Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

Báo cáo tốt nghiệp Sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanh ngoại tệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.22 KB, 35 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN

Tôi tên là Đinh Cao Cường, sinh viên lớp 37K07.2 trường Đại học Kinh tế Đà
Nẵng.
Tôi xin cam đoan tất cả những gì trình bày trong Báo cáo thực tập tốt nghiệp này là
do thực tế học hỏi, tìm hiểu trong thời gian học tập tại trường cũng như thực tập tại Ngân
hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, sự tổng hợp kiến thức của bản
thân, tài liệu tham khảo cùng với sự giúp đỡ Giảng viên Võ Văn Vang và các anh chị nơi
tôi thực tập.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan trên.

Sinh viên thực hiện
Đinh Cao Cường

Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT
CN
DN
FFR
KH
NH


NHCT
NHNN
NHNNVN
NHTM
PGD
TCTD
TMCP
TP
TSC

Đinh Cao Cường 37K07.2

NGUYÊN NGHĨA
Chi nhánh
Doanh nghiệp
Forward fixing rate
Khách hàng
Ngân hàng
Ngân hàng Công Thương
Ngân hàng Nhà nước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Thương mại
Phòng giao dịch
Tổ chức Tín dụng
Thương mại Cổ Phần
Thành phố
Trụ sở chính

Trang 2



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014
Bảng 1.2: Tình hình cho vay tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014
Bảng 1.3: Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014
Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.1: Quy trình thực hiện sản phẩm Forward fixing rate ở VietinBank
Bảng 2.2: Lợi nhuận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm FFR của VietinBank
Bảng 2.3: Lợi ích của Chi nhánh khi khách hàng sử dụng sản phẩm FFR
Bảng 2.4: Doanh số mua ngoại tệ theo nghiệp vụ tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.5: Doanh số bán ngoại tệ theo nghiệp vụ tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.6: Doanh số bán kỳ hạn ngoại tệ theo đối tượng khách hàng tại NHCT-CN Đà Nẵng giai
đoạn 2012-2014
Biểu đồ 1: Lợi nhuận và tổn thất của nhà đầu tư khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn
Biểu mẫu 1: Hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay/kỳ hạn tại Chi nhánh NHCT
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý

Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................................1
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................................2

DANH MỤC BẢNG BIỂU...................................................................................................3
MỤC LỤC..............................................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................6
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÀ
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG..........8
1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)..................8
1.1.1. Giới thiệu về ngân hàng.......................................................................................8
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.......................................................................8
1.1.3. Hệ thống mạng lưới phân phối............................................................................9
1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. .10
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển........................................................................10
1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý......................................................................................11
1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ.....................................................................................13
1.2.4. Môi trường kinh doanh......................................................................................15
1.2.5. Kết quả hoạt động trong giai đoạn 2012-2014..................................................16
PHẨN II: SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG KỲ HẠN TRONG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG........19
2.1. Giới thiệu về hợp đồng kỳ hạn..................................................................................19
2.1.1. Khái niệm và phân loại......................................................................................19
2.1.2. Cách xác định giá kỳ hạn...................................................................................21
2.2. Sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công
thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.........................................................................26
Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2.2.1. Giới thiệu về sản phẩm “Mua/bán ngoại tệ kỳ hạn với giá cố định (Forward

fixing rate)”..................................................................................................................26
2.2.2. Thực tế sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng
Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng...........................................................30
2.2.3. Đánh giá chung về thực trạng sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanh
ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng..........32
2.2.4. Ý kiến đề xuất nhằm mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ kỳ
hạn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.................33
KẾT LUẬN..........................................................................................................................33
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................34

Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 5


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã chững lại sau một thời kỳ tăng
trưởng khá nóng. Ở giai đoạn tái cấu trúc, các ngân hàng đang bước vào vòng 2 của quá
trình thâu tóm, sáp nhập. Điều này tạo điều kiện để các định chế tài chính gia tăng tính
hiệu quả, khả năng cạnh tranh của mình thông qua lợi thế về quy mô, khả năng quản trị,
nền tảng công nghệ… Đồng thời cho phép hệ thống ngân hàng phát triển và hoàn thiện
các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng từ đó góp
phần vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nước.
Là đầu tàu kinh tế của miền Trung – Tây Nguyên, được xem là thành phố trẻ, năng
động và hiện đại Đà Nẵng đang chuyển mình nhanh chóng trong xu hướng phát triển của
đất nước. Với sự gia tăng nhanh chóng của hoạt động ngoại thương, các công cụ tài chính
phái sinh ngày càng được sử dụng rộng rãi nhằm hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động

xuất nhập khẩu của khách hàng.
Là một sinh viên năm cuối, được trải nghiệm thực tiễn hoạt động tại ngân hàng
trong thời giai qua. Với mong muốn trang bị thêm cho mình một ít hành trang trước khi ra
trường, tôi quyết định nghiên cứu đề tài “Sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanh
ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, phân tích và đánh giá về tình hình sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh
doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng. Trên
cơ sở đó, đưa ra một số ý kiến đóng góp nhằm phát triển và mở rộng hoạt động này ở đơn
vị.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh
doanh ngoại tệ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng.

Phạm vi nghiên cứu:
Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Không gian: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
Thời gian: Giai đoạn 2012-2014
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp tổng hợp quan sát, so sánh và phân tích
dựa trên cơ sở lý thuyết về hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn, kết hợp với tài liệu do Chi nhánh
cung cấp. Đối tượng nghiên cứu được tiếp cận đứng từ góc độ của một nhân viên Kinh
doanh ngoại tệ để tìm hiểu thủ tục, quy trình sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanh
ngoại tệ và đưa ra các kiến nghị.

5. Cơ cấu báo cáo
Ngoài phần lời mở đầu, kết luận và các danh mục, bản báo cáo gồm có 2 phần:
Phần 1: Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP
Công thương - Chi nhánh Đà Nẵng.
Phần 2: Sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng TMCP
Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đà Nẵng.

Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 7


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
VÀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG
1.1. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank)
1.1.1. Giới thiệu về ngân hàng
Tên đăng ký tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam.
Tên đăng ký tiếng Anh: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and
Trade.
Tên giao dịch: VietinBank
Vốn điều lệ: 37.234.045.560.000
đồng
Trụ sở chính: 108
Trần Hưng Đạo,
Quận Hoàn Kiếm,
TP. Hà Nội
Điện Thoại: 04.9427933

Fax: 04.9427973
Mã số thuế: 01001119480221
Tài khoản tiền gửi: 4531.010001
Website:
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt
Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo
Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ
chức bộ máy NHNNVN và chính thức được đổi tên thành “Ngân hàng Công thương Việt
Nam” theo Quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11
năm 1990. Ngày 37 tháng 03 năm 1993, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 67/QĐNH5 về việc thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam thuộc NHNNVN. Ngày 21
tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã
Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 8


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

ký Quyết định số 285/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam
theo mô hình Tổng công ty Nhà nước được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày
07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2008 được xem là một năm đánh
dấu nhiều sự kiện quan trọng, để lại nhiều dấu ấn đối với sự phát triển của NHCT khi thay
đổi tên thương hiệu đăng ký quốc tế từ IncomBank thành VietinBank – trở thành ngân
hàng duy nhất ở Việt Nam đăng ký bản quyền quốc tế. Ngày 23 tháng 09 năm 2008, Thủ
tướng Nguyến Tấn Dũng ký Quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa
NHCT Việt Nam. Đến ngày 25 tháng 12 năm 2008, NHCT tổ chức bán đấu giá cổ phần ra
công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành DN cổ phần. Ngày 03 tháng 07
năm 2009, NHNN ký Quyết định số 14/GP – NHNN thành lập và hoạt động Ngân hàng
TMCP Công thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chính thức

hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần đầu số 0103038874 do Sở Kế
hoạch và Đầu tư TP. Hà Nội cấp ngày 07/07/2009. Cũng trong thời gian này, ngày 16
tháng 07 năm 2009, cổ phiếu của Ngân hàng được chấp nhận niêm yết tại Sở giao dịch
chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Năm 2011 IFC chính thức trở thành cổ đông chiến lược
của VietinBank với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ là 10%. Tiếp đến năm 2012, Bank of Tokyo
Mitsubishi UFJ trở thành cổ đông chiến lược của VietinBank với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ
là 20%.
Từ khi thành lập đến nay, VietinBank không ngừng phát triển và mở rộng mạng lưới
rộng khắp, trở thành NHTM lớn, nắm giữ vai trò quan trọng và là trụ cột của hệ thống
Ngân hàng Việt Nam.
1.1.3. Hệ thống mạng lưới phân phối
Hiện nay, VietinBank có mạng lưới chi nhánh rộng và phòng giao dịch rộng khắp,
với :
1 Trụ sở chính; 1 Sở giao dịch; 2 Văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và TP. Hồ
Chí Minh
149 Chi nhánh cấp 1 tại 63 tỉnh thành trong cả nước, 2 Chi nhánh tại Đức và
1 Chi nhánh tại Lào
Trên 1.000 phòng giao dịch, điểm giao dịch trên toàn quốc. Gần 2.000 máy
ATM
9 Công ty hoạch toán độc lập và 3 Đơn vị sự nghiệp: Trung tâm Công nghệ
Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực
Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Xây dựng được quan hệ đại lý với gần 1.000 định chế tài chính tại hơn 90
quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới

Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội Ngân hàng Châu
Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT), Tổ chức
Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế
1.2. Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
NHCT Đà Nẵng là đơn vị thành viên, hạch toán phụ thuộc của NHCT. Tiền thân là
Ngân hàng Công thương Quảng Nam – Đà Nẵng. Khi tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng được
tách ra thành hai đơn vị hành chính độc lập là tỉnh Quảng Nam và TP. Đà Nẵng, Ngân
hàng Công thương Chi nhánh Quảng Nam - Đà Nẵng tách thành Chi nhánh Ngân hàng
Công thương Đà Nẵng và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/01/1997 theo quyết định
14 NHCT - QĐ ngày 17/12/1996 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.
Tháng 07 năm 2009, Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đà Nẵng đổi tên thành Ngân
hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Đà Nẵng, hoạt động với tư cách là một
ngân hàng thương mại cổ phần. Hiện nay, NHCT – CN Đà Nẵng thực hiện chức năng
kinh doanh đa năng, vừa thực hiện chức năng kinh doanh vừa làm dịch vụ tài chính trung
gian cho Chính phủ và các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước. Trong những năm
qua NHCT-CN Đà Nẵng không ngừng vươn lên để phục vụ có hiệu quả cho sự phát triển
công nghiệp, thương mại và dịch vụ trên địa bàn TP. Đà Nẵng. Quá trình xây dựng và
trưởng thành của NHCT-CN Đà Nẵng luôn gắn bó chặt chẽ với sự chuyển đổi cơ chế
chung của toàn bộ nền kinh tế cũng như ngành Ngân hàng, hoạt động có sự tăng trưởng
về cả quy mô lẫn chất lượng, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế trên địa bàn. Mạng
lưới hoạt động của Chi nhánh gồm:
Chi nhánh chính tại 172 Nguyễn Văn Linh - Phường Vĩnh Trung - Quận Thanh
Khê - TP. Đà Nẵng

Phòng giao dịch:
Phòng giao dịch cấp 1:
Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 10



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PGD Hải Châu - 05 Trần Quốc Toản, TP Đà Nẵng
PGD Hùng Vương 1 - 147 Hùng Vương, TP Đà Nẵng
PGD Hùng Vương 3 - 374 Hùng Vương, TP Đà Nẵng
PGD Điện Biên Phủ - 344-346 Điện Biên Phủ, TP Đà Nẵng
PGD Phan Châu Trinh - 12 Phan Châu Trinh, TP Đà Nẵng
Phòng giao dịch cấp 2:
PGD Sân Bay Đà Nẵng - Lô số 154 tầng 1 Sân bay Đà Nẵng, TP Đà Nẵng
PGD Lê Duẩn - 163 Lê Duẩn, TP Đà Nẵng
PGD Siêu Thị - 54 Võ Văn Tần, TP Đà Nẵng
PGD Núi Thành - 287 Núi Thành, TP Đà Nẵng
PGD Đống Đa - 1-3 Đống Đa, TP Đà Nẵng
PGD Sơn Trà - 486 Ngô Quyền, TP Đà Nẵng
PGD Cẩm Lệ - 86 Hoàng Xuân Hãn, TP Đà Nẵng
1.2.2. Cơ cấu tổ chức quản lý
Từ khi đi vào hoạt động, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đà
Nẵng không ngừng hoàn thiện công tác tổ chức của mình ngày càng tốt hơn, đáp ứng nhu
cầu hoạt động và phát triển ngày càng cao. Hiện nay, các phòng ban của Chi nhánh được
tổ chức theo sơ đồ1 sau:

1

Phòng Tổ chức Hành chính NHCT-CN Đà Nẵng

Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 11



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức quản lý
P. Giám Đốc

P. Thông tin điện toán
P. Tiền tệ kho quỷ
P. Kế toán giao dịch
P. Bán lẻ + PGD loại 2

P. Giám Đốc

PGD Hùng Vương 1
PGD Hùng Vương 3
PGD Điện Biên Phủ
P. Khách hàng doanh nghiệp

Giám Đốc
P. Tổ chức hành chính
PGD Phan Châu Trinh
PGD Hải Châu
P. Giám Đốc
P.QLRR và NCHĐ
P. Tổng hợp

Quan hệ trực tuyến

Đinh Cao Cường 37K07.2


Quan hệ chức năng

Trang 12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.2.3. Chức năng và nhiệm vụ
a. Ban giám đốc
Ban giám đốc Chi nhánh do Ngân hàng Công Thương Việt Nam quyết định bổ
nhiệm theo quy chế bổ nhiệm và bổ nhiệm lại của Nhà nước.
Giám đốc Chi nhánh: Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc Ngân hàng Công
thương Việt Nam, điều hành chung toàn bộ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Trực
tiếp chỉ đạo các phòng chức năng cân đối tổng hợp và tổ chức cán bộ.
Phó giám đốc Chi nhánh: Thay mặt Giám đốc chỉ đạo điều hành về mặt kinh doanh,
hoạt động của các phòng ban chuyên về tiền tệ kho quỹ, quản lý tiền gửi dân cư, kế toán
tài chính; chịu trách nhiệm cá nhân trước Giám đốc và pháp luật về những công việc do
mình giải quyết; chịu trách nhiệm điều hành hoạt động của Chi nhánh khi được Giám đốc
ủy quyền.
b. Các phòng ban
Phòng giao dịch: Là bộ phận nghiệp vụ trực thuộc Chi nhánh Ngân hàng Công
thương, được thành lập để thực hiện các nghiệp vụ: huy động vốn, cho vay cá nhân, tổ
chức kinh tế - xã hội dưới mọi hình thức và các loại hình dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thanh
toán và ngân quỹ, chuyển tiền VNĐ, chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, thu đổi séc du lịch,
thanh toán thẻ, cất giữ tài sản, tư vấn các nghiệp vụ của ngân hàng theo quy định của
NHNN, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
Phòng kế toán: Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và
các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung
cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao

dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền
mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và VietinBank. Thực hiện
nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.
Phòng bán lẻ: Trực tiếp giao dịch với các khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn
bằng ngoại tệ và VNĐ. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản
phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của VietinBank. Trực
tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cho cá nhân.
Phòng khách hàng doanh nghiệp: Trực tiếp giao dịch với các khách hàng là doanh
nghiệp, khai thác vốn. Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản
Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

phẩm tín dụng phù hợp với các quy định của ngân hàng. Trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới
thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp.
Phòng tiền tệ kho quỹ: Thực hiện quản lý an toàn kho quỹ, quản lý Quỹ tiền mặt
theo quy định, ứng và thu tiền cho các Quỹ tiết kiệm, các Điểm giao dịch, Phòng giao
dịch, thực hiện thu chi tiền mặt và ngoại tệ trong nội bộ VietinBank, thực hiện thu chi tiền
mặt đối với các đơn vị, cá nhân mở tài khoản giao dịch tại phòng kế toán chi nhánh, thực
hiện thu chi tiền mặt lưu động theo hợp đồng ký kết giữa các đơn vị, cá nhân với chi
nhánh, làm nhiệm vụ đầu mối thu chi ngoại tệ tiền mặt đối với các chi nhánh khu vực
Miền Trung – Tây Nguyên.
Phòng quản lý rủi ro và nợ có vấn đề: Thực hiện chức năng là đầu mối tham mưu
cho Giám đốc Chi nhánh về công tác quản lý rủi ro, rủi ro tác nghiệp của chi nhánh, quản
lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng
cho từng khách hàng. Thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề
nghị cấp tín dụng. Thực hiện hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án phương án đề nghị cấp

tín dụng. Thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro, rủi ro tác nghiệp trong toàn bộ các
hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Trụ sở chính. Đồng thời chịu trách nhiệm quản lý
và xử lý các rủi ro nợ xấu. Là đầu mối quản lý khai thác và xử lý tài sản đảm bảo nợ vay
theo đúng quy định của Nhà nước nhằm thu hồi các khoản nợ xấu gồm gốc và lãi tiền
vay. Quản lý, theo dõi và thu hồi các khản nợ xấu đã được xử lý rủi ro. Phát hiện những
rủi ro hoạt động tác nghiệp của bản thân và của bộ phận công tác, đề xuất và thực hiện
nghiêm túc các biện pháp đề phòng rủi ro tác nghiệp.
Phòng tổ chức hành chính: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo theo đúng
chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của hội sở. Thực hiện công tác quản trị
và phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an toàn
chi nhánh.
Phòng tổng hợp: Tham mưu cho Ban giám đốc trong các nghiệp vụ, kế hoạch, dự
báo kế hoạch kinh doanh. Thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh, cân đối
kinh doanh, báo cáo thống kê, công tác tổng hợp, phát triển sản phẩm dịch vụ thẻ, hoạt
động thông tin truyền thông, tham mưu về nghiệp vụ marketing, tiếp thị, quảng cáo, pháp
chế, công tác thi đua và nhiệm vụ khác do Ban giám đốc phân công.

Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

1.2.4. Môi trường kinh doanh
a. Môi trường bên trong
Năng lực tài chính: Kể từ khi thành lập đến nay, quy mô vốn của Chi nhánh khá lớn
và liên tục tăng qua các năm, nguồn huy động chủ yếu từ khách hàng với chi phí thấp và
hiện nay Chi nhánh đang có xu hướng tăng vốn điều lệ. Điều đó cho thấy Chi nhánh đang
từng bước lớn mạnh về chất lượng cũng như quy mô. Năm 2014 chi nhánh đã đạt được

những kết quả khả quan: Nguồn vốn huy động đạt 3.123 tỷ VND tăng 736 tỷ (30,84%) so
với năm 2013 đạt 98% kế hoạch. Dư nợ bình quân 2.163,075 tỷ VND tăng 3,54% so với
năm trước; tỷ lệ nợ xấu 0,15%: lợi nhuận đạt 90,35% kế hoạch và được VietinBank xếp
loại Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Năng lực nhân sự: Đội ngũ nhân viên tại Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng có trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao, năng động, nhiệt tình. 90% cán bộ công nhân viên có bằng
Đại học trở lên trong đó 20% bằng Thạc sĩ do trong nước và nước ngoài cấp. 10% cán bộ
công nhân viên có bằng Cao đẳng, trung cấp làm việc ở các bộ phận Kho quỹ, Hành
chính.
Cơ sở vật chất và công nghệ: Chi nhánh có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện
đại, đảm bảo thực hiện tốt chức năng phân tích và quản lý cũng như đảm bảo an toàn và
thông suốt toàn hệ thống hoạt động ngân hàng.
Ngoài ra, chi nhánh đã lắp đặt 22 máy ATM và 688 máy chấp nhận thanh toán
(POS) trải rộng khắp các địa bàn.
b. Môi trường bên ngoài
Thị trường: Thị trường về các sản phẩm, dịch vụ NH đa dạng, thị phần tiền gửi
chiếm 15-20% trong toàn ngành, là NH cho vay các NHTM khác trên thị trường liên
Ngân hàng.
Khách hàng của Chi nhánh: Với ưu thế xuất hiện khá sớm (1997) và mạng lưới giao
dịch rộng khắp VietinBank đã tạo dựng được nhiều uy tín và mối quan hệ với khách hàng
trên địa bàn. Với chức năng hoạt động đa năng, sản phẩm phục vụ đa dạng, phong phú
phù hợp với từng đối tượng khách hàng và xu thế thị trường. Bên cạnh những khách hàng
truyền thống VietinBank-Chi nhánh Đà Nẵng cũng không ngừng tìm kiếm những khách
hàng tiềm năng, mở rộng mạng lưới nhằm phục vụ khách hàng tốt nhất. Tính đến năm
2014, Có hơn 900 khách hàng doanh nghiệp và hơn 3.000 khách hàng cá nhân mở tài
khoản và giao dịch tại Chi nhánh.
Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 15



BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Đối thủ cạnh tranh: Vài năm trở lại đây, hoạt động thâu tóm và sáp nhập trở nên sôi
động trong hệ thống Ngân hàng, đặt ra thách thức không nhỏ với VietinBank. Hiện nay,
trên địa bàn Đà Nẵng, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khóc liệt, đặc biệt là
giữa các ngân hàng lớn như NH Chính sách xã hội, NH Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, NH Đầu tư và Phát triển, các NH TMCP như NH Á Châu, NH Sài Gòn Thương tín,
NH Đông Á… và các NH 100% vốn nước ngoài. Các NHTM thường cạnh với tranh nhau
về khách hàng, về nguồn nhân lực, công nghệ. Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải
thường xuyên đổi mới, hoàn thiện về mọi mặt, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh
và nâng cao chất lượng dịch vụ để tiếp cận ngày càng gần hơn với khách hàng.
1.2.5. Kết quả hoạt động trong giai đoạn 2012-2014
a. Kết quả huy động vốn
ĐVT: Triệu đồng
Năm 2012
Chỉ tiêu

Năm 2013

Chênh lệch
2013/2012

Năm2014

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)


Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Tỷ
trọng
(%)

Số tiền

Tiền gửi
doanh nghiệp

1.003.74
3

45,48

1.053.89
8

44,16

1.478.17
4


47,33

50.155

Tiền gửi
dân cư

1.186.03
4

53,74

1.323.97
9

55,47

1.634.71
9

52,35

17.129

0,78

8.850

0,37


9.872

2.206.906

100

2.386.727

100

3.122.765

Tiền gửi vốn
chuyên dùng
Tổng

Chênh lệch
2014/2013

Tốc
độ
(%)

Số tiền

Tốc
độ
(%)


5

424.276

40,26

137.94
5

11,63

310.74
0

23,47

0,32

-8.279

-48,33

1.002

11,55

100

179.821


8,15

736.03
8

30,84

Bảng 1.1: Tình hình huy động vốn tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-20142
Từ số liệu ở trên ta có thể thấy, trong năm 2014 tổng nguồn vốn huy động được tăng
lên hơn 30% so với năm 2013 đạt mức 3.122 tỷ đồng. Trước đó, năm 2013 tốc độ tăng
trưởng tổng nguồn vốn cũng đạt 8,15%. Nhìn chung, cơ cấu giữa các nguồn huy động ít
thay đổi trong giai đoạn này. Mặc dù, nền kinh tế vẫn chưa lấy lại đà tăng trưởng, các
doanh nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và lòng tin của cư dân vào hệ ngân hàng vẫn chưa
được cải thiện đáng kể tuy nhiên Chi nhánh vẫn đạt được kết quả huy động khá khả quan.
Điều này cho thấy uy tín cũng như sức cạnh tranh của Chi nhánh vẫn còn rất lớn.

2

Phòng Tổng hợp NHCT-CN Đà Nẵng

Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

b. Kết quả cho vay
ĐVT: Triệu đồng
Năm

Chỉ tiêu
Doanh số cho vay
Ngắn hạn
Trung dài hạn
Doanh số thu nợ
Ngắn hạn
Trung dài hạn
Dư nợ cuối kỳ
Dư nợ ngắn hạn
Dư nợ trung dài hạn
Dư nợ bình quân
Dư nợ nhóm 2
Dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu/ tổng Dư nợ (%)

Chênh lệch
2013/2012
2014/2013
Số tiền
%
Số tiền
%
-122.384
-2,2
977.801
18

2012

2013


2014

5.549.658
4.444.83
2
1.104.826
5.226.951
4.155.41
9
1.071.532
2.450.303
1.653.022
797.281
2.134.597
734
2.450
0,1

5.427.274

6.405.075

4.790.716

6.005.767

345.884

7,8


1.215.051

25,4

635.558
5.820.885

399.308
5.972.060

-469.268
593.934

-42,5
11,4

-236.250
151.175

-37,2
2,6

4.980.516

5.630.344

825.097

19,9


649.828

13

840.369
2.056.692
1.463.222
593.470
2.089.274
584
3.482
0,17

341.716
2.489.707
1.838.645
651.062
2.163.075
469
3.823
0,15

-231.163
-393.611
-189.800
-203.811
-45.323
-150
1.032


-21,6
-16,1
-11,5
-25,6
-2,1
-20,4
42,1

-498.653
433.015
375.423
57.592
73.801
-115
341

-59,3
21,1
25,7
9,7
3,5
-19,7
9,8

Bảng 1.2: Tình hình cho vay tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-20143
Nhìn chung, trong giai đoạn này doanh số cho vay, thu nợ cũng như dư nợ bình
quân và cuối kỳ có nhiều biến động. Trong điều kiện kinh tế trên địa bàn như những năm
vừa qua, Chi nhánh luôn chú trọng cấp tín dụng trong thời hạn ngắn để dễ dàng kiểm soát
cũng như hạn chế được rủi ro trong quá trình kinh doanh.

Nhờ đó mà tỷ lệ nợ xấu/tổng Dư nợ của Chi nhánh luôn duy trì ở mức thấp, chỉ từ
0,1-0,16% trong giai đoạn này.

c. Kết quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ
ĐVT: Nghìn USD
Chỉ tiêu

3

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Chênh lệch
2013/2012
Số tiền
Tỷ lệ (%)

2014/2013
Số tiền
Tỷ lệ (%)

Phòng Tổng hợp NHCT-CN Đà Nẵng

Đinh Cao Cường 37K07.2


Trang 17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Doanh số mua vào qui USD
Doanh số bán ra qui USD

38.676
36.075

45.021
35.200

47.056
36.253

6.345
-875

16,4
-2,4

2.035
1.053

4,5
3


Bảng 1.3: Tình hình kinh doanh ngoại tệ tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-20144
Trong giai đoạn 2012-2014, tốc độ tăng trưởng doanh số ngoại tệ mua vào khá cao,
đạt 16,4% trong năm 2013 và 4,5% trong trong năm 2014. Tính đến hết năm 2014 chỉ tiêu
này đạt mức 47,056 triệu USD. Đồng thời, doanh số ngoại tế bán ra tương đối ổn định
trong giai đoạn này.
d. Kết quả hoạt động kinh doanh
ĐVT: triệu đồng
Chênh lệch
Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

618.712
572.380
46.332

472.544
443.014
29.530

381.459
328.845
52.614

Chỉ tiêu

Tổng thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận trước thuế

2013/2012
Tỷ lệ
Số tiền
(%)
-146.168
-23,6
-129.366
-22,6
-16.802
-36,3

2014/2013
Số tiền
-91.085
-114.169
23.084

Tỷ lệ (%)
-19,3
-25,8
78,2

Bảng 1.4: Kết quả hoạt động kinh doanh tại NHCT-CN Đà Nẵng giai đoạn 2012-20145
Từ số liệu ở bảng 1.4 ta có thể thấy tổng thu nhập và chi phí ở Chi nhánh trong giai
đoạn 2012-2014 giảm mạnh, điều này làm cho lợi nhuận trước thuế của đơn vị giảm sâu
trong năm 2013. Kết quả hoạt động kinh doanh không mấy khả quan này được gây ra do

tình hình kinh tế trên địa bàn vẫn chưa hồi phục mạnh sau khủng hoảng, áp lực cạnh tranh
trong ngành ngày càng gia tăng buộc Chi nhánh phải thực hiện chính sách cạnh tranh
bằng giá để giữ vững và mở rộng thị phần của mình.

4

Phòng Tổng hợp NHCT-CN Đà Nẵng

5

Phòng Tổng hợp NHCT-CN Đà Nẵng

Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

PHẨN II: SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG KỲ HẠN TRONG KINH DOANH NGOẠI TỆ
TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÀ
NẴNG
2.1. Giới thiệu về hợp đồng kỳ hạn
2.1.1. Khái niệm và phân loại
a. Khái niệm
Hợp đồng kỳ hạn (forward contract) là một thỏa thuận để mua hoặc bán một tài sản
ở một mức giá xác định vào một ngày được xác định trước trong tương lai. Loại hợp đồng
này thông thường được giao dịch trên thị trường phi tập trung (the over-the-counter
market) giữa hai định chế tài chính hoặc giữa một định chế tài chính với khách hàng của
họ.

Một trong hai bên tham gia vào hợp đồng kỳ hạn nắm giữ vị thế mua (long position)
và đồng ý mua tài sản cơ sở vào một ngày xác định trong tương lai với một mức giá xác
định trước. Bên còn lại của hợp đồng nắm giữ vị thế bán (short position) và đồng ý bán
tài sản với cùng mức giá vào ngày xác định ở trên.
Giao dịch ngoại tệ kỳ hạn (forward) là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau
một lượng ngoại tệ theo một mức tỷ giá xác định tại thời điểm giao dịch và việc thanh
toán sẽ được thực hiện vào thời điểm xác định trong tương lai6.
Ví dụ: Hôm nay, nhà đầu tư A tham gia vào hợp đồng kỳ hạn với nhà đầu tư B để
mua £1,000,000 với tỷ giá kỳ hạn K = 1.8381$/£ tại thời gian đáo hạn T = 90 ngày.
Trong ví dụ này, ta dễ dàng nhận thấy nhà đầu tư A có vị thế mua trong khi nhà đầu
tư B có vị thế bán. Giả định tỷ giá vào 90 ngày sau là S T = 1.8600$/£ khi đó tại ngày đáo
hạn:
Nhà đầu tư A sẽ thu được lợi nhuận là:
(ST-K)x1,000,000 = (1.8600 – 1.8381)x1,000,000 = $21,900

Nhà đầu tư B sẽ chịu thiệt hại là:
(K-ST)x1,000,000 = (1.8381-1.8600)x1,000,000 = -$21,900
6

Thông tư số 02/2012/TT-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 27 tháng 02 năm 2012

Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Biểu đồ 1: Lợi nhuận và tổn thất của nhà đầu tư khi tham gia vào hợp đồng kỳ hạn.
(a) Nhà đầu tư năm giữ vị thế mua; (b) Nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán.7

Một cách tổng quát, lợi nhuận hoặc tổn thất từ vị thế mua (long position) trong hợp
đồng kỳ hạn trên một đơn vị tài sản cơ sở là:
ST – K
Trong đó: K là giá chuyển giao và ST giá giao ngay của tài sản cơ sở tại ngày đến
hạn của hợp đồng kỳ hạn. Tương tự, lợi nhuận hoặc tổn thất từ vị thế bán (short position)
trong hợp đồng kỳ hạn trên một đơn vị tài sản cơ sở là:
K - ST
b. Phân loại
Thông thường người ta phân loại hợp đồng kỳ hạn theo tài sản cơ sở:
Hợp đồng kỳ hạn hàng hóa (nông sản, kim loại, nhiên liệu…)
Hợp đồng kỳ hạn lãi suất (liên ngân hàng, tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính
phủ, trái phiếu chính quyền địa phương…)
Hợp đồng kỳ hạn chỉ số cổ phiếu
Hợp đồng kỳ hạn ngoại hối

7

Trang 5, Options, Futures and other Derivatives 7th edition John C. Hull

Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

2.1.2. Cách xác định giá kỳ hạn
a. Theo thông lệ quốc tế
Các giả thiết đối với những người tham gia thị trường kỳ hạn:
Không phải chịu chi phí giao dịch.

Chịu một mức thuế như nhau đối với lợi nhuận ròng có được từ hoạt động
mua, bán trên thị trường.
Có thể đi vay theo cùng mức lãi suất phi rủi ro như khi cho vay.
Tận dụng các cơ hội arbitrage (kinh doanh chênh lệch giá) khi nó xuất hiện.
Các ký hiệu được sử dụng
T: Thời gian đến ngày chuyển giao tài sản của hợp đồng kỳ hạn (tính bằng
năm).
S0: Giá giao ngay ở thời điểm hiện tại của tài sản cơ sở trong hợp đồng kỳ
hạn.
F0: Giá kỳ hạn được xác định ở thời điểm hiện tại.
r: Lãi suất phi rủi ro tính theo năm (được tính kép liên tục).
I: Giá trị hiện tại của các khoản thu nhập của tài sản cơ sở.
q: Tỷ lệ thu nhập đã biết của tài sản cơ sở (%/năm).

Xác định giá kỳ hạn
Giá kỳ hạn của tài sản đầu tư không có thu nhập
F0 = S0erT
Giá kỳ hạn của tài sản đầu tư có thu nhập đã được biết
Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

F0 = (S0 – I)erT
Giá kỳ hạn của tài sản đầu tư có thu nhập đã được biết dưới dạng tỷ lệ
F0 = S0e(r-q)T
Giá kỳ hạn của hợp đồng ngoại tệ kỳ hạn
1.000$ tại thời điểm ban đầu


1.000erfT$ sau T
năm

thời điểm ban đầu

1.000erfTF0 VND

1.000S0erT VND

sau T năm

sau T năm

1.000S0 VND tại

Ngoại tệ có một đặc tính đó là người nắm giữ nó có thể kiếm được lợi tức bằng với
lãi suất phi rủi ro tại nước phát hành đồng tiền đó. Giả sử rf là lãi suất phi rủi ro của đồng
tiền yết giá (ngoại tệ) và r là lãi suất phi rủi ro của đồng tiền định giá (VND), khi đó mối
qua hệ giữa F0 và S0 là:
F0 = S0e(r-rf)T
Điều này được minh họa ở sơ đồ trên. Giả sử một cá nhân bắt đầu với $1.000, họ sẽ
có hai cách để chuyển đổi thành VND sau T năm. Thứ nhất người đó có thể đầu tư khoản
tiền đó trong T năm với lãi suất rf và ký hợp đồng kỳ hạn để bán số lượng USD nhận
được với kỳ hạn T năm. Chiến lược này tạo ra cho nhà đầu tư 1.000erfTF0 VND. Ngoài ra
nhà đầu tư cũng có thể chuyển đổi $1.000 thành VND với tỷ giá giao ngay và đầu tư số
tiền đó trong vòng T năm với mức lãi suất r. Chiến lược này sẽ mang lại cho nhà đầu tư
1.000S0erT VND. Để không tạo ra cơ hội arbitrage, hai chiến lược phải tạo ra kết quả
giống nhau, cho nên
1.000erfTF0 = 1.000S0erT


Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Hay
F0 = S0e(r-rf)T
Trong đó:
rf: là lãi suất phi rủi ro của đồng yết giá
r: lãi suất phi rủi ro của đồng định giá
b. Cách xác định tỷ giá kỳ hạn ở Việt Nam
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, trước ngày 28/5/2004, tỷ giá kỳ
hạn được xác định bằng cách lấy tỷ giá giao ngay cộng với một biên độ dao động tùy theo
kỳ hạn của hợp đồng kỳ hạn. Như vậy, cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo thông lệ quốc tế
và của NHNN Việt Nam là hoàn toàn khác biệt. Điều này có thể dẫn tới sự khác nhau rất
lớn giữa hai cách tính và một khi cách xác định tỷ giá kỳ hạn theo quy định của NHNN
không còn phù hợp với những diễn biến trên thị trường thì điều này sẽ làm nản lòng các
chủ thể tham gia loại nghiệp vụ này trên thị trường ngoại hối.
Hơn nữa, thời hạn tối đa theo quy định lúc đó của NHNN đối với loại hợp đồng này
chỉ là 6 tháng, liệu rằng có đáp ứng được nhu cầu về thời hạn trong hoạt động phòng ngừa
rủi ro tỷ giá của các chủ thể tham gia thị trường ngoại hối hay không. Bởi trong tương lai,
số lượng chủ thể tham gia trên VinaForex8 là rất đông và mỗi chủ thể có một nhu cầu
phòng ngừa rủi ro tỷ giá với thời hạn riêng của mình, có thể là vài tháng mà thậm chí là
hơn 1 năm. Vì thế, trong thời gian tới, việc mở rộng thời hạn dài hơn 6 tháng như hiện
nay là tất yếu và NHNN không thể lại tiếp tục quy định tỷ lệ % gia tăng cho mỗi một thời
hạn được. Đồng thời, nghiệp vụ kỳ hạn có thể được mở rộng cho nhiều loại ngoại tệ mạnh
khác mà không riêng gì USD. Do đó, NHNN không thể quy định tỷ lệ % gia tăng cho mỗi

thời hạn và cho mỗi một loại ngoại tệ được.
Chính vì vậy, ngày 28/5/2004, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 648/2004
trong đó quy định kỳ hạn của hợp đồng Forward và Swap từ 3 ngày đến 365 ngày và thay
đổi lại nguyên tắc xác định tỷ giá kì hạn. Tỷ giá kì hạn được xác định trên cơ sở: (i) tỷ giá
giao ngay của ngày kí hợp đồng kì hạn, hoán đổi; (ii) chênh lệch giữa 2 mức lãi suất hiện
hành là lãi suất cơ bản của VNĐ (tính theo năm) do NHNN công bố và lãi suất mục tiêu
của Mỹ (Fed Funds Target rate) của USD do Cục dự trữ Liên bang Mỹ công bố; và (iii) kì
hạn của hợp đồng. Có thể khẳng định rằng, quyết định này đã đưa cách thức tính tỷ giá kỳ
8

Thị trường ngoại hối Việt Nam

Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

hạn của các NHTM Việt Nam tiến gần với thông lệ quốc tế và là tiền đề pháp lý quan
trọng cho sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam nói chung và giao dịch ngoại
hối kì hạn nói riêng.
Tuy nhiên cách xác định tỷ giá kỳ hạn như trên vẫn chưa phù hợp lắm với thực tiễn
kinh doanh ngoại tệ trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nên hiện nay hầu hết các ngân
hàng trong nước đều sử dụng công thức sau để xác định tỷ giá kỳ hạn:
Tỷ giá kỳ hạn:

Trong đó:
F: Tỷ giá kỳ hạn
S: Tỷ giá giao ngay

Rd: Lãi suất đồng định giá (VNĐ)
Ry: Lãi suất đồng yết giá (Ngoại tệ)

Tỷ giá kỳ hạn mua vào:

Trong đó:
Fm: Tỷ giá kỳ hạn mua vào
Sm: Tỷ giá giao ngay mua vào
Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Rdhd: Lãi suất huy động của đồng định giá (VNĐ)
Rycv: Lãi suất cho vay của đồng yết giá (Ngoại tệ)
Tỷ giá kỳ hạn bán ra:

Trong đó:
Fb: Tỷ giá kỳ hạn bán ra
Sb: Tỷ giá giao ngay bán ra
Rdcv: Lãi suất cho vay của đồng định giá (VNĐ)
Ryhd: Lãi suất huy động của đồng yết giá (Ngoại tệ)

Đinh Cao Cường 37K07.2

Trang 25



×