Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

Chủ đề phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.09 KB, 29 trang )

LOGO

Chủ đề phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

GVGD: Bạch Văn Thủy.
Nhóm: 3


Danh sách nhóm

STT

Họ và tên

Mã SV

Lớp

1

Trần Thị Thủy

573222

KTNNA-K57

2

Trần Đức Trung

573233



KTNNA-K57

3

Lê Thị Thúy Lương

573195

KTNNA-K57



Khái niệm cơ sở hạ tầng nông thôn

 Cơ sở hạ tầng là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và kiến trúc đóng vai trò nền
tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế, xã hội được diễn ra một cách bình thường.

 Cơ sở hạ tầng nông thôn là hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp, nông thôn
được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vu công trình sự nghiệp có khả năng đảm
bảo sự di chuển các luồng thông tin , vật chất nhằm phục vụ nhu cầu có tính phổ biến của
sản xuất đại chúng, sinh hoạt dân cư nông thôn.


Vai trò của cơ sở hạ tầng nông thôn

 Là điều kiện quan trọng , có tính quết định đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
cũng như sự chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp.

 Cơ sở hạ tầng phát triển giúp giảm giá thành sản xuất giảm rủi ro, thúc đẩy lưu thông hàng

hóa trong sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

 Tạo điều kiện tổ chức tốt đời sống xã hội trên từng điạ bàn, tạo cuộc sống tốt hơn cho nhân
dân.


Vai trò của cơ sở hạ tầng nông thôn

 Dự án thuỷ lợi Hồ Kẻ Gỗ đã giúp hàng vạn nông dân ở Hà Tĩnh
phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống


Phân loại cơ sở hạ tầng nông thôn.

 Nhóm các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế : Đây là tổ hợp của các công trình giao thông ,
thủy lợi, cung cấp vật tư nguyên liệu…

 Nhóm các công trình cơ sở hạ tầng xã hội: Có chức năng phục vụ đời sống dân cư nông thôn
như các cơ sở y tế, văn hóa, trường học…..


Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Hệ thống giao thông nông thôn
 Xây dựng và phát triển hệ thống giao thông nông thôn là chủ trương luôn được Đảng và nhà
nước quan tâm. Chương trình xây dựng nông thôn mới cũng đặc biệt trú trọng xây dựng,
phát triển hạ tầng giao thông. Hiện nay hệ thống giao thông nông thôn đã có bước phát triển
căn bản và nhảy vọt, làm thay đổi không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về chất lượng con
đường về tới tận thôn xóm tạo điều kiện thuận lợi phát triển văn hóa, xã hội và thu hút các
lĩnh vực đầu tư về khu vực nông thôn, tạo công ăn việc làm, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo

an sinh xã hội.



Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Hiện nay hệ thống giao thông nông thốn đã có bước phát triển căn bản và nhảy vọt, làm thay đổi
không chỉ về số lượng mà còn nâng cấp về chất lượng con đường về tới tận thôn xóm tạo điều
kiện thuận lợi phát văn hóa, xã hội và thu hút các lĩnh vực đầu tư về khu vực nông thôn

 Theo số liệu thống kê, đến 01/7/2011 cả nước đã có 8940 xã, chiếm 98,6% tổng số xã cả nước đã
có đường ô tô đến trung tâm xã (tăng 2,3% so với năm 2006), trong đó đi lại được 4 mùa là 8803
xã, chiếm 97,1% ( tăng 3,5% so với năm 2006); trong đó xã có đường ô tô đến trung tâm xã đã
được nhựa hóa, bê tông hóa là 7917 xã chiếm 87,3% (tăng 17,2% so với năm 2006).


Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và đầu tư, các ngồn vốn đầu tư cho giao thông nông thôn

trong 10 năm qua (2005-2011)ước tính khoảng 170.000-180.000 tỷ đồng, trong đó ngân
sách nhà nước chiếm khoảng 70% tổng nguồn vốn được huy động; vốn huy động từ cộng
đồng, doanh nghiệp chiếm khoảng 10-15% tổng nguồn vốn, kể cả việc huy động từ đóng
góp của cộng đồng dân cư để đầu tư; ngoài ra các địa phương còn huy động từ các nguồn
khác như thu phí sử dụng đất, thu sổ số kiến thiết…

 Tuy có sự phát triển mạnh mẽ những năm vừa qua song cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn
vẫn còn những tồn tại, bất cập và thách thức:



Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Mật độ giao thông nông thôn trên cả nước còn thấp (0,59km/km2);
 Thực tế hiện tại đó là hệ thống đường nông thôn chưa theo kịp với tốc độ phát triển và

tiềm lực của các vùng kinh tế sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Hệ thống đường giao thông
nông thôn chưa được phủ kín và chưa có sự kết nối liên hoàn từ hệ thống đường tỉnh,
đường huyện xuống nông thôn nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải
đảo.

 Chất lượng mặt đường giao thông nông thôn chưa cao. Hiện nay, tỷ lệ mặt đường là đất và
cấp phối còn chiếm tỷ lệ cao, gây khó khăn cho đi lại và chuyển hàng hóa vào mùa mưa.


Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Tiêu chí về điện.


Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Về đầu tư quy hoạch xây dựng hệ thống cấp điện nông thôn, từ năm 2010 đến năm 2013, nguồn
vốn huy động đầu tư cải tạo và xây mới hệ thống điện nông thôn khoảng 15.205 tỷ đồng. Đến năm
2013, cả nước có 5.964 xã, tương đương 66,2% đạt chuẩn tiêu chí số 4 về điện.


Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Phần lớn hệ thống cấp điện nông thôn được kế thừa các quy hoạch của ngành điện trước đó,
cập nhật và đưa vào các quy hoạch. Bởi vậy, đa phần các địa phương có tới 90% công trình

cấp điện được nâng cấp cải tạo. Tuy nhiên, miền núi phía Bắc và đồng bằng sông Cửu Long
có số xã đạt chuẩn thấp nhất cả nước bởi địa bàn vùng sâu vùng xa, địa bàn rộng, dân cư
thưa thớt, phân tán. Ngành điện đã có kế hoạch xây dựng hệ thống cung cấp điện với thủy
điện nhỏ, sử dụng năng lượng mặt trời.


Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Hệ thống trường học, giáo dục mầm non ở nông thôn tiếp tục được mở rộng và phát triển. Nếu
như năm 1994, chỉ có 76,6% số xã có trường trung học cơ sở, thì đến năm 2011, tỷ lệ này đã
lên tới 93,2%. Cũng đến năm 2011, số xã có trường tiểu học đạt tới 99,5%. Cùng với sự phát
triển của hệ thống trường học tại cấp xã, các cơ sở nhà trẻ, mẫu giáo đã phát triển và mở rộng
đến cấp thôn. Đến nay, đã có 45,5% số thôn có lớp mẫu giáo, 15,6% số thôn có nhà trẻ.


Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn
Bảng thống kê số trường học qua các giai đoạn

1994-1995

1999-2000

2005-2006

2010-2011

Tiểu học

11701


13517

14688

15242

Trung học cơ sở

5902

7417

9383

10143

Trung học phổ thông

644

1101

1952

2288

Trường PT cơ sở

2101


1316

889

601

Tổng số



Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Hệ thống mạng lưới thông tin, văn hoá, thể thao nông thôn cũng có sự phát triển mạnh mẽ,

góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đến năm 2011, đã có 81,5%
số xã có hệ thống loa truyền thanh đến thôn; 38,7% số xã có nhà văn hoá xã; 48% số xã có
sân thể thao xã. Cùng với việc xây dựng các nhà văn hoá xã, hệ thống nhà văn hoá thôn, khu
thể thao thôn đã hình thành và phát triển nhanh. Đến năm 2011, đã có 61,7% số thôn có nhà
văn hoá; 21,9% số thôn có khu thể thao thôn.


Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Hệ thống y tế ở vùng nông thôn cũng được đặc biệt quan tâm đầu tư mở rộng và nâng cấp về chất
lượng. Đến năm 2011, đã có 9.016 xã (chiếm tỷ lệ 99,39%) có trạm y tế với 7.055 xã (chiếm
77,8%) đạt chuẩn quốc gia về y tế xã.

Để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cộng
đồng nhân dân tốt hơn, hệ thống y tế cơ
sở tiếp tục được chú ý và mở rộng đến

cấp thôn.


Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Đến năm 2011, có 94,2% số thôn có cán bộ y tế thôn. Điểm đáng chú ý, việc mở rộng mạng

lưới y tế của Nhà nước, hệ thống khám, chữa bệnh tư nhân đã hình thành và từng bước phát
triển, đã góp phần quan trọng trong công tác xã hội hoá chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Đến
nay, cả nước có 33,2% số xã có cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân trên địa bàn và 68,5% xã có
cơ sở kinh doanh thuốc tây y. Cùng với việc mở rộng hệ thống chăm sóc sức khoẻ cho nhân
dân, việc cung cấp nước sạch cũng có bước phát triển mới. Tính đến năm 2011, cả nước có
45,5% số xã có công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Vệ sinh môi trường từng bước được
cải thiện.


Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Chợ nông thôn


Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn



Chợ nông thôn: Tổng số vốn đầu tư cải tạo, xây dựng chợ nông thôn các năm 2010-2013
đạt 2.783 tỷ đồng, chủ yếu là vốn xã hội hóa và các nguồn vốn khác (gần 80%). Một số địa
phương đã đầu tư kinh phí lớn để thực hiện như: Thái Bình, Hải Phòng, Hải Dương, Nam
Định, Nghệ An, Quảng Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Phước, Đồng Nai. Xây dựng
chợ nông thôn đạt chuẩn nông thôn mới từng bước xóa bỏ các chợ tạm, nền đất, mái tranh,

tập trung nâng cấp, cải tạo theo hướng kiên cố và bán kiên cố...Tới nay đã có 57,6% số xã
có chợ; trong đó, có 84 chợ đầu mối nông sản cấp vùng và cấp tỉnh. Về mô hình quản lý
chợ, bên cạnh hình thức ban quản lý chợ truyền thống, đã có 194 HTX, 401 doanh nghiệp
tham gia kinh doanh, quản lý chợ. Đến hết năm 2014 có 45% số xã đạt tiêu chí số 7 về chợ
nông thôn.


Hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn

 Về thủy lợi.
 Tiêu chí này được coi là đòn bẩy, thúc đẩy phát triển sản xuất, trong hơn 3 năm qua, cả nước

đã xây dựng tu bổ sửa chữa, nâng cấp hơn 3.000 công trình thủy lợi gồm bờ bao, cống, trạm
bơm phục vụ tưới tiêu, trong đó nạo vét, tu sửa gần 7 ngàn km kênh mương; điển hình như
tỉnh Thái Bình đã tập trung nguồn lực để hỗ trợ cứng hoá toàn bộ hệ thống kênh mương thuỷ
lợi nội đồng cho các xã điểm; tỉnh Nghệ an đã xây dựng mới được 1.173 km kênh, mương
đưa tỷ lệ kiên cố hóa lên 72% toàn tỉnh. Đến hết năm 2014 có 44,5% số xã đạt tiêu chí số 3
về thủy lợi.


Một số tồn tại cần nhanh chóng giải quyết

 Tuy kết cấu hạ tầng nông thôn đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng vẫn còn

những tồn tại cần sớm được giải quyết. Nhìn chung, phát triển kết cấu hạ tầng nông
thôn chưa thực sự đồng đều giữa các vùng. Vùng đồng bằng sông Hồng và Đông Nam
Bộ có bước phát triển nhanh nhất, trong khi các vùng ở khu vực trung du và miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên phát triển chậm hơn. Điều này là một trong những nguyên
nhân dẫn tới sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, làm gia tăng khoảng cách về
phát triển chung.



×