Tải bản đầy đủ (.pptx) (20 trang)

tiểu luận kinh tế phát triển Mối quan hệ giữa lạm phát và xuất nhập khẩu giai đoạn 2005-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (496.48 KB, 20 trang )

Nhóm 22
Mối quan hệ giữa lạm phát và xuất nhập khẩu
giai đoạn 2005-2014

GVHD: thầy Nguyễn Trọng Đắc
Bộ môn: kinh tế phát triển


Nội dung trình bày
1.
2.
3.
4.
5.
6.

Tổng quan về lạm phát
Đánh giá mức lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2005-2014
Xuất nhập khẩu đã ảnh hưởng như thế nào đến lạm phát?
Lạm phát có ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu không?
Kết luận
Tài liệu tham khảo


1, Tổng quan về lạm phát
-Khái niệm:
“ Chỉ khi nào có toàn dụng, sử dụng hết nhân công và năng
lực sản xuất, mới tạo nên cầu dư thừa và giá cả hàng hóa tăng lên
từ cầu cá biệt làm thay đổi cầu tổng quát và mức giá chung từ đó
gây nên lạm phát”
(



John Maynard Keynes, 1936)


-Nguyên nhân dẫn đến lạm phát :
1

• Lạm phát do cầu kéo

2

• Lạm phát do chi phí đẩy

3

• Lạm phát do cầu thay đổi.

4

• Lạm phát tiền tệ

5

• Lạm phát do nhập khẩu

6

• Lạm phát do xuất khẩu



Phân loại lạm phát

Căn cứ vào
cường độ

Căn cứ vào
mức độ

Lạm phát
vừa phải

Lạm phát
ngầm

Lạm phát
tuyệt đối

Lạm phát
công khai

Siêu lạm
phát


2. Đánh giá mức độ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 20052014 (đánh giá qua chỉ số giá tiêu dùng CPI)

Hình 1: CPI các tháng giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014


Mức lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng


22

18.13

12.7

11.75

8 .4
6.6

7

6.81

6.04
4 .09

Hình 2: Mức lạm phát tính theo chỉ số giá tiêu dùng (2005-2014)


3, Xuất nhập khẩu đã ảnh hưởng như thế nào tới lạm phát?
1.Đánh giá chung:
• Kim ngạch XNK chung của Việt Nam


Biểu đồ tương quan giữa Xuất nhập khẩu –
lạm phát – nhập siêu



2. Mối liên hệ giữa nhập khẩu và lạm phát.
- Năm 2005 tổng kim ngạch hàng hóa XNK ước tính đạt 69,114 tỷ USD.
Trong năm 2005, tốc độ tăng xuất khẩu cao hơn tốc độ tăng nhập nhẩu.
Nhập siêu chỉ chiếm 4,65 tỷ USD, bằng 14,4% kim ngạch xuất khẩu.
- Năm 2006 ước tính đạt 84,015 tỷ USD, tăng 21% so với năm 2005. Trong
đó xuất khẩu tăng 22,1%; nhập khẩu tăng 20,1%. Nhập siêu là 4,8 tỷ USD,
bằng 12,1% kim ngạch xuất khẩu.
- Năm 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước ước tính đạt 109,217 tỷ
USD, tăng 28% so với năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 21,5%, nhập
khẩu tăng 35,5%. Nhập siêu năm 2007 ở mức 12,4 tỷ USD, bằng 25,7% giá
trị xuất khẩu hàng hóa và gấp gần 2,5 lần mức nhập siêu của năm 2006.


Năm 2008, kim ngạch hàng hoá xuất nhập khẩu ước tính đạt 143,322 tỷ
USD, tăng 28,9% so với năm 2007. Kim ngạch xuất khẩu tăng 29,5%,
kim ngạch hàng hoá nhập khẩu tăng 28,3% so với năm 2007. Nhập siêu
năm 2008 ước tính 17,5 tỷ USD, tăng 24,1 % so với năm 2007, bằng
27,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.



3. Mối liên hệ giữa xuất khẩu với lạm phát
Thuyết kinh tế học hiện đại đã nêu rất rõ:
“Sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản
phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn
tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân
bằng.”
-Vào năm 2008 giá xuất khẩu của nhóm hàng nhu yếu phẩm của Việt
Nam tăng cao như: gạo, thịt, lương thực…. nhu cầu nhập khẩu lương

thực trên thị trường thế giới tăng, làm giá xuất khẩu tăng kéo theo cầu
về lương thực trong nước phục vụ cho xuất khẩu tăng.
Trong khi đó, nguồn cung trong nước do tác động của thiên tai, dịch bệnh
không thể đáp ứng kịp, cùng với đó là nhu cầu về lương thực của người
dân trong nước. Lượng cung thì ít, lượng cầu thì nhiều. Tất cả các yếu tố
đó đã gây ra lạm phát cầu kéo, đẩy giá một số hàng hoá và dịch vụ, lương
thực thực phẩm tăng theo


- CPI cũng là một yếu tố để tính toán chỉ số lạm phát. Ta có thể dùng yếu
tố này để làm rõ hơn việc xem xét xuất khẩu có tác động đến chỉ số lạm
phát.
- Có rất nhiều yếu tố khiến CPI tại Việt Nam tăng cao (có khi tăng đến
22,97% vào năm 2008)
Để ví dụ cụ thể cho yếu tố
xuất khẩu tác động đến
lạm phát này ta có thể thấy
rất rõ tác động này
thông qua sự kiện xuất khẩu
thịt lợn năm 2008.


4. Lạm phát có ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập
khẩu không?
Trong quá trình tìm hiểu về sự tác động của lạm phát đối với tình hình xuất
nhập khẩu tại quốc gia, chúng tôi đã đưa ra nhận định rằng: “Sự chênh lệch tỷ lệ
lạm phát ở hai quốc gia khác nhau làm cho tỷ giá hai đồng tiền khác nhau. Giả
sử lạm phát Việt Nam cao hơn lạm phát ở Mỹ thì tỷ giá USD/VND tăng kích thích
các doanh nghiệp Việt Nam tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu”. Để xác định
tính đúng đắn của nhận định trên, chúng tôi đã so sánh với các thuyết kinh tế học

hiện đại. Sau quá trình so sánh, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng nhận định trên
tương ứng với “lý thuyết sức mua ngang giá” (hay còn gọi là Purchasing power
parity - PPP)


Tuy nhiên, PPP là một lý thuyết được xây dựng dựa trên nhiều giả
định, mà những giả định này rất ít, nếu không muốn nói là khó tồn tại
trong thực tế, chẳng hạn như thị trường là cạnh tranh hoàn hảo,
không có chi phí giao dịch, chi phí vận chuyển và thương mại là hoàn
toàn tự do, đó là chưa kể đến những sai biệt về chất lượng hàng hóa
xuất nhập khẩu, vấn đề thương hiệu và thị hiếu người tiêu dùng…
Hay nói cách khác là mối quan hệ PPP phần lớn có tính ứng dụng
lý thuyết, dùng để nghiên cứu mối tương quan giữa biến động tỷ giá
hối đoái và chênh lệch lạm phát trong một thời gian dài.


Cũng liên quan đến lý thuyết sức mua ngang giá này, chúng tôi cũng
đưa ra thêm một giả thuyết rằng: “Lạm phát tăng làm giá hàng nội địa
tăng cao so với giá hàng ngoại nhập. Dẫn tới nhu cầu xài hàng ngoại
tăng lên kích thích tăng nhập khẩu hàng ngoại giảm xuất khẩu hàng nội
và ngược lại.”
Cùng với lý luận trên, lý thuyết sức mua ngang giá cũng đưa ra một
giải thích gồm 2 yếu tố sau:
* Tỷ lệ lạm phát trong nước giảm so với nước ngoài làm đồng tiền
trong nước tăng giá dẫn đến sức mua hàng nước ngoài giảm.
* Tỷ lệ lạm phát nước ngoài tăng so với trong nước làm đồng tiền
nước ngoài giảm giá dẫn đến sức mua nước ngoài giảm


Theo nhận định trong bài báo của tác giả Nguyễn Khắc Quốc Bảo trên

báo Đầu tư chứng khoán online, tác giả cũng đã đưa ra những tính toán
dựa trên những công cụ phân tích của hai nhà Nobel kinh tế học người
Mỹ năm 2003 là Clive W.J. Granger và Robert F. Engle.
“Kết quả kiểm định thống kê cho thấy, mối quan hệ PPP
giữa VND và USD là không tồn tại trong thực tế, vì ngoài
lạm phát thì tỷ giá hối đoái còn chịu tác động của nhiều yếu
tố khác như chênh lệch trong lãi suất, mức thu nhập, các biện
pháp kiểm soát của Chính phủ hoặc không có hàng hóa thay
thế cho hàng nhập khẩu… mà lý thuyết PPP đã bỏ qua. Vì
vậy mà, ứng dụng mối quan hệ của PPP để kết luận về tính
tương thích giữa lạm phát và biến động tỷ giá hối đoái ở Việt
Nam là hoàn toàn thiếu chính xác và xa rời thực tiễn.”


5. Kết luận
Từ những phân tích trên xem xét mức độ và sự ảnh hưởng, tác
động qua lại giữa lạm phát và xuất nhập khẩu. Chúng tôi xin đưa ra
nhận định rằng: “Trong điều kiện kinh tế thế giới hiện nay, việc lạm
phát tác động tới xuất nhập khẩu là khó có khả năng xảy ra do có
nhiều yếu tố khách quan khác tác động vào quá trình xuất nhập khẩu
cũng như là các yếu tố hình thành nên lạm phát. Tuy nhiên, xét theo
chiều ngược lại, xuất nhập khẩu có ảnh hưởng khá lớn đến lạm phát
của một quốc gia, do yếu tố cầu kéo xuất nhập khẩu.”. Như vậy, việc
tác động ảnh hưởng này chỉ xảy ra theo hướng 1 chiều và lạm phát
của ở Việt Nam phụ thuộc vào tình hình xuất nhập khẩu Việt Nam


TÀI LIỆU THAM KHẢO
John Maynard Keynes, The General Theory of Employment, Interest and
Money (1936)



• Anh Quân, “Lạm phát, từ bất thường đến dễ đoán”, ngày đăng 12/01/2009,
/>n-de-doan.htm
• Từ điển bách khoa toàn thư mở, vi.wikipedia.org
• Tổng cục thống kê Việt Nam, www.gso.gov.vn
• M.F.J. Prachowny, “THE RELATION BETWEEN INFLATION AND
EXPORT PRICES: AN AGGREGATE STUDY”, Queen’s Economics
Department Working Paper No. 27
• Phạm Trung, “Xuất nhập khẩu lạm phát”, ngày đăng 18/07/2008, diễn đàn
doanh nghiệp Việt Nam.
/>


×