Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đáp án đề thi Bệnh truyền nhiễm H P2 (Huu Anh lan 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.48 KB, 61 trang )

TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐÁP ÁN ĐỀ HẾT HỌC KỲ, NĂM HỌC 2012 - 2013

KHOA THÚ Y

Học phần: BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: không được sử dụng tài liệu
Đề số:

1

Câu 1: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích của bệnh
Liên cầu khuẩn ở lợn?
Ý 1 ( 1 điểm): Dịch tễ học
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Bệnh có thể lây sang người.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Lợn từ 5-10 tuần tuổi thường mắc.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Bệnh lây do tiếp xúc, qua đường hô hấp, từ lợn
mẹ sang lợn con
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Tỷ lệ nhiễm cao, tỷ lệ chết từ 5 – 20%
Ý 2 ( 1,5 điểm) Triệu chứng
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lợn sốt cao (42,5oC), bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi, què.
Trong thể quá cấp tính, lợn thường chết nhanh.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Lợn có triệu chứng thần kinh. Đi lại loạng
choạng hoặc có tư thế đứng không bình thường, nhanh chóng chuyển thành
trạng thái không đứng được, tư thế opisthotonus.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Co giật, có chứng giật cầu mắt. Mắt thường
nhìn chòng chọc, niêm mạc mắt nhày có màu đỏ.
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Lợn từ 1 - 3 tuần tuổi thường mắc bệnh thể viêm


não và màng não. Lợn đang bú có triệu chứng ủ rũ, biếng ăn, sưng hầu, khó
nuốt, đi lại khó khăn. Triệu chứng viêm não ở lợn trưởng thành rất ít biểu hiện.
Ý 3 ( 1,5 điểm): Bệnh tích
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lợn bị bại huyết, viêm khớp. Thể viêm khớp
thường xảy ra ở lợn đang bú và lợn trưởng thành.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Thường là khớp bẹn, khớp gối hoặc khớp bàn
chân. Tổn thương bao gồm thủy thũng, sưng khớp và màng khớp xung huyết,
dịch khớp đục.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Viêm phổi và viêm nội tâm mạc
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Viêm màng não; Não bị viêm, xung huyết, phù
thũng
- Nội dung 5 (0,25 điểm): Viêm âm đạo, sảy thai.
Câu 2: ( 4 điểm)


Anh (chị) hãy chẩn đoán phân biệt một số bệnh gây hội chứng hô hấp ở gia cầm:
IB, IC, ILT dựa vào đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích đặc trưng?
Ý 1 ( 1,5 điểm): IB - Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lây truyền nhanh chóng giữa các cá thể gà
trong đàn.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Gà con mẫn cảm nhất với tỷ lệ chết cao.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Đối với gà đẻ, tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng giảm
là triệu chứng đặc trưng bên cạnh những triệu chứng ở đường hô hấp. Trứng dị
hình, lòng trắng loãng.
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Nếu gà bị viêm thận sẽ làm cho thận bị sưng to,
nhạt màu, trong niệu quản bị lắng đọng nhiều muối urat.
Ý 2 ( 1,25 điểm): IC - Bệnh sổ mũi truyền nhiễm gà
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Bệnh thường gặp ở chăn nuôi gà công nghiệp.
Triệu chứng nặng hơn ở con non. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết thấp.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Thời gian ủ bệnh ngắn. Bệnh không lây truyền

qua trứng
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Triệu chứng điển hình nhất là hiện tượng viêm cấp
tính đường hô hấp trên, chảy nước mũi và viêm xoang mũi với chất tiết dạng
lỏng hoặc nhầy, mặt phù và viêm màng kết.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Viêm nhiễm cấp tính dạng cata niêm mạc màng
nhày mũi và xoang mũi; viêm cata màng kết dạng, phù dưới da mặt và mào. Thông
thường phổi và các túi khí ít khi bị viêm.
Ý 3 ( 1,25 điểm): ILT – Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Triệu chứng đặc trưng quan sát được ở gà lớn (418 tháng tuổi). Tỷ lệ chết cao nhưng tốc độ lây lan chậm hơn IB.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Gà chảy nước mũi, có mủ, khò khè, ho, thở khó.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Gà ho và hắt hơi ra máu
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Bệnh tích điển hình là xuất huyết và tích dịch
thẩm xuất có fibrin ở thanh - khí quản. Ở phế quản, phổi và túi khí không có
bệnh tích.
Câu 3: (2 điểm)
Trên cơ sở hiểu biết về sự lây lan của bệnh CRD, anh (chị) hãy nêu biện pháp
phòng bệnh?
Ý 1 (1,25 điểm): Vệ sinh phòng bệnh
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp => Chăn
nuôi “cùng vào, cùng ra”. Mật độ chuồng nuôi thích hợp cho từng loại gia cầm.


- Nội dung 2 (0,5 điểm): Bệnh lây lan trực tiếp qua trứng => Điều trị dự
phòng đàn giống bằng các loại kháng sinh hoặc hóa dược có hiệu quả cao để
giảm thiểu sự lây truyền qua trứng.
Vệ sinh máy ấp, máy nở.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Bệnh lây lan trong lò ấp, nở => Xử lý trứng
bằng các biện pháp như tiêm kháng sinh hoặc nhúng kháng sinh để hạn chế lây
truyền mầm bệnh.
Ý 2 (0,75 điểm): Vacxin phòng bệnh

- Nội dung 1 (0,25 điểm) Vacxin sống chế từ chủng MG Connecticut F
(Mỹ), dùng nhỏ mắt, mũi hoặc phun sương, có tác dụng phòng bệnh tốt cho gà
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Vacxin sống chế từ chủng MG ts-11 (Australia),
dùng phòng cho gà mái tơ, đặc biệt là ở những đàn trước đó đã dùng vacxin
chủng F trong thời gian dài
- Nội dung 3 (0,25 điểm) Vacxin vô hoạt nhũ dầu chế từ chủng có độc lực
cao như chủng R hoặc A596 chủ yếu sử dụng cho gà mái tơ thương phẩm để tạo
miễn dịch bảo hộ, hạn chế việc giảm sản lượng trứng do nhiễm MG trong những
cơ sở chăn nuôi gà đẻ có nhiều độ tuổi.
----------------------------Hết---------------------------Cán bộ ra đề
(Họ tên và chữ ký)

Duyệt đề
Trưởng bộ môn
(Họ tên và chữ ký)

TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

TS. Nguyễn Bá Hiên


TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐÁP ÁN ĐỀ HẾT HỌC KỲ, NĂM HỌC 2012 - 2013

KHOA THÚ Y

Học phần: BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: không được sử dụng tài liệu

Đề số:

2

Câu 1: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày một số đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích của
bệnh sưng phù đầu lợn?
Ý 1 (1,25 điểm) Đặc điểm dịch tễ học
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Lợn trong giai đoạn từ 1 - 2 tuần sau cai sữa.
Bệnh thường gặp ở những con khoẻ trong đàn.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Bệnh xuất hiện nhanh và kết thúc cũng nhanh,
quá trình diễn biến của bệnh từ 4 - 14 ngày.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Tỷ lệ mắc trung bình là 30 - 40%. Tỷ lệ chết thay
đổi từ 50 - 90%.
Ý 2 (1,5 điểm) Triệu chứng
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Thể cấp tính chết sau 3 - 4 ngày. Có một số lợn
khỏi nhưng sau 10 - 15 ngày sau, bệnh lại tái phát.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Ngày thứ 2-3, lợn bị phù. Tiếng kêu khản đặc.
Sưng phù mí mắt thường xuất hiện trước khi có dấu hiệu thần kinh. Sau đó là
sưng phù mũi, mắt, môi, đầu, mặt và tai.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Lợn có biểu hiện thần kinh, thường bước chuệch
choạng, chậm chạp, đầu nghển cao và nghiêng về một bên.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Vào giai đoạn cuối, con vật co giật, ho, khó thở.
Ý 3 (1,25 điểm) Bệnh tích
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Bề ngoài da đỏ lên ở phần bụng, thâm đen ở
vùng tai, 4 chân.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Phù là biểu hiện đặc trưng của bệnh: mí mắt,
mặt, đầu lợn bị phù, sưng, phù dưới da. Dịch phù thường là huyết thanh có lẫn
fibrin. Xoang bụng và xoang ngực tích nước.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Phù ở vành tim, tim nhão, xoang bao tim tích

nước vàng. Viêm phổi và màng phổi. Phù dưới lớp niêm mạc dạ dày, nhất là
vùng thượng vị. Phù ở màng treo ruột đoạn kết tràng
Câu 2: ( 4 điểm)


Anh (chị) hãy chẩn đoán phân biệt một số bệnh gây hội chứng hô hấp ở gia cầm:
IB, IC, CRD dựa vào đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích đặc trưng?
Ý 1 ( 1,5 điểm): IB - Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lây truyền nhanh chóng giữa các cá thể gà
trong đàn.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Gà con mẫn cảm nhất với tỷ lệ chết cao.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Đối với gà đẻ, tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng giảm
là triệu chứng đặc trưng bên cạnh những triệu chứng ở đường hô hấp. Trứng dị
hình, lòng trắng loãng.
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Nếu gà bị viêm thận sẽ làm cho thận bị sưng to,
nhạt màu, trong niệu quản bị lắng đọng nhiều muối urat.
Ý 2 ( 1,25 điểm): IC - Bệnh sổ mũi truyền nhiễm gà
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Bệnh thường gặp ở chăn nuôi gà công nghiệp.
Triệu chứng nặng hơn ở con non. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết thấp.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Thời gian ủ bệnh ngắn. Bệnh không lây truyền
qua trứng
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Triệu chứng điển hình nhất là hiện tượng viêm cấp
tính đường hô hấp trên, chảy nước mũi và viêm xoang mũi với chất tiết dạng
lỏng hoặc nhầy, mặt phù và viêm màng kết.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Viêm nhiễm cấp tính dạng cata niêm mạc màng
nhày mũi và xoang mũi; viêm cata màng kết dạng, phù dưới da mặt và mào. Thông
thường phổi và các túi khí ít khi bị viêm.
Ý 3 ( 1,25 điểm): CRD – Bệnh viêm đường hô hấp mạn tính ở gia cầm
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Triệu chứng tập trung ở gà từ 4 – 8 tuần tuổi.
Bệnh xảy ra nặng ở gà tây. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tăng trọng và

tỷ lệ đẻ đặc biệt vào mùa lạnh. Gà khó thở
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Viêm phổi và màng phổi, có vùng cứng hoặc có
các u hạt
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Viêm túi khí có fibrin. Sưng, phù nề, xuất tiết
dịch viêm ở khớp
Câu 3: (2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu biện pháp can thiệp vào ổ dịch PED?
Ý 1 ( 0,5 điểm):
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lợn con theo mẹ: uống nước và điện giải.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Lợn vỗ béo nên giảm ăn hoặc nhịn ăn.
Bổ sung men tiêu hóa.
Ý 2 ( 1,5 điểm):


- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lấy ruột 2- 3 lợn con có triệu chứng ỉa chảy do
PED đang còn sống, có độ tuổi nhỏ hơn 5 ngày tuổi, chưa được điều trị, cho vào
máy xay sinh tố, xay nhỏ.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Trộn hỗn hợp thu được với 1.000ml nước cất.
Lọc qua vải gạc lấy phần nước trong.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Cho vào 100g Colistin để diệt tạp khuẩn
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Đem dung dịch trên trộn với thức ăn trong toàn
trại cho lợn nái, lợn hậu bị ăn(mỗi con 10ml)
- Nội dung 5 (0,25 điểm): Sau khi ăn nếu lợn xuất hiện triệu chứng ỉa
chảy hoặc ủ rủ, bỏ ăn là đạt yêu cầu; nếu không phải làm lại
- Nội dung 6 (0,25 điểm): Sau 2 tuần kháng thể mới xuất hiện, vì vậy đối
với nái mang thai tuần 15 – 16, lợn con sinh ra vẩn chết vì bệnh PED
----------------------------Hết---------------------------Cán bộ ra đề
(Họ tên và chữ ký)

Duyệt đề

Trưởng bộ môn
(Họ tên và chữ ký)

TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

TS. Nguyễn Bá Hiên


TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐÁP ÁN ĐỀ HẾT HỌC KỲ, NĂM HỌC 2012 - 2013

KHOA THÚ Y

Đề số:

Học phần: BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: không được sử dụng tài liệu
3

Câu 1: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày một số đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích của
bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm ở gà?
Ý 1 (1 điểm): Dịch tễ học
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Gà mắc bệnh ở mọi lứa tuổi, nhưng gà con mẫn
cảm nhất và có tỷ lệ chết cao.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết: có thể 100% gà trong đàn
bị nhiễm virus nhưng tỷ lệ chết có thể bằng 25% hoặc cao hơn ở gà dưới 6 tuần
tuổi và thường không đáng kể ở gà trên 6 tuần tuổi.

- Nội dung 4 (0,25 điểm): Tỷ lệ chết ở các trường hợp lắng lọng urat ở thận
dao động từ 0,5 - 1% mỗi tuần.
Ý 2 (1,5 điểm): Triệu chứng
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Gà con bị IB có triệu chứng hô hấp rất đặc trưng:
thở khó, thở khò khè ngắt quãng, ho, hắt hơi.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Chảy nước mũi, chảy nước mắt, xoang bị sưng
to, viêm hầu-họng làm cho con vật khó thở.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Gà thịt thương phẩm khi mắc phải một trong
những chủng virus gây bệnh ở thận có thể qua khỏi giai đoạn bệnh ở đường hô
hấp, nhưng sau đó trở nên yếu ớt, mệt mỏi, lông xù, phân ướt, uống nước nhiều.
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Khi bị lắng đọng muối urat ở thận. Tỷ lệ chết của
gà đẻ tăng mặc dù bề ngoài gà vẫn biểu hiện khỏe mạnh. Tỷ lệ đẻ và chất lượng
trứng giảm
Ý 3 (1,5 điểm) Bệnh tích
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Bệnh tích chủ yếu ở hệ thống hô hấp: gà bị bệnh
viêm niêm mạc mũi, viêm xoang, khí quản bị xung huyết, phù và trên bề mặt
phủ một lớp niêm dịch nhớt, lẫn bọt.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Túi khí bị mờ đục hoặc có nhiều dịch thủy
thũng màu vàng. Niêm mạc phế quản và lòng phế nang xung huyết, chứa dịch
thẩm xuất có dịch rỉ viêm.


- Nội dung 3 (0,5 điểm): Nếu gà bị viêm thận sẽ làm cho thận bị sưng to,
nhạt màu, trong niệu quản bị lắng đọng nhiều muối urat.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Gà đẻ bị bệnh, trong xoang bụng có chứa nhiều
dịch lòng đỏ; tuy nhiên, bệnh tích này cũng thường thấy ở một số bệnh làm cho
tỷ lệ đẻ giảm sút.
Câu 2: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy chẩn đoán phân biệt bệnh đường hô hấp phức hợp ở lợn do một số
vi khuẩn gây ra (Pasteurella, Haemophilus, Actinobacillus) dựa vào dịch tễ học,

triệu chứng, bệnh tích đặc trưng?
Ý 1 (1,5 điểm) Bệnh tụ huyết trùng
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Thường gặp ở lợn 16-18 tuần tuổi. Tỷ lệ ốm thấp
và tỷ lệ chết cao.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Bệnh lây qua đường hô hấp nhưng đây có thể
không phải đường truyền lây quan trọng.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Phổi bị viêm, chắc và có bọt trong khí quản, có
đường ranh giới rõ ràng giữa vùng phổi bị viêm và phổi bình thường.
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Màng phổi bị viêm trong mờ, khô, bám chắc vào
thành lồng ngực.
Ý 2 (1,5 điểm) Bệnh do Haemophilus parasuis
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Thường gặp ở lợn dưới 4 tháng tuổi. Tỷ lệ ốm
và tỷ lệ chết thấp.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh
thường gặp vài ngày sau khi lợn gặp stress như cai sữa, di chuyển đàn.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Viêm thanh dịch và viêm tơ huyết ở lớp thanh
mạc của nhiều cơ quan như viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, xoang ngực
tích nước, viêm màng bụng và xoang bụng tích nước.
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Viêm đa khớp (đặc biệt là khớp cổ chân), và
viêm màng não. Ngoài ra còn thấy chứng xanh tím, phù thũng dưới da.
Ý 3 (1 điểm) Bệnh viêm phổi, màng phổi
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Thường gặp ở lợn 2 – 6 tháng tuổi. Tỷ lệ ốm và
tỷ lệ chết tùy thuộc vào độc lực của mầm bệnh và yếu tố môi trường.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Lợn mẹ bị bệnh có thể lây sang lợn con.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Lợn chết ở thể cấp tính, bệnh tích đặc trưng là
viêm màng phổi có fibrin, màng phổi ướt, màu vàng, viêm dính màng phổi vào
lồng ngực. Hạch lâm ba bị teo nhỏ, đặc biệt ở thùy hoành
Câu 3: (2 điểm)
Trên cơ sở hiểu biết về sự lây lan của bệnh CRD, anh (chị) hãy nêu biện pháp
phòng bệnh?



Ý 1 (1,25 điểm): Vệ sinh phòng bệnh
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp => Chăn
nuôi “cùng vào, cùng ra”. Mật độ chuồng nuôi thích hợp cho từng loại gia cầm.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Bệnh lây lan trực tiếp qua trứng => Điều trị dự
phòng đàn giống bằng các loại kháng sinh hoặc hóa dược có hiệu quả cao để
giảm thiểu sự lây truyền qua trứng.
Vệ sinh máy ấp, máy nở.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Bệnh lây lan trong lò ấp, nở => Xử lý trứng
bằng các biện pháp như tiêm kháng sinh hoặc nhúng kháng sinh để hạn chế lây
truyền mầm bệnh.
Ý 2 (0,75 điểm): Vacxin phòng bệnh
- Nội dung 1 (0,25 điểm) Vacxin sống chế từ chủng MG Connecticut F
(Mỹ), dùng nhỏ mắt, mũi hoặc phun sương, có tác dụng phòng bệnh tốt cho gà
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Vacxin sống chế từ chủng MG ts-11 (Australia),
dùng phòng cho gà mái tơ, đặc biệt là ở những đàn trước đó đã dùng vacxin
chủng F trong thời gian dài
- Nội dung 3 (0,25 điểm) Vacxin vô hoạt nhũ dầu chế từ chủng có độc lực
cao như chủng R hoặc A596 chủ yếu sử dụng cho gà mái tơ thương phẩm để tạo
miễn dịch bảo hộ, hạn chế việc giảm sản lượng trứng do nhiễm MG trong những
cơ sở chăn nuôi gà đẻ có nhiều độ tuổi.
----------------------------Hết----------------------------

Cán bộ ra đề
(Họ tên và chữ ký)

Duyệt đề
Trưởng bộ môn
(Họ tên và chữ ký)


TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

TS. Nguyễn Bá Hiên


TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐÁP ÁN ĐỀ HẾT HỌC KỲ, NĂM HỌC 2012 - 2013

KHOA THÚ Y

Học phần: BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: không được sử dụng tài liệu
Đề số:

4

Câu 1: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày một số đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích của
bệnh viêm mũi truyền nhiễm gà?
Ý 1 (1,5 điểm) Dịch tễ học
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Gà ở mọi lứa tuổi đều mẫn cảm, nhưng bệnh
nặng hơn ở con non. Bệnh thường xảy ra ở gà nuôi công nghiệp.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Mùa vụ mắc: Bệnh có thể xảy ra quanh năm
những thường tập trung vào mùa thu và mùa đông.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Phương thức truyền lây: Bệnh thường lây qua
đường không khí và không có khả năng lây truyền qua trứng.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết: Thấp

Ý 2 (2 điểm) Triệu chứng
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Triệu chứng điển hình nhất là hiện tượng viêm
cấp tính đường hô hấp trên, chảy nước mũi và viêm xoang mũi với chất tiết dạng
lỏng hoặc nhầy
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Mặt phù và viêm màng kết. Một hoặc cả hai bên
đầu gà bị sưng to.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Gà trống có biểu hiện yếm bị sưng. Trường hợp
bị nhiễm bệnh đường hô hấp dưới thì có thể nghe thấy các tiếng ran. Gà đẻ: Sản
lượng trứng giảm
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Trường hợp bị ghép với bệnh khác: viêm khớp ở
gà thịt, bại huyết ở gà đẻ. Gà có thể bị tiêu chảy, chuồng nuôi có mùi hôi thối.
Gà bị bệnh ghép có tỷ lệ chết cao.
Ý 3 (0,5 điểm) Bệnh tích
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Viêm nhiễm cấp tính dạng cata niêm mạc màng
nhày mũi và xoang mũi. Viêm cata màng kết, phù dưới da mặt và mào.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Mủ màu vàng đóng thành cục ở một hoặc cả hai
bên xoang dưới hốc mắt. Viêm phổi và viêm túi khí đôi khi cũng xảy ra
Câu 2: ( 4 điểm)


Anh (chị) hãy chẩn đoán phân biệt một số bệnh đường hô hấp phức hợp ở lợn do
virus gây ra (PRRS, SIV, Giả dại) dựa vào đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng và
bệnh tích đặc trưng?
Ý 1 (1,5 điểm) PRRS
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lợn con và lợn nái mang thai mẫn cảm nhất. Tỷ
lệ mắc cao, tỷ lệ chết tùy thuộc độc lực của virus.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Ho, khó thở, sảy thai ở lợn nái mang thai
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Tai có chứng xanh tím. Viêm kẽ phổi, viêm phổi
hoại tử và thâm nhiễm bởi những đám chắc đặc ở trên các thùy phổi.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Hạch lympho sưng gấp 2-10 lần bình thường và

1 số bệnh tích có thể thay đổi do kế phát.
Ý 2 (1,5 điểm) PCV2
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Khả năng mẫn cảm tùy theo tính biệt và giống
lợn. Tỷ lệ mắc cao. Tỷ lệ chết thấp.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Hội chứng gầy còm ở lợn sau cai sữa: Còi cọc,
da nhợt nhạt, khó thở, đôi khi bị ỉa chảy và có hội chứng hoàng đản.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Hội chứng viêm da và viêm thận: Trên da: xuất
hiện những đám phát ban màu đỏ tía không có hình dạng nhất định bắt đầu ở
chân sau và mông. Thận sưng to, bề mạt có nốt màu trắng, phù thũng ở bể thận.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Thể cận lâm sàng: Hạch lympho đặc biệt là
hạch sau bụng có màu đỏ, lớn và có chất lỏng chứa trong bụng.
Ý 3 (1 điểm) Bệnh giả dại
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lợn là vật chủ chính. Bệnh có thể lây sang các
loài kháng. Tỷ lệ ốm và chết tùy theo lứa tuổi lợn.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Lợn con dưới 2 tuần tuổi mẫn cảm nhất. Triệu
chứng thần kinh, mất cân bằng, co giật
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Triệu chứng hô hấp thường quan sát được ở lợn
vỗ béo, lợn nái và lợn đực giống
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Bệnh tích đại thể thường không có hoặc ít có.
Câu 3: (2 điểm)
Hãy nêu hiểu biết của anh (chị) về biện pháp phòng bệnh do PCV2 (porcine
circovirus type 2)?
Ý 1 (1 điểm) Vệ sinh phòng bệnh
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Hạn chế sự thăm quan. Diệt trừ chuột, ruồi muỗi.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Thực hiện biện pháp chăn nuôi cùng vào - cùng
ra... Chăn nuôi với mật độ hợp lý.


- Nội dung 3 (0,25 điểm): Định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại,
dụng cụ chăn nuôi bằng các loại thuốc sát trùng. Phân, nước tiểu, chất thải trong

chăn nuôi phải được thu gom xử lý bằng các phương pháp thích hợp. Kiểm soát
tốt các nguồn nguyên vật liệu khi đưa vào trang trại...
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Tôn trọng quy tắc cách ly triệt để lợn mới mua
về. Trong thời gian cách ly đảm bảo lợn không bị bệnh hoặc kết quả kiểm tra
huyết thanh đảm bảo mới được phép nhập đàn.
Ý 2 (1 điểm) Phòng bệnh bằng vacxin
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Cần xác định thời điểm lợn có nguy cơ bị nhiễm
circovirus để xây dựng lịch sử dụng vacxin thích hợp.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Kể tên 2 trong số các loại vacxin sau: Vacxin
Circovac (Merial) tiêm cho lợn nái liều lượng 2ml/con/lần. Vacxin Porcilis PVC
(Intervet) tiêm cho lợn con liều lượng 2ml/lần. Vacxin Circumvet PCV
(Intervet): là vacxin được sản xuất theo công nghệ “vector” tiên tiến nhất nên
chứa được kháng nguyên bảo hộ cao, đáp ứng miễn dịch tối đa. Vacxin dùng
cho lợn con khỏe mạnh từ 3 tuần tuổi trở đi (tiêm bắp với liều lượng 2ml/con,
tiêm nhắc lại sau 3 tuần), có tác dụng giảm tỷ lệ chết, phòng virus Circo lưu
hành trong máu và ngăn chặn bài xuất virus ra ngoài môi trường.
----------------------------Hết---------------------------Cán bộ ra đề
(Họ tên và chữ ký)

Duyệt đề
Trưởng bộ môn
(Họ tên và chữ ký)

TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

TS. Nguyễn Bá Hiên


TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI


ĐÁP ÁN ĐỀ HẾT HỌC KỲ, NĂM HỌC 2012 - 2013

KHOA THÚ Y

Đề số:

Học phần: BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: không được sử dụng tài liệu
5

Câu 1: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày một số đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích của
bệnh PED?
Ý 1 (1,5 điểm) Dịch tễ học
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lợn có thể mắc ở mọi lứa tuổi.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Trong nhiều ổ dịch, tỷ lệ ốm lên đến 100%; tỷ lệ
chết trung bình ở lợn con là 50% nhưng cũng có thể rất cao đến 100%.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Lợn con mắc bệnh ở độ tuổi 0 - 5 ngày tuổi: tỷ
lệ chết 100%.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Lợn con mắc bệnh ở độ tuổi 6 - 7 ngày tuổi tỷ
lệ chết khoảng 50%.
- Nội dung 5 (0,25 điểm): Lợn con mắc bệnh ở độ tuổi lớn hơn 7 ngày
tuổi tỷ lệ chết khoảng 30%.
Ý 2 (1,5 điểm) Triệu chứng
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Triệu chứng đặc trưng khi lợn mắc PED là hiện
tượng lợn bỏ ăn, mệt mỏi, tiêu chảy phân nhiều nước.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Lợn con theo mẹ: lười bú, ỉa chảy, phân lỏng,
tanh, màu vàng, có sữa không tiêu; nôn mửa; sụt cân nhanh do mất nước.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Triệu chứng điển hình là lợn con thích nằm lên

bụng mẹ, điều trị bằng các loại kháng sinh đặc trị tiêu chảy không có kết quả.
- Nội dung 5 (0,25 điểm): Lợn 1 tuần tuổi sau khi bị tiêu chảy kéo dài 3 4 ngày thường bị chết do mất nước.
Ý 3 (1 điểm) Bệnh tích
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Bệnh tích tập trung ở ruột non: ruột căng phồng,
chứa đầy dịch màu vàng.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Khi lợn bị tiêu chảy, lông nhung ở ruột non
thường bị bong tróc, ngắn đi rất nhanh và giảm hoạt tính men tiêu hóa.
Câu 2: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy chẩn đoán phân biệt một số bệnh gây hội chứng hô hấp ở gia cầm:
IB, IC, ND dựa vào đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích đặc trưng?


Ý 1 ( 1,5 điểm): IB - Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lây truyền nhanh chóng giữa các cá thể gà
trong đàn.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Gà con mẫn cảm nhất với tỷ lệ chết cao.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Đối với gà đẻ, tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng giảm
là triệu chứng đặc trưng bên cạnh những triệu chứng ở đường hô hấp.
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Nếu gà bị viêm thận sẽ làm cho thận bị sưng to,
nhạt màu, trong niệu quản bị lắng đọng nhiều muối urat.
Ý 2 ( 1,5 điểm): IC - Bệnh sổ mũi truyền nhiễm gà
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Bệnh thường gặp ở chăn nuôi gà công nghiệp.
Triệu chứng nặng hơn ở con non. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết thấp.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Thời gian ủ bệnh ngắn. Bệnh không lây truyền
qua trứng
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Triệu chứng điển hình nhất là hiện tượng viêm cấp
tính đường hô hấp trên, chảy nước mũi và viêm xoang mũi với chất tiết dạng
lỏng hoặc nhầy, mặt phù và viêm màng kết.
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Viêm nhiễm cấp tính dạng cata niêm mạc màng
nhày mũi và xoang mũi; viêm cata màng kết dạng, phù dưới da mặt và mào. Thông

thường phổi và các túi khí ít khi bị viêm.
Ý 3 ( 1 điểm): ND- Bệnh Newcastle
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết cao. Triệu chứng thường
nặng trên từng cá thể.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Hiện tượng khó thở thường không phổ biến.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Bệnh tích đặc trưng là xuất huyết ở dạ dày
tuyến và ruột có nốt loét.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Bệnh Newcastle thường xảy ra trầm trọng hơn
IB, triệu chứng thần kinh rõ ràng khi mắc chủng có độc lực cao, tỷ lệ đẻ bị giảm
ít hơn IB.
Câu 3: ( 2 điểm)
Anh (chị) hãy nêu biện pháp phòng bệnh Marek cho đàn gà?
Ý 1 (1 điểm) Vệ sinh phòng bệnh
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Thực hiện an toàn sinh học, đặc biệt chăn nuôi
theo nguyên tắc “cùng vào – cùng ra” trong chăn nuôi gà công nghiệp.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Hàng ngày quét, nhặt thu dọn lông và đốt hết
lông vì virus tồn tại lâu trong chân lông.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Không nuôi gà lớn, gà con lẫn lộn. Tiêu độc,
khử trung chuồng trại, phải để trống chuồng ít nhất 1 tháng sau khi xuất. Riêng đối


với đàn đã nhiễm bệnh trước đó để trống chuồng ít nhất 3 tháng và thường xuyên
vệ sinh tiêu độc khử trùng.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Cấm nhập gà giống về nuôi trong thời gian xử
lý đàn gà bệnh.
Ý 2 (1 điểm) Phòng bệnh bằng vacxin
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Vacxin được tiêm cho gà con trước hoặc ngay
sau khi nở, giúp tạo miễn dịch sớm cho đàn gà.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Có thể sử dụng vacxin tiêm cho phôi gà 18 ngày
tuổi theo công nghệ tự động hóa, giúp giảm chi phí công lao động và tăng độ

chính xác của việc tiêm phòng.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Tất cả các loại vacxin phòng bệnh Marek’s đều
phải dùng hết trong 2 giờ sau khi pha, tốt nhất là 30 phút. Để quá 2 giờ hoặc
đông lạnh trở lại đều làm mất hiệu lực của vacxin.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Kể tên 2 loại vacxin ngoại nhập để phòng bệnh
trong số các vacxin sau: Nobilis Marek THV Lyo, Nobilis Marexin SB1, Nobilis
Rismavac, Nobilis Marexin CA126, Nobilis Rismavac + CA 126, Nobilis
Marexine CA 126 + SB1, Dri - Vac HVT (Intervet); Marex , s disease vacxin,
Serotype 3 live virus, Cryomarex HVT, Cryomarex RISPENS, Cryomarex
RISPENS+HVT, Burcell - S706+HVT (Merial).
----------------------------Hết---------------------------Cán bộ ra đề
(Họ tên và chữ ký)

Duyệt đề
Trưởng bộ môn
(Họ tên và chữ ký)

TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

TS. Nguyễn Bá Hiên


TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐÁP ÁN ĐỀ HẾT HỌC KỲ, NĂM HỌC 2012 - 2013

KHOA THÚ Y

Đề số:


Học phần: BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: không được sử dụng tài liệu
6

Câu 1: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày một số đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích của
bệnh Viêm thanh khí quản truyền nhiễm ở gà?
Ý 1 (1 điểm) Dịch tễ học
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Triệu chứng đặc trưng quan sát được ở gà lớn (4 18 tháng tuổi).
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Virus xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường
hô hấp hoặc mắt. Chưa có bằng chứng cho thấy bệnh có thể lây qua trứng.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Tỷ lệ mắc bệnh thể cấp tính lên đến 100%, tỷ lệ
chết 50-70%.
Ý 2 (2,25 điểm) Triệu chứng
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Virus thường gây bệnh ở thể cấp tính, đặc trưng
bởi hiện tượng gà chảy nước mũi, có mủ, khò khè, ho, thở khó.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Ban đầu gà tỏ ra kém ăn, mệt mỏi, hắt hơi, sổ
mũi. Từ khóe mắt, hốc mũi dịch nhớt chảy ra khô thì quánh lại. Sau 1 - 2 ngày
bệnh trầm trọng hơn.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Do khó thở, con vật thường vươn cổ, từng lúc ho
khan hoặc há mỏ nuốt không khí. Nếu ổ viêm tập trung ở vùng hầu họng có thể
nghe thấy tiếng ran ướt khi con vật thở.
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Gà ho và hắt hơi bắn ra ngoài niêm dịch đặc có
lẫn máu. Trên mỏ, mặt, lông gà có các vệt máu.
- Nội dung 5 (0,25 điểm): Nếu vạch miệng gà, có thể thấy trên niêm mạc
miệng và hầu họng có những lớp màng giả màu vàng xám, to nhỏ không đều,
dễ bóc.
Ý 3 (0,75 điểm) Bệnh tích
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Bệnh tích đại thể thường thấy ở kết mạc và đường

hô hấp của gà bệnh, tập trung ở thanh quản và khí quản. Niêm mạc thanh quản
và khí quản có thể có nhiều dịch viêm, xuất huyết lấm tấm hoặc có phủ bựa màu
vàng xám, dễ bóc.


- Nội dung 3 (0,25 điểm): Quá trình viêm còn lan sâu vào bên trong niêm
mạc phế quản, phổi và các túi khí.
Câu 2: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy chẩn đoán phân biệt những bệnh do vi khuẩn gây bệnh đường hô
hấp phức hợp ở lợn: Pasteurella , Haemophilus, Mycoplasma dựa vào đặc điểm
dịch tễ học và bệnh tích đặc trưng?
Ý 1 (1,25 điểm) Bệnh tụ huyết trùng
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Thường gặp ở lợn 16-18 tuần tuổi. Tỷ lệ ốm thấp
và tỷ lệ chết cao.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Phổi bị viêm, chắc và có bọt trong khí quản, có
đường ranh giới rõ ràng giữa vùng phổi bị viêm và phổi bình thường.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Màng phổi bị viêm trong mờ, khô, bám chắc
vào thành lồng ngực.
Ý 2 (1,5 điểm) Bệnh do Haemophilus parasuis
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Thường gặp ở lợn dưới 4 tháng tuổi. Tỷ lệ ốm
và tỷ lệ chết thấp.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Bệnh lây chủ yếu qua đường hô hấp. Bệnh
thường gặp vài ngày sau khi lợn gặp stress như cai sữa, di chuyển đàn.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Viêm thanh dịch và viêm tơ huyết ở lớp thanh
mạc của nhiều cơ quan như viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, xoang ngực
tích nước, viêm màng bụng và xoang bụng tích nước.
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Viêm đa khớp (đặc biệt là khớp cổ chân), và
viêm màng não. Ngoài ra còn thấy chứng xanh tím, phù thũng dưới da.
Ý 3 (1,25 điểm) Bệnh Suyễn lợn
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Thường gặp ở lợn 1-3 tháng tuổi. Tỷ lệ ốm

cao, tỷ lệ chết thấp.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Lợn gầy, mỡ mỏng, thịt nhão và có màu hồng
nhạt. Tích nước xoang ngực và xoang bụng.
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Bệnh tích tập trung ở phổi, viêm phổi thùy ở các
giai đoạn khác nhau và viêm có tính chất đối xứng. Hạch lympho ở phổi to gấp
2-3 lần bình thường, không xuất huyết.
Câu 3: ( 2 điểm)
Hãy nêu biện pháp phòng bệnh suyễn lợn?
Ý 1 (1 điểm) Vệ sinh phòng bệnh
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Thường xuyên giữ vệ sinh chuồng trại, tránh
ẩm ướt, chuồng ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.


- Nội dung 2 (0,5 điểm): Hàng tuần phải tiến hành tiêu độc chuồng trại, tất
cả dụng cụ chăn nuôi sau khi dùng phải rửa sạch, phơi nắng. Thường xuyên quét
vôi và tiêu độc nền với các chất sát trùng như xút 5%, nước vôi 10%, crezin 5%.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Cho lợn ăn đủ, đảm bảo dinh dưỡng khẩu phần.
Ý 2 (1 điểm): Phòng bệnh bằng vacxin
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Vacxin Respisure (Pfizer): vacxin vô hoạt bổ
trợ dầu. Lợn con (lần 1: 7 ngày tuổi; lần 2: 21 ngày tuổi); Nái tơ (lần 1: 6 tuần
trước khi sinh; lần 2: 2 tuần trước khi sinh); Nái từ lứa thứ 2: dùng 1 lần lúc 2
tuần trước sinh. Liều dùng: 2 ml/con, tiêm bắp.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Vacxin Respisure 1ONE®: tiêm bắp 1 liều 2
ml/con cho lợn khỏe mạnh từ 1 tuần tuổi trở lên.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): M+PAC (Schering-Plough Animal Health :UK).
Vacxin vô hoạt bổ trợ dầu, dùng liều 1ml/con (lần 1: 7 ngày tuổi; lần 2: sau 14 28 ngày) hoặc dùng liều 2ml/con lúc 21 ngày tuổi. 6 tháng tiêm nhắc lại.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): HYORESP (Merial). Lợn 5 ngày tuổi tiêm 2 lần
lúc 3 - 4 tuần tuổi. Lợn 10 tuần tuổi tiêm 1 lần. Liều lượng : 2 ml/con. Tiêm bắp
----------------------------Hết---------------------------Cán bộ ra đề
(Họ tên và chữ ký)


Duyệt đề
Trưởng bộ môn
(Họ tên và chữ ký)

TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

TS. Nguyễn Bá Hiên


TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐÁP ÁN ĐỀ HẾT HỌC KỲ, NĂM HỌC 2012 - 2013

KHOA THÚ Y

Đề số:

Học phần: BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: không được sử dụng tài liệu
7

Câu 1: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày một số đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích của
bệnh CRD?
Ý 1 (1,25 điểm) Dịch tễ học
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Gà và gà tây là các vật chủ tự nhiên dễ cảm nhiễm
nhất với MG.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Mật độ gia cầm trong đàn càng cao thì tốc độ lây

lan theo đường truyền ngang càng nhanh.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Tỷ lệ mắc cao, tỷ lệ chết thấp
Ý 2 (1,5 điểm) Triệu chứng
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Những triệu chứng chung nhất trong đàn gia cầm
trưởng thành mắc bệnh tự nhiên bao gồm: khí quản có tiếng ran, chảy nước mũi
và ho; tiêu thụ thức ăn giảm, giảm tăng trọng.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Trong các đàn gà đẻ, sản lượng trứng giảm và
thường giữ ở mức thấp.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Một số các biểu hiện khác bao gồm: sưng khớp,
què, mất điều hoà thần kinh, sưng đầu, kém ăn, mỏ và chân khô.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Gà trống thường thể hiện các biểu hiện lâm
sàng trước và bệnh thường nặng hơn vào mùa đông.
- Nội dung 5 (0,25 điểm): Ở đàn gà thịt, bệnh thường xuất hiện vào thời
gian gà được 4 - 8 tuần tuổi với các biểu hiện lâm sàng thường rõ ràng hơn so
với gia cầm trưởng thành.
Ý 3 (1,25 điểm) Bệnh tích đại thể
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Viêm xoang mũi thường quan sát thấy ở gà tây,
nhưng cũng có thể thấy ở gà và các loài gia cầm khác mắc bệnh.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Túi khí chứa chất bã đậu là những hạt nhỏ hoặc
nang trắng, thành túi khí phù nề dày lên và trắng đục. Trong trường hợp nặng
của viêm túi khí điển hình ở gà và gà tây, sẽ có biểu hiện của ba loại bệnh tích là
viêm túi khí, viêm màng ngoài gan có fibrin hoặc fibrin lẫn với mủ, viêm dính
xoang bao tim.


- Nội dung 3 (0,25 điểm): Biến đổi bệnh tích ở phổi có thể thấy như viêm
màng phổi, trong phổi có các vùng cứng, đôi khi hình thành u hạt, mặt phổi phủ
fibrin, rải rác một số vùng bị hoại tử.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Sưng, phù nề các khớp, xuất tiết dịch viêm ở
khớp, thoái hoá bề mặt của khớp, viêm bao gân, ổ khớp và viêm màng hoạt dịch.

Câu 2: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy chẩn đoán phân biệt bệnh tai xanh, cúm lợn và bệnh giả dại dựa
vào một số đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng và bệnh tích đặc trưng?
Ý 1 (1,5 điểm) PRRS
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lợn con và lợn nái mang thai mẫn cảm nhất. Tỷ
lệ mắc cao, tỷ lệ chết tùy thuộc độc lực của virus.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Ho, khó thở, sảy thai ở lợn nái mang thai
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Tai có chứng xanh tím. Viêm kẽ phổi, viêm phổi
hoại tử và thâm nhiễm bởi những đám chắc đặc ở trên các thùy phổi.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Hạch lympho sưng gấp 2-10 lần bình thường và
1 số bệnh tích có thể thay đổi do kế phát.
Ý 2 (1,5 điểm) Cúm lợn
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Virus có khả năng lây nhiễm giữa các loại động
vật khác nhau. Tỷ lệ mắc cao. Tỷ lệ chết thấp
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Ho, sổ mũi, chảy nước mũi rất nhiều. Cơn ho rất
dữ dội như đàn chó sủa. Lợn khó thở, há mồm để thở, thở thể bụng
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Viêm phổi tập trung ở thùy đỉnh và thùy tim.
Có sự phân biệt rõ ràng vùng bị viêm và vùng lành.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Hạch phổi sưng to, phế quản chứa đầy dịch
nhầy, bọt khí và hầu như đặc kín bởi tơ huyết và dịch rỉ viêm
Ý 3 (1 điểm) Bệnh giả dại
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lợn là vật chủ chính. Bệnh có thể lây sang các
loài kháng. Tỷ lệ ốm và chết tùy theo lứa tuổi lợn.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Lợn con dưới 2 tuần tuổi mẫn cảm nhất. Triệu
chứng thần kinh, mất cân bằng, co giật
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Triệu chứng hô hấp thường quan sát được ở lợn
vỗ béo, lợn nái và lợn đực giống
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Bệnh tích đại thể thường không có hoặc ít có.
Câu 3: ( 2 điểm)
Trình bày hiểu biết của anh (chị) về biện pháp phòng bệnh sưng phù đầu lợn?

Ý 1 (1,5 điểm) Vệ sinh phòng bệnh


- Nội dung 1 (0,5 điểm): Trộn kháng sinh vào khẩu phần ăn trong 2 - 3
tuần sau cai sữa. Các loại kháng sinh thường dùng là Colistin, Fluoroquinolines;
tuy nhiên cần phải thay đổi kháng sinh để chống sự kháng thuốc.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Trộn chế phẩm sinh học gồm các axit hữu cơ và
vô cơ vào khẩu phần ăn (ví dụ chế phẩm orgacids và Selko), điều chỉnh pH
đường tiêu hóa, giúp hạn chế sự nhân lên gây bệnh của E. coli.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Thay đổi khẩu phần ăn, làm thay đổi sự tăng
trưởng của các vi khuẩn trong ruột, cho phép các loài vi khuẩn khác sinh sôi nảy
nở lấn át vi khuẩn E. coli gây phù thũng.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Thực hiện vệ sinh chuồng trại tốt, giúp giảm sự
ô nhiễm E. coli trong chuồng nuôi.
Ý 2 (0,5 điểm) Phòng bệnh bằng vacxin
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Xu hướng nghiên cứu sản xuất vacxin chuồng:
phân lập một số chủng E. coli gây bệnh phù thũng ở một vùng, một địa phương
dùng chế tạo vacxin để phòng bệnh cho lợn ở chính vùng đó.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Kể tên 2 loại vacxin trong những loại vacxin
sau: Porcilis Coli (Intervet); Swine E.coli vaccine (Công ty GREEN GROSS
VETERINARY PRODUCTS); Neocolipor (Merial); Porcine pili shield (Công ty
NOVARTIS CONSULTING AG).
----------------------------Hết---------------------------Ghi chú:
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Cán bộ ra đề
(Họ tên và chữ ký)

Duyệt đề
Trưởng bộ môn
(Họ tên và chữ ký)


TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

TS. Nguyễn Bá Hiên


TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐÁP ÁN ĐỀ HẾT HỌC KỲ, NĂM HỌC 2012 - 2013

KHOA THÚ Y

Đề số:

Học phần: BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: không được sử dụng tài liệu
8

Câu 1: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày triệu chứng đặc trưng và biện pháp xử lý khi đàn lợn bị
mắc PED?
Ý 1 (2 điểm) Triệu chứng
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Triệu chứng đặc trưng khi lợn mắc PED là hiện
tượng lợn bỏ ăn, mệt mỏi, tiêu chảy phân nhiều nước.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Lợn con theo mẹ: lười bú, ỉa chảy, phân lỏng,
tanh, màu vàng, có sữa không tiêu; nôn mửa; sụt cân nhanh do mất nước.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Triệu chứng điển hình là lợn con thích nằm lên
bụng mẹ, điều trị bằng các loại kháng sinh đặc trị tiêu chảy không có kết quả.
- Nội dung 5 (0,5 điểm): Lợn 1 tuần tuổi sau khi bị tiêu chảy kéo dài 3 - 4

ngày thường bị chết do mất nước.
Ý 2 ( 2 điểm) Biện pháp xử lý
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lợn con theo mẹ: uống nước và điện giải.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Lợn vỗ béo nên giảm ăn hoặc nhịn ăn.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Lấy ruột 2- 3 lợn con có triệu chứng ỉa chảy do
PED đang còn sống, có độ tuổi nhỏ hơn 5 ngày tuổi, cho vào máy xay sinh tố,
xay nhỏ.
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Trộn hỗn hợp thu được với 1.000ml nước cất.
Lọc qua vải gạc lấy phần nước trong.
- Nội dung 5 (0,25 điểm): Cho vào 100g Colistin để diệt tạp khuẩn
- Nội dung 6 (0,25 điểm): Đem dung dịch trên trộn với thức ăn trong toàn
trại cho lợn nái, lợn hậu bị ăn(mỗi con 10ml)
- Nội dung 7 (0,25 điểm): Sau khi ăn nếu lợn xuất hiện triệu chứng ỉa
chảy hoặc ủ rủ, bỏ ăn là đạt yêu cầu; nếu không phải làm lại
- Nội dung 8 (0,25 điểm): Sau 2 tuần kháng thể mới xuất hiện, vì vậy đối
với nái mang thai tuần 15 – 16, lợn con sinh ra vẩn chết vì bệnh PED
Câu 2: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy chẩn đoán phân biệt một số bệnh gây hội chứng hô hấp ở gia cầm:
IB, ILT, CRD dựa vào đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích đặc trưng?


Ý 1 ( 1,5 điểm): IB - Bệnh Viêm phế quản truyền nhiễm
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Lây truyền nhanh chóng giữa các cá thể gà
trong đàn.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Gà con mẫn cảm nhất với tỷ lệ chết cao.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Đối với gà đẻ, tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng giảm
là triệu chứng đặc trưng bên cạnh những triệu chứng ở đường hô hấp. Lòng
trắng trứng loãng.
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Nếu gà bị viêm thận sẽ làm cho thận bị sưng to,
nhạt màu, trong niệu quản bị lắng đọng nhiều muối urat.

Ý 2 ( 1,25 điểm): ILT – Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Triệu chứng đặc trưng quan sát được ở gà lớn (418 tháng tuổi). Tỷ lệ chết cao nhưng tốc độ lây lan chậm hơn IB.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Gà chảy nước mũi, có mủ, khò khè, ho, thở khó.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Gà ho và hắt hơi ra máu
- Nội dung 4 (0,25 điểm): Bệnh tích điển hình là xuất huyết và tích dịch
thẩm xuất có fibrin ở thanh - khí quản. Ở phế quản, phổi và túi khí không có
bệnh tích.
Ý 3 ( 1,25 điểm): CRD – Bệnh viêm đường hô hấp mạn tính ở gia cầm
- Nội dung 1 (0,25 điểm): Triệu chứng tập trung ở gà từ 4 – 8 tuần tuổi.
Bệnh xảy ra nặng ở gà tây. Ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng tăng trọng và
tỷ lệ đẻ đặc biệt vào mùa lạnh.
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Bệnh tích viêm xoang mũi (thường ở gà tây).
Viêm kết mạc.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Viêm phổi và màng phổi, có vùng cứng hoặc có
các u hạt
- Nội dung 4 (0,5 điểm): Viêm túi khí có fibrin. Sưng, phù nề, xuất tiết dịch
viêm ở khớp
Câu 3: (2 điểm)
Trên cơ sở hiểu biết về sự lây lan của bệnh CRD, anh (chị) hãy nêu biện pháp
phòng bệnh?
Ý 1 (1,25 điểm): Vệ sinh phòng bệnh
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Bệnh lây lan nhanh qua đường hô hấp => Chăn
nuôi “cùng vào, cùng ra”. Mật độ chuồng nuôi thích hợp cho từng loại gia cầm.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Bệnh lây lan trực tiếp qua trứng => Điều trị dự
phòng đàn giống bằng các loại kháng sinh hoặc hóa dược có hiệu quả cao để
giảm thiểu sự lây truyền qua trứng. Vệ sinh máy ấp, máy nở.


- Nội dung 3 (0,25 điểm): Bệnh lây lan trong lò ấp, nở => Xử lý trứng
bằng các biện pháp như tiêm kháng sinh hoặc nhúng kháng sinh để hạn chế lây

truyền mầm bệnh.
Ý 2 (0,75 điểm): Vacxin phòng bệnh
- Nội dung 1 (0,25 điểm) Vacxin sống chế từ chủng MG Connecticut F
(Mỹ), dùng nhỏ mắt, mũi hoặc phun sương, có tác dụng phòng bệnh tốt cho gà
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Vacxin sống chế từ chủng MG ts-11 (Australia),
dùng phòng cho gà mái tơ, đặc biệt là ở những đàn trước đó đã dùng vacxin
chủng F trong thời gian dài
- Nội dung 3 (0,25 điểm) Vacxin vô hoạt nhũ dầu chế từ chủng có
độc lực cao như chủng R hoặc A596 chủ yếu sử dụng cho gà mái tơ thương phẩm
để tạo miễn dịch bảo hộ, hạn chế việc giảm sản lượng trứng do nhiễm MG trong
những cơ sở chăn nuôi gà đẻ có nhiều độ tuổi.
----------------------------Hết---------------------------Ghi chú:
- Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Cán bộ ra đề
(Họ tên và chữ ký)

Duyệt đề
Trưởng bộ môn
(Họ tên và chữ ký)

TS. Huỳnh Thị Mỹ Lệ

TS. Nguyễn Bá Hiên


TRƯỜNG ĐH NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

ĐÁP ÁN ĐỀ HẾT HỌC KỲ, NĂM HỌC 2012 - 2013

KHOA THÚ Y


Đề số:

Học phần: BỆNH TRUYỀN NHIỄM THÚ Y 2
Thời gian làm bài: 60 phút
Loại đề thi: không được sử dụng tài liệu
9

Câu 1: ( 4 điểm)
Anh (chị) hãy trình bày đặc điểm dịch tễ học, triệu chứng, bệnh tích của bệnh
suyễn lợn?
Ý 1 (1,25 điểm) Dịch tễ học
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Lợn con từ 1 - 3 tháng tuổi, lợn vừa cai sữa là
mắc nhiều và chết nhiều nhất. Tiếp theo là lợn đang có chửa sắp đẻ, đang cho
con bú. Lợn thịt vỗ béo ít mắc hơn. Tỷ lệ nhiễm cao, tỷ lệ chết thấp
- Nội dung 2 (0,25 điểm): Đường lây lan chủ yếu là tiếp xúc trực tiếp
thông qua hô hấp, lợn khỏe tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh mới bị nhiễm bệnh.
- Nội dung 3 (0,5 điểm): Bệnh suyễn liên quan không rõ rệt đến mùa vụ,
bệnh thường phát ra quanh năm. Sự thay đổi đột ngột về thời tiết kèm theo sự
chăm sóc, nuôi dưỡng kém là những yếu tố stress làm cho bệnh phát sinh.
Ý 2 (1,25 điểm) Triệu chứng
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Thường ho lúc sáng sớm hoặc lúc đi lại để ăn, ho
kéo dài trong 2 - 3 tuần lễ thì giảm dần.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Lợn há mồm để thở, ngồi như chó ngồi để thở,
con vật thở dốc, hóp bụng để thở. Một số lợn bệnh chảy nước mắt, nước mũi và
sùi bọt mép, niêm mạc miệng, mũi, mắt thâm tím do thiếu oxy.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Lợn con mắc bệnh thường kém ăn hoặc bỏ ăn,
gầy yếu, đi lại chậm chạp, siêu vẹo, da khô, lông xù, niêm mạc tái nhợt.
Ý 3 (1, 75 điểm) Bệnh tích
- Nội dung 1 (0,5 điểm): Bệnh tích thường gặp ở lợn có biểu hiện lâm

sàng nặng là con vật gầy, mỡ mỏng, thịt nhão có màu hồng nhạt, xoang ngực
và xoang bụng tích nước ngoại xuất.
- Nội dung 2 (0,5 điểm): Bệnh tích biểu hiện đối xứng giữa 2 lá phổi,
chỗ viêm có giới hạn rõ với chỗ phổi lành.
- Nội dung 3 (0,25 điểm): Khí quản, phế quản viêm có bọt, dịch lầy nhầy
màu hồng nhạt, bóp có khi có mủ chảy ra.


×