu được tính như sau: N = nck.nht = 20 × 2 = 40 ( hành trình)
nkt: Số hành trình lu cần phải thực hiện trong 1 chu kỳ, theo sơ đồ lu nkt = 20
nct: Số chu kỳ cần phải thực hiện, nck =
nyc: Số lần đầm nén mà lu phải chạy qua 1 điểm khi lu lòng đường n yc = 4
lần/đ.
n: Số lần đạt được sau 1 chu kỳ lu n =2
Nck =
Vậy : Năng suất lu tính toán được là:
P = (km/ca)
21


Số ca cần thiết để lu lòng đường là : n = 2. = 2. = 0,336 ca.
4.5.4.4. Chọn phương tiện đầm nén.
Việc chọn phương tiện đầm nén ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của
công tác đầm nén. Có hai phương pháp đầm nén được sử dụng là sử dụng lu và
sử dụng máy đầm
Nguyên tắc chọn lu như sau:
Chọn lực lu tác dụng lên lớp vật liệu cần đầm nén sao cho vừa đủ khắc
phục được sử cản đầm nén trong các lớp vật liệu để tạo ra được biến dạng không
phục hồi. Đồng thời áp lực đầm nén không được quá lớn so với cường độ của
lớp vật liệu để tránh hiện tượng trồi, phá vỡ, lượn song trên lớp vật liệu đó. Áp
lực lu thay đổi theo thời gian, trước dùng lu nhẹ, sau dùng lu nặng.
Từ nguyên tắc trên ta chọn lu bánh cứng 6T hai bánh, hai trục để lu lòng
đường với bề rộng bánh xe Bb = 150cm, áp lực lu trung bình là 7 ÷ 15 kg/cm2.
4.5.4.5. Công tác vận chuyển,san rải đất.
4.5.4.5.1 Công tác chuẩn bị, kiểm tra cao trình.
Chuẩn bị máy ủi, máy lu, nhân lực chuẩn bị thi công cấp phối.

Đọc kỹ hồ sơ kỹ thuật thi công, sau đó kiểm tra lại cao trình, định vị tim
đường, theo đúng yêu cầu thiết kế.
Kiểm tra lại nền đường cấp phối đất đồi, dọn dẹp mặt bằng trước khi thi
công. Cấp phối đồi đắp được lấy từ mỏ đá.
Kiểm tra chất lượng và sàng tiêu chuẩn để xác định chất lượng đá đúng
yêu cầu, xác định dung trọng khô lớn nhất và độ ẩm tốt nhất của cấp phối đất
đồi.
Chuẩn bị các thiết bị phục vụ kiểm tra trong quá trình thi công.
4.5.4.5.1. Vận chuyển cấp phối đất sỏi đồi K95.
Móng cấp phối đất đầm K95 dày 30cm, đá được lấy tại mỏ đá được làm
sạch, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, vận chuyển bằng xe tới công trường.
Ô tô vận chuyển xe Huyndai 14T, xe có bạt che phủ đảm bảo độ ẩm cho
cấp phối và tránh gấy ô nhiễm môi trường.
Vật liệu được đổ tại công trường từng đống theo cự ly 5m tới 7m.
Khối lượng vật liệu cần vận chuyển có tính đến hệ số rơi vãi khi xe chạy
trên đường, được tính như sau : Qvc = Q × K2 = 851,53 × 1,1 = 936,683 ( m3 )
Qvc : Khối lượng cần vận chuyển.
22


K2 : Hệ số rơi vãi . K2 = 1,1
Sử dụng xe huyndai 14T để vận chuyển vật liệu. Năng suất vận chuyển
của xe được tính theo công thức:
N = nht × P =
Trong đó :
P: Lượng vật liệu mà xe chở được lấy theo mức chở thực tế của xe, P
=14T = 8m3.
Nht: Số hành trình xe thực hiện được trong một cat hi công
T : Thời gian làm việc trong 1 chu kỳ, t=tb + td + tvc
Tb: thời gian bốc vật liệu lên xe, tb = 15 phút = 0,25h

Td: Thời gian dỡ vật liệu xuống xe, td = 6 phút = 0,1h
Tvc: Thời gian vận chuyển bao gồm thời gian đi và về, tvc =
V : Vận tốc xe chạy trung bình, V = 40km/h.
Ltb: Cự ly vận chuyển trung bình, L = 3km
Thời gian vận chuyển: t = 0,25 + 0,1 + 2 ×
Số hành trình vận chuyển: nht = =
Lấy số hành trình vận chuyển là nht = 11 hành trình
Năng suất vận chuyển : N = nht x P = 11× 8 =88 (m3/ca)
Số ca xe cần thiết để vận chuyển cấp phối :
N=
Vật liệu cấp phối sỏi đồi khi xúc và vận chuyển nên giữ độ ẩm thích hợp
để sau khi rải và lu lèn có độ ẩm trong phạm vi độ ẩm tốt nhất với sai số là 1%.
Phải cẩn thận để tránh hiện tượng phân tầng vật liệu.
4.5.4.5.2. San rải và lu lèn lớp cấp phối.
- Thi công từng đoạn, ta tưới ẩm cho vật liệu để trong quá trình san rải
cấp phối đạt độ ẩm tốt nhất.
- San cấp phối bằng máy ủi, tránh cho máy ủi san qua nhiều lần làm phân
tầng vật liệu.
- Khi lu có cán bộ kỹ thuật kiểm tra tim và cao độ thường xuyên, đúng với
yêu cầu thiết kế.
- Vật liệu được đổ tại công trường từng đống theo cự ly 5m đến 7m
- Kỹ thuật lu lèn: Lu lèn mép vào tim đường, vệt sau đè lên trước 20cm
tới 30cm. Vệt lu ở mép lề ngoài cho lấn ra lề 20cm tới 30cm.

23


- Ta dùng máy ủi để san, quá trình rải cấp phối ta chú ý đến độ dốc và độ
bằng phẳng của móng đường.
- San đến đâu ta lu đến đó, lu bằng máy lu bánh cứng 6T, vận tốc 2km/h,

có nhân công phụ làm, rải cấp phối thủ công để rải cấp phối bằng phẳng, đúng
độ dóc ngang, lu hoàn thiện xong ta phun bảo dưỡng 0,2 lít/m2.
- Vật liệu đất đắp lề được vận chuyển và được đổ thành đống với khoảng
cách giữa các đống. Dùng máy san D144 để san đều vật liệu trước khi lu lèn.
Chiều rộng san lấy tối đa đúng bằng chiều rộng phần lề thi công. Trên mỗi đoạn
thi công của mỗi bên lề tiến hành sau 3 hành trình.
Bảng 4.1. Khối lượng thi công mặt đường.
Hạng Mục
Đơn Vị
Mặt đường BTXM M200 Dày 20cm
m3
Bạt ni lông xanh đỏ
m2
Ván khuôn bê tông mặt đường
m2
Bù mặt đường cũ bằng BTXM M200
m3
Đệm cát dày 3cm
m2
Đắp đất K95 dày 30cm
m3
Đào đất nền đường
m3
Đào đất khuôn đường
m3
Đào rảnh thoát nước
m3
Đắp đất nền đường và lề đường K95
m3


Khối Lượng
1,162,92
5,798,45
1,047,25
857,78
5,814,59
1,732,59
131,29
1,804,99
88,39
1,300,69

4.6. Công tác thi công cống thoát nước.
- Thi công phần thân cống trước, sau đó mới thi công phần thượng hạ lưu
cống. Các cống thủy lợi đặt cống tạm, đắp bờ vây và thi công sau đó hoàn trả lại
dòng chảy.
- Phương pháp đắp đất xung quanh cống: Phạm vi đắp cách 0,5m về hai
phía, trên đỉnh cống 0,5m, trong phạm vi này không được dùng máy cơ giới để
thi công. Trường hợp này phải dùng nhân lực kết hợp đầm rung và đầm cóc
phân lớp đắp đầm 15cm.
- Thi công gia cố mái dốc.
- Thi công công trình thoát nước dọc: Một số đoạn có mặt bằng thuận lợi
có thể thi công thoát nước dọc đồng thời với thi công công trình. Trong quá trình
thi công cần chú ý thoát nước thi công tránh để nước đọng ảnh hưởng đến chất
lượng nền đường. Trình tự thi công như sau :
24


Đo đạc, căng dây để xác định vị trí rãnh.
Đào đất

Tiến hành thi công.
Bảng 4.2 Nội dung công việc thi công cống
TT
Phương pháp Yêu cầu máy móc, vật tư,
Nội dung công việc
Thao tác
thi công
nhân lực
Định vị cống: Xác định các
Máy thủy bình, máy kinh
1
đường tim ống, phạm vi đào Thủ công
vĩ, cọc định vị, sơn
móng cống
Làm đường công vụ phía thượng
2
Thủ công
Máy múc
lưu cống
Lắp đặt biển báo, rào chắn khu
Cọc tiêu 4 cái. Đèn báo
3
vực thi công phía hạ lưu (nếu Thủ công
hiệu màu đỏ 2 cái.
có)
Đào móng cống hạ lưu, đầm Cơ giới + 1h đầm cọc, 2h máy xúc,
4
chặt đáy móng
Thủ công 2h ô tô. Nhân lực 3 công
Đầm cóc 2h, cấp phối đá

5
Làm lớp đệm móng thân cống
Thủ công
dăm lớp đệm
Cơ giới +
6
Lắp đặt, hạ chỉnh ống cống
Cẩu. Nhân công 4 công
Thủ công
Trét vữa xi măng chết mối
7
Làm mối nối
Thủ công
nối
Xây sân cống và đầu cống ( nếu
Cát, đá, xi măng, nhân
8
Thủ công
có )
công
Chờ đợi khối xây và mối nối đủ
Tưới nước bảo dưỡng khối
9
Thủ công
cường độ
xây thời gian 3 ngày.
Đắp đất 2 bên mang cống và
Đầm cóc, máy múc, nhân
10
Thủ công

đỉnh cống
lực 3 công
4.6.1 Công tác đổ bê tông.
Vật liệu sử dụng cho các lớp kết cấu mặt đường phải được tuyển chọn tại
các mỏ được tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và chủ đầu tư chấp nhận. Tiêu
chuẩn kỹ thuật cho từng loại vật liệu phải tuân thủ các quy định hiện hành.
Trước khi thi công đại trà cần tổ chức thi công một đoạn thử 50-100m để
rút kinh nghiệm hoàn chỉnh quy trình và dây chuyền công nghệ thi công trên
thực tế.
Khối lượng bê tong xi măng được tính như sau:
V( tính toàn ) = B.L.h
25


×