Tải bản đầy đủ (.pdf) (232 trang)

Bài giảng PPTCKH phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 232 trang )

BÀI GIẢNG

PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


THỜI LƯỢNG & CẤU TRÚC NỘI DUNG MÔN HỌC
- Thời lượng: 30 tiết
- Cấu trúc nội dung: 6 chương
+ Chương 1: NHỮNG VẪN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
(Khoa học; Quy luật phát triển của khoa học; Nghiên cứu khoa
học; Lý thuyết khoa học; Tổng quan về quá trình nghiên cứu
khoa học)
+ Chương 2: TIẾP CẬN KHOA HỌC (Phương pháp luận
nghiên cứu khoa học; Cách tiếp cận khoa học; Nền tảng của
nghiên cứu khoa học; Cơ chế hoạt động sáng tạo)
+ Chương 3: THIẾT LẬP BÀI TOÁN NGHIÊN CỨU (Xem xét
tài liệu; Xác lập đề tài nghiên cứu; Nhận diện các biến số;
Thiết lập giả thuyết)
Kiểm tra giữa kỳ


+ Chương 4: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU (Các kiểu thiết kế nghiên
cứu; Kiểm soát các biến số; Lựa chọn phương pháp thu thập dữ
liệu; Thiết lập tính xác thực và độ tin cậy của công cụ nghiên
cứu; Chọn mẫu thử; Viết đề xuất nghiên cứu)
+ Chương 5: CHỨNG MINH LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC (Đại
cương về chứng minh luận điểm khoa học; Các vấn đề đạo đức
trong thu thập dữ liệu; Hiệu chỉnh và mã hoá số liệu; Phân tích
dữ liệu)


+ Chương 6: TRÌNH BÀY LUẬN ĐIỂM KHOA HỌC (Giới thiệu
chung về các ấn phẩm khoa học; Báo cáo kết quả nghiên cứu
khoa học; Luận văn khoa học; Trình bày khoa học)


TÀI LIỆU HỌC TẬP & YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI HỌC
-Tài liệu học tập chính:
+ Bài giảng Phương pháp tiếp cận nghiên cứu khoa học, tài
liệu nội bộ Bộ môn Tâm lý-PPGD, 2006;
+ Vũ Cao Đàm. 2005. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
(xuất bản lần thứ 10). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội.
-Yêu cầu đối với người học:
Ngoài việc phải thực hiện theo quy chế học tập chung, người
học cần phải:
+ Thực hiện theo các yêu cầu học tập của giảng viên
+ Làm bài tập (vào vở bài tập) để nộp chấm điểm
+ Tham gia làm bài kiểm tra 1 tiết giữa kì


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NCKH
Bài 1. KHOA HỌC
1. Khái niệm khoa học
1.1. Khoa học là một hình thái ý thức xã hội
Vật chất (tồn tại XH): Tất cả những gì
đang diễn biến xung quanh chúng ta

-Cuộc sống XH gồm:
Tinh thần (ý thức XH): Sự phản ánh tồn
tại XH vào trong bộ não của con người,

với nhiều mức độ khác nhau: ý thức đời
thường, tâm lý, ý thức xã hội


+ Ý thức đời thường là sự phản ánh những cái cụ thể trực
tiếp, gần gũi với cuộc sống hàng ngày.
+ Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan vào
não người thông qua chủ thể, là kinh nghiệm xã hội lịch sử
biến thành cái riêng của mỗi người.
+ Ý thức XH phản ánh toàn diện và hệ thống thế giới, bằng
nhiều hình thái khác nhau (quy định bởi mục đích, tính chất,
PP phản ánh khác nhau).


- KH là một hình thái ý thức XH có chức năng khám phá
TN và XH, tồn tại độc lập tương đối với các hình thái ý
thức XH khác và mang một chức năng XH riêng biệt:
+ Khoa học phản ánh HTKQ, tạo ra hệ thống tri thức về
thế giới (các khái niệm, phạm trù, nguyên lý, giả thuyết,
học thuyết...), hướng tới cải tạo thế giới, phục vụ lợi ích
của con người.
+Thực tiễn là nguồn gốc và tiêu chuẩn của nhận thức
khoa học đồng thời là nhân tố kích thích sự phát triển
của KH.


(So sánh sự giống và khác nhau giữa 2 khái niệm:
Thực tiễn và thực tế:
-Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có
mục đích, mang tính lịch sử - XH của con người

nhằm cải biến TN và XH.
-Thực tế là kết quả của sự phối hợp những hoạt
động vật chất của con người trong việc nhận thức
TGKQ bằng các giác quan và sự tư duy.
→Sự giống nhau: Chúng đều liên quan đến những
hoạt động của con người trong quá trình nhận thức
TGKQ.
→Sự khác nhau: Thực tiễn là toàn bộ những hoạt
động vật chất có mục đích của con người còn thực
tế là kết quả của những hoạt động đó.)


1.2. Khoa học là một hệ thống tri thức về TGKQ
Quá trình nhận thức của con người được thực hiện với
nhiều trình độ, bằng các phương thức khác nhau và tạo ra 2
hệ thống tri thức về thế giới đó là các tri thức thông thường và
các tri thức KH:
-Tri thức thông thường
+ Là kinh nghiệm sống, được tạo ra theo phép quy nạp (do
tiếp xúc với thiên nhiên, với xã hội, bằng các giác quan con
người tri giác, cảm nhận về bản thân, về thế giới và XH xung
quanh, từ đó mà có kinh nghiệm sống, có hiểu biết về mọi
mặt)
+Tri thức thông thường chỉ là những hiểu biết cụ thể, riêng lẻ
và mang tính chất kinh nghiệm.


-Tri thức khoa học
+Là hệ thống những tri thức khái quát về các SV,
HT của thế giới và các quy luật vận động của

chúng, được xác lập trên các căn cứ xác đáng, có
thể kiểm tra được và có triển vọng ứng dụng.
+Tri thức KH là kết quả của quá trình nhận thức có
mục đích, có kế hoạch, có phương pháp và
phương tiện đặc biệt, do đội ngũ các nhà KH tiến
hành).


1.3. Nghiên cứu KH là một hoạt động có tính xh đặc biệt
- Hoạt động NCKH là quá trình phát minh sáng tạo ra

tri thức mới cho nhân loại, phục vụ trực tiếp cho sự
phát triển XH về mọi mặt. Ngược lại, XH phát triển lại
đặt ra những vấn đề mới, đòi hỏi phải tiến hành các
NCKH để đáp ứng.
- NCKH là một hoạt động XH nhằm tìm tòi, phát hiện
quy luật của sự SVHT và vận dụng các quy luật ấy
để sáng tạo ra các nguyên lý, các giải pháp tác động
vào các SVHT, nhằm biến đối các trạng thái của
chúng.


*Phân tích toàn diện khái niệm KH ta thấy:
-Đối tượng NCKH: thế giới khách quan đang vận động và
phương pháp nhận thức thế giới.
-Chức năng của KH:
+ Khám phá bản chất các SVHT của TGKQ, giải thích nguồn
gốc phát sinh, phát hiện ra các quy luật vận động và phát triển
của các SVHT ấy.
+ Hệ thống hoá các tri thức KH đã khám phá được tạo thành

những lý thuyết, học thuyết KH.
+ Nghiên cứu ứng dụng những thành quả sáng tạo KH để cải
tạo thực tiễn.


-Nội dung của KH:
+ Những thông tin về thế giới do quan sát, điều tra, thí nghiệm
mà có;
+ Những nguyên lý được rút ra trên những sự kiện đã được
thực nghiệm chứng minh;
+ Những quy luật, những học thuyết được khái quát bằng tư
duy lý luận;
+ Những phương pháp nhận thức KH;
+ Những quy trình vận dụng lý thuyết KH vào thực tiễn SX và
đời sống XH.


2. Tiêu chí nhận biết một bộ môn KH
- Tiêu chí 1. Có một đối tượng nghiên cứu
- Tiêu chí 2. Có một hệ thống lý thuyết (nội
dung KH)
- Tiêu chí 3. Có một hệ thống PP luận
- Tiêu chí 4. Có mục đích ứng dụng


3. Phân loại khoa học
3.1. Mục đích phân loại

-Hệ thống hoá các nội dung kiến thức KH theo một
cơ sở vững chắc.


-Xác định rõ ràng vị trí của các lĩnh vực KH từ đó tìm
ra phương hướng NC, ứng dụng vào đời sống cũng
như có biện pháp quản lý nghiên cứu KH một cách
có hiệu quả.


3.2. Nguyên tắc phân loại
Sự phân loại KH tuân theo hai nguyên tắc:
-Nguyên tắc khách quan:
+ Dựa trên các hình thức vận động của vật chất mà
nó phản ánh,
+ Dựa trên các tính chất nhất quán, triệt để thuộc về
bản chất bên trong của khách thể.
→Tức là dựa vào đối tượng NC (mỗi bộ phận của
TGKQ là đối tượng NC của một ngành KH, các bộ
môn KH).


-Nguyên tắc phối thuộc:
sắp xếp các KH theo trình độ phát triển của
tự nhiên và phù hợp với trình độ nhận thức của
con người sao cho thấy rõ các tri thức có sau
sinh ra từ những tri thức có trước và bao hàm
cả tri thức có trước.


2.3. Bảng phân loại của UNESCO
UNESCO chia các khoa học thành các nhóm sau:
- Khoa học Tự nhiên

- Khoa học Kỹ thuật
- Khoa học Nông nghiệp
- Khoa học về Sức khoẻ
- Khoa học Xã hội Nhân văn
Mỗi nhóm KH trên lại bao gồm nhiều ngành, bộ môn
KH khác nhau.


Bài 2. QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC
1. Các dấu hiệu của sự phát triển
- Các dấu hiệu hình thức của sự phát triển:
+ Từ không đến có
+ Từ ít đến nhiều
+ Từ đơn giản đến phức tạp
+ Từ hình thức đến bản chất
+ Từ rời rạc đến hệ thống
+ Từ chậm đến nhanh
- Các dấu hiệu về bản chất của sự phát triển:
+ Sự đấu tranh
+ Sự riêng biệt và thống nhất
+ Sự tăng tốc


2. Các quy luật phát triển của KH
2.1. QL phát triển có gia tốc trong tất cả các lĩnh vực KH
*Lượng thông tin KH được khám phá ngày càng nhiều đẫn đến
sự bùng nổ thông tin
- Cứ 5 đến 7 năm lượng thông tin KH lại tăng gấp đôi
- Cứ 10 năm khối lượng các công trình NCKH lại tăng lên gấp
đôi

-Cứ 30 năm khối lượng các tri thức cơ bản tăng lên gấp đôi.
- Riêng trong thế kỷ XX, con người đã khám phá ra 90% tổng
lượng thông tin đã được khám phá từ trước đến nay.
- Thế kỷ XXI là thế kỷ của kinh tế tri thức, lượng tri thức thông
tin KH sẽ càng nhiều hơn.


•Số lượng các nhà KH tăng nhanh
- 90% các nhà khoa học từng có mặt trên Trái đất
sống ở thế kỷ XX.
- Số lượng các nhà bác học xuất hiện ở nửa sau của
thể kỷ XX đã bằng tổng số tất cả các nhà bác học
toàn nhân loại tính từ khi KH ra đời cho đến nửa đầu
thể kỷ XX.
- Cứ 10 năm, con số các nhà KH lại tăng gấp đôi
•Số lượng các cơ quan NCKH tăng nhanh
Chỉ tính riêng ở Việt nam hiện có hơn 300 viện và
trung tâm NCKH, gần 50 trường đại học có chức
năng NCKH.


•Việc gia tăng lượng thông tin làm rút ngắn chu kỳ
phát triển của các lý thuyết KH.
Thời gian xem xét lại một lý thuyết KH ngày càng
rút ngắn
Thí dụ: Thuyết hấp dẫn của Aristôt tồn tại 2000 năm


Các học thuyết của Niu tơn tồn tại 200 năm




Thuyết Dantôn tồn tại 100 năm



Thuyết cấu trúc nguyên tử Bo tồn tại 10 năm


2.2. Quy luật phát triển phân lập
-KH phải phân chia để NC từng mặt, từng bộ phận
của thế giới.
-Bản chất quá trình phân lập các KH là sự phân lập
đối tượng NC của một bộ môn KH để hình thành một
bộ môn hoặc các môn KH mới có đối tượng NC hẹp
hơn.


2.3. Quy luật tích hợp các lĩnh vực KH
Quá trình tích hợp các KH là sự tích hợp
phương pháp luận của hai bộ môn KH riêng lẻ để
hình thành một bộ môn KH mới.
2.4. Quy luật ứng dụng nhanh chóng các thành
tựu KH
Các kết quả NCKH nhanh chóng được ứng dụng
vào SX. Bên cạnh các NC cơ bản đã xuất hiện
ngày càng nhiều các NC ứng dụng, NC triển khai
(còn gọi là NC khai thác) để đẩy nhanh hơn nữa
việc khai thác các kết quả NC ứng dụng vào SX,
phát triển kinh tế trên quy mô rộng lớn ở mọi lĩnh

vực.


3. Động lực của sự phát triển KH
3.1. Động lực phát triển của KH là nhu cầu thực tiễn XH
của con người.
Có ba loại nhu cầu thực tiễn trong cuộc sống của con
người thúc đẩy sự phát triển của KH. Đó là:
-Nhu cầu của thực tiễn cuộc sống lao động và tự nhiên
-Nhu cầu của thực tiễn XH và sự phát triển của lịch sử
- Nhu cầu của thực tiễn phát triển KH


×