Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.79 KB, 20 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
TIỂU LUẬN MÔN HỌC
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (NÂNG CAO)
Chuyên đề: “Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam -
thực trạng, chủ trương chính sách và khuyến nghị giải pháp”
GV Hướng dẫn: PGS.TS. Quyền Đình Hà
HV Thực hiện: Nguyễn Mạnh Thìn
Nhóm: 4, Lớp: Kinh tế nông nghiệp 18A
HÀ NỘI, THÁNG 4 NĂM 2010
I. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề.
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá; nông nghiệp,
nông thôn cũng đang trong tiến trình này. Các nguồn lực đều được ưu tiên cho công
cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có nguồn nhân lực giữ vị trí
then chốt, quyết định cho sự thành bại của công cuộc đổi mới này.
Cả 3 lĩnh vực kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ chúng ta đều không
xem nhẹ cái nào. Tất cả đều phải phát triển, tất cả đều có yêu cầu nguồn nhân lực tốt.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn hiện nay nguồn nhân lực vừa thừa lại vừa
thiếu. Thừa là thừa lao động chân tay, lao động giản đơn; Thiếu là thiếu lao động tay
nghề cao, thiếu người quản lý, tổ chức giỏi. Cả hai điều đó đều tác động xấu và cản
trở sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn.
Để nông nghiệp, nông thôn phát triển tốt, tương xứng với kỳ vọng phát triển đất
nước, phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp, nghĩa là
khi đó nông nghiệp, nông thôn đạt mức độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá cơ bản, lực
lượng lao động trong nông nghiệp và ở nông thôn lúc này phải đảm bảo là động lực
duy trì và phát triển.
Như vậy nông nghiệp, nông thôn nước ta phải có nguồn nhân lực tốt, điều đó
không tự nhiên có được mà phải thực hiện đào tạo. Công tác này đã và đang ở đâu?
Để trả lời một phần câu hỏi lớn này chúng ta cần nghiên cứu đề tài “Đào tạo nguồn
nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn Việt Nam - thực trạng, chủ trương chính sách


và khuyến nghị giải pháp”.
1.2. Giới hạn, mục tiêu và phương pháp nghiên cứu.
1.2.1. Giới hạn nghiên cứu.
Đề tài giới hạn trong phạm vi thời gian những năm gần đây, liên quan đến bức
tranh nguồn nhân lực ở nông thôn và trong nông nghiệp, thực trạng công tác đào tạo
nguồn nhân lực cho nông thôn, nông nghiệp, các thuận lợi, khó khăn và hạn chế của
nó; từ đó có những khuyến nghị về chủ trương chính sách. Không đi sâu và mở rộng
cho toàn bộ các ngành kinh tế và khu vực khác ngoài khu vực nông nghiệp và nông
thôn.
1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu.
a. Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp,
nông thôn nước ta, chủ trương và chính sách chính hiện tại, từ đó đề ra khuyến nghị
giải pháp chính.
b. Các mục tiêu cụ thể.
- Hệ thống hoá lý thuyết về nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn; đào
tạo nguồn nhân lực (cho nông nghiệp, nông thôn).
2
- Thực trạng nguồn nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn nước ta hiện nay.
- Xu thế vận động của nguồn nhân lực trong khu vực nông nghiệp nông thôn.
- Thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn.
- Chủ trương và chính sách chủ yếu đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực
cho nông nghiệp, nông thôn. Khuyến nghị giải pháp chính.
1.2.3. Phương pháp nghiên cứu.
- Khai thác các nguồn số liệu có sẵn đã qua xử lý (thu thập số liệu thứ cấp) từ
các nguồn khác nhau để mô tả thực trạng (thống kê mô tả).
- Xây dựng khung lý thuyết để khái quát vấn đề.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.
2.1. Lý luận về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn.
2.1.1. Nguồn nhân lực.
Dưới đây là một số khái niệm về nguồn nhân lực:

- Nguồn nhân lực được hiểu là toàn bộ trình độ chuyên môn mà con người tích
luỹ được, có khả năng đem lại thu nhập trong tương lai (Beng, Fischer & Dornhusch,
1995). Nguồn nhân lực, theo GS. Phạm Minh Hạc (2001), là tổng thể các tiềm năng
lao động của một nước hay một địa phương sẵn sàng tham gia một công việc lao động
nào đó.
- Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc, nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là
kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng
để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng.
- Nguồn nhân lực theo nghĩa hẹp và để có thể lượng hoá được trong công tác kế
hoạch hoá ở nước ta được quy định là một bộ phận của dân số, bao gồm những người
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động theo quy định của Bộ luật lao động Việt
Nam (nam đủ 15 đến hết 60 tuổi, nữ đủ 15 đến hết 55 tuổi).
Trên cơ sở đó, một số nhà khoa học Việt Nam đã xác định nguồn nhân lực hay
nguồn lực con người bao gồm lực lượng lao động và lao động dự trữ. Trong đó lực
lượng lao động được xác định là người lao động đang làm việc và người trong độ tuổi
lao động có nhu cầu nhưng không có việc làm (người thất nghiệp). Lao động dự trữ
bao gồm học sinh trong độ tuổi lao động, người trong độ tuổi lao động nhưng không
có nhu cầu lao động.
2.1.2. Nguồn nhân lực cho nông nghiệp và nông thôn.
Từ các khái niệm trên, ta có thể hiểu là:
- Nguồn nhân lực cho nông nghiệp hay nguồn lực con người cho nông nghiệp
bao gồm lực lượng lao động trong nông nghiệp và lao động dự trữ cho nông nghiệp.
3
- Nguồn nhân lực cho nông thôn hay nguồn lực con người cho nông thôn bao
gồm lực lượng lao động hiện có đang phục vụ cho nông thôn và lao động dự trữ sẽ
phục vụ cho nông thôn cũng như sẽ có ở nông thôn. Nguồn nhân lực này bao gồm cả
số lượng lao động sẽ từ nông thôn chuyển cho khu vực đô thị và của khu vực đô thị
cung cấp cho nông thôn.
2.1.3. Đào tạo nguồn nhân lực, chủ trương chủ yếu cho đào tạo nguồn nhân lực cho
nông nghiệp, nông thôn.

Theo giáo trình kinh tế lao động “Đào tạo nguồn nhân lực là quá trình trang bị
kiến thức nhất định và chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm
nhận được một số công việc nhất định. Đào tạo gồm đào tạo kiến thức phổ thông và
đào tạo kiến thức chuyên nghiệp”.
Theo quá trình quản trị nhân lực đào tạo được biểu hiện là các hoạt động nhằm
giúp cho người lao động có thể thực hiện tốt hơn chức năng nhiệm vụ của mình.
Với nguồn nhân lực thì đào tạo luôn đi liền với phát triển. Theo nghĩa rộng:
phát triển nguồn nhân lực là tổng thể các hoạt động học tập có tổ chức được tiến hành
trong những khoảng thời gian nhất định để nhằm tạo ra sự thay đổi hành vi nghề
nghiệp của người lao động. Theo nghĩa hẹp: phát triển là các hoạt động học tập vượt
ra khỏi phạm vi công việc trước mắt của người lao động, nhằm mở ra cho họ những
công việc mới dựa trên cơ sở những định hướng tương lai của tổ chức hoặc phát triển
khả năng nghề nghiệp của họ (giáo trình QTNL).
Một cách định nghĩa khác : Phát triển được hiểu là quá trình làm tăng kiến thức,
kỹ năng, năng lực và trình độ của cá nhân người lao động để họ hoàn thành công việc
ở vị trí cao hơn trong nghề nghiệp của bản thân họ (theo giáo trình KTLĐ)
Phát triển xét trên phạm vi phát triển con người thì đó là sự gia tăng giá trị cho
con người về cả tinh thần, đạo đức, tâm hồn, trí tuệ, kỹ năng…lẫn thể chất. Phát triển
nguồn lực con người nhằm gia tăng các giá trị ấy cho con người, làm cho con người
trở thành những người lao động có năng lực và phẩm chất cần thiết, đáp ứng được yêu
cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.
Theo Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 Hội nghị lần thứ bảy
Ban Chấp hành Trung ương khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Đào tạo
nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn được cụ thể hoá là: “Tăng cường đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho
nông dân; đào tạo nghề cho bộ phận con em nông dân để chuyển nghề, xuất khẩu lao
động; đồng thời tập trung đào tạo nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý, cán bộ cơ
sở. Hình thành chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân
lực, đảm bảo hàng năm đào tạo khoảng 1 triệu lao động nông thôn. Thực hiện tốt việc
xã hội hoá công tác đào tạo nghề”. Đây là một chủ trương lớn của Đảng nhằm phát

triển nông nghiệp, nông thôn.
4
III. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC VÀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
CHO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN VIỆT NAM.
3.1. Tình hình lao động nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Trong những năm gần đây, dù dã có nhiều chuyển biến theo hướng tích cực
song phần lớn lao động của nước ta vẫn ở nông thôn, hoạt động trong sản xuất nông
nghiệp chiếm tỷ lệ áp đảo (xem bảng 1 và 2).
Bảng 1. Lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân ngành kinh tế (2004-2008)
Nghìn người
2004 2005 2006 2007
Sơ bộ
2008
TỔNG SỐ
41586,3 42526,9 43338,9 44173,8 44915,8
Nông nghiệp và lâm nghiệp
23026,1 22800,0 22439,3 22177,4 21950,4
Thuỷ sản
1404,6 1482,4 1555,5 1634,5 1684,3
Công nghiệp khai thác mỏ
324,4 341,2 370,0 397,5 431,2
Công nghiệp chế biến
4832,0 5248,5 5655,8 5963,4 6306,2
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt
137,2 151,4 173,4 197,0 224,6
Xây dựng
1922,9 1998,9 2136,5 2267,8 2394,0
TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô,
xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình
4767,0 4933,1 5114,0 5291,9 5371,9

Khách sạn và nhà hàng
755,3 767,5 783,3 813,9 830,9
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc
1202,2 1208,2 1213,8 1217,4 1221,7
Tài chính, tín dụng
124,9 156,3 182,8 209,9 220,1
Hoạt động khoa học và công nghệ
25,0 24,5 26,0 26,9 26,9
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài
sản và dịch vụ tư vấn
129,7 151,4 178,7 216,0 251,5
QLNN; bảo đảm XH bắt buộc
535,6 648,4 716,9 793,2 866,9
Giáo dục và đào tạo
1183,9 1233,7 1300,2 1356,7 1401,4
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội
344,7 359,7 372,7 384,3 399,8
Hoạt động văn hoá và thể thao
128,8 132,7 134,3 136,4 134,7
Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội
125,9 149,5 171,5 192,9 220,1
Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và
dịch vụ làm thuê
616,1 739,5 814,2 896,7 979,2
Nguồn: Tổng cục thống kê.
5
Bảng 2. Cơ cấu lao động đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm phân theo ngành kinh tế.
Nghìn người
2004 2005 2006 2007 Sơ bộ 2008
TỔNG SỐ 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nông nghiệp và lâm nghiệp 55,37 53,61 51,78 50,20 48,87
Thuỷ sản 3,38 3,49 3,59 3,70 3,75
Công nghiệp khai thác mỏ 0,78 0,80 0,85 0,90 0,96
Công nghiệp chế biến 11,62 12,34 13,05 13,50 14,04
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt 0,33 0,36 0,40 0,44 0,50
Xây dựng 4,62 4,70 4,93 5,13 5,33
TN; sửa chữa xe có động cơ, mô tô,
xe máy và đồ dùng cá nhân và gia đình 11,46 11,60 11,80 11,98 11,96
Khách sạn và nhà hàng 1,82 1,80 1,81 1,84 1,85
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 2,89 2,84 2,80 2,76 2,72
Tài chính, tín dụng 0,30 0,37 0,42 0,48 0,49
Hoạt động khoa học và công nghệ 0,06 0,06 0,06 0,06 0,06
Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản
và dịch vụ tư vấn 0,31 0,36 0,41 0,49 0,56
QLNN; bảo đảm XH bắt buộc 1,29 1,52 1,65 1,80 1,93
Giáo dục và đào tạo 2,85 2,90 3,00 3,07 3,12
Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 0,83 0,85 0,86 0,87 0,89
Hoạt động văn hoá và thể thao 0,31 0,31 0,31 0,31 0,30
Các hoạt động Đảng, đoàn thể và hiệp hội 0,30 0,35 0,40 0,44 0,49
Hoạt động phục vụ cá nhân, công cộng và dịch
vụ làm thuê 1,48 1,74 1,88 2,03 2,18
Nguồn: Tổng cục thống kê.
Qua 2 bảng số liệu cho ta thấy tổng số lao động hoạt động trong các ngành kinh
tế thuộc lĩnh vực nông nghiệp (tạm tính, gồm nông lâm nghiệp và thuỷ sản) đến 2008
là 23,647 triệu người, chiếm 52,62% trên tổng số lao động của cả nước. Về cơ cấu lao
động như vậy là quá lạc hậu so với các nước phát triển (dưới 10%).
Theo Tổ chức Lương nông LHQ (FAO), năm 2005 tỷ lệ lao động nông nghiệp
ở nước ta còn quá cao (67%), trong khi đó ở nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á,
tỷ lệ này thấp hơn nhiều: Thái Lan (56%), Indonesia (48%), Philippines (39%) và
Malaysia (18%); Theo số liệu tại bảng 1, tỷ lệ này có sai lệch (khoảng 57,1%) nhưng

vẫn cao hơn so với các nước đó.
Về năng suất lao động của lao động ngành nông nghiệp cũng rất thấp, dù đã
tăng từ 4 triệu đồng/người năm 2000 lên 12,2 triệu đồng/người năm 2008 (tăng 3.05
6
lần trong 8 năm), song so với bình quân của tất cả các ngành kinh tế (năm 2008: 32,9
triệu đồng/người/năm) là quá thấp, mức chênh lệch lên tới gần 2,7 lần.
Nguyên nhân lao động nông nghiệp có năng suất thấp là do sản xuất nông
nghiệp chủ yếu ở quy mô nhỏ; Trong những năm qua, mặc dù diện tích đất nông
nghiệp có tăng lên, nhưng do quá trình đô thị hoá, đất phát triển công nghiệp và các
nhu cầu khác không ngừng tăng lên, nên diện tích đất nông nghiệp tăng không đáng
kể. Trong khí đó dân số tăng nhanh làm cho đất nông nghiệp bình quân đầu người
giảm. Hiện nay, diện tích đất nông nghiệp chỉ còn 1.224 m2/người (bình quân trên thế
giới là 2.500 m2/người). Thấp nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng chỉ có 497 m2.
Mặt khác, đất nông nghiệp lại phân bổ manh mún. Hiện nay, cả nước có tới hơn 75
triệu thửa ruộng, làm cho sản xuất nông nghiệp rất khó áp dụng những tiến bộ khoa
học kỹ thuật, cơ giới hoá, hiện đại hoá để sản xuất mang tính hàng hoá. Đồng thời
trình độ công nghệ lạc hậu, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm ở khu vực nông thôn
cao (xem bảng 3).
Bảng 3. Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ
tuổi năm 2008 phân theo vùng
(*)
Tỷ lệ thất nghiệp Tỷ lệ thiếu việc làm
Chung
Thành
thị
Nông
thôn
Chung Thành thị
Nông
thôn

CẢ NƯỚC 2,38 4,65 1,53 5,10 2,34 6,10
Đồng bằng sông Hồng 2,29 5,35 1,29 6,85 2,13 8,23
Trung du và miền núi phía Bắc 1,13 4,17 0,61 2,55 2,47 2,56
Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung 2,24 4,77 1,53 5,71 3,38 6,34
Tây Nguyên 1,42 2,51 1,00 5,12 3,72 5,65
Đông Nam Bộ 3,74 4,89 2,05 2,13 1,03 3,69
Đồng bằng sông Cửu Long 2,71 4,12 2,35 6,39 3,59 7,11

(*)
Số liệu sơ bộ. Nguồn: Tổng cục thống kê.
Đặc biệt là trình độ tay nghề của lao động nông nghiệp quá thấp. Sự phát triển
mạnh mẽ của khoa học và công nghệ tác động mạnh đến nông nghiệp, nông dân, nông
thôn. Khoa học, công nghệ trực tiếp giúp nâng cao năng suất lao động, chất lượng, hạ
giá thành sản phẩm, thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp... Nhưng do lao động nông
thôn Việt Nam qua đào tạo nghề còn ít nên sản xuất nông nghiệp chủ yếu dựa vào
kinh nghiệm, đa số chưa đủ khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học, công nghệ vào
sản xuất. Số lao động ở khu vực nông thôn qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp, chỉ 17,65%
trong năm 2006, và tăng lên 18,68% vào năm 2007. (Song theo Bộ trưởng Bộ
NN&PTNT, Cao Đức Phát, năm 2009 tỷ lệ lao động ở nông thôn đã được qua đào tạo
chỉ đạt 16%, trong tổng số 25 triệu nông dân).
7
3.2. Xu thế vận động của lao động khu vực nông nghiệp, nông thôn
Với tốc độ phát triển đô thị nhanh trong những năm qua, các khu đô thị luôn
được mở rộng, sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế và dịch vụ tại đô thị đã
tạo sức hút lớn đối với lao động từ nông thôn. Quá trình này diễn ra cũng đồng nghĩa
với việc lao động đang dịch chuyển rất mạnh mẽ từ lao động nông nghiệp sang lao
động công nghiệp và dịch vụ.
Theo số liệu từ năm 2007, Việt Nam có 34,8 triệu lao động ở khu vực nông
thôn (chiếm 74,5%). Tuy nhiên, tỷ lệ này đang biến đổi theo hướng tích cực, tăng tỷ
lệ lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ, đồng

thời giảm tỷ lệ lao động trong khu vực nông - lâm - ngư nghiệp (năm 2006, lao động
làm việc trong nhóm ngành nông - lâm - ngư nghiệp là 23,2 triệu người (chiếm 69%).
Năm 2007 còn 21,7 triệu người (chiếm 62,5%), giảm 6,5%).
Xu thế này là tất yếu trong quá trình phát triển của các nước đang phát triển.
Việt Nam chúng ta cũng vậy. Song điều cần quan tâm ở đây là sự chuyển dịch này
diễn ra không như mong muốn. Thể hiện ở việc phần lớn lao động chuyển từ nông
thôn ra thành thị và chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ là lao động chưa
qua đào tạo, chưa có tay nghề cao; vì vậy họ là những người phải chấp nhận mức thu
nhập thấp, công việc bếp bênh không ổn định, rất dễ thất nghiệp và buộc phải quay lại
khu vực nông thôn và chấp nhận làm nông nghiệp (dù thu nhập rất thấp). Tâm lý của
các lao động chuyển từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang thành thị và khu vực
kinh tế phi nông nghiệp, là không ổn định, họ không dời bỏ hẳn được nông nghiệp
nông thôn. Hiện tượng này lý giải cho tỷ lệ thiếu việc làm (bán thất nghiệp) ở khu vực
nông thôn lên tới 6,1%. Theo tác giả Bùi Quang Bình - Đại học kinh tế Đà Nẵng, năm
2002 số người không có việc làm ở nông thôn (theo quy đổi) lên tới 7,5 triệu người.
Các vấn đề nói trên nói lên là sự chuyển dịch đó là không có tính bền vững, dễ đẩy xã
hội nông thôn đến sự xáo trộn và thiếu an toàn, đặc biệt nghiêm trọng hơn trong
trường hợp gặp phải các cú sốc bất thường như khủng hoảng kinh tế.
Lao đao tìm việc

Theo báo cáo ảnh hưởng của suy giảm kinh tế đến lao động, việc làm và đời sống người dân nông thôn
của IPSARD, từ đầu năm đến nay, tại An Giang, Bình Thuận, Lạng Sơn và Nam Định lao động di cư
mất việc trở về địa phương tăng đột biến, trong đó Nam Định tăng 22,5%; Lạng Sơn là 21,1%... Nếu xét
theo đặc điểm địa bàn xã thì lao động di cư mất việc ở các xã trung du chiếm tỷ lệ cao nhất. Như vậy,
các xã nghèo chịu ảnh hưởng mất việc của lao động di cư cao hơn các xã trung bình. Khủng hoảng
kinh tế còn ảnh hưởng rõ nét tới vấn đề lao động xuất khẩu. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, đã có 17,25%
lao động hợp tác ở nước ngoài phải về nước trước thời hạn. Theo cơ cấu thu nhập thì xã nông nghiệp
có tỷ lệ lao động xuất khẩu mất việc cao nhất và cơ hội tìm kiếm việc làm mới cũng rất khó đối với
người nông dân. Thống kê mới nhất cho thấy, chỉ có 11,3% số lao động trở về địa phương tìm được
việc làm mới và trong đó 5,3% làm trong lĩnh vực nông nghiệp, 6,1% ở công nghiệp, dịch vụ.

Sơn Tùng (theo Hanoimoi.com.vn)
cập
nhật ngày 14/07/2009
8

×