Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

bài giảng TÂM LÝ QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 84 trang )

Bài giảng
TÂM LÝ QUẢN LÝ
Bùi Thị Nga,
Bộ môn QTKD
Khoa Kế toán và QTKD
Học viện Nông Nghiệp Việt Nam


• Nói ngọt, lọt tới xương
• Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho
vừa lòng nhau
• Lạt mềm buộc chặt
• Trong ấm ngoài êm
• Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng
Những nhân vật điển hình: Khổng Minh, Lưu Bị,
Chu Du,…


CHƯƠNG I: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I.

Những vấn đề cơ bản

1. Thế nào là tâm lý?

Tâm lý là sự phản ánh sự vật hiện tượng của
thế giới khách quan, trong đó não làm chức
năng phản ảnh đó. Sự phản ánh này mang
tính chủ thể và mang bản chất xã hội- lịch
sử.




• Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu hành vi,
tinh thần và tư tưởng của con người (cụ thể đó là
những cảm xúc, ý chí và hành động).
• Chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể
chất, trạng thái tâm lý và các yếu tố bên ngoài lên
hành vi và tinh thần của con người.
• Tập trung vào loài người, tuy một vài khía cạnh của động
vật cũng thỉnh thoảng được nghiên cứu.

• Là "khoa nghiên cứu những hành vi và những tiến
trình tâm thần của con người".


2. Đặc điểm của tâm lý người:
– Là hiện tượng tinh thần, là đời sống nội tâm của
con người.
– Là hiện tượng tinh thần gần gũi, thân thuộc với con
người
– Tâm lý người phong phú, đa dạng và đầy tính tiềm
năng.
– Có tính chất chủ thể.
– Là kết quả của quá trình xã hội hoá.
– Có sức mạnh to lớn.


3. Phân loại tâm lý:
–Phân theo thời gian tồn tại và quá trình diễn biến:
• Các quá trình tâm lý: là HTTL diễn ra ngắn, có bắt đầu, diễn

biến và kết thúc: cảm giác, tri giác,
• Các trạng thái tâm lý: HTTL diễn ra tương đối dài, đóng vai
trò làm nền cho các quá trình tâm lý và thuộc tính tâm lý
biểu hiện. Không biết điểm bắt đầu và kết thúc (tập trung,
buồn…).
• Các thuộc tính tâm lý: HTTL trở nên ổn định, bền vững ở
mỗi người, tạo nên nét riêng về nội dung cho họ. (Tính khí,
quan điểm, niềm tin,…)

Các HTTL này luôn ảnh hưởng và chi phối lẫn nhau,
không hề tách rời.


– Phân theo sự tham gia điều chỉnh của ý thức:
• Những HTTL có ý thức: Có sự điều chỉnh, con người nhận
biết được sự tồn tại và diễn biến của chúng
• Những HTTL không có ý thức (vô thức): không có sự điều
chỉnh, con người không nhận biết được sự tồn tại và diễn
biến của chúng.
+ bệnh lý (thần kinh, ảo giác, hoang tưởng, say rượu…),
+ ức chế của hệ thần kinh (ám thị, thôi miên, mộng du…),
+ bản năng, tiềm thức: ban đầu có ý thức nhưng lặp lại
nhiều lần nên ẩn đi, khi cần mới quay lại kiểm soát (bản
năng làm mẹ)
+ HTTL vụt sáng.


4. Tâm lý quản lý.
• Là môn khoa học vận dụng các kiến thức tâm lý vào
việc quản lý một tập thể dưới quyền để đạt hiệu quả

quản lý cao nhất
• Nghiên cứu các quy luật và biểu hiện của các quy
luật tâm lý để ứng dụng vào công tác tổ chức và lãnh
đạo con người trong hoạt động của tổ chức nhằm
đạt hiệu quả quản lý tối ưu.
Nghiên cứu tâm lý quản lý giúp tổ chức tuyển được
những nhân viên giỏi nhất, giảm bớt sự vắng mặt, cải
thiện truyền đạt thông tin, tăng thêm thoả mản công
việc, giảm xung đột..


II. Đối tượng và nhiệm vụ môn học.
1. Đối tượng.
• Sự thích ứng của công việc với con người (phân công, đánh giá
CV, tổ chức chế độ làm việc- nghỉ ngơi, yếu tố văn hoá DN, thẩm
mỹ…)
• Mối quan hệ “người- máy móc” để thiết kế máy móc phù hợp
tâm sinh lý con người.
• MQH người- nghề nghiệp: lựa chọn người phù hợp, đào tạo kỹ
năng liên quan nghề…
• Sự thích ứng con người- con người trong tổ chức: bầu không khí
tập thể, hoà hợp các thành viên, MQH trên dưới, tạo động lực
LĐ…
• Tâm lý tiêu dùng.
Tâm lý quản lý thuộc mảng tâm lý ứng dụng, nó có mối quan hệ với
các khoa học tâm lý ứng dụng khác như tâm lý học y khoa, tâm lý
học sư phạm. tâm lý học thanh tra…


2. Nhiệm vụ.

Nghiên cứu:
• Các quy luật và hiện tượng mang tính quy luật
của cá nhân và tập thể
• Cơ chế vận hành của các HTTL để đưa ra các
biện pháp quản lý phù hợp
• Đặc điểm tâm lý của một số tầng lớp con
người trong những tập thể để quản lý.
• Vai trò của lãnh đạo và đặc điểm tâm lý lãnh
đạo.


III. Phương pháp nghiên cứu
1. Các nguyên tắc khi nghiên cứu tâm lý người

Đảm bảo tính khách quan. (Khó vì đối tượng là con
người, không thể nghiên cứu trực tiếp tâm lý mà
chỉ đoán định tâm lý qua biểu hiện-> suy luận, dễ
mang tính chủ quan)

Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống. Con người
đóng nhiều vai trò trong xã hội biểu hiện nhiều
mặt

Tính biện chứng và lịch sử: N/C con người trong
MQH tác động qua lại với MTrường.

Tính sâu sắc và khoa học.  Có độ tin cậy

Kết hợp nhiều phương pháp vì nghiên cứu gián
tiếp, sai lệch lớn



Bài tập đóng vai
• Hãy lựa chọn một tình huống tâm lý diễn ra
trong doanh nghiệp và xử lý tình huống đó.
• Thời gian: 2h25-2h40


2. Các phương pháp nghiên cứu.
• Quan sát: dùng các giác quan để tri giác đối tượng và
qua đó để đoán định tâm lý đối phương.
• Đàm thoại (phỏng vấn): đặt câu hỏi trong cuộc tiếp xúc
trực tiếp để đoán định tâm lý qua các câu trả lời. Một
cuộc đàm thoại gồm: gđoạn mở đầu (câu hỏi dễ, tạo
không khí thân mật, tin cậy); gđoạn chính (để đạt mục
đích tìm hiểu. Câu hỏi: thẳng, chặn đầu, hỏi vòng
quanh); gđoạn cuối (giải toả căng thẳng)
• PP bảng câu hỏi: bảng hỏi
• PP trắc nghiệm: dùng phép thử (các bài tập nhỏ, đã
được kiểm nghiệm trên một số lượng người vừa đủ
tiêu biểu)


• PP thực nghiệm: đưa đối tượng vào các tình huống
thực tế trong hoạt động hằng ngày (người được NC
không biết mình đang được NC), chủ động tạo ra tình
huống đặc thù  tâm lý thực (dùng NC tính cách nhân
viên sắp được đề đạt hoặc muốn kiểm tra mô hình
quản lý mới)
• PP NC tiểu sử: NC các MQH xã hội của đối tượng (NC

gia tộc huyết thống, MQH xã hội, nhịp sống xã hội…)
• PP NC sản phẩm: NC tâm lý qua SP người đó làm ra để
đoán tâm lý.
• PP trắc lượng xã hội: người NC đưa ra 1 bảng hỏi 8-10
câu xoay quanh việc đối tượng chọn/không chọn ai,
thích/không thích ai NC MQH trong nhóm và tập
thể.


Chương 2.
QUY LUẬT TÂM LÝ CÁ NHÂN
I.
Các quá trình tâm lý
1.
Cảm giác
a. Khái niệm: Cảm giác là quá trình nhận thức phản
ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính của sự vật,
hiện tượng khi chúng trực tiếp tác động vào giác
quan.
VD: mắt nhìn rõ: cảm giác tốt
Nghe bản nhạc hay
Ăn một món ăn ngon


b. Đặc điểm của cảm giác:
* Là quá trình tâm lý có mở đầu, diễn biến,
kết thúc một cách rõ ràng.
* Cảm giác chỉ phản ánh một cách riêng lẻ
từng thuộc tính của sự vật hiện tượng thông
qua hoạt động của từng giác quan riêng lẻ.

* Cảm giác xảy ra khi sự vật hiện tượng trực
tiếp tác động lên giác quan.
* Cảm giác của con người mang bản chất xã
hội.


c. Phân loại cảm giác:
dựa trên vị trí của nguồn kích thích nằm bên
ngoài hay bên trong cơ thể

* Cảm giác bên ngoài do những kích thích bên
ngoài gây nên: cảm giác nhìn, cảm giác nghe,
cảm giác ngửi, cảm giác nếm, cảm giác da.
* Cảm giác bên trong gồm: cảm giác cơ thể,
cảm giác vận động, cảm giác thăng bằng


d. Vai trò của cảm giác:
Là mức độ nhận thức đầu tiên, sơ đẳng, cảm giác
có vai trò nhất định trong hoạt động nhận thức
và toàn bộ đời sống con người.
• Cảm giác là mối liên hệ trực tiếp giữa cơ thể và
thế giới xung quanh. Nhờ mối liên hệ đó mà cơ
thể có khả năng định hướng và thích nghi với
môi trường. VD: đóiăn, nguy hiểmtránh
• Cảm giác giúp con người thu nhận nguồn tài
liệu trực quan sinh động, cung cấp nguyên liệu
cho các hoạt động tâm lý cao hơn.



Cảm giác có ngưỡng tuỳ thuộc vào từng cá thể
mà ngưỡng là khác nhau.
Ứng dụng trong quản lý:






Quảng cáo
Chiêu thị
Xác định ý muốn của khách hàng
Cảm nhận chu kỳ sống sản phẩm
Linh cảm rủi ro phòng ngừa…


2. Tri giác
a. Khái niệm:
Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn
vẹn các thuộc tính của sự vật hiện tượng khi chúng
đang trực tiếp tác động vào các giác quan.

b. Đặc điểm của tri giác:
• Tri giác là sự phản ánh thế giới một cách trọn vẹn,
chỉnh thể.


Tri giác được hình thành và phát triển trên cơ sở các
cảm giác, nhưng tri giác không phải là sự cộng lại
đơn giản của các cảm giác tạo thành, mà là sự tổng

hợp các thuộc tính của sự vật, hiện tượng.


Tri giác = tổng hợp cảm giác+kinh nghiệm và
cảm nhận
VD: cùng một hiện tượng, người khác nhau có
cách nhìn nhận khác nhau.

• Trong quá trình tri giác có sự tham gia của vốn
sống, kinh nghiệm, tư duy, ngôn ngữ và nhiều
chức năng tâm lý khác.


c. Phân loại tri giác:
• Dựa trên bộ máy phân tích
– tri giác nhìn,
– tri giác nghe,
– tri giác ngửi,
– tri giác sờ mó…

• Dựa vào sự phản ánh:
– tri giác các thuộc tính không gian
– tri giác các thuộc tính thời gian của đối tượng,
– tri giác sự chuyển động.


d. Vai trò của tri giác
• giúp định hướng nhanh chóng và chính xác
hơn điều chỉnh một cách hợp lý hoạt động.
• Trong giáo dục trẻ, cảm giác và tri giác có vai trò

quan trọng trong việc hình thành nhận thức.

 Ứng dụng trong quản lý: Hình thành chữ tín


3. Trí nhớ
a. Khái niệm:
• Trí nhớ là quá trình tâm lý phản ánh vốn kinh nghiệm
của con người dưới hình thức biểu tượng bằng cách
ghi nhớ, giữ gìn, nhận lại và nhớ lại những điều mà con
người đã trải qua.
b. Vai trò của trí nhớ:
trí nhớ hình thành kinh nghiệm hoạt động  phát
triển tâm lý, nhân cách con người.


c. Các quá trình cơ bản của trí nhớ:
- Quá trình ghi nhớ:
Ghi nhớ là quá trình tạo nên dấu vết của đối
tượng trên vỏ não và gắn tài liệu mới vào chuỗi
kinh nghiệm đã có của bản thân.
Ghi nhớ không chủ định: Là loại ghi nhớ không do
mục tiêu chủ ý, Ghi nhớ máy móc

Ghi nhớ có chủ định:: Ghi nhớ ý nghĩa


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×