Tải bản đầy đủ (.pptx) (66 trang)

Chủ trương chính sách về nông thôn mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.79 KB, 66 trang )

Đề tài: Chủ trương chính sách về
nông thôn mới

GVHD: Bạch Văn Thủy
Nhóm 11


Danh sách nhóm
STT

Họ và tên

Lớp

MSV

1

Nguyễn Khắc Vinh

K57KTNNC

576491

2

Nông Thị Mai Hương

K57KTNNC

576406



3

Nguyễn Thị Minh Huệ

K56QTKDA

565127


I. Đặt vấn đề
• Sau 25 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của
Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều
thành tựu to lớn.
• Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm
năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức
cạnh tranh thấp, chuyển giao khoa học – công nghệ và đào tạo
nguồn nhân lực còn hạn chế. Nông nghiệp, nông thôn phát
triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi,
trường học, trạm y tế, cấp nước…còn yếu kém, môi trường
ngày càng ô nhiễm. Đời sống vật chất, tinh thần của người
nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghèo
giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều vấn đề xã
hội bức xúc.
=> Phải tiến hành xây dựng nông thôn mới.


II. Cơ sở lí luận
1. Các khái niệm
•. Nông thôn mới là nông thôn

mà trong đó :
-. Đời sống vật chất, văn hóa,
tinh thần của người dân không
ngừng được nâng cao,
-. Giảm dần sự cách biệt giữa
nông thôn và thành thị.
-. Nông dân được đào tạo, tiếp
thu các tiến bộ kỹ thuật tiên
tiến, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, đóng vai trò làm
chủ nông thôn mới.


- Nông thôn mới có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững, cơ
sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy
hoạch, gắn kết hợp lý giữa nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ
và đô thị.
- Nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường
sinh thái được bảo vệ.
- Sức mạnh của hệ thống chính trị được nâng cao, đảm bảo giữ
vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.


Đối tượng của nông thôn mới
- Người nông dân và cộng đồng dân
cư giữ vai trò là chủ thể.
- Cấp ủy, chính quyền xã, chi ủy,
trưởng thôn là người trực tiếp tổ
chức, chỉ đạo xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn.

- Nhà nước giữ vai trò định hướng,
ban hành các tiêu chí, quy chuẩn,
đặt ra các cơ chế, chính sách hỗ
trợ, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc
việc thực hiện, tổ chức thi đua gắn
với
khen
thưởng.


• Xây dựng nông thôn mới
- Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động
lớn để cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng
thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển
sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp
sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;
thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng
cao.
- Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn
Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới
không chỉ là vấn đề kinh tế - xã hội, mà là vấn đề kinh tế chính trị tổng hợp.
- Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở
nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông
thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.


2. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới


Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư

nông thôn; Nâng cao dân trí, đào tạo nông dân có trình độ sản xuất
cao, có nhận thức chính trị đúng đắn, đóng vai trò làm chủ nông
thôn mới.

• Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện
đại. Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Sản
phẩm nông nghiệp có sức cạnh tranh cao.
• Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng
bộ và hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm
y tế, khu dân cư,…; xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định,
văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản sắc
văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
• Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được
tăng cường, xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công
nhân - nông dân - trí thức.


3. Nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới
• Quy hoạch và ban hành quy chế quản lý xây dựng nông thôn;
• Bố trí lại cơ cấu kinh tế cho từng xã theo hướng kinh tế hàng
hóa.
• Chỉnh trang, phát triển hạ tầng nông thôn, để thay đổi bộ mặt
nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa;
• Đào tạo cán bộ đủ năng lực đảm đương vai trò chủ thể xây
dựng NTM;
• Ưu tiên hỗ trợ cho những vùng đặc biệt khó khăn.


4. Tiêu chuẩn nông thôn mới


• Tiêu chuẩn “Hộ nông thôn mới”
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và quy định của địa phương; tích cực tham gia các
phong trào thi đua của địa phương
- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong
cộng đồng
- Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất,
chất lượng, hiệu quả
- Sản xuất và xây dựng nơi ở phải theo quy hoạch
• Tiêu chuẩn “xóm nông thôn mới”
-

Có tối thiểu 70% số hộ đạt tiêu chuẩn “Hộ nông thôn mới”

• Tiêu chuẩn “Xã nông thôn mới”
Gồm 19 tiêu chí trên 5 lĩnh vực được quy định tại Quyết định số
491/2009/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ.


5. Ý nghĩa
- Khi Nông thôn mới là sự phát triển: Phát triển là hướng đi lên
từ thấp đến cao. Vì thế nông thôn mới cũng có thể hiểu là sự phát
triển vì nó đi từ cái cũ đến cái mới, giai đoạn này có thể là nông
thôn mới, nhưng giai đoạn sau có thể thay đổi để tiến bộ hơn.
- Khi nông thôn mới là một danh hiệu: Danh hiệu là dân hiệu
cao quý dành tặng cho cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc. Do
đó nông thôn mới là một danh hiệu khi mà địa phương đó đã xây
dựng được 19 tiêu chí và được công nhận đủ tiêu chuẩn về nông
thôn mới.



- Khi nông thôn mới là một quá trình: Quá trình là từng bước,
diễn biến và phát triển, trong đó, xây dựng nông thôn mới theo
thứ tự đặt ra gồm các bước, làm xong bước 1, đến bước 2…
- Khi nông thôn mới là một phong trào: Phong trào là hoạt động
lôi cuốn đông đảo người dân tham gia. Do vậy, khi địa phương
này xây dựng nông thôn mới cũng thúc đẩy địa phương khác làm,
nó tạo thành phong trào thi đua giữa nơi này với nơi khác.


III. Nội dung các chủ trương chính sách
Quyết
Quyết
11
Nghị
Thông
NGHỊ
QUYẾT


1. NGHỊ QUYẾT số 26-NQ/TW về NN-ND-NT

1.1 Quan điểm
- Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn và nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần của nông dân phải dựa trên cơ chế kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, phù hợp với điều kiện

của từng vùng, từng lĩnh vực.
- Giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là nhiệm
vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội


1.2 Mục tiêu
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng
hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất,
chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt và lâu
dài.
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,
dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định,
giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi
trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông
thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.


Nhiệm


2. NGHỊ QUYẾT SỐ 24/2008/NQ-CP
(28/10/2008)
TRÌNH
XÂYĐỘNG
DỰNG NTM
Chương
CHƯƠNG

TRÌNH
HÀNH
CỦA CHÍNH PHỦ
XâyCHƯƠNG


3. Quyết định 491/QĐ-TTg của TTCP về
Bộ tiêu chí quốc gia


Tiêu chí 1. Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện
theo quy hoạch
• Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ.
• Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các
khu dân cư hiện có theo hướng văn minh, bảo tồn được bản
sắc văn hoá tốt đẹp theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng.
• Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường theo
chuẩn mới.


Tiêu chí 2. Tiêu chí giao thông
• Đường xã là đường nối trung tâm
hành chính xã với các thôn hoặc
đường nối giữa các xã (không
thuộc đường huyện) có thiết kế
cấp IV
• Đường thôn là đường nối giữa
các thôn đến các xóm.

• Đường xóm, ngõ là đường nối
giữa các hộ gia đình (đường
chung của liên gia


Đường trục chính nội đồng là
đường chính nối từ đồng ruộng
đến khu dân cư

• Cứng hoá là mặt đường được trải
bằng một trong những loại vật
liệu như đá dăm, lát gạch, bê
tông xi măng v.v.


Tiêu chí 3: Tiêu chí thuỷ lợi
• Hệ thống thủy lợi cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân
sinh.
• Đối với công trình tưới tiêu: Đáp ứng yêu cầu tưới, tiêu chủ
động cho diện tích gieo trồng lúa, diện tích rau màu, cây công
nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản hoặc làm muối, cấp nước sinh
hoạt, thoát nước theo quy hoạch được duyệt.
• Tỷ lệ km kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa.


Tiêu chí 4: Tiêu chí điện nông thôn
• Hệ thống điện gồm: lưới điện phân phối, trạm biến áp phân
phối, đường dây cấp trung áp, đường dây cấp hạ áp. Hệ thống
điện bảo đảm yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.
• Các nguồn cấp điện cho nông thôn với qiu mô công suất hợp

lí, đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu phụ tải và phát triển.
• Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn đối với xã nông
thôn mới.


Tiêu chí 5:Tiêu chí trường học.
• Trường mầm non, nhà trẻ có
cơ sở vật chất đạt chuẩn
quốc gia.
• Trường tiểu học có cơ sở vật
chất đạt chuẩn quốc gia.
• Trường trung học cơ sở có
cơ sở vật chất đạt chuẩn
quốc gia.


Tiêu chí 6:Tiêu chí cơ sở vật chất văn hoá
• Trung tâm văn hóa, thể thao xã là nơi tổ chức các hoạt động
văn hoá - thể thao và học tập của cộng đồng xã, bao gồm: nhà
văn hóa đa năng, nhà văn hóa và khu thể thao thôn.

Tiêu chí 7: Tiêu chí chợ nông thôn.
• Chợ đạt chuẩn của Bộ Xây dựng chỉ áp dụng với các chợ xây
dựng trên địa bàn xã theo quy hoạch mạng lưới chợ nông thôn
được Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt theo hướng dẫn của
Bộ Công thương.


Tiêu chí 8: Tiêu chí bưu điện
• Điểm phục vụ bưu chính viễn thông là các cơ sở vật chất của

các thành phần kinh tế cung cấp các dịch vụ bưu chính, viến
thông trên địa bàn xã cho người dân.
• Xã có điểm phục vụ bưu chính viễn thông là xã có ít nhất một
trong các cơ sở phục vụ bưu chính, viễn thông như: đại lý bưu
điện, ki ốt, bưu cục, điểm bưu điện - văn hoá xã, thùng thư
công cộng và các điểm truy nhập dịch vụ bưu chính, viễn
thông công cộng khác.
• Xã có Internet về đến thôn được hiểu là đã có điểm cung cấp
dịch vụ truy nhập Internet.


×